Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Bảo Trúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bùi Bảo Trúc. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017
Bùi Bảo Trúc: Cám Ơn Cái Cối Cái Chầy
Lâm Ngữ Đường - 林語堂
November 26, 2015
Bạn ta,
Trong cuốn The Importance of Living của
Lâm Ngữ Đường (Nguyễn Hiến Lê dịch là Một Quan Niệm Sống Đẹp) có một
chương đề cập tới Kim Thánh Thán, một nhà phê bình và cũng là một nhà văn nổi
tiếng sống trong thế kỷ 17 dưới triều nhà Thanh. Lâm Ngữ Đường kể là trong một
chiều mưa khi ngồi với một người bạn trong một ngôi miếu cổ, Kim Thánh Thán đã
ghi lại những chuyện trải qua trong đời sống mà ông cho là đã đem lại cho ông
những niềm vui lớn nhất trong đời. Ông kể lại được tất cả 33 điều. Đọc những điều
đem lại lạc thú cho Kim Thánh Thán người ta thấy đó không phải là những gì vĩ đại
cho lắm mà hầu hết chỉ là những chuyện khá tầm thường, như một cơn mưa ào đổ xuống
giữa trưa hè, đống tuyết ngoài sân, mầu đỏ của ruột trái dưa hấu, xóa nợ cho một
người quen, con mèo thình lình xuất hiện khiến lũ chuột phá phách phải bỏ chạy…
Những chuyện đó đều kết thúc bằng một câu hô thán: “Chẳng cũng khoái ư!”
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016
Đinh Quang Anh Thái: Bùi Bảo Trúc: Tâm, Tài và Tật
Ba tuần trước ngày nhắm mắt, anh Trúc gọi điện thoại nói, “cậu Thái ghé qua Little Saigon Radio lấy 300 tiền mặt và chuyển về Việt Nam biếu các con bà Cấn Thị Thêu giùm tôi.”
Sau khi
nhận được thư hồi báo của gia đình bà Thêu, tôi chuyển bằng email
tgbt@yahoo.com của anh nhưng không thấy anh trả lời. Gọi anh ba lần cũng chỉ
nghe lời nhắn trên máy.
Vậy là lần
nói chuyện đó là lần cuối cùng tôi nghe được giọng anh, vẫn ấm tuy có hơi yếu.
Và đó cũng là lần chót tôi nhận tiền của anh để gửi giúp những người lâm vào
hoàn cảnh nghiệt ngã tại Việt Nam.
Ngày Việt
Khang ra tù, anh nói trên làn sóng Little Saigon Radio về người nhạc sĩ can trường
này và nhắn ai muốn góp tay giúp Việt Khang thì cứ ghé tòa soạn báo Người Việt
giao cho tôi, “bảo đảm quà sẽ tới tận tay người nhận.” Nhiều người tin anh, mến
anh đã đến và tôi đã làm tròn ước muốn của anh.
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2016
Ngự Thuyết: NHỚ BÙI BẢO TRÚC (1944 - 2016)
Tôi
được tin anh Bùi Bảo Trúc bị bệnh đã khá lâu. Gần đây, anh vẫn thực
hiện mục Điểm Tin và Ngày Này Năm Xưa từ 10 giờ đến 10 giờ 30 mỗi
buổi sáng, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu mỗi tuần. Tuy nhiên thay vì tới
Đài Little Sài Gòn, anh làm việc tại nhà, dùng điện thoại nhà liên
lạc. Không những thế, chương trình của anh thường bị cắt hoặc gián
đoạn, giọng nói của anh có phần yếu ớt, chứng tỏ rằng bệnh tình
của anh không thuyên giảm.
VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
BÙI BẢO TRÚC [ 1944 – 2016 ]
nhớ Trúc
rồi khép lại một khấc mơ
một thời ươm mộng gió lùa sân văn
đâu sinh cư níu vĩnh hằng
buồn con nước lạ mênh mang về nguồn
bây giờ đường dọc mưa tuôn
đường ngang tuyết lú tích tuồng khất ghi
sẽ là
trường thành qua lối nọ
mình về lúc nắng qui
một phương trình hoạt náo
đã im lặng thầm thì
hoàng xuân sơn
18 tháng 12 năm
2016
Đỗ Xuân Tê: Nhớ Bùi Bảo Trúc – Cựu phát ngôn viên chánh phủ VNCH
Nhà báo Bùi Bảo Trúc (1944-2016)
Làng báo hải ngoại vừa mất đi một cây bút
uy tín, tài năng và chuyên nghiệp. Cộng đồng người Việt hải ngoại mất đi một tiếng
nói thân thương, một đồng hương thân kính, luôn gắn bó với sinh hoạt đời thường
của những người con xa quê hương.
Từ nay, khó có một khuôn mặt thay thế
không phải chỉ có kiến thức đa dạng uyên bác như ông, mà về mặt truyền thông
phát thanh, báo chí khó có ai viết được như ông, nói được như ông, không hẳn chỉ
bằng thể loại, tùy bút ký mục
mà thương hiệu văn bút Thư gửi Bạn ta đã đưa ông trở thành Ký mục gia được
bạn đọc chấp nhận, yêu mến như cây viết hiếm hoi trong làng báo hải ngoại từ
nhiều thập niên qua.
Chủ Nhật, 18 tháng 12, 2016
Nhà báo Bùi Bảo Trúc qua đời, thọ 72 tuổi
Nhà báo Bùi Bảo Trúc, tên tuổi quen thuộc với người Việt hải
ngoại, vừa qua đời lúc 11:45 tối 16 Tháng 12 năm 2016, tại Bệnh viện Fountain
Valley, Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ở tuổi 72.
Nhà báo Bùi Bảo Trúc, có bút danh khác là Bảo Lâm, sinh năm 1944
tại Bắc Việt, di cư vào Nam năm 1954, học trung học Chu Văn An, Sài Gòn. Ông đi
du học tại Tây Tây Lan, về nước năm 1967 làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng
Hòa, sau đó là phát ngôn viên chính phủ đến năm 1974, rồi được cử qua London
làm việc.
Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, khi miền Nam thất thủ, ông từ London qua Canada sống một thời ngắn, rồi sang Washington DC làm việc cho Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Năm 2002, ông rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio, tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV.
Nhà báo Bùi Bảo Trúc nhiều năm viết cho báo Người Việt trong mục Thư Gửi Bạn Ta bằng lối viết dí dỏm được rất nhiều độc giả yêu thích. (Đ.Q.A.T)
Sau biến cố 30 tháng Tư 1975, khi miền Nam thất thủ, ông từ London qua Canada sống một thời ngắn, rồi sang Washington DC làm việc cho Ban Việt ngữ đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA).
Năm 2002, ông rời đài VOA về sống tại Nam California, tiếp tục làm việc tại đài Little Saigon Radio, tuần báo Viet Tide đồng thời là gương mặt quen thuộc trên đài Hồn Việt TV.
Nhà báo Bùi Bảo Trúc nhiều năm viết cho báo Người Việt trong mục Thư Gửi Bạn Ta bằng lối viết dí dỏm được rất nhiều độc giả yêu thích. (Đ.Q.A.T)
Bùi Bảo Trúc. (Hình: Khôi Nguyên/Người Việt)
Phân Ưu
Toàn thể Ban Biên Tập báo Diễn Đàn Thế Kỷ
và thân hữu rất xúc động trước sự ra đi của nhà báo Bùi Bảo Trúc.
Làng báo hải ngoại từ nay mất đi một cây bút sâu sắc và duyên dáng,
có mãnh lực làm say mê người đọc thuộc nhiều thế hệ.
Chúng tôi xin thành kính chia buồn cùng tang quyến,
Cầu chúc Hương Hồn nhà báo Bùi Bảo Trúc
sớm được an nghỉ nơi cõi Vĩnh Hằng.
Toàn thể Ban Biên Tập báo Diễn Đàn Thế Kỷ
và thân hữu rất xúc động trước sự ra đi của nhà báo Bùi Bảo Trúc.
Làng báo hải ngoại từ nay mất đi một cây bút sâu sắc và duyên dáng,
có mãnh lực làm say mê người đọc thuộc nhiều thế hệ.
Chúng tôi xin thành kính chia buồn cùng tang quyến,
Cầu chúc Hương Hồn nhà báo Bùi Bảo Trúc
sớm được an nghỉ nơi cõi Vĩnh Hằng.
Bùi Bảo Trúc: Gửi căn nhà cũ
Nhà thơ Bùi Bảo Trúc (trái)
Hãy tưởng tượng khi bước vào cuối ngõ
Căn nhà xưa rêu phong kín tường vôi
Khung cửa sắt sơn đã bong lỗ chỗ
Chìa khóa mòn trong ổ bỗng reo vui
Hãy tưởng tượng trong hộp thư ngoài cửa
Mấy bức thư đọng lại những năm qua
Một tấm thiệp báo tin người yêu nhỏ
Đã tìm ra hạnh phúc dưới trời xa
Căn nhà xưa rêu phong kín tường vôi
Khung cửa sắt sơn đã bong lỗ chỗ
Chìa khóa mòn trong ổ bỗng reo vui
Hãy tưởng tượng trong hộp thư ngoài cửa
Mấy bức thư đọng lại những năm qua
Một tấm thiệp báo tin người yêu nhỏ
Đã tìm ra hạnh phúc dưới trời xa
Bùi Bảo Trúc: HÔM NAY TAO ĐI HỌC
Hôm nay là hết những ngày lang thang bẻ me trèo sấu của bọn chúng tao, thế là lại phải quần áo để trở lại trường. Tao ghét nhất là cái khăn đỏ lúc nào cũng phải đeo trên cổ đã suốt mấy năm nay mà không đeo thì không được. Không đeo là bị kiểm điểm ngay. Mà tao biết ngay cả cái đứa đem tao ra kiểm điểm chính nó cũng chẳng ưa gì cái trò tròng cái khăn ấy vào cổ. Tao biết điều đó vì chính thằng con của nó nói với bọn tao chứ đâu. Nó là con mụ chủ nhiệm một lớp trong cái trường này. Thôi thì quàng vào cổ cho đủ lệ bộ. Nhưng lần trở lại trường năm nay tao cũng vui hơn một chút : tao có đồ chơi mới trong túi. Không phải là mấy món đồ chơi Trung quốc rẻ tiền đâu nhá, như những lần trước, mấy cái ghêm vớ vẩn chơi dăm ba ngày là hỏng mẹ nó đâu. Trong túi tao có con dế rất sịn. Mẹ tao gửi tiền từ Đài Loan về cho tao mua nó. Tao chắc mẹ tao muốn tao im mồm về chuyện mẹ tao gì gì với thằng đàn ông mẹ tao ấm ớ với nó ở Cao Hùng từ mấy năm nay. Ối giời ơi, làm gì thì làm chứ dính dáng gì với tao nữa. Tao lo được thân tao. Ông bà nội ngoại tao tháng tháng có ít tiền gửi về là vui rồi, con chị tao hát karaoke trong cái quán khu Cửa Nam son phấn kiểu sao Hàn quốc thì kệ nó. Hai năm nay nó không còn làm phiền tao nữa. Con dế mới của tao là con Samsung 7.
Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015
Bùi Bảo Trúc - Đặc sản
Lần đầu tiên khi đọc thấy hai chữ “đặc sản” trên những trang báo trong
nước, tôi đã rất không thích chúng, những từ ngữ mà tôi nghĩ là được đem dùng
quá bừa bãi ở Việt Nam. Nhưng nghĩ lại thì những thứ được mô tả bằng hai chữ ấy
cũng đúng là đặc sản chứ không phải là không.
Đúng là vì chỉ ở Hà Nội, không ở tại bất cứ một nơi nào khác lại có những tô
phở ăn kèm với những lời lẽ thô tục và vô giáo dục của chủ quán. Nói những tô
phở chửi đó là đặc sản của Hà Nội thì đúng chứ còn gì nữa.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)