Hiển thị các bài đăng có nhãn Alan Phan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Alan Phan. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 16 tháng 10, 2014
Alan Phan - Chuyện người và chuột
Một bạn BCA từ Pháp gởi 1 bài báo về chuyện chánh phủ Đan Mạch ngừng ba dự án viện trợ ODA cho Việt Nam vì nghi ngờ tham nhũng và lãng phí. Đây là chuyện bình thường nếu bạn sống ở Việt Nam một thời gian, thuộc loại tin ít người để ý. Tin một cô người mẫu gì đó bán dâm chắc chắn được theo dõi gấp trăm lần. Vả lại các dự án này thuộc loại tép riu nếu so với các xì căng đan khác như Vinashin, Vinalines, Vina…bananas…Các cách tham nhũng như thổi giá máy móc, dụng cụ, hợp đồng thuê ngoài, nhân viên ma, kế toán bịp bợm, gởi con đi du học bằng tiền viện trợ… thì quả là cũ như trái đất, ai mà chẳng biết.
Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014
Alan Phan - Cuốn Theo Chiều Gió
(Cuộc đời không có nhiệm vụ cho chúng ta những gì mình mong đợi. Chúng ta nhận những gì đưa đẩy đến và cảm tạ là nó không tệ hại hơn hiện nay – “Life’s under no obligation to give us what we expect. We take what we get and are thankful it’s no worse than it is. Margaret Mitchell – Gone with the Wind.)
Trong những buổi giảng thuyết cho các sinh viên Trung Quốc về văn hóa và con người Mỹ, tôi thường khuyên họ hãy đọc quyển sách (hay ít nhất là coi cuốn phim) “Gone With The Wind”. Dù xã hội Mỹ đã thay đổi rất nhiều với lượng di dân nhập cư từ tứ xứ cùng các quan hệ chủng tộc, nhưng những người Mỹ trắng từ văn minh Âu Châu vẫn chiếm 67% dân số và truyền thống Cơ Đốc Giáo vẫn là dấu ấn hàng đầu, không những tại những vùng bảo thủ miền Trung, mà vẫn tồn tại mạnh mẽ tại các vùng cấp tiến như California và New York.
Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014
Alan Phan - Tất Cả Đều Tuyệt Vời và Tuyệt Mật
Về thị trường chứng khoán: Hãy nói cho tôi nghe bí mật của bạn và tôi sẽ chia sẻ lời dối trá của tôi – Tell me your secrets and I’ll tell you my lies – Jeffree Star)
Nhu cầu khách hàng
Trong một nghiên khảo năm 2008, tôi kết toán tất cả 89 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của nhóm quản lý quỹ đầu tư trong việc mua bán chứng khoán trên thị trường Trung Quốc (1). Những yếu tố thông thường gần như ứng dụng cho khắp toàn cầu cũng là những quan tâm chính yếu:
- tính thanh khoản của thị trường
- tầm cỡ của công ty và của quỹ
- mục tiêu chiến lược của quỹ
- chất lượng tăng trưởng vĩ mô và vi mô
- minh bạch và trung thực của quản lý và kế toán công ty
- giá mua vào, thuế và chi phí bảo quản
- thủ tục pháp lý khi exit và vấn đề hoán chuyển tiền tệ
- phân tích kỹ thuật (trending & herding) và nhận định thị trường của chuyên gia
- phân tích căn bản về sản phẩm, công nghệ, tài chánh và SWOT của công ty
Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014
Alan Phan - Người Việt Không Xấu…
Gần đây tự phát một phong trào đánh hội đồng về người Việt xấu xí, từ dân đen trong nước đến Việt Kiều hải ngoại, từ các mạng lề trái đến báo lề phải. Bị nhiều phóng viên và BCA quay hỏi về đề tài này, ông già Alan xin xác định rõ ràng: chúng ta không xấu.
Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014
Alan Phan - Dòng Tiền Chạy Trốn…từ Trung Quốc
“Hãy chuẩn bị cho sự vô định bằng cách học hỏi từ những người trong quá khứ đã phải đương đầu với những gì không thấy và không đoán được” – Prepare for the unknown by studying how others have coped with the unforeseeable and the unpredictable – George S. Patton
Thứ Ba, 5 tháng 8, 2014
Alan Phan - Giá Trị Tài Chánh Của Biển Đông
Theo sự méo mó nghề nghiệp của tôi, bất cứ
điều gì cần phải tranh đấu, đều phải đáng đồng tiền bát gạo. Ngay cả chuyện
tình cảm. Nếu một cô gái hay một chàng trai đã nhất quyết không yêu mình, thì
giải pháp tốt nhất là bỏ đi, tìm chỗ kín đáo mà ngồi khóc. Van xin thì quá yếu
hèn thảm hại mà kết quả sau cùng vẫn là con số không.
Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014
Alan Phan - Sự Hấp Dẫn Của Nền Kinh Tế Pháp Trị
Sẽ không bao giờ có một đêm dài hay một vấn nạn đủ sức để chiến thắng một bình minh hay hy vọng – There was never a night or a problem that could defeat sunrise or hope – Bernard Williams)
Trong tháng vừa qua, một tin nhỏ từ Mỹ đã gây trận địa chấn trong giới đầu tư Trung Quốc. Một sự kiện mà giới tài chánh toàn cầu hoàn toàn không quan tâm, kể cả những mạng truyền thông lớn.
Thứ Hai, 26 tháng 5, 2014
Alan Phan - Âm Thanh Của Im Lặng
People talking without speaking
People hearing without listening
People writing songs that voices never share
And no one dared
Disturb the sound of silence
(Simon & Garfunkel)
Tôi còn nhớ lúc lên 5, 6 tuổi gì đó, có một đám bạn chạy theo tôi theo như một “lãnh tụ”, vì tôi là thằng con nít rất sáng tạo, bày ra nhiều thú chơi độc đáo. Người lớn thì chỉ kết tội tôi là thằng quậy nhất đám. Cho đến một hôm, lãnh tụ Alan lên mặt can ngăn và dạy dỗ cho 2 thằng đệ tử đang choảng nhau vì một tranh dành nào đó tôi không còn nhớ. Hai thằng quên mất chuyện xích mích của nhau và cùng quay lai, đập tôi một trận nhừ tử có lẽ vì lối lên mặt dậy đời xấc láo của tôi (có nên Email cho John Kerry về câu chuyện này?).
Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014
Alan Phan - Tháng Tư Đen và Đỏ
![]() |
Hình: internet |
Tôi về lại Nam Cali tuần rồi. Chạy qua con đường Bolsa ở Little Saigon để đến tiệm phở với vài người bạn Mỹ, ai cũng trố mắt nhìn cờ xí bay ngập trời (dĩ nhiên là cờ vàng 3 sọc đỏ) và dọc vỉa hè là những triển lãm hình ảnh về tội ác của “bên thắng cuộc”.
Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014
Alan Phan - Nghèo Là Một Cái Tội
![]() |
Hình: internet |
Một bạn để ý là tôi có nhiều sách về những câu châm ngôn phát đi từ các danh nhân và triết gia trong tủ sách. Được hỏi câu nào mang nhiều ý nghĩa nhất, tôi buột miệng theo tiềm thức, “Nghèo là một cái tội.” Trước khi ném đá và giương cao ngọn cờ “đấu tranh giai cấp”, xin các bạn cho ông già này giải thích.
Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014
ALAN PHAN - Tội Ác của Tư Bản
ALAN PHAN -
Trước hết, đây hẳn là một đề tài khá
quen thuộc với đa số dân Việt Nam; sau gần 70 năm trường kỳ huyên thuyên về
những tội ác “đất không dung, trời không tha” của bọn giẫy chết. Tuy nhiên,
trước khi đào sâu về các tội ác này, hãy xét lại cho kỹ những huyền thoại và
thực tại.
Huyền thoại
Danh từ tư bản thường đi liền với thực
dân và hình ảnh đầu tiên khi nói về tội ác là sự kiện những ông bà chủ da trắng
từ Âu Châu qua xâm chiếm các nước nghèo đói lạc hậu ở Á, Phi…để thu nhặt khoáng
sản tài nguyên đem về cho mẫu quốc, cũng như để bóc lột sức lao động của dân
địa phương không khác gì chế độ nô lệ thời phong kiến. Khi gặp bất cứ sự chống
đối nào, họ sẵn sàng đem quân đội công an ra đàn áp, giết hại…và sau đó, dùng vũ
khí mềm như tôn giáo, văn hoá…để xoa dịu, bóp nặn tư tưởng.
Thành công nhất là đế chế Anh nơi mặt
trời không bao giờ lặn; và tham tàn nhất là các anh chị Pháp, cũng tạo được
nhiều khối thuộc địa khắp thế giới. Dù nhỏ hơn nhưng Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Hà Lan, Ý Đại Lợi…cũng kiếm được khá nhiều tài sản và chiến lợi phẩm. Nhật và
Mỹ cũng tham gia cuộc chơi, nhưng đến muộn nên không tạo nhiều tiếng vang.
Hình ảnh này khá chính xác cho đến
khoảng 1945, sau Thế Chiến thứ hai. Cuộc diện thế giới thay đổi mạnh mẽ thời đó,
bắt buộc các quyền lực tư bản phải đổi thay.
Thực tại
Khoảng 60 năm trở lại đây, phải nói
những tội ác thiêu huỷ đời sống bình nhật của người dân thường xuất phát từ các
lãnh tụ cùng mầu da, và bọn trắng đã chùi sạch tay chân dơ bẩn.
Phổ thông nhất là các cuộc thảm sát dựa
trên khác biệt về triết lý chính trị. Sách vở Trung Quốc đầy dẫy những cuộc
thảm sát dân vô tội từ phát xít Nhật hay các cường quốc da trắng. Một thống kê
lịch sử ghi nhận con số hơn 1 triệu nạn nhân dân sự của bàn tay xâm lược Nhật.
Tuy nhiên, không người Tàu nào đả động đến con số 60 triệu người dân bị Mao
thanh trừng. Hay cuộc nội chiến giữa phe Quốc Dân Đảng và Cộng Sản đã khiến hơn
8 triệu người thiệt mạng. Chỉ riêng anh độc tài tí hon Pol Pot, theo gương Mao,
giết hơn 1/3 dân số của xứ Kampuchia.
Hiện nay, Bắc Triều Tiên vẫn coi chuyện
tử hình là án nhẹ…chỉ cần đóng phim khiêu dâm hay không hát bài ca tụng cha con
ông Kim là đủ tội để ra pháp trường. Các nước Zimbabwe ,
Somalia , Rwanda , Central
African Republic , Congo ... là nhũng ví dụ não lòng
khác cho số phận con người sinh nhầm chỗ.
Ngoài ra, phải nói thêm là mầu da của
các tay tư bản đã không còn thuần trắng. Các tỷ phú Á Rập và Nhật Bản, các đại
gia mới nổi của Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ La Tinh…đang sánh vai cạnh tranh với giới
tư bản Âu, Mỹ, Úc…về quyền lực và phần bánh ngọt.
Chiến tranh uỷ thác
Một cuốn sách tôi đọc cách đây 10 năm
(quên mất tên) mô tả về âm mưu của các nhà tài phiệt Do Thái tái cấu trúc lại
bàn cờ quyền lợi của thế giới sau khi trật tự cũ bị lung lay. (Nhóm này sau
hoạt động chính thức dưới danh nghĩa Trilateral Commission). Dù rất chi tiết và
thuyết phục, tài liệu được xếp hạng như tiểu thuyết vì khó ai có thể tìm ra
chứng cớ. Theo sách, các lãnh tụ và tỷ phú của Âu Mỹ nhận thấy những áp đặt
bằng vũ lực và kềm kẹp khối dân thuộc địa không những tốn kém, thiếu hiệu
quả…mà còn có thể gây những phản ứng xã hội và chính trị tổn hại đến mục tiêu
sau cùng: sự thâu tóm tài nguyên và tiền bạc của các giống dân bị trị. Họ sáng
tạo ra một chiến lược mới: chiến tranh uỷ thác (proxy wars).
Cũng tương tự như “outsourcing” ngày
nay: hãy để bọn lãnh đạo địa phương hưởng một phần quyền lợi nhỏ. Bù lại, chúng
sẽ cai quản và thay thế mình trong việc tận thu lợi nhuận. Tay
chân và tăm tiếng các nhà tài phiệt sẽ không bị ảnh hưởng xấu; họ có thể nằm
dài hưởng thụ những trái ngọt từ các thiên đường lớn nhỏ mà họ đã xây dựng với
đủ loại đồ chơi cũng như hệ thống an ninh.
Hơn nữa, những số tiền hay tài sản mà
các đàn em địa phương thâu tóm rồi cũng “châu về hiệp phố”. Nhờ một hệ thống
pháp trị dân chủ, tự do và minh bạch, tiền từ các nơi vẫn liên tục chạy về Âu
Mỹ Úc để tìm nơi trú ẩn an toàn.
Sự chuyển giao tội ác cho các tay chân
địa phương là một bước đi vô cùng thông minh mà tôi tin rằng Tôn Tử cũng phải
vuốt râu khen bọn hậu thế.
Những tội ác thực sự
Có cả triệu sách vở, hồ sơ tham khảo,
tài liệu nghiên cứu…về những tác hại của hệ thống tư bản gây nên trên đủ mọi
lĩnh vực văn hoá, chính trị, xã hội, kinh tế của hầu như tất cả quốc gia. Bạn
nào ưa thích đề tài này có thể bỏ ra hơn chục năm mà vẫn chưa nắm được phần
ngọn. Bài này chỉ là một gợi ý về tư duy tổng thể, một góc nhìn nhỏ nhoi của
một vấn đề thực ra quá lớn, bao trùm mọi vận hành của chúng ta. Tôi chỉ xin các
bạn lưu tâm đến vài “tội ác” chính mà giới tài phiệt đã điều khiển, xây dựng và
phải chịu trách nhiệm.
Văn Hoá
Dù khó có thể định lượng và hiện gây ra
nhiều tranh cãi, ảnh hưởng lớn nhất của triết lý tư bản mới qua “proxy wars”
cũng như “toàn cầu hoá – globalization” là sự phát triển đại trà của một nền
văn hoá dựa trên tham vọng và quyền lợi cá nhân, chủ nghĩa cơ hội chụp giựt và
thu tóm, không đếm xỉa gì đến những ích lợi hay nghĩa vụ công cộng. Văn hoá tạo
nên những con kiến hùng hổ, chăm chú vào sự nghiệp, đồng tiền và hưởng thụ
instant- ngay lập tức. Lớp người thuộc giới giàu có, khôn ngoan…càng ngày càng
trở nên vô cảm và xây khắp nơi những bức tường cách ly để ngăn ngừa bệnh nghèo
và người nghèo xâm nhập. Trên thể chế quyền lực, cụm từ “ái quốc” vẫn còn hấp
dẫn, nhưng quan trọng hơn trong cán cân tổng thể, lợi nhuận của các công ty đa
quốc là tối ưu tiên.
Ngày xưa, học thuyết xã hội của Mác Lê
cố dành ảnh hưởng với chiêu bài “quốc tế cộng đồng”, nhưng sau mấy thập kỷ thử
nghiệm tại các nước nhỏ, rồi Đông Âu và Trung Quốc, bộ máy chánh quyền bị lộ
chân tướng bịp bợm và lừa đảo. Ngày nay, các nước cựu Cộng Sản như Liên Sô,
Trung Quốc lại là các nước theo thuyết tư bản hăng hái nhất, với tất cả tính
chất độc tài, man rợ, sơ khai.
Trong khi đó, những nước khai sáng chế
độ tư bản đang gặp nhiều chống đối trong nội bộ và theo đúng đường lối dân chủ
pháp trị, nhiều xã hội đã phải điều chỉnh lần hồi, nhanh nhất là Bắc Âu và chậm
chạp hơn là Bắc Mỹ.
Môi Trường
Từ nền văn hóa này, chúng ta không lạ
khi thấy một thiểu số nhân loại đang cố tình che giấu và quên đi những tác hại
về môi trường sinh sống chung của thế giới. Nạn biến đổi khí hậu với sự rã băng
nhanh chóng của vùng Nam Bắc Cực, sự tàn phá môi trường xanh còn sót lại của
những khu rừng từ Brasil đến ASEAN, sự ô nhiễm tồi tệ của các giòng sông bên
Trung Quốc, sự việc “mưa át xít’ tràn ngập Âu Mỹ cũng như Á Phi… là một đe doạ
thường trực mà những người dân nghèo ngu dốt vẫn chưa suy ra.
Tất cả phát sinh từ căn tính tham lam
của con người không bị xã hội cộng đồng kiềm chế, mà còn được khuyến khích hàng
ngày hàng giờ qua các bộ máy tuyên truyền. Các mẩu chuyện tào lao về đại gia,
về siêu sao chân dài, về “cướp, hiếp, giết” được đại đa số nhân loại từ dân
trung lưu Âu Mỹ đến các bạn chân đất nghèo khổ ở Á, Phi…thu nhận làm món quà
tinh thần vô cùng quý báu. Những ai nhàm chán thì có những gánh xiếc thời công
nghệ số…các trận đá bóng, các giải thể thao, các màn nhạc hội…Tất cả khiến con
người sau giờ làm việc không còn sức lực để suy ngẫm, thiền định hay lưu tâm
đến những việc “không phải chuyện mình”.
Cố tình nhiễm độc
Cái tàn bạo tưởng là vô tình của hệ
thống xã hội tư bản đẻ ra một tầng lớp quản lý chăm chú vào lợi nhuận cho các
ông bà chủ (gọi là nhà đầu tư) đến nỗi họ quên mất những đạo lý tối thiểu của
nhân cách. Ngoài những nhũng lạm tồn tại khắp nơi, khi thì kín đáo vì pháp trị,
khi thì công khai nhờ luật rừng, qua hình thức kinh doanh dùng tiền người khác
– OPM (dù là đầu tư của tư nhân hay lấy tiền thuế phí của công), sự chiếm đoạt
và cướp giật trở thành một trò chơi nhiều giải thưởng.
Những thí dụ về sự cố tình nhiễm độc qua
thực phẩm, dược phẩm, hoá chất, biến đổi gen… không chỉ giới hạn vào các anh
chị kinh doanh nhỏ lẻ ở Trung Quốc mà còn là nguyên tắc làm việc và xây đế chế
đa quốc đa lợi của cả ngàn đại gia Âu Mỹ từ mấy trăm năm qua.
Chỉ sau khi bị phơi bày về liên hệ giữa
ung thư phổi họng và thuốc lá, các công ty Phillip Morris, BAT… mới ngừng là
những cổ máy in tiền. Nhưng nếu bị chận ở các quốc gia phát triển, họ vẫn ào ạt
tiến chiếm thị trường của các quốc gia mới nổi nhưng còn lạc hậu.
Bao nhiêu thập kỷ qua, Coca Cola và
Pepsi biết rõ về tác hại khủng khiếp của sô đa chứa đường hoá học trên căn bệnh
đái đường của bao nhiêu trẻ nhỏ. Nhưng họ chặn đứng mọi mưu toan can thiệp của
các tổ chức xã hội bằng cách mua chuộc mọi chính trị gia sẵn sàng nhận đóng
góp. Các công ty giải khát lớn nhỏ tại các quốc gia nghèo cũng học sát tấm
gương để trở thành những blue chips của thị trướng chứng khoán, a la Coke and
Pepsi models.
Mỡ hoá chất transfat đã được minh chứng
là nguy hiểm cho tim mạch, nhưng đến nay, các công ty thực phẩm lớn như Nestle,
Kraft… và cả McDonald, KFC… vẫn tìm đủ cách để tránh né ngăn chận những bộ luật
đang được soạn thảo.
Về dược phẩm, sự cấu kết giữa các quan
chức FDA, các bác sĩ cho toa và các nhà quản lý Pfizer, Novartis, Merck, Roche,
AstraZeneca … để bán thuốc giá cao tối đa cho dân, vẫn là một đề tài đang bị
điều tra và khảo sát bởi rất nhiều nhà khoa học và hoạt động xã hội.
Tóm lại, tôi không có ý định viết một
cuốn sách ngàn trang về những thí dụ vô cùng đa dạng và nhơ nhớp của các công
ty đa quốc. Nhưng bất cứ ai có thì giờ và động lực, các bạn sẽ không thiếu tài
liệu tham khảo khắp thế giới.
Thay cho câu kết
Qua một đoạn văn ngắn của tư duy cá nhân
về một triết thuyết có thể mô tả là vĩ đại (nói về tầm ảnh hưởng, không phải
tốt xấu), tôi muốn xác định thêm hai điều về tư bản:
a. Chúng ta đều là tư bản
Trong thực tại, dù mang bất cứ tên gọi
hay tước hiệu gì, khi tham gia vào kinh doanh, đi làm cho chánh phủ hay tư nhân
hay các tổ chức thiện nguyện, đầu tư, sử dụng ngân hàng và các hệ thống thương
mại tài chính quốc tế, chúng ta đã trở thành một mắc xích của chế độ tư bản.
Trừ những nhân vật phi thường đã thoát ra thế tục, về ở ẩn, sống tự lập không
cần trao đổi mua bán (các vị lãnh đạo tôn giáo thường giao tiếp với thế tục
nhiều hơn các bạn), những ai còn lại đều chấp nhận cuộc chơi của tư bản, dù
thương hay ghét hay dửng dưng.
Ngay cả tại Bắc Triều Tiên, ngoài 1
thiểu số rất nhỏ đang lây lất chờ chết, một người dân khi nhận thực phẩm cứu
trợ, sủ dụng các vật dụng từ thiên đường Trung Quốc…cũng đã và đang làm một con
cờ trong trò chơi tư bản.
b. Cái tự do của tư bản
Dù là một triết thuyết tràn khắp toàn
cầu và gần như 100% nhân loại là tín đồ, tư bản không có kinh sách nào chánh
thức, không có tổ chức, không có lãnh đạo, không có đảng phái, không có cả một
bộ phận nào để ban phát thẻ hội viên. Bạn có muốn gia nhập hay đứng ngoài cuộc
chơi là một lựa chọn đơn thuần cá nhân. Tuân theo quy luật (không viết ra rõ
ràng) thì bạn có thể thâu ngắn con đường đến mục tiêu. Không thì cứ chậm rãi,
không ai thúc hối, phê bình hay đòi bạn tự phê hết. Muốn học về tư bản thì phải
tự đi tìm tài liệu, chỉ muốn nghe Lý Nhã Kỳ dậy về kinh doanh thì cứ tự nhiên.
Chính vì cái căn bản “tự do” này, nên tư
bản tha hồ diễn biến hoà bình hay chiến tranh, tha hồ điều chỉnh, tái cấu
trúc…kiểu lớn kiểu nhỏ, tuỳ người tham dự quyết định. Và đó cũng là lý do tư
bản sẽ sống thêm vài thế kỷ nữa, mặc cho những khiếm khuyết luôn luôn tồn tại.
Nhưng cá nhân tôi thích nhất một điều về
tư bản: không ai léo nhéo bên tai tôi suốt ngày về ưu việt, về đỉnh cao, về
quyết liệt. Cứ làm đi rồi biết liền.
Alan
Phan
Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013
Alan Phan - SỰ LỰA CHỌN KHI HÃNH DIỆN HAY XẤU HỔ?
Alan Phan
Một người hãnh diện luôn “nhìn xuống” vật thể và người khác ; do đó, khi nhìn xuống, chúng ta không thể thấy bất cứ điều gì “bên trên” chúng ta (A proud man is always looking down on things and people; and, of course, as long as you are looking down, you cannot see something that is above you – C.S. Lewis)
Vài bạn đọc gởi đến tôi một bài viết có
tựa đề là, “Đâu Là Nơi Duy Nhất Người Việt Nam Không Bị Khinh Bỉ”, của một tác giả Việt Kiều. Sau
khi chu du khắp thế giới và chịu đựng những khinh miệt vì lỡ “làm” người Việt,
kể cả ở VN nơi mà các ông bà ba lô Mỹ trắng được yêu chuộng hơn, tác giả mới
khám phá ra nơi duy nhất mà người Việt không bị khinh miệt là xứ Mỹ.
Bài viết chứa đựng những chi tiết khá
chuẩn xác và phổ thông, mà mọi người đều đã cảm nhận không ít thì nhiều khi
tiếp cận với thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, tôi lại cho rằng những vụ việc kể lại có thể nhìn
qua một lăng kính khác, mà không cần đem yếu tố dân tộc liên quan vào.
Cho tôi vắn tắt: những khinh khi rẻ rúng
mà các bạn Việt thường xuyên gặp phải, vốn bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn
giản trong đời sống hàng ngày của nhân loại qua nhiều thời đại; chứ không phải
là một hiện tượng đặc thù của dân tộc ta.
Tự hào ngược đời
Tuy nhiên, trước khi phân tích các yếu
tố này, tôi muốn ghi nhận một nghịch lý (có lẽ là một phản ứng thì đúng hơn).
Đó là càng bị chê bai khinh thị, con người càng bị tự ái làm mờ mắt và “chảnh”
hẳn ra, ngôn ngữ thời đại gọi là “lòng tự hào” đi quá đà về mặt tâm thần (đến
tận đỉnh cao).
Thắng được một giải bóng đá do hãng bia địa phương tổ chức là sẵn sàng để vào chung kết với Brasil trong World Cup năm
tới. Vừa được 2, 3 tờ báo lề phải gọi là siêu sao (mà mình phải bỏ tiền cho
chúng viết) là mang niềm tin chắc nịch về vương miện Miss Universe đang thiết
kế cho mình. Tôi còn nhiều thí dụ rất thú vị, nhưng dành cho các BCA “còm”
chơi, và cũng vì không muốn chạm tự ái của ai.
Một yếu tố khác mà tác giả ghi nhận là
chỉ có ở xã hội Mỹ, con người Việt của ông mới không hề bị xúc phạm. Thực ra,
trong một quốc gia luôn thượng tôn pháp luật như tại Mỹ, việc kỳ thị chủng tộc
là một hành vi phạm pháp. Thêm vào đó, từ hồi luật nhân quyền (civil rights)
được ban hành (1964), xã hội Mỹ đã biến cải rất nhiều trong tâm thức người dân
về chủng tộc hay tôn giáo. Khi dân Mỹ chọn Obama làm Tổng Thống, gần như trang
sử Mỹ về kỳ thị mầu da coi như đã khép lại. Nhưng không có nghĩa là người dân
Mỹ không kỳ thị.
Mặc dù cảnh sát Mỹ luôn gọi mọi người là
“sir” (ngài), các tội phạm vẫn thường xuyên bị dùi cui mỗi khi “khó bảo”. Trong
mắt nhân viên công lực Mỹ, tỷ lệ phạm pháp của dân da đen hay dân gốc Mễ rất
cao, do đó đây là thành phần cần được nhắm tới (targeted) trong công vụ hàng
ngày. Họ hoàn toàn không kỳ thị chủng tộc (một bộ phận không nhỏ lập gia đình
với người Mỹ đen hay gốc Mễ), nhưng cách đối xử của họ với dân đen hay gốc Mễ
chắc chắn là “rough” so với một anh chị Mỹ trắng.
Việt cồ hay vịt con?
Quay lại những yếu tố mà tôi cho là làm
người Việt cảm thấy bị khinh miệt, tôi có thể suy ngẫm ra…vài điều sau đây. Xin
nói rõ là trong bài “phiếm luận” này, tôi không hề vơ đũa cả nắm; bởi vì những
thành quả vẻ vang của nhiều cá nhân Việt là một sự kiện không ai chối bỏ.
1. Nghèo là một cái tội
Dĩ nhiên, nghèo không phải là một “tội”;
nhưng gần như khắp thế giới, nghèo vẫn bị coi như là “đáng xấu hổ”. Cái thước
đo “nhân cách” con người, tốt hay xấu, thiện hay ác, không liên quan đến chuyện
giầu nghèo, nhưng nhân loại vẫn thích đem yếu tố này vào để xác định. Do đó,
nếu đã đồng ý là “dân giàu nước mạnh” thì đừng ngạc nhiên khi các quốc gia và
dân tộc láng giềng cho chúng ta là “dưới kèo” vì cái con số GDP mỗi đầu người
không dấu ai được.
Ông bà ta có dậy rằng “nghèo cho sạch,
rách cho thơm” nhưng nếu chúng ta mở rộng đầu óc hơn để tập làm “giàu mà sạch,
lành mà thơm” thì chúng ta đã có thể thay đổi khá nhiều cho nhân cách và giá
trị của con người Việt.
2. Kiến thức tụt hậu và suy thoái
Rất nhiều bạn trẻ khi lập gia đình hỏi
tôi về điều kiện bền vững nhất trong một hôn nhân về lâu về dài? Tôi nói,” đừng
bao giờ lấy một người ngu…nhất là khi người ngu ấy rất “kiên định” về lập
trường ngu của mình…”. Tình yêu, sắc dục, tiền bạc, danh giá và ngay cả nhân
cách có thể bị phai mờ biến thể…nhưng kiến thức thì ngàn đời. Nhất là trong
thời buổi của tiến bộ vượt tốc…những gì nhân loại nắm biết trong 50 năm vừa qua
nhiều hơn cả 5 ngàn năm trước đó.
Khi tóc đã điểm sương, con cái đã rời tổ
ấm, của cải danh tiếng đã trôi đi cùng dâu biển…không gì tệ hại hơn là ngồi tỉ
tê tâm sự với một cái đầu đất. Do đó, khi các bạn trên thế giới nhìn mình với
cặp mắt thương hại …vì một sự ngu dốt tập thể…thì ít nhất cũng nên biết đau
xót…thay vì hãnh diện ngược đời.
3. Thường xuyên phạm luật
Như những nhân viên công lực Mỹ đã bàn
qua bên trên, khi họ phải đối diện hàng ngày với những vi phạm pháp luật từ một
thành phần dân số, họ sẽ xếp loại nhanh chóng thiểu số này để đối phó cho hữu
hiệu. Tại các quốc gia mà “pháp luật nằm trong tay cảnh sát” thì cách đối xử
với người Việt quả là có sự khác biệt: các tin tức về nạn ăn cắp tại các cửa
hàng bên Nhật; tình trạng trồng và buôn bán ma túy tại Úc và Canada; các tổ
chức xã hội đen tại Âu Châu; trốn thuế lường gạt tại Mỹ…là những hành động của
thiểu số nhưng mọi người Việt phải trả giá…
Nếu khi đi qua cửa di trú hay hải quan
mà bị “chận” lại vì mang hộ chiếu Việt, chúng ta nên hiểu là đồng hương chúng
ta phạm luật hơi nhiều, nên các cơ quan công lực phải lưu tâm. Tôi không nghĩ
là người Nhật hay Singapore
yêu hay ghét người Việt, họ chỉ hành xử theo thói quen mỗi ngày.
4. Bị ảnh hưởng Trung Quốc quá đậm
Cũng cùng chịu ảnh hưởng của văn minh
Khổng Mạnh Lão, nhưng dường như người Việt đồng hóa với người Hán nhiều hơn là
các dân tộc Hàn Quốc, Nhật Bản hay Mông Cổ. Thú thực, nếu bịt tai và tình cờ thức
giấc tại một tỉnh nhỏ ở miền Bắc, tôi sẽ nghĩ mình đang ở một tỉnh nào bên
Trung Quốc. Hiện nay, trên khắp thế giới, các chú “con Trời” không được ái mộ
cho lắm vì lối xử sự hơi “nhà quê” dù mang tiếng là công dân của một siêu
cường.
Do đó, nếu thiên hạ cho mình là những
chú “Mao con”, thì phải ráng mà bắt chuột thôi. Mèo đỏ, mèo đen…mèo gì thì cũng
là mèo.
Có thể có những yếu tố khác ngoài 4 yếu
tố trên để giải thích sự kiện này. Có thể vì chúng ta nhiều anh hùng quá, nên
nhân loại ganh tị và bầy trò thử thách? Có thể vì đất nước này tiền rừng bạc
biển, nên nhân loại không chấp nhận để mình “xin-cho” mãi? Dù sao, tôi nghĩ là
hiện tượng này còn kéo dài trong vài thập kỷ nữa vì chúng ta rất “kiên định”
trong việc xây dựng một thiên đường mới (hay là một nhà thương điên?)
Vẫn do ta chọn lựa
Tôi chỉ xin chia sẻ với các bạn trẻ là
đừng bực bội hay thất vọng. Vài chục phút bị rẻ rúng có thể là động lực bắt
chúng ta cố gắng nhiều hơn để hoàn thiện bản thân mình. Nghĩ cho cùng, chỉ
những anh chị đầu đất mới quan tâm là mình từ đâu “rớt ra”. Chúng ta chỉ nên
lưu ý đến những chỗ chúng ta “cho vào”? Vì rớt ra là một tai nạn tình cờ của
vài nguyên tử trong vũ trụ. Còn cho vào là một sự lựa chọn hoàn toàn có chủ
đích. Chúng ta không được chọn tổ quốc hay gia đình hay nguồn cội; chúng ta chỉ
phải chọn nhân cách, kiến thức và thành quả.
Tấm gương mình tự soi mặt mỗi sáng là
niềm tự hào hay xấu hổ. Hình ảnh mình trong cặp mắt người khác chỉ là thoáng
qua.
Alan
Phan
Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013
Alan Phan - Khoảng Cách Trí Tuệ
Alan Phan
Khi bàn về sự ổn định cần thiết cho xã hội Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng rủi ro nguy hiểm nhất đến từ khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng sâu rộng. Một ước đoán là khoảng 2-3% dân số đang nắm ít nhất là 24% tài sản tư nhân. Thu nhập của 2 triệu người này trung bình khoảng 6,300 USD một năm một người; trong khi tổng số dân còn lại chỉ có thu nhập khoảng 1,010 USD. (Tất cả các con số này là một ước lượng năm 2011 từ luận án của một nghiên cứu sinh DBA nhờ tôi bảo trợ. Theo tôi, cách định lượng dựa trên vài số liệu thống kê không đạt chuẩn; nhưng tôi nêu lên đây để chúng ta có một khái niệm).
Khoảng cách giàu nghèo này có thể tạo những bất ổn xã hội đáng kể qua nạn cướp giật, lừa đảo, tranh chấp lao động…nhưng cá nhân tôi cho rằng bàn tay sắt của hệ thống an ninh khá hữu hiệu trong việc đối phó.
Vấn đề không ai nói đến
Trong khi đó, tôi suy nghĩ nhiều hơn đến khoảng cách về trí tuệ của 2 thành phần dân số. Tôi không thể minh định là bao nhiêu phần trăm dân số đạt chuẩn quốc tế cao nhất về giáo dục và văn hoá; và bao nhiêu phần trăm thực sự là “ngu hơn lợn”. Nhưng tôi chắc chắn là mọi người có thể nhận rõ sự khác biệt này khi tiếp cận với bạn bè gia đình, cũng như tại những hội họp của đám đông hay qua những cách thức xử sự tại nhiều hoàn cảnh, công và tư. Sự cách biệt này có thể tạo những hệ quả sau:
- Dựa vào kiến thức thượng đẳng của mình, thành phần ưu tú sẽ lợi dụng sự ngu dốt của đám đông mà áp đặt những thủ thuật lừa dối hòng đem lại cho phe nhóm mình những quyền lực và lợi ích “gần như phi pháp”.
- Sự tụt hậu của dân trí trên bình diện rộng sẽ là rào cản lớn nhất cho mọi phát triển văn minh của xã hội trên tiến trình cạnh tranh với toàn cầu.
- Dân sẽ không thể giàu; nên nước không thể mạnh. Sự lệ thuộc kinh tế vào công nghiệp gia công, vào nông nghiệp lỗi thời và vào dịch vụ “bạc cắc” là một tương lai đáng buồn trong vài thập niên tới cho đám con Rồng cháu Tiên.
Vài góc nhìn khi tìm hiểu
Gần đây, tôi có hai trải nghiệm vô cùng khác biệt về chủ đề trên.
Tôi được phân công phỏng vấn khoảng 100 sinh viên cho học bổng MBA của đại học Bristol trong 3 tháng qua. Dù đây là phân khúc sinh viên ở cấp cao của nền giáo dục, tôi vẫn ngạc nhiên và thú vị với kỹ năng và kiến thức của các thí sinh. Ngoài việc nói và viết thông thạo tiếng Anh, đại đa số sinh viên đều có sự đam mê trong công việc và sự học; cũng như ý chí để trực diện các thử thách trong mục tiêu của sự nghiệp.
Dù có hay không có học bổng của Bristol, tôi tin là 95% sẽ thành công trong lựa chọn nghề nghiệp và sẽ thăng hoa toàn diện trong 10 hay 20 năm tới. Đây là niềm tự hào chính đáng của đất nước này.
Trong một thái cực khác, nỗi thất vọng của tôi cũng sâu sắc với một trải nghiệm đáng xấu hổ.
Tôi có một người cháu, cũng là BCA, đang dậy môn luật kinh tế cho một lớp học năm thứ ba tại một trường đại học công lập. Tôi nhờ cô đem vào lớp một khảo sát nhỏ gồm 10 câu hỏi đơn giản để đánh giá kiến thức ngoài sách vở của các em sinh viên.
Các em có 20 phút để trả lời bài khảo sát sau đây:
1. Em có nói và viết tiếng Anh hay một ngoại ngữ nào lưu loát không?
2. Tại sao Việt Nam muốn trở thành một thành viên của TPP?
3. Ông Kim Jong Un là ai?
4. Đường lưỡi bò Trung Quốc là gì?
5. Liên Âu đang gặp khủng hoảng gì?
6. Phương Uyên là ai?
7. GDP của Việt Nam năm 2012 đạt bao nhiêu tỷ?
8. Thu nhập mỗi đầu người của Singapore là bao nhiêu?
9. Cơ chế phân bổ tam quyền và đa đảng đa nguyên là gì?
10. Ông Nguyễn Văn Bình là ai?
Trong tổng số 32 sinh viên của lớp: 1 trả lời trúng 2 câu, 3 trả lời trúng 1 câu và 28 bạn trả lời không đúng câu nào.
Bạn duy nhất trả lời đúng 2 câu là câu 1: biết nói và viết tiếng Anh lưu loát và câu 6: GDP Viêt Nam khoảng 100 tỷ USD.
Những câu trả lời “vui” nhất là:
- Đường lưỡi bò TQ là món lưỡi bò ngâm đường khoái khẩu người TQ thích;
- GDP Việt Nam đạt 1 ngàn tỷ đồng;
- Kim Jong Un là người mẫu nổi tiếng của Hàn Quốc vừa tự tử;
- Là thành viên của TPP, Việt Nam được phép dự giải bóng đá của Anh;
- Liên Âu là quốc gia bên Phi đang gặp nạn đói.
- 3 câu trả lời khác nhau về ông Nguyễn Văn Bình: (1) Chủ Tịch Nước (2) Đại gia ngân hàng vừa bị bắt và (3) linh mục xứ đạo Hải Phòng.
Tôi hơi bị sốc vì đây không phải là kiến thức của những công nhân dệt may tại các ổ chuột khu công nghiệp hay nông dân vùng sâu vùng xa; mà là những thành phần được coi như là tương lai của trí thức Việt Nam.
Dĩ nhiên tôi không cần phải bàn ra tán vào. Nhưng chúng ta bây giờ có thể hiểu tại sao từ vi DCS VN vẫn rất tốt.
Alan Phan
P.S. Tôi đã nói nhiều lần trong các buổi diễn thuyết “nghèo không phải là một cái tội; nghèo là một hoàn cảnh có thể thay đổi”. Tuy nhiên, tội lớn nhất của một con người là ngu dốt. Một người không bao giờ đọc là một người mù chữ dưới bất cứ lăng kính nào.
Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013
Alan Phan - Chết hay chờ phép lạ?
Alan Phan
Tôi đã nói nhiều về bong bóng BDS hơn 4 năm về trước. Mặc cho bao dự đoán, bong bóng vẫn chưa nổ và chẳng ai chịu chết cả (ngoại trừ một vài chủ dự án lớn vào tù hay bỏ chạy ra nước ngoài). Không ai chịu nuốt con cóc để còn đi làm chuyện khác. Người ta vẫn ngồi chờ xem màn kịch tới, xem các gói cứu trợ tới có hữu hiệu gì hơn gói 30 ngàn tỷ? Các báo chí, TV vẫn thích phỏng vấn tôi về chuyện dài BDS và xin nói thật là tôi vừa trả lời vừa ngáp dài.
Đối với tôi chuyện BDS đã là chuyện “quá khứ”. Bong bong có nổ hay không cũng không còn gì quan trọng. Người tiêu dùng sẽ bỏ tiền ra khi giá BDS hợp lý theo thu nhập và khả thi theo cách tính toán về đầu tư. Mọi thủ thuật để chạy trốn và bóp méo thực tại sẽ không có ảnh hưởng lâu dài. Thị trường, không phải các quyết nghị, là câu trả lời sau cùng.
Anh Nguyễn Văn Đực của công ty Đất Lành có bất đồng ý kiến với tôi là không thể “để cho BDS chết hết” vì nó sẽ tạo nhiều hệ luỵ xã hội và kinh tế. Xin cho phép nói rõ hơn:
Chưa có một tiền lệ lịch sử nào cho thấy khi bong bóng vỡ và thị trường bắt đáy, mọi công ty hay nhà đầu tư BDS đều lăn ra chết chùm. Trong một thị trường tự do (có nghĩa là giá cả nếu phải rơi tự do, sẽ không ai “cứu trợ” hay “can thiệp”), luôn luôn có những công ty và NDT không dùng đòn bẫy và mạnh khoẻ về tài chánh. Theo báo cáo từ Bộ Xây Dựng và các chuyên gia Tây Ba Lô, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp BDS đang gặp khó khăn. Dù không ai tin các số liệu này, nhưng cho thấy sẽ có ít nhất 50% doanh nghiệp vượt hiểm dễ dàng ngay khi bong bóng vỡ.
Viễn ảnh tận thế của anh Đực chắc chắn sẽ không xẩy ra dưới bất cứ hình thái nào.
Tôi lập lại quan điểm của mình: phép lạ rất hiếm khi xẩy ra và mọi người đã quá mệt mỏi với những trò dậm chân tại chỗ và những điệp khúc ê a lê thê như bài kinh quá dài. Một cuốn phim kinh dị đã trở thành một hài kịch vô duyên. Hãy chiếu THE END để mọi người được về và sắp xếp công việc ngày mai.
Alan Phan
TS.Alan Phan: Nguy hiểm khi BĐS vẫn cố kéo dài sự sống
(Báo Đất Việt 26/8/2013) – “Bất động sản Việt Nam vẫn đang cố kéo dài sự sống, vẫn đang lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ “the end” rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi. Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm.” – Chuyên gia kinh tế, TS. Alan Phan cho biết.
Bất thường khi Hoàng Anh Gia Lai vừa chạy vừa “la làng”
PV: - Mới đây, ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL?
TS. Alan Phan: - Vấn đề này tôi không có nhận xét gì cả. Vì người làm ăn thì chỗ nào lỗ họ chạy thôi.
Vấn đề chính, khi kinh doanh thì phải có một sự bén nhạy để “gõ” thị trường. HAGL bỏ chạy khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư sang Miến Điện, đó cũng là điều bình thường trong vấn đề kinh doanh.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là trước kia HAGL đã kêu gào FDI vào Việt Nam để đầu tư mà hiện nay các doanh nghiệp lớn của Việt Nam như HAGL lại “xách tiền” sang Myanmar, Campuchia thì sẽ nảy sinh một câu hỏi: trong khi các doanh nghiệp trong nước chạy hết rồi thì tại sao FDI lại phải đem tiền chạy vào? Đây cũng là một vấn đề và có nhiều uẩn khúc ở trong.
Nhất là một doanh nghiệp đã từng làm BĐS cả mấy chục năm nay và có thể nói là đã phất lên nhờ BĐS thì bây giờ có ai dám nhảy vào không? Khi mà HAGL đã có đầy đủ mối quan hệ, kinh nghiệm, tất cả mọi thứ, ngay cả tiền họ cũng kiếm được rất nhiều tiền cash.
Vấn đề kinh doanh thì tuỳ mỗi doanh nghiệp, không có gì để nói. Nhưng khi một doanh nghiệp BĐS lớn nhất, danh tiếng nhất ở Việt Nam mà bỏ chạy thì đã đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các nhà đầu tư trong nước. Nếu như họ không có những lợi thế như HAGL thì làm sao họ có thể chống cự với tình hình sắp tới?
Đây chính là những dấu hiệu cho một chu kỳ mới.
PV: - Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành đã nhận định: HAGL hay nhiều doanh nghiệp BĐS khác muốn tháo chạy cũng không phải dễ. Bởi họ sẽ bán cho ai? Ai là người mua? Và sẽ mua với giá nào? Xin ông cho biết ý kiến của ông về nhận định này.
TS. Alan Phan: - Tôi không biết HAGL còn bao nhiêu dự án tại Việt Nam và thanh khoản của HAGL tại những dự án này như thế nào. Nhưng có một điều tôi thấy hơi lạ, là thường thường khi một doanh nghiệp tháo chạy như vậy sẽ im lặng để thị trường không xáo động, để người ta lặng lẽ mà chuồn.
Còn bây giờ, trong một cái rạp hát, ông muốn chuồn mà ông lại la làng lên rồi ông chạy thì có thể gây ra một sự hoang mang lớn cho thị trường và cho đám đông ở xung quanh. Đây chỉ là một nhận xét của tôi thôi, chứ như tôi đã nói, tôi không có những thông tin chi tiết về HAGL để mà bàn sâu về vấn đề này.
BĐS lằng nhằng đợi chết là vô cùng nguy hiểm
PV: - Có ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ 30.000 tỷ đã thất bại và thị trường BĐS Việt Nam đang đổ vỡ. Theo đánh giá của ông, liệu thời điểm hiện nay đã có thể khẳng định: BĐS Việt Nam hoàn toàn đổ vỡ chưa?
TS. Alan Phan: ”Hoàn toàn” là một cụm từ chỉ mang tính tương đối, không thể nào giống một cuốn phim mà kết thúc có chữ “the end” được.
Nó là một kết cuộc có thể kéo dài, nó vẫn lằng nhằng đợi chết. Đây là một điều nguy hiểm, vì nếu nó có chữ “the end” rồi thì mọi người biết mà đi về, kiếm phim khác coi.
Còn nếu nó vẫn chưa đâu ra đâu, chưa chết, vai chính vẫn nằm ừ ừ, còn kéo dài lâu như thế này theo tôi là một tín hiệu xấu, rất nguy hiểm.
PV: - Theo đánh giá của ông, sự “lằng nhằng” đợi chết này sẽ kéo dài thêm bao nhiêu lâu?
TS. Alan Phan: Thời gian bao lâu thì còn tuỳ thuộc rất nhiều vào chính sách. Đến lúc này thì hình như chính sách vẫn chưa muốn cho BĐS chết.
Ông đạo diễn mà vẫn cứ nói rằng: ok, mày cứ nằm thế đi, mày cứ rên đi, khoan hãy chết… thì BĐS vẫn chưa thể chết được.
Nên tôi thực tình không biết trong ý đồ của ông đạo diễn là có muốn cho chết hay không. Và đó là yếu tố chính để xác định thời gian BĐS chết.
PV: - Với tình hình như hiện này, theo ông, người dân có nên bỏ tiền mua nhà vào lúc này không?
TS. Alan Phan: - Trong bất cứ một biến động nào, nếu người dân thấy đây là một cái giá có thể trả được và là một cái giá tốt thì cứ việc bỏ tiền mua, nếu dư tiền.
Nhưng nếu phải đi vay tiền thì dù là cái nhà tốt đến đâu cũng phải đợi. Vì thời điểm này là lúc không nên vay tiền mua nhà hay cố gắng gồng lên. Tôi vẫn nghĩ là BĐS Việt Nam vẫn chưa tới đáy.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Duyên Duyên
Ông Nguyễn Văn Đực: Gói 30.000 tỷ cứu BĐS đã thất bại
(Báo Dất Việt 24/8/2013) – “Gói 30.000 tỷ đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn” – Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành cho biết.
30.000 tỷ đã thất bại
PV: - Kể từ khi thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng cho đến nay, Chính phủ và Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều biện pháp để tháo gỡ, điển hình là Nghị quyết 02 và gói 30.000 tỷ ra đời. Theo đánh giá của ông, với những nỗ lực đó thì thị trường BĐS Việt Nam hiện nay đã có những chuyển biến tích cực chưa? Và nếu có thì như thế nào?
Ông Nguyễn Văn Đực: - BĐS hiện nay không hề có chuyển biến tích cực mà đang chìm dần. Có 2 bằng chứng chứng minh cho điều này. Thứ nhất là Công ty Quốc Cường Gia Lai đã phải thế chấp tài sản của bà Loan (Chủ tịch Hội đồng quản trị) và con gái cho ngân hàng để tiếp tục sự nghiệp BĐS. Điều này chứng tỏ là Quốc Cường Gia Lai đã hết tiền mặt và không còn cách nào để có tiền ngoài việc dùng tài sản cá nhân để thế chấp. Thứ hai là Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tuyên bố rút ra khỏi BĐS Việt Nam.
Hai đại gia BĐS hàng đầu của TP.HCM đã có tín hiệu một là rút quân, hai là tử thủ, tìm dòng tiền để bỏ vào. Điều này chứng tỏ, thị trường đã quá khắc nghiệt.
Rõ ràng đây là những dấu hiệu xấu dần và không có một tín hiệu nào tốt hết. Gói 30.000 tỷ đã thất bại.
PV: - Nếu chỉ dựa vào việc Quốc Cường Gia Lai thế chấp tài sản để vay vốn và HAGL tuyên bố rút khỏi BĐS Việt Nam để khẳng định gói 30.000 tỷ và Nghị quyết 02 thất bại liệu có hợp lý không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực: Sở dĩ tôi nói vậy là vì cho đến nay đã gần 3 tháng triển khai gói 30.000 tỷ, và gần 8 tháng kể từ ngày Nghị quyết 02 ra đời, nhưng số lượng giải ngân cho người dân cũng chỉ vài chục tỷ. Và gói kích cầu này đã có nguy cơ cạn kiệt. Bởi vì những sản phẩm có thể được thì người dân đã mua và đã vay rồi, cho nên phần này đã gần như hết.
Nên phải nhìn nhận là những sản phẩm phù hợp đã không còn nữa, mà sản phẩm mới ra thì lại không có. Ví dụ như NOXH bắt đầu khởi công xây dựng thì chưa có thủ tục pháp lý. Một là đang xin phép, hai là như Hà Nội, làm buổi lễ tổ chức hoành tráng, nhưng tổ chức để lấy ngày, lấy tháng thôi chứ bản vẽ thiết kế chưa được duyệt, quy hoạch chưa được duyệt, bản vẽ thi công chưa được duyệt, kể cả giấy phép xây dựng làm lại cũng chưa được duyệt. Nội việc chờ đợi các thủ tục được duyệt ít nhất cũng mất 3 – 6 tháng. Nhưng sau đó cũng chưa được bán ngay, bởi vì phải làm xong móng mới được bán thì cũng mất thêm 3 – 6 tháng nữa. Vậy là phải mất thêm 1 năm nữa mới có sản phẩm mới.
Còn về việc chuyển đổi những căn hộ đã xây dở dang thành căn hộ nhỏ, là những sản phẩm có thể có ngay, nhưng Hà Nội thì ủng hộ, còn TP.HCM lại kiên quyết chống lại chuyện này. Do đó, sản phẩm phù hợp cho người dân hoàn toàn phẳng lặng, hoặc nếu có thì cũng phải rất lâu, ít nhất là 6 tháng đến 1 năm nữa.
Rõ ràng là Nghị quyết 02 đã thất bại. Điều này tôi đã thấy và cho đến nay thị trường BĐS vẫn chưa có biến động gì. Doanh nghiệp không hưởng lợi, người dân không hưởng lợi, thị trường tiếp tục đóng băng và đóng băng thì doanh nghiệp chết. Giống như căn bệnh đã thối mà chờ các loại thuốc, còn thuốc thì không đủ mạnh, không đúng lúc, uống vào lúc đã trễ. Riêng thuốc về TP.HCM còn phải đợi xem xét, phê duyệt nên bệnh nhân chết là chắc chắn.
Ví dụ như TP.HCM có 14 dự án xin chuyển đổi căn hộ nhỏ, nhưng TP.HCM cố tình không giải quyết bất cứ dự án nào. Như vậy, về một mặt nào đó, TP.HCM không trung thành, không tuân thủ Nghị quyết 02.
Nghị quyết 02 là liều thuốc cuối cùng của BĐS, trong đó, tôi tin rằng việc chuyển đổi căn hộ mới là liệu pháp hữu hiệu nhất, chứ không phải gói 30.000 tỷ. Nhưng bây giờ 30.000 tỷ mới giải ngân được hơn 30 tỷ, còn chuyển đổi căn hộ lại bằng 0, đương nhiên chết là đúng rồi.
Theo tôi, đổ vỡ này không phải là đổ vỡ domino, có nghĩa là đổ vỡ dây chuyền, theo thứ tự trước sau, mà cái này là chết chùm. Ví dụ doanh nghiệp A chết có thể kéo theo doanh nghiệp E chết, F chết… tức là chết không theo thứ tự. Một doanh nghiệp chết kéo theo những doanh nghiệp liên đới tiếp theo. Chẳng hạn như đơn vị thi công chết theo, sàn bán sản phẩm chết theo, những doanh nghiệp liên kết, liên doanh cũng chết… Thành ra sự đổ vỡ của 1 dự án kéo theo nhiều doanh nghiệp liên can chết. Và vài doanh nghiệp liên can chết thì kéo thêm hàng chục doanh nghiệp khác chết, thành từng chùm, từng chùm, giống như bom bi nổ vậy.
PV: -Theo như đánh giá của ông, phải 6 tháng đến 1 năm nữa mới có nguồn cung NOXH cho người dân. Vậy liệu đến thời điểm đó, BĐS Việt Nam còn có hy vọng phục hồi và ấm dần lên không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Theo tôi thì không thể ấm lên được. BĐS Việt Nam đang kiệt sức dần. Và đến 6 tháng – 1 năm nữa thì nó sẽ kiệt quệ, đổ vỡ rất lớn, mà tôi lo sợ nhất là sẽ đổ vỡ chùm. Một thằng nổ thì hàng chục thằng chết, hàng chục thằng chết thì kéo theo hàng chục, hàng chục thằng nữa. Nó sẽ tính theo cấp số nhân, một viên đạn bi nổ thì năm ba người chết.
Thành ra, đánh giá của Bộ Xây dựng rất chủ quan và không chính xác. Còn đánh giá của UBND TP.HCM vẫn dửng dưng, không có một động thái gì. Còn 6 tháng đến 1 năm nữa thì sản phẩm chưa chắc đã có. Cái sản phẩm có rồi thì không cho cơ cấu lại, vừa nhanh, vừa không tốn kém. Đằng này lại đổ tiền vào làm những cái hoàn toàn mới. Cực kỳ vô lý, đi ngược lại Nghị quyết 02, và Nghị quyết 02 coi như đã thất bại.
PV: - Theo ông, với tình hình như hiện nay thì đã có thể khẳng định được BĐS đổ vỡ chưa?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Có thể nói tại thời điểm này, có những dấu hiệu vô cùng rõ nét của việc BĐS sụp đổ và Nghị quyết 02 thất bại.
Muốn bỏ chạy cũng không dễ!
PV: - Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Tập đoàn HAGL đã chính thức tuyên bố sẽ rút ra khỏi thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư ra nước ngoài. Ông có đánh giá gì về động thái này của HAGL?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Tôi cho rằng đây không phải là một hướng đi thông minh mà là một hướng đi thiếu chuyên nghiệp. Chúng ta đã làm một ngành nghề gì thì phải có một sự chuyên nghiệp về ngành nghề đó. Ví dụ sau 1/9, thị trường hàng không hết phép thì phải chuyển sang làm thị trường hàng không giá rẻ, các hãng hàng không phải tranh thủ nghiên cứu thị trường. Chứ không phải là bay không được thì chuyển sang đi tàu hoả, công ty sản xuất máy bay không được thì chuyển sang sản xuất tàu ngầm. Không như vậy được. Chuyên nghiệp là phải sống chết với nghề và biến khó khăn trong nghề đó thành một loại sản phẩm khác, chứ không phải bỏ chạy.
Thứ hai, HAGL muốn bỏ chạy cũng không dễ. Toàn bộ BĐS nằm ở đây nhưng bán cho ai? Nên nhớ trước đây HAGL từng tuyên bố, ai muốn bán dự án, HAGL mua. Nhưng cuối cũng HAGL có mua được của ai đâu?
Bây giờ ngược lại, HAGL tuyên bố bán nhưng có bán được đâu? Rõ ràng hơn 1 năm trước HAGL rất kiêu ngạo, ai cần thì mua, nhưng mua với giá rẻ, chèn ép người khác nên người ta không thể bán được. Giờ đến phiên HAGL bán dự án thì ai là người mua? Và mua với giá bao nhiêu? Của anh 10 đồng, người ta mua 3 đồng được không?
Cho nên, các Tổng công ty, Tập đoàn muốn rút ra khỏi BĐS, nhưng có rút ra được không? Ví dụ như Vinashin, mua tàu Hoa Sen là 5 triệu USD, để sổ sách giấy tờ đầy đủ 50 triệu USD, bây giờ bán 5 triệu USD thì làm sao được? Nên muốn rút ra là không dễ dàng chút nào, cực kỳ khó khăn.
Hay ví dụ như trước đây, tôn Hoa Sen đã rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm, Công ty xây dựng Hoà Bình cũng rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm. Như vậy, những ai rút ra khỏi BĐS cách đây 3 – 4 năm thì đều thoát, còn những ai mà theo đuổi BĐS bây giờ là rất nguy hiểm, có thể thất bại.
Ví dụ như Tân Tân, đang làm đậu phộng bỗng nhẩy vào BĐS cũng chết. Diệu Huyền cá ba sa nhẩy vào BĐS cũng chết… Cái khó hiện nay là tài sản, sổ sách thì rất lớn mà tiền mặt thì bằng 0, còn nếu bán đi thì mất ít nhất 60 – 70%, làm sao mà tồn tại được? Thực chất, tài sản thực chỉ có 20 – 30%, còn 70 – 80% là vay của ngân hàng và của khách hàng, mà giờ chỉ còn phân nửa thì coi như âm. Còn nếu như không còn được phân nửa mà chỉ còn 20 – 30% thì sao? Nguy hiểm là ở chỗ đó.
PV:- Nếu như HAGL tiếp tục bám trụ vào BĐS Việt Nam thì liệu có khả thi hơn không, thưa ông?
Ông Nguyễn Văn Đực: - Mỗi người, mỗi doanh nghiệp sẽ có một cách xử lý khác nhau. Mình không thể nói là cách nào tốt hơn cách nào. Nhưng theo quan điểm của tôi thì nên trụ lại, chuyển thành những sản phẩm cấp thấp hơn để rút quân dần dần. Trong chiến tranh cũng vậy, muốn rút quân thì phải có người ở lại giữ chốt, chứ không phải rút một lần rồi chạy toán loạn. Nếu rút quân không theo đúng phương pháp thì coi chừng vỡ trận, không phải dễ.
PV: - Trước đây, TS Alan Phan cũng đã từng dự báo về thị trường BĐS Việt Nam và cho rằng không nên cứu, hãy để cho nó rơi tự do. Vậy phải chăng những diễn biến thị trường BĐS hiện nay đang diễn ra theo đúng lời mà TS Alan Phan đã nói? Ông nghĩ sao về vấn đề này?
Ông Nguyễn Văn Đực:- Ông Alan Phan nói đúng, nhưng cách giải quyết của ông Alan không đúng. Ông Alan muốn cho chết hết nhưng không thể cho nó chết được. Bởi vì một doanh nghiệp BĐS chết khác với một tiệm hủ tiếu chết, một quán cà phê chết.
Một doanh nghiệp BĐS chết sẽ kéo theo ngân hàng chết, nhà đầu tư thứ cấp chết, khách hàng chết, đơn vị thi công chết và gây rắc rối về an ninh, trật tự xã hội. Người dân sẽ kéo đến biểu tình, giữ đất và hậu quả sẽ rất lớn.
Cho nên, nếu để BĐS chết mà không kiểm soát như ông Alan Phan thì cũng là một thảm hoạ. Chúng ta hướng nó chết từ từ, phân khúc nào chết, phân khúc nào sống, hỗ trợ cái gì.
Hãy hỗ trợ bằng chính sách, những biện pháp hữu hiệu chứ không phải bằng tiền.
Xin chân thành cảm ơn ông!
Duyên Duyên
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)