Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo chí. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

Phạm Ðoan Trang - Chiến tranh biên giới, hải chiến Trường Sa trong ký ức tuổi thơ và trên báo chí

14/3/2013: Blogger Nguyễn Văn Phương đặt hoa tưởng niệm hải chiến Trường Sa 1988. 
Ảnh: Nguyễn Lân Thắng.
Năm 1988, mình còn nhỏ, nhưng vẫn nhớ rõ câu chuyện ''Trung Quốc đánh Trường Sa''. Buổi tối 14/3, trong chương trình thời sự Đài Truyền hình Việt Nam, phát thanh viên (PTV) Thanh Hùng đọc bản tin tường thuật sự kiện với một giọng mình nghe mà lạnh người, nhất là chi tiết ''quân giặc hung hãn lao tới giành giật cờ với thiếu úy Trần Văn Phương, và xả súng bắn vào các chiến sĩ hải quân Việt Nam. Câu cuối cùng của đoạn này, PTV Thanh Hùng nói trầm hẳn xuống nhưng vẫn đanh thép: ''Anh ngã xuống, trong dòng máu đỏ''.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, qua đời

Nhà báo Vũ Ánh (Hình: Uyên Nguyên)
QUẬN CAM 14-3 (NV) - Nhà báo Vũ Ánh, cựu chủ bút Nhật báo Người Việt, vừa đột ngột qua đời tại tư gia ở quận Cam, California, vào trưa ngày Thứ Sáu, 14 tháng Ba, 2014, thọ 73 tuổi.

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Phạm Thị Hoài - Nhân bản

Phạm Thị Hoài

Trên Quân đội Nhân dân ngày 18-8-2013, trong bài mở đầu đợt phản công lời kêu gọi thành lập một đảng dân chủ xã hội của ông Lê Hiếu Đằng, một tác giả Trọng Đức nào đó lập luận như sau: “Trên thực tế, dân chủ không phụ thuộc vào chế độ độc đảng hay đa đảng mà nó phụ thuộc vào bản chất chế độ cầm quyền phục vụ giai cấp nào”. Hai ngày sau, một thạc sĩ Phạm Văn Thiết cũng phát biểu gần nguyên xi như vậy, cũng trên tờ báo này. Nhưng nguyên vẹn câu này thì đã được một PGS TS Nguyễn Mạnh Hưởng diễn đạt trong bài “Vì sao Việt Nam không cần đa đảng”, đăng trên trang tin của Đài Tiếng nói Việt Nam từ hơn hai năm trước, ngày 18-1-2011. Song đó cũng không phải là hồ sơ gốc của trị số tư tưởng này vì trước đó, ngày 8-8-2010 cũng trên Quân đội Nhân dân, một TS Lê Văn Bảo đã viết hệt như vậy trong bài “Dân chủ phụ thuộc vào bản chất đảng cầm quyền”, còn theo tường thuật của báo Công an Nhân dân ngày 03-6-2013 thì Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp cũng đưa ra kết luận như thế. Tài sản tuyên huấn của bộ máy tư tưởng chính thống ở Việt Nam hẳn là sở hữu trí tuệ tập thể, nhiều người có thể cùng là tác giả của một câu, giống nhau đến từng chữ.


Nhưng báo chí tuyên huấn còn có lệ nhân bản một người thành nhiều người. Bài “Dân chủ phụ thuộc vào lí tưởng và bản chất chính trị của đảng cầm quyền” được báo Nhân dân ngày 08-3-2013 giới thiệu là của một độc giả Mai Hoàng Kiên. Song Mai Hoàng Kiên cũng chính là độc giả Trung Thành với bài “Không ai có thể phủ nhận vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam!” đăng ngày 25-2-2013, là độc giả Tuyên Trần với bài “Quay đầu lại là bờ” đăng ngày 22-3-2013, là độc giả Tường Anh với bài “Vạch mặt những kẻ mạo danh“ đăng ngày 14-1-2013, là độc giả Trần Mai với bài “Từ hải ngoại nghĩ về các ‘nhà dân chủ’” đăng ngày 30-10-2012, là độc giả Hữu Đức[i] với bài “Vì sao, vì mục đích gì?” đăng ngày 13-11-2013 trên chính tờ báo này…, đồng thời là tác giả Trọng Linh với bài “37 năm bị bịt miệng trên xứ sở tự do” trên báo Công an Nhân dân ngày 27-3-2012 cũng như là Khánh Sơn của một Tạp chí Nhân quyền nào đó, và tất cả lại đều là một người, với bút danh Amari TX, xuất hiện gần đây nhất với bài “Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan” đăng ngày 22-8-2013 trên Nhân dân. Tất cả những thông tin này được Amari TX, tự giới thiệu là một người Việt ở Mỹ, trưng ra như thành tích trên blog cá nhân ít người biết đến của mình.

Bước ngoặt bất ngờ nhất của câu chuyện nhân bản dư luận viên này là mới đây, một blogger bỗng phát hiện ra rằng Amari TX tức Mai Hoàng Kiên tức Trung Thành tức Tuyên Trần tức Tường Anh tức Trần Mai tức Hữu Đức tức Trọng Linh tức Khánh Sơn ad libitum cũng chính là TS Hoàng Văn Lễ, nguyên Tổng Biên tập tạp chí Xây dựng Đảng. Điều này không có gì là hoang đường tới mức không thể tin nổi, rốt cuộc thì ông trùm tuyên huấn của chế độ, Hồ Chí Minh, đã đặt cả nền móng lẫn kỉ lục khó vượt qua cho chiến thuật phân thân và hóa thân bằng vô số bút hiệu. Nhưng tiếc rằng phát hiện nêu trên hơi quá vội. Phiếu xét nghiệm tư tưởng của ông TS Hoàng Văn Lễ sống ở Việt Nam trên Sài Gòn Giải phóng ngày 26-8-2013 cho thấy một nhóm trị số hoàn toàn khớp với phiếu của ông Việt kiều Amari TX sống ở Houston trên Nhân dân ngày 22-8-2013, song cũng hoàn toàn khớp với phiếu của ông PGS Trần Đình Huỳnh, nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, trên Tạp chí Cộng sản số 844 từ tháng 2-2013. Bây giờ muốn thanh minh rằng mình không phải Amari TX thì ông Hoàng Văn Lễ chỉ có cách chứng minh rằng mình chính là Trần Đình Huỳnh. Tương tự như vậy, thạc sĩ Phạm Văn Thiết chỉ có thể thanh minh rằng mình không phải Amari TX bằng cách chứng minh rằng mình chính là TS Lê Văn Bảo. Huyết đồ tư tưởng giống hệt nhau của họ được biểu hiện chẳng hạn qua câu này: “Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, đa đảng chính trị đều ‘tự do’, ‘bình đẳng’ trong cuộc đấu tranh nghị trường và đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong thực tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo, có khi kéo dài nhiều thập kỷ.” Who is Who phiên bản Việt ngữ.

Quả là không có điều quái gở nào mà con người còn chưa nghĩ ra lại xa lạ với guồng máy tuyên huấn Việt Nam. Trong những vụ nhân bản dư luận viên và nhân bản trị số tư tưởng này, tôi không biết điều gì đáng kinh hơn: sự giáo điều hay sự hạ cấp của luộm thuộm, cẩu thả, ngu ngốc, lười biếng, nhếch nhác. Mọi đối thoại không cùng đẳng cấp đều vô nghĩa. Ước gì những người chống giáo điều và thảo phạt tuyên huấn có được một đối thủ uyên bác, độc đáo, chân thực và một guồng máy tuyên huấn nghiêm túc, chuyên nghiệp.

© 2013 pro&contra

[i] Lời giới thiệu của báo Nhân dân cho bài viết của Hữu Đức, tức Trần Mai, xứng đáng được đưa vào giáo trình cho sinh viên báo chí, nguyên văn như sau: “Sau khi Báo Nhân Dân đăng bài Từ hải ngoại nhìn về “các nhà dân chủ” của tác giả Trần Mai gửi từ nước Mỹ, trên một số website và blog đã có ý kiến thực hiện theo lối cắt xén, suy diễn, để từ đó phản đối bài viết của Trần Mai và quy kết là “nhận định sai lầm nghiêm trọng… về quyền con người”, và lặp lại luận điệu cho rằng, Nhà nước đã đi ngược lại các tuyên ngôn, công ước quốc tế liên quan tới vấn đề nhân quyền mà Việt Nam đã ký kết! Bình luận về sự kiện này, cũng từ nước Mỹ, bạn đọc Hữu Ðức mới gửi tới tòa soạn bài Tôi thật sự không hiểu tại sao, vì mục đích gì?, xin giới thiệu cùng bạn đọc.”

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2012

Bùi Tín - Cả làng báo bị khinh miệt và khiêu khích


Bùi Tín


Nhà báo Hoàng Khương bị tuyên án 4 năm tù giam về tội 'đưa hối lộ'

Nhà báo Hoàng Khương bị tòa án mang tên Nhân dân ở Sài Gòn tuyên án 4 năm tù giam về tội “đưa hối lộ” viên chức nhà nước đang làm phận sự.

Phiên tòa được bà con Sài Gòn, Hà Nội và đồng bào trong cả nước chăm chú theo dõi. Từ sáng sớm trụ sở toà án đã đông người, bà con kéo đến đông thêm trong khi tòa xét xử, và khi kết thúc, khá đông người, phần lớn là các bạn trẻ vẫy chào, chạy theo xe thùng chở anh Hoàng Khương về nhà tù, với tình cảm quý mến, thương yêu và xót xa.

Lịch sử của ngành tòa án và ngành công an “xã hội chủ nghĩa” Việt Nam ghi thêm một tội ác hiếp đáp, trả thù thấp kém đối với một nhà báo trẻ có công tâm và nhiệt tình chống tham nhũng. Đây thực tế là một vết nhơ của một chính quyền độc đoán và tham nhũng đang suy thoái không sao kìm hãm nổi.

Anh Hoàng Khương phạm tội gì? Tội do viện kiểm sát đưa ra và hội đồng xét xử tuyên án là đưa hối lộ cho một nhân viên công an giao thông 15 triệu đồng (tương đương 750 USD), để hòng chuộc lại một xe gắn máy bị giữ.

Sự thật anh Hoàng Khương không hề có ý định hối lộ ai. Anh thấy cần có bằng chứng hiển nhiên để chỉ tận tay, day tận trán kẻ tham nhũng, vì bọn này chuyên che dấu tội lỗi, rất khéo chùi nhẵn mồm, lau sạch mép. Đây là một sáng kiến riêng của một con người chính trực.

Cả xã hội am hiểu bản chất việc anh làm và động cơ trong sáng của anh. Tuy nhiên đây là một sơ hở của anh, anh đã thẳng thắn thừa nhận trước tòa và cũng chân thành xin lỗi đồng nghiệp trong báo Tuổi trẻ của anh. Bởi vì luật pháp ngăn cấm kiểu giăng bẫy kiểu như thế, nhưng cũng không có điều khoản luật nào kết tội nặng nề một hành vi có động cơ trong sáng như vậy cả. Lẽ ra động cơ vô tư phải được coi là một lý lẽ giảm án đáng kể.

Hành động của anh bị đại diện Viện kiểm sát nhân dân Phạm Thị Thu Hà đánh giá là tội hình sự nặng, xứng đáng bị 6 đến 7 năm tù, sau đó bị chánh án Nguyễn Thị Thu Thủy tuyên án 4 năm tù giam. Mọi người chê trách 2 phụ nữ ngồi ở ghế cầm cân công lý, nhưng cũng hiểu rằng họ chỉ là 2 con rối, bị giật dây, từ các quan chức cao nhất ngành tòa án, tư pháp, công an, từ bộ chính trị gồm 14 ông vua thâu tóm mọi quyền hành.

Đáng chú ý là 4 năm tù cho nhà báo Hoàng Khương cũng ngang bằng với 4 năm tù của viên công an Nguyễn Văn Ninh từng giết ông Trịnh Xuân Tùng, thân sinh cô Trịnh Kim Tiến, trong trụ sở công an. Một chế độ có 2 hệ thống cán cân công lý, một rất nhẹ cho viên chức CS, một cực kỳ nặng nề cho dân đen, người ngay thẳng và người yêu nước.

Chế độ suy thoái hiện nay một mực che chở ngành công an, đặc biệt là ngành công an giao thông, những ông vua “anh hùng Núp”, chuyên làm tiền trên mọi ngả đường. Vậy mà anh nhà báo này dám vuốt râu hùm, nguồn kiếm chác của họ.

Cả một phong trào phản đối phiên tòa phi lý, phi pháp, cực kỳ bất công. Các mạng blog tự do lên tiếng rào rào, từ Người Buôn Gió, Anh Ba Sàm, Osin, Mẹ Nấm, Đoan Trang, Thùy Linh, Lê Trung Kiên, Bùi Minh Hằng…lập tức lên tiếng. Các đài VOA, BBC, RFA, RFI đưa tin và bình luận sốt dẻo. Tổ chức Phóng viên không biên giới RSF ra tuyên bố.

Rất đáng chú ý là nhiều bức ảnh chụp tại phiên tòa và quanh phiên tòa được truyền đi khắp nước và thế giới.

Nét mặt trong sáng, tự tin của Hoàng Khương, nhà báo có tâm và có tầm hiếm hoi trong làng báo Việt Nam. Bản trình bày trung thực, minh bạch, thấu tình đạt lý của anh trước tòa. Hàng trăm bà con trong và ngoài tòa án thương cảm chào đón, an ủi anh, mặc cho hàng rào an ninh cấm cản. Bộ mặt Cụ Nguyễn Văn Khai thân sinh nhà báo Hoàng Khương mặt đầy nếp nhăn với những giòng nước mắt tuôn trào, trước bất công phi lý đổ lên đầu con trai và cả gia đình cụ, khi Mẹ nhà báo đang hấp hối ở bệnh viện Nguyễn Trãi mà họ vẫn không cho anh về thăm nhìn mặt Mẹ anh một lần cuối.

Anh Hoàng Khương bị 4 năm tù do đưa hối lộ 15 triệu đồng, tương đương 750 US$, vậy xin hỏi cái tội viên đại tá công an Lương Ngọc Anh ăn hối lộ ở Úc 20 triệu US$ - gấp chừng 30 ngàn lần, - để chia cho các quan chức cao nhất, thì đáng bao nhiêu năm tù và tại sao vẫn cứ bị ém nhẹm, dù cho phía Úc đã xét xử người của họ phạm tội.

Là một nhà báo có nửa thế kỷ cầm bút, hiện là nhà báo tự do, tôi ước mong rằng cả làng báo Việt Nam hãy coi đây là một dịp để bừng tỉnh, tỏ tình đồng cảm với một đồng nghiệp bị hàm oan, bi đối xử tận cùng bất công.

Cả làng báo Việt Nam, già trẻ lớn bé, nam và nữ, trong Nam ngoài Bắc, báo ở trung ương hay báo địa phương, là nhà báo viết, báo nói, báo truyền hình hay báo mạng điện tử, xin hãy coi đây là một sự xúc phạm hà hiếp với tất cả làng báo Việt Nam.

Cả nước có 16 ngàn nhà báo đang hành nghề, có thẻ nhà báo. Chỉ cần một tỷ lệ nào đó trong làng báo có hành động thực tế chung là tạo nên không khí đấu tranh mạnh mẽ bênh vực những nhà báo yêu nước thương dân, bảo vệ che chở những nhà báo có công tâm tự tin hành nghề có hiệu quả xã hội cao.

Cũng mong rằng nhiều trí thức trong và ngoài nước, nhiều cán bộ cộng sản kỳ cựu, về hưu hay còn tại chức, hãy lên tiếng bênh vực các nhà báo lương thiện mà đất nước đang cần.

Mong các bạn tiếp tục bàn luận sâu sắc hơn nữa về con người, bản chất, tài năng và tâm huyết của nhà báo Hoàng Khương, về bản án phi lý anh đang phải chịu; hãy tìm đến hoặc gửi thư đến an ủi, động viên nhà báo Hoàng Khương, Cha, Mẹ, vợ anh trong lúc khó khăn bị hiếp đáp này. Ban biên tập báo Tuổi Trẻ và lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam không thể buông xuôi bỏ mặc cán bộ của mình trong cơn hoạn nạn, bị 248 ngày đêm tạm giam một cách phi lý, nay lại mang thêm một bản án 4 năm - 1460 ngày.

Mong rằng những bức ảnh nhà báo Hoàng Khương - Nguyễn Văn Khương và Cụ Nguyễn Văn Khai trước phiên tòa sẽ được phóng to, nhân bản, tán phát rộng rãi để đánh động dư luận.

Sao lại không thể có giải thưởng Báo Chí mang tên Hoàng Khương, khóa học nâng cao nghiệp vụ viết báo Hoàng Khương, Hội những nhà báo Bạn của Hoàng Khương, Câu lạc bộ báo chí Hoàng Khương, như đã có Giải thưởng văn học tư nhân Trần Nhương. Và một số bài báo của Hoàng Khương từng chống tham nhũng rất xứng đáng được tuyển chọn và phổ biến.

Tại phiên xử phúc thẩm sắp tới, chúng ta có thể tạo nên một sức ép công luận xã hội đủ mạnh để đẩy lùi các thế lực độc đoán thâm thù với làng báo chí và cả làng luật gia, trâng tráo một mực chống tự do báo chí và chống chế độ pháp quyền.

Hoàng Khương tin yêu, bạn không cô đơn. Lẽ phải và thời đại sẽ luôn đi với anh. Người tốt trong xã hội vẫn đông đảo.

Những ngòi bút 'đâm mấy thằng gian bút chẳng tà' theo lời cụ Đồ Chiểu đang nở rộ trong xã hội đảo điên, trên cỗ xe tay lái chuệnh choạng mất phương hướng lại không có phanh hãm này.


Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Thùy Linh - Nói cùng báo chí


 Thùy Linh 

 Một ngày đọc lướt mấy báo mạng có được những thông tin sau:
 1. “Truyền thông Trung Quốc đang bôi đen Việt Nam ” – Học giả Dương Danh Dy trả lời PV trên Vnexpress – Còn truyền thông Việt Nam đang bôi nhọ những người biểu tình chống TQ xâm lược.
 2. “Căng thẳng ở Biển Đông có thể thành xung đột” VNexpres – Theo Nhóm Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế (ICG) có trụ sở tại Brussel (Bỉ) triển vọng giải quyết các tranh chấp "dường như bị thu hẹp" sau khi 10 nước ASEAN mới đây họp mà chưa ra được một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông – Căng thẳng giữa chính quyền VN với những người biểu tình có nguy cơ thành tù tội. Những người tham gia đang bị chính quyền gây sức ép với gia đình, cơ quan, công ty, nơi cư trú…để buộc họ phải từ bỏ biểu tình.

 3. “Biển Đông: Trong họa có phúc” - VNN – Những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa qua đang tạo ra ba kết quả ngoài ý muốn của Bắc Kinh: lá bài tẩy bị lật, các dân tộc thức tỉnh và cộng đồng quốc tế càng nâng cao cảnh giác – Nếu đưa sự việc biển Đông ra toà án quốc tế thì VN sẽ tranh thủ được ủng hộ của nhiều nước. Nhưng chính quyền dường như đang biến cái Phúc đó thành cái Họa mất nước và cái Họa cho người dân nếu họ tiếp tục biểu thị thái độ bằng những cuộc biểu tình chống TQ xâm lược, đồng thời phản ứng trước thái độ nhu nhược của chính quyền.

 4. “Thêm bằng chứng khẳng định Hoàng Sa của Việt Nam” - VNN – Bản đồ của Trung Quốc được lập dưới thời nhà Thanh, xuất bản năm 1904, trong đó ghi rõ cực nam nước này là đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa đã được TS Mai Ngọc Hồng tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia – Liệu có thêm bằng chứng về thái độ nhu nhược đến mức không giải thích nổi của chính quyền trong việc đấu tranh giành lại vùng đảo, vùng biển đã mất, sắp mất?

 5. “Cần thêm 'luật con' để cụ thể hóa Luật Biển” - DV – Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Chu Hồi (nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam) khẳng định – Liệu trong các “rừng luật” nhu nhú sẽ đâm chồi ấy, có luật nào cho phép người dân biểu tình, tuần hành bày tỏ thái độ trước sự xâm lấn của TQ mà không bị qui kết là “gây rối trật tự công cộng”; “lợi dụng lòng yêu nước”; háo danh, hoang tưởng…?

 6. “Chính sách 'cây gậy và củ cà rốt' của TQ ở Biển Đông” -DT – Trung Quốc đang thực hiện chính sách “cây gậy và củ cà rốt” để củng cố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông: tỏ ra khá mềm mỏng về ngoại giao đồng thời rất mạnh bạo về quân sự - Chính quyền đang thực hiện chính sách “củ cà rốt” với Bắc Kinh và cây gậy với nhân dân mình cả trong vấn đề biển Đông và nhiều lĩnh vực khác.

 7. “Cách chức thượng úy công an đánh phóng viên VOV” -DV – Căn cứ kết quả điều tra, không đủ căn cứ để khởi tố những người nói trên đánh 2 phóng viên phạm tội "Gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác trong khi thi hành công vụ" theo Điều 107-BLHS – Đánh chết người như Nguyễn Văn Ninh cũng chỉ 4 năm tù và ra toà ông ta vẫn dõng dạc tuyên bố không ân hận và làm đúng chức trách, nhiệm vụ. Chỉ cần qua cách giải quyết của CA Hưng Yên đã giải thích cho câu nói “bất hủ” của Nguyễn Văn Ninh và cách hành xử lạm quyền hiện nay của các cơ quan công quyền ở VN. Nhưng có lẽ đáng giận nhất là hai “chú cừu” PV đã (không dám) đi khám thương tích và không (dám, thể) lên tiếng về nỗi đau họ hứng chịu. Đến đây có thể tắc lưỡi, họ xứng đáng bị đối xử như vậy chăng?

 8. “ Đã tìm ra hai công an hành hung nhà báo ở Văn Giang” - GD – Tìm ra để làm gì vậy? Cách chức này và cho làm chức khác?

 9. “Bắt nguyên kế toán trưởng Vinalines” (DV) – Nhổ cỏ ở bờ ruộng thì lúa trong ruộng vẫn không thể lên tươi tốt được. Chợt nhớ ở hai vụ Vinashin và Vinalines thì thành phần “cốt cán” quản lý tài chính đều trốn thoát. Khá nhiều vụ án quan trọng áp dụng biện pháp diệt khẩu này đều tỏ ra hữu hiệu vì…”cứt trâu để lâu hóa bùn”. Và chưa kịp nguôi ngoai thì “án chồng lên án”, dân chúng có chuyện khác để phẫn nộ, quan tâm, để trút uất ức…Ví dụ Tiên lãng mới đây mà đã gần như thành quá khứ…

 10. “Mua 300 triệu đồng tiền giả từ Trung Quốc về Việt Nam tiêu thụ” (DV) – Ngày 25/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Công an TP Hà Nội cho biết vừa khám phá đường dây vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả - TQ đánh VN trên các mặt trận. Vừa xâm chiếm, vừa huỷ hoại kinh tế với đủ mọi cách…Và kinh khủng nhất là “in giả” tình đồng chí, tình vô sản, ý thức hệ. Vậy mà chính quyền VN vẫn tiêu những “đồng bạc” giả đó?

 11. “Hà Nội: Lấy đất quốc phòng làm sân golf” (Vef.VN) – Sân golf và dịch vụ Long Biên có tổng diện tích hơn 119 ha do Công ty cổ phần Đầu tư Long Biên làm chủ đầu tư. Sân golf và dịch vụ Long Biên có phía Đông Bắc giáp mương thoát nước đường Nguyễn Văn Linh và tuyến đường sắt quốc gia Hà Nội - Hải Phòng; Phía Tây Nam giáp khu quy hoạch xây dựng trận địa pháo phòng không; Phía Nam giáp Trung tâm văn hóa thể dục thể thao quận Long Biên, Công ty Thực phẩm miền Bắc, đất quốc phòng và khu dân cư hiện hữu.  Phía Tây Bắc giáp khu vực đường băng, xưởng sửa chữa sân bay Gia Lâm – Cảm giác tư duy nhiệm kỳ khiến các quan chức đang bán đến tấc đất cuối cùng, tận thu đến những đồng bạc lẻ…

 12. “Cần có gói kích cầu tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế” - (DV) – Kinh tế đang suy giảm là thực tế không còn phải bàn cãi.  Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 6 tháng vẫn tăng nhưng là mức tăng thấp nhất trong nhiều năm qua.  Các doanh nghiệp tiếp tục khó khăn cả về đầu vào lẫn đầu ra, sản xuất đình đốn khi tổng cầu thế giới giảm mạnh và sức mua trong nước kiệt quệ - Dân chúng còn gì nữa để kích cầu tiêu thụ đây? Họ chỉ “mua” được mỗi nỗi uất ức, bất công, đè nén, nghèo đói…mà thôi.

 13 . “Thấy gì khi thí sinh 'viết lại Lịch sử?” - (GD) – Có thể dẫn dụ một số câu "viết lại lịch sử" của học sinh trong bài thi như: “Năm 1945 chúng ta đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”; “Đảng cộng sản Việt Nam ra đời năm 1975 đã cùng Hồ Chí Minh lãnh đạo nhân dân chiến thắng Điện Biên phủ ”; “Năm 1975 nhân dân ta bầu Nguyễn Ái Quốc lên làm Chủ tịch nước”; “Nhật Bản có bom nguyên tử để doạ Liên Xô”; “Nhật Bản là thành viên sáng lập tổ chức ASEAN ” … - Khi lịch sử bị bưng bít trong bóng tối, bị xuyên tạc, bóp méo cho mục đích (thậm chí rất ngắn) của chính trị thì đây là nhân quả mà giáo dục gặt hái được. 
   

Di ảnh duy nhất của bé Minh Tâm (Ảnh: Bee.net.vn)  

 14 . “Triệu trái tim thổn thức trước bé gái 3 tuổi lấy thân mình che chở em” – (GD) - Bé gái 3 tuổi Đặng Ngọc Minh Tâm đã tự lấy thân mình che chở em trai được mẹ giao chăm sóc trước bầy ong hung dữ.  Cô bé mất để em trai được sống.  Lập bàn thờ cho con, người mẹ nghèo mới nhớ ra từ khi được chào đời đến giờ, con gái mình chưa từng một lần được chụp hình nên không có lấy một tấm hình làm di ảnh.  Ngày nào đi làm thì được 150 ngàn cho cả nhà 5 miệng ăn.  Không có tiền nên người mẹ chưa nghĩ việc đưa con đi chơi chụp hình bao giờ.  Cứ tưởng chẳng có ảnh thờ, may có người dì lục điện thoại thấy một tấm hình nhòe nhòe chụp bữa trước – Bản năng của Minh Tâm trước những gì em yêu quí và được giao trọng trách bảo vệ, chăm sóc hơn rất nhiều người lớn, có chức vụ, địa vị, có học thức…cũng với trách nhiệm ấy. Em vĩ đại hơn rất, rất nhiều những “cái xác” đang sống trong xã hội hôm nay.

 15. “ Phẫn nộ, đau đớn vì em bé mua cơm cho mẹ bị hắt hủi” - (GD) – Cô bé với 3000 đồng trên tay nấc nghẹn vì bị bà chủ quán cơm hắt hủi không thèm bán, khi em mua cơm cho mẹ đang bị bệnh – Vô cảm là căn bệnh lâu nay người ta đã tìm ra nhưng chưa có liều thuốc nào chữa. Không những không được chữa trị mà còn bị làm trầm trọng thêm. Vô cảm giờ đây như là vô phương…

 16. "Hãy hành động, truyền cảm hứng thay đổi và biến mỗi ngày là Ngày Mandela" - (GD) - Năm 2009, Liên Hợp Quốc quyết định lấy ngày 18.7 là Ngày quốc tế Nelson Mandela.  Ngày này được tổ chức hàng năm để ghi nhận 67 năm Nelson Mandela cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh dành tự do và công lý – Một ngày tuyệt vời, một việc làm tuyệt vời như thế mà ở VN buổi lễ kỷ niệm chỉ được tổ chức tại Trung Tâm Phục hồi chức năng trẻ em khuyết tật Thụy An, huyện Ba Vì, Hà Nội. VN đang rất cần một lãnh tụ Mandela dấn thân cho tự do và công lý. Và hy vọng “hãy hành động, truyền cảm hứng thay đổi và biến đổi mỗi ngày là Ngày Mandela” sẽ có ở VN…

 http://www.buudoan.com/2012/07/noi-cung-bao-chi.html 


Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012

Vũ Thụy Hoàng - Viết Nháp & Tránh Tắc Bút

Vũ Thụy Hoàng

Qua mấy chương trên, bạn mới chuẩn bị cho bài viết, cho cuốn sách. Chuẩn bị bằng cách chọn đề tài, sưu tầm, phỏng vấn, và làm dàn bài. Bây giờ là lúc bạn bắt tay thực sự vào việc viết. Viết thực sự khởi đầu bằng viết nháp.'

Photo: Katie Woodleigh


Khi sưu tầm tài liệu và khi làm dàn bài, bạn đã quen thuộc nhiều chi tiết của đề tài định viết. Bạn đã có thì giờ suy nghĩ về đề tài, nghiền ngẫm những chi tiết mà bạn thích thú, nên nhiều ý đã thấm nhập tâm trí bạn, lởn vởn trong đầu ngay cả lúc bạn rảnh rỗi, có khi cả đêm khuya lúc bạn thức giấc, hoặc sáng sớm lúc bạn mới tỉnh dậy. Nếu bạn thấy vậy, đó là những dấu hiệu tốt, giúp bạn viết dễ dàng. Nếu bạn chưa nhớ nhiều những gì đã thu lượm được, bạn nên bỏ thì giờ ra duyệt lại những tài liệu và sổ tay để quen thuộc hơn nữa với đề tài, những nhân vật, những sự việc, những điểm, những chi tiết mà bạn định viết.

Có dàn bài, ngẫm nghĩ về đề tài, và nghĩ cả những cách viết, thế là bạn đã chuẩn bị và dượt sẵn trong đầu để viết. Khi bạn ngồi xuống ghế, cầm bút viết, hay gõ trên bàn chữ máy vi tính, viết lúc ấy chỉ còn là cho chữ ở trong đầu chạy ra trên trang giấy, hay trên màn ảnh máy vi tính. Bạn cứ khởi đầu viết những gì có sẵn trong đầu, viết theo dàn bài đã làm. Cứ thế mà viết. Ðừng nghĩ đến gì khác. Viết được câu đầu, viết tiếp câu thứ hai, rồi câu thứ ba, thứ tư. Tiếp tục viết. Cứ lo viết. Viết. Viết. Viết. Chọn một điểm để viết. Khai triển ý của điểm. Mỗi điểm là một đoạn văn. Cứ viết từng đoạn văn một. Ðoạn nọ nối tiếp đoạn kia.

Chú tâm vào trọng điểm của đề tài để viết. Chọn những chi tiết liên quan đến trọng điểm để bổ sung cho bài. Ðừng đi ra quá xa trọng điểm, xa đề tài lựa chọn.

Khi viết, nhớ viết liên tục, đừng ngừng lại tìm chữ đúng hay sửa văn. Ðừng cố viết câu cho hay, cho đúng từ, đúng văn phạm, đúng chính tả, đúng ý, rồi mới viết tiếp. Làm vậy phải suy nghĩ, lo tìm chữ, lo tra cứu, viết thành chậm. Ngừng lại tra cứu sẽ dễ quên mất ý, mất hứng, chậm tốc độ, mất đà viết. Có khi mất cả tiếng đồng hồ không được nửa trang. Biết là từ chưa đúng, sai chính tả, hoặc nghi ngờ tên người, chức tước, hay số thống kê, cũng cứ viết đã, rồi đánh dấu hỏi vào bên cạnh để sau sẽ tra cứu lại hoặc sửa đổi. Nhớ bảo mình đây chỉ là bản nháp đầu, cần viết ý xuống trước, có gì sẽ sửa sau. Bản sửa chót mới là bản chung cuộc.

Cứ viết một cách tự nhiên, rõ ràng, bình thường. Cũng như khi nói chuyện, mọi người thường nói liên tục, tự nhiên, đâu cần đúng chữ, đúng văn phạm. Ít ai ngừng lại tìm đúng chữ, đúng ý mới nói. Nói rồi thấy chữ không đúng, mới sửa lại. Viết cũng vậy.

Cũng đừng lo tìm chữ văn hoa, cầu kỳ. Lúc này cần bày tỏ ý hơn là cần văn hoa. Cần có nhiều ý hấp dẫn hơn là những lời hoa mỹ. Thấy ý nào, ghi vội ra. Cho ý chạy ra trên trang giấy. Càng nhiều ý, càng tốt. Nếu ý không đúng vào đoạn đó, ghi dấu vào bên cạnh để khi xem lại mang ráp vào chỗ khác thích hợp hơn. Dùng những lời giản dị, mộc mạc để diễn tả. Nếu văn hoa đến ngay lúc đó, hãy viết xuốạng. Nếu không, sẽ cải thiện khi sửa lại.

Cũng theo lối viết này, hễ thấy gì dễ, viết trước. Nhờ có dàn bài chi tiết, bạn có thể chọn phần nào để viết cũng được. Có thể viết đầu bài trước hay sau, tùy ý. Hoặc chọn đoạn nào đó viết trước, tùy thích. Có người viết kết luận trước. Có người viết thân bài trước, rồi mới viết đầu và kết.

Khi viết những điểm đã ghi trong dàn bài, đừng vội quan tâm đến chuyển tiếp để nối các đoạn văn vào với nhau. Thấy các đoạn văn đó rời rạc không tiếp nối trơn tru, cứ để đấy. Chuyển tiếp nếu không đến ngay khi viết, sẽ được viết khi xem lại. Giống như người thợ may, cứ đo cắt vải theo từng phần của quần áo, sau mới may ráp lại với nhau.

Viết cũng giống như xây cất nhà cửa. Cứ làm từng loạt một, hết loạt này tới loạt kia. Dựng xong khung nhà, mới lợp mái, xây tường dựng vách, rồi mắc giây điện, ống nước, lắp máy móc, trước khi sơn quét, trải thảm.

Một điểm lợi của việc viết liên tục là sau vài giờ hay vài ngày, vài tuần viết nháp, bạn thấy sản xuất được nhiều trang, tinh thần sẽ phấn khởi và hăng hái tiếp tục viết nữa. Việc hoàn thành bài viết hay tác phẩm nhờ vậy được mau chóng hơn.

Ða số các nhà văn, nhà báo chuyên nghiệp đều biết quy tắc viết trước, sửa sau, để viết nhanh, viết dễ. Một số người khác quen viết mỗi câu cho tươm tất rồi mới viết câu tiếp. Có người viết xong một đoạn hay một chương, ngưng lại sửa, rồi viết nữa. Ðã hẳn mỗi người có cách riêng để viết, không ai giống ai. Nhưng viết hết cả bài, hay cả sách, rồi mới sửa có nhiều điều lợi rõ ràng hơn.

Tránh tắc bút

Tắc bút là cảnh ngồi trước trang giấy trắng, mắt nhìn vào tường hoặc nhìn qua cửa sổ, mà không tìm được ý, hoặc không diễn tả được ý lởn vởn ở trong đầu, không viết ra một chữ! Có người gặp cảnh cắn bút như vậy cả giờ đồng hồ. Viết bị bế tắc phần lớn là do cụt ý, không biết viết gì thêm, không tìm được điểm nào để khai triển, không biết khía cạnh nào để nhắm, không biết hướng nào để theo, không biết diễn tả sao cho dễ dàng, đúng ý.

Tắc bút là nỗi băn khoăn, lo lắng của một số người muốn vào ngành viết. Cảnh tắc bút cũng thường đến với nhiều người ở trong ngành viết, nhưng chúng ta có nhiều cách để phòng ngừa hoặc để vượt qua những bế tắc đó. Ðể giải quyết những trường hợp tắc bút, chúng ta cần tìm biết nguyên nhân của bế tắc.

Không biết viết gì vì cạn ý. Trước khi viết một tấm thiệp gửi bạn bè, hay bức thư cho thân nhân, người viết hẳn định sơ lược viết gì, viết thế nào. Những ý đó nên được ghi xuống giấy, nếu không cũng phải xếp đặt sẵn trong đầu. Không làm vậy, lúc ngồi viết nửa chừng có thể cạn ý, đâm ra loay hoay, lúng túng, rồi buông bút. Viết sách hay viết bài càng cần định sẵn những gì phải viết, cụ thể là làm dàn bài với nhiều chi tiết để theo đó viết ra. Xem lại dàn bài có được làm chu đáo, tỉ mỉ, đủ để gợi ý không?

Tắc bút có thể vì chưa nắm vững được đề tài, chưa thu thập đủ chất liệu. Trong trường hợp này, cần xem lại, thiếu những chất liệu gì thì sưu tầm, tra cứu để bổ sung, như đọc sách báo, hoặc chuyện trò, phỏng vấn nữa. Nhờ đấy có thêm ý để viết, có những luận cứ, thí dụ, mẩu chuyện để khai triển và hỗ trợ. Viết về một vấn đề mình biết rõ bao giờ cũng dễ dàng hơn.

Nếu thấy bế tắc vì khó phát biểu ý, bạn có thể tìm cách diễn tả khác, như nhắm vào một loại độc giả nào và dùng lời lẽ thật giản dị để trình bày, rồi sau đấy thay đổi chữ hoặc câu viết.

Bế tắc có thể tới vì không có hứng, không thấy hăm hở, thích thú khi viết. Chính vì muốn giữ hứng, duy trì đà viết đang trôi chảy, một số nhà văn, nhà báo bỏ cả ăn ngủ để viết cho tới khi mệt mỏi. Nhưng với nhiều người khác trong chúng ta, thời biểu không cho phép viết liên tục, mà phải ngưng lại giữa chừng. Khi trở lại, nếu bị mất trớn, không viết được dễ, bạn có thể đọc thêm tài liệu, xem lại cách sắp xếp dàn bài, đọc lại phần đã viết lần trước để gợi ý và để gây lại cảm hứng. Hoặc bạn cầm bút viết lia lịa những gì mình đang nghĩ, rồi sau đấy viết sang đề tài mình định viết. Lối viết này là cách thực tập để lấy trớn viết sau đó, tương tự như lực sĩ hay thể thao gia trước khi vào trận đấu phải dượt banh, làm những động tác để nóng ấm và co dãn các bắp thịt. David Fryxell, tác giả How To Write Fast, đề nghị đừng dừng bút nghỉ khi viết hết câu hoặc đoạn văn. Hãy nghỉ tay lúc viết lưng chừng câu hoặc giữa đoạn văn, để khi ngồi viết trở lại là biết viết tiếp chỗ bỏ dở và dễ viết thêm sau đó.

Một cách vượt bế tắc là tìm lối khác thay thế chỗ bị tắc, hoặc tìm đường vòng nhảy qua đó viết sang đoạn khác. Khi viết xong chỗ khác, mới quay trở lại chỗ bỏ dở, nếu có thêm tài liệu, thêm ý mới hoặc tìm được ý khác để bổ sung cho chỗ tắc nghẽn.

Một cách nữa để vượt bế tắc là tìm những động lực thúc đẩy mình hăng say và ham viết, như nghĩ tới bài viết sẽ bày tỏ được ý tưởng của mình, được nhiều người biết đến. Hoặc tự cho mình là cây viết tài giỏi, cố viết nhiều hơn để vượt được chỉ tiêu, như viết năm bảy trang thay vì hai, ba trang đã định trong ngày. Cũng đừng nghĩ đến lời bình phẩm có thể có của người khác mà nhụt chí, dễ bị tắc bút.

Cố giữ đúng thời hạn đã định để hoàn tất tác phẩm là một trong những cách hữu hiệu vượt bế tắc. Nhà báo thường hay phải viết theo thời hạn báo lên khuôn in, nên nhà báo bị thôi thúc cố viết cho đúng hạn và cố tìm cách giải quyết bế tắc. Người viết sách cũng nên theo đó ấn định thời hạn để viết cho xong.

Khi viết nếu thấy uể oải, không muốn cầm bút, bạn có thể tạm nghỉ tay năm mười phút, đi uống nước, uống cà phê, hoặc ra ngoài đi bộ, hoặc làm những cử động về tay chân, quay đầu, xoay mình cho thư dãn gân cốt và tâm trí, rồi quay trở lại viết tiếp. Ðôi khi đổi chỗ ngồi viết, lúc ở trong phòng, lúc ngồi bàn ăn trong bếp, hoặc lúc viết tay, lúc dùng máy vi tính, cũng làm thay đổi không khí, tránh buồn tẻ khi viết.

Khung cảnh chung quanh cũng có thể làm bạn đãng trí, khó tập trung tư tưởng để viết. Tiếng ồn ào, tiếng trẻ con đùa nghịch, hoặc chỗ viết chật chội có thể làm mạch viết gián đoạn, ngưng đọng. Nên chọn chỗ ngồi viết thoải mái, yên tĩnh, hoặc chọn thời điểm thích hợp như một số người chọn viết vào sáng sớm hoặc lúc đêm khuya để bớt bị chia trí khi viết.

Trong những lối giải quyết tắc bút, cách hay nhất là phòng ngừa và chuẩn bị kỹ trước khi bắt tay vào viết. Ðịnh rõ chủ đề viết, phác họa sơ lược cách trình bày vấn đề, sưu tầm tài liệu cần tìm kiếm, có thì giờ suy nghĩ về những điểm định viết để những ý nghĩ và tư tưởng thấm nhập trong óc, làm dàn bài chu đáo, rồi mới bắt tay vào viết. Viết khi ấy chỉ còn là thủ thuật, để cho chữ tuôn ra. Viết trở nên vừa dễ, vừa thích thú. Làm như vậy, ít khi bị bế tắc. Còn nếu bị bế tắc bất ngờ, hoặc đôi lúc cảm thấy không mấy hứng thú để viết, hãy ngưng viết đoạn đó, bỏ trống vài hàng cho dễ nhớ khi tìm lại, rồi viết tiếp phần khác. Khi nào có thêm ý mới, thêm tài liệu hoặc có ý khác bổ sung hay thay thế, quay trở lại viết chỗ bỏ trống.

Trước khi viết một bài báo hay cuốn sách, tôi thường viết xuống giấy dàn bài tổng quát, trong đó ghi những điểm chính. Dưới mỗi điểm chính là những điểm phụ với những chữ tóm tắt gợi ý. Sau đấy tôi sưu tầm tài liệu. Nhờ tra cứu sách báo và những cuộc phỏng vấn, tôi ghi ra càng nhiều càng tốt những ý mới, những chi tiết lạ, những mẩu chuyện, những lời thuật, số thống kê để cho vào những phần trong dàn bài. Từ đấy, tôi viết nháp theo dàn bài, quảng diễn ý rộng ra, thêm những chi tiết khác vào.

Khi viết nháp, tôi viết bằng bút trên những tập giấy học trò. Tôi thích những tập giấy có kẻ hàng, có đục ba lỗ để dễ cho vào những tấm bìa cứng có ba vòng sắt. Tôi thường viết mỗi đoạn văn trên một trang giấy, tránh để câu nối giữa chừng ở trang này sang trang khác. Làm vậy để, nếu cần, tiện sắp xếp, di chuyển qua chỗ khác mà không bị trở ngại, bất tiện, mất thì giờ. Tôi chưa quen với lối viết thẳng vào máy vi tính, và không cảm thấy thoải mái bằng viết tay. Khi viết tay, tôi giãi bày ý nghĩ , cho chữ tự động chạy mau trên trang giấy, không phải nghĩ đến bỏ dấu chữ viết. Khi đánh chữ Việt trên máy vi tính, tôi vẫn phải chú ý vào các dấu chữ, nên dễ bị gián đoạn mạch viết, tư tưởng không liên tục.

Viết nháp xong trên giấy, tôi duyệt sơ qua, rồi mới đánh vào máy vi tính, và cho in ra. Thế là tôi đã có bản nháp sơ khởi cho bài viết. Khi soát lại bài viết in từ máy vi tính, tôi chú trọng đến nội dung của bài, xem ý có hấp dẫn, dồi dào, sắp xếp có thứ tự, hợp lý và mạch lạc không. Từ đấy tôi chỉ còn sửa những sai lầm, điền khuyết những thiếu sót, chải chuốt lại lời văn, là có thể đưa bản nháp cho người khác đọc để xin ý kiến và phê bình. Trong khi chờ đợi người khác đọc, tôi thấy điều gì cần sửa chữa, bổ khuyết hoặc cải thiện, tôi vẫn làm được. Khi viết nháp, nhiều lúc tôi cũng phải chống trả ý muốn ngưng để sửa, và phải cố tự nhủ đây chỉ là viết nháp, còn nhiều lần khác để sửa.

Xin nhắc lại với bạn: Viết trước, sửa sau. Cố viết liên tục. Ðừng ngưng lại sửa văn hay sửa sai. Viết liền như vậy, chẳng bao lâu bạn cảm thấy thích thú khi nhìn số trang cụ thể vừa hoàn tất cứ tăng dần lên, và bạn sẽ tiếp tục hăng hái viết.

Thứ Ba, 1 tháng 3, 2011

Công an Trung Quốc dùng vũ lực ngăn nhà báo

Damian Grammaticas
BBC News, Bắc Kinh

Lúc đó khoảng 13h30.

Nhiều hàng cảnh sát đứng trước lối vào Vương Phủ Tỉnh, con đường với các điểm mua sắm nổi tiếng nhất
Bắc kinh.

Sự lo lắng của chính quyền hiện ra rất rõ.

Hàng chục xe cảnh sát đậu bên lề, những người đàn ông mặc thường phục đi cùng chó lên xuống, xe rửa đường chạy tới chạy lui, phun nước để người ta phải đi chỗ khác, và những đoạn sửa đường không cần thiết bất ngờ được dựng lên cho thấy có một hiện trường lớn đang được dàn dựng.