Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình luận.. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bình luận.. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018
Ngô Nhân Dụng: Không nên đùa về bom nguyên tử
Ngày Thứ Sáu, chính
quyền Nam Bắc Hàn đã đồng ý sẽ gặp nhau trong tuần tới, sau khi ông Kim Jong Un
chấp nhận sẽ gửi một đoàn lực sĩ tham dự Thế Vận Hội mùa Đông ở Pyeongchang
thuộc miền Nam trong tháng tới.
Các quyết định trên
diễn ra sau khi Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-in điện đàm với Tổng Thống Mỹ
Donald Trump ngày Thứ Năm, đồng ý quân đội hai nước ngưng tập trận ngoài khơi
Hàn Quốc trong thời gian Thế Vận Hội. Mấy năm qua, ông Kim Jong Un vẫn tố cáo
những các cuộc thao diễn quân sự này là để chuẩn bị tấn công Bắc Hàn.
Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017
Trần Trung Ðạo: NƯỚC MẮT NGUYỄN BẢO NGUYÊN KHÔNG CHẢY QUA SÔNG POTOMAC
Hôm 26 tháng 10, 2017, từ Nha
Trang, cháu Bảo Nguyên, con gái của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh viết lá thư gởi bà
Melania Trump, trong đó những đoạn đầy cảm động:
“Con có đọc trên mạng và biết gia
đình Bà sẽ tới thăm Việt Nam để dự đại hội APEC. Chỉ còn vài ngày nữa là đã tới
ngày sinh nhật con và em con là Gấu, thế là một lần sinh nhật nữa mà không có mẹ
bên cạnh chúng con. Chúng con yêu mẹ nhiều lắm và chỉ mong muốn mẹ về với chúng
con. Xin Bà hãy giúp gia đình con được đoàn tụ vì con biết mẹ con chẳng làm gì
sai cả và vì chính Bà cũng đã trao tặng giải thưởng “Phụ nữ can đảm” cho mẹ
con, con và gia đình con xin thay mẹ cảm ơn Bà lần nữa…”
Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017
Mạnh Kim: Trung Quốc và Một Phiên Bản Nhỏ Hơn
Báo chí thế giới vẫn tràn ngập tin tức về Trung Quốc. Không ưa Trung Quốc đến mấy cũng phải thừa nhận Bắc Kinh đang tiến rất nhanh trên con đường cạnh tranh quyền lực với Mỹ. Các cảnh báo về thủ đoạn và âm mưu Trung Quốc trên con đường ngoi lên vị trí cường quốc vẫn không làm cho doanh nghiệp phương Tây ngưng hợp tác với Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp Mỹ lẫn châu Âu phải nhượng bộ rất nhiều trước những yêu cầu và luật lệ trói buộc khi làm ăn tại Trung Quốc.
Nhìn lại sự trỗi dậy Trung Quốc, có thể rút ra vài điểm:
1/ Trung Quốc đang chi cực mạnh cho các thương vụ đầu tư khắp thế giới, đặc biệt Mỹ và châu Âu. Theo hãng nghiên cứu tài chính Rhodium Group, chỉ trong năm 2016, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc vào Mỹ là 45,6 tỷ USD (gấp ba so với năm 2015); và FDI của họ vào châu Âu là 35,1 tỷ euro;
2/ Trung Quốc đang thiết kế nhiều mô hình cùng lúc, từ “Một vành đai, Một con đường” đến Ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), để từng bước tạo ra một trật tự thế giới mới mà họ là trung tâm;
Thứ Tư, 13 tháng 9, 2017
Ngô Nhân Dụng: Hồng Vân chưa thành người vô cảm
Cô Hồng Vân (Ảnh: FB Hồng Vân)
Cô Hồng Vân
đã nói sự thật, một sự thật làm chấn động cả chế độ Cộng Sản ở Việt Nam. Hồng
Vân đã trở thành một người “của nhân dân” kể từ giây phút cô viết lên sự thật
này, ngày 3 Tháng Chín, 2017 tại thành phố Yokohama, Nhật Bản.
Nguyên văn lời
cô viết trong facebook: “Người dân Nhật Bản được hưởng chế độ an sinh, tuyệt vời
nhất. Chỉ thương người dân Việt Nam mình được hưởng toàn những điều giả dối… mà
khủng khiếp nhất là thuốc chữa bệnh giả.”
Tất nhiên, nếu
dùng lý trí phân tích đầy đủ hơn thì nhiều người sẽ dè dặt không hoàn toàn đồng
ý với Hồng Vân, khi nhận xét Nhật Bản là “nhất thế giới” về an sinh xã hội. Dân
chúng những quốc gia Bắc Âu vẫn thương hại phụ nữ Nhật, trong thực tế còn chưa
được hoàn toàn “bình đẳng” với đàn ông. Các nhà nghiên cứu chính trị ở Pháp, Ðức,
Mỹ, có thể tự hào là chế độ ở nước họ nhiều phần dân chủ tự do hơn nước Nhật.
Dân Nhật Bản chắc không bao giờ bầu một người như các ông Obama, Trump, hay
Macron lên lãnh đạo quốc gia. Vì hệ thống chính trị nước họ quá cứng nhắc,
không cho phép cử tri có những phút “bốc đồng,” từ chối giới lãnh đạo cố hữu để
chọn các ứng cử viên “bất thường,” như dân Mỹ, dân Pháp đã làm.
JOE FREEMAN/Quỳnh Vi, Luật Khoa: CIA Hoa Kỳ đã dùng Phật giáo để chống lại Chủ nghĩa Cộng sản ở Đông Nam Á như thế nào?
Luật Khoa tạp chí lược dịch từ bài viết When the U.S. government tried to fight Communism with Buddhism của nhà báo tự do Joe Freeman đăng trên Tạp chí Politico ngày 10/9/2017.
Phật giáo Myanmar (Miến Điện) một lần nữa trở thành tâm điểm của các trang tin quốc tế khi hàng loạt tin tức về những vụ đàn áp đẫm máu người Hồi giáo thiểu số Rohingya đều đặn được đăng tải trong những ngày vừa qua.
Thế nhưng, chúng ta cần nhớ rằng, yếu tố tôn giáo vốn luôn là một nguyên tố mang nhiều tính biến động trong lịch sử chính trị Đông Nam Á.
Tuy tầm ảnh hưởng của chủ thuyết dân tộc chủ nghĩa Phật giáo (Buddhist nationalism) ở Myanmar đang được cơ cấu thành một hiện tượng gì đó hoàn toàn mới mẻ ngay lúc này, nhưng thực chất, Phật giáo vốn đứng đằng sau rất nhiều sự kiện ở tại những thời điểm càng biến động và hỗn loạn hơn trước đây trong khu vực.
Mạnh Kim: 110 Năm "Tỉnh Quốc Hồn Ca"
Tầm vóc cụ Phan Châu Trinh thật không dám lạm bàn, đặc biệt khi đã có nhiều bậc học giả nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ. Ở đây, nhân 110 năm ngày ra đời tác phẩm “Tỉnh quốc hồn ca” nên viết vội vài dòng nhắc lại và cũng để nhìn lại bức tranh đất nước sau hơn 100 năm ngày cụ Phan gióng lên hồi chuông tỉnh thức. Không khỏi không xúc cảm khi những gì được miêu tả trong “Tỉnh quốc hồn ca” lại giống hệt thời hiện tại. Cũng bệ rạc, nhếch nhác, nhiễu nhương với một hệ thống chính trị tồi tệ y như thời bối cảnh ra đời của “Tỉnh quốc hồn ca”, như thể đất nước này chưa hề nhích lên được bước nào sau dằng dặc một thế kỷ.
Thứ Ba, 5 tháng 9, 2017
Bùi Tín: Về Bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2/9/1945
2/9/1945 – 2/9/2017, 2/9 năm nay là kỷ niệm 72 năm Bản Tuyên Ngôn Độc Lập do ông Hồ Chí Minh đọc tại vườn hoa Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
Đây là một văn kiện lịch sử, được coi như Văn kiện gốc gác khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, - Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Thế nhưng sự thật có phải hoàn toàn thế không? Cuộc sống luôn luôn có những hoài nghi, nghi vấn, những câu hỏi đặt ra cần giải đáp. Kho tàng nhận thức khoa học và văn hóa của loài người luôn tiến bộ là nhờ những hoài nghi, phân vân, những câu hỏi, vướng mắc như thế.
Bùi Tín: 72 năm, một chuỗi dài ‘bội ước’
Đã tròn 72 năm kể từ ngày Cách mạng tháng Tám và ngày Tuyên Ngôn Độc lập 2/9/1945, đảng Cộng sản cướp chính quyền và giữ chính quyền cho riêng mình.
Cứ vào dịp này, báo chí chính thống của chế độ lại đua nhau kể lể thành tích vĩ đại của đảng mang tính chất lịch sử, hoàn thành cuộc Cách mạng dân tộc – dân chủ, đang xây dựng chủ nghĩa xã hội ưu việt trong cả nước, thực hiện mục tiêu nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ, bình đẳng, phát triển và hạnh phúc.
Đã đến lúc mỗi người dân Việt nhìn lại quá trình hơn 70 năm qua một cách trung thực, khoa học, có trách nhiệm, xem đất nước ta hiện nay thật sự ra sao và từ nay nên chọn con đường nào để xây dựng nước ta xứng đáng với một dân tộc có truyền thống kiên cường bất khuất, yêu tự do, dân chủ, giàu lòng nhân ái.
Lúc này, hơn lúc nào hết, cần chấm dứt kiểu tuyên truyền mị dân, lừa dân, nói lấy được, khoe khoang quá đáng kiểu đại ngôn, ngoa ngôn, tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại, rất có hại, một kiểu ăn gian trâng tráo trên truyền thông độc thọai.
Lê Phan: Trận lụt ngàn năm mới có
Đó là lý luận của một phân tích từ trung tâm Space Science and Engineering Center của đại học University of Wisconsin-Madison. Phân tích này nói Harvey là một trận bão xảy ra chỉ một lần trong 1,000 năm, làm nước ngập tràn một vùng rộng lớn của miền Tây Nam Texas bằng diện tích của tiểu bang New Jersey.
Khi mưa do Harvey tạo ra và đổ xuống, sự kinh khủng và tầm mức của thảm họa thiên tai này vĩ đại đến nỗi các nhà dự báo thời tiết, các nhân viên cấp cứu, nạn nhân, tức là thực sự tất cả mọi người, không thể tin những gì họ thấy. Nay các dữ kiện đã chứng minh điều mà ai cũng ngờ ngợ đã xảy ra: Trận lụt này ở một mức độ hoàn toàn khác với những gì chúng ta thấy ở Hoa Kỳ.
Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017
Lê Pha: Charlottesville nhìn từ Âu Châu
Nhiều người Mỹ và hơn thế, nhiều người Mỹ gốc Việt, không hiểu được sự sửng sốt và hoảng sợ của Âu Châu khi họ nhìn thấy trên truyền hình những đám đông rước đuốc, mang lá cờ chữ Vạn ngược của Ðức Quốc Xã và hò hét những khẩu hiệu của đám đàn em Hitler.
Từ Berlin, nơi tòa nhà Quốc Hội còn giữ lại một khoảng mái bị phá hủy cũ để nhắc nhở đừng quên quá khứ hay từ London, nơi vừa kỷ niệm cuộc giải cứu cả trăm ngàn binh sĩ Anh và đồng minh ở Dunkirk, Ðức Quốc Xã và tai họa của chủ thuyết đó vẫn còn là một phần quan trọng của ký ức dân tộc.
Thứ Bảy, 29 tháng 7, 2017
Ngô Nhân Dụng: John McCain gây chấn động
Hai giờ sáng Thứ Sáu 28 tháng Bảy 2017, Nghị sĩ
John McCain, tiểu bang Arizona, đã bất ngờ bỏ phiếu "NO" bác bỏ bản dự
luật thứ ba của đảng Cộng Hòa để thay đổi đạo luật y tế ACA, thường gọi là
Obamacare. Lá phiếu NO của ông làm lệch cán cân, 51 No, 49 YES. Dù Phó tổng
thống Mike Pence có bỏ lá phiếu của ông thì cũng vô ích.
Ông McCain làm mọi người chưng hửng. Vì mới ngày Thứ
Ba ông vẫn bỏ phiếu YES như các đồng viện Cộng Hòa khác, đưa vấn đề xóa bỏ
Obamacare ghi vào nghị trình. Lá phiếu của ông giữ được tỷ số 50 thuận/50 chống,
để Phó tổng thống Mike Pence bỏ phiếu quyết định. Tổng thống Donald Trump lập tức
ca tụng Nghị sĩ McCain hết lời: “John McCain quay trở về để bỏ phiếu, thật vĩ đại!
Can đảm – Một anh hùng của nước Mỹ! Cảm ơn John.”
Thứ Tư, 24 tháng 5, 2017
Ngô Nhân Dụng: Đố đảng Cộng Sản dám đối thoại
Ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng Sản
Ông Võ Văn Thưởng là Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương của đảng Cộng Sản. Ông mới dậy dỗ các cán bộ, đảng viên rằng: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, ...”
Đáng lẽ ông Thưởng phải giảng bài đó trước cho các ông
Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm, vân vân. Bao nhiêu
người muốn đối thoại và tranh luận với đảng Cộng Sản đều bị bịt miệng, bị bắt,
bị bỏ tù, hết lớp này đến lớp khác! Lý do? Vì đảng Cộng Sản không dám đối thoại,
không dám tranh luận!
Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017
Ngô Nhân Dụng: La Thăng, La Giáng, La Làng
Dân Việt chẳng
mấy ai quan tâm khi nghe tin ông Đinh La Thăng bí thư thành ủy Sài Gòn, bị “kỷ
luật.” La Thăng hay La Giáng, có thăng rồi có giáng, lên lên, xuống xuống chỉ
là chuyện nội bộ của các tay chóp bu đảng Cộng Sản với nhau. Còn chế độ cộng sản
thì tấn tuồng còn tiếp diễn.
Tới nay, đã
có ba bốn ủy viên Bộ Chính Trị bị cảnh cáo kỷ luật như La Thăng, tuy nhiên lần
này hơi khác. Trần Xuân Bách, Nguyễn Hà Phan được mời ra khỏi Câu lạc bộ Ba
Đình vì chính trị, hoặc khác biệt quan điểm, hoặc giành giựt địa vị. Trong bầy chó sói luôn luôn có một con đầu đàn,
chúng sẵn sàng cắn cổ nhau chiếm ngôi thủ lãnh. Vụ La Thăng xuống thành La
Giáng cũng có động cơ chính trị, vì Nguyễn Phú Trọng cần thủ tiêu các thủ hạ
trong phe phái Nguyễn Tấn Dũng đang tan hàng. Nhưng nguyên do khiến Đinh La
Thăng sắp mất chức không hoàn toàn chỉ vì giành quyền lực. Lý do khác là Tiền,
hàng triệu đến hàng tỷ đô la. Tiền là nguyên nhân lớn khiến bầy chó sói đang
làm thịt lẫn nhau, vì bây giờ các đảng viên đều giác ngộ rằng có quyền là có tiền.
Nắm quyền mà không biết biến hóa ra thành tiền thì thậm ngu, chí ngu, đám chúng
sinh bên ngoài gọi là “Lú.”
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017
Nguyễn Văn Khanh: Tổng Thống Trump: Iran và môi trường
Tổng Thống Donald Trump. (Hình: AP Photo/Andrew Harnik)
Tổng Thống Trump: Iran và môi trường“Ðừng vội nghĩ Tổng Thống Donald Trump sẽ làm đúng những điều đã hứa,” phân tích gia Mark O’Neal nói trong cuộc thảo luận với đề tài “Những Gì Tổng Thống Trump Sẽ Làm Trong 100 Ngày Ðầu Tiên” tổ chức tại Washington D.C. hồi đầu Tháng Hai 2017. Trước hàng trăm chuyên gia và những học giả chuyên nghiên cứu về chính sách, ông O’Neal cho rằng “khi vận động tranh cử mọi người tha hồ hứa hẹn để kiếm phiếu, nhưng sau ngày đắc cử, nhà lãnh đạo nào cũng hiểu khó có thể thực hiện đúng những gì đã cam kết với cử tri,” giải thích thêm “bắt tay vào việc, mới biết chuyện không dễ như họ nghĩ.”
Ðiều đó hoàn toàn đúng với nhà lãnh đạo đương thời của nước Mỹ. Hai tuần trước đây khi trả lời phỏng vấn của nhật báo The Wall Street Journal, Tổng Thống Trump cho hay sau 10 phút đồng hồ nghe Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình trình bày về vấn đề Bắc Hàn, “tôi chợt hiểu chuyện không dễ giải quyết như tôi nghĩ.” Vẫn theo lời Tổng Thống Trump “tôi từng nghĩ rằng Trung Quốc có uy thế rất lớn với Bắc Hàn… nhưng thực tế không đúng như điều mình nghĩ.”
Thứ Ba, 18 tháng 4, 2017
Cỗ Lũy: TỪ NAM CALIFORNIA: THÁNG TƯ ĐÃ TỚI: NHÌN LẠI LIÊN HỆ VIỆT-MỸ THỜI 1990-2000
“Tháng Tư Đen” đã đến lần thứ 42; đây là dịp tiếp tục nhìn lại liên hệ Việt-Mỹ một cách đúng đắn để có khái niệm phần nào về tương lai. Như thường lệ, người viết dựa vào những học hỏi, nghiên cứu, và khám phá từ người đi trước và đương thời của những chuyên gia, giáo sư đại học —những vị này cũng đều dựa vào những khám phá, học hỏi và nghiên cứu của người đi trước và đương thời, theo đúng truyền thống học thuật.
Trong số những
người trên đáng kể nhất là Giáo Sư George C. Herring; nay đã về hưu, ông vẫn
nghiên cứu, diễn thuyết và viết sách. Ông chuyên về chính sách, đường lối ngoại
giao Mỹ; đặc biệt là Chiến Tranh Lạnh/Cold War (như Aid to Russia, 1941-1946,
năm 1973), và chính sách đối với Việt Nam, như qua hai tác phẩm: America’s
Longest War: The United States and Vietnam, 1950-1975 (tái bản bốn lần), và From
Colony to Superpower: U.S. Foreign Relations since 1776 (2008) được hội Sử gia Bang giao Quốc tế
(SHAFR) xem là “công trình vĩ đại nhất” liên hệ đến ngoại giao Mỹ. Tập sách mới
nhất của ông là The American Century and Beyond: U.S. Foreign Relations,
1893-2014 (2017).
Thứ Tư, 22 tháng 3, 2017
Ngô Nhân Dụng: Dân Biểu Steve King là thiểu số
Dân Biểu
Steve King đã báo động người Mỹ: “Chúng ta không thể xây dựng lại văn minh với
con cháu của những người khác.” Ý ông nói rằng nền văn minh của Tây phương, của
nước Mỹ nói riêng không thể “phục hồi” với con cháu của các di dân không phải
người da trắng.
Năm ngoái,
ông King đã nói rõ ý ông hơn trong một cuộc hội thảo. Ông đặt câu hỏi, “…trở lại
suốt dòng lịch sử, thử tìm coi những sắc dân khác đã đóng góp được gì hơn… cho
nền văn minh?” Người ta đặt câu hỏi: “Hơn người da trắng?” Ông giải thích thêm,
“hơn văn minh Tây phương.” Nền văn minh đó mọc lên từ Tây Âu, Ðông Âu và Hoa Kỳ,
và những nơi có Thiên Chúa Giáo.
Vấn đề chủng
tộc và màu da nào đóng góp cho văn minh nhân loại vượt ra ngoài giới hạn của bài
bình luận này. Một điều hiển nhiên là các nước Tây phương đã phát triển nhanh
hơn các vùng khác trên trái đất trong vòng ba thế kỷ vừa qua, tiến bộ về kinh tế,
khoa học, kỹ thuật cũng như trong các định chế chính trị, xã hội. Nhưng trong lịch
sử loài người cả trăm ngàn năm kể từ khi bắt đầu dùng tiếng nói, hoặc hơn 3,200
năm kể từ khi biết dùng chữ viết ở Ai Cập, vùng Lưỡng Hà (Iraq bây giờ) và
Mexico, thì ba thế kỷ là thời gian khá ngắn. Tất cả hệ thống con số đang dùng
trên thế giới là do người Ấn Ðộ sáng chế; đóng góp “vĩ đại” nhất của họ là đặt
ra “số không,” mà hệ thống con số của các nơi khác không hề có. Vào thế kỷ 11,
một người Ý ở Venizia thấy các thương gia Á Rập dùng cách ghi sổ sách của họ,
đã tìm học rồi viết sách dạy người Châu Âu, nhưng cũng mất cả thế kỷ mới được
chấp nhận. Trong thời gian đó, người Á Rập đã đóng góp cho khoa học, triết học,
y học và khoa học xã hội nhiều hơn Châu Âu. Thử tưởng tượng nếu người Châu Âu
nay vẫn dùng số La Mã thì toán học có thể tiến được như chúng ta thấy, và có thể
sáng chế ra máy vi tính hoặc iPhone hay không? Về định chế xã hội, đến thế kỷ
16, nhiều nhà truyền giáo Châu Âu còn tỏ ý thán phục nền văn minh Trung Hoa, có
người nêu giả thuyết rằng Thiên Chúa đã tới miền đất này từ trước lâu rồi. Các
nền văn minh phương Ðông và Hồi Giáo đã chậm tiến, thụt lùi so với Tây phương
vì tinh thần bảo thủ và chính trị, xã hội độc tài xơ cứng, nhất là trong hai thế
kỷ vừa qua. Chúng ta công nhận văn minh Tây phương đã giúp loài người thoát khỏi
cảnh nghèo đói và dốt nát!
Thứ Bảy, 18 tháng 3, 2017
Ngô Nhân Dụng: Người da trắng siêu đẳng?
Thứ Năm vừa
qua, một người ngưỡng mộ Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thất bại trong cuộc bầu cử quốc hội ở Hòa Lan. Đảng
của ông Geehrt Wilders chỉ chiếm được 20 ghế,
thua đảng của thủ tướng Mark Rutte với 33 ghế, hai đảng khác cùng được
19 ghế trong quốc hội sắp tới.
Bản tin này có
thể không đáng chú ý, nếu không có Dân biểu Steve King ở Mỹ, người đã ca ngợi
ông Geehrt Wilders trước ngày dân
Hòa Lan bỏ phiếu. Ông Steve King, một đại biểu tiểu bang Iowa, đã ngợi khen rằng
“Ông Geehrt Wilders hiểu số mạng chúng ta là
do văn hóa và dân số quyết định,… Không thể phục hồi nền văn minh của chúng ta
với những đứa trẻ con của người khác!”
Thông điệp gửi
qua qua mạng xã hội Twitter của ông King nghe rất khó hiểu nếu chúng ta không
biết Wilders đã nói những gì; không biết chữ “chúng ta” trong câu này là ai;
không biết tại sao vấn đề dân số lại được hai người đề cao; và không biết ông
King muốn nói gì khi nhắc đến “con trẻ (babies) của người khác.”
Khi hiểu rõ
thông điệp của ông King thì nhiều người Mỹ thấy bất ổn, những người không thuộc
giống da trắng đang sống ở Mỹ phải lo ngại về đời sống và an ninh của chính
mình. Vì vậy, cần phải giải thích đầy đủ câu chuyện này.
Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017
Ngô Nhân Dụng: Donald Trump đấu dịu với Tập Cận Bình
Bà Thái Anh Văn là người tỉnh táo nhất trong cơn bão hai tháng trước. Sau khi bà điện thoại với ông Donald Trump vào đầu tháng 12 năm ngoái, khắp thế giới sôi nổi bàn tán và tiên đoán về “chính sách mới” của vị tổng thống tương lai nước Mỹ. Nhiều người vui mừng nói ông Trump tát nước vào mặt Bắc Kinh! Ông Trump đã xóa bỏ quy tắc “Một nước Trung Hoa” của các vị tổng thống Mỹ trong suốt 44 năm qua! Nhiều người đoán ông Trump sẽ dùng Đài Loan làm con bài mặc cả với Trung Cộng khi cãi cọ chuyện thương mại. Trước khi vào Tòa Bạch Ốc, ông Donald Trump công khai đặt câu hỏi: Chính sách “Một nước Trung Hoa” là cái gì? Tại sao chúng ta phải theo chính sách đó? Cho nên có người còn lo chiến tranh có thể xẩy ra. Giữa những “náo động ồn ào” trong trận bão dư luận mà bà đứng ở trung tâm, bà tổng thống Trung Hoa Dân Quốc thản nhiên tuyên bố: Chính sách của nước Mỹ đối với Trung Quốc không hề thay đổi!
Hai tháng
sau, Tổng thống Donald Trump đã chứng minh bà Thái Anh Văn nói đúng, ông chính
thức công nhận quy tắc “Chỉ có một nước Trung Hoa,” trong cuộc điện đàm với chủ
tịch Tập Cận Bình ngày Thứ Năm 9 tháng Hai, 2017.
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2017
Đỗ Hồng Ngọc: Già sao cho sướng
Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh lão bệnh tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái dú ép. Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi hổng được.
Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp
nhăn mới xòe ra trên khóe mắt, bên vành môi, những món tóc lén
lút bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác… mà không khỏi tức cười! Quan
sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ “xồng xộc” của Hồ Xuân Hương:
“Chơi xuân kẻo hết xuân đi.
Cái già xồng xộc nó thì theo sau!” .
Thứ Tư, 25 tháng 1, 2017
Ngô Nhân Dụng: Trump xé TPP, Bắc Kinh mừng
Sau khi Tổng
thống Donald Trump xóa bỏ Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, Trans-Pacific
Partnership (TPP), người hoan hô nồng nhiệt là Nghị sĩ Bernie
Sanders, người năm ngoái đã muốn làm ứng cử viên tổng thống đảng Dân
Chủ. Ông Sanders là nghị sĩ duy nhất theo chủ nghĩa xã hội, luôn luôn bênh vực
quyền lợi giới lao động. Ngược lại, người lên tiếng chỉ trích ông Trump mạnh mẽ
là Nghị sĩ John McCain, đảng Cộng Hòa. Ông nói, “Việc rút khỏi TPP sẽ mở đường
cho Trung Cộng đóng vai soạn luật đi đường trong kinh tế thế giới, làm thiệt hại
cho các công nhân Mỹ… Đó lại là một tín
hiệu nguy hiểm cho người ta nghĩ nước Mỹ đang rút chân khỏi Châu Á và Thái Bình.”
Thực ra chữ
ký của Tổng thống Trump có tính cách tượng trưng, chỉ để chứng tỏ ông làm đúng
một lời hứa khi tranh cử. Tượng trưng, bởi vì ai cũng biết TPP không thể nào được
quốc hội Mỹ thông qua. Các đại biểu Dân Chủ nhất định chống, và nhiều đại biểu
Cộng Hòa cũng chống, mặc dù một triết lý căn bản của đảng là chủ trương tự do mậu
dịch.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)