Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Diễm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Diễm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 29 tháng 10, 2021

Bùi Diễm: Lúc Còn Nhỏ, Đi Học (Chương 2 của cuốn Gọng Kìm Lịch Sử)

Ông thân sinh ra tôi là Bùi Kỷ. Ông vốn là một nhà nho phóng khoáng, phóng khoáng đến độ chẳng coi việc gì là quan trọng. Đối với ông thì trời có sập đổ xuống cũng chẳng thành vấn đề. Sống trong truyền thống của các cụ nhà nho, ông chọn bút hiệu là Ưu Thiên. Ưu là lo và Thiên là trời. Vì ngày xưa sách có ghi rằng người nước Kỷ thường hay lo trời đổ, tên ông lại là Kỷ, nên ông chọn bút hiệu là Ưu Thiên. Ông thường nói: “Những kẻ lúc nào cũng lo âu mọi chuyện là những kẻ dại” và trong một bài thơ mà nhiều người biết, ông viết rằng:

“Lo như ai cũng là ngốc thật
Lo trời nghiêng lo đất chông chênh
Lo chim bay lạc tổ quên cành
Lo cá lội xa ghềnh lạ nước
Hão huyền thế đố ai lo được
Đem gang tay đánh cuộc với cao dầy…”

Ngay khi còn trẻ, bố tôi đã có ý không muốn theo con đường của một số người thời đó là ra làm quan dưới chính quyền đô hộ Pháp. Ông tìm cách đi du học nước ngoài và năm 1912, ông sang Pháp rồi vào học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale). Ở Pháp ông đã có dịp gần gũi làm bạn với các Cụ Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và những lãnh tụ quốc gia thời đó, nhưng có lẽ bản chất của ông không phải là người làm cách mạng nên sau những năm ở Pháp, ông trở về Việt Nam và mở trường dạy học. Đã có lần, lúc tôi mới 11, 12 tuổi ông kể cho tôi nghe về những năm ông ở bên Pháp và bảo tôi rằng: “Những người như Cụ Phan Chu Trinh tranh đấu để nước ta có được một tương lai sáng sủa hơn và bổn phận của tất cả chúng ta là phải ủng hộ cuộc tranh đấu đó”. Như vậy lập trường của ông thật là rõ nét, nhưng với bản chất cố hữu của ông là đứng ngoài mọi việc, ông đã không chọn con đường hành động.

Bản tính cố hữu này có vẻ như đã ăn sâu thành cội rễ trong gia đình tôi từ lâu. Cụ nội tôi (Bùi Văn Quế) vốn làm quan trong triều. Sau khi đậu Phó Bảng, cụ ra làm quan và giữ chức Tham Tri Bộ Hình, lãnh Tuần Phủ Nam Ngãi – Thuận Khánh, nhưng đến năm 1882 thì cụ xin cáo quan để về quê làm ruộng và dạy học. Cụ cùng một thời với cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến và cáo quan về trước cụ Nguyễn Khuyến hai năm. (Về sau này, người ta thường nhắc tới bài thơ “Gửi Bác Châu Cầu” của cụ Nguyễn Khuyến: “Mấy lời nhắn nhủ Bác Châu Cầu, Lụt lội năm nay Bác ở đâu! Mấy ổ lợn con nay còn mất! Vài gian nhà thóc ngập nông sâu!” làng Châu Cầu ở Phủ Lý là quê của giòng họ tôi).

Phạm Xuân Đài: Đọc 'Gọng Kìm Lịch Sử' của Bùi Diễm

Tác giả Gọng Kìm Lịch Sử Bùi Diễm (trái) và Phạm Xuân Đài (hình Trần Triết, tháng 5-2015 tại Quận Cam, Nam California)

Nếu Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên là một cuốn Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị từng sống trong lòng chế độ cộng sản, thì Gọng Kìm Lịch sử đích thực là hồi ký của một chính trị gia, đứng trong phía quốc gia. Năm 1987 ông đã cho xuất bản cuốn In the Jaws of History viết bằng tiếng Anh, và Gọng Kìm Lịch sử, viết xong vào đầu năm 1999, là hậu thân của cuốn In the Jaws of History, hoàn toàn viết lại bằng tiếng Việt với các tình tiết Việt Nam và thêm một số tài liệu mới tìm thấy.

Ông Bùi Diễm, sinh năm 1923, con trai thứ của học giả Bùi Kỷ, cháu của học giả Trần Trọng Kim, từ tuổi thanh niên, vào đầu thập niên 40, đã tham gia vào phong trào dành độc lập cho Việt Nam. Từ đó ông đi vào cuộc đời hoạt động chính trị, chứng kiến các trôi nổi của lịch sử từ nhiều vị trí đặc biệt: có mặt tại Huế khi nội các Trần Trọng Kim thành lập, yết kiến Quốc trưởng Bảo Đại năm 1949 tại Đà lạt, theo dõi Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng 1965, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ từ 1967 đến 1972, Quan sát viên đặc biệt tại Hòa đàm Paris 1968, Đại sứ Lưu động 1973-1975.

Tác giả bắt đầu các hồi ức về đời mình ở Chương 2, lúc còn là một học sinh tiểu học nhưng đã “mơ tưởng đến những chuyện đi xa, đến những nơi mới lạ để tìm hiểu thế giới rộng lớn,” và kết thúc ở Chương 37 với nhan đề “Thay lời kết, Lịch sử còn dài...” Ngay ở Chương 2, ông đã cho thấy ảnh hưởng chính trị đã đến với ông rất sớm khi ông vào học trường trung học tư thục Thăng Long, nơi mà ban giáo sư gồm những tên tuổi như Phan Thanh, Đặng Thái Mai, Hoàng Minh Giám, Trần Văn Tuyên, Võ Nguyên Giáp... và “tôi lớn lên trong bầu không khí đó, và dần dần ý thức được rằng dưới bộ mặt phẳng lặng của đời sống học đường là những đợt sóng ngầm đang chuyển động mạnh.” Lúc bấy giờ là cuối thập niên 30 của thế kỷ 20, những người yêu nước Việt Nam, dưới nhiều khuynh hướng khác nhau, đang vận động để thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp. Và từ đó, ông đã từ từ được dắt dẫn tham gia vào một đảng phái quốc gia, đối lập với khuynh hướng cộng sản vào thời đó cũng đang phát triển mạnh.

Thứ Bảy, 17 tháng 6, 2017

Phạm Xuân Đài: Đọc Gọng Kìm Lịch Sử của Bùi Diễm

(Trích đăng từ báo Thế Kỷ 21 số 140, tháng 12 năm 2000,
trong dịp có tin tác giả Bùi Diễm đang cho tái bản cuốn sách này vào tháng 6, 2017)
Nếu Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên là một cuốn Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị từng sống trong lòng chế độ cộng sản, thì Gọng Kìm Lịch sử đích thực là hồi ký của một chính trị gia, đứng trong phía quốc gia. Năm 1987 ông đã cho xuất bản cun In the Jaws of History viết bằng tiếng Anh, và Gọng Kìm Lịch sử, viết xong vào đầu năm 1999, là hậu thân của cuốn này, hoàn toàn viết lại bằng tiếng Việt với các tình tiết Việt Nam và thêm một số tài liệu mới tìm thy.
Ông Bùi Diễm, sinh năm 1923, con trai thứ của học giả Bùi Kỷ, cháu của học giả Trần Trọng Kim, từ tuổi thanh niên, vào đầu thập niên 40, đã tham gia vào phong trào dành độc lập cho Việt Nam. Từ đó ông đi vào cuộc đời hoạt động chính trị, chứng kiến các trôi nổi của lịch sử từ nhiu vị trí đặc biệt: có mặt tại Huế khi nội các Trần Trọng Kim thành lập, yết kiến Quốc trưởng Bảo Đại năm 1949 tại Đà lạt, theo dõi Hội nghị Genève 1954, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng 1965, Đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ từ 1967 đến 1972, Quan sát viên đặc biệt tại Hòa đàm Paris 1968, Đại sứ Lưu động 1973-1975.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

BÙI DIỄM: TƯỞNG NHỚ ANH NHƯ PHONG QUA MỘT VÀI KỶ NIỆM

Sinh năm 1923 tại Hà Nam Bắc Việt, là con của nhà nho Ưu Thiên Bùi Kỷ. Hoạt động cách mạng từ thời học trường Bưởi, vào Đảng Đại Việt 1944. Bộ trưởng Phủ Thủ Tướng chính Phủ Phan Huy Quát (1965); Uỷ viên Bộ Ngoại Giao trong Nội các của Uỷ Ban Hành pháp Trung ương (1965-1967); Đại sứ Việt Nam Cộng Hoà tại Hoa Kỳ từ 1967 tới 1972, sau đó chuyển sang là Đại sứ lưu động cho tới 1975. Chủ nhiệm tờ báo Anh ngữ Vietnam Post từ 1954 tới 1963. Tác phẩm: Gọng Kìm Lịch Sử (tiếng Việt), The Jaws of History (tiếng Anh). Ông hiện sống tại Washington, D.C.
Bùi Diễm [ảnh: Uyên Nguyên]
Trong số những người quen biết anh Như Phong Lê Văn Tiến, có lẽ tôi là người ít được dịp gần gũi anh vì mãi cho đến khi anh qua Hoa Kỳ vào năm 1994 tôi mới thực sự có cơ hội thường xuyên gặp anh và chuyện trò với anh trong tinh thần thân mật anh em. Thực ra, nếu nghe nói về anh thì ngay vào những năm 1947-48, trong lúc tôi chung sống với hai anh Lê Quang Luật và Nghiêm Xuân Hồng trong khu nhà chung ở Phát Diệm và hoạt động để tạo dựng cơ hội liên lạc với các anh em trong hàng ngũ quốc gia lúc đó vẫn đang còn phải tránh né mạng lưới của công an Cộng Sản, một đôi khi nhắc đến người này người khác dường như anh Hồng có nói đến một người anh em tên Tiến. Anh Hồng là người thuộc nhóm Duy Dân nên từ đó tôi vẫn đinh ninh anh Tiến là Duy Dân (mãi về sau tôi mới được làm quen với bút danh Như Phong của anh và được biết anh không thuộc hẳn vào một đảng phái nào.)