Thứ Ba, 16 tháng 5, 2023
Trần Mộng Tú: Đọc “Một Tuần, Một Đời”, viết thay lời tựa
![]() |
Bìa cuốn "Một Tuần, một Đời" |
Đặng Mai Lan Thân Mến
Chị đã đọc truyện Một Tuần, Một Đời em gửi.
Đọc hết cuốn truyện mỏng này, chị thấy nhớ miền Nam Việt Nam quá đỗi, nhớ lại những kỷ niệm mình đã sống, đã trải qua trong 21 năm ở niềm Nam quê nhà. Nhớ đến nghẹn ngào, đến ứa nước mắt.
Tuổi trẻ của chị em mình, của những nhân vật trong Hồi Ký, Truyện Ngắn, Truyện Dài…của người miền Nam di tản, truyện nào cũng bắt đầu bằng chiến tranh và kết thúc bằng…chiến tranh. Để lại cho người đọc với bao nỗi ngậm ngùi.
Gần 50 năm rồi mà em vẫn còn viết lại câu chuyện của một “Mối Tình Thời Chiến”, vẫn nồng nàn cảm xúc, vẫn đau đáu kỷ niệm thời mới lớn. Chị phục em thật đấy.
Những lời tâm sự đặc biệt nhân Ngày của Mẹ (Mother's Day)
![]() |
Hình minh hoạ, Nadezhda Moryak |
Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
Trần Mộng Tú: Từ Bùi Huy Tín tới Bùi Bích Hà
(Gửi Bùi Bích Hà với lòng thương nhớ)
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, tác giả Trần Viết Ngạc vừa ra mắt cuốn sách:
"Bùi Huy Tín với Thực nghiệp Dân báo và Tràng An báo” tại Vườn Ý Thảo (số 3 Thạch Hãn, TP. Huế).
Cuốn sách dày trên 280 trang, gồm 6 chương và phần phụ lục, do NXB Hồng Đức ấn hành. Ngoài tiểu sử của nhân vật Bùi Huy Tín (1875-1963), cuốn sách dành nhiều trang viết về tờ báo “Thực nghiệp Dân báo” và tờ “Tràng An báo”.
![]() |
Tác giả Trần Viết Ngạc giới thiệu về cuốn sách. Nguồn: Khám phá Huế |
Theo nhà sử học Dương Trung Quốc, cuốn sách thoả mãn những người quan tâm khi được tiếp cận với một trữ lượng phong phú những hiểu biết về nhân vật Bùi Huy Tín so với những gì đã có.
Trần Mộng Tú: Vai trò của phụ nữ
Trong buổi tiếp kiến Ban Biên tập Nguyệt san “Phụ nữ Giáo hội Thế giới” của báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh trong tuần qua, dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Đức Thánh Cha khích lệ mọi người và nói: “Phụ nữ có khả năng nói ba ngôn ngữ: lý trí, trái tim và đôi tay”.
Có phải Đức Thánh Cha muốn nói: Đối với phụ nữ ba điều này là một: Một người phụ nữ thông minh có thể dùng đầu óc mình để thành đạt trong học vấn, trong nghề nghiệp nhưng đồng thời với trí óc thông minh, trái tim mẫn cảm, họ cũng dùng thêm đôi tay của mình để tạo ra những sản phẩm đẹp đẽ và đầy trí tuệ, đầy tình yêu.
Khi phần đông những người đàn ông dùng lý trí, sự thông minh của mình để đạt đến mục tiêu tốt đẹp và thành công thì người phụ nữ ngoài hai yếu tố trên, họ còn gửi cả trái tim của mình vào đó. Phụ nữ làm công việc gì, dù khó đến đâu họ cũng không quên, bao giờ cũng có một phần của lòng từ mẫn, sự mềm yếu của tráí tim. Giống như chiếc bánh khi vừa mới mang ra khỏi lò, họ cần phải rắc thêm một chút đường bột hay đặt một vài bông hoa bơ trước khi đặt lên bàn. Rắc đường, hay đặt hoa đều phải dùng đến bàn tay. Cuối cùng để hoàn tất một công việc tốt đẹp, họ điều nhờ đến: Lý tí, trái tim và đôi tay. Trong khi đó người đàn ông (phần đông) chỉ hoàn toàn dùng lý trí.
![]() |
Hình minh hoạ, Wikimedia Commons (1,2,3,4) |
Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023
Trần Mạnh Hảo: Đám mây đi Tết ông Trời
" Mai sau hãy chôn tôi cùng mây trắng / Để muôn đời tôi vẫn ngẩn ngơ bay" ( Trần Mạnh Hảo)
![]() |
Hình minh hoạ, Michaela,Pixabay |
Khi tôi còn nằm trong nôi, mẹ đã ru hát bằng câu ca dao:
“Trên trời có đám mây xanh
Ở giữa mây trắng xung quanh mây vàng
Ước gì anh lấy được nàng…”
Lớn lên, biết chạy ra sân, ra ngõ, ngó lên trời ngắm mây bay, tôi đã bị đám mây xanh của mẹ mê hoặc. Những đám mây trắng đi trên trời chậm rãi, đủng đỉnh, huyền bí bay về đâu không biết, cứ trôi dạt vào tâm hồn tôi cả trời cổ tích, khiến trí tưởng tượng tôi bay bổng theo mây chu du khắp các chân trời. Hình như tôi đã yêu mây xanh từ đó?
Thứ Ba, 21 tháng 2, 2023
Lê Chiều Giang: Phía bên kia vầng trăng
![]() |
Hình minh hoạ, Julia Volk |
Chiều tàn, với sắc đỏ thắm rọi soi xuống dòng nước, là chút mầu sâu thẳm của ráng chiều đang nhạt nhoà vào đêm tối. Chút ánh sáng sắp tàn, phai dần cho bóng đêm, đã luôn làm tôi chìm đắm trong những ly rượu đỏ, có khi muốn uống hết, uống cho đến khi nào im hơi…
Mới bốn giờ, quá sớm cho bữa tối, tôi lang thang dọc theo phố biển San Francisco, nơi thiên hạ dập dìu với nhiều quán xá…
Nguyễn Xuân Diện: Trẩy hội chùa Hương, ghé thăm Vân Đình
![]() |
Du khách hành hương trảy hội Chùa Hương. (Ảnh Thanh Tùng, TTXVN) |
Vân Đình là một thị trấn nhỏ, nằm ngay bên con đường trảy hội chùa Hương, rộn ràng trong mưa bụi mỗi độ xuân về, là thủ phủ của huyện Ứng Hoà, Hà Nội. Xưa Vân Đình là một vùng đất cổ thuộc huyện Sơn Minh, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam thượng; năm tháng trôi qua, thiên tai địch họa trải đã nhiều song cũng không xóa được những vết tích cổ kính nơi đây.
Vân Đình không chỉ có… vịt và chó
Tôi có anh bạn là một tay sành ẩm thực có hạng. Dấu chân anh đã in khắp các miền non nước, và anh thì đã biết đến không biết bao nhiêu là của ngon vật lạ, đặc sản thời trân các nơi. Khi tôi hỏi anh đã biết đến các món vịt cỏ, thịt chó Vân Đình chưa thì anh ta lôi kéo tôi đến ngay mấy cái quán vịt ở đường Láng, và còn hẹn sẽ đưa đi một vòng quanh Hà Nội để đếm xem có bao nhiêu cái quán đề biển Thịt chó Vân Đình, ra vẻ là người sành điệu lắm. Tôi bảo anh ta chỉ là một gã biết ngọn mà không biết gốc. Và thế là chúng tôi phải làm một chuyến đi Vân Đình, cùng cả một đám thực khách đang bừng bừng khí thế.
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023
Trần Mộng Tú: Động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ & Syria –Thiên tai và Phép màu
Mẫu tử tình thâm
Trận động đất ở Turkey xẩy ra hôm Thứ Hai, ngày 7 tháng 2 năm 2023.
Số tử vong trong thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang tiếp tục tăng lên, vượt mức 33,000 người tính đến ngày Chủ Nhật, 12 Tháng Hai, theo CNN trích dẫn các số liệu chính thức.
Trong số những người sống sót dưới đống gạch vữa đổ nát, hình ảnh cho chúng ta thấy bao nhiêu em bé 5, 7 tuổi và bao nhiêu người già 70, 80 tuổi được cứu sống kịp thời.
Nhưng trường hợp em bé được sinh ra dưới đống gạch vữa và được cứu sống sau hơn 10 tiếng đồng hồ là một trường hợp ngoài sự tưởng tượng của con người. Điều này chỉ có Thượng Đế biết.
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023
Nguyễn Đức Tùng: Những năm hai ngàn
Thành phố Gisborne ở Tân Tây Lan, dân số hơn ba mươi ngàn, là thành phố đầu tiên trên trái đất đón chào ngày đầu tiên của thiên niên kỷ mới, ngày 1 tháng 1 năm 2000. Con người bắt đầu nghĩ tới Thiên đàng. Nhiều người nghĩ là sẽ có những chuyến bay tới đó.
Năm hai ngàn, người Nhật tin rằng phát minh ra mì gói là đóng góp lớn nhất của họ đối với nhân loại, trong thế kỷ hai mươi.
Thì không phải vậy sao?
Thời sinh viên, nếu không có mì gói, instant noodle, trước kia ở miền Nam gọi là mì Đại hàn, tôi có sống được không?
Không. Những năm hai ngàn không thể nào quên Margaret Atwood, The blind assassin, Kẻ sát nhân mù lòa, Kazuo Ishiguro, When we were orphans, Khi chúng ta là những đứa trẻ mồ côi, Anne Carson, Martin Amis, Stephen King, Philip Roth, Alice Munro, Kenzaburo Oe, T.C. Boyle, Salman Rushdie, Joan Didion, Lorrie Moore.
Tại sao đọc?
Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023
Trần Mộng Tú: Yêu nguyên cả mùa Xuân
![]() |
Hình minh hoạ, Haycafe |
Qua rồi mùa Đông, trên những cây hoa Đào khô ran, sần sùi ngoài đường phố hay trong những khu vườn nhà mình, nhà hàng xóm. Bắt đầu nhìn thấy những chiếc lá nõn màu xanh nhàn nhạt từ từ xuất hiện và chỉ mấy hôm sau, ở cửa sổ nhìn ra những chiếc nụ lá đó đã nở tung những chùm lá nõn, rồi tiếp theo là những nụ đào đua nhau xuất hiện.
A! Hoa Đào đã về, trời đất vào Xuân rồi.
Trời đất vào Xuân cả con người cũng vào Xuân nữa. Tối qua đọc một đoạn thơ của Thi Sĩ người Ba Tư Khalil Gibran nói:
Do not love half lovers
Đừng yêu phân nửa người tình
Ai mà đem cắt được người tình ra làm hai dù theo nghĩa đen hay nghĩa bóng.
Cũng như không ai có thể chỉ yêu một nửa mùa Xuân. Sẽ bối rối lắm vì không biết sẽ chọn chiếc lá xanh non hay bông hoa đỏ, hoa Đào đơn, hoa Đào kép, hoa Đào hồng nhạt hay hoa Đào hồng đậm.
Làm sao cắt được bông hoa ra làm hai để yêu một nửa mùa Xuân.
Khi những đóa hoa Đào nở tung trên những con đường trong phố thì mùa Xuân thực sự trọn vẹn, không phải một nửa hay một góc mùa Xuân nữa.
Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023
Trần Mộng Tú: Năm Mới
![]() |
Hình minh hoạ, Karolina Grabowska |
Ước gì những dòng nước trước mặt ta êm ả quanh năm, những cánh buồm trắng thỉnh thoảng xuất hiện khoe vẻ quyến rũ, tinh khiết cùng những chiếc xuồng máy khỏe mạnh, trẻ trung với tiếng cười của những người chơi trượt nước; bên dưới dòng nước cá lớn không ăn cá bé; con rùa, con ốc có chỗ riêng của nó, những đám rong nhẹ nhàng rung động, cát nằm yên ả, hàng vi lô thỉnh thoảng xào xạc gió vào mùa tuần tự: Xuân,Hạ,Thu Đông.
Ước gì con đường luân lưu trong thành phố, những quốc lộ xuyên bang, xe cộ qua lại nhường nhịn nhau, mùa Hạ khô ráo cũng như ngày Đông, tháng gió, mùa Xuân cũng như mùa Thu, bánh xe lãng tử lăn đều trong thái bình, nhường nhịn, tránh né nhau, không có tai nạn nào đáng gọi là trầm trọng.
Cao Vị Khanh: Tháng Giêng và những muộn phiền
![]() |
Hình minh hoạ,Tuan Hoang,Pixabay |
![]() |
Hình minh hoạ, Ivars |
Quê nhà xa huốt một đường bay
Rượu xuân ai ướp mùi quan ải
Mà thấm xa thêm những dặm dài!
Bốn câu hai mươi tám chữ, cụt ngủn. Lỡ có muốn thêm cũng chẳng biết thêm gì. Mà có thiếu gì không, mấy câu gọi là thơ, buổi chiều mùng-ba năm đầu tiên ăn- tết ở xứ người.
Một năm trước đó, ngay bữa ba-mươi-tết, tôi bồng đứa con gái đầu lòng lên năm, đeo xe đò từ một tỉnh ở phía cực tây, về thăm cha mẹ ở một làng quê giữa hai nhánh sông Tiền và sông Hậu. Luôn thể để báo tin một chuyến đi xa. Xa lắm, không biết có tới nơi tới chốn. Mà cũng chẳng biết ... rồi sẽ có một ngày về.
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023
Trần Mộng Tú: Thư cuối năm và những con chim cánh cụt
Các chị bạn thân mến của tôi.
Hôm nay, buổi tối cuối năm, tôi mang hai ổ bánh Bông Lan tới cho Trung Tâm Tạm Trú Qua Đêm.
Qua bãi đậu xe, không gian lạnh, tối bưng mắt, cỏ dưới chân sũng nước, lộp độp trên nón những giọt thời gian rơi.
Tối nay khá đông và có nhiều trẻ con, căn phòng như nhỏ lại hơn lần trước. Khu này phần đông dành cho phụ nữ, nhưng người mẹ nào có con nhỏ cũng được đem theo, hoặc những ông bố có con nhỏ cũng được ngủ qua đêm.
Tôi tới đúng lúc mọi người đang xếp hàng lấy thức ăn. Những chiếc đĩa giấy trên tay như vầng trăng mùa đông méo mó.
Họ co rúm trong những cái áo khoác đen, mũ vẫn trùm đầu, có mấy đứa nhỏ tay áo dài phủ kín bàn tay. Tất cả, trông giống một đàn Chim Cánh Cụt (Chim Penguin) đang rúc vào nhau.
Mấy khay mì Ý sốt cà chua, sợi mì dài múc lên trông như những con trùng màu hồng.
Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023
Trần Mộng Tú: Viết từ hồ Sammamish
Tôi muốn giới thiệu đến mọi người về hồ Sammamish ở trước của nhà tôi, mà nhóm bạn văn ở Seattle chúng tôi đặt tên cho là Dòng Sông Thanh Thủy (Một tựa sách của nhà văn Nhất Linh). Cái hồ nhỏ thôi, dài có mười một cây số và rộng hơn hai cây số, ở về phía đông của hồ Washington, thuộc tiểu bang Washington, miền tây bắc nước Mỹ.
Nhà chúng tôi may mắn đuợc ở trước mặt một ngã rẽ của hồ, một khúc hồ rẽ làm ba nhánh, như một nhánh cây có hai chạc, ngã ba rẽ ngoặt quành sau hai vách núi nên trông giống một cửa sông nhỏ. Hai bên bờ nhà san sát chen nhau trong những khu rừng trồng thông, tùng, bách và phong. Về phía đông bắc của hồ có dẫy núi Cascade nằm uốn lượn song song với nước chạy suốt về phía tây nam, đứng trước cửa nhà trông được cả một vòng cung một trăm tám mươi độ theo thứ tự trên cao nhìn xuống: trời, núi, nhà cửa, cây và hồ. Vào những ngày trong trẻo, ít mây, chỏm núi Rainier hiện ra tình cờ cùng với cái vòng cung đó, đẹp như một nét cọ cuối của họa sĩ hạ xuống trong những bức tranh Tầu, mềm mại nhưng chứa đầy sức mạnh. Vào mùa Hạ thì những cánh buồm trắng nhỏ xuất hiện, không biết từ đâu tới, rẽ vào, trông xa xa như đàn Sếu trắng la đà trên mặt nước. Mùa thu thì bờ bên này trông sang bờ bên kia thấy được Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san. Ai thấy cảnh đó cũng thành “thi sĩ “được. Mùa Đông dãy núi Cascade sẽ phủ đầy tuyết trắng như mây quàng cổ núi, và chao ôi! thỉnh thoảng sau cơn mưa nắng lóe lên chúng tôi được ngắm cầu vồng ngũ sắc bắc qua dòng nước từ đầu núi này đến chân núi kia và chiếc cầu vồng đó thế nào cũng theo tôi vào giường tối hôm đó, giấc ngủ của tôi lơ mơ dưới một tấm chăn bảy màu.
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
Nguyễn Đức Tùng: Giữ nắng gìn mưa (Thư gởi con trai)
Có lần cha và mẹ đánh mất con trong đám đông. Lúc con năm tuổi.
Đó là ngày trước lễ Giáng Sinh, chúng ta dẫn con đi mua sắm. Những cửa hàng đông nghẹt người giờ cuối cùng. Lẽ ra ta phải biết rằng đó là thời khắc cần cảnh giác. Mẹ con dặn kỹ hai cha con đứng đợi một chỗ trước khi đi sắp hàng ở hiệu bán quà, người xếp hàng dài nhiều vòng. Thế rồi một cuộc gọi điện thoại bất ngờ, một chuyện quan trọng gì đó làm ta mất tập trung mấy phút, không, chưa đầy một phút. Không phải, mấy giây thôi, và con biến mất.
Làm sao con có thể biến mất được? Nhưng đúng như thế. Vì chúng ta đứng sát tường, phía trước là cây cột lớn nên phản ứng tự nhiên là ta gọi lớn lên và chạy vòng quanh cây cột. Không thấy. Chỉ cần không thấy con thôi, tâm trí đã hoảng loạn. Khi bạn hoảng loạn, mọi phán đoán đều sai. Vì người đi dày đặc, không ai có thể chú ý đến ai nên ta buộc phải len lỏi qua hàng người chạy về phía trước, nơi có nhiều khả năng tìm ra con ở đó. Ta càng chạy càng hồi hộp, càng gọi lớn tên con. Có những người quay lại giúp đỡ, nhưng càng không nhìn thấy con đâu, phản ứng tự nhiên làm ta càng di chuyển nhanh hơn. Càng đi nhanh ta càng tưởng rằng sẽ có cơ hội tìm ra con.
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022
Trần Mộng Tú: Giáng Sinh – Chiến Tranh và Ngưng Chiến
Theo những tin tức truyền thông mới nhất trên các trang báo thì sẽ không có ngưng chiến giữa Nga và Ukraine trong dịp Giáng Sinh.
Thành phố cả hai phía sẽ tiếp tục nhận bom đạn, lính và thường dân sẽ tiếp tục thương vong.
Moscow hôm Thứ Tư (14/12) tuyên bố, sẽ không có “ngừng bắn dịp Giáng sinh” vì không nhận được yêu cầu thành ý từ Kyiv, trong bối cảnh chiến tranh tàn khốc ở Ukraine đã sang tháng thứ 10. Quyết định trao đổi thêm hàng chục tù binh, trong đó có một người Mỹ, cho thấy hai bên vẫn đang duy trì liên hệ ở một cấp nhất định, theo Reuters đưa tin. (Trí Thức VN)
Mọi nơi, mọi người trên thế giới đều theo dõi chiến tranh ở Ukraine, người ta đều tự hỏi liệu chiến tranh có tạm thời ngưng tiếng súng trong dịp cuối năm để đón Giáng Sinh và Năm Mới.
Người Việt Nam hơn ai hết có kinh nghiệm “ngưng bắn cuối năm*” này. Ngưng bắn ở phía nào và ngưng bắn ở đâu. Điều này thì chỉ có Cộng Sản Miền Bắc biết rõ theo kiểu của họ.
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022
Trùng Dương: Cảm tác về một băng hình
Hồi đầu tháng 11 tôi có dịp ghé Quận Cam và đi thăm ông bà Võ Phiến. Trước đó Phan Nhật Nam nhắn qua điện thư, bảo: “Bác có đi thăm ông bà Võ thì ới tôi đi với?” Bèn rủ. Nam khoe có cả Anh Cả Doãn Quốc Sỹ cùng đi nữa. Anh Sỹ, từ ngày chị mất, đã rời cư từ Houston sang Quận Cam ở với con, nhà sát lưng nhà của Nam. Tôi reo lên mừng rỡ, “Thế thì còn gì bằng. Anh chị Võ Phiến sẽ vui lắm, nhất là chị ấy thấy anh có thêm bạn quý tới chơi.”
Tôi lúc này đi đâu hay làm biếng mang máy ảnh, vì ỉ i có cái iPhone 4 chụp hình high res được. Nhưng lần này thủ theo một cái máy digital cho chắc ăn. Các cây đại thụ của văn học Miền Nam đã và đang lần lượt ra đi. Trên 35 năm rồi còn gì, kể từ cái ngày Miền Nam ơi từ buổi tiêu tan ấy (thơ Nguyễn Chí Thiện). Hai ông Võ và Dõan nay đã xấp xỉ 90. Làm sao biết được nay còn đấy, mai đã ...
Tới nơi lại có cả chủ bút Diễn đàn Thế kỷ Phạm Phú Minh và nhà văn Ngự Thuyết, cả hai cũng đã từng bị Cộng sản cầm tù, đã tồn tại, và hiện còn tiếp tục sinh hoạt văn học. Như thường lệ, nữ chủ nhân, chị Viễn Phố, đón chúng tôi với tất cả niềm nở. Trà thơm, bánh ngọt vừa miệng.
Trần Mộng Tú: Chiếc chiếu hoa cạp điều và tôi
Mừng sinh nhật nhà văn Doãn Quốc Sỹ 100 tuổi
Tuổi thơ của tôi được may mắn lớn lên trong thế giới Thơ của Thi Sĩ Trần Trung Phương, là chú ruột tôi, một thi sĩ của nhi đồng cho học trò tiểu học. Những câu Thơ thật trong và thật hiền.
Khi tôi lên 9 lên 10 tôi đã cả ngày nghêu ngao:
Mặt trời như quả cà chua
Chiều nay rụng xuống mái chùa làng ta
Ô hay! em thấy chiều qua
Mặt trời say rượu ngọn đa đầu đình.
Hoặc
Me ơi cái hộp sữa bò
Để trong bát chiết yêu to nước tràn
Thế mà đàn kiến khôn ngoan
Bắc cầu sợi tóc bò sang Me kìa.