Hiển thị các bài đăng có nhãn 30.4. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn 30.4. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018
Trần Doãn Nho: Tạp ghi tháng Tư: vết thương
Anh ạ! Tháng Tư mềm nắng lụa
hoa táo hoa lê nở trắng vườn
quê nhà hun hút sau trùng núi
em mở lòng xem lại vết thương
quê nhà hun hút sau trùng núi
em mở lòng xem lại vết thương
(thơ Trần Mộng Tú)
Chạy
Trong đời tôi, tính ra, tôi trải qua …bốn lần chạy. Mỗi lần
chạy là một kinh nghiệmrất riêng.
Lần đầu tiên, thời điểm 1945-1946, tôi chạy giặc với tư cách
là…một cậu bé con. Thay vì chạy và đi, thì tôi được gánh. Tôi một đầu, ngồi
trong thúng. Đầu kia là một ít gạo và đồ đạc. Cứ thế, mẹ, chị và anh tôi thay
nhau gánh, theo đoàn người, tản cư về một nơi vô định. Đêm tìm chỗ nghỉ chân,
ngày lại đi, cuối cùng, dừng chân ở ngôi đình hoang thuộc một cái làng xơ xác, vắng
hoe, nơi mà chính dân làng cũng… chạy giặc, chỉ còn lơ thơ mấy ông bà già ở lại
giữ nhà.
Hơn hai mươi năm sau, chạy giặc Mậu Thân. Cả gia đình tôi
dắt díu nhau, không chỉ chạy, mà là chui, rúc, lăn, trốn từ vùng bộ đội Cộng Sản
chiếm đóng về vùng quốc gia. Đoạn đường không dài, chỉ 5, 7 cây số nhưng là một
biên giới sinh tử. Thật may mắn cho tôi và gia đình! Những ai không chạy thoát được
nơi Cộng Sản chiếm, đã phải phải sống trong nỗi kinh hoàng của cuộc thảm sát Mậu
Thân.
Bùi Văn Phú: Tháng Tư nghe lại “Nối vòng tay lớn”
Sinh
hoạt tại Đại học Berkeley trong lưu bút 1980 của tác giả.
Sinh viên đồng ca Nối
Vòng Tay Lớn (Ảnh: Bùi Văn Phú)
Mặt đất bao la anh em ta về
Gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng
Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam…
Khúc ca đó tôi đã thuộc lòng từ thời còn ở trung học đệ nhị cấp
tại trường Nguyễn Bá Tòng và thường cất tiếng đồng ca cùng các bạn trong các
sinh hoạt sinh viên.
Ngày 30/4/75 tôi đang lênh đênh trên biển, nghe ca từ thân
quen qua sóng phát thanh mà nước mắt tuôn trào, vì trước đó Tổng thống Dương
Văn Minh đã ra lệnh cho chính quyền Sài Gòn đầu hàng.
Khi đó tôi đã khóc vì không biết có còn gặp lại bố mẹ và các
em. Tương lai rồi biết ra sao, trôi giạt về đâu.
Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016
Thơ Trần Mộng Tú - Bốn Mươi Năm Lẻ Tiếng Thu Không
Tôi vừa thở dài một tiếng
đã bốn mươi năm lẻ ngoài
mới đây nghe gió chướng
bây giờ lệ đã khô
Ngồi nhìn xuống hai bàn tay
da nhăn như ngày tháng
ngày tháng như hồi chuông kéo ra rồi đứt quãng
bốn mươi năm lẻ vang vọng tiếng thu không
Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016
Việt Hùng/Người Việt - Bà quả phụ anh hùng 'Mũ Ðỏ tên Ðương' tìm về Ðồi 31 Hạ Lào
Bà quả phụ Nguyễn Văn Ðương và con trai Nguyễn Viết Xa khấn vái
vong linh của chồng và cha trên đỉnh đồi 31, Hạ Lào. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Sau khi được cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ, trưa 12 Tháng Tư,
2016, bà quả phụ cố Ðại Úy Nguyễn Văn Ðương, tức Trần Thị Mai, và người con
trai út Nguyễn Viết Xa đã có chuyến đi từ Sài Gòn đến đồi 31, Hạ Lào, nơi “Người
Anh Hùng Mũ Ðỏ Tên Ðương” hy sinh.
Buổi trưa hôm ấy, anh Nguyễn Viết Xa cũng chạy xe ôm, nhưng khác hẳn mọi hôm,
hôm nay anh chở vị khách đặc biệt, là mẹ của mình, thẳng tiến phi trường Tân
Sơn Nhất, bắt đầu cuộc hành trình đầy khó khăn để sang vùng đất nơi thân phụ
mình nằm lại.
Máy bay vừa cất cánh, bà Mai quay sang chúng tôi nở nụ
cười: “Ðây là lần đầu cô đi máy bay, nên cảm giác hơi run. Nhưng cứ nghĩ sắp được
đến Hạ Lào là vui lắm.”
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)