Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh Vũ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Anh Vũ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 25 tháng 8, 2021
Anh Vũ (RFI): Afghanistan - Taliban thay đổi, hay thích nghi để tồn tại?
Sau khi giành chính quyền tại Afghanistan, phe Taliban đã cố trấn an thế giới là họ đã thay đổi nhiều so với lần cai trị đất nước cách đây 20 năm. Cho dù Taliban cam kết tôn trọng nữ quyền, cố tỏ ra ôn hòa, thân thiện với thế giới bên ngoài, bộ mặt mới của Taliban vẫn khó thuyết phục được quốc tế.
Hai ngày sau khi Kabul thất thủ, khán giả truyền hình Afghanistan đã chứng kiến những hình ảnh không thể tưởng tượng được dưới chế độ đầu tiên của Taliban (1996-2001) : Một chiến binh được một nữ phóng viên phỏng vấn trên kênh truyền hình Tolo News. Nhà báo Beheshta Arghand ngồi cách người phỏng vấn khoảng 2,5 mét, hỏi ông ta về tình hình an ninh trong thủ đô Afganistan. Kênh truyền hình tư nhân này cũng đưa lên một video cho thấy một nữ phóng viên đang đưa tin từ các phố của Kabul.
Những hình ảnh như thế xuất hiện cùng lúc các lãnh đạo của phong trào Taliban thi nhau nhắc lại rằng họ muốn chấm dứt đổ máu. Tại cuộc họp báo hôm 17/08, phát ngôn viên Zabihullah Mujahid khẳng định « ân xá toàn thể » cho các công chức nhà nước. Ông này cũng khẳng định Taliban đã rút ra những bài học của lần cầm quyền đầu tiên và sẽ có « nhiều cái khác » trong cách lãnh đạo lần này, cho dù về tư tưởng và tín ngưỡng, « không có gì khác ».
Dưới chế độ Taliban trước đây, các hoạt động như trò chơi, âm nhạc, nhiếp ảnh, truyền hình bị cấm. Tội phạm trộm cắp bị chặt tay, giết người bị hành hình công khai, người đồng tính bị sát hại. Thiếu nữ không có quyền học hành. Phụ nữ ra ngoài phải có đàn ông đi cùng và bị cấm đi làm, nếu bị quy tội như ngoại tình thì họ chỉ có chết vì đòn roi hay bị ném đá giữa đường. Phát ngôn viên Taliban cam đoan các quyền của phụ nữ từ giờ sẽ được tôn trọng, trong « khuôn khổ của luật Hồi giáo ».
Ý thức hệ cơ bản của Taliban vẫn như cũ
Thứ Năm, 15 tháng 7, 2021
Anh Vũ (Mục điểm báo của RFI): Covid-19 - Pháp đau đầu với việc mở rộng phạm vi áp dụng chứng nhận y tế
Hôm nay, 14/07/2021, ngày quốc khánh Pháp, hầu hết các nhật báo cũng nghỉ lễ. Một vài tờ báo chính như Le Monde, Le Figaro hay Libération vẫn ra báo thì đều tập trung xoay quanh chủ trương mới phòng chống dịch Covid-19 vừa được tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo đầu tuần này, đặc biệt trên vấn đề mở rộng phạm vi áp dụng chứng nhận y tế.
Tựa lớn trang nhất của Le Figaro : « Những câu hỏi và tranh luận xung quanh chứng nhận y tế ». Sau diễn văn của tổng thống Macron hôm 12/07, viện Odoxa đã làm một thăm dò dư luận cho Le Figaro, theo đó 61% người dân Pháp ủng hộ biện pháp mở rộng phạm vi sử dụng giấy chứng nhận y tế của chính phủ, nhưng cách áp dụng trên thực tế mới đang là vấn đề đau đầu cho cả chính quyền lẫn đối tượng thực hiện.
Từ ngày hôm qua 13/07, chính phủ đã cố gắng chi tiết hóa cách thức thực hiện chủ trương của tổng thống, nhưng dư luận đã thấy không ít bất cập. Nhiều câu hỏi đang được đặt ra xung quanh việc áp dụng chứng nhận y tế.
Thực tế, chứng nhận y tế đã có hiệu lực đối với những người đi du lịch hay tham dự vào các sự kiện tập trung trên 1.000 người, nhưng theo thông báo của tổng thống thì từ ngày 21/07 này, phạm vi áp dụng được mở rộng ra nhiều địa điểm như các quán cà phê, quán ăn, các trung tâm thương mại và cả các bệnh viện, viện dưỡng lão, hưu trí, các cơ sở y tế xã hội, người sử dụng máy bay và tàu đường dài.
Le Figaro nhận thấy với quy định này hoạt động của một số tụ điểm sẽ bị ảnh hưởng nhiều trong khi mà các ngành như giao thông vận tải, quán hàng, trung tâm thương mại đều đang lúng túng chưa biết sẽ áp dụng hình thái kiểm tra chứng nhận y tế ra sao với các khách hàng. Bị bất ngờ, nhiều cơ sở đã lên tiếng đề nghị cho lùi lại các biện pháp để có thời gian chuẩn bị.
Tiêm chủng cũng nảy sinh vấn đề
Một điểm mà các báo có thể đều nhận thấy là biện pháp mở rộng phạm vi áp dụng chứng nhận y tế chính là cách tạo áp lực để mọi người buộc phải tiêm chủng ngừa Covid, trong khi mà chính phủ không thể áp đặt tiêm vac-xin cho mọi đối tượng.
Thứ Tư, 16 tháng 6, 2021
Anh Vũ (mục Điểm Báo Pháp của RFI): Trung Quốc, mối đe dọa mới của NATO
Vài ngày qua, các sự kiện thời sự nóng đang diễn ra tại châu Âu. Các báo Pháp ra hôm nay 15/06/2021 đều dành nhiều trang bài về các cuộc gặp thượng đỉnh NATO diễn ra hôm qua và thượng đỉnh Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu hôm nay và cuộc gặp mặt đối mặt giữa Biden và Putin ngày mai.
Về cuộc họp Liên minh Bắc Đại Tây Dương, nhật báo Le Figaro nhận định qua bài viết mang tựa đề « NATO : các đồng minh siết chặt hàng ngũ và cảnh cáo Trung Quốc ».
Quả thực đây là một phiên họp thượng đỉnh mang nghiều tín hiệu mới mẻ sau 4 năm sóng gió của dưới thời tổng thống Donald Trump cùng nhiều biến động trên bình diện địa chính trị quốc tế. Nhật báo Pháp ghi nhận, « lần đầu tiên từ cuộc gặp thượng đỉnh tai hại hồi tháng 07/2018, các đồng minh hội ngộ ngày thứ Hai tại trụ sở của NATO, ở Bruxelles. Không có gì làm rối loạn cuộc hội ngộ của họ ».
Mọi sự chú ý hướng về sự có mặt của tổng thống Mỹ Joe Biden. Nguyên thủ Hoa Kỳ được kỳ vọng mang đến sức sống mới cho mối liên mình. Ngay khi tới thượng đỉnh NATO, ông Biden đã tuyên bố : « Tôi muốn cả châu Âu biết là Hoa Kỳ có mặt ở đây » và nhấn mạnh NATO có « tầm quan trọng sống còn » với nước Mỹ. Khác hẳn với người tiền nhiệm Donald Trump, tổng thống Biden đã làm các đồng minh yên tâm và tạo bầu không khí đoàn kết trước khi bắt tay vào hàng loạt các hồ sơ chính.
Theo Le Figaro, một trong những mối quan tâm chính của các đồng minh tại cuộc họp là nước Nga, thể hiện qua tuyên bố với giọng đầy cảnh báo « chừng nào Nga không tỏ cho thấy họ tôn trọng luật pháp quốc tế và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế, thì không thể có sự trở lại bình thường ».
Tổng thống Mỹ đã tỏ đồng tình, tuyên bố trong cuộc họp báo tối qua rằng « Chúng ta không tìm kiếm xung đột với Nga, nhưng chúng ta sẽ đáp trả nếu Nga tiếp tục các hoạt động của họ ».
Trung Quốc đối thủ mới nổi lên
Thứ Năm, 15 tháng 4, 2021
Anh Vũ (RFI): Vì sao Ấn Độ - Thái Bình Dương thành nơi hội tụ các mối liên minh địa chính trị ?
Ấn Độ - Thái Bình Dương đang nổi lên như là một khu vực chiến lược trong bàn cờ địa chính trị thế giới. Thời gian gần đây, khu vực này liên tục sôi động với các hoạt động ngoại giao quốc tế.
Không chỉ có Mỹ, hay các nước trong vùng, mà ngày càng có nhiều nước châu Âu quan tâm đến khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, dưới các hình thức đối tác, liên minh khác nhau xung quanh Ấn Độ. Mục tiêu cũng ngày càng rõ hơn là nhằm ngăn chặn đà bành trướng ảnh hưởng của Trung Quốc.
Tìm kiếm những mối liên kết, hợp tác vì một vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương an toàn và rộng mở là sáng kiến của Ấn Độ đưa ra từ năm 2018 trong diễn đàn an ninh châu Á ở Shangri-La, Singapore. Ý tưởng này đã nhanh chóng được nhiều nước, đặc biệt là phương Tây hưởng ứng. Sau Bộ Tứ (Ấn Độ, Mỹ, Úc, Nhật), lần lượt các nước châu Âu như Anh, Pháp rồi Đức đã khẳng định can dự mạnh mẽ và tham gia tích cực vào các vấn đề tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, sau khi nhận thấy lợi ích của mình trong vùng biển chiến lược rộng lớn này.
Các hoạt động xây dựng liên minh đối tác hướng tới khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương trở nên sôi động, không chỉ vì tầm quan trọng vị trí địa chiến lược của khu vực, mà còn vì mối lo trật tự an ninh của khu vực này đang có nguy cơ bị đe dọa bởi sự trỗi dậy sức mạnh quân sự cũng như kinh tế của Trung Quốc.
Bà Raphaëlle Khan, nhà nghiên cứu thuộc Trung Tâm Á Châu, Đại Học Harvard, nhận định : « Ở góc độ an ninh, vấn đề ở chỗ là có sự mất an ninh đang lan rộng cùng với việc tăng chi phí quốc phòng và quân sự hóa mạnh trong vùng. Trung Quốc đang quân sự hóa các quần đảo có tranh chấp. Nói một cách tổng quát là Trung Quốc đang lật lại luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển và việc quân sự hóa cũng thể hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và các cường quốc trong vùng ».
Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021
Anh Vũ (RFI): Miến Điện - Lực lượng an ninh tiếp tục bắt giữ người biểu tình
Các cuộc truy lùng, bắt bớ tiếp tục diễn ra hôm nay, 09/03/2021, ở khắp các thành phố lớn của Miến Điện, sau khi lực lượng an ninh được tăng cường tại Rangoon trong đêm nhằm khống chế người biểu tình. Liên Hiệp Quốc tiếp tục hối thúc chính quyền quân sự « kềm chế tối đa » và thả những người biểu tình đã bị bắt.
Theo ghi nhận của AFP tại chỗ, các trục lộ chính của thủ phủ kinh tế Rangoon hiện đã bị quân đội phong tỏa. Đêm hôm qua, lực lượng an ninh lùng sục trong từng khu nhà dân để tìm bắt người biểu tình. Theo các nhân chứng tại chỗ, lực lượng an ninh đã bắt đi hàng chục người.
Tại Myitkyina, thành phố miền bắc, những hình ảnh truyền đi trên mạng xã hội cho thấy nhiều người biểu tình bê bết máu nằm bất động. Một nữ tu Công giáo mặc áo trắng quỳ gối xuống đường xin cảnh sát đừng bắn. Còn tại Mandalay, hai xe quân sự đã đâm vào đoàn biểu tình làm 6 người bị thương. Hiệp hội trợ giúp tù nhân chính trị tại Miến Điện thống kê từ đầu cuộc đảo chính đã có ít nhất 60 người bị chết và 1.800 người bị bắt.
Song song với việc thẳng tay đàn áp người biểu tình trên đường phố, trong những ngày qua chính quyền quân sự đẩy mạnh các cuộc truy lùng bắt giữ người phản kháng thuộc các tổ chức phi chính phủ, truyền thông và các lãnh đạo chính trị. Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ là mục tiêu tấn công hàng đầu của chính quyền. Nhiều lãnh đạo của đảng này đã bị bắt giữ, một đại diện địa phương bị giết.
Mặc dù chính quyền cố gắng gieo rắc nỗi sợ hãi trong dân chúng, phong trào phản kháng vẫn không chùn bước. Bên cạnh cuộc đấu tranh trên đường phố, các công đoàn liên tục kêu gọi tổng đình công. Andrew Tillet Saks, nhân viên AFL CIO, một tổ chức công đoàn độc lập của Mỹ đóng tại Miến Điện từ 2 năm nay, cho biết :
Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021
Anh Vũ (RFI): Bắc Kinh có thực sự muốn chiến tranh đất hiếm ?
Là nước kiểm soát 80% sản lượng đất hiếm trên thế giới, từ 15 năm qua, Trung Quốc thường xuyên sử dụng nguồn nguyên liệu thiết yếu trong công nghệ hiện đại này như một công cụ để gây sức ép với các nước. Tuy nhiên phát động một cuộc chiến đất hiếm sẽ là con dao hai lưỡi đối với Trung Quốc, theo phân tích của Jean-Michel Bezat, phóng viên nhật báo Le Monde.
Tại California, ở một nơi có tên gọi là Moutain Pass. Đó là mỏ đất hiếm từng hoạt động rất nhộn nhịp cách đây 40 năm, khi Hoa Kỳ thống trị sản xuất nguồn quặng mỏ nay đang là vật liệu sống còn cho các ngành công nghiệp xe hơi, viễn thông, công nghệ số, năng lượng tái tạo và cả vũ khí. Do giá thành sản xuất quá đắt và gây ô nhiễm, Mỹ đã cho đóng mỏ này năm 2002. Như một lẽ tự nhiên, việc khai thác sản xuất và cả ô nhiễm được di dời sang Trung Quốc, khi đó được đánh giá không mấy nguy hiểm như bây giờ. Thế là trung tâm đất hiếm được chuyển về vùng Nội Mông Trung Quốc, nay mệnh danh là « Thung lũng Silicon của đất hiếm ».
Đó cũng là thí dụ về sự bất cẩn của người Mỹ. Cố gắng giảm bớt lệ thuộc vào dầu lửa của Trung Đông để rồi lại phải chịu cấm vận nguồn kim loại hiếm mà 80% do Trung Quốc kiểm soát, như vậy có ích gì ?
Donald Trump đã từng lo lắng và thậm chí đề xuất mua lại cả vùng Groenland nơi có nguồn tài nguyên đất hiếm dồi dào. Tỏ ra ngoại giao hơn nhưng vẫn trong mối lo ngại, Joe Biden vừa thông báo « xem xét toàn bộ » nguồn gốc của 4 sản phẩm trọng yếu : linh kiện bán dẫn, bình điện xe hơi, hoạt chất dược và đất hiếm. Riêng lĩnh vực đất hiếm Hoa Kỳ sẽ phải mất ít nhất mười năm mới đạt được tự cung tự cấp.
Các đe dọa về đất hiếm của Trung Quốc từ 15 năm qua vẫn lặp lại nhiều lần. Hồi năm 2019 là để trả đũa cho việc loại nhà sản xuất thiết bị viễn thông Hoa Vi ra khỏi Mỹ. Cách đây không lâu, là để răn đe việc Washington bán cho Đài Loan chiến đấu cơ F-35. Trên một thiết bị chiến tranh hiện đại này của Mỹ có chứa tới 417 kg đất hiếm.
Thứ Tư, 4 tháng 11, 2020
Anh Vũ (điểm báo Pháp –RFI): Bầu cử tổng thống Mỹ 2020 - Toàn thế giới ngóng chờ kết quả
Nước Mỹ nín thở, cả thế giới đều hướng về ngày bầu cử tổng thống thứ 46 của họp chủng quốc Hoa Kỳ, chính thức diễn ra hôm nay 03/11/2020. Lướt nhanh trang nhất các tờ báo lớn của Pháp ra trong ngày , không thấy có tờ nào thiếu tựa lớn về bầu cử Mỹ và bên trang trong cũng kín các bài về cuộc bầu cử đặc biệt nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ.
Thế giới hồi hộp đón đợi kết quả bầu cử tổng thống Mỹ không khác gì chờ kết quả trận chung kết Cúp bóng đá thế giới.
Tựa lớn của nhật báo Le Monde đánh giá sự kiện là: "Bước ngoặt của Hoa Kỳ ". Libération đặt câu hỏi đầy ẩn ý : " Bầu cử Mỹ : hồi kết của cơn ác mộng ? " Les Echos gọi cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay là "Trận chiến cuối cùng ", trong khi nhật báo Công Giáo La Croix chạy tựa đơn giản : " Thời điểm của sự thật ", còn nhật báo Le Figaro đánh giá kỳ bầu cử tổng thống Mỹ lần này là : "Cú sốc của hai nước Mỹ ".
Hầu hết các báo đều dành nhiều bài viết để phác họa bối cảnh và tính chất đặc biệt của kỳ bầu cử tổng thống Mỹ đang khép lại trong ngày hôm. Nhật báo Le Monde nhận thấy đây là một " kỳ bầu cử căng thẳng kịch phát vì khủng hoảng dịch Covid 19 ". Theo tờ báo, trận đại dịch đã làm đảo lộn kế hoạch chiến dịch tranh cử của hai ứng cử viên Donald Trump và Joe Biden. Khủng hoảng Covid 19 đã tạo ra khoảng cách lớn trong cuộc chạy đua giữa 2 đối thủ này. Tất cả các thăm dò dự luận ý định bỏ phiếu đến lúc này đều cho thấy phe Dân Chủ đang bứt phá rõ nét ở các bang chủ chốt.
Tuy vậy, không một cơ quan truyền thông, không mấy nhà quan sát nào dám tin vào những số liệu thăm dò. Trong những ngày cuối cùng chiến dịch tranh cử, ông Trump đang dồn hết nỗ lực hy vọng một lần nữa làm thất bại các thăm dò dư luận đang đặt ưu thế vào Joe Biden, theo Le Figaro.
Tờ báo nhận thấy nhiều chỉ số cho thấy tổng thống sắp mãn nhiệm vẫn còn hy vọng để chiến thắng. Ngoài các phân tích từ cục diện cử tri ở các bang chủ chốt, Le Figaro đưa ra một con số thăm dò của Viện Gallup mới đây, cho thấy ngay giữa đại dịch, 56% người dân Mỹ được hỏi khẳng định họ đang có cuộc sống tốt hơn cách đây 4 năm.
Nguy cơ bạo lực bùng phát trong bầu cử
Ở một khía cạnh khác, các báo đều có điểm chú ý chung là nguy cơ " bạo lực bầu cử chưa từng có ", đang được giới quan sát cảnh báo.
Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019
Anh Vũ (RFI): Hồng Kông – Cứu vớt những gì còn lại của vùng tự trị
![]() |
Người dân tập hợp trước Hội đồng Lập pháp Hồng Kông, ngày 11/06/2019.Reuters |
Hơn một triệu người Hồng Kông đã xuống đường hôm Chủ Nhật (09/06/2019), theo con số của các nhà tổ chức, để phản đối dự luật dẫn độ về Trung Quốc. Cuộc huy động lớn lần này tiếp tục kéo dài, một lần nữa cho thấy mối lo ngại sâu sắc của người dân Hồng Kông khi thấy họ đang dần dần bị Bắc Kinh tước đi các quyền cơ bản trong vùng đất được gọi là tự trị.
Đây là một trong những cuộc biểu tình lớn nhất từ khi thuộc địa cũ của Anh Quốc được trao trả lại Trung Quốc dưới quy chế một đặc khu hành chính tự trị. Theo thỏa thuận năm 1997, nước Anh trả lại mảnh đất này cho Trung Quốc với điều kiện Hồng Kông được hưởng quy chế “Đặc khu hành chính” trong vòng 50 năm.
Là vùng đất thuộc chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, ngoài vấn đề quốc phòng và ngoại giao, Hồng Kông được toàn quyền tự quyết. Hơn 7 triệu người dân của hòn đảo phải được hưởng một hệ thống chính trị, lập pháp, tư pháp và tài chính riêng, không lệ thuộc vào Hoa Lục.
Đó là trên giấy tờ, còn trên thực tế thì từ khi trở về trong quy chế đặc biệt do cựu lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề xuất, gọi là “một đất nước, hai chế độ”, trong 12 năm qua, Hồng Kông luôn là vùng đất đầy biến động chính trị, xã hội, mà căn nguyên là các nỗ lực của chính quyền Hoa Lục muốn bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ, đưa dần Hồng Kông vào khuôn phép của một chế độ Cộng sản toàn trị.
Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018
Anh Vũ: Người con gái Huế
Bài thơ này ra đời mùa hè cuối năm học 1955-56, lúc tác giả rời trường Quốc Học, mang theo nhiều hình ảnh đẹp của tuổi đôi mươi. Năm 1958, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đã chọn bài thơ để khai mạc mục “Thơ và Thi Nhân” trên báo Tự Do do ông Phạm Việt Tuyền chủ trương, và Chu Tử sau đó có in lại trong một số báo “Sống” đặc biệt về Huế. Với thời gian, và qua các biến cố lịch sử, Huế và người Huế đã đổi thay, và chắc không còn cứ mãi “xuôi bên cạnh cuộc đời” nữa, nhưng chắc nét kín đáo “phong trong một dãy thành” và giấc mơ êm đềm của Ngự Bình “gối đầu trên bến lặng” thì vẫn còn; và đó mới chính là cái đẹp của “Người Con Gái Huế”.
![]() |
Cầu Trường Tiền. Hình: Internet |
Năm xưa có một người... xưa lắm
Sách vở chưa tròn mộng thủy chung,
Bóng lẻ kinh thành men lối học,
Trăng mùa cổ độ sáng mông lung.
Tháng chín vàng trên vạn ngả đường,
Ngạt ngào suối tóc chảy thành hương;
Một đàn chim trắng nghiêng đôi cánh
Chở bút hoa về tự bốn phương.
Âm thanh mùa ấy nghẹn lưng trời,
Ngói mới nằm ôm gạch đỏ tươi;
Tâm sự chưa nhòa trang giấy trắng,
Chuyện đời chưa ố tuổi hai mươi.
Đã gặp Người trên một chuyến đò,
Nắng chiều xuyên nửa nón bài thơ,
Nửa vòng quai trắng cài môi phượng,
Nửa nụ cười hoa... thuyền cập bờ.
Lòng kín phong trong một dãy thành
Lạnh lùng che khuất ngọn cau xanh;
Ánh vàng còn đọng trên tà áo
Đã cánh mây Tần vội khép nhanh.
Sông Hương mấy độ vàng hanh nắng
Gió chẳng se lòng lụa Trữ La,
Núi vẫn gối đầu trên bến lặng
Trọn đời mơ mãi giấc hoàng hoa.
Nhớ lần khăn gói đưa theo gió,
Cửa lớp đìu hiu phượng cuối mùa,
Một nẻo Trường An sương kín ngõ
Tâm tình còn nặng chuyến đò xưa.
Nghìn sau vẫn một thuyền muôn trước,
Người vẫn xuôi bên cạnh cuộc đời
Ngắm mãi bóng mình trên sóng nước
Quyện vành môi thắm lững lờ trôi?
Anh Vũ, 1956
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2018
Anh Vũ/RFI: Thượng đỉnh Donald Trump - Kim Jong Un : Mỹ-Hàn-Triều đều hưởng lợi
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (T), tổng thống Mỹ Donald Trump
(Ảnh ghép của Reuters)
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẵn sàng chấp nhận đề nghị của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un về một cuộc gặp thượng đỉnh mà không đôi co điều kiện tiên quyết.
Tiến triển ngoạn mục trong hồ sơ Bắc Triều Tiên được đích thân cố vấn an ninh Hàn Quốc thông báo và được Nhà Trắng xác nhận hôm qua 08/03/2018 đã khiến giới quan sát không khỏi bất ngờ. Có gì được mất, khi mỗi bên tự nhún mình một chút để tiến bước dài hơn?
Thông báo về một cuộc gặp thượng đỉnh lịch sử Mỹ - Bắc Triều Tiên là bước đột phá tích cực nhất trong một chuỗi các diễn tiến ngoại giao làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên kể từ khi Bình Nhưỡng đồng ý tham gia Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang hồi tháng Hai. Song song với chiến dịch ngoại giao thể thao là những cuộc tiếp xúc trong không khí hòa dịu hiếm có giữa hai miền Triều Tiên.
Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018
Anh Vũ: Duy trì quyền lực cho Tập Cận Bình, nước cờ rủi ro của đảng CS Trung Quốc
Các món quà lưu niệm với chân dung chủ tịch Tập Cận Bình
được bày bán tại Thiên An Môn, ngày 26/02/2018.
-- REUTERS/Thomas Peter
Đời sống chính trị Trung Quốc đang đứng trước bước ngoặt lớn với việc Trung ương Đảng Cộng Sản nước này thông báo dự án cải cách xóa bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo đất nước đã được ghi trong Hiến pháp. Theo các nhà phân tích, phủ nhận mô hình kế thừa quyền lực, yếu tố vốn đã tạo sự ổn định chính trị cho chế độ độc đảng Trung Quốc từ nhiều thập kỷ qua, có thể sẽ chứa đựng những rủi ro cho Tập Cận Bình cũng như đảng của ông.
Ông Tập Cận Bình chính thức lên nắm đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc từ năm 2013. Theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc và cũng như đã thành tiền lệ trong đảng thời hậu Mao Trạch Đông, ông Tập Cận Bình sẽ phải rời khỏi chức vụ lãnh đạo vào năm 2023, tức là sau hai nhiệm kỳ 5 năm. Với đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng không giới hạn hai nhiệm kỳ lãnh đạo, thông báo hôm Chủ nhật ( 25/02/2018), đảng Cộng sản Trung Quốc đã mở đường để ông Tập Cận Bình sẽ còn ở lại lâu dài trên đỉnh cao quyền lực.
Thứ Tư, 20 tháng 12, 2017
Anh Vũ/RFI: Donald Trump : « Nga và Trung Quốc phá hoại an ninh và phồn thịnh của nước Mỹ »
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu về «Chiến lược an ninh quốc gia».
Ảnh ngày 18/12/2017, tại Washington. -- REUTERS/Joshua Roberts
Donald Trump coi Trung Quốc và Nga là những đối thủ chính đe dọa trực tiếp đến lợi ích của nước Mỹ . Trên đây là một trong những quan điểm chính thức được tổng thống Mỹ trình bày hôm qua 18/12/2017, trong bài diễn văn về « Chiến lược an ninh quốc gia ».
Bài diễn văn về « Chiến lược an ninh » của tổng thống Mỹ được dư luận rất mong đợi. Trước khi tổng thống Donald Trump phát biểu ít giờ, Nhà Trắng đã cho công bố văn kiện gồm 48 trang, trình bày quan điểm chiến lược của chính quyền Trump về các vấn đề liên quan đến an ninh của Hoa Kỳ. Một điểm đáng chú ý là tổng thống Trump đã chính thức vạch mặt chỉ tên Nga và Trung Quốc là hai đối thủ lớn chống phá lợi ích, an ninh của Mỹ.
Thứ Ba, 14 tháng 11, 2017
Anh Vũ/RFI: Chuyến công du châu Á của TT Trump không có nhiều thách thức
Tổng thống Donald Trump phát biểu nhiều nhưng không
có mấy nội dung về chính sách châu Á của Mỹ. -- Reuters
Hôm nay, tổng thống Mỹ Donald Trump rời Philippines kết thúc chuyến công du châu Á kéo dài 12 ngày qua 5 nước. Chuyến công du quan trọng nhất từ khi ông Trump bước vào Nhà Trắng lần này đã diễn ra êm đẹp tuy không có sự đột phá nào, không thể hiện được gì nhiều về chính sách chiến lược của Hoa Kỳ ở khu vực.
Chuyến công du dài ngày lần này của ông Trump được giới quan đặc biệt quan tâm theo dõi bởi nhiều lý do liên quan đến tính khí cá nhân của tổng thống cũng như chiến lược ngoại giao của chính quyền Trump với một khu vực tầm quan trọng về địa chính trị và kinh tế như châu Á Thái Bình Dương.
Thứ Ba, 8 tháng 8, 2017
Anh Vũ/RFI: Sách Trắng Quốc Phòng Nhật cảnh báo mối đe dọa từ Bình Nhưỡng và Bắc Kinh
Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Itsunori Onodera trả lời báo giới,
Tokyo, 08/08/2017. - REUTERS/Issei Kato
Tokyo, 08/08/2017. - REUTERS/Issei Kato
Theo AFP, trong báo cáo Quốc Phòng hàng năm được công bố hôm nay, 08/08/2017, Tokyo nhấn mạnh chương trình tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên là mối đe dọa ở mức độ cao. Sách Trắng Quốc Phòng Nhật cũng báo động về tham vọng quân sự của Trung Quốc.
Từ nhiều thập kỷ nay, Nhật Bản vẫn theo dõi rất sát những tiến bộ công nghệ của của người láng giềng Bắc Triều Tiên. Mối lo ngại của Tokyo càng lớn hơn từ khi Bình Nhưỡng trong tháng 7 đã hai lần phóng thử tên lửa liên lục địa.
Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017
Anh Vũ/RFI: Mỹ: Phiên điều trần của cựu giám đốc FBI phủ thêm bóng đen trên Nhà Trắng
Tổng thống Mỹ Donald Trump (T)
và cựu giám đốc FBI James Comey (ảnh ghép) ~ REUTERS
Hôm qua, 08/06/2017, cựu giám đốc Cục Điều Tra Liên Bang Mỹ (FBI) James Comey có phiên điều trần trước Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện Mỹ về các cuộc tiếp xúc giữa ông và tổng thống Mỹ Donald Trump xoay quanh cuộc điều tra Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Nội dung buổi điều trần rất được mong đợi này không đưa ra những phát hiện trấn động nào như nhiều người dự báo, nhưng ít nhiều đã làm chao đảo vị thế của tổng thống Donald Trump sau chưa đầy nửa năm vào Nhà Trắng.
Thứ Hai, 1 tháng 5, 2017
Anh Vũ: Việt Nam : Chiến tranh chưa lùi xa Quảng Trị
Bờ biển Quảng Trị - vùng đất bom mìn chiến tranh vẫn gây thương vong
cho người dân. Ảnh chụp ngày 30/03/2017. - Reuters
Nhân ngày 30/04, đánh dấu 42 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, báo Libération có bài phóng sự mang tiêu đề : « Việt Nam, « cuộc chiến sau cuộc chiến » của những người gỡ mìn » ở tỉnh Quảng Trị, nơi được coi là chảo lửa của cuộc chiến tranh Việt Nam.
Đặc phái viên của Libération Xavier Bourgois đã tới Quảng Trị, vùng đất khốc liệt nhất của cuộc chiến tranh Việt Nam, ghi nhận : « Hơn bốn mươi năm sau khi cuộc chiến kết thúc, dưới lòng đất Việt Nam vẫn còn chất chứa đầy bom, mìn của Mỹ, tiếp tục gây thương vong cho người dân, làm ô nhiễm đất đai. Trong tỉnh Quảng Trị, nhiều tổ chức phi chính phủ vẫn đang ra sức rà phá » những di sản chết người đó của chiến tranh.
Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2017
Anh Vũ/RFI: Viễn cảnh một thế giới không than đá rõ dần
Ảnh tư liệu : than đá ở Hắc Long Giang. Ảnh
24/10/2015.Reuters
La Croix có bài viết với
hàng tựa khá lạc quan cho cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu : « Thế giới
đã bắt đầu thoát ra khỏi than đá ». Tờ báo ghi nhận, do hệ quả của việc
thay đổi chính sách ở Trung Quốc, số lượng dự án các nhà máy điện chạy than
đang có xu hướng giảm, tuy nguồn quặng mỏ này vẫn tiếp tục được dùng để sản xuất
ra 40% sản lượng điện thế giới. Nhưng lần đầu tiên kể từ khi có cách mạng công
nghiệp, viễn cảnh một thế giới không than đá đã có thể thấy được.
Theo La Croix, « kinh tế
thế giới trong năm 2016 đang quay lưng lại với than đá ». Một báo cáo hàng
năm do ba tổ chức phi chính phủ, Grenpeace, Coal Swarm, một mạng lưới các nhà
khoa học chuyên gia chuyên ngành năng lượng và Sierra Club, một tổ chức bảo vệ
môi trường của Mỹ thực hiện đã ghi nhận lần đầu tiên trên thế giới có sự giảm
sút rõ rệt số lượng công trình xây mới nhà máy điện chạy than, đồng thời các
nhà máy đang vận hành bằng loại nhiên liệu gây ô nhiễm này bị ngừng hoạt động
cũng gia tăng.
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017
Anh Vũ: Nga hờ hững với di sản Cách mạng 1917
Đóng giả Lénine và Staline phục vụ du
khách tại Quảng trường Đỏ.Ảnh : Getty
Cách nay 100 năm, ngày 23
tháng Hai 1917, tại nước Nga đã nổ ra cuộc cách mạng tư sản, tiền đề dẫn tới
Cách mạng tháng 10. Sự kiện lịch sử này giờ đây đang là một di sản cồng kềnh,
khó xử đối với chính quyền Nga hiện nay.
Trang quốc tế báo Libération
hôm nay cố gắng giải thích làm sao mà chính quyền Matxcơva hiện nay xử lý khó
khăn cái di sản đó, qua bài trao đổi với nhà sử học Pháp Nicolas Werth, một
chuyên gia về Liên Xô.
Dưới tiêu đề : « Matxcơva
không biết phải làm gì với các cuộc cách mạng của năm 1917 », bài báo viết
: « Ngày 23 tháng Hai 1917, nước Nga bị đẩy vào thế kỷ 20 ». Cuộc cách mạng
chấm dứt chế độ quân chủ tồn tại hàng trăm năm, nhưng đã mở đường đi tới cuộc
cách mạng lập nên chính quyền Xô Viết, chế độ từng làm nên sự vĩ đại cùng nỗi
kinh hoàng với Liên Bang Xô Viết trong suốt 70 năm. Giờ đây nước Nga của ông
Vladimir Putin đang rất khó ăn khó nói với cái dịp kỷ niệm lửng lơ này.
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016
Anh Vũ/RFI: Ngoại giao Twitter của Donald Trump
Trang bìa một
tạp chí của Trung Quốc với hàng tựa " Vì sao Trump thắng?
Nếu như hôm
8/11 nhà tỷ phú Mỹ Donald Trump đắc cử tổng thống là một bất ngờ lớn thì từ đó
đến nay, vị tổng thống tân cử này vẫn khiến dư luận thế giới liên tục phải ngạc
nhiên bởi những tuyên bố có phần bộc phát ngẫu hứng về các chủ đề quan trọng và
nhất là nó được phát ra từ trang Twitter của ông.
Cách thức
thông tin « theo kiểu Trump » không khỏi làm cho dư luận thế giới phải ngơ ngác
thắc mắc. Nhật báo Le Monde ra hôm nay trong bài xã luận mang tiêu đề « Trump
và ngoại giao Twitter », đã đặt câu hỏi : Tới đây « liệu nước Mỹ có cần phải
làm quen với một cách thức lãnh đạo mới, lãnh đạo bằng Twitter? »
Trang
Twitter cá nhân của Donald Trump được 16 triệu người theo dõi, trong suốt chiến
dịch tranh cử ông đã sử dụng mạng xã hội như là một thứ vũ khí bầu cử. Trên đà
chiến thắng, ông cho biết sẽ còn dùng cách thức thông tin « trực tiếp với nhân
dân » này khi lên làm tổng thống.
Phải đến
ngày 20 tháng Giêng tới đây, chính quyền Trump mới chính thức đi vào hoạt động,
nhưng cách đây ít ngày, tổng thống tân cử Mỹ đã thử áp dụng phương thức giao
lưu mới giữa các Nhà nước thông qua “ ngoại giao Twitter”.
Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016
Anh Vũ/RFA: Đảng viên nói gì về cuộc biểu tình của giáo dân Kỳ Anh
Sáng Chúa
Nhật ngày 2/10/2016, đã có khoảng trên10.000 giáo dân của 7 giáo xứ trong Giáo
hạt Kỳ Anh đã tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa Hà Tĩnh - khu vực
Vũng Áng Hà Tĩnh, để biểu thị thái độ phản kháng trước việc vô trách nhiệm của
Formosa cũng như của các cấp chính quyền.
Cuộc biểu
tình của hơn 10.000 giáo dân Kỳ Anh tại Formosa Hà Tĩnh ngày 2/10/2016 có tiếng
vang lớn, được dư luận quan tâm và đánh giá cao. Các đảng viên Đảng CSVN nói gì
về việc nay?
Người dân đã hành động đúng
Sáng Chúa
Nhật ngày 2/10/2016, đã có khoảng trên10.000 giáo dân của 7 giáo xứ trong Giáo
hạt Kỳ Anh đã tập trung tại trước hai cổng vào nhà máy Formosa Hà Tĩnh - khu vực
Vũng Áng Hà Tĩnh, để biểu thị thái độ phản kháng trước việc vô trách nhiệm của
Formosa cũng như của các cấp chính quyền.
Các tin tức
về về cuộc biểu tình này được lan truyền nhanh trên mạng xã hội và được nhiều
người hết sức quan tâm và chia sẻ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)