Hiển thị các bài đăng có nhãn Bút Ký. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bút Ký. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

Đinh Quang Anh Thái: Tiếc thương cựu Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Carter, một tấm lòng tận tụy vì con người

Cựu Tổng thống Jimmy Carter và cố Đệ nhất phu nhân Rosalynn tại lễ nhậm chức Tổng thống, năm 1977.

Cụ bà Rosalynn Carter, cựu đệ nhất phu nhân và là người hoạt động nhân đạo không mệt mỏi, vừa qua đời, thượng thọ 96 tuổi.

Cụ bà Rosalynn Carter đã cống hiến cả đời mình cho các hoạt động phục vụ xã hội, bao gồm các chương trình hỗ trợ nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân tâm thần, nhân quyền, công bằng xã hội và nhu cầu của người già.


Doãn Kim Khánh: Thầm lặng

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ và vợ


Bài viết này của tác giả Doãn Kim Khánh, con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ viết về mẹ, sau khi mẹ mất.

Bà Doãn Quốc Sỹ, nhũ danh Hồ Thị Thảo, là con gái của nhà văn trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu). Bà sinh ngày 05/5/1925 tại Hà Nội. Thất lộc ngày 08/9/2011 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 86 tuổi.

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2023

Phạm Đình Trọng: Văn Cao – Buổi sáng có trong Sự thật

100 NĂM VĂN CAO  15.11.1923 – 2023 

Văn Cao (1923-1995). Ảnh: Phạm Đình Trọng.

Mẩu chuyện nhà thơ Phác Văn (1932 – 1996), cán bộ phòng Văn hoá Văn nghệ quân đội, Tổng cục Chính trị kể về Văn Cao từ thời tôi còn làm báo binh chủng Thông Tin ở Hà Nội trước khi khoác ba lô vào mặt trận phía Nam đến nay vẫn còn nguyên trong trí nhớ của tôi. Chuyện rằng:


Lê Chiều Giang: Tranh, tiếng nói cuối cùng

Tranh Nghiêu Đề
“Ta chôn chồng ta
Một lần.
Duy nhất.
Ở giữa rừng gai không hoa trái mọc
Đất. Đá.
Rực cháy những lửa điêu tàn
Ta đứng giữa trời
Lặng thinh.
Không khóc. “ [ LCG]

Làm thế nào để giải nghĩa về cái chết? Những điều nằm bên ngoài tất cả mọi sự hiểu biết của nhân gian, nhưng lại nằm bên trong những bí ẩn muôn đời của vị Thượng Đế ở mãi trên trời cao kia.

Lại càng không thể bàn tán gì, khi cơn đau ốm, bịnh hoạn đó đang không phải là của chính mình.   

Tôi, một kẻ đứng bên ngoài sự lâm chung.

Thứ Ba, 31 tháng 10, 2023

Mạt Tỉnh Để: Ngôi Mộ của Cậu Út

Trois Personages dans un
Paysage de Bretagne
 
(Ba Người trong một
Phong cảnh ở Bretagne),
Georges Rouault, 1915

Cậu tôi, chết trận tại Bình Giã, năm 1964, vì bị Việt Cộng bắn sẻ từ trên núi xuống, trúng ngay giữa trán, lúc 25 tuổi. Cậu là con út. Cậu học giỏi nhưng thi tú tài I, 2 lần không đậu, nên đi lính bộ binh làm trung sĩ. Tôi biết là cậu học giỏi vì sau này xem lại sách giải toán của cậu, tôi thấy cậu giải rất giỏi, bài tập nào cũng giải. Câu "Học tài thì phận." đúng vào trường hợp của cậu.

Cậu rất thương tôi: dạy tôi học, luôn luôn khen cháu khi cháu được 10 điểm; khi bị ăn trứng gà, cậu chỉ xoa đầu cháu và không nói gì. Khi đi lính về phép, bao giờ cũng mua cho tôi một chồng sách truyện, tôi nhớ có truyện Alibaba và 40 tên cướp, truyện Trần Minh Khố Chuối. Và cậu xin bọ tôi đừng bắt các cháu ngày nào 5g sáng cũng phải dậy đi lễ vì thấy các cháu xanh xao vì thiếu ngủ. Cậu còn đón xe lam dẫn bầy cháu đi ăn phở bò tái, kêu tô to nhất, và mua cho mỗi đứa một bộ đồ mới. Và dĩ nhiên mua sách truyện cho tôi. Rồi suốt tuần nghỉ phép cậu chỉ ngủ. Nhưng rồi có một bà khéo ăn khéo nói mai mối cho cậu một cô trên thị xã. Cậu cười và chịu đi xem mặt cô gái ấy. Cô gái ấy mê cậu ngay vì cậu trắng trẻo, cao ráo, nho nhã, đẹp trai, tôi chưa thấy anh đàn ông nào đẹp như cậu.

Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2023

Nguyễn Viện: Du Tử Lê – Chút ân tình muộn

Nhà thơ Du Tử Lê 
(19427/10/2019)

Thơ tình Việt Nam, khởi đi từ phong trào thơ mới thời tiền chiến với những tên tuổi lẫy lừng như Đinh Hùng, Vũ Hoàng Chương, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận… tiếp đến Nguyên Sa, Cung Trầm Tưởng, Hoàng Trúc Ly… và sau nữa là  Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên… của miền Nam trong chia cắt, thì Du Tử Lê có lẽ là người có tuổi thọ làm thơ tình bền bỉ nhất. Ông làm thơ tình đến hơi thở cuối cùng. 

Cũng bởi thơ tình là hơi thở của Du Tử Lê, từng phút giây của cuộc sống. 

Có lẽ không một thi sĩ nào như Du Tử Lê lại đắm đuối với tình yêu như thế.  

Thơ tình của Du Tử Lê đẹp với một nghệ thuật ngôn từ vô cùng tinh tế, không phải từng câu mà từng chữ, chau chuốt và tài hoa. Tôi không hiểu điều gì đã giúp ông trọn vẹn và ngọt dịu đến thế với thơ tình giữa cuộc đời nhiều gian truân, bất trắc này, kể cả trong mấy chục năm cuối đời sống lưu vong xứ người. 


Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Nguyễn Hưng Quốc: Đến với Võ Phiến

Mãi đến năm 30 tuổi, tôi mới đọc Võ Phiến, lần đầu. 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao có cái sự muộn màng như thế. Tôi mê sách từ nhỏ. Ngay trong những năm đầu của trung học, tôi đã ngốn ngấu hầu như toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của những tác giả thường được gọi là “tiền chiến”, từ Nguyễn Tuân đến Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Trần Tiêu, từ Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính, Huy Cận, Hồ Dzếnh, v.v... Sau khi “nuốt” hết các tác phẩm được coi là kinh điển đối với học sinh trung học, tôi “tấn công” dần sang các tác giả nổi tiếng của miền Nam thuở ấy. Tôi đọc nếu không hết thì cũng gần hết tác phẩm của Mai Thảo, Chu Tử, Tuý Hồng, Nhã Ca, Thuỵ Vũ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Côn, v.v... Nhiều vô kể. Chỉ riêng Võ Phiến, tôi chưa đọc quyển nào. 


Trần Doãn Nho: Một vài kỷ niệm với nhà văn Võ Phiến

 Đầu tháng 9/2023 vừa rồi, tôi đi quận Cam thăm bạn bè. Nhân 8 năm ngày nhà văn Võ Phiến ra đi (28/9/2015), chúng tôi gồm các anh Cung Tích Biền, Phạm Phú Minh, Thành Tôn và tôi, Trần Doãn Nho, ghé thăm bà Võ Phiến (tên thật là Viễn Phố) hiện cư ngụ tại Little Sài Gòn. Tuy đã 93 tổi, nhưng trông bà còn rất khỏe mạnh. Bà vẫn đọc sách hàng ngày. Gặp chúng tôi, bà nhớ tên và tác phẩm từng người. 


Nguyễn Hưng Quốc: Võ Phiến, những lần gặp sau cùng

Nhà văn Võ Phiến (trái) và nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. Hình chụp tại nhà Võ Phiến năm 2014

Mỗi lần có dịp qua Nam California, một trong những người đầu tiên tôi đến thăm bao giờ cũng là Võ Phiến. Chủ yếu là vì tình thân. Tôi quen với khá nhiều người cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng người tôi gần gũi nhất có lẽ là Võ Phiến. Gần, chủ yếu là vì, trong thời gian viết cuốn Võ Phiến (1996), tôi đọc ông nhiều và rất kỹ; và cũng vì, trong suốt thời gian chuẩn bị tài liệu cho cuốn sách ấy, kéo dài cả mấy năm, tôi và Võ Phiến thường xuyên liên lạc thư từ với nhau. Thư, thoạt đầu, khá khách sáo; sau, cứ dần dần thân thiết. Sự thân thiết, thoạt đầu, giống như tình bạn, thứ bạn vong niên trong văn nghệ, dần dần, giống như tình gia đình: Tôi xem Võ Phiến như một ông bác. Khi đã xem như bác, việc thăm viếng trở thành một cái lễ, một thứ bổn phận.


Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Bùi Văn Phú: Tưởng nhớ bà Jean Libby (1940-2023)

Khoảng đầu thập niên 2000, trong một lần gặp thi sĩ Nguyễn Chí Thiện [1939-2012] tôi có hỏi về bản thảo tập thơ “Tiếng vọng từ đáy vực” của thi sĩ và những tài liệu liên quan, ông nói đã đưa hết cho bà Jean giữ.

Tập sách về thi sĩ Nguyễn Chí Thiện,Nxb Allies For Freedom, 2008
(Ảnh: Bùi Văn Phú)

Thứ Ba, 5 tháng 9, 2023

Bút ký Đào Như: Đêm Thu–bình trà ngủ quên

Hình mình họa: Nataliya Vaitkevich

Trong ba lô trên đường tỵ nạn, chúng ta không quên mang theo những di sản văn hóa Việt Nam. Tết Trung Thu là một góc nhỏ của di sản văn hóa ấy. Bài bút ký sau đây một hoài niệm về dáng hình quê hương Việt Nam trong màu khói lửa chiến chinh. Bốn mươi năm sau những năm sống lưu vong cũng là cơ hội để chúng ta rà soát lại những va siết văn hóa, những khó khăn trong quá trình hội nhập với vùng đất dung thân là những gì không thể tránh khỏi được, nhiều lúc nó cũng tạo ra những nỗi niềm trắc ẩn trong lòng người Việt xa xứ...

Đào Như.

*    *    *


Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2023

Đào Như: Quê hương dấu binh lửa

Nhìn sông Hậu, con sông lớn nhất của tổ quốc, mênh mông miệt mài trôi, cuồn cuộn phù sa và ánh sáng, không một ai có thể nghĩ rằng vùng đất quê hương kỳ diệu này cũng là vùng đất chiến tranh trong gần 30 năm qua. Thị trấn Cần Thơ, nằm trên hữu ngạn sông Hậu vẫn sinh hoạt bình thường. Bây giờ là tháng hai, năm 1972. Dân chúng trong thị trấn Miền Tây này đâu có ngờ chỉ trong một vài tháng nữa là cả nước đi vào Mùa Hè Đỏ Lửa với những trận đánh ở ngọn đồi Tân Cảnh, Căn Cứ Lữ Đòan 2/Dù. Sau đó là Trận đánh An Lộc, Trị Thiên, Đại Lộ Tử Thần, những trận địa chiến hai bên bờ sông Thạch Hãn...


Những trận đánh lớn cứ theo chân nhau, vượt Trường Sơn, từ ngoài Trung vào Nam, từ Cao nguyên đổ xuống đồng bằng duyên hải như thác ngàn. Hai phe, bốn bên dốc toàn lực đổ quân vào những trận đánh điên cuồng, đẫm máu làm áp lực hòa đàm Paris ở giai đoạn chót. Những trận đánh tân tình hủy diệt nhau làm rực lửa những trang báo cùng khắp thế giới, thắp sáng lương tri nhân loại. Hầu hết các gia đình người Mỹ, mỗi chiều tối đều ngóng nhìn lên màn ảnh truyền hình, theo dỏi chương trình CBS Evening News Reports tại New York, hớp từng lời tường thuật về Chiến tranh Việt Nam của Walter Cronkite. Những trận đánh đẫm máu xé nát trái tim những bà mẹ nước Mỹ. Phong trào phản chiến trên tòan khắp thế giới lên đến cực điểm. Các sinh viên trong các trường đại học nhất là tại Mỹ, tại Anh và các quốc gia Bắc Âu và Tây Âu, bãi khóa, tổ chức “truồng chạy” phản đối chiến tranh diệt chủng tại Việt Nam. Trong khi đó tại Sàigòn, giọng hát Thái Thanh thảm thiết trong bài “Kỷ Vật Cho Em”, một kiệt tác phản chiến thời danh của Phạm Duy, viết sau chiến dịch Lam Sơn 719.


Thứ Sáu, 4 tháng 8, 2023

Đinh Quang Anh Thái: Nguyễn Tất Nhiên–chiếc quần mới và bữa thịt chó cuối năm cũ

Chân dung nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên
(30/5/1952-03/08/1992).

Đọc lại bài viết cũ này của nhà báo Đinh Quang Anh Thái, lòng vẫn thấy đau xót như mới đọc lần đầu. Thương cho một nhà thơ tài hoa đã tự kết liễu cuộc đời sau những năm tháng sống tha hương ở xứ người. Nếu không có biến cố lịch sử 30/4/1974, nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên có lẽ đã không chọn kết cục bi thương đó khi mới 40 tuổi, và do đó, số lượng tác phẩm và sức sáng tạo của ông cũng đã không dừng ở đó.

Và không chỉ có một mình nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên.

Sau ngày 30/4/1975, dưới chế độ mới, hàng trăm, hàng ngàn văn nghệ sĩ miền Nam đã phải đi “học tập cải tạo”, phải lăn lộn với những công việc lao động vất vả để mưu sinh, khiến tài năng họ mỏi mòn, thui chột, nhiều người đã phải từ bỏ nghiệp văn chương, sống thầm lặng trên quê hương hoặc phải bỏ nước ra đi bắt đầu lại từ đầu trên xứ người. Còn văn học miền Nam, một nền văn học “chói sáng” và “huy hoàng”-chữ dùng của nhà thơ, dịch giả Hoàng Hưng, một người từ miền Bắc, thì đã bị nhà cầm quyền tìm mọi cách tiêu diệt và cho đến bây giờ, gần nửa thế kỷ trôi qua, dòng văn học ấy vẫn chỉ tồn tại “ngoài lề”…

DĐTK

Thứ Ba, 1 tháng 8, 2023

Bút ký Dương Nghiễm Mậu: Địa Ngục Có Thật

NGHĨ VỀ HUẾ

Năm giờ sáng ngày ba mươi Tết tôi thức dậy trong thành phố Huế, trời lạnh buốt, sương muối đọng trên những lá cây rơi xuống mặt, xuống cổ buốt như những mũi kim nhọn chích vào da thịt. Những người bạn mới thân và những người bạn cũ đã đến, chúng tôi hẹn nhau đi ăn sáng trước khi tôi trở về Sài Gòn sau một tuần lễ ở lại cố đô, người bạn hơn tôi hai tuổi vừa ở trong quân ngũ bốn năm ra nói với tôi: đã thay đổi ý kiến chưa. Tôi cười nói chưa, tôi đã nói tôi cũng muốn ở lại, câu chuyện còn dài lắm, nhưng tôi nghĩ có những điều mình không phải nói với nhau mà đã hiểu rồi, tôi trở về vì ở trong đó còn cha già và những người thân yêu, tôi vẫn không ngừng cố gắng để làm những gì tôi có thể làm được, dù đó là một việc nhỏ nhưng tôi không nghĩ việc có mặt của người con cả trong một gia đình trong đêm giao thừa là

Thứ Sáu, 28 tháng 7, 2023

Ngự Thuyết: Qua Trung Đông

Kim Tự Tháp, Giza. Wikimedia

Tôi nghĩ nếu hoàn cảnh cho phép thì mỗi năm phải một lần đi. Đi xa. Đến một nơi mình chưa hề biết càng tốt. Ở yên mãi một chỗ sẽ dễ trở thành ù lì, nặng nề, thể xác lẫn tinh thần. Đi, coi như “sạc bình”. Sau một chuyến đi, bình ắc-quy được nạp điện trở lại. Cứ thế cho đến khi nào cái bình quá cũ, hết “sạc”được nữa, thì hết đi vậy.

Một hôm, con tôi gọi điện thoại:

“Có chuyến du lịch này hay lắm, bố mẹ đi nhé.”

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Phạm Tín An Ninh: Đọc mấy vần thơ lính, nhớ chiến trường xưa và đồng đội cũ

Cuộc chiến 20 năm kết thúc trong tức tưởi. Có lẽ do tính chất bi tráng cùng những hệ lụy của nó nên miền Nam đã sản sinh rất nhiều nhà thơ gốc lính. Và trong số những người lính thực sự cầm súng trực diện với chiến trường có một số nhà thơ vang danh, cống hiến cho đời những tác phẩm văn chương giá trị, gây cảm xúc trong lòng người, đặc biệt với những ai vốn từng là lính chiến. 

Từ anh Binh nhì Địa phương quân với bút danh Nguyễn Bắc Sơn của Tiểu Khu Bình Thuận, anh Đại úy chỉ huy Thám Báo Quân Đoàn 3 với bút danh Trạch Gầm, đến anh Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng với bút danh Nguyễn Phúc Sông Hương của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Đơn vị nổi danh khi trấn giữ tuyến lửa Long Khánh trong gần hai tuần lễ, quyết tử chiến ngăn chặn cả hơn một quân đoàn Cộng sản với xe tăng đại pháo tiến chiếm Sài gòn trước giờ thứ 25.


Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023

Trần Doãn Nho: Không chỉ tháng Tư mới tháng Tư

Nhà văn Trần Doãn Nho.

tháng tư

không ngày 

không tháng 

không năm

tháng nào cũng tháng tư

ngày nào cũng tháng tư

năm nào cũng tháng tư

không chỉ tháng tư mới tháng tư.


Chạy

Trong đời, tính ra, tôi trải qua …năm lần chạy. Mỗi lần chạy là một kinh nghiệm rất riêng.
Lần đầu tiên, thời điểm 1945-1946, tôi chạy giặc với tư cách là…một cậu bé con. Thay vì chạy và đi, thì tôi được gánh. Tôi một đầu, ngồi trong thúng. Đầu kia là một ít gạo và đồ đạc. Cứ thế, mẹ, chị và anh tôi thay nhau gánh, theo đoàn người, tản cư về một nơi vô định. Đêm tìm chỗ nghỉ chân, ngày lại đi, cuối cùng, dừng chân ở ngôi đình hoang thuộc một cái làng xơ xác, vắng hoe, nơi mà chính dân làng cũng…chạy giặc, chỉ còn lơ thơ mấy ông bà già ở lại giữ nhà.

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023

Đinh Quang Anh Thái: Giọt nước mắt của người phụ nữ bên thắng cuộc

Nhà báo Đinh Quang Anh Thái là một trong số rất ít người đã có dịp phỏng vấn nhà văn Dương Thu Hương khá nhiều. Trong tập Ký (2) của nhà báo Đinh Quang Anh Thái do Người Việt Books xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2018, viết về những nhân vật bất đồng chính kiến nổi tiếng như Trần Độ, Hà Sĩ Phu, Dương Thu Hương, Lê Phú Khải và Phạm Quế Dương, riêng nhà văn Đương Thu Hương, ngoài bài bút ký “Giọt nước mắt người phụ nữ bên thắng cuộc” còn có đến 10 bài phỏng vấn. Qua đó người đọc có thể hiểu được cuộc đời, tính cách của nhà văn Dương Thu Hương, từ đâu mà bà tỉnh ngộ nhận chân ra bộ mặt lừa dối, tàn bạo của đảng cộng sản, quan điểm sống, những ám ảnh về cuộc chiến tranh Việt Nam phi lý, oan nghiệt, tàn khốc cũng như những hoài bão, mơ ước về một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước, dân tộc. 

Xin mời đọc lại bài bút ký “Giọt nước mắt người phụ nữ bên thắng cuộc” của nhà báo kỳ cựu Đinh Quang Anh Thái.

***


Dương Thu Hương tự nhận mình là “người rừng”, “mụ nhà quê răng đen, mắt toét”.

Báo chí Pháp thì gọi Dương Thu Hương là “Con Sói Đơn Độc”.


Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Phạm Đình Trọng: Không còn linh nghiệm

Nhà văn Trần Huy Quang dưới tán phượng vĩ đường Thanh Niên bên Hồ Tây. Hà Nội.

  1. MỘT MÌNH MỘT CUỘC CÁCH MẠNG 


Sự kiện Nhân Văn – Giai Phẩm những năm 1955 – 1956 không phải chỉ là những bài viết đòi tự do dân chủ trên báo Nhân Văn, trên tạp chí Giai Phẩm do nhà văn hoá Nguyễn Hữu Đang tổ chức thực hiện, không chỉ là tiếng nói của những nhà văn, nhạc sĩ mặc áo lính Trần Dần, Tử Phác . . . từ rừng Việt Bắc về phố Lý Nam Đế, Hà Nội đòi những người làm công việc sáng tạo khoa học, nghệ thuật phải được tự do sáng tạo, thoát li khỏi con người công cụ cúc cung sáng tác theo nhiệm vụ chính trị. Nhân Văn – Giai Phẩm còn là những phát hiện của nhà triết học, nhà tư tưởng tầm vóc thế giới Trần Đức Thảo về những sai trái, tội lỗi, phản con người, phản khoa học của học thuyết Karl Marx, của chủ nghĩa cộng sản, là tiếng nói của những trí thức Dương Đức Hiền, Nguyễn Mạnh Tường . . . chỉ ra những hạn chế có tính bản chất, có tính lịch sử của đảng cộng sản, đảng của giai cấp cần lao và khẳng định đưa đất nước phát triển giầu mạnh không thể thiếu vai trò dẫn dắt của đội ngũ trí thức đích thực. Nhân Văn – Giai Phẩm là tiếng nói đầu tiên của người dân Việt Nam trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, phủ nhận chủ nghĩa xã hội, phủ nhận sự độc quyền nhà nước, phủ nhận chuyên chính vô sản của đảng cộng sản.  


Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023

Đinh Ngọc Cần: Rong chơi

Nhà văn Tâm Thanh
(25/8/1939–9/4/2015)

Hành trang đã sẵn
và tôi sắp phải lên đường.
Trong cuộc rong chơi qua mặt địa cầu này, tôi đựơc gặp Ngô Thanh Tâm rồi sau đó là nhà văn Tâm Thanh, trong những dịp rất tình cờ.
Dịp tình cờ đầu tiên là lúc chiếc phi cơ mang hơn chục người tỵ nạn chúng tôi đáp xuống phi trường Fornebu - phi trường cửa ngõ dẫn vào thủ đô Oslo, Nauy * - vào một buổi sáng tháng ba đầu thập niên tám mươi. Hôm ấy tuyết rơi mù mịt, nhân viên của cơ quan tiếp nhận người tỵ nạn ra đón chúng tôi phải mở rộng cánh cửa cho chúng tôi biết đường vào. Khi đến nơi, tôi nhận ra người đang giữ cánh cửa mở ra trời tuyết đó là một người đàn ông Việt nam.

Cuộc gặp tình cờ lần đầu tiên này, tôi không biết gì hơn ngoài một người đàn ông khoác áo dạ màu đen, chừng bốn mươi tuổi, dáng dong dỏng cao, giọng nói ôn tồn. Tuy nhiên, hành động ông ra tận cửa phía ngòai mở ra trời tuyết để đón chúng tôi, trong khi những người cùng đi đón với ông ở phòng bên trong ấm áp - dù hành động này rất nhỏ- nhưng đã tạo ấn tựơng tốt về ông trong tôi.