Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Ngọc Tấn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Ngọc Tấn. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2021

Bùi Ngọc Tấn: Người ở cực bên kia

Tôi là Các - nô đây, thầy còn nhớ tôi không...
(Quốc văn giáo khoa thư)

Chiếc Toyota tay lái phải lượn sát hè, dừng lại rất êm. Máy vẫn nổ. Một người mở cửa bước ra. Mũ phớt, áo pôđơđanh lửng đến đùi, mặt tròn, da căng, miệng cười rất tươi. Người ấy giơ mũ chào hắn. Hắn biết ngay đấy là Đàm. Đúng, đấy chỉ có thể là vẻ mặt, là dáng người tự tin, thành đạt, là nụ cười rạng rỡ của các “sếp”.

Cửa hàng ghế sau bật mở. Hắn bước lên. Đàm ngồi ghế trên, cạnh lái xe, “ghế thủ trưởng”.

Ngồi cạnh hắn ở ghế sau, như Đàm giới thiệu là ông trưởng phòng tổ chức của Đàm.

Xe hiện đại, đệm nhung màu huyết dụ, lún người. Những đèn xanh, những kim đồng hồ đưa đi đưa lại trên bảng phía trước. Những bao thuốc lá “ba số” vứt cẩu thả trên xe. Tự nhiên hắn cảm thấy mình là người quyền quý. Ông trưởng phòng tổ chức mời hắn hút thuốc và một cách kính trọng đưa cho hắn cái bật lửa manhêtô xinh đẹp như một đồ trang sức. Đàm đã giới thiệu hắn là bạn. Là bạn của giám đốc, hắn xứng đáng được hưởng như vậy.

Hắn làm ra vẻ thân mật với Đàm. Thân mật và thông thạo:

- Cái xe này của các cậu, tàu Đ.N nó biếu phải không?

Đàm nháy mắt với hắn như muốn gạt ngay đi một đề tài kiêng kị.

Như vậy ông trưởng phòng tổ chức làm sao biết được đây là lần đầu tiên hắn với Đàm gặp nhau. Hắn bốc lên nói với Đàm và với ông trưởng phòng tổ chức một cách ngang hàng:

- Không mấy khi có bạn bè là các “sếp” thế này mà mình không có đứa con nào để nhờ vả. Ba đứa con lớn học ra trường đi làm rồi. Còn cháu út mới đang học lớp 12.

Đàm quay lại cười:

- Tưởng có đứa nào thì cứ quẳng hồ sơ cho anh Chí tôi đây.

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Bùi Ngọc Tấn: Người ở cực bên kia

Tôi là Các-nô đây, thầy còn nhớ tôi không...
(Quốc văn giáo khoa thư)

Chiếc Toyota tay lái phải lượn sát hè, dừng lại rất êm. Máy vẫn nổ. Một người mở cửa bước ra. Mũ phớt, áo pôđơđanh lửng đến đùi, mặt tròn, da căng, miệng cười rất tươi. Người ấy giơ mũ chào hắn. Hắn biết ngay đấy là Đàm. Đúng, đấy chỉ có thể là vẻ mặt, là dáng người tự tin, thành đạt, là nụ cười rạng rỡ của các “sếp”.

Cửa hàng ghế sau bật mở. Hắn bước lên. Đàm ngồi ghế trên, cạnh lái xe, “ghế thủ trưởng”.

Ngồi cạnh hắn ở ghế sau, như Đàm giới thiệu là ông trưởng phòng tổ chức của Đàm.

Xe hiện đại, đệm nhung màu huyết dụ, lún người. Những đèn xanh, những kim đồng hồ đưa đi đưa lại trên bảng phía trước. Những bao thuốc lá “ba số” vứt cẩu thả trên xe. Tự nhiên hắn cảm thấy mình là người quyền quý. Ông trưởng phòng tổ chức mời hắn hút thuốc và một cách kính trọng đưa cho hắn cái bật lửa manhêtô xinh đẹp như một đồ trang sức. Đàm đã giới thiệu hắn là bạn. Là bạn của giám đốc, hắn xứng đáng được hưởng như vậy.

Hắn làm ra vẻ thân mật với Đàm. Thân mật và thông thạo:

- Cái xe này của các cậu, tàu Đ.N nó biếu phải không?

Đàm nháy mắt với hắn như muốn gạt ngay đi một đề tài kiêng kị.

Như vậy ông trưởng phòng tổ chức làm sao biết được đây là lần đầu tiên hắn với Đàm gặp nhau. Hắn bốc lên nói với Đàm và với ông trưởng phòng tổ chức một cách ngang hàng:

- Không mấy khi có bạn bè là các “sếp” thế này mà mình không có đứa con nào để nhờ vả. Ba đứa con lớn học ra trường đi làm rồi. Còn cháu út mới đang học lớp 12.

Đàm quay lại cười:

- Tưởng có đứa nào thì cứ quẳng hồ sơ cho anh Chí tôi đây.

Chí (tên ông trưởng phòng tổ chức) hoạ theo:

- Vâng. Cứ có chữ ký của thủ trưởng Đàm là “em” làm quyết định ngay.

Đó là một kiểu nói hắn đã nghe nhiều lần khi chầu chực các cửa xin việc cho ba đứa con lớn (tất nhiên cách nói không thân mật như thế này). Lúc đó hắn lặng người đi, rủa thầm: “Lại đồng đổ cho cốt, cốt đổ cho đồng”. Nhưng bây giờ hắn hóm hỉnh:

Thứ Bảy, 14 tháng 12, 2019

Bùi Ngọc Tấn: Cún

Cún là hàng xóm của tôi. Tôi chỉ sống bên cạnh Cún có một năm thôi. Đó cũng là một năm duy nhất Cún có mặt trên cuộc đời này, là cả cuộc đời của Cún.

Giờ đây Cún đã biến mất, không để lại một dấu vết gì. Số phận Cún như vậy, một số phận đen đủi.

Không được chọn thời, Cún sinh vào những năm gian khổ nhất của nước ta. Không được chọn chủ, Cún sống với người hàng xóm của tôi. Mà trái tim Cún lại mang một tình yêu lớn. Những yếu tố đó khiến Cún là một con chó bất hạnh.

*

Quê Cún ở một làng ngoại thành. Cún đông anh em. Cún là đứa phải phiêu bạt sớm nhất. Hoàn toàn ngẫu nhiên chứ không phải do Cún có bộ lông đẹp hơn hay bụ bẫm hơn anh em Cún. Năm con chó con cùng một gam mầu (tuy sắc độ có chênh lệch nhau). Đó là mầu vàng của mẹ. Chúng mũm mĩm như nhau.

Chủ Cún là một đội trưởng sản xuất trong hợp tác xã, nuôi mẹ con Cún không đến nỗi nào. Mẹ Cún đủ sữa, Cún bú no, nằm ngủ và nô đùa. Cứ thế cho tới một hôm, Cún cùng anh em đang thơ thẩn chạy chơi trong sân, tập đánh hơi những vết chân người, doạ đàn gà mới xuống ổ thì Cún bị nhấc bổng lên, cho vào cái rọ con. Tất nhiên Cún chưa hiểu ra sao. Cún kêu cứu, Cún gọi mẹ, gọi các anh chị. Bằng cách của Cún.

Buổi chiều hôm ấy thật khủng khiếp với Cún. Cún bị nhốt trong rọ. Cún rên lên vì sợ hãi. Đi đường, nó sợ nhất ổ gà. Đến thành phố, nó sợ nhất ô tô.

Người đèo Cún là ông "xuất khẩu" ở tầng dưới nhà tôi, anh ông đội trưởng. Ông xách cái rọ lên gác. Trên gác chỉ có hai hộ. Nhà tôi và nhà anh Trung. Cún được mang tới nhà anh Trung. Ông "xuất khẩu" bảo:

- Nó biết ăn rồi đấy.

Chị Thanh, vợ anh Trung hôm ấy cũng từ nơi sơ tán về nhà. Nhìn con chó con run rẩy, chị hỏi: "Hết bao nhiêu tiền đấy hở ông?" Ông "xuất khẩu" đáp: "Tiền nong gì. Tôi góp giống, ông bà nuôi. Coi như chung".

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

Lê Minh Hà: Chữ nặng

Người khuân RỪNG XƯA XANH LÁ từ Hải Phòng về cho bạn tôi gửi sang đây là Dương Tường. Ông không biết tôi. Dĩ nhiên. Còn tôi với ông, biết chứ. Chiều se sẽ hương - Vườn se sẽ sương - Đường se sẽ quạnh - Trời se sẽ lạnh - Người se sẽ buồn... Đấy, Dương Tường. Một thoáng rợn tên là heo may - Một hương cây tên là kỉ niệm - Một góc phố tên là hò hẹn - Một nỗi nhớ tên là không tên... Dương Tường. Mea Culpa - Dương Tường. Một cái danh, gắn với bao nhiêu tên sách, gắn với dịch thuật, hội họa, với tôi, trước hết là thơ. Dương Tường thơ. 

Không có bạn ông, Bùi Ngọc Tấn, thế hệ chúng tôi sẽ không biết thơ ông sống bằng gì. Sự không biết ấy, vô tình, đến một lúc nào đó phải coi là tội lỗi. 

Tôi không chuộng giai thoại văn học và rất ác cảm cái lối ăn đong theo đời nghệ sĩ của một vài cây bút mãi chẳng thể nào nhớ nổi tên. Nhưng RỪNG XƯA XANH LÁ không phải là giai thoại, VIẾT VỀ BÈ BẠN không phải là giai thoại. Cũng không phải là cuốn sách về chuyện đời chuyện nghề chứa ẩn những khái quát phát hiện về tác giả, tác phẩm, thi pháp, và. Bùi Ngọc Tấn không hì hục với kĩ thuật, vật vã với trào lưu. Với một số tác giả, việc đặt được thêm một bước trên tiến trình hiện đại hóa văn chương là toàn bộ ý nghĩa của sáng tác khiến bạn đọc vui mừng. Với Bùi Ngọc Tấn, ý nghĩa của sự trở lại với chữ là nghĩa đời.

Nặng lắm. Bởi vì ông là nghệ sĩ, là người chịu cái kiếp phải bấm chân xuống đáy đời này mà bước. Nặng, vì ông là nghệ sĩ Việt Nam. 

Trong nghĩa đó, viết với Bùi Ngọc Tấn là chuyện viết lại, sống lại. VIẾT VỀ BÈ BẠN là chuyện sống, và viết, một thời. 

Nhem nhuốc. Nhọc nhằn. Thì phận viết thuê ở xứ nào, miền khí hậu nào, thể chế khỉ gió nào mà chẳng nhọc nhằn, nhem nhuốc. Không thế, khối kẻ tin là chữ sẽ khô, sẽ rỗng, lâm tử. 

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

Bùi Ngọc Tấn: Đảng Ơi & Tình Ơi


Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (Ảnh: Báo Mới)

Đã có lần Cương nghĩ mình sẽ lấy vợ. Một nữ kỹ sư chuyên về ván lưới, học sau anh ba lớp. Cô Mơ, cán bộ phân xưởng lưới, sau chuyển về phòng khai thác, chuyên theo dõi ngư trường. Thư ký công đoàn, kiêm bí thư chi đoàn khối phòng ban, Mơ là một người gương mẫu về mọi mặt.
Đọc báo đầu giờ, họp chi đoàn phát động thi đua chào mừng ngày thành lập Đảng, họp sơ kết phong trào thi đua vụ cá Nam, phát động vụ cá Bắc, tổ chức biểu diễn văn nghệ trong xí nghiệp và tham gia hội diễn toàn thành, Mơ đều là người chịu trách nhiệm.
Rồi học lớp cảm tình Đảng. Rồi được kết nạp, được công nhận chính thức rất nhanh và vào chi uỷ. Cuộc họp nào Mơ cũng là người phát biểu đầu tiên, nếu không là người điều khiển. Mọi người tới họp hay nghe đọc báo đầu giờ, thường kẻ trước người sau lại còn lan man chuyện nọ chuyện kia, con cà con kê; bao giờ Mơ cũng là người lên tiếng chấm dứt tình trạng ấy: “Các đồng chí ổn định trật tự, ta bắt đầu sinh hoạt.”

Thứ Năm, 1 tháng 9, 2016

Lê Anh Hùng: Chuyện kể năm 2000 bị thu hồi và tiêu huỷ: âm mưu kim tiền của an ninh VN?


Bùi Ngọc Tấn (1934-2014) là một nhà văn bất đồng chính kiến nổi tiếng ở Việt Nam. Ông từng bị bắt trong vụ án “Xét lại chống đảng” rồi bị giam giữ dưới hình thức “tập trung cải tạo” từ 1968-1973. Ông đã để lại cho đời một di sản khá lớn, trong đó nổi tiếng nhất là Chuyện kể năm 2000, tác phẩm văn chương đương đại hiếm hoi của Việt Nam được dư luận quốc tế chú ý và đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp.
Mặc dù đến nay đã có nhiều bài bình luận, đánh giá về tác giả và tác phẩm Chuyện kể năm 2000, bản thân tác giả cũng đã cho công bố Hậu Chuyện kể năm 2000 thuật lại quá trình thai nghén và xuất bản cuốn sách, song dường như công chúng vẫn chưa biết hết sự thật đằng sau việc tác phẩm bị đình chỉ, thu hồi và tiêu huỷ, một thực tế không có gì là bất thường dưới “thời đại Hồ Chí Minh”. Mới đây, trong cuộc gặp và trò chuyện với ông Lê Hùng, cựu biên tập viên (BTV) NXB Thanh Niên, chúng tôi may mắn được biết thêm nhiều thông tin lý thú.

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Bùi Ngọc Tấn - Những ngày mới ra khỏi “nhà tù nhỏ” (Tiếp theo)

(Trích “Hậu chuyện kể năm 2000 – Thời biến đổi gien”) 


Sao tôi thèm đôi mắt của ông nhạc sĩ nào đó đến thế. Thèm cho tôi và thèm cho các con tôi đang tuổi trẻ thơ. Để xanh núi xanh sông xanh đồng xanh biển, xanh cuộc đời xanh cả ước mơ.

Tôi không muốn chút nào các con tôi nhìn đời bằng đôi mắt của tôi, đôi mắt của những người bị giầy xéo dưới đáy mà tai luôn nghe những điều tốt đẹp “triệu lần hơn” của chủ nghĩa, của các bậc chí thánh, tôi cũng hoàn toàn không muốn chúng có đôi mắt mang tia X nhìn thấu tới gan ruột cốt lõi của chế độ, để thấy trước những gì cuộc sống đang chờ chúng.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Bùi Ngọc Tấn - NHỮNG NGÀY MỚI RA KHỎI “NHÀ TÙ NHỎ”

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn
(Trích “Hậu chuyện kể năm 2000 – Thời biến đổi gien”)

Tôi ra tù (từ trại Vĩnh Quang) tháng 4 năm 1973. Một năm cuộc sống khó khăn không hình dung nổi, và càng không hình dung nổi trong những năm tiếp theo. Khi tôi kêu lên: “Các ông ấy bần cùng hóa nhân dân ghê quá”, Nguyên Bình nghiêm mặt bảo tôi: “Cuộc sống này gần với cuộc sống loài vật. Đâu phải cuộc sống con người.” Bình nói đúng. Cuộc sống này là một sự đầy đọa. Hãy nghe một câu trong tham luận của một thuyền trưởng Liên Hợp đánh cá Hạ Long tại đại hội công nhân viên chức: “Tầu cá về, người xuống như dòi.” Câu đó nói lên tất cả! Hơn thế. Biết bao nhiêu người thèm được như chúng tôi (nhân viên một xí nghiệp thực phẩm) ao ước là dòi!

Chủ Nhật, 1 tháng 2, 2015

Bùi Ngọc Tấn - Thăm lại nhà tù xưa


… Tưởng như thế là đã thỏa mãn, là được hưởng sự ưu đãi của số phận, không còn ao ước gì hơn, nhưng vẫn còn một khao khát âm ỉ, dai dẳng, vẫn còn những nơi tôi ước ao được đến. Đúng hơn, được một lần trở lại. Nhất là những đêm của tuổi già trằn trọc, những đêm chờ trời sáng, những đêm làm tổng kết cuộc đời. Một thèm muốn, một khát khao như thèm muốn khát khao được trở lại mảnh sân, góc vườn thời thơ ấu: Ao ước được trở lại những trại giam, những nhà tù tôi đã sống. Ao ước lại một lần bước qua cổng sắt đóng mở nặng nề trại giam Trần Phú, tiếng bản lề rít lên như tiếng cuộc đời bị kẹp nát, được nhìn lại dẫy xà lim biệt giam Trần Phú, nơi tôi nếm những phút giây tù ngục đầu tiên, được nhìn thấy cánh rừng già âm u hăm doạ và những rặng núi đá lởm chởm Hoành Bồ, hay đến với những thung lũng vùng đất đồi trại Vĩnh Quang (những trại 75, trại Q. trại V. trong tiểu thuyết), băm băm xới xới những luống sắn lá héo nẫu mềm rũ như luộc trong nắng hè, thứ nắng hè làm chúng tôi cũng rũ xuống như lá sắn.

Thứ Bảy, 3 tháng 1, 2015

Nhị Linh - Bùi Ngọc Tấn và Chuyện kể năm 2000

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (Hình: Blog Bui Ngọc Tấn)
S phn mt tác phm văn chương ln lúc nào cũng phi bao gm đầy đủ c hnh phúc và bt hnh. Chuyn k năm 2000 là mt s kin hnh phúc ca nn văn chương Vit Nam, và k t đó, tc là tri hết năm “lnh” – theo cách tính đầy hào phóng ca nhng người tù – tht bt hnh, nó vn c là s kin ln nht ca nn văn chương y.

Năm 2000, chc là khong gia năm, qua nhng mi quan h mà tôi ch nh là rt long ngong và tht ra không còn mun nh c th na, mt nhà văn Hà Ni đồng ý cho mượn hai quyn Chuyn k năm 2000. Phi đến tn nhà ông, đâu đó mn Bà Triu-Triu Vit Vương ngay lp tc để ly mang v. Thi y, đến gõ ca nhà mt người không quen vào đúng gi cơm ti vn còn chưa tr thành mt điu gì vi phm quá đáng lm đối vi tp quán sng vn chưa trôi hết khi quán tính làng xã, ph huyn.

Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

Bùi Ngọc Tấn - Vũ Trụ Không Cùng

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (Hình: internet)
Trong một đêm mất ngủ của tuổi già trằn trọc, đột nhiên ông Thuyết nhớ lại đôi mắt của con gái ông vào cái hồi nó mới ba, bốn tuổi. Suốt mấy chục năm gần như đã quên hẳn buổi tối hôm ấy, không một lần nhớ tới đôi mắt đứa con lúc nào cũng quấn lấy ông, đôi mắt khi nó nằm gối đầu lên tay ông, nghe ông kể chuyện. Thế mà đã hơn bốn chục năm. Ông nghĩ thầm trong óc. Và khẽ trở mình. Ngọn đèn ngủ toả ánh sáng yếu ớt, vàng vọt, soi rõ tấm màn trắng ở giường bên. Giường bà Thu, vợ ông. Tiếng thở đều đều của bà, ông nằm bên này nghe rõ. Cũng là vì đêm thanh vắng quá. Êm ả. Yên lặng. Gần như tuyệt đối. Không biết mấy giờ rồi. Phải quá nửa đêm. Chao. Mong sáng quá. Ông nằm im và nghĩ tới đứa con gái. Bây giờ nó đã ngoài bốn mươi. Hơn mình cả chục tuổi vào cái hồi vợ chồng mình sinh nó. Nó cũng đã quá nửa đời người. Còn mình sắp hết đời. Cuộc đời đúng là vó câu qua cửa sổ. Con bé Phương ngày ấy bây giờ đã là một bà mẹ ba con, sắp có dâu có rể, đầu tắt mặt tối ngoài chợ, luôn tay với những quầy hoa quả, khi xịt nước, khi bầy lại, xếp lại, khi đặt lên đĩa cân rồi nhặt vào túi cho khách. Suốt ngày trong tiếng ồn ào, cái ong ong của không khí, của tiếng động. Thằng chồng nó mê gái, hai vợ chồng ly dị, một mình nó nuôi dạy con. Ông lại nói thầm một mình: Thật chẳng ra sao cái kiếp người.

Võ Thị Hảo - Ai đã giật băng tang trên vòng hoa người chết?

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (1934-2014) - Hình: internet
Khổ nạn xác thân

6h15 phút ngày 18/12/2014, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã lìa đời. Hôm ấy ông nằm, xác thân còm cõi, đợi được bạn bè và những người thân yêu đưa đi khỏi cái thể chế đã từng giam cầm và luôn chỉ muốn tiếp tục giam cầm những người như ông. Nói cho cùng, cuộc đời Bùi Ngọc Tấn là một kiếp khổ nạn tạo nên bởi thể chế độc tài vốn thù địch với công lý, minh bạch và sự chính trực.

Thân xác ông còm cõi vì đã trải qua một những tháng năm bị cắt xén, bị vu cáo, bị tù đày oan trái. Thân xác ấy sống với hầu hết những ngày ăn không đủ no, ốm không đủ thuốc, giật gấu vá vai trong mức sống tối thiểu nhiều năm quằn quại mưu sinh và luôn phải nghe ngóng, nơm nớp lo sợ rằng bất kỳ lúc nào, dưới mệnh lệnh ngẫu hứng của bất kỳ ai đó trong thể chế này, người ta đều có thể giết chết tác phẩm của ông, giật mất miếng ăn cuối cùng của vợ con ông và tống ông vào tù ngục.

Khổ nạn là kiếp của người có tài năng mà cứ cố sống tử tế, không đánh mất lương tri dưới một xã hội cổ vũ người ta lưu manh và giả trá để tồn tại.

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến – Đêm Havana & Ngày Hà Nội

Tiến sĩ Nguyễn Quang A và đoàn đại biểu Diễn đàn XHDS
viếng cố nhà văn Bùi Ngọc Tấn
. Ảnh và chú thích:http://danquyenvn.blogspot.

Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ đắng cay như ở đây?
Chín người – mười cuộc đời rạn vỡ.
Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy…
Có nơi nào trên trái đất này
Mật độ yêu thương như ở đây?
Mỗi tấc đất có một người qùi gối
Dâng trái tim và nước mắt
Cho nỗi đau của cả loài người …
Phùng Quán

Tôi chưa bao giờ đến Hà Nội, và cũng chưa bao giờ cảm thấy có chút xíu nào hào hứng khi nghĩ đến chuyện phiêu lưu tới một nơi xa xôi, lôi thôi và tai tiếng (tùm lum) như thế. Đã thế, đường thì xa, vé tầu thì mắc, thủ tục thì lôi thôi rườm rà, và lỡ mà kẹt luôn thì… chết mẹ!

Tôi sinh trưởng ở miền Nam, nghĩ và nghe sao là nói vậy. Và cứ như vậy mà nói, chắc chắn, sẽ làm mích lòng cả đống người. Tôi biết vậy nhưng không thể nào nói khác vì những điều mà tôi được nghe kể về Hà Nội (thường) không có gì là đàng hoàng hay tử tế –  đại loại như:
“Lời ăn tiếng nói lễ độ cũng khó gặp, chứ đừng nói gì đến văn vẻ… Một cô gái có thể nói oang oang giữa chợ:
- Nó rủ tao đi nhưng tao đ… đi.
- Sáng nay mẹ mày qua xin lửa bố tao, bố tao đ… cho…”
“Một cái gì đó đã phá vỡ lòng tin của con người rằng xã hội luôn luôn cố gắng đem lại sự tốt đẹp cho mình, và chính mình phải có bổn phận phải gìn giữ các công trình xã hội để mình và mọi người cùng hưởng. Người ta thẳng tay cắt dây điện để bán lấy chút tiền, có thể đốt hết một kho hàng hoá để phi tang cho một vật ăn cắp không đáng là bao… con người đối xử với xã hội thô bạo như vậy chỉ vì xã hội đã đối xử với họ tệ quá (Phạm Xuân Đài. Hà Nội trong mắt tôi. Thế Kỷ: Hoa Kỳ 1994, 32-33).

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Lê Diễn Ðức - Bùi Ngọc Tấn và Nguyễn Quang Lập


Vào sáng ngày 18 tháng 12 năm 2014, nhà văn Bùi Ngọc Tấn đã qua đời tại nhà riêng ở Hải Phòng, thọ 81 tuổi. 

Đại đa số các tờ báo trong nước khi đưa tin về sự ra đi của ông chỉ nói đến một số tác phẩm của ông viết trong thời gian 1954-1968. Cũng có nhắc tới “Rừng xưa xanh lá” (2003), “Biển và Chim Bói Cá”(2008), Giải thưởng Henri Queffenlec tại Festival Livre et Mer năm 2012 do Pháp tổ chức. Nhưng người ta đã cố ý lờ đi giai đoạn 1968-1973, khoảng thời gian ông bị đày ải, mà từ đó đã ra đời tập tiểu thuyết nổi tiếng “Chuyện kể năm 2000.”

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn qua đời ở tuổi 81

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn. (Hình: Người Đô Thị)
HẢI PHÒNG, Việt Nam (NV) - Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả “Chuyện Kể Năm 2000,” vừa qua đời tại nhà riêng ở Hải Phòng, lúc 6 giờ 15 phút sáng (giờ địa phương) Thứ Năm, 18 Tháng Mười Hai, ông Bùi Ngọc Hiến, con trai của ông cho nhật báo Người Việt biết.

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Trần Phong Vũ - Bùi Ngọc Tấn và ‘Hậu Chuyện Kể Năm 2000’

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn (Hình: BBC)
“Hậu Chuyện Kể Năm 2000” là tác phẩm mới nhất của nhà văn Bùi Ngọc Tấn do tủ sách Tiếng Quê Hương ấn hành. Sách sẽ chính thức giới thiệu với độc giả hải ngoại vào những ngày cuối Tháng Mười Hai năm 2014. Chớm bước vào tuổi 80 lại đang mang nhiều chứng bệnh sau những tháng năm nhọc nhằn, lao khổ về vật chất cũng như tinh thần, nhà văn họ Bùi tự coi “Hậu Chuyện Kể Năm 2000” là tác phẩm cuối đời của ông. Dưới đây là lời giới thiệu tác phẩm của tủ sách Tiếng Quê Hương. Xin trân trọng gửi tới quí độc giả bốn phương.

Chủ Nhật, 24 tháng 2, 2013

Bùi Ngọc Tấn - Một ngày dài đằng đẵng



Bùi Ngọc Tấn

Một ngày dài đằng đẵng chỉ là khái niệm dễ hiểu đối với những người bình thường để diễn đạt chiều dài của một ngày mà mình mong muốn nó qua đi. Nó chẳng là gì so với chiều dài một ngày của bọn người đặc biệt: Bọn tù. Bọn phạm. Thời gian trong tù là ngưng lại. Không gian cũng vậy. Hình như xà lim rất gần với điều các nhà bác học đã nói tới: Hố đen. Ở hố đen không có thời gian mà cũng chẳng có không gian.


Mỗi người tù dù tù lâu đến đâu, dù thời gian ở “hố đen” ngưng đọng, không tách bạch được từng ngày, từng tháng, từng năm, thời gian biến thành một dòng nham thạch nóng bỏng và nguội lại, sền sệt hay đông cứng trong trí nhớ, với họ vẫn có những ngày chói sáng, chẳng hạn như ngày bị bắt, một ngày hỏi cung đặc biệt nào đó, ngày lăn tay điểm chỉ, ngày đầu tiên nhận tiếp tế, gặp lại bố mẹ, vợ, con...

Với anh tù Vũ Mạnh Cường ngày chói sáng ấy là ngày anh ta được chuyển trại. Được chuyển từ trại tạm giam P đến một trại tạm giam N nào đó...

Buổi sáng hôm ấy cũng như mọi buổi sáng khác, Cường vừa đi làm vệ sinh về. Nghĩa là một tay cầm bô, một tay cầm ca, khăn mặt, bàn chải răng, đi sau một anh tù khác mang án tử hình, đang chờ lệnh ân xá hoặc mang đi xử bắn, xiềng xích loảng xoảng, dưới sự áp tải của một ông quản giáo trẻ mặt đầy trứng cá, nom rất hiền lành và chất phác, đến khu nhà xí để đổ bô rồi vòng ra một bể nước rất to cạnh đấy tráng bô và đánh răng rửa mặt. Xong xuôi trở về xà lim. Ông quản giáo đóng cửa sắt, khoá cửa sắt phía trong, đóng cửa sắt, khoá cửa sắt phía ngoài. Lặng lẽ vắt khăn mặt ướt lên thanh lập là sắt nắp cùm ở phía chân giường. Lặng lẽ nhấc cái nắp bô lên, đặt cái nắp bô xuống. Lặng lẽ giở cái màn đã gấp ra gấp lại. Lặng lẽ đưa cái điếu tự tạo lên mồm hít hít suông vài hơi. Lặng lẽ ngồi xổm nhìn manh chiếu thẫm đen mồ hôi những anh tù trước. Lặng lẽ ngắm mười ngón tay, mười ngón chân xem có cái nào móng đã dài không để nhấm. Lặng lẽ nhổ phựt những cái lông mũi chĩa ra tới gần mồm...

Thì lại có tiếng mở khoá cửa. Tiếng mở khoá trái lệ thường. Lẽ ra phải hơn mười giờ gì đấy mới mở cửa. Để ra nhận bô cơm, bô nước. Bây giờ mới tám giờ chứ mấy... Cường giật mình ngồi ra mép sàn, thõng hai chân xuống dưới. Và đứng lên khi cửa mở, khi ông công an áo vàng(1) hiện ra ở phía ngoài khuôn cửa. Cường hơi ngạc nhiên. Chẳng lẽ lại đi cung. Bản cung của Cường đã hoàn tất từ lâu. Và đã bẵng đi hai tháng rồi Cường không bị gọi đi cung nữa.

- Đem hết nội vụ ra!

Không đợi nhắc lại mệnh lệnh lần thứ hai, Cường quay vào nhanh nhẹn lặng lẽ vơ đống chăn màn nhét vào bị cói. Cái ca tráng men, cái khăn mặt. Cái quần đùi còn ẩm. Điếu thuốc lào tự tạo làm bằng mấy cái vỏ diêm, nõ điếu là cái đầu cứng của tuýp thuốc đánh răng, thân điếu được bồi bằng những tờ giấy bạc ở vỏ bao thuốc lá, sáng loáng. Lại lật chiếu lấy chiếc quần dài đã xé gần cụt một bên ống làm thứ đi vệ sinh. Rồi bao diêm dùng dở, gói thuốc lào...

 Cường im lặng thu dọn rất nhanh. Tất cả chưa đầy một phút. Vì ông quản giáo đang đứng đợi. Theo ông đi. Những lối đi quanh co, vắng vẻ. Những dãy xà lim cửa đóng im ỉm, bí mật, hăm doạ. Những buồng giam chung rộng, dóng sắt thay tường, chứa đầy người với bao cặp mắt tò mò nhìn ra. Không cưỡng được, Cường liếc mắt nhìn vào đám người đông đảo ấy. Đã lâu lắm Cường mới thấy đông người đến thế. Họ thật hạnh phúc. Được giam chung. Được sống chung. Được trò chuyện cùng nhau. Chỉ dám liếc thôi. Không dám quay hẳn đầu về phía ấy. Vì Cường biết ở trong này, một cái nhìn cũng được quản lý chặt chẽ, một cái nhìn thôi cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường.

Cường đã bước vào khu làm việc của cán bộ. Một thế giới hoàn toàn khác. Những ông công an. Những bà công an. Những tiếng nói cười vui vẻ. Những cái vẫy tay. Những nụ cười. Những phòng làm việc cửa sổ mở và những chiếc xe đạp dựng sát tường. Thế giới của tự do! Thật đúng là thiên đường trên mặt đất này. Mà nó chỉ cách khu giam Cường có mấy bước chân thôi.

Ông quản giáo dừng lại trước một cửa buồng làm việc, bảo Cường:
- Đứng đây.

Rồi đi vào trong buồng. Trong ấy cũng có những người mặc sắc phục màu vàng đang nói cười ầm ĩ. Cường không dám nhìn vào đó. 

Có thể mình được ra gặp mặt. Nhưng Cường gạt ngay ý nghĩ ấy. Gặp mặt làm sao phải mang hết nội vụ ra? Ôi! Nếu mà được ra gặp mặt! Được nhìn thấy vợ con! Từ ngày bị bắt đến giờ Cường chỉ được nhận tiếp tế thôi. Chưa được gặp mặt lần nào. Chưa được gặp mặt, nhìn thấy vợ con và cũng để vợ con nhìn thấy mình lấy một lần.

Đặt bị nội vụ xuống chân, Cường ngước nhìn trời. Đã lâu lắm mới được nhìn trời. Trời vẫn rộng như thế, cao như thế, xanh như thế. Bầu trời đầu hè, những tảng mây trắng bay. Nhìn trời Cường nhớ là đã sang tháng tư ta, tức tháng năm dương rồi. Khái niệm thời gian, năm, tháng, mùa lại đến với Cường. Đời đẹp lắm. Lại nhói đau một nỗi tiếc đời...

Đang ngước nhìn trời suy nghĩ vẩn vơ thì có tiếng quát:
- Đi!

Cường giật mình. Một ông cán bộ mặc sắc phục đã đứng ở bên. Không phải ông quản giáo đóng mở xà lim. Một ông công an lạ mặt, áo quần là thẳng nếp. Mặt ông lẽ ra đẹp, nhưng cái cằm hơi dài chễu ra đã làm hỏng tất cả. Bù lại, toàn thân ông toát ra một dáng khoẻ mạnh, rạng rỡ niềm vui, hàm răng trắng rất đều lấp lánh. Sau tiếng quát nghiêm khắc vẫn là nụ cười không nén được, có lẽ là tiếp tục nụ cười dở dang quanh bàn trà trong phòng làm việc.

Cường ngoan ngoãn đi theo ông, không nói một lời. Theo ông đi về phía cổng sắt trại giam, cái cổng sắt vừa cao, vừa dầy, vừa nặng, lúc nào cũng đóng im ỉm. Cái cổng sắt mà khi mới bị bắt, bước qua nó để vào trại giam, Cường đã nghĩ: Bao giờ được bước qua nó để ra tù. Thì bây giờ Cường đang đi về phía nó. Cánh cửa sắt từ từ mở. Cường sẽ bước qua. ở đó là đường phố. Là người đi bộ, người đi xe đạp. Là cuộc sống. Ông công an nói với Cường:
- Về nhà! Anh được tự do!

Cường cúi chào, cảm ơn ông. Và không còn phải giữ ý gì nữa, vẫy ngay chiếc xích lô gần nhất. Anh xích lô lượn quành lại.

- Số 79 Trần Hưng Đạo.

- Anh cho năm đồng.

- Giả hẳn sáu đồng. Đi nhanh.

Vừa đi về phía cổng Cường vừa nghĩ ra cảnh ấy. Cánh cổng sắt mở ra thật. Cánh cổng mở nặng nề, không một tiếng kêu. Cường theo ông công an bước ra ngoài. Gió ập vào Cường. Đường phố, khoảng trống ập vào Cường. Choáng váng.

Cường vẫn bước theo ông công an như một cái máy câm lặng. Qua vỉa hè tới một chiếc xe com măng ca đít vuông đậu sát hè (đến lúc ấy Cường mới nhận thấy có nó). Một ông công an chắc là lái xe mở cửa ca bin nhẩy xuống vừa cười vừa hỏi ông công an cằm chễu:
- Sao lâu thế? Chờ mãi sốt cả ruột. Tám rưỡi rồi đây này. Muộn mất.

- Muộn gì. Trời mùa hè. Còn lâu mới tối. Yên trí. Đủ thì giờ cho ông mà.

Những câu nói của hai ông công an làm Cường bàng hoàng. Như vậy là Cường sẽ đi rất xa. Một ngày trời xe chạy mà vẫn còn lo trời tối. Lại càng bàng hoàng khi liếc nhanh thấy trong ca bin, chỗ hai cái ghế, khoác hai khẩu súng nòng dài. Như vậy không phải chỉ đi rất xa mà Cường còn là một phần tử cực kỳ nguy hiểm. Giải một thằng tù mà ngoài súng lục trễ hông, còn mang theo hai khẩu súng trường. Một cái gì trống rỗng trong người. Còn hơn cả sự vong mạng và tuyệt vọng.

Làm thân một anh tù, Cường luôn xác định những điều khốn nạn nhất sẽ đến với mình. Thế mà Cường vẫn bị bất ngờ, vẫn ngạc nhiên và tuyệt vọng. Ngạc nhiên, tuyệt vọng về chuyện bị giải đi, mà chẳng biết là đi đâu, chỉ chắc chắn rằng đi xa lắm, một ngày đường xe chạy. Ngạc nhiên về cái còng số 8 bập ngay vào cổ tay Cường. Ngạc nhiên khi ông công an mở cửa phía sau đẩy Cường lên xe, Cường xuýt đập mặt vào tấm vách sắt dựng đứng ngay trước mặt. Cánh cửa xe sập lại. Tiếng khoá cửa. Tối sầm. Còn đang đưa hai tay bị còng ra sờ soạng thì xe đã chạy. Cường ngã đổ về phía sau. Vội dạng chân, đưa vai đỡ. Lúc ấy mới biết bốn chung quanh là tường sắt. Hẹp. Rất hẹp. Và có một cái gì như chiếc ghế sắt vuông, cũng được hàn chặt vào sàn xe. Đúng rồi, cái ghế.

Xe vẫn lăn bánh dòn tan, bắt đầu giữ một tốc độ ổn định. Trong thế đứng tấn, Cường không bị xô giật nữa. Và Cường dần quen với thứ ánh sáng chung quanh mình. Hóa ra cũng không đến nỗi tối lắm. Cũng như trong xà lim thôi. Nhờ nhờ một thứ ánh sáng góc tối gầm giường kê ở xó nhà. Cường cũng đã định vị được cái ô nhốt Cường. Thì ra cái xe nhốt Cường bề ngoài hoàn toàn như mọi cái xe Ru ma ni đít vuông nhưng bên trong khác hẳn. Thùng xe đã được cải tiến, ngăn thành bốn xà lim sắt. Bốn xà lim lưu động. Xà lim nhốt Cường ở phía sau, phía đuôi xe, bên trái. Thứ ánh sáng nhờ nhờ lọt được vào thùng sắt này là do cửa sắt phía sau có khoét một ô nhỏ thông hơi. Cái ô vuông nhỏ ấy lại sát liền ngay tấm vải bạt phủ bên ngoài có một miếng mi ca làm kính hậu to hơn quyển vở học trò. Thật vẫn may mắn vì còn tấm mi ca ấy, lỗ thông hơi ấy để nhìn ra.

Với bản năng sinh tồn, Cường nghĩ: Phải xem xe đi về lối nào. Để biết mình đi về hướng nào. Thái Nguyên? Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang...? Tới chốn rừng thiêng nào? Cường thắt ruột nghĩ tới những tháng năm mịt mờ trước mặt.

Cường không rời khỏi cái ô vuông bé xíu trong xà lim lưu động nữa. Không thể để mình bị mất phương hướng. Cái quan trọng nhất bây giờ là phương hướng. Dù phải cúi mình lom khom, trán đập vào thành sắt mỗi khi có ổ gà bên dưới. Cứ như cái phương hướng ấy là vô cùng quan trọng, nó quyết định cả cuộc đời Cường.

Nhưng cố gắng đến mấy Cường cũng không nhận ra xe đang đưa mình về đâu. Thành phố Cường đã sinh ra và lớn lên, đã đi học từ lớp vỡ lòng đến hết phổ thông, thuộc mọi ngóc ngách mà nay không biết là đâu nữa. Chỉ thấy những đường phố, những vỉa hè lùi lại phía sau. Những người gồng gánh, những người đi bộ lùi lại phía sau. Những người đi xe đạp lùi lại phía sau. Cường chỉ biết rằng xe đang đi ra ngoại thành, vì đường phố đã nhếch nhác, thưa thớt đi nhiều.

... Rồi Cường reo lên khe khẽ. Trong hoàn cảnh như vậy mà vẫn reo lên thì lạ thật, nhưng đúng là Cường đã reo lên. Cường đã reo lên khi trông thấy một bức tường xây vuông vức trên một gò đất cạnh đường quốc lộ. Đúng lúc chồn chân, máu tụ lại, lưng đau nhừ vì phải cúi lom khom, Cường đã định rời lỗ thông hơi, ngồi xuống chiếc ghế sắt vuông mà lúc này Cường nom thấy khá rõ, bụng nghĩ: Định hướng mà làm gì, đến đâu cũng vậy thôi, việc đó có nghĩa gì, đến nơi nào chẳng thế, đến nơi nào mình chẳng là một thằng tù, đúng lúc ấy Cường nhìn thấy bức tường xây. Một bức tường do ngành thông tin quản lý, vẽ một bức tranh cổ động lớn: Một chị xã viên tươi cười đứng cạnh hai con lợn béo ị, vai vác lượm lúa vàng, phía sau là cánh đồng ngô khoai mơn mởn và những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi. Những dòng chữ chạy dài bên dưới: Vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất Tổ Quốc nhân dân tỉnh H quyết đạt và vượt mục tiêu 2 con lợn 5 tấn thóc một héc ta gieo trồng. Đó mới là điều quan trọng nhất. Nó nói với Cường hướng mình đi tới. Vậy là xe đang đi vào địa phận tỉnh H. Ngồi xuống được rồi. Đã xác định được hướng đi. Ngối xuống được rồi. Chỉ đến khi ngồi xuống ghế Cường mới thấy hết cái ê ẩm đau nhức suốt từ gót lên đầu. Đường về H. Cường vẫn đi. Không có chuyện vào Nghệ An, Thanh Hóa được nữa. Chỉ có một hướng: Ngược lên phía Bắc. Cường tính trước những ngã ba, những lối rẽ để sẵn sàng biết được hướng đi tiếp theo khi xe lượn rẽ. Bây giờ hãy ngồi nghỉ đã.

Nhưng chính vào lúc Cường vừa ngồi xuống ghế thì xe dừng lại. Cường vội bật dậy, nhòm qua lỗ thông hơi. Xe dừng thật rồi. Cây cối đứng yên. Cánh đồng đứng yên. Mà không có phố xá hàng quán. Hay họ cho mình xuống đây? Trong lúc rối tinh đầu óc, Cường đã nghĩ như vậy. Cường chờ ông công an đến mở khoá. Hoặc cái bóng ông ấy đảo qua phía sau xe, trông thấy ông ấy đi đi lại lại bên ngoài tấm kính mi ca. Nhưng không. Vậy dừng lại làm gì nhỉ? Hay xe hỏng. Xe vẫn đang chạy bình thường rồi từ từ dừng chứ có sao đâu. Cường áp tai vào thành sắt, lắng nghe. Im lặng như tờ. Tịnh không có một tiếng động chứng tỏ người ta đang vặn tháo một bộ phận nào đó.

Vậy họ dừng lại để làm gì nhỉ. Cường nghe rõ tiếng thở hổn hển lo lắng của mình trong hộp sắt. Và cay đắng tự nhủ: Cũng liều nhắm mắt đưa chân. Ngắm nhìn con đường nhựa dài hun hút một lúc rồi lại vào ghế ngồi. Và cũng như những lúc trong xà lim, hết nghĩ đến mình, Cường nghĩ đến vợ. Hẳn vợ Cường chưa biết Cường chuyển đi. Kỳ tiếp tế sắp tới có đến chỉ được câu trả lời “anh ấy chuyển đi rồi”. Vợ Cường sẽ choáng váng hơn Cường bây giờ. Vợ Cường sẽ hỏi: “Báo cáo anh, nhà tôi chuyển đi trại nào cơ ạ?” “Chúng tôi cũng chưa biết”. Thế là lại khóc lóc mang mọi thứ về nhà. Lúc chưa chuyển đi còn gần gặn. Giờ đây xa cách thế này...
Hết nghĩ đến vợ, lại nghĩ đến bố mẹ, tới anh em, bè bạn, nghĩa là những điều mà người tù nào cũng nghĩ ngợi, cũng lo lắng. Nắng đã gắt. Ngồi trong thùng xe ngột ngạt, nóng bức, với hai tay bị còng, Cường lục nội vụ, lấy cái quạt giấy ra quạt. Do bị còng, Cường chỉ có thể quạt theo một kiểu: Để hai tay lên đùi, đập đập quạt vào bụng. Và bây giờ Cường lại chuyển sang một ý nghĩ khác: Các ông ấy đỗ ở đây làm gì lâu thế! Đường còn dài lắm. Các ông ấy lo trời tối. Thế này phải đi đến đêm mất.

Có lẽ phải đến một tiếng đồng hồ (Cường đoán như vậy, mà sự đoán của Cường thì không chính xác lắm). Ngột ngạt, nóng bức, lo lắng, ê ẩm và sự mong đợi đã quá giới hạn, đến mức Cường tự nhủ: Xe còn đỗ ở đây lâu, cố mà ngủ đi một tí, đêm qua mất ngủ gần suốt đêm rồi. Hình như Cường đã chập chờn thì xe chạy.
Xe đi. Đúng như mong đợi. Mệt mỏi rã rời, Cường dựa đầu vào sát vách, lim dim, cố tìm lấy một chút thư giãn. Thôi, bây giờ là đi. Đi đến một nơi không biết nơi nào. Chỉ biết là chẳng dễ chịu gì. Thì cũng cứ đến đi. Đến ngay đi. Để được ổn định cuộc sống thằng tù. Thật ra lúc mới lên xe, bên cạnh cái lo lắng vì bị chuyển đi và không biết đi đâu, còn là sự kích thích vì được ngồi trên xe ô tô, được nghe tiếng máy, tiếng bánh xe lăn, được nhìn đời, nó khác với chuỗi ngày tẻ ngắt đơn điệu ở xà lim. Nhưng bây giờ Cường lại nôn nóng mong chóng tới nơi và không có ao ước gì hơn là xe cứ chạy như thế này để đưa mình tới một chốn nào đó của số phận.

Nhưng xe chỉ chạy được một lúc thì dừng lại. 

Cường lại giật mình nhỏm dậy, nhòm qua lỗ thông hơi. Vẫn chỉ là cánh đồng, vẫn chỉ là con đường nhựa thẫm đen dưới ánh nắng đầu hè. Những cây cổ thụ ven đường, những bụi ruối cụt. Xa xa là những dãy núi im lặng, thách thức và đe doạ. Lại áp tai vào sát vách sắt, nghe ngóng. Lần này Cường nghe thấy tiếng sập cửa ca bin. Và tiếng gì như tiếng khoá. Rồi lại tịnh không một tiếng động. Như chiếc xe bị bỏ quên, như Cường bị bỏ quên từ bao giờ rồi. Vì sao thế nhỉ? Vì sao chốc chốc lại dừng như vậy? Hẳn có một chuyện gì đặc biệt đây, một chuyện gì nghiêm trọng đây. Nhưng là chuyện gì. Cường không hiểu. Để gạt đi những ý nghĩ dày vò mình, Cường tập trung vào một trò chơi mới: Quan sát qua lỗ thông hơi xem có bao nhiêu người qua lại. Nhiều. Cả ô tô. Cả xe xích. Người thì nhiều. Có cả mấy đứa bé con và một tốp nông dân gánh những thúng cà pháo, những sảo đỗ đũa trĩu nặng. 

Máu lại tụ ở chân. Lưng lại đau vì phải cúi lom khom. Lại phải ra ghế ngồi. Nếu thời gian trong xà lim bê tông là thiên thu, là vô tận thì thời gian ngồi trong xà lim lưu động trên xe là một cái gì còn khủng khiếp hơn. Hoàn toàn ngưng lại, thời gian là một khối nặng như chì. Thời gian phá tung đầu óc. Biết bao ý nghĩ rối bời đến mức không còn là một ý nghĩ gì cụ thể nữa. Mồ hôi chảy thành dòng trên trán, trong người, dù cái quạt giấy đập đập liên tục. Cường đâm nhớ cái xà lim Cường đã sống hơn một năm và nghĩ rằng giá cứ được sống ở đó. Đến bây giờ Cường mới hiểu được rằng sống ở xà lim thật tuyệt vời. Rộng rãi mát mẻ và có thể nói là tự do nữa. Sáng ra đổ bô, vệ sinh cá nhân. Xong về nằm trong xà lim. Chờ bữa cơm sáng. Chờ bữa cơm chiều. Chờ trời tối. Rồi lại tới sáng hôm sau. Còn ở xà lim là cuộc đời tù đầy còn được ổn định. Rồi sẽ được gặp mặt. Rồi sẽ lĩnh một cái án hay được tha bổng như Cường hằng mong. 

Đi như thế này là lại bắt đầu từ đầu. Kể như mới bị bắt từ hôm nay. 

Mãi rồi xe cũng chạy. Cường thấy một cái gì như sự phấn chấn và tự nhủ: Xe chạy hay dừng là quyền của các ông công an. Kiểu gì mình cũng chấp nhận. Thôi. Không nghĩ nữa. Cường thấy khát, thấy đói. May mà mồ hôi ra nhiều, Cường không buồn đi tiểu. Trong này chẳng có cái bô nào. Còn chuyện đi ngoài Cường không lo. Cường mới đi sáng nay. Cường đã luyện được thói quen đi ngoài buổi sáng sớm. ỉa xong một lúc là được đi đổ bô, đi đánh răng rửa mặt. Chứ làm cái khoản ấy sau lúc đi đổ bô, đi làm vệ sinh cá nhân về thì rất gay. Phân ở trong bô cả ngày cả đêm. Lại phải tiểu vào đấy. Xà lim vừa hẹp vừa kín. Mùi phân, mùi nước giải ngầu lên, sục lên hôi thối, đượm vào người, vào quần áo chăn màn, vào tường xi măng, khổ vô cùng.

Xe lại chạy. Rồi xe lại dừng. Đã chán với việc xe chạy, xe dừng, Cường không nhìn ra ngoài lỗ thông hơi và cũng chẳng áp tai vào vách sắt nghe ngóng nữa. Bỗng có tiếng mở khóa. Tiếng mở khoá ngay cửa xà lim. Ông công an cằm dài xuất hiện trước cánh cửa sắt mở rộng: 
- Ra!

Cường vội vàng lấy hai tay xách bị nội vụ bước ra thì lại nghe thấy tiếng nói:
- Để nội vụ lại!

Vậy là chưa đến nơi Cường phải đến. Cường xuống xe. Hai tay bị còng nên xuống hơi khó một chút. Phải chụm hai chân nhảy như con căng gu ru.

Nắng. Đứng bóng. Nắng gắt. Lại một lần nữa Cường choáng váng. Choáng váng trước khoảng không ngập nắng. Cường nheo mắt lại trước ánh nắng chói chang, trước làn gió mát rượi ào ạt, tới tấp. Cuộc sống được Cường cảm nhận bằng tất cả giác quan, da thịt. Ông công an cầm sẵn chiếc chìa khoá, ra hiệu và mở khoá còng. Được duỗi thẳng hai tay thật dễ chịu, Cường khẽ vung vẩy hai tay và đến lúc ấy mới để ý thấy một dẫy quán ven đường.

- Vào ăn trưa.
Cường ngoan ngoãn theo ông công an cằm dài vào một hàng cơm.

Sau khi bước sâu mãi vào phía trong đi tiểu và vục hai tay vào một chậu nước mát lạnh rửa mặt mũi tỉnh táo cả người, khi trở ra Cường đã thấy một đám trẻ con tò mò bu lại ngoài cửa hàng nhìn Cường. Ông công an lái xe cũng đã bước vào tay xách bốn con chim gáy đã chết, đầu thõng xuống lủng lẳng. Vẻ mặt mệt mỏi, nhưng tươi rói và phấn chấn, ông đưa chùm chim cho chủ quán:
- Làm ngay. Quay nhé. Cho bia. Khát quá. Lấy một suất cho anh này ăn trước đi.

Hình như khách và chủ quán quen nhau. Hình như các ông công an áp tải phạm vẫn nghỉ ở đây. Hình như họ biết Cường là loại người nào.

Cường ăn. Ở bàn trong. Cách xa hai ông công an ở bàn ngoài. Ăn chậm. Ngon. Được ăn một bữa như thế này nhớ đời. Thịt ba chỉ xào măng. Rau muống luộc. Nước mắm chanh ớt. Thật mê ly. Biết hai ông công an còn ngồi lâu, Cường chẳng vội gì ăn nhanh. Cứ nhẩn nha. Không chỉ được ăn ngon, ăn no, còn được ngửi mùi thịt chim thui, mùi xào nấu ngay cạnh bếp. Đấy mới tuyệt vời. Ăn xong Cường lại được ông chủ quán mang cho mấy điếu thuốc và một ấm trà. Hẳn do các ông công an bảo. Thật là những người tốt bụng, thương người. Ôi những giờ phút nghỉ ngơi thú vị không ngờ đến này. 

Cường vừa nhâm nhi trà thuốc vừa lắng nghe câu chuyện giữa hai ông công an với chủ quán ở bàn ngoài. Họ nói về chim. Về những chỗ có nhiều chim từ thành phố lên đây. Về những khẩu súng Tiệp, súng Đức năm cân, bẩy cân do em các ông du học bên ấy gửi về. Về những con chim bắn trượt nào đấy. Về tài bắn và cuộc đi săn thú vị của họ.

Cường hiểu. Đến bây giờ Cương hiểu tại sao thỉnh thoảng xe lại dừng và dừng lâu như thế. Đang mùa chim làm tổ, đang mùa chim ghép đôi... Cường như nghe thấy tiếng gù nức lên của những con chim gáy, cổ óng ánh hạt cườm trên những cánh đồng mầu, tiếng hót líu lo của chim chích choè buổi sáng, những con chim sâu chuyền từ cành nọ sang cành kia không một tiếng động và đàn chim ri bay vù từ sân tung lên mái nhà.

Bởi vậy nên buổi chiều hôm ấy xe còn dừng lại hai lần nữa nhưng Cường không ngạc nhiên, không sốt ruột, không lo lắng sợ hãi. Cường biết các ông ấy đang làm gì. Hai khẩu súng của hai ông hoá ra không phải hai khẩu súng trường áp tải Cường mà là hai khẩu súng hơi.

Chiều tà xe mới đưa Cường đến trại mới. Trại N. Nhìn nó Cường biết quãng đường đi suốt một ngày hôm nay chỉ vỏn vẻn có ba mươi ki lô mét.

Câu chuyện trên tôi được nghe Cường kể khi tôi cùng tù với anh ở trại P.L năm 1973. Cường không nói cho tôi biết anh mắc tội gì cũng như tôi không nói cho Cường biết tội của tôi. Dù hai chúng tôi cùng chung một toán, nằm bên nhau và khá thân nhau, có kiếm được mẩu sắn cũng chia đôi. Trong tù chúng tôi không tin ai, không tâm sự với ai ngoài chính bản thân mình. Thật kinh khủng đấy nhưng như thế an toàn hơn. "Bụng cứ liền rốn". Đó là châm ngôn sống của chúng tôi.

Cường chỉ nói:
- Khi xuống xe chờ mở cổng trại, tôi nhìn vào ca bin. Anh biết không? Một đống chim vất đầy dưới chân ghế. Cả chào mào, cả cu gáy, cả chĩnh chuông, cả chim ri, chích bập, chim khuyên, liếu điếu... Phải đến mấy trăm con.

Và cười:
- Chính thức là hôm ấy bị một mẻ hoảng thật sự!

Rồi lại trầm trồ:
- Công nhận hai ông thiện xạ! Công nhận hai ông máu mê săn bắn nhà nghề!

Tháng 4/1995

(1)Thời ấy tất cả công an đều mặc sắc phục mầu vàng


Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

Vũ trụ không cùng - Vũ trụ không cùng


Bùi Ngọc Tấn 
                                                                 
Trong một đêm mất ngủ của tuổi già trằn trọc, đột nhiên ông Thuyết nhớ lại đôi mắt của con gái ông vào cái hồi nó mới ba, bốn tuổi. Suốt mấy chục năm gần như đã quên hẳn buổi tối hôm ấy, không một lần nhớ tới đôi mắt đứa con lúc nào cũng quấn lấy ông, đôi mắt khi nó nằm gối đầu lên tay ông, nghe ông kể chuyện. Thế mà đã hơn bốn chục năm. Ông nghĩ thầm trong óc. Và khẽ trở mình. Ngọn đèn ngủ toả ánh sáng yếu ớt, vàng vọt, soi rõ tấm màn trắng ở giường bên. Giường bà Thu, vợ ông. Tiếng thở đều đều của bà, ông nằm bên này nghe rõ. Cũng là vì đêm thanh vắng quá. Êm ả. Yên lặng. Gần như tuyệt đối. Không biết mấy giờ rồi. Phải quá nửa đêm. Chao. Mong sáng quá. Ông nằm im và nghĩ tới đứa con gái. Bây giờ nó đã ngoài bốn mươi. Hơn mình cả chục tuổi vào cái hồi vợ chồng mình sinh nó. Nó cũng đã quá nửa đời người. Còn mình sắp hết đời. Cuộc đời đúng là vó câu qua cửa sổ. Con bé Phương ngày ấy bây giờ đã là một bà mẹ ba con, sắp có dâu có rể, đầu tắt mặt tối ngoài chợ, luôn tay với những quầy hoa quả, khi xịt nước, khi bầy lại, xếp lại, khi đặt lên đĩa cân rồi nhặt vào túi cho khách. Suốt ngày trong tiếng ồn ào, cái ong ong của không khí, của tiếng động. Thằng chồng nó mê gái, hai vợ chồng ly dị, một mình nó nuôi dạy con. Ông lại nói thầm một mình: Thật chẳng ra sao cái kiếp người.


Ông thương con gái. Ông nhớ đến những ngày nó còn bé. Và thế là vụt nhớ đến buổi tối hôm ấy, khi nó nằm gối đầu lên tay ông, nghe ông kể chuyện. Đôi mắt con bé con hiện lên, kéo về tất cả những gì liên quan đến nó. Đó là một tối mùa hè. Bà Thu vợ ông phải lên cơ quan, nghe đọc báo. Cứ tối thứ năm hàng tuần, tất cả cán bộ công nhân viên các cơ quan đều phải tập trung nghe đọc báo. Bà lấy xe đạp ra đi. Còn lại ông và con Phương. Thật may là ông làm ở một đơn vị thuộc ngành hàng hải, vin vào lý do nghề nghiệp, không thể tuân theo giờ giấc chính quyền nên được ở nhà. Hai bố con ngong ngóng chờ mẹ về. Rồi chơi trò bán hàng. Vẽ chó, vẽ ỉn. Cuối cùng là kể chuyện. Chuyện Tấm Cám. Chuyện Thạch Sanh đàn kêu tính tịch tình tang, ai mang công chúa dưới hang về lầu. Con bé nghe đã nhiều lần nhưng vẫn luôn miệng hỏi về con cá bống của cô Tấm, về con mãng xà vương mà Thạch Sanh vung búa chặt đầu, còn ông luôn tay quạt cho con. Thế rồi ông bỗng thấy con gái không hỏi nữa. Ông vẫn kể, còn con bé con cứ nằm im, không cựa quậy. Mới quay sang nhìn thì thấy nó nằm đờ đẫn, hai chân hai tay thả lỏng trên giường, mi mắt đang khép lại. Ông hơi nhấc đầu dậy để nhìn vào khuôn mặt con lúc nó đang đi vào giấc ngủ. Điều nhớ đến tận hôm nay, điều làm ông bỗng đêm nay nhớ lại chính là đôi mắt con Phương. Đôi mắt mới chỉ hơi khép, con ngươi nhỏ đi đôi chút, đôi mắt trong leo lẻo, tinh anh bỗng trở thành đờ đẫn đang khép nhỏ dần, nhỏ dần cho tới khi hai hàng mi rợp vào nhau. Con bé đã ngủ.

Đôi mắt của đứa con gái nhỏ trở về ám ảnh ông. Bây giờ về già ông mới hiểu khi người ta đi vào giấc ngủ là như thế, dù có người thân ở bên cũng hoàn toàn chỉ một mình. Như khi người ta đi vào cõi chết. Dù có bao người ở bên cũng là chỉ một mình. Thiếp đi. Thiếp đi một đêm cũng như thiếp đi không bao giờ trở dậy.
Chẳng ai có thể chen vào. Chẳng ai có thể giúp đỡ. Chẳng ai có thể cùng đi. Dù là những người thân yêu nhất. Chỉ một mình đơn độc. Ông sợ lúc ấy. Lúc cô đơn đi vào cõi ấy. Cũng như bây giờ ông sợ những đêm dài của tuổi già trằn trọc, thật khó khăn để ông cô đơn đi vào giấc ngủ.

Đã không ngủ được thường hay nghĩ ngợi nhiều chuyện. Ông nhớ đến ngôi nhà của bố mẹ khi ông còn bé tí, ngôi nhà đã bị Tây đốt từ lâu, hồi cải cách, nền đất, sân vườn đã đem chia cho nông dân, và khi có chủ trương sửa sai, bố mẹ ông không được nhận lại. Ông nhớ đến những trận mưa rào đầu mùa, chạy ra sân bắt cá rô rạch, đến đám bọt trứng chão chuộc vừa đẻ đêm qua trắng xoá bám vào góc bể. Và trong bể nước mưa đầy, con chão chuộc mẹ thấy người, lặn xuống, hai chân dài nâu bóng đạp nước mưa trong vắt lao đi dưới đáy bể tìm chỗ nấp. Thật là những sự kiện tưng bừng.

Bố mẹ ông đã mất từ lâu. Ngôi nhà không còn nữa. Mảnh vườn, cái ao cũng biến đổi hoàn toàn. Mỗi lần về quê, ông không dám trở lại đấy, nơi chôn nhau cắt rốn của ông. Nó làm ông buồn. Với lại những người được chia quả thực, những chủ nhân một thời là mới của cơ ngơi ấy cũng đã chết, đã đi nơi khác. Ngôi nhà đã qua bao chủ và giờ đây là con cháu họ. Họ chẳng biết ông là ai cũng như ông không biết họ là ai. Thật đúng là vật đổi sao rời. Thôi thì cứ có một ngôi nhà tuổi thơ trong tưởng tượng. Chỉ đến khi ông chết ngôi nhà ấy mới không còn nữa.

Ông sợ chết. Cái chết chẳng tha một ai. Chỉ một điều an ủi là ai rồi cũng phải chết. Ông buồn. Vì nghĩ nó đang chờ đón ông và cả bà nữa. Đã có lần ông bảo bà:
-Đằng ấy phải chết sau tớ. Vì đằng ấy chu đáo quá.

Ông đã nghĩ đến ngày giỗ ông sau này rồi đấy. Và thỉnh thoảng hai ông bà vẫn mình mình tớ tớ như vậy. Đôi khi còn gọi nhau là đồng chí nữa. Cách xưng hô suốt thời gian trẻ trung, sôi nổi những khi phấn khởi quý thương nhau. Chẳng hạn như trở dậy từ giường mình, bà nhẹ nhàng bước tới giường ông, vén màn trườn vào nằm sát cạnh ông. Ông nằm nghiêng quay người ôm lấy bà nhè nhẹ và bà cọ người vào người ông, suốt từ bàn chân tới vai ông, nơi bà áp má vào:
-Đêm qua đồng chí có ngủ được không?

-Ngủ tốt.

-Em ngủ không biết giời đâu đất đâu.

Rồi bà trở lại nằm ngửa song song bên cạnh ông. Ông lấy cạnh bàn chân khẽ chạm vào gan bàn chân bà. Những bàn chân biết nói. Tiếng nói im lặng suốt một thời trẻ trung nay vẫn nhớ như in. Bà biết phải làm gì. Bà biết ông muốn bà gác một chân lên chân ông. Bà đã làm như ông bảo và chờ một mệnh lệnh tiếp theo. Bàn chân ông lại chạm tiếp vào bàn chân bên kia của bà. Bà ngoan ngoãn nhích một chân nữa ra phía mép giường, hai chân làm thành một góc rộng. Như suốt mấy chục năm bầu bạn cùng ông, bà đã làm như vậy. Như khi bà mới hai mươi tuổi. Nhưng không giống hồi hai mươi tuổi, khi ông đặt tay lên nơi giữa hai chân xoè rộng, bà nằm im trong nỗi sung sướng rạo rực đợi chờ, giờ đây bà nắm tay ông nhè nhẹ, giữ bàn tay ông trong hai bàn tay mình. “ Thôi. ích gì đâu...” Hai bàn tay bà dịu dàng nói vậy. Ông hiểu và để nguyên tay mình trong tay bà. Cả hai đều ngấm sức mạnh của thời gian. Những ngày trẻ trung như vừa mới qua đây thôi. Những ngày đêm trăng mật kéo dài năm tháng. Cái động tác bà trườn lên nằm cạnh ông vẫn giống hệt những ngày xưa, dù không còn vẻ hớn hở rạng rỡ của lòng ham muốn. Nhưng vẫn thương yêu như thế. Vẫn đằm thắm ngoan ngoãn, hoàn toàn thuộc về ông, sát gần ông như thế. Vẫn là những ngôn ngữ ấy của cơ thể dù chỉ là cái chạm khẽ của cạnh bàn chân. Dù hai cơ thể đều đã méo mó, biến dạng, thảm hại đến nỗi cả hai không dám nhìn vào nhau lúc ấy. Ngày xưa chẳng bao giờ hai người lại ngủ hai giường như thế này. Như mọi cặp vợ chồng trẻ đầu gối tay ấp khác, gần như đêm nào cũng là đêm ân ái mặn nồng. Bà bao giờ cũng là người tắt đèn và lên giường sau ông. Khi thay quần áo, để vận vào người những thứ xấu xí, vá víu chỉ mặc lúc đi ngủ, bà biết sau tấm màn xô, ông đang ngây ngất nhìn thân hình trẻ trung thon thả căng mọng sức sống của bà. Nhiều khi trời rét, bà cũng chẳng mặc quần áo và cứ khoả thân như thế trườn vào chỗ ông nằm. Bà biết ông đang chờ đợi bà, và trong tấm chăn bông, cũng hoàn toàn khoả thân, ông nằm nghiêng, một tay nhấc cái chăn lên đón bà. Người ông ấm sực áp lấy bà, truyền hơi ấm cho bà. Hai người cảm thấy hết vẻ đẹp thân thể và ngọn lửa trong nhau. Tuyệt vời thay là khi người ta còn trẻ. Người ta có thời gian trước mặt. Người ta có sức khoẻ. Người ta chẳng nghĩ ngợi gì nhiều. Người ta có tất cả để cho nhau, để động viên nhau sống, vượt qua những khó khăn. Và để cùng nhau tới thiên đường.

Có mấy ngày hai người không cùng nhau tới thiên đường. Cuộc tình bắt đầu khi ông là một chàng trai hai mươi bẩy tuổi và bà Thu là một cô gái hai mươi. Gia đình không đồng ý cho bà lấy ông vì ông thành phần địa chủ. Nhưng không gì ngăn được cô gái hai mươi lần đầu yêu và được yêu. Bà nói dối mẹ rằng bà đã trao thân cho ông và giờ đây không thể lấy một người nào khác. Sáng kiến ấy của bà đặt các cụ trước việc đã rồi. Sáng kiến ấy khiến ông hiểu bà nặng lòng với ông nhiều lắm. Tràn ngập tình yêu và lòng biết ơn, ông ôm bà, bế bổng bà lên: “Đừng vu oan cho anh. Chỉ khéo nói điêu thôi. Bây giờ phải chữa ngay cái bệnh vu khống đồng đội đi!”

Bà sẵn sàng chữa bệnh vu cáo ông một khi bố mẹ đã đồng ý cho bà lấy ông, không những thế lại còn giục gia đình ông sang làm lễ ăn hỏi rồi cưới cho nhanh. Hai người yêu nhau ban ngày và ông thấy bà mới đằm thắm, tuyệt vời và kỳ diệu làm sao. Vừa e thẹn, lại vừa như vẫn chờ đợi từ lâu. Rồi bà khóc. Khóc vì hạnh phúc. Ông ôm lấy bà, gọi bà là quả bom nổ chậm khiến bà bật cười.

Chỉ một lần ấy trước khi cưới thôi. Bà bảo bà chiều ông vì bà không muốn làm kẻ vu cáo. Vì ông bảo bà là quả bom nổ chậm. Với lại đám cưới tổ chức cũng chỉ mươi ngày sau đó.

Tuần trăng mật. Cuộc sống sau ngày cưới là tuần trăng mật kéo dài cùng năm tháng. Thời ấy rất khó khăn. Khái niệm du lịch không có trong đầu mọi người cũng như trong đôi vợ chồng trẻ. Nhưng họ đâu cần gì nhiều. Chỉ một khoảng không gian riêng. Khi đi làm về, khép cánh cửa buồng, được hoàn toàn tự do với nhau, cái diện tích hai mươi mét vuông, nền đá hoa đã bị ghẻ nhiều chỗ nhưng lúc nào cũng được lau bóng ấy là tất cả các nơi nghỉ danh tiếng trên thế gian này cộng lại. Còn hơn thế. Bởi vì cộng tất cả những danh lam thắng cảnh lại cũng chẳng phải thiên đường. Còn đây, thiên đường đang trong vòng tay họ. Đã có lần ông gọi bà là thiên đường của ông và khi bà bĩu môi thì ông nói thêm ông biết chỗ nào là cánh cửa thiên đường, và ông có chìa khoá mở cánh cửa ấy. Và bà đã thưởng cho ông một chuyến đi tới thiên đường. Giờ đây ông mới hiểu thế nào là sống một cách đầy đủ, trọn vẹn. Phải là cuộc sống lứa đôi, có vợ có chồng. Ông thương những cặp vợ chồng ly thân. Ông không thể hình dung hai vợ chồng lại có thể ngủ riêng và không cùng nhau làm chuyện ấy. Như vậy cuộc sống không còn là cuộc sống. Không thể gọi là cuộc sống nếu thiếu đi chuyện gối chăn. Đó là món quà tặng diệu kỳ của tạo hoá. Như ông, cuộc sống sẽ là gì nếu thiếu đi tình yêu của vợ ông, thiếu đi cái cơ thể con gái, cơ thể đàn bà tuyệt vời của vợ. Điều đó làm tăng thêm tình yêu giữa hai người. Cả khi đã trên dưới năm mươi.

Đến nhà những người bạn lớn tuổi, ông biết vợ chồng họ ngủ riêng. Mỗi người một giường. Cũng là qua câu chuyện thôi, họ nhắc tới một cách thản nhiên như cuộc đời khi về già tất yếu phải như vậy. Ông thấy buồn cho họ. Thương họ. Chẳng lẽ hành trình đời người là như thế. Bắt đầu là chỉ có một mình. Lớn lên là cuộc sống có đôi. Rôi khi về già lại chỉ một mình dù vẫn hai người. Đận một mình này để chuẩn bị cho sự xa nhau vĩnh viễn. Khi chết là chỉ có một mình. Cũng như khi ngủ chỉ có một mình. Ông chống lại chuyện ấy. Không, dù hai vợ chồng ông đã già, ông cũng vẫn không ngủ riêng. Làm như vậy là công nhận cuộc đời đã chấm hết từ đây, là sắp chết chứ còn gì.

x

Ông không nói cùng bà nhưng bà cũng hiểu được ý ông. Thì đã cả đời chung sống, con sống có, con chết có, chia sẻ cùng nhau mọi chuyện vui buồn, mọi gian lao vất vả, làm gì phải nói thành lời mới hiểu nhau.

Hai người vẫn nằm ngủ bên nhau, vẫn cọ bàn chân vào nhau, vẫn hiểu từng tiếng nói của cơ thể, vẫn nói cùng nhau thứ ngôn ngữ lặng câm ấy, nhưng cũng chỉ là ôn lại một câu chuyện cũ đã xa lắm mà thôi. Họ không nhớ được lần họ yêu nhau cuối cùng là bao giờ nữa và một lần cả hai cùng muốn thử lại chuyện ấy. Như một sự vùng lên kháng cự. Và cũng là để ghi nhớ chính xác ngày tháng của sự kết thúc. Thế thôi. Nhưng lẽ ra họ không nên làm như vậy. Không nên. Bởi vì thất bại. Dù hai người đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thất bại thảm hại. Một phế tích và một phế đô! Họ biết họ đã bị giằng khỏi vòng tay nhau rồi.

Bà xót xa cho ông khi đi chợ về thấy ông đang nửa thức nửa ngủ trong chiếc ghế xô pha. Ngả người trên chiếc ghế mây đã rách, mắt ông đờ đẫn nhìn vào cái ti vi không bật. Một khi ta nhìn chăm chăm vào cái ti vi không bật thì màn hình mầu xám đục của nó bỗng giống hệt một con mắt chết. Hai con mắt sống nhìn vào một con mắt chết đang trân trân nhìn lại.

Bà đưa gói quà cho ông. Bà mua quà cho ông như người mẹ mua quà cho con nhỏ. Ông hỏi bà:
-Bà có nhớ cái lần hai vợ chồng bị sốt xuất huyết rồi sau đó ông đèo bà về quê ra không nhỉ?

-Nhớ. Nhớ. Cái lần ông bắt bà ăn phở chứ gì?

Ông cười:
-Ngày ấy khổ quá nhỉ.

Ngày ấy thấy khổ, nhưng bây giờ nghĩ lại thấy vui vì đó là một kỷ niệm đẹp. Ngày ấy từ quê ra, đèo nhau qua hiệu phở, ngửi mùi thơm ngào ngạt, quyến rũ, hai vợ chồng cùng thấy đói, thấy thèm và bảo nhau vào ăn phở. Nhưng khi lục túi chỉ con ba trăm. Đúng một bát phở chín. Không hơn. Ai ăn? Bà bảo ông ăn vì trông ông gầy quá. Ông bảo bà ăn. Bà bảo thế thì không ai ăn cả. Cùng về. Nhưng ông biết bà đã nhịn thèm nhịn nhạt, nhường chồng con bao nhiêu năm rồi. Ông quát lên khe khẽ, bắt bà phải ăn. Bà vâng lời ông. Ông còn dặn bà: Nửa bát đầu cứ thế ăn, nửa bát sau hãy cho chanh ớt. Như vậy em được ăn hai thứ phở. Bà ngoan ngoãn bước vào hiệu. Ông đứng ngoài vỉa hè với chiếc xe đạp chờ bà.

Cầm gói quà bà đưa, ông nhớ lại những chuyện từ ngày nảo ngày nào. Ông thương mình. Ông thương vợ. Lại càng xót thương khi thấy bà ngồi lục lọi các thứ bỏ đi trong đống hòm xiểng, giẻ rách, quần áo cũ, lôi ra một gói ni lông vuông vức, quấn rất chặt mà chính bà cũng không biết là gói gì. Thì ra hai bánh xà phòng giặt Liên Xô 72%, báu vật một thời. Bà chìa cho ông:
-Ông xem. Em quên bẵng đi này. Xà phòng dạo ấy mình nhập rau câu cho Cá Hộp được mua đối lưu đây.
Lục lọi sắp xếp lại tủ, lần tìm các giấy tờ là thú vui của bà. Bà reo lên khi tìm thấy tờ đăng ký kết hôn của hai ông bà và ngơ ngác hỏi ông:
-Sao có ai viết bậy vào đây nhỉ?

Hai ông bà cùng châu đầu vào dòng chữ nguệch ngoạc như gà bới viết bằng mực tím bên lề tờ giấy đã ngả mầu vàng: Giường ba xà 1. Màn đôi 1. Chợt ông reo lên:
-Mậu dịch ghi đấy. Phải đem đăng ký kết hôn tới mậu dịch mới mua được màn, được giường. Mình không nhớ à?

Sau hồi ức này hai ông bà cùng hiểu ngay khi nhìn dòng chữ ghi ở tờ giấy khai sinh của con gái: Bô một chiếc. Phải mang bản chính giấy khai sinh tới cửa hàng, mậu dịch mới bán cho một chiếc bô có nắp. Và chỉ được mua một lần.

Cuộc sống thật vất vả khó khăn nhưng dù sao cũng vẫn tuyệt vời. Khi người ta trẻ người ta dễ dàng vượt qua tất cả. Nhất là lại có một người bạn đời cùng mình chia ngọt sẻ bùi, chia sẻ đắng cay. Tình yêu nồng cháy ngày xưa giờ đây thay bằng nỗi xót thương nhau, bởi vì cuộc đời họ chẳng được hưởng mấy thú vui, ngoại trừ tình yêu của họ. Sự đam mê và cho nhau tất cả ấy không còn nữa. Cái kết thúc đang đến gần. Hai ông bà cùng hiểu họ sắp phải xa nhau vĩnh viễn và không chịu công nhận điều ấy. Họ không chịu ngủ riêng như những cặp vợ chồng già khác. Vẫn là nằm cạnh nhau, với những tiếng nói không thành lời, thứ ngôn ngữ của cơ thể. Dù chỉ là gợi lại những kỷ niệm xa vời. Rõ ràng đấy là sự ương bướng cố chống lại quy luật. Bởi vì sau đó cả hai cùng nằm nghiêng quay lưng vào nhau để đi vào giấc ngủ. Thói quen nằm nghiêng quay lưng vào nhau chẳng biết hình thành từ bao giờ nữa. Có lẽ do cái mùi của thời gian lưu cữu trên da thịt họ, trong tình yêu của họ. Lại còn bao điều bất tiện khác. Như cái đồng hồ sinh học của hai ông bà giờ đây trái ngược nhau: Bà nằm xuống giường là ngủ nhưng lại dậy rất sớm, thường là từ ba bốn giờ sáng, còn ông ngược lại. Lúc bà thức là lúc ông ngủ ngon. Lúc bà ngủ ngon là lúc ông thao thức và cố gắng nằm yên để bà ngủ. Đó là chưa kể tiếng ngáy của ông. Tiếng ngáy mà những lúc vui bà bảo chỉ có bà chịu được mà thôi. Bởi vậy khi bà bị một trận ốm tưởng chết, phải ngủ riêng cũng là bắt đầu thời kỳ mỗi người một giường kéo dài cho đến tận hôm nay. Và cả hai cùng thấy được nằm một mình thật dễ chịu biết bao. Tha hồ vật vã giở mình, tha hồ nghĩ ngợi, tha hồ thao thức, tha hồ ngáy cũng như dậy đi tiểu đêm, chẳng ảnh hưởng đến người khác.

Dù đã ngủ riêng nhưng thỉnh thoảng bà vẫn trườn vào giường ông chốc lát, lúc trước khi đi ngủ hoặc buổi sớm mai ngủ dậy. Để được cọ vào người ông. Để được nghe thứ ngôn ngữ từ bàn chân ông và đáp lại bằng tiếng nói của chân bà. Rồi ai lại nằm giường người ấy. Nằm im. Hoặc bỗng nhớ ra chuyện gì thì nói. Thường là những chuyện trên báo chí. Như đêm nay, tắt đèn đã lâu, tưởng đã ngủ rồi, ông bỗng bảo bà:
-Ti vi vừa đưa tin một vũ trụ mới đang hình thành cách quả đất mười ba tỉ năm ánh sáng.

Không biết bà đã ngủ chưa mà không lên tiếng. Ông lẩm bẩm một mình:
-Mười ba tỉ năm ánh sáng. Khủng khiếp quá. Chẳng biết ngoài cái mười-ba-nghìn-triệu-năm-ánh-sáng ấy là gì? Cứ cho là một vũ trụ nữa đi. Thế ngoài cái  “vũ trụ nữa” ấy? Lại ngoài nữa? Ngoài nữa...

Giường bên, tiếng bà thở đều đều.

Nằm co trên giường, ông nghĩ tới vũ trụ không cùng.
                                                                                       
2004





Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Bùi Ngọc Tấn - Những người đi ở


Bùi Ngọc Tấn

Có tiếng chuông điện thoại đổ hồi. Đang ngồi rù trên ghế, ông Hào vụt nhanh nhẹn hẳn bước tới chiếc tủ ly, nơi đặt máy điện thoại.


- A lô. Ông Huyên đấy phải không?
Không phải giọng trầm đều đều chậm rãi quen thuộc của ông Huyên, đầu kia là tiếng một phụ nữ:
- Xin lỗi, có phải nhà ông Hào đấy không ạ?

Ông Hào ngạc nhiên. Ai? Ai gọi cho ông thế nhỉ? Ba năm trời vào đây chỉ có một người duy nhất gọi điện thoại cho ông là ông Huyên.

- Vâng. Tôi là Hào đây.

- Chào ông Hào nhé. Ông không nhận ra tôi à?

Nói thế rồi im lặng, dường như bắt ông đoán, tự mình phải nghĩ ra bà ta là ai. Ai? Rõ ràng ở cái thành phố này ông không quen thuộc một người nào khác ngoài ông Huyên. Lại càng không quen một người đàn bà nào. Hay bà Huyên, bà Huyên mới vào?

Có tiếng cười trong máy:
- Không nhận ra phải không? Quên hết bạn bè rồi. Tôi nghe tiếng ông tôi nhận ra ngay

- Có phải bà Tuyết không?

Ông reo như hét vào máy. Và nghe rõ tiếng cười dòn tan ngay bên tai của người đối thoại. Đúng bà Tuyết thật rồi.

- Tôi đây. Tuyết đây. Tuyết tài vụ đây. Nhận ra rồi hở?

- Bà Tuyết! Bà vào bao giờ đấy?

- Ba tháng rồi!

- Ba tháng rồi cơ à? Thế mà tôi chẳng biết gì cả. Ba tháng mà không lại tôi chơi.

Ông Hào nói như trách móc.

- Cứ định lại ông lâu rồi. Nhưng một mình không dám đi. Các cháu thì bận. Sáng nay đến ông Huyên, biết được số điện thoại của ông...

- Thế bà vào được lâu không?

Có tiếng bà Tuyết thở dài trong máy:
- Không biết đến bao giờ ra được đây. Nó bảo tôi vào ngay, chữa cháy, thế là phải vào...

Cuộc đàm thoại kéo dài dễ cả tiếng đồng hồ. Sau những câu chuyện về tình hình mùa màng miền Bắc, tình hình điện nước, sinh hoạt đời sống chung và bè bạn ngoài ấy, ông Hào biết bà Tuyết vào ở với cô con gái và anh con rể để trông đứa cháu gái bé hơn một tuổi và con chị nó đã lên bẩy đang học lớp hai. Bởi vì cái cô Hương Sen nào đó đã về quê. Qua điện thoại có thể thấy bà Tuyết vừa nói vừa cười:
- Ối giời! Vào đây thay cô Hương Sen!

Ông Hào áp ống nghe vào tai, vừa nghe vừa cười một mình về cô Hương Sen mà bà Tuyết thay thế. Cô Hương Sen chính là cô Sen, cháu họ anh con rể bà. Ở một làng Hải Hưng nào đó cô có tên Sen. Vào đây thêm một chữ Hương. Thế là thành cô Hương Sen.

- Mới vào đây thì xấu. Vào mấy năm, ăn trắng mặc trơn, dậy thì xinh lắm. Một chiếc răng khểnh, da trắng hồng, mặc bộ đồ mút xơ lin, các chàng trai chết mệt. Nửa đêm còn điện thoại reng reng. Chúng nó hoảng quá. Tưởng tôi hay ai ở ngoài ấy làm sao. “Thưa chú, cháu hỏi cô Hương Sen”. Thế có chết không cơ chứ. Bạn trai. Bạn trai sinh viên. Mê cô Hương Sen lắm.

Tiếng bà Tuyết cười dòn qua máy. Ông Hào cũng cười. Cười lặng lẽ. Bà Tuyết kể tiếp:
- Một hôm còn liều lấy xe Dream đi chơi với bạn trai. Giỏi thế. Không tập bao giờ mà biết đi. Đèo cả con bé con đi. Đến chiều mới về. Con bé em bị sốt mãi. Cứ tưởng nó làm sao. Đến khi hàng xóm nói mới biết.

Bà Tuyết vẫn như vậy, như những ngày còn đi làm ở Xí nghiệp vận tải ô tô với ông. Vẫn vui chuyện, đã bắt vào chuyện là không thể dứt, vẫn cứ chuyện nọ tiếp chuyện kia, hài hước sinh động và dễ mến. Kể về họ hàng, bà Tuyết là chị - bà lấy một ông anh họ xa về đằng ngoại ông Hào. Nhưng hai người cư xử với nhau như bạn, bởi vì họ đã có một thời gian hơn hai mươi năm cùng làm ở xí nghiệp ô tô vận tải. Bà Tuyết vẫn đang say sưa với cô Hương Sen mà bà phải vào thay:
- Lại một hôm chị Hương Sen khoá nhốt hai em đang ngủ trong nhà, đi Đầm Sen với người yêu. Đi suốt từ sáng đến chiều. ở nhà, hai đứa dậy khóc như ri. Hàng xóm thấy thế, đứng ngoài cửa bảo con nhớn: "Có biết số điện thoại của bố không?” Nó mới đi gọi điện thoại. Thằng bố cẩn thận, gài mã sẵn. Chỉ ấn nút số 2 là đến chỗ bố. Bố nó phóng vội về, tìm thợ, thuê phá khoá vào nhà. Nhà cửa cứt đái lanh tanh bành, lộn tùng phèo lên. Bố mẹ nó mới điên, lấy vé tầu cho ra Bắc ngay. Nào thế đã xong, còn phải đưa lên tận toa, chờ tầu chạy mới về, không ngộ nhỡ nó đi đâu thì chết. Mấy hôm sau lại điện về làng. Biết nó về nhà rồi mới yên tâm.
Ông Hào cười vang. Lần này cười thành tiếng. Cười dòn. Chao! Được chuyện với người cùng cảnh, được cười, sung sướng biết bao! Ông kêu to:
- Thế là bà Tuyết phải vào làm hình nhân thế mạng.

Tiếng bà Tuyết đầu kia léo nhéo:
- Chúng nó bảo vào chữa cháy. Ba tháng rồi. Nghe chừng còn phải ở đây lâu ông ạ. Thế mới gay chứ.
Bà Tuyết than thở. Ông Hào giọng đầy thông cảm nói ra cái điều ông đã xác định mấy năm nay rồi:
- Mình ra ngoài ấy cũng chẳng có việc gì mà chúng nó ở đây thì đang bí. Thương con thương cháu, chẳng nỡ...

Câu chuyện giữa hai người dừng lại ở đấy vì có tiếng trẻ con khóc vang vọng ở đầu dây bên kia. Và tiếng bà Tuyết:
- Em đấy hử. Em đã dậy đấy hử. Bà đây. Bà đây. Thôi nhé. Cháu nó dậy rồi. Để khi khác nhé.

Ông Hào cúp máy. Đang đà phấn khởi, bốc, ông lại nhấc máy, bấm số, đưa máy áp vào tai chờ đợi. Tiếng tút tút quen thuộc của máy và tiếng nhấc máy ở đầu đằng kia.

- Xin chào ông Huyên.

- Ông Hào đấy à? Đang làm gì đấy?

- Bà Tuyết vào mà ông không bảo gì tôi cả.

- Thì bà ấy mới đến đây chơi buổi sáng. Tôi cũng có biết đâu. Như thế là mãi hôm qua bà ấy mới gặp cô Hồng ở chợ. Ông không biết cô Hồng. Cô Hồng cùng học lớp tài vụ với bà ấy ở Rế cơ. Cô Hồng cho bà ấy biết địa chỉ tôi. Thế là sáng nay hai bà cháu đi xích lô đến. Bà ấy vừa gọi điện cho ông à?

-Vừa gọi xong. Vào được ba tháng nhưng nghe chừng đã thấy khó chịu lắm rồi.

- Bà ấy cũng nói với tôi thế. Tôi bảo bà ấy hãy học tập tôi đây này. Bẩy năm rồi. Ông Hào loáng một cái  cũng ba năm rồi.

- Lắm lúc người cứ bã ra ông ạ. Ăn chẳng buồn ăn. Ốm không ra ốm. Khoẻ không ra khoẻ.

- Nguy!

Cả hai phía đều vang lên tiếng cười. Nguy là câu nói  cửa miệng của ông Hào. Nguy cũng là tên bè bạn đặt cho ông. Ông Hào có rất nhiều biệt danh. Từ thời ông còn đi làm thợ sơn ở xí nghiệp vận tải ô tô. Thoạt đầu bè bạn anh em gọi ông là Ông Nan giải. Cái gì với ông cũng là Nan giải. “Gạo sang kỳ mà mãi cuối tháng chưa bán. Chậm hơn hai chục ngày rồi. Nan giải đây.” “Chủ nhật vừa rồi về quê. Bà xã đi làm thuỷ lợi, vác đất thế nào lại sút lưng. Nhân công chủ lực nằm đấy. Nan giải quá.” Về sau anh em gọi ông là Nghiệt. Vì ông không nan giải nữa. Ông nghiệt. Lốp xe hỏng rồi, mòn quá rồi. Trơ cả vải bố ra rồi. Nghiệt rồi. Vào năm học mới, mỗi thằng con mười mấy đồng tiền sách vở. Hai thằng nửa tháng lương chứ ít à! Nghiệt. Rét rồi, hai ông tướng chưa có áo rét. Nghiệt! Chưa nghĩ ra khoản nào đây...

Cái tên thứ ba, cái tên cuối cùng của ông là Nguy. Một cấp độ cao hơn Nghiệt. Nguy rồi. Cả vụ hợp tác chia cho bà xã mười lăm cân thóc tươi. Sống ra sao đây. Từ nay đến mùa nghe còn dài lắm. Có con lợn định cân nghĩa vụ thì lăn đùng ra chết. Thế mới nguy chứ! Vân vân và vân vân.

Ông Hào rất nhớ nhà, nhớ miền Bắc. Nhưng nhà bây giờ cũng chẳng có ai. Bà cũng sang phố ở với anh con lớn, trông con cho nó. Còn ông thì vào tận trong này. Khi còn trẻ, bà ở quê, ông làm công nhân xí nghiệp, chủ nhật còn được gặp nhau. Bây giờ già, ông bà lại đâm ra lênh đênh biền biệt mỗi người một phương.

Thực ra ông toại nguyện lắm. Ông đã gây dựng cho hai anh con trai có nghề nghiệp, có vợ con, bây giờ chúng lại có nhà cửa ở thành phố, điều bao người mơ ước. Nghĩ lại cơ đận nuôi con ăn học mà rợn cả người. Với phương châm nổi tiếng về ăn uống của ông là qua cổng vào làng, ông đi phục kích những xe ô tô chở rau cho Công ty thực phẩm, kiên nhẫn chờ đợi tới tận nửa đêm. Các chàng lái xe thế nào chẳng quẳng cho ông khi một túi nặng xu hào bánh xe, khi hàng ôm rau muống. Rau mậu dịch thường ôi, dập nát những cũng tốt chán. Tiện chiều thứ bẩy đèo về nhà. Còn không thì rải xuống gầm giường cá nhân, nấu dần, nhiều rau tức thì bớt gạo, lại dôi ra được mấy đồng thêm vào đong mạch, đong ngô viện trợ cho ba mẹ con. Ông thành thật suy nghĩ: Giá con người ta không phải ăn thì sung sướng biết bao nhiêu. Cho nên khi anh em trong tổ sản xuất động viên nhau cai thuốc lá, ông bảo:
- Các cậu không cai được thuốc là xoàng. Ông Hào đang định cai cơm tẻ đây.

Tất cả cười ầm, nhất trí rằng nếu ông Hào cai được cơm tẻ thì hoàn toàn sung sướng, hoàn toàn tự do, không phải đi làm “cũng chẳng sợ thằng đếch nào”. Không thể cai cơm được nên ông Hào thật đau lòng khi thấy vợ con ông đều ăn đói, nhất là khi “hai thằng” đi tát được tí cá về nấu nồi riêu, chan và được hai bát, nồi cơm đã trơ đáy. Tội nghiệp, chúng đang tuổi ăn, tuổi lớn. Sức ấy ngày xưa ông ăn tám bát cơm gạo bãi chưa no.

Khó khăn đến đâu cũng cố nuôi con ăn học, những cố gắng tưởng kiệt sức của hai ông bà đã đơm hoa kết quả. Ông tự hào về hai người con. Anh con lớn ở Hải Phòng là máy trưởng một tàu chạy ven biển, nhà cửa chẳng thể nào bằng thằng em ở thành phố Hồ Chí Minh, nhưng cũng là nhất xã. Còn nhà cậu em, cậu lái máy xúc công trường thủy điện thì chao ơi, bước vào cứ mát lạnh cả người. Khi mới vào đây, đi trong căn hộ khép kín của anh con thứ, khuôn mặt ông cứ ngời lên.

Niềm sung sướng tự hào ấy bây giờ ẩn một nơi nào đó, còn lại là nỗi buồn, nỗi nhớ miền Bắc, nhớ nhà, nhớ bà, nhớ bè bạn, nhớ làng quê. Nhưng ông biết còn lâu ông mới được ra ngoài đó, còn lâu ông mới được chuyện trò cùng bà, còn lâu mới được lang thang xóm làng, nói những câu chuyện tầm phào. Ông bật cười và xấu hổ đỏ mặt khi nhớ đến hồi mới vào, ông cũng cứ quen tác phong quê mùa, tạt vào nhà này, nhà khác thăm hỏi chuyện gẫu . Mãi sau mới biết trong này người ta không thích kiểu như vậy.

Thì ông ra hẻm, đứng chuyện với mấy anh đóng cọc cừ. Ông nhìn anh ba gác máy đang chui xuống gầm xe vặn vặn sửa sửa. Rồi ông vào nhà. Ông lại ra cửa. Ông lại đi vào. Thững thờ. Bần thần. Giơ tay bật ti vi. Lên một hình gì đó. Tắt ngay. Đi quanh quẩn trong nhà. Chân giẫm lên nền đá hoa mát lạnh. Và lại bật ti vi. Lần này thì ngồi xem. Chương trình gì cũng xem. Kéo ghế lại gần xem vì mắt ông kém. Có cái ti vi cũng như có một người nữa trong nhà. Chỉ tội cái người này nói nhiều quá. Cứ nói mà không nghe. Không cho người ta nói lại. Đành phải im lặng nghe. Im lặng nghe hàng giờ. Nhờ vậy ông biết anh chàng Tyson là võ sĩ quyền Anh số một thế giới. Nhưng chẳng ra gì. Trông thấy đàn bà là không chịu được. Maradona ông cũng khinh. Cái đồ nghiện hút. Giàu quá thành rửng mỡ.

Hình như ông nghiện nhạc nặng. Nửa tiếng đồng hồ ông toàn nghe những ục ịch ục ịch. Thứ nhạc như đánh vào dạ dày. Ông xài tuốt. Ông còn thích cả cải lương, cả chèo. Ông trở thành một người sành điệu.
Nói vui thế thôi chứ khi ông ngồi trước ti vi là gay rồi, là không chịu được nữa rồi. Ông rất hạn chế dùng ti vi. Vì mắt kém. Lại sợ bóng hình chóng già, chóng hỏng và nhất là tốn điện. Chẳng qua là buồn quá đấy thôi. Con trai ông ở công trường. Con dâu làm ở một trường bán trú tận đầu kia thành phố, năm giờ kém đã phải phóng xe đi. Con Nga cháu ông khi đó còn ngủ. Ai đánh thức nó dậy? Ai đánh răng rửa mặt cho nó? Ai cho nó ăn sáng, ai đưa nó đến trường. Đến chiều lại còn phải đón nó về, tắm rửa cho nó. Ông đã đưa nó đi học, đón nó về, tắm rửa cho nó từ lớp Chồi (1) đến lớp Lá(2). Nghĩa là mấy năm rồi.

Chao ơi! Thời gian! Giờ đây một ngày sao nghe dài thế!

*

Cái máy điện thoại thật tuyệt. Lúc ông gọi đi. Lúc nó đổ hồi, báo hiệu có người gọi đến. Thì quanh quẩn cũng chỉ có ba người: Ông, ông Huyên và bà Tuyết (bây giờ có thêm bà Tuyết). Ba người cùng làng, cùng học một trường tiểu học, cùng đi tham gia kháng chiến. Chỉ có ông Huyên học lên nữa, tốt nghiệp đại học sư phạm, còn ông Hào và bà Tuyết thì rẽ ngang. Cả ba đều đã ngoài sáu mươi và đã nghỉ hưu mấy năm nay rồi. Ba người có nhiều kỷ niệm chung và nay lại cùng hoàn cảnh: Cả ba đều đã đem hết sức mình gây dựng cho con và lại cùng vào thành phố Hồ Chí Minh ở với con.

Dạo mới vào đây, bị hấp dẫn bởi thành phố Hòn Ngọc Viễn Đông này, ông Hào lấy xe của con đạp văng mạng. Một túi cóc treo ghi đông, đạp từ Bình Thạnh xuống Chợ Lớn, từ quận Bốn sang quận Ba. Mệt, khát nước thì giạt vào vườn hoa ngồi nghỉ, giở cóc ra ăn. Lạc đường thì hỏi mấy đồng chí công an. Một lần đang ngồi thở, mấy “em” tới hỏi “anh đi chơi không?”, ông Hào cười: “Anh đang nghỉ ăn cóc đây em ạ”.

Nhưng đó là chuyện ba năm trước. Giờ ông chẳng đi đâu nữa. Phần vì mỗi tuổi một khác, phần vì phố xá lắm người lắm xe, sợ lắm. Bây giờ chỉ còn mỗi thú vui gọi điện thoại và mong đến chiều, đón con bé cháu về, tắm rửa cho nó, ông cháu nô đùa với nhau, chơi trò bán hàng với nó, bác bác tôi tôi với nó... Rồi chuẩn bị nấu bữa cơm tối.

Sung sướng làm sao khi tiếng chuông điện thoại réo vang trong căn nhà vắng vẻ.

- A lô. Ông Hào đấy phải không?

Ông nhận ra ngay ông Huyên.

- Hào đây. Ông Huyên hở.

Ông Huyên: Ông đang làm gì đấy?

Ông Hào: Đang kho cá.

Ông Huyên: Lau nhà chưa?

Ông Hào: Lau rồi. Trơn, ngã cái tí chết.

Ông Huyên: Bây giờ miền Bắc đang heo may. Đang mùa chim chèo bẻo đây.

Ông Hào: Bây giờ cũng chẳng còn chim chèo bẻo nữa đâu.

Ông Huyên: Trưa nay ăn gì?

Ông Hào: Nhì nhằng. Gặp gì ăn nấy. Không thì nhịn một lèo tới tối luôn.

Ông Huyên: Đằng tôi ăn uống linh tinh quá. Mình nấu cho chúng nó, chúng nó không ăn. Hôm thằng chồng dự chiêu đãi. Hôm con vợ. Bữa nào cũng thừa. Phải cất vào  tủ lạnh. Nhà nuôi một con chó, chó ta thôi, nhưng những thứ  đã qua tủ lạnh nhất định không ăn. Đã thử bắt nhịn đói ba ngày cũng không ăn. Đưa bát thức ăn cho chó, chó ngửi ngửi rồi quay đi. Chúng nó định đổ vào thùng rác. Tiếc của giời, tôi bảo cháu: “Đem đây cho bố”.

Hai người cùng cười trong máy. Ông Huyên nói tiếp: Toàn những thứ ngon thôi ông ạ. Đổ đi là có tội. Tôi cố. Được cái tiêu hoá mình tốt. Thành ra phần lớn mình toàn ăn của thừa. Các cháu nhà tôi nấu nướng nói đùa: “Cái gì chó ăn được là bố ăn được”.

Ông Hào thấy cần phải gọi điện thông báo cho bà Tuyết nguyên tắc về những thứ ông Huyên ăn được. Bà Tuyết bảo:
- Đằng này cũng thế đây ông ơi. Cơm cho chó nào những thịt những miến những nấm, hâm lại đổ ra bát cẩn thận. Nó vẫn không ăn. Mình tiếc, mình cố. Lắm hôm đầy chướng, vật vã cả đêm, đến khổ.

- Thế bà đang làm gì đấy?

- Gấp quần áo. Trong này gọi là gấp đồ. Quần áo của chồng để riêng, của vợ để riêng, của con lớn để riêng, con bé để riêng...

- Con bé con gửi nhà trẻ chưa?

- Rồi. Sáng ra thằng chồng đèo vợ đi làm rồi quành về nhà nói: “Ba bà mới được một bà”. Lại đèo tiếp hai đứa con đi.

- Thế chị ấy không có xe à?

- Có. Nhưng mệt, không đi được. Không ốm, chỉ mệt thôi. Đi làm về là tót lên gác nằm. Gọi xuống ăn, mãi mới xuống. Hỏi làm sao, thì bảo không làm sao. Chỉ mệt thôi.

- Thế sao hôm nọ đang nói chuyện bà lại cúp máy vội thế?

- à, vợ chồng ông chủ bà chủ đi đâu ấy tạt về. Cúp máy không nó bảo mình giống cô Hương Sen điện thoại suốt ngày thì chết.

Ông Hào gật gù tán thưởng. Chính ông cũng luôn giữ ý, không bao giờ gọi điện thoại trước mặt con. Bà Tuyết giọng buồn bã:
- Ngấy đến mang tai rồi ông ơi. Hôm nọ con bé con sốt. Dỗ bế, nựng mãi, ăn được một tí sữa. Bà cho ăn xong, mẹ đón con, thế là ồng ộc phun ra hết. Đầy nhà đầy quần áo. Con ở lại lau, lại hót. Vợ chồng gắt nhau. Không nói ra nhưng ý là tại bà tắm cho cháu, bị lạnh...

Ông Hào im lặng. Chẳng biết động viên bà Tuyết thế nào.

- Tôi muốn ra ngoài ấy quá rồi ông ạ.

Vẫn im lặng. Rồi như nghĩ ra điều gì, ông Hào bỗng hạ giọng thì thào, làm ra vẻ bí mật, sợ sệt:
- Thế thế bây giờ nhà chủ có đứa nào ở nhà không?

- Cái gì? Nói to lên nào.

Ông Hào thì thào khẽ hơn trước:
- Chủ nó đã có đứa nào về chưa?

Bà Tuyết đã hiểu. Bà phá lên cười:
- Chủ nó chưa về!

- Thế thế tớ hỏi đằng ấy ở đấy chủ nó có cho ăn no không?

- No. Có cả cà phê sữa.

- Tớ tưởng đằng ấy không được ăn no, tớ tìm cho đằng ấy một đám ở đằng này. Họ tốt lắm. Cho ăn no lắm.
- Tớ ở hơn cô Hương Sen nhiều. Nên chủ nó chiều lắm. Kiếm đâu được một người như tớ. Hôm qua vợ chồng nhà chủ bẩy giờ tối mới đánh ô tô về. Nhà cửa lau bóng. Con cái tắm rửa sạch sẽ. Cơm dọn sẵn trên bàn tinh tươm.

- Thế nó có thưởng cho đằng ấy cái gì không?

- Có. Tớ được đứng bên ô tô chụp ảnh. Mặc váy cẩn thận.

Lại cười. Chuyện buồn đã chuyển thành chuyện vui. Tìm vui chứ tìm buồn làm gì. Ông Hào chuyển sang giọng bình thường:
- Thế bác Huyên có hay gọi điện cho bác không?

- Có. Ông ấy dự định tổ chức một bữa gặp mặt ba chúng mình ở nhà ông ấy đấy. Thế nào cũng đến nhé.

*

Họ chờ đợi ngày N ấy náo nức như lũ trẻ chờ mong ngày tết vậy, ba vị là ông là bà đáng kính mà chúng ta đã biết. Cả ba liên tục gọi điện thoại trao đổi về chương trình nghị sự. Ông Hào, bà Tuyết cùng nhấn mạnh là không ăn thịt đâu đấy. Còn ông Huyên lại trả lời rằng không có thịt đâu, nhưng có món đặc sản rất tuyệt và nhất định không nói ra món đặc sản ấy là gì, nhất định giữ bí mật đến phút cuối cùng.

Đúng ngày hẹn ông Hào đi bộ đến nhà ông Huyên. Ông Huyên ở một hẻm thuộc trung tâm thành phố. Tuy xa, nhưng đường dễ đi, chỉ bốn cái ngoẹo.

Ông Hào đi bộ cho dãn xương cốt. Đi bộ để ngắm phố phường. Đi bộ vì không thể đi xe đạp được. Nghìn nghịt ô tô. Nghìn nghịt xe máy. Cái nọ cắn đuôi cái kia, nhất là ở những ngã tư đèn xanh đèn đỏ. Nhớ lại cái ngày mới vào đây, lấy xe đạp đạp vung các nơi, ông thấy mình đã thành ông lão rồi. Mới ba năm thôi. Vào cái tuổi ông, nó chuyển biến từng ngày ấy chứ.

Khi ông ấn chuông, ông Huyên ra mở cửa, ông càng tin chắc điều ấy: Mấy tháng không gặp nhau, ông Huyên nom đã khác đi nhiều.

- Sao? Ăn rồi hay sao mà ngậm tăm thế?

Ông Hào vất cái tăm đi:
- Em ngậm tăm cả ngày.

Có tiếng bà Tuyết léo nhéo trong bếp:
- Chào ông Qua cổng vào làng. Sao đến muộn thế? Ông Hào dạo này béo ra đây này.

Ông Hào cười:
- Ông Hào béo không để làm gì cả.

Và bước về phía bếp:
- Chào cô Hương Sen. Cô Hương Sen cũng béo ra. Vào đây ăn trắng mặc trơn có khác.

Bà Tuyết đang rửa rau dền đứng lên:
- Thế ông đã biết chuyện mới nhất về cô Hương Sen chưa? Hôm nọ thằng rể tôi đi công tác ra Bắc. Tranh thủ về quê, đến nhà cô Hương Sen chơi. Thấy trên tường treo một cái ảnh màu phóng to, lại cứ nghĩ: “Quái. Nhà này có người đi Hồng Kông hay đi Mỹ...”. Nhìn kỹ thấy cái váy đúng là váy vợ mình. Hoá ra cô Hương Sen chụp ảnh nằm trên giường đệm, chống tay nghếch đầu lên. Lại một cái ảnh cô Hương Sen đánh pi a nô, em bò dưới đất ngậm cháo phùng mang trợn mắt, tay níu váy chị, bát cháo thì đổ...

Chờ dứt tiếng cười, ông Huyên tuyên bố đầy tự tin:
- Thực đơn hôm nay: Cá rô don rán dòn. Tôm rang. Rau dền luộc. Mắm cáy.

Hai người khách reo lên:
- Ở đâu ra mắm cáy đấy?

- Thằng cháu Thái vừa mới ra Hà Nội họp. Tranh thủ về Hải Phòng thăm bà ấy nhà tôi. Bà ấy gửi cho một chai. Thực đơn thế được không? Ngoài ra còn một đĩa thịt gà rán và một đĩa bít tết.

Bà Tuyết xua tay:
- Thôi thôi ông ơi. Ông xếp hai cái món thịt của ông lại.

Ông Hào cũng bảo sợ thịt lắm rồi. Và ông thêm:
- Ngày xưa ăn được thì không có mà ăn. Hai bác biết không? Tôi đã ăn hết một cân thịt mỡ luộc.

- Ông chỉ bịa.

- Ai ăn được một cân thịt mỡ luộc!

Ông Hào nghiêm trang:
- Một cân thịt mỡ luộc mà lại không có muối. Nói đúng ra chỉ hai lạng ăn không muối thôi. Còn thì có muối. Cái tay Tuynh, phòng kế hoạch, bác Tuyết có nhớ không nhỉ, nó thương nó đẩy đĩa muối vào sau nải chuối nên không ai biết. Đúng hôm xe ô tô chở lợn bị cháy ở Quán Toan ấy, bác Tuyết nhớ không?

- Nhớ. Nhớ.

- Cả bọn đang ngồi hàng nước. Bà chủ quán mua về một cân thịt mỡ. Chắc là có giỗ chạp gì đấy. Thế là mới đố nhau. Tôi lúc luôn. Cái gì chứ cân thịt mỡ ông Hào xơi tốt. Không có muối cũng được. Nhưng mà ăn được khoảng năm lạng rồi thì kinh lắm hai bác ạ. Gắp miếng thịt lên nó cứ buồn buồn từ má chạy lên đến hết cả tai.

Ông Huyên hồi hộp:
- Thế có ăn hết không?

- Hết chứ! Không hết thì nguy. Tiền đâu mà trả.

Bà Tuyết lè lưỡi:
- Kinh. Nghĩ đến đã sợ. Đã thấy buồn tai rồi. Nhưng mà buồn tai thật à ông?

- Buồn thật. Tai nó cứ ghê ghê, buồn buồn khó nói lắm.

Ba người vừa làm bếp vừa chuyện. Bà Tuyết luộc rau. Bà Tuyết bảo:
- Rau dền ngoài Bắc bỏ lá, luộc dối. Rau dền trong này để cả lá ninh kỹ. Này hai ông vào đây lâu có quen không?

Ông Hào bảo:
- Chỗ tôi có một ông người Hà Đông vào ở với con trai. Mới vào tuyên bố hăng lắm: Sau tết tôi mới ra.
Chưa được một tháng, thỉnh thoảng tôi đi qua, trông thấy ngồi trong nhà cứ rù ra.

Bà Tuyết bảo:
- Chỗ tôi mới khổ. Nhà nào nhà ấy đóng cửa im ỉm. Tôi không làm sao kéo được cửa sắt. Nó không cho dầu để mở cửa thì kêu, chống trộm. Chúng nó đi làm, khoá cửa, mình trong nhà cứ như tù giam lỏng. Một hôm thèm ra quá. Xô được cửa xếp ra ngoài mà không sao đóng lại được. Cửa xếp nhưng lại còn ốp tôn cho kín, ngoài không nhìn được vào trong. Thế là cứ ngồi vỉa hè chờ. Thấy một thằng bé bán ngô nướng đi qua, mới mua một cái bắp ngô. Rồi nhờ nó đóng cửa hộ.

Ông Huyên nói:
- Tôi mách bà một cách ở lì trong nhà. Bật các đèn lên, giết nhện. Tôi ở đây gần chục năm. Những năm đầu đi hăng. Năm năm nay không bước ra cửa.

Ông Hào gật đầu:
- Công nhận bác tài ở nhà. Em là cứ phải đi. Vào đây bí quá.

Cơm đã chín. Thức ăn đã dọn trên bàn ăn. Ông Huyên mở tủ lạnh lấy ra sáu chai bia Heineken. Ông cầm một chai nhựa có dán nhãn xê vần nắp lắc lắc và rót ra bát: Mắm cáy. Bà Tuyết hít hít:
- Thơm quá.

Ông Hào bảo:
- Ba năm nay không được ăn mắm cáy rồi đây.

Uống bia. Ăn cá rán. Uống bia với rau dền luộc chấm mắm cáy. Ông Huyên tiếp bia cho ông Hào và nhắc:
- Này. Tớ nói thật với đằng ấy, bia đằng ấy cứ uống thoải mái. Còn nhiều trong tủ lạnh. Chủ tớ nó không đếm đâu. Xập xí xập ngầu được. Chứ còn mắm cáy đằng ấy ăn ít thôi. Chủ tớ nó đo rồi đấy.

Bữa ăn vừa ngon, vừa vui. Ăn và nói chuyện về cuộc sống mưu sinh tốc độ của con cái. Tất cả đã nằm trong guồng quay đến chóng mặt của nó. Ai ngừng lại nghĩa là bị văng ra, bị rơi xuống, bị nằm bẹp. Chính vì cái tốc độ ấy mà họ có mặt ở đây.

Cả ba người đều say.

Có lẽ uống hơi nhiều nên ông Hào ngủ một giấc dài.

Tỉnh dậy đã hơn ba giờ chiều. Sắp đến giờ đi đón cháu. Bát đũa đã rửa xong. Bà Tuyết đã về từ bao giờ.
Ông gọi ông Huyên đang ngửa cổ cầm chổi săn những con nhện bé tí trên tầng lầu (một việc chẳng tốc độ tí nào). Ông trách ông Huyên không gọi ông dậy sớm hơn, rồi tạm biệt ông Huyên ra về.

Muộn rồi. Không thể đi bộ. Ông Hào vẫy một cái xích lô.

- Khách sạn Bạch Dương. Đường...

Khách sạn Bạch Dương cao năm tầng, nổi tiếng vì sang trọng, vì những dịch vụ tươi mát. Nói khách sạn Bạch Dương ai cũng biết. Nhà ông nằm ở con hẻm ngay cạnh đó.

Khách đến Bạch Dương là khách sộp, bởi vậy anh xích lô tăng giá gấp đôi.

Có lẽ vì hơi bia lâng lâng, vì sợ trễ giờ đón cháu, vì hàng ngày ông đã hết sức tiết kiệm và cũng muốn một lần tỏ ra ăn chơi, ông không mặc cả và nhẩy lên xe.

Nhìn nét mặt ửng đỏ của ông khách đi về Bạch Dương không thèm mặc cả, anh xích lô vui tính nháy mắt:
- Bố đi đổi gió hở bố?

Ông Hào bông lơn:
- Đổi gió tí đây.

- Xuống đấy nhiều gái miệt vườn lên hay lắm.

Ông Hào làm ra sành điệu:
- Gái quận Ba, quận Nhất chán thấy mồ.

Đã tới khách sạn Bạch Dương, ông Hào muốn dừng xe ngoài đường, nhưng bằng một cú lái ngoặt rất diệu nghệ, anh xích lô đã đưa xe vào đúng cái cửa ngách, đút càng xe vào trong sân và ông thấy từ đầu gối đến bàn chân mình đã nằm trong "không phận" sân khách sạn. Không có lối ra vì cửa sắt chính- dành cho ô tô- đóng kín, còn lối đi nhỏ thì chiếc xích lô đã thút nút mất rồi. Ông đành bước xuống sân khách sạn sau khi đã trả tiền xích lô.

Thấy có khách đến, cô gái reception đứng lên nở nụ cười duyên dáng chào ông. Phía sau, một đám đông con gái tươi như hoa nhất loạt nhìn ông. Ông Hào hoảng. Ông làm như chỉnh đốn lại y phục, nhưng chính là chờ cái xích lô lùi và quay ra đến đường phố.

Ông nhón bước qua cửa phụ khách sạn ra ngoài, thoát khỏi đám tiếp viên, len lén vì sợ anh xích lô trông thấy. Rồi ông ngoặt nhanh vào hẻm, về nhà lấy xe, đạp đi đón con bé cháu đang học lớp Lá.

Thành phố HCM 10/1996