Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Quang Vơm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Quang Vơm. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 3 tháng 2, 2021
Bùi Quang Vơm: Ông Trọng tìm bóng của mình
Đại Hội 13 đã kết thúc. Ông Trọng tiếp tục giữ ghế Tổng bí thư. Điều trước tiên có thể nói là việc ông tiếp tục giữ được chiếc ghế này không phải do uy tín của ông hay người ta yêu quý gì ông, chỉ đơn giản là ông là một nhân tài. Tài của ông vượt hơn hẳn thiên hạ. Không một trục trặc nào xảy ra. Bầu Tổng bí thư chỉ một lần là xong. Đại hội còn dư thời gian, về sớm trước kế hoạch một ngày. Dàn nhạc diễn đúng ý ông.
Ông ở lại, vì thứ nhất, người mà ông chọn thay ông chưa đủ «cứng», chưa đủ «già» và chưa «chín». Nghĩa là còn cần một thời gian để «chín». Điều này có nguồn gốc sâu xa ngay từ năm 2016, bắt đầu nhiệm kỳ hai của ông, cái nhiệm kỳ mà ông trụ lại được nhờ lời hứa sẽ rút lui sau hai năm. Nhưng người được quy hoạch tiếp quản chiếc ghế của ông là ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Tiến sĩ ngành báo chí Đại học Tổng hợp Moskva, cựu Tổng biên tập báo Nhân dân, một người miền Bắc gốc Nam Định, sau chuyến đi Mỹ đột xuất gặp John Kerry tháng 10/2016, bất ngờ bị «trật ray» từ Hội nghi TƯ 5/XII và lập tức bị bệnh cho đến bây giờ. Tiếp đó đến chuyện Võ Văn Thưởng được cài vào Đảng bộ TP HCM bị Lê Thanh Hải đánh bật ra, quay trở ra trung ương. Ông Trọng giao cho Thưởng làm Trưởng ban Tuyên giáo có ý định gửi gắm «tre già măng mọc». Nhưng ông Thưởng ngay lập tức phạm lỗi khi tuyên bố «chúng ta không sợ đối thoại, chúng ta sẵn sàng đối thoaị với những người bất đồng chính kiến, vì bất cứ một chân lý nào cũng cần được cọ xát thông qua đối thoại. Ban bí thư sẽ có hướng dẫn». Ông Thưởng sau đó cũng có một thời gian «nghỉ ngơi» tại Phú Quốc để tự ngẫm, hay tự «tĩnh trí».
Hai sự cố này tạo ra sự đứt đoạn giữa ông Trọng và thế hệ kế tiếp. Giữa ông và thế hệ kế cận có một quãng cách xa. Võ Văn Thưởng lọt vào mắt ông, sẽ là tre, nhưng vẫn chỉ là măng, chưa đủ cứng. Còn phải thử thách, bồi dưỡng và uốn nắn.
Vương Đình Huệ xuất hiện như một nhân tố không đầy đủ. Ông Huệ không có một chút đào tạo lý luận chính trị. Toàn bộ sở học cơ bản và kinh nghiệm nghề nghiệp của ông Huệ chỉ xoay quanh mảng Kế toán Tài chính. Ông chưa có cơ hội nào được chứng tỏ năng lực lý luận của mình. Lý thuyết chủ nghĩa Mác và lý luận về xây dựng đảng vẫn còn là vùng chưa sáng tỏ.
Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020
Bùi Quang Vơm: Chuyện muốn nói với 200 Ủy viên Trung ương trước thềm đại hội
Phát biểu khai mạc hội nghị trung ương 13, ngày 5/10/2020, gọi là Hội nghị «Dự thảo báo cáo chính trị», ông Trọng nói:
... «Trước diễn biến phức tạp khó dự báo của năm 2020, cần cập nhật, phân tích, đánh giá lại tình hình, điều chỉnh bổ sung một số mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp hơn với thực tế… Dự báo tình hưống để định ra sách lược đối phó thích hợp.
Ý của vị Tổng bí thư đảng là Trung ương nhận diện những thay đổi để có tư duy phù hợp. Bài viết có tâm nguyện trao đổi với 200 ủy viên trung ương theo tinh thần đó.
1. Thế giới đã thay đổi
- TQ đã bộc lộ bản chất, chiếc mặt nạ đạo đức giả đã bị gạt bỏ. Dã tâm bá chủ toàn cầu đã thất bại. Trung Quốc không đến gần thế giới khi vượt khỏi đói nghèo, Phát triển chỉ để TQ thực hiện khát vọng nung nấu ngàn năm. Chiến lược đánh chặn của các nước lớn, đứng đầu là Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Úc, Canada đã buộc TQ phải thay đổi chiến lược từ chiếm đoạt thị trường toàn cầu sang chiến lược Tuần hoàn kép, lấy tuần hoàn nội địa làm chủ yếu. Với khoảng 700 triệu người TQ có thu nhập dưới 2 đô la/ngày, chiến lược dựa vào tiêu thụ nội địa của Tập Cận Bình không hứa hẹn điều gì.
- TQ không thể dẫn dắt thế giới kể cả khi chiếm vị trí số một kinh tế thế giới thay chân Mỹ, vì TQ không phải là quốc gia dân chủ, không có hệ thống chính trị đa đảng, hệ thống chính trị kết cấu trên nền một hệ thống giá trị đối kháng với hệ thống giá trị phổ quát của thế giới dân chủ toàn cầu. Đó là yếu tố tạo nên sự cô lập của TQ.
- Thông qua các phát hiện của Mỹ, các chính sách chống thâm nhập của ĐCSTQ vào mọi lĩnh vực, từ kinh tế tài chính, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng, bí mật quân sự, ý thức hệ tư tưởng tới bộ máy quản trị hành chính, hệ thống đảng phái chính trị v.v... đang có xu hướng trở thành chính sách chung chống Cộng sản trên quy mô toàn cầu, bắt đầu từ các quốc gia lớn, như Mỹ, Anh, Pháp, Đức và liên minh châu Âu, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Ấn Độ... đe dọa cô lập thế giới các quốc gia cộng sản.
Thứ Tư, 23 tháng 9, 2020
Bùi Quang Vơm: Bộ tứ mới sau đại hội XIII
Xin gửi đến bạn đọc bài viết của học giả Bùi Quang Vơm dự đoán về những khả năng dẫn đến danh sách “bộ tứ” sau Đại hội XIII của ĐCSVN. Tất nhiên, mọi dự đoán dầu có viễn kiến cỡ nào trước sau cũng chỉ là … dự đoán, bởi tình thế đặc biệt khiến cho nhiều ẩn số trở thành nổi cộm trong kỳ đại hội này. Bên cạnh nguyên nhân “gà mắc tóc” của một thứ đường lối đến nay đã quá già cỗi do ông Tổng bí thư đương chức khư khư chủ trương như tác giả nói, đã không làm cho người có chút tỉnh táo trong hàng ngũ kế cận dễ dàng nhắm mắt tin theo: “Đó là tham vọng cố chấp của một bộ não ngoan cố, bảo thủ. Nhưng ông Trọng không biết rằng, cho dù cố gắng mức nào, thủ đoạn cỡ nào thì thực chất ông đã là một quá khứ, một thứ ngoáo ộp, một hoàng đế không còn tại vị. Tất cả đều đã thấy rõ điều đó, thậm chí, chỉ sau khi ông «đứng trên vỉa hè» của chính trường, người ta sẽ nhắc tới ông như một cơn «giãy dụa» cuối cùng”, thì theo chúng tôi, còn có những sự cố kinh hoàng xảy ra ngay trước thời điểm đại hội chỉ một năm, đó là “sự kiện Đồng Tâm” làm mất niềm tin nghiêm trọng không phải chỉ trong lòng dân mà ngay cả trong hàng ngũ chóp bu của Đảng. Tìm được một “bộ tứ” nào để có thể dựng lên một thể chế sớm đưa xã hội thoát khỏi nỗi ám ảnh rùng rợn về một tổ chức giữ nguyên đường lối khủng bố dân bằng bạo lực, giết người không ghê tay kể từ 1930 đến nay, nhằm làm cho người dân tin rằng với “bộ tứ” kỳ này mình sẽ được sống trong an bình thật sự, được đem sức mình ra làm lụng cho xã hội mà không còn sợ những đám đông một tay cầm cờ đỏ một tay cầm vũ khí, đang đêm thình lình kéo đến tận ngôi làng ngàn đời cha ông để lại để nhân danh lý tưởng này nọ - như kiểu “sở hữu toàn dân” mà thực chất là “cướp nay có đảng có đoàn” - nổ súng triệt hạ mình. Đó mới là điều vô cùng khó, có thể nói là thiên nan vạn nan trong tâm lý. Góp thêm một lý do vào những lý do gây khó khăn cho việc sắp xếp nhân sự Đại hội kỳ này chúng tôi cũng không dám chắc mình đúng mà chỉ là thêm vào một nguyên nhân để chúng ta cùng xét đoán, luận bàn, thưa học giả Bùi quang Vơm cùng toàn thể bạn đọc xa gần.Bauxite Việt Nam
Đại hội XIII đảng CSVN dự kiến được tổ chức vào tháng 1/2021, nghĩa là chỉ còn không đến 5 tháng nữa, nhưng diện mạo nhân sự chủ chốt, số lượng ủy viên bộ chính trị sẽ được bổ sung, bộ tứ mới, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước và đặc biệt là vị trí Tổng bí thư, vẫn chưa có một tín hiệu được phỏng đoán nào. Hiện tượng chưa từng có.
Ở các kỳ Đại hội khác, dù nhân sự luôn là tuyệt mật, cơ cấu Bộ chính trị, các vị trí chủ chốt, như bộ tứ, đặc biệt là hai vị trí Tổng bí thư và Thủ tướng, dư luận bao giờ cũng phỏng đoán được với độ chính xác ít nhất cũng khoàng 60-70%. Lần này thì không, phản ánh khủng hoảng trong nhân sự đảng, khoảng trống trong nhân sự kế tiếp.
Nhìn vào hàng ngũ cán bộ chủ chốt hiện nay, người ta không khó nhận thấy khoảng cách quá xa giữa những người tại vị và lực lượng của đội ngũ kế cận bổ sung. Cả về trình độ lý luận, bản lĩnh chính trị, đặc biệt là lập trường tư tưởng, quá trình thử thách, đều không đủ độ tin cậy đối chiếu với quan điểm nền tảng chính thống.
Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018
Bùi Quang Vơm: Lời chia buồn với ông Chủ tịch
Một cái chết phải chết.
Ở Việt Nam, dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản, người ta đã biết từ lâu rằng, không có một cái gì nằm ngoài “quy trình”, nghĩa là mọi cái đều phải đúng trình tự mà đảng muốn và đảng xếp đặt trước. Ngay cả cái chết.
Rất nhiều cái chết của lãnh đạo được nghi là có thiết kế trước. Nhiều lắm, không kể hết được, vài cái tên như Đại tướng Chu Văn Tấn, Trung tướng Nguyễn Bình, Đại tướng Hoàng Văn Thái, Đại tướng Lê Trọng Tấn..., cả cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Gần đây, chuyện chết của ông Nguyễn Bá Thanh, ông Phạm Quý Ngọ, hay như chuyện chết hụt của ông Phùng Quang Thanh đều có dáng dấp của một kịch bản soạn trước.
Ông Quang chết vào 10h05 ngày 21/09/2018, nhưng người ta đã biết rằng ông sẽ chết từ rất lâu rồi.
Có quá nhiều lý do để ông phải chết.
Người ta đã thống kê rằng dưới thời ông là Bộ trưởng Công an, có hơn 260 người chết vì “tự chết” trong trại giam đồn công an. Đó là hơn 260 oan hồn, gọi đích danh tên ông, mỗi lần tuần rằm hương khói.
Trong vụ đàn áp Nhà nước Đề-ga mà ông là Trưởng ban chỉ đạo Tây nguyên, tổng chỉ huy chiến dịch, người ta không biết được con số chính xác, nhưng có hàng trăm người chết, hàng nghìn gia đình phiêu tán vì bị cướp đất, đốt nhà. Đó cũng là những oan hồn và những uất hận của lòng người.
Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018
Bùi Quang Vơm: Ông Trọng bước chân nào vào năm 2018
Nhìn riêng Việt Nam, có thể dự báo sự sa lầy của cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Trọng phát động. Nói sa lầy vì chính ông Trọng và Bộ Chính trị không lường trước được hết quy mô của chiến dịch sẽ vượt ra ngoài khả năng kiểm soát và đối phó của hệ thống chính trị.
12 vụ đại án đề ra đầu năm đã không thể được kết thúc trong năm 2017 như kế hoạch. Các vụ án được khới lên đầu năm đều chưa vụ nào kết thúc, trên thực tế, chỉ có một vụ Trịnh Xuân Thanh được tập trung cao độ nhưng cũng chỉ được xét xử lần đầu vào đầu tháng 1 của năm 2018. Các vụ án đã và đang xử đều có ít hoặc nhiều dính líu hoặc nguồn gốc từ PVN nghĩa là từ Trịnh Xuân Thanh. Và xử vụ Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng cũng chỉ để có thể bắt đầu xử các vụ dính tới PVN khác. Tóm lại, dù rất ồn ào và ầm ĩ, mới chỉ là một bộ phận của vụ án “Bộ Công Thương và Nguyễn Tấn Dũng” xung quanh việc biển thủ lượng ngoại tệ thu được từ chênh lệch trượt giá và từ việc bán dầu chui suốt mười năm cho Trung Quốc. Vụ án này, nếu đi đến cùng thì năm 2018 đã quá nhiều việc. Còn nếu bỏ không làm, hoặc không dám làm, thì mục đích chống tham nhũng để làm sạch Đảng và bảo vệ tài sản quốc gia của ông Trọng đã bộc lộ sự giả dối.
Thứ Hai, 7 tháng 8, 2017
Bùi Quang Vơm: Chuyện lạ của ông Quang
Trong tuần cuối tháng 7/2017, liên tiếp có những diễn biến dồn dập, từ chuyện
Chính phủ yêu cầu công ty REPSOL ngừng khoan dầu do sức ép đe dọa tấn công các
căn cứ của Việt Nam tại Trường Sa, tới việc Trùm mafia ngân hàng Trầm Bê bị
bắt, cho tới cuối cùng là tham tán sứ quán Việt Nam tại Đức bị chính phủ Đức
trục xuất vì dính líu vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh có vũ trang. Cùng xảy ra đồng
thời với tất cả những vụ việc đó là việc nhà cầm quyền bắt một loạt 7 nhà hoạt
động dân chủ trong đó có tới 5 người thuộc Hội anh em dân chủ.
Bầu không khí chính trị
cả nước căng như dây đàn, nhưng ông Trần Đại Quang không thấy xuất hiện ở bất
cứ đâu.
Thứ Tư, 19 tháng 4, 2017
Bùi Quang Vơm: Xử lý Đồng Tâm phản ánh bản chất của chế độ
Đúng hoàn toàn với những gì người dân đã dự báo, nhà cầm quyền tại Hà Nội đã lựa chọn một kịch bản tồi tệ, đúng với bản chất một chính quyền cai trị. Nó lột tẩy sự giả dối của Hiến pháp khi công bố rằng "chính quyền của dân, do dân và vì dân".
Trước đó, chúng ta đã dự đoán: "Hà Nội sẽ tìm moị cách, kể cả giả vờ nhân nhượng, giả vờ xoa dịu, để dập tắt lửa, tước khí giới của dân, nhằm trước hết giải phóng các Cảnh sát cơ động đang bị dân giam giữ, và sẽ dùng moị thủ đoạn để đàn áp, trừng trị...".
Sự thật đang diễn ra như vậy.
Ngày 18/04/2017, báo Vnexpress.net đưa tin, " Phó giám đốc Công an Hà Nội Bạch Thành Định cho biết, thành phố đang tìm mọi biện pháp giải quyết tình hình. Ưu tiên số một của Hà Nội là đưa toàn bộ người còn bị giữ trái pháp luật ra ngoài an toàn".
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2016
Bùi Quang Vơm - Chiến tranh Biển Đông đã bắt đầu?
“Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào tay Trung Quốc, Đảng Cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc, ký Hiệp định yêu cầu Mỹ, Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp. Đây là thông điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà Nội”.
Trung Quốc tập
trận bắn đạn thật trên Biển Đông. Nguồn: internet
Phán quyết
của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến sẽ công bố vào
ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền đường lưỡi bò do
Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc đối
mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét, nếu tiếp tục gây hấn, chiếm
đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố
tình vi phạm luật pháp quốc tế. Không chỉ thể diện, hình ảnh của
Trung Quốc bị tổn thương, uy tín quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm
sút, mà có khả năng Trung Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc
tế toàn diện.
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016
Bùi Quang Vơm - Có gì lạ trong nghi lễ đón OBAMA?
CTN Trần Đại
Quang đón TT Obama. Ảnh: internet
Rất
nhiều người trong chúng ta thắc mắc chuyện Việt Nam coi
thường Mỹ. Trong khi đón Tập Cận Bình với đầy đủ các nghi lễ long
trọng nhất có thể, thảm đỏ từ chân cầu thang máy bay, đội
cảnh vệ danh dự sắp hai hàng, người đón là Đinh Thế Huynh,
người thứ hai trong đảng cùng bộ trưởng ngoại giao, trưởng ban Đối
ngoại TW, tiếp đó là 21 phát đại bác, quốc yến, dạ hội…
thì ông OBAMA đến một mình với chỉ vài nhân viên an ninh, vào ban đêm,
và phía Việt Nam chỉ có vài người đón, cấp cao nhất là thứ trưởng
bộ Ngoại giao, và chỉ có một bó hoa mà nhiều người nhận xét
là “lá nhiều hơn bông”.
Có thật
là chính phủ Việt Nam và chính quyền Mỹ không xem trọng chuyến đi
này của tổng thống OBAMA? Có một sự lạnh nhạt có vẻ như cố
tình của các lãnh đạo cao cấp nhất trong bộ máy đảng và nhà nước.
Ông OBAMA vẫn cố giữ phong cách thường có nhưng với một công tác kiểm
soát an ninh nghiêm ngặt, tổ chức khép kín và không bỏ sót một chi
tiết với một bộ máy đồ sộ và chuyên nghiệp.
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016
Bùi Quang Vơm - Liên minh Việt Mỹ không thể khác
1- Đồng bằng sông Cửu Long đã khô kiệt. Nhiễm mặn theo những con sông đã lấn sâu vào đất liền 90 km. Gần 90% lúa và hoa mầu trên toàn bộ đồng bằng sẽ mất trắng. Hơn 20 triệu con người đang bị đói và khát từng ngày. Việt Nam đang từ quốc gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo, đang có nguy cơ phải nhập gạo cứu đói. Nền đất tiếp tục lún sụt, ngày càng xuống thấp. Nước biển thâm nhập ngày càng sâu trong nội địa. Hơn 10% đất trồng lúa của cả nước sẽ trở thành đất phi canh tác. Hơn 20 triệu con người đang bị đe dọa không còn nguồn sống. Sẽ có cuộc di tản hướng tới các thành phố. Sẽ có bất ổn và rối loạn.
Đồng bằng sông Cửu Long đã chết. Không ai, không có
biện pháp nào cứu vãn được ngoài Trung Quốc. Chỉ có cách xả đủ
nước cho sông Mê kông, chỉ có cách trả lại lượng phù sa và lượng cát
như trước đây mới cứu được nạn khô kiệt, mới làm cho đất toàn bộ
đồng bằng ngừng lún sụt, và mới cứu được nạn xâm mặn từ biển.
Giáo sư Marvin Ott, từ trường Johns
Hopkins ở Hoa Kỳ, nói: “Các con đập
trên dòng Mekong có ý nghĩa chiến lược vì chúng cho phép Trung Quốc quyền lực
quyết định sự sống hay cái chết với các nền kinh tế ở hạ nguồn trên cả vùng
Đông Nam Á lục địa“.
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016
Bùi Quang Vơm - Cá chết, Obama và lời nguyền láng giềng
Tổng thống Mỹ
Barack Obama chụp ở Michigan ngày 4/5/2016.
Nguồn: REUTERS/Carlos Barria
Tổng thống Mỹ
Obama sẽ tới thăm Việt Nam từ ngày 22/05/2016 tới ngày 25/05/2016. Trong chuyến
thăm lịch sử này, một loạt hiệp định quan trọng có thể sẽ được ký kết. Tất cả
các nước trên thế giới đều rất quan tâm, ủng hộ. Nhưng có một nước, vừa tức giận
vừa lo sợ. Đó là Trung Quốc.
Cá chết dọc bờ
biển miền Trung, nguồn sống và môi trường sinh thái bị huỷ hoại sẽ làm dân phẫn
nộ. Biểu tình dứt khoát nổ ra. Lo sợ chế độ sụp đổ, chính quyền dứt khoát đàn
áp. Đàn áp người dân bộc lộ ôn hoà vì bảo vệ môi trường là vi phạm nhân quyền.
Nhân quyền là điều kiện bắt buộc để Quốc hội Mỹ phê chuẩn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ
khí sát thương.
Huỷ bỏ hoàn
toàn cấm vận vũ khí, thực chất là bước cuối cùng để tới một Hiệp định Đối tác
chiến lược giữa hai quốc gia cựu thù Việt Mỹ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)