Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2022
Mặc Thu: Mì Quảng Của Bùi Giáng
Lần đầu tôi gặp Bùi Giáng vào năm 1957, tại Sài Gòn. Khi ấy, mỗi chiều tối, gần như thường lệ, Đinh Hùng và tôi gặp nhau ở Câu Lạc Bộ Văn Hóa, đường Tự Do (Catinat cũ) để uống bia. Quán này của anh chị Phạm Xuân Thái, thường tụ họp khá đông giới văn nghệ sĩ của thủ đô miền Nam. Anh Phạm Xuân Thái lúc ấy đã rời chức bộ trưởng Bộ Thông Tin. Anh đại diện giáo phái Cao Đài trong chính phủ Ngô Đình Diệm.
Quán này có hai tầng tiếp khách. Tầng trên lầu và tầng dưới. Tôi và Đinh Hùng thường ngồi ở cái bàn nơi góc cửa ra vào, tầng dưới. Nhiều khi cùng ngồi với chúng tôi, có nàng thơ bé nhỏ (chừng 16, 17 tuổi) người miền Nam học trường Pháp, Marie Curie. Nàng tên Diệu Hiền (có lẽ chỉ là bút hiệu). Diệu Hiền có nét đẹp thánh thiện, luôn mặc quần áo trắng, tóc buông lơi ngang lưng, không chút phấn son. Diệu Hiền làm thơ, bằng tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Việt. Trong thơ nàng thường tự xưng là “Người yêu của Chúa” và thường nói với chúng tôi “không thể yêu ai, ngoài Chúa”; gia đình Diệu Hiền theo đạo Công Giáo gốc đã từ mấy đời. Câu chuyện Diệu Hiền, tôi sẽ nói ở một đoạn sau trong hồi ký này.
Trở lại Câu Lạc Bộ Văn Hóa. Tuy làm chủ, nhưng anh chị Phạm Xuân Thái ít khi xuất hiện. Đôi lần, chị Thái từ nhà trong đi ra phố, ngang qua bàn chúng tôi, khẽ mỉm cười, nghiêng đầu chào. Chị có dáng lả lướt, thanh tao, mơ hồ một nét liêu trai. Nếu khách là kẻ đa tình, không thể không ngơ ngẩn nhìn theo. Cái dáng đẹp ấy có thể dìm chết khách vào trong mộng.
Một buổi, Đinh Hùng bảo tôi:
Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021
Thơ BÙI GIÁNG
CHÀO EM VÔ TẬN
Em đằm thắm suốt không gian bỡ ngỡ
Anh chào em như lồ lộ sương mai
Đầu tiên ấy em vu vơ thăm dọ
Suốt bình sinh là tại thể miệt mài
Em nõn nà đẹp như thiên tiên từng đẹp
Em tươi xinh như vạn thuở xuân xanh
Anh không dám nhìn em trong chớp mắt
Vì điêu linh là mộng tưởng không thành.
![]() |
Hình minh hoạ, FreePik |
NGƯỜI VẪN TƯỞNG ẤY CHUYỆN MUÔN ĐỜI
Người vẫn tưởng rằng xuân xanh xa thế
Ở đây là rất viễn ngạn mù khơi
Em vẫn đẹp như thiên thu hồng lệ
Từ thanh lâu gieo giọt xuống muôn đời
Anh đã định sẽ cùng em kể lể
Một nỗi đời hư huyễn khắp muôn nơi
Chiêm bao thấy em vô cùng diễm lệ
Tìm tới anh kể câu chuyện một lời
Lời là muộn của muộn màng sông bể
Tình là yêu vô lệ tưởng nhớ nhau
Em sẽ nhớ là xưa kia có kẻ
Đã yêu em và suốt kiếp mang sầu
Tuy là vậy mà ắt nhiên không phải vậy
Nói là sầu là sầu dựng thiên thu
Những chót vót tuyệt trù vô tận tụy
Chóp đỉnh về cùng bỉ ngạn phiêu du.
1994
Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021
Bùi Giáng: Chào nguyên xuân
Xin chào nhau giữa con đường
Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
Tóc xanh dù có phai màu
Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng
Xin chào nhau giữa lúc này
Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
Có trời mây xuống lân la
Bên bờ nước có bóng ta bên người
Xin chào nhau giữa bàn tay
Có năm ngón nhỏ phơi bày ngón con
Thưa rằng : những ngón thon thon
Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau
Xin chào nhau giữa làn môi
Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
Thưa rằng bạc mệnh xin kham
Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây
Xin chào nhau giữa bụi đầy
Nhìn xa có bóng áng mây ngang đầu
Hỏi rằng : người ở quê đâu
Thưa rằng : tôi ở rất lâu quê nhà
Hỏi rằng : từ bước chân ra
Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
Thưa rằng : nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào
Hỏi rằng : đất trích chiêm bao
Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
Thưa rằng : ly biệt mai sau
Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân.
(Mưa Nguồn)
Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2020
Phạm Xuân Đài: BÙI GIÁNG và nỗi lòng Tô Vũ
Nỗi Lòng Tô Vũ
Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019
Bùi Giáng: Ly Tao
![]() |
Hình minh họa, FreePik |
Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018
*Song Thao: Ðiên (2)
Song Thao: Ðiên (1)
Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2017
Ðặng Phú Phong: Ngả Ba
Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016
Bùi Giáng - Lời người điên
Chúng tôi người ngợm vô thường
Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016
Bùi Giáng - Màu Trời Ðó
Màu trời đó bữa nay về trở lại
Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014
Bùi Giáng - Màu Trời Ðó
![]() |
Bùi Giáng - tranh Ðinh Cường |
Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2012
Bùi Giáng - chỗ này / người xưa / người điên
chỗ này
Người đứng đó ngày về tôi có thấy
Hai bàn chân trên cỏ lá ngàn xuân
Phong cảnh đã bốn bề cùng tôi nói
Linh hồn người là thiếu nữ thanh tân
Rồi tôi lớn đi vào đời chân bước
Cỏ mùa xuân bị giẫm nát không hay
Chợt có lúc hai chân dừng một lượt
Người đi đâu ? xưa chính đã chỗ này
Người không ở vì chờ mong đã mỏi
Người đã đi cùng tuổi trẻ tôi đi
Chợt có lúc trên đường tôi đứng lại
Ngó ngu ngơ ... xưa chính đã chỗ này
người xưa
Người đi lại bước vào em nhắn nhủ
Sầu vây quanh bờ cõi rụng chiêm bao
Mắt đã khép lúc thu mờ đã cũ
Xa mấy lần cồn lá động môi trao
Đầu mũi dựng một triều sông dạo sóng
Gọi miên man trời thiên cổ mong manh
Mắt đã khép để mi mờ còn vọng
Tiếng linh hồn trong cẩm thạch long lanh
Người đã định một lần thôi để hỏng
Đường vu vơ về chốn cũ trăm năm
Miền cát lạnh chân lạc đà bé bỏng
Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm
người điên
Người yêu mù của tôi
Người yêu câm của tôi
Một đời chàng không nói
Một đời chàng khô môi
Chàng nghe thấy ở đâu
Nơi nào chàng bắt gặp
Bên bờ cỏ bụi dâu
Một mùa xuân hấp tấp
Từ khô se cồn nội
Xuống ruộng trổ đòng đòng
Lúa mùa lên phơi phới
Bờ nước đục cong cong
Vì sao chàng nhắm mắt
Đi kiếm mãi một mình
Để trời mưa lên mặt
Một cồn lá phiêu linh.
Trích trong tác phẩm MƯA NGUỒN
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011
KẺ CUỒNG SĨ TRONG VƯỜN CÂY
![]() |
Bùi Giáng và Phạm Xuân Đài tại khu vườn nơi thi sĩ cư ngụ - Sài Gòn 1992 |
Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010
Nghĩ về Bùi Giáng, Hàn Mặc Tử và Thanh Tuệ!
Trong một bài tạp ghi viết cách đây khá lâu, tôi có ghi nhận mối duyên nợ thắm thiết giữa nhà thơ và nhà chùa. Hầu hết các nhà sư đều thích đọc thơ, làm thơ, in thơ. Hầu hết các nhà thơ, ngược lại, đều có quan hệ thắm thiết với nhà chùa, nhất là vào những lúc nhà thơ gặp cảnh hoạn nạn. Cũng lạ. Tôn giáo nào cũng tuyên xưng lòng thương yêu. Chùa chiền, giáo đường, thánh thất... luôn luôn mở cửa chào đón những kẻ khốn cùng, những người bất hạnh. Một nhà thơ đau khổ cũng tuyệt vọng, xót xa như bất cứ ai, nhiều khi người biết làm thơ ít đau khổ hơn những người không biết làm thơ, vì nhà thơ có thể chia bớt nỗi đau cho chữ nghĩa. Ðau mà khóc được thì mau vơi hơn nỗi đau thầm. Nhưng khi tìm một nơi an trú, hình như các nhà thơ lại có những cách lựa chọn khác hơn người thường. Lý do? Nói như ngôn ngữ nhà Phật, các nhà thơ thường có cái ngã lớn hơn người thường. Dù trong cảnh hoạn nạn, các nhà thơ không thích những đôi mắt nhìn xuống thương hại, không thích bị đối xử như một đứa trẻ mồ côi trong viện dục anh. Thử tưởng tượng một nhà thơ như Alfred de Vigny (tác giả bài Cái chết của con chó sói) hay Tản Ðà (người tự nhận là ông tiên bị giáng xuống trần) mà phải chịu đứng yên cho các bà mệnh phụ ngắm nghía hình hài và xuýt xoa thương xót, chúng ta sẽ thấy hình ảnh đó nghịch lý biết chừng nào. Thi sĩ có thể nghèo đến độ nhìn hoa cúc vàng mà gan ruột cồn cào vì đói như Nguyễn Du, có thể chết dấm dúi trong một chiếc thuyền rách như Ðỗ Phủ. Nhưng phải chịu thu vai bó gối cho thiên hạ nhìn xuống thương hại, thì không. Nhất định không. Thi sĩ thích tìm nơi an trú nào ở đó, anh ta vẫn có thể tiếp tục làm thi sĩ, ở đó không có những ánh mắt thương hại, ở đó khỏi phải ngửng đầu lên mà cầu khấn. Nhìn quanh, hình như chỉ có chùa chiền là nơi an trú thích hợp cho các nhà thơ.