Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Xuân Quân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Xuân Quân. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2020

Đinh Xuân Quân: Được Làm Vua Thua Làm Giặc - Kỳ 2 - Game over trong cuộc bầu cử 2020

Bầu cử tại Hoa Kỳ có một quy trình tranh cử rất rõ ràng và cả thế giới khâm phục. Trong cuộc bầu cử 2020 vừa rồi, một số người theo hoặc ủng hộ đảng Cộng Hòa (CH) một cách quá nhiệt tình đã có nhiều phát biểu hay bóp méo sự thật gây hoang mang cho nhiều người, nhất là cho những người gốc VN không có khả năng truy cập một cách trực tiếp với truyền thông Hoa Kỳ. 

Tranh cử 2020 khá bất thường vì sự tham gia đông đảo cử tri Hoa kỳ --65% công dân, trên dưới 155 triệu cử tri. Đảng Dân Chủ yêu cầu các cử tri dùng lá phiếu khiếm diện để bầu, hầu tránh lây nhiễm COVID (số tử vong trên 255 K và số bị nhiễm trên 12 triệu người), trong khi đó phe Cộng Hòa yêu cầu mọi người đi bỏ phiếu tại phòng phiếu vào ngày 3/11. 

Bài này viết trong đêm 23 rạng ngày 24 tháng 11-2020, tức là 20 ngày sau ngày bầu cử với kết quả được các cơ quan truyền thông loan ra là 306 phiếu cử tri đoàn (79.8 triệu lá phiếu) cho Joe Biden, và 232 phiếu cử tri đoàn (73.7 triệu lá phiếu) cho TT Trump. 

Trong bài trước tác giả muốn phe Cộng Hòa thưa kiện – khiếu nại với tòa án đúng theo quy trình bầu cử, vì còn trong thời gian quy định. Sau ngày 3/11 TT Trump không chấp nhận kết quả cho là có gian lận rộng rãi. Ông ta còn dùng một số thủ đoạn không mấy “thượng võ.” 

Trước hết TT Trump dùng luật sư kiện các tiểu bang, nhất là các tiểu bang mà số phiếu giữa hai ứng cử viên có thể suýt soát (Pennsylvania, Michigan, Arizona, Georgia, Wisconsin) vì cho là có gian lận lớn, cướp mất cuộc bầu cử của ông. Các ban bầu cử của các tiểu bang còn bị phe Cộng Hòa phá đám không cho kết luận vụ kiểm phiếu tại nhiều nơi. Làm như vậy sẽ khiến quy trình chính thức hóa cuộc bầu cử (certification) bị chậm lại, bắt cả nước Hoa kỳ phải chờ đợi, trong tình trạng hoang mang có thể nguy hiểm khi Covid còn hoành hành. 

Thứ hai ông Trump xây dựng các tin đồn – tin vịt (conspiracy theories) nói xấu, vu khống và bôi nhọ Joe Biden (JB) qua vụ chiếc computer mà con trai của Joe Biden mang đi sửa lòi ra chuyện hối lộ của TQ, đến sự vận hành phần mềm máy bầu cử Dominion. Họ phao tin đồn là quân đội Hoa Kỳ tại Frankfurt bên Đức đến trụ sở chi nhánh của công ty Dominion tịch thu tài liệu. 

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Đinh Xuân Quân: Được Làm Vua Thua Làm Giặc - Hay vài nét của cuộc bầu cử 2020

Đầu đề trên đây là một câu quen thuộc với người Việt chúng ta. Bầu cử tại Hoa Kỳ có một quy trình tranh cử rất rõ ràng, cả thế giới khâm phục. Cuộc bầu được ghi rõ trong Hiến Pháp. Từ ngày 3 tháng 11 khi có cuộc bầu cử đến ngày có Tổng thống (TT) mới được ghi rõ. Quy trình này được áp dụng trong bất cứ cuộc bầu cử Tổng thống nào. Một số người không hiểu rõ các quy tắc bầu cử (hoặc biết mà lờ đi) đã phát biểu những điều gây hoang mang cho nhiều người khác. Tất cả các bước của cuộc bầu cử, từ ghi danh, bầu phiếu, đếm phiếu, khiếu nại và đưa kết quả đều đã được quy định rất rõ ràng. 

Sau bầu cử, trong thời gian chờ đợi TT mới, (thời gian từ ngày 3 tháng 11 đến ngày 20 tháng 1 năm sau dành cho kiểm phiếu và kiện tụng nếu có) thì chính quyền cũ còn được gọi là vịt què (lame duck). 

Cuộc tranh cử TT vào 2020 là một hiện tượng khá bất thường vì có sự tham gia rất đông đảo cử tri Hoa kỳ (65% cử tri)-- trên dưới 150 triệu cử tri. Hai đảng chính: Dân Chủ yêu cầu các cử tri ủng hộ họ nên dùng lá phiếu khiếm diện để bầu, tránh lây COVID, do khỏi phải sắp hàng trong thời kỳ lây nhiễm; trong khi đó TT Trump yêu cầu các người ủng hộ ông chờ đến ngày 3/11 đi bầu trực tiếp. 

Bài này viết ngày 13 tháng 11, tức là 10 ngày sau ngày bầu cử với kết quả là 306 phiếu cử tri đoàn (78 triệu lá phiếu) cho Joe Biden, và 232 phiếu cử tri đoàn (72 triệu lá phiếu) cho TT Trump. 

Sau kết quả bầu cử thì TT Trump không chịu chấp nhận kết quả vì ông ta cho là có gian lận rất lớn, cướp mất cuộc bầu cử của ông ta. Điều này làm cho nhiều người ngạc nhiên, vì như thế là Hoa Kỳ không có dân chủ. TT Trump không chấp nhận kết quả, vì theo ông ta có gian lận và đã kiện. Đa số phe Cộng Hòa cũng theo chân TT Trump không công nhận tân TT Joe Biden.

Bài này được viết nhằm làm rõ quy trình bầu cử để rộng đường hiểu biết về tục lệ bầu cử của Hoa kỳ và cái gì sẽ xẩy ra.

Cần phải phân biệt giữa cái THẬT và cái HƯ.

Các tục lệ lâu đời nhiều khi trên hơn 200 năm trong quy trình bầu cử tại Hoa kỳ ít người biết


Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Đinh Xuân Quân - VỤ PHILIPPINES KIỆN TRUNG QUỐC: BÀI HỌC NÀO CHO TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG




Đinh Xuân Quân

Tham vọng biển đảo của Trung Quốc ngày càng đe dọa an ninh toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương.  Nhật Bản và TQ đang tranh chấp chủ quyền một quần đảo ở biển Hoa Đông mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.  Nhật  quản lý quần đảo nhưng TQ cũng tuyên bố chủ quyền và thường xuyên đưa tàu và máy bay đến khu vực để khẳng định tuyên bố của mình.  TQ cũng đưa Nhật ra tòa án LHQ về việc tranh chấp này.


TS. Đinh Xuân Quân

Trong khi TQ đưa tàu hải giám và máy bay xâm nhập hải và không phận Senkaku / Điếu Ngư,  tờ Washington Post  tường thuật lời Thủ tướng Nhật Shinzo Abe tố TQ có “nhu cầu” tạo ra các cuộc tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng để khuấy động sự ủng hộ trong nước.  Cũng theo báo này, thì ưu tiên của Nhật là "làm cho Trung Quốc nhận thấy rằng họ sẽ không thể thay đổi các quy định hay chiếm lãnh thổ, lãnh hải của nước khác bằng cách cưỡng ép hay dọa dẫm".  TQ tuyên bố họ "sốc" trước các bình luận nói trên và yêu cầu thủ tướng Nhật phải giải thích. Theo ông Kurt Campbell cựu trợ tá Bộ Ngoại Giao Mỹ trong cuộc phỏng vấn với The Australian, "Tôi hiếm khi thấy các nhà ngoại giao của cả hai bên đều tỏ ra đáng sợ và không có bất cứ dấu hiệu nào về một sự rút lui hay nhượng bộ.”... "Trong môi trường này, nó giống một thùng thuốc súng". Cho tới nay, cuộc tranh chấp chưa có dấu hiệu ngã ngũ. 

Đó là tranh chấp tại Hoa Đông nhưng tại vùng biển Đông Nam Á mà Trung Quốc gọi là “Nam Hải”, Việt Nam gọi là “Biển Đông” và Philippines gọi là Biển Tây Philippines, TQ tiếp tục thái độ kẻ cả, tuyên bố chủ quyền toàn khu vực với bản đồ “9 đoạn – lưỡi bò.”  Hành vi của TQ không chỉ hại cho Philippines, mà còn phủ nhận chủ quyền của ba nước ASEAN khác là Brunei, Malaysia, và Việt Nam.  Theo báo mạng OilPrice.com nhận định TQ xem nguồn dầu hỏa ở biển Hoa Nam là của họ mặc dù có bản Tuyên bố ứng xử tại biển Đông. Chính sách của ĐCS TQ không phải chỉ để làm bá chủ đường giao thông trên mặt biển mà còn là chiếm đoạt nguồn hải sản trong lòng biển kể cả toàn bộ tài nguyên dầu khí dưới đáy biển. Để thực hiện mưu đồ này TQ từ nhiều thập niên sau khi chiếm đoạt Hoàng Sa, đã ngang nhiên tranh giành chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.  

Bài này sẽ tóm tắt về vụ kiện Philippines/TQ. Đây là một việc không những khó về luật nhưng càng khó về chính trị. Cái gì có thể xẩy ra khi TQ không tham gia? Những nguy hiểm trong vụ kiện này là gì? Và, VN có thể làm gì?

Vụ kiện Philippines/TQ

Trong các nước có tranh chấp với TQ, Philippines có hải quân và không quân yếu ớt và quân đội bị lãng quên trong nhiều thập niên. Giới chính trị “tham nhũng” và bà cựu TT Aroyo còn đi đêm với TQ trong nhiều vụ thầu. Như vậy Philippines coi như không phải đối thủ của TQ. Nhưng hiện nay Philippines có một cấp lãnh đạo “nhất quyết” mang lại chủ quyền cho đất nước của họ.

Cuộc đọ sức Philippines – TQ kéo dài từ nhiều năm.  Giai đoạn mới bắt đầu vào ngày 22/01/2013 khi Philippines quyết định kiện “đường lưỡi bò” phi pháp của TQ ra trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển ITLOS (International Tribunal for the Law of the Sea) trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).  

Ngày 19/02/2013 đại sứ TQ tại Philippines, tuyên bố rằng TQ bác bỏ đề nghị của Manila cùng ra trước Tòa án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc (LHQ) về Luật Biển để nhờ phân xử về tấm bản đồ “lưỡi bò” của TQ. Phản ứng của Philippines ngày 20/02/2013 là tái khẳng định quyết tâm tiếp tục vụ kiện. Mục tiêu của Philippines là muốn LHQ xác nhận tính chất “phi pháp” của tấm bản đồ “chủ quyền lưỡi bò” đang được TQ sử dụng để áp đặt chủ quyền trên Biển Đông. 

Luật: Việc phân tích Công ước Luật biển Phần XV đã được LS Tạ Văn Tài và TS Vũ Quang Việt phân tích (1). Bài phân tích này nhằm trao đổi giữa những người quan tâm nghiên cứu các vấn đề liên quan tới Biển Đông Nam Á.  Philippines trên cơ sở Điều 287 của Luật Biển đã chính thức kiện TQ ở Toà án Quốc tế về Luật Biển. [Muốn biết thêm chi tiết xin vào trang nhà ghi ở chú thích (1)]

Phần XV của Công ước Luật biển qui định về giải quyết tranh chấp sẽ giúp làm rõ thêm vấn đề, nhất là những qui định liên quan đến tranh chấp giữa Việt Nam và TQ. Nội dung luật nói: Đại dương (High Sea) không thuộc quốc gia nào.  Không quốc gia nào được xác nhận chủ quyền… và do đó đường lưỡi bò vi phạm quy tắc này.  [Ngoài ra hội nghị UNCLOS và điều 89 của Luật Biển UNCLOS 1982 xác định: “Việc đòi chủ quyền trên đại dương là vô giá trị” (invalidity of claims of sovereignty on the high seas)]. Ngoài vấn đề đại dương (high sea) bao gồm ở trong đường chữ U mà TQ gọi là “đường chu vi lịch sử.” [Any claim of sovereignty over the land features on the basis of historical facts must still be satisfying the modern international law on continuous occupation and administration without resort to force. Any claim on the seas on the basis of the historical facts of seafaring must still be satisfying the UNCLOS provisions on freedom of navigation.]

Một số thuật ngữ liên quan đến tranh chấp

Về danh từ và nội dung của sovereign rights - quyền của các quốc gia ven biển riêng về các vấn đề khai thác, bảo vệ và bảo tồn của nước có biển đối với tài nguyên, nghiên cứu khoa học biển trong và trên EEZ (exclusive economic zone) và thềm lục địa (continental shelf) mà họ có quyền. (Part V của công ước nói về EEZ.) Sovereign rights khác với chủ quyền (sovereignty). Chủ quyền là quyền tối cao và toàn diện hơn nhiều đối với vùng thuộc lãnh thổ quốc gia (trừ hai trường hợp là quốc gia có chủ quyền nhưng gây chiến hoặc gây tội ác đối với nhân loại bị Hội đồng bảo an LHQ lên án).Sovereign rights bị hạn chế như sau:

Mọi quốc gia đều có tự do lưu thông hàng hải và hàng không, đặt cáp và ống dẫn ngầm trong EEZ đối với biển quốc tế (high sea - biển khơi) -- Điều 58,78 và 87. 

Quốc gia ven biển có sovereign rights đối với tài nguyên trong EEZ theo Điều 69, Phần V về EEZ cũng phải chia sẻ với các quốc gia không có biển trong vùng để họ tham gia vào việc đánh bắt sinh vật biển trong vùng EEZ, ở lượng vượt quá khả năng đánh bắt của mình. Đây là vấn đề phức tạp vì nước có EEZ có quyền và phải ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được đối với các tài nguyên sinh vật (dựa trên số liệu khoa học tin cậy) và xác định khả năng đánh bắt của mình trước (theo điều 61). Phần vượt mức khả năng sẽ phải chia sẻ cho các nước không có biển đánh bắt (theo điều 62 (Land-locked States shall have the right to participate, on an equitable basis, in the exploitation of an appropriate part of the surplus of the living resources of the exclusive economic zones of coastal States of the same subregion or region.) 

EEZ chủ yếu nói về khu vực biển vượt ngoài lãnh hải (territorial sea) có thể lên tới 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Sovereign rights (quyền chủ tể/tư quyền quốc gia) đánh bắt sinh vật biển được bàn đến ở EEZ (part V).  Thềm lục địa nói về đáy biển và tài nguyên ở đáy biển vượt ngoài lãnh hải và bao gồm phần nằm dưới EEZ và phần vượt ngoài EEZ, có thể lên tới 350 hải lý. Sovereign rights (quyền chủ tể/tư quyền quốc gia) khai thác tài nguyên dưới đáy biển được bàn tới ở thềm lục địa (part VI). Các quyền ở đây cũng giống như trên EEZ.

Theo luật nếu TQ không chịu ra tòa thì sao? (2) Trong 30 ngày Chủ tịch của tòa quốc tế về luật biển ITLOS có thể chọn ra 5 người. Thủ tục tòa trọng tài có thể vẫn tiến hành mà không có mặt TQ (3).Thủ tục bắt đầu khi TQ thông báo cho Philippines là nước này không tham gia tòa. Philippines có thể tiếp cận với Chủ tịch của tòa quốc tế về luật biển, và yêu cầu ông lập một ban năm người. Người đứng đầu của ITLOS (trớ trêu là hiện nay ông Shunji Yanai là một luật gia người Nhật) sẽ xem danh sách một ban gồm những người đã được chỉ định bởi các nước tham gia công ước về luật biển và chọn ra 5 người. Sau đó họ phải giải quyết hai quyết định. 1) Quyết định đầu là xem xét đòi hỏi của Philippines có vi phạm luật quốc tế không, nếu họ nói không, phiên tòa sẽ tiến hành, 2) Câu hỏi thứ hai họ phải tự hỏi là tòa có thẩm quyền pháp lý không. Khi được xác định là có, phiên tòa sẽ được tiến hành. Tòa có thể kéo đến 3, 4 năm và có thể sẽ có quyết định có lợi cho Philippines, hoặc đưa ra phản hồi. Cho nên chúng ta đang đợi Philippines chính thức thông báo với tòa và phải đợi xem ông Chủ tịch sẽ làm gì.

Như vậy là Philippines sẽ có thể đưa TQ ra tòa Trọng Tài (Arbitration) dù TQ muốn hay không.


BẢN ĐỒ CHO THẤY TRANH CHẤP VỀ LÃNH HẢI  

Chính trị/Công luận quốc tế: 

Theo GS Thayer (3), TQ sẽ mất uy tín của mình khi nước này nói về sự “trỗi dậy hòa bình,” về luật quốc tế bên cạnh UNCLOS đối với biển Đông.  Họ nói rằng vấn đề cần giải quyết qua song phương và Philippines nói là chúng tôi đã làm việc với các ông suốt 15 năm mà không giải quyết. Điều này cũng làm suy yếu luật quốc tế, nó làm cho các nước khác có tranh chấp với TQ chán nản, hay nói cách khác là luật quốc tế không thể được sử dụng. 

Theo GS Long (4) Philippines không chỉ đem TQ ra trước Liên Hiệp Quốc, mà còn là đem ra trước tòa án công luận và việc này đã đưa TQ vào thế bị động trước công luận quốc tế, vì "có những hành động bất chấp luật pháp".  GS Long nói thêm là trong khi TQ bác bỏ việc ra trước tòa án LHQ về Luật Biển trong trường hợp của Philippines, thì họ lại cũng đang dùng UNCLOS để đưa Nhật ra tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc về đảo Senkaku/Điếu Ngư. 

Theo GS Thayer thì Philippines sẽ mất 3, 4 năm trong vụ kiện (3). TQ sẽ có thời gian củng cố sự có mặt của mình. Nếu quyết định của tòa thiên về Philippines thì cũng không thể loại bỏ được TQ.  Trong 3, 4 năm nữa, TQ sẽ vẫn tiếp tục xây dựng trên các bãi đá này và củng cố sự có mặt của họ. Bởi vì quyết định của tòa không có ý nghĩa bắt buộc, trong vòng 4 năm Trung Quốc cứ ngồi đó như một người chiếm giữ trái phép và cuối cùng giành được cái mà họ muốn bằng cách vượt qua các thủ tục pháp lý.

Theo Paul Reichler LS đại diện cho Philippines (5) thì nước này đã tham gia các cuộc đối thoại song phương với TQ và sau 15 năm, các bên đều không ký được bất kỳ thỏa thuận nào.  Vì vậy phải tìm kiếm cách khác để đi đến giải pháp hòa bình.

Tòa trọng tài theo Công ước LHQ về luật biển là một công cụ hòa bình để tìm giải pháp cho các cuộc tranh chấp và phán quyết và sẽ có tính ràng buộc đối với cả TQ và Philippines theo Công ước LHQ về luật biển.  Nó sẽ giúp giải quyết các tranh chấp như vụ “chủ quyền 9 đoạn của TQ.” Theo LS thì các quốc gia công khai bất chấp luật lệ quốc tế, các thủ tục pháp lý quốc tế hay công khai bất chấp các nghĩa vụ đã đồng ý khi ký tham gia công ước sẽ phải trả giá đắt.

Philippines cũng tranh thủ về hậu thuẫn chính trị quốc nội và quốc ngoại. Lưỡng viện Philippines đã ủng hộ mạnh mẽ lập trường của chính phủ, và theo báo chí thì hầu như tất cả các đảng phái chính trị đều tán đồng quyết định kiện TQ của chính phủ. Nghị quyết 3004 của Hạ viện đã kêu gọi toàn thể dân chúng Philippines đoàn kết để bảo vệ chủ quyền đất nước tại vùng Biển Đông (mà nước này đặt tên là biển Tây Philippines). Văn kiện nêu rõ: “Với đường chín đoạn, TQ không chỉ vi phạm chủ quyền của Philippines mà cả của các nước ven biển khác khi đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. TQ cũng vi phạm chủ quyền của Philippines thông qua những hành động hung hăng liên tục nhằm áp đặt đường chín đoạn…”

Ngoại trưởng Nhật Fumio Kshida đã kêu gọi thắt chặt quan hệ Nhật Bản - Philippines hầu bảo đảm hoà bình trong khu vực. Theo tờ Nikkei Nhật sẽ tài trợ cho kế hoạch cung cấp 10 chiếc tàu tuần tra trong tài khóa 2013 và Nhật cũng có kế hoạch huấn luyện nhân sự người Philippines.  

Ngoài ra Philippines có hiệp ước an ninh với Hoa Kỳ.  Theo báo chí Philippines thì phái đoàn Hạ viện Mỹ gồm 5 người do dân biểu Ed Royce (dân biểu California), chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ viện dẫn đầu đã đến Philippines (29/01/2013) và đã bày tỏ  “quan điểm hoàn toàn ủng hộ” các nỗ lực của Manila về tranh chấp Trung-Phi. Ngoài ra Philippines cũng tìm sự hỗ trợ của Úc, Ấn, Nga, v.v...

Kết luận 

Trường hợp VN khá giống với Philippines. VN bị TQ lấn vì “đường 9 đoạn của TQ” ở Biển Đông.  Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi các tuyên bố chủ quyền trong vòng 200 hải lý đối với các hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa mà TQ tự cho là có chủ quyền.

Quyền lợi của VN hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế. Giải pháp luật, nhờ tòa trọng tài phân xử sẽ giúp hai nước này. Nhưng VN bị “16 chữ vàng” chi phối cũng cần tìm một giải pháp, để khi TQ cứ một mực “ù lì”, dùng thủ đoạn “lấy thịt đè người” và đe dọa để khai thác dầu khí ở BĐ, thì khi đó Việt Nam phải làm gì?

Rút kinh nghiệm của Philippines, trong tranh chấp chủ quyền giữa VN và TQ, theo ý kiến của một số người (1) thì việc xin ý kiến tư vấn của toà (thay vì đưa ra tài phán) thì hay hơn, vì việc xin ý kiến tòa cũng tạo ra ảnh hưởng chính trị và pháp lý nhằm đưa tới giải pháp. 

Trong tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước như các đảo rất nhỏ hiện nay có xứng đáng gọi là đá (rock không có EEZ) hay là đảo (island có EEZ) hoặc giới hạn EEZ mà đảo có thể có so với đất liền lớn rộng của các nước bao bọc biển, và đâu là qui tắc để quyết định sẽ giúp giải quyết tranh chấp – chồng chéo về EEZ giữa VN, Malaysia, Philippines và Brunei qua Tòa Luật biển.  Hơn nữa các nước Việt, Phi, Mã (mà không cần đến TQ) có thể đưa vấn đề nóng về cái nào là đá, cái nào là đảo ra Toà án như một tranh chấp (a dispute) với TQ về giải thích và áp dụng Luật biển, chứ không phải xin ý kiến.

Vậy việc sử dụng Tòa và luật là một trong những giải pháp tốt cho các nước nhỏ có thể dùng để chống trả chính sách “đế quốc Đại Hán” của TQ -- là dùng vũ lực, đe dọa để lấy tính lấy trọn tài nguyên của BĐ.

Trường hợp VN chỉ giống với Philippines ở chỗ đó mà thôi vì VN bị TQ trấn áp bằng “16 chữ vàng” và “XHCN.”  Mới đây đã có nhiều ý kiến đóng góp cho Hiến Pháp như “Kiến Nghị 72 người,” việc lên tiếng của Hội Đồng Giám Mục VN, “Vài lời…” của nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, và nay cộng đồng mạng tham gia qua “Lời Tuyên bố Công dân Tự do,” vv... có thể tạo sức mạnh chống trả TQ tại BĐ. Theo chuyên gia Jonathan D. London, của trường đại học Hồng Kông thì “VN đang có tranh luận về Hiến pháp, thậm chí các đảng viên lão thành cũng nhập cuộc. Nhưng lãnh đạo đảng đã mất quyền kiểm soát trong cuộc tranh luận".

Hiện nay làn sóng phê phán đang đẩy lãnh đạo ĐCSVN vào thế thủ trước sức ép của quần chúng bất mãn trước nạn tham nhũng ở cấp thượng tầng và kinh tế lu mờ. Câu hỏi là liệu chính quyền VN có hiểu được là “thời cơ đã đến rồi” hầu dành được sự ủng hộ của dân chúng và quốc tế qua việc “lột xác” để cải cách theo xu hướng dân chủ? 

TS ĐXQ



Tạ văn Tài và Vũ Quang Việt http://www.diendan.org/the-gioi/cong-uoc-bien-xv
Julian Ku What Happens if China Tries to Boycott UNCLOS Arbitration?
Trung Quốc được, mất gì khi từ chối ra tòa với Philippines - RFA 2013-02-26 
Biển Đông : Việt Nam cần hỗ trợ Philippines trong vụ kiện Trung Quốc, RFI 25/2/2013 
Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, bài học nào cho Việt Nam?VOA, 27/02/2013




Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Đinh Xuân Quân - Đọc “Bên Thắng Cuộc” hay Quá Trình Phá Hoại Kinh Tế Miền Nam


Tiến sĩ Đinh Xuân Quân

Quyển sách 'Bên Thắng Cuộc' của Huy Đức đã, đang và sẽ tạo nhiều tranh luận cho người đọc trong và ngoài nước. Hiện nay quyển sách này mới chỉ có thể mua trên Amazon (phiên bản tin học). Cuốn 1, có tên là Giải Phóng, gồm 2 phần và 11 chương:


Phần I: 
Chương 1: Ba Mươi Tháng Tư - Miền Nam - Đi từ bưng biền - Xuân Lộc - Tướng Big Minh - Trại Davis - Nguyễn Hữu Hạnh - Sài Gòn trong vòng vây  - Xe tăng 390 - Đầu hàng - Tuẫn tiết; Chương 2: Cải tạo  Những ngày đầu  “Ngụy Quyền” - “Ngụy Quân”  - “Đoàn tụ”  - “Phản động”  - Tù và cải tạo - “Thăm Nuôi” - “Học Tập”; Chương 3: Đánh tư sản  “Chiến dịch X-2” - Đổi tiền - “Gian thương” - “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh” Hai gia đình tư sản - Kinh tế mới; Chương 4: Nạn Kiều  Đội quân thứ năm  Hiệp định Geneva  “Chổi ngắn không quét xa” - Hoàng Sa - Sợ “con ngựa thành Troy” - “Nạn Kiều”  “Phương án II” - “Ban 69” - Vụ Cát Lái; Chương 5: Chiến tranh - Biên giới Tây Nam - Pol Pot - Đi dây - Khmer Đỏ và Campuchia dân chủ - “Kẻ Thù Lịch Sử” - Thất bại trong tấn công ngăn chặn (Pre-emptive War)  “Nhất Biên Đảo” - “Áo lính lại khoác vào ngay”; Chương 6: Vượt biên - “Vượt biên” - Từ “trí thức yêu nước” - Đến “thường dân” - Trước khi tới biển - Đường tới các trại tị nạn - Chương 7: “Giải Phóng” - Sài Gòn thay đổi - Kinh tế mới  Đốt sách - Cạo râu - “Cách mạng là đảo lộn” - Lòng người - Những người được sinh ra không đúng cửa - “Cánh cửa” Thanh niên Xung phong - “Nổi loạn” - “Sài Gòn lại bắt đầu ghẻ lở” -

Phần II: Thời Lê Duẩn  
Chương 8: Thống nhất  Nước Việt Nam là một - “Bắc hóa” - Chủ nghĩa xã hội - “Con đường của Bác” - “Mỗi người làm việc bằng hai” - Lê Duẩn và mối tình miền Nam - Chấp chính và chuyên chính - Chương 9: Xé Rào - Bế tắc - Mậu dịch quốc doanh - Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng - Tháo gỡ - Nghị quyết Trung ương 6 - Bù giá vào lương - Cắm cờ xé rào - Khoán chui - Ông Kiệt xé rào, ông Linh lãnh đạn - “Ai thắng ai” - Chương 10: Đổi mới - Hội nghị Đà Lạt - Nhóm giúp việc mới - Người của những khúc quanh lịch sử - Từ chính sách Kinh Tế Mới - Đến chọc thủng thành trì bao cấp  Giá-Lương-Tiền - Nã pháo vào bộ tổng - Khép lại trang sử Lê Duẩn - Vai trò của Mikhail Gorbachev  Tuyên ngôn đổi mới - Bàn tay Lê Đức Thọ - Phút 89 - Chương 11: Campuchia - “Pot ở đầu phum ta cuối phum”  “Xuất khẩu cách mạng” - Tư tưởng nước lớn - Bị cô lập - Phương Bắc - Hội nghị Thành Đô  - Campuchia thời hậu Việt Nam.

*

Đã có nhiều nhận xét về cuốn “Bên Thắng Cuộc” về phần chính trị, về những sai lầm trong nội dung, và chúng ta đã nghe một số chỉ trích, chê bai. Riêng đối với người viết này thì ta cần biết lịch sử cận đại VN qua nhiều phía kể cả về phần kinh tế. Muốn tranh đấu ta phải hiểu đối thủ và do đó phải tìm hiểu và phân tích những thành công và thất bại của họ ở chỗ nào?

Người ta nói lịch sử thường được viết theo những người thắng cuộc nhưng từ 1975 đến nay đã bao nhiêu tài liệu được giải mật và nay cuộc chiến tại VN được đánh giá qua nhiều khía cạnh mới. Người ta nói có sách, mách có chứng nhưng với điều kiện là sách viết đúng, không tuyên truyền. “Bên Thắng Cuộc” đã mang một ánh sáng mới cho những trang sử cận đại Việt Nam khi tác giả đã cố gắng có cái nhìn cân bằng – trung thực mặc dù thiếu phân tích.

Dưới khía cạnh kinh tế ta có thể xem cuốn sách như một nguồn tài liệu và có ghi lại nhiều điều hữu ích cho sự nghiên cứu lịch sử hay tài liệu tra cứu.  Nó cho thấy là chính các chính sách kinh tế ngây thơ “của một nền kinh tế tập trung bao cấp” đã phá kinh tế miền Nam. Và sự yếu kém về kinh tế vẫn tiếp tục đến ngày nay vì “tư duy” trên nền tảng kinh tế chỉ huy với não trạng rất hẹp hòi của giới lãnh đạo.

Cuốn sách được viết bằng giọng rất bình thản, khách quan, khác hẳn ký ức của nhiều người đã trải qua những tình huống cay đắng của bên thua trận, trong đó có người đang viết những dòng này. Những chính sách sau ngày 30/4/75 của những “đỉnh cao trí tuệ của Bộ Chính Trị” đã thực thi tại miền Nam, đã lộ rõ trong quyển sách này. Nó cho thấy những suy nghĩ thô sơ, hiểu biết quá lạc hậu về các vấn đề quản trị một đất nước, nhất là về quản lý kinh tế.

Thật vậy quyển sách có trên 3 chương (chương 3, 9 và 10) nói về kinh tế mà ta có thể gọi là “quy trình phá hoại kinh tế miền Nam” qua việc áp đặt một cách máy móc guồng máy “tập trung bao cấp” vào kinh tế. Chương 3 kể lại quy trình phá hoại kinh tế VN bởi tập thể Bộ Chính Trị qua việc cải tạo kinh tế. “Theo nhận thức của những người cộng sản, đánh đổ giai cấp tư sản là bước đi tất yếu, là nhiệm vụ của “cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân”. Chưa đầy ba năm sau khi chủ nghĩa xã hội được áp dụng ở miền Nam, các nhà doanh nghiệp, với tên gọi mới là “tư sản”, đã phải trải qua hai lần bị “đánh”.

Các “Chiến dịch X-2” ngày 10-9-1975, việc “Đổi tiền” ngày 22 và 23-9-75, khi đồng tiền cũ của chế độ Sài Gòn đã được thay thế bởi đồng tiền mới được coi là “chiến dịch” còn gọi là “X-3” trong đó mỗi hộ gia đình được đổi tối đa 100.000 đồng tiền với 500 đồng tiền VNCH ăn một đồng tiền mới Ngân hàng [nói theo kinh tế thì đây là một cuộc đổi tiền bóc lột].  Ngày 3-9-1975, Ngân hàng tuyên bố “Công khố phiếu (miền Nam) không còn giá trị”, [Chính quyền giải thích: “Các loại công khố phiếu dù của các ngân hàng hay của tư nhân là những giấy nợ của Nguyễn Văn Thiệu vay để thêm ngân sách cho guồng máy chiến tranh, nay Nguyễn Văn Thiệu và bè lũ đã mang tiền của tháo chạy, Chánh quyền Cách mạng hiện đang quản lý tài sản của toàn dân]

Các chiến dịch “Đánh tư sản” - “Chiến dịch X-2”, việc đổi tiền (X-3), việc đánh “Gian thương” hay việc “Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.” Tác giả kể lại một cách bình thản một số sự kiện đã đưa đến sự phá hoại kinh tế miền Nam qua việc áp đặt các chính sách “XHCN” được áp dụng một cách ngây thơ – nếu không nói là mù quáng trong vấn đề cải tạo công thương nghiệp tại miền Nam.

Chương 9 kể lại quy trình tìm mò các giải pháp kinh tế do những bế tắc của kinh tế tập trung bao cấp của VN qua việc “Xé Rào.” Chỉ mấy năm sau 1975, những người như ông Võ Văn Kiệt nhận ra là các chính sách cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” cho kinh tế thất bại và họ đã phải tìm cách “xé rào” để giải quyết các bế tắc của kinh tế VN. “Bên ngoài thì giặc dã, bên trong thì bức bối, đói kém, không khí càng trở nên ngột ngạt, nhất là từ giữa năm 1978. Lượng người bỏ nước ra đi càng lúc càng tăng, cỗ xe như đang lao xuống dốc mà không ai nhìn thấy chân phanh ở đâu…” Các bế tắc kinh tế do mậu dịch quốc doanh - Máy bỏ không, công nhân cuốc ruộng và cách nào VN đã cố tháo gỡ các khó khăn kinh tế do việc áp dụng hệ thống “bao cấp” tại VN. [Ông Kiệt không phải chờ quá lâu để chứng kiến những gì mà chủ nghĩa xã hội mang lại cho Sài Gòn. Đại hội Đảng lần thứ IV đề ra mục tiêu: “Năm 1980 đạt ít nhất hai mươi mốt triệu tấn lương thực quy thóc, một triệu tấn thịt hơi các loại”.] Trên thực tế là, tại vựa lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, sau khi “cưỡng bức tập thể hóa”, sau khi máy cày, máy kéo của tư nhân bị đưa vào hợp tác xã, tập đoàn đã trở nên tàn phế, mặc kệ các chỉ tiêu Đại hội, sản lượng lương thực, thực phẩm giảm mạnh. [Nhưng gạo lại để ẩm mốc ở Long An trong khi dân Sài Gòn vẫn đói.] Quyển sách nói đến “Nghị quyết Trung ương 6” hay việc nhận ra nguyên nhân đất nước khó khăn là vì "những khuyết điểm chủ quan” và chủ trương xóa bỏ ngay những chính sách chế độ bất hợp lý, gây trở ngại cho sản xuất, khuyến khích việc phát triển sản xuất, … Chương này cũng nói về vấn đề xé rào và khoán chui và hai lần đổi tiền năm 1985. Quyển sách cũng nhắc lời của KS Dương Kính Nhưỡng (cựu Bộ trưởng của VNCH) một cách rất chí lý: cần phải có luật lệ mới quản lý được một đất nước.

Hậu quả các chính sách kinh tế “tập trung bao cấp” là “Cuộc sống của những người dân ở hậu phương cũng trăm bề khó khăn: Cây đinh phải đăng ký / Trái bí cũng sắp hàng / Khoai lang cần tem phiếu / Thuốc điếu phải mua bông / Lấy chồng phải cai đẻ / Bán lẻ chạy công an / Lang thang đi cải tạo / Hết gạo ăn bo bo / Học trò không có tập...” Nhờ tình trạng này cho nên chương 10 nói về Đổi mới - Hội nghị Đà Lạt - Nhóm giúp việc mới - Người của những khúc quanh lịch sử Từ chính sách Kinh Tế Mới - Đến chọc thủng thành trì bao cấp Giá-Lương-Tiền - Nã pháo vào bộ tổng - Khép lại trang sử Lê Duẩn - Vai trò của Mikhail Gorbachev - Tuyên ngôn đổi mới - Bàn tay Lê Đức Thọ - Phút 89. Đây là quy trình tìm cách giải quyết các khó khăn của kinh tế VN.

Tác giả này trong bài (1) được viện ISEAS của đại học Singapore xuất bản đã chứng minh là đến 1972, không ai của “nhóm đỉnh cao trí tuệ” của BCT tại VN có một mảnh bằng bằng Đại Học.  Hậu quả của việc quản lý yếu kém của lãnh đạo có “Mác xít nhưng trình độ quá thấp” [đỏ hơn chuyên] là những tai hại mang đến cho đất nước VN.

Một điểm đáng lưu ý là tác giả Huy Đức đã dùng chữ Tuẫn Tiết để chỉ cái chết của các tướng lãnh miền Nam như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh, những người đã tự kết liễu đời mình vào thời điểm miền Nam sụp đổ. Theo tác giả thì nhiều quân nhân VNCH vô danh đã tìm đến cái chết trong danh dự những ngày sau đó.

Tác giả cũng đã trích dẫn huyền thọai về Hồ Chí Minh và bà Nguyễn Thị Năm do Hoàng Tùng dàn dựng. Chương Nạn kiều trong sách làm sáng tỏ việc tổ chức cho người Hoa vượt biên để gom vàng của nhà nước.  Phương án II cũng giúp chúng ta thấy bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra, trong sách ghi lại: “Người di tản được đóng vàng để công an mua thuyền hoặc đóng thuyền cho đi mà không sợ bị bắt hay gây khó khăn. Việc thực hiện Phương án II chỉ do ba người là bí thư, chủ tịch và giám đốc công an tỉnh quyết định. Công an được giao làm nhiệm vụ đứng ra thu vàng và tổ chức cho người di tản”.

Quyển sách cho thấy Đảng Cộng Sản là một tổ chức vô cùng tàn bạo mà lại rất yếu kém về chuyên môn. Người cộng sản VN mang bộ mặt đạo đức giả, mị dân, nhưng cũng có nhiều người cố gắng tìm giải pháp khi bế tắc.

Quyển sách này giúp hai phe (thắng và thua, nói tóm là dân VN) tái khẳng định sự thật qua những việc gì đã xẩy ra từ 1975 đến nay. Vì mù quáng hay ngây thơ theo một chủ nghĩa mà VN đã phải trải qua bao vấn nạn – bao khó khăn, hoàn toàn phá kinh tế miền Nam chỉ vì … “quá ngu xuẩn vì duy ý chí.”

Cái tên sách "Bên Thắng Cuộc" có lẽ cũng nói lên cái thâm ý của tác giả Huy Đức, là không coi sự thắng trận của miền Bắc là một cái gì quá vĩ đại và tuyệt đối. Hai chữ "thắng cuộc" cho người đọc cái cảm giác đó chỉ là một cái gì ở tầm cỡ nhỏ, tạm thời, trong khi dòng chảy phong  phú và đa dạng của lịch sử ngày càng cho thấy cái chính nghĩa lại thuộc bên thua cuộc là miền Nam. Nhân quyền, tự do về tư tưởng, tín ngưỡng, ngôn luận, cư trú và về kinh tế v.v... là những đặc điểm vốn đã là nền tảng cho chế độ miền Nam, ngày càng là các đòi hỏi bức thiết của mọi tầng lớp dân chúng Việt Nam hiện tại, sau gần 40 năm chế độ cộng sản được áp đặt cho cả nước, nhất là hiện tượng phụ thuộc vào Trung Cộng ngày càng rõ rệt, và việc "đảng đàn anh" đương nhiên coi Hoàng Sa và Trường Sa là của họ.

Vào thời điểm này ai thắng ai thua không còn là điều quan trọng, mà việc tái khẳng định sự thật lịch sử, để từ đó sửa chữa các sai lầm và đưa đất nước đến độc lập, thịnh vượng và dân chủ mới là điều đáng quan tâm nhất cho tất cả người dân Việt Nam. Quyển sách này chính là bước đầu giúp việc đánh giá lại “giấc mơ XHCN” mà tác giả cho thấy đã mang bao tai họa cho dân VN. Người viết bài này cũng đã sống tại Việt Nam giai đoạn sau 1975, từ tù cải tạo đến việc bị phân biệt đối xử bị coi là loại công dân hạng hai, cho đến khi vượt biển tìm được tự do; và sau đó còn có dịp về làm việc tại Việt Nam trong chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) nhằm giúp cải tổ hành chánh và kinh tế. Với các kinh nghiệm đã trải qua, người viết đánh giá là ngoài vài sai lầm nhỏ, quyển sách này đã cố nói lên được nhiều sự thật. Nó cần phải được đọc nhiều lần một cách cẩn thận, để hiểu được những gửi gắm của tác giả, trong khi chờ đọc nốt cuốn thứ hai của Huy Đức.

Ts. Đinh Xuân Quân

1. The Political Economy of the Vietnamese Transformation Process, Contemporary South East Asia, Volume 22, Number 2, Institute of South East Asia Studies, August 2000.

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

TS Đinh Xuân Quân - MỸ CHUYỂN TRỌNG TÂM QUA Á CHÂU – THÁI BÌNH DƯƠNG

TS Đinh Xuân Quân

Trên Diễn Đàn Thế kỷ /, trước đây tác giả đã có viết về tranh chấp Mỹ-Trung. Sự tuyên bố chủ quyền phi lý của TQ trên gần trọn biển Đông và đã gây thêm sóng gió qua việc tranh chấp gay gắt với các quốc gia trong khu vực như Việt Nam và Philippines.

Tranh chấp Phi-Trung tại bãi đá ngầm Scarborough giữa 2 tàu Phi và các tàu Trung Quốc gồm hơn 80 chiếc kể cả tàu đánh cá đã kéo chú ý của cả thế giới vào lúc có hội nghị Shangri-La tại Singapore đầu tháng 6- 2012. /

Từ năm 2010 các nước ASEAN đã có nhiều tranh chấp với Trung Quốc, là một nước lớn mà có  các hành vi càng ngày càng hung hăng /.  Theo GS Thayer từ 2010, có căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ và Mỹ trở lại ĐNÁ vì thái độ của Trung Quốc tại Biển Đông và nhiều nơi khác. Ngoại tường Clinton tuyên bố tại Hà Nội vào tháng 7 năm 2010 rằng Hoa kỳ có "lợi ích quốc gia" thì Trung Quốc lại tăng thêm thái độ hung hãn, lấn áp các nước ASEAN nhất là Philippines và Việt Nam, mặc dù tại Bali vào 2011 Thủ Tướng Ôn Gia Bảo đã có thái độ ôn hoà.

Thái độ Trung Quốc làm các nước ASEAN và các nước khác như Nhật, Ấn và Úc càng ngả về Mỹ hơn. Kể từ 2011, Hoa Kỳ đã nâng cấp quan hệ quân sự và tiến hành tập trận chung với các nước có tranh chấp với Trung Quốc, chẳng hạn như Philippines, Singapore, Australia, Ấn Độ, vv. Đầu năm 2012 Tổng thống Barack Obama đã đến Ngũ Giác Đài công bố chính sách quốc phòng mới của Hoa Kỳ/. Bản phúc trình / của Center for a New American Security – CNAS thúc giục Hoa Kỳ gia tăng sức mạnh hải quân để bảo vệ tự do giao thông ở Biển Đông và giúp Đông Nam Á. Trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc ngày 27/01/2012, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố Manila sẽ chấp nhận sự hiện diện quân sự lớn hơn của Mỹ để giúp nước này bảo vệ quyền lợi và bảo đảm hòa bình trong khu vực. Tại hội nghị các bộ trưởng quốc phòng (gọi là Shangri-La) tại Singapore từ 1-3 tháng 6 thì Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố chuyển phần lớn hạm đội (60%) Mỹ sang Thái Bình Dương cho đến năm 2020 với hướng chủ đạo là duy trì sức mạnh của quân đội Mỹ tại Á Châu – Thái Bình Dương.

Tại sao kỳ này Trung Quốc tìm tranh chấp với Philippines? Câu trả lời của Mỹ và các đồng minh của họ là gì? Có chăng một “thế liên hoàn” đang thành hình?

Philippines hay TQ muốn mở rộng quyền tài phán của họ

Trung Quốc nhắm vào Phillipines không phải ngẫu nhiên. Họ biết nếu đánh chiếm một số vị trí như trường hợp Hoàng sa 1974 hay Trường sa 1988 thì sẽ khiến các nước trong khu vực và cả thế giới sẽ phản ứng mạnh mẽ.  Do đó Trung Quốc nhằm vào bãi cạn Scarborough của Phillipines là có tính toán, có ý đồ rất sâu sắc, nằm trong chiến lược chung của họ - đó là chiến lược “tằm ăn dâu”. Tại Scarborough họ không gởi tàu chiến mà gởi tàu hải giám và tàu đánh cá để lấn dần lãnh hải.

Phó Đô đốc hải quân Alexander Pama của Philippines trưng hình ảnh hai chiếc tàu hải giám Trung Quốc chặn tàu chiến Philippines trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 11/4/2012.AFP

Bãi cạn Scarborough được Trung Quốc coi là một bộ phận của quần đảo Trung Sa gồm cả bãi ngầm gọi là Macclesfield Bank. Theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc UNCLOS 1982 (phần 8, điều 121), bãi Scarborough không phải là quần đảo mà cũng không phải là đảo và chỉ cách đảo Luzon (Phillipines) khoảng 130 hải lý. Vì thế Philippines coi là thềm lục địa của họ.


Tại Scarborough Trung Quốc đưa 80-100 tàu đối đầu với 2 chiếc tàu của Philippines. Nếu Philippines rút 2 chiếc tàu thì Trung Quốc chứng tỏ rằng họ kiểm soát được bãi cạn Scarborough. Trong sách lược chiếm dầu khí, nếu Trung Quốc thành công ở Scarborough thì nó sẽ trở thành tiền lệ - sẽ tạo cơ sở cho Trung Quốc tiến hành thêm những bước mới đối với Việt Nam và một số nước khác.

Spratly Islands Occupation status


By JOE BURGESS | Sources: U.S. Department of State, Office of the Geographer; GEBCO

Philippines là quốc gia có quân đội và hải quân yếu nhất ASEAN / vì vậy Trung Quốc “thử tay” tại khu vực Scarborough từ tháng 4/2012 cho đến nay, cùng lúc thách thức và thử nghiệm phản ứng của Hoa Kỳ đồng minh của Philippines.

Họ cũng dùng những áp lực kinh tế đối với Philippines: ngưng các tours du lịch đến Philippines, gây khó khăn cho hàng xuất khẩu Philippines như 1.500 container chuối, và hàng ngàn containers trái cây khác phải hư thối tại các cảng TQ v.v.

Phản ứng của Philippines và thế giới

Hoa Kỳ có hiệp ước quốc phòng bảo vệ Philippines do đó họ gởi tàu ngầm nguyên tử USS North Carolina đến Subic Bay cách bãi ngầm Scarborough 230 km gởi thông điệp nói lên quyết tâm của họ. Không thua, TQ cũng đưa 5 tàu chiến hiện đại thao dượt ngoài khơi trong hải phận quốc tế phía bắc đảo Luzon thách thức Mỹ và Philippines.

Tức thì trong khi còn tranh chấp tại bãi đá Scarborough ta thấy dồn dập các tàu chiến của nhiều nước viếng thăm Philippines, đầu tiên soái hạm của hạm đội 7 của Hoa Kỳ USS Blue Ridge đến Manila, kế tiếp là tàu ngầm tấn công nguyên tử USS North Carolina ghé Subic Bay. Sau đó là 2 chiến hạm của hải quân Ấn Độ INS Rana và INS Shakti ghé thăm Philippines trong chuyến công tác tại biển Đông. Ngày 28/5/2012, ba chiến hạm của Nhật Bản gồm các chiến hạm JS Kashima, JS Shimayuki và JS Matsuyuki viếng thăm cảng Manila. Đây là một thông điệp cho thấy nhiều nước khác ủng hộ Philippines. Các chuyến viếng thăm của hải quân nhiều nước trong vùng là những thông điệp mạnh mẽ cho phía Trung Quốc, cho thấy là họ ủng hộ Philippines. Cho đến nay, tình hình tranh chấp vẫn căng thẳng chưa có dấu hiệu nhượng bộ từ mọi phía, nhưng có dấu hiệu đang giải quyết bằng thương thảo.


Ba tàu hải quân của Nhật ghé thăm Philippines. Tàu JS Kashima
(TV-3508), một trong ba tàu hải quân của Nhật tới Philippines.


Chiếc tàu thứ hai của Nhật tới Philippines là JS Shimayuki.    


JS Matsuyuki là chiếc tàu thứ ba của Nhật tới Philippines

Ngày 4/06/2012, Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey thảo luận với Tổng thống Aquino về việc tăng cường cho quân đội Philippines, chỉ hai ngày sau khi Hoa kỳ nói sẽ bố trí 60% lực lượng hải quân tại Châu Á Thái Bình Dương. Theo phát ngôn viên Phủ tổng thống Philippines thì hai bên thảo luận về “hợp tác phòng thủ và an ninh”. Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết thêm là Tổng tham mưu trưởng Quân đội Mỹ khuyên Manila nên tìm một giải pháp ôn hòa hơn là một giải pháp vũ lực. Cũng nên nhớ là cuối tháng 5/2012, Philippines nhận thêm chiếc tàu thứ 2 loại Hamilton của lực lượng tuần duyên Hoa Kỳ. Hai bên đang thảo luận sẽ tiếp tục chuyển giao thêm chiếc tàu tuần duyên thứ 3 và một phi đội F-16 đã qua sử dụng cùng các hệ thống rada giám sát bờ biển. Báo chí Philippines cũng cho biết là hải quân cũng mua tàu chiến khác loại Maestrale chống tàu ngầm của Italy. Trong những ngày gần đây TT Aquino cũng sẽ gặp TT Obama để bàn thêm.

Không những có sự viếng thăm của hải quân, hiện nay nhiều nước trong đó có Nhật Bản chấp thuận việc dùng ngân sách viện trợ vì phát triển ODA để cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra loại Mihashi (xem hình).  Trong khi đó thì Nam Hàn sẽ trao tặng 1 khu trục hạm Pohang, loại 1.500 tấn. Philippines có thỏa hiệp với Nhật Bản cho hải quân nước này có thể sử dụng các căn cứ quân sự của Mỹ tại Palawan và Luzon, để đáp lại việc Nhật Bản trợ giúp Philippines tăng cường quốc phòng.


Tàu tuần tra loại Mihashi

Nhật sẽ giúp Philippines tăng cường lực lượng hải giám/lực lượng cảnh sát biển.

Chiến lược của Mỹ trước sự thiếu đoàn kết của ASEAN

ASEAN vẫn “mơ” đạt đến cái gọi là trung tâm điểm của mọi vấn đề trong vùng thì với vụ bãi cạn Scarborough cho thấy ASEAN phản ứng rất yếu và Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Phnom Penh cho thấy sự bất đồng trong khối ASEAN về vấn đề biển Đông – (Campuchia quyết định rút vấn đề biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự, việc tranh cãi về thời điểm Trung Quốc can dự vào việc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử biển Đông COC, vv.).

Các nước ASEAN rất chia rẽ trong cách đối phó với Trung Quốc vì các nước ASEAN có quyền lợi khác nhau đối với vấn đề biển Đông, cho nên họ không hành động như một khối được.

Hoa Kỳ mặc dù rất ngoại giao nay bày tỏ thái độ cứng rắn trước sự bành trướng của TQ.  Quốc hội Hoa Kỳ ủng hộ khuynh hướng hành pháp Hoa Kỳ tái khẳng định sự hiện diện tại khu vực Châu Á -  Thái Bình Dương, đề phòng sự trỗi dậy quân sự không “trong suốt” của TQ với tham vọng xâm chiếm gần như toàn bộ biển Đông, đe dọa an ninh của tuyến đường hàng hải quan trọng nhất thế giới, bảo vệ các nước đồng minh và đối tác chiến lược quanh vùng biển có nhiều trữ lượng dầu khí đang tranh chấp.

Tại cuộc hội thảo của viện Nghiên Cứu các vấn đề chiến lược quốc tế (CSIS) ở Washington ngày 14/5/2012, Thượng nghị sĩ John Mc Cain (Cộng Hòa), cho rằng Hoa Kỳ cần bảo đảm rằng “TQ không thể muốn làm gì thì làm” trong lúc các nước nhỏ phải chịu tổn hại.

Tại cuộc hội nghị Shangri-La ngày 1-3 tháng 6, Bộ trưởng Panetta đưa ra 4 nguyên tắc của chính sách quốc phòng Mỹ:

1) Thúc đẩy các luật lệ và trật tự quốc tế;
2) Đào sâu và mở rộng các quan hệ đối tác song phương và đa phương;
3) Làm tương thích sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực; và
4) Đầu tư mới vào các năng lực cần thiết cho việc thực thi sức mạnh và các hoạt động của Mỹ ở Châu A-Thái Bình Dương.

Cũng như NT Clinton nói trước đây về việc siết chặt quan hệ với đồng minh (Nhật, Nam Hàn, Taiwan, Philippines, Singapore và Úc) thì tại Shangri-La ông Panetta tuyên bố Mỹ sẽ tăng cường quan hệ đối tác với Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Việt Nam và New Zealand.

Theo chiến lược mới thì Mỹ sẽ tiến tới một quân đội nhỏ, gọn nhưng linh hoạt.  Tại châu Á sẽ không có các căn cứ cố định, Mỹ sẽ sẵn sàng đối phó và giúp các nước “liên kết trở thành hùng mạnh.” Sự hiện diện và lãnh đạo của Hoa Kỳ sẽ giúp các quốc gia trong khu vực vững lòng tin.

Hoa Kỳ tái phối trí lực lượng quân sự của mình tại Tây Thái Bình Dương cho phù hợp với chiến lược mới, điều động 9.000 TQLC từ Okinawa sang căn cứ Guam. 60% chiến hạm của Hoa Kỳ sẽ có mặt tại châu Á-Thái Bình Dương năm 2013 và Mỹ sẽ đóng thêm khu trục hạm Arleigh Burke từ 62 lên đến 75 chiếc, và tăng cường thêm 1 chiếc hàng không mẫu hạm nữa cho châu Á Thái Bình Dương.

Để chống chiến thuật phi đối xứng - anti-access (AD2) của TQ, Hoa Kỳ cho phát triển tên lửa chống chiến hạm tầm xa gọi là Long Range Antiship Cruise Missile (LRASM) với tầm bắn 800 km (LRASM A) và LRASM-B có tốc độ Mach 5, tầm bắn 320 km.  Ngoài ra còn có hệ thống hỏa tiễn AHW (Advanced Hypersonic Weapon) mới mà giới truyền thông gọi là  “Siêu vũ khí của Mỹ dành cho TQ”, tốc độ Mach 5, tầm bắn 6.000 km chỉ trong vòng 35 phút, độ chính xác sai lệch 10 m.

Ngoài ra Hoa Kỳ đưa 2 chiến hạm hiện đại nhất đến Singapore: LCS-1, USS Freedom và chiếc LCS-2, USS Independence và sẽ triển khai thêm 2 chiếc LCS-3 và LCS-4. Các việc này cho thấy quyết tâm của Mỹ đối với Á châu.

Nam Hàn

Nam Hàn có hải và không quân hiện đại. Hoa Kỳ sẽ bán một số máy bay F-35 và Nam Hàn cũng mua thêm mua thêm 500 hỏa tiễn hiện đại đủ loại để tăng cường phòng thủ biên giới. Công nghiệp quốc phòng của Nam Hàn phát triển mạnh và cung ứng một phần cho cả nước khác nữa như Philippines. Nam Hàn cũng sẽ giúp Philippines.

Nhật

Hoa Kỳ sẽ bán 150 chiến đấu cơ F-35 và chuyển giao một số công nghệ quốc phòng cho Nhật. Nhật có nền công nghiệp quốc phòng rất mạnh, hợp tác với Hoa Kỳ trong việc chế tạo chiến đấu cơ F-35, sản xuất máy bay F-16, F 15, đóng nhiều khu trục hạm Kongo loại Arleigh Burke của Hoa Kỳ. Nhật đang cải tiến trực thăng hạm ISE DDH-182, trở thành hàng không mẫu hạm dùng cho chiến đấu cơ F-35B. Hiện giờ Nhật có 4 trực thăng hạm và đang có kế hoạch cải tiến thêm các chiếc này thành HKMH và cũng sản xuất thêm nhiều tàu ngầm.

Hiện giờ Nhật còn có thể giúp Indonesia, Philippines và Việt Nam xây dựng lực lượng cảnh sát biển, cung cấp tàu tuần tra, cải thiện hệ thống cảng biển nhằm gián tiếp can thiệp vào tranh chấp biển Đông. Nhật đang có tranh chấp với TQ tại quần đảo Senkaku, TQ gọi là Điếu Ngư. Nhật Bản là cường quốc quân sự đứng hàng thứ 2 tại châu Á, thua TQ về số lượng nhưng rất hiện đại.

Đài Loan

Hải quân Đài Loan có một số hộ tống hạm lớp Oliver Hazard Perry, mua thêm một số khu trục hạm của Hoa Kỳ và loại Lafayette của Pháp, tự đóng một số khu trục hạm lớp Chengkung loại 4.000 - 6.000 tấn.

Đài Loan tự thiết kế đóng mới một số tàu khu trục hiện đại loại Tainan có trọng tải 2.000 tấn và Hsunhu-77 có trọng tải từ 1.000 tấn. Trong năm 2011, Đài Loan cũng tự thiết kế và cho hạ thủy 10 tàu tên lửa cao tốc tàng hình Kuang Hua-6 trang bị 4 hoà tiển chống hạm HF-2.  Ngoài ra Hoa Kỳ vừa quyết định bán một số lớn F-16 cho Đài Loan và nâng cấp toàn bộ 150 máy bay F-16A/B.  Đài Loan đã triển khai hơn 100 tên lửa hành trình Hsiungfeng-2E (Hùng Phong-2E) có tầm bắn 500 km hướng về TQ.

Việt Nam thì sao?

Nhà phân tích Robert Karniol/ vừa có bài nhìn nhận “VN đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông”. Ông cho rằng VN đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan. Theo ông, Trung Quốc đang phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ gọi là phương thức chống tiếp cận hay anti-access/area denial (A2/AD). Theo ông Robert Karniol, VN đang ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc: mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.

VN là nước ASEAN có mối quan ngại nhất đối với Trung Quốc trong việc khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. Từ nhiều năm TQ đã xâm nhập nội bộ VN - vụ Hoàng Văn Hoan thành viên BCT năm 1979 bỏ qua Tàu hay mới đây vụ Trương Tấn Sang bị đe doạ khi thăm Ấn độ /hay là vụ thứ trưởng ngoại giao TQ “mạnh giọng đe doạ” Đại sứ VN tại Bắc Kinh.  Các ví dụ Trung Quốc lấn áp VN thì vô số và có lẽ các thành viên BCT còn thấm thía nỗi nhục với TQ còn hơn là người dân thường, vì luôn luôn phải nghe TQ mắng nhiếc là lũ người vô ơn vì đã ngửa tay nhận viện trợ của TQ để đánh chiếm lấy miền Nam trước đây.

Vì vậy tại Việt Nam, ông Panetta nói: “Mỹ muốn thúc đẩy độc lập, chủ quyền của các nước trong khu vực vì đó chính là lợi ích của sự ổn định.  Để có tương lai ổn định, thịnh vượng, nhân dân các nước trong khu vực sống tốt đẹp thì điều quan trọng phải bảo đảm các nước phát triển năng lực, kinh tế, thương mại...” Qua những lời rất ngoại giao, ông Panetta đã đưa ra một thông điệp rõ ràng là Hoa kỳ có ý định hỗ trợ các đồng minh trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương phát triển và bảo vệ quyền tự do thông thương hàng hải ở Biển Đông.

Tạm kết

Nếu nghiên cứu kỹ các tài liệu hay các tuyên bố kể cả của BT Leon Panetta thì mặc dù lúc nào quân đội Mỹ cũng sẵn sàng cho mọi tình huống, ta có thể thấy là lúc nào Mỹ cũng để cửa ngỏ cho Trung Quốc.

Chiến lược quân sự của Mỹ cho thấy là việc “trỗi dậy” của Trung Quốc cũng được nhìn với cặp mắt nghi ngờ - e dè của Ấn Độ, Nhật và Úc.  Việc này cũng sẽ giúp Mỹ trong chiến lược quân sự và kinh tế nhằm giúp Mỹ ở thế mạnh để “kiềm” TQ hầu tránh một cuộc phiêu lưu quân sự có thể xẩy ra từ phía Trung Quốc tại Biển Đông hay tại Thái Bình Dương.

Chiến lược của Mỹ là làm sao “ép” Trung Quốc phải đi đến việc có những hành vi của một cường quốc có trách nhiệm và dùng các luật lệ và trật tự quốc tế làm kim chỉ nam. Trong việc kiềm chế quân sự Mỹ sẽ ở thế mạnh để có thể kiềm TQ đi vào đường giải quyết hoà bình các tranh chấp hầu tránh một cuộc phiêu lưu quân sự mà Mỹ có thể bị kéo vào [Mỹ kiềm VNCH không cho đánh ra miền Bắc sợ đụng tới TQ – hay việc Mỹ nghiêng về Khmer đỏ chống VN tại Camphuchia khi VN đánh khmer đỏ vì chính sách ngoại giao của thân TQ thời đó của Mỹ /].

Tại Shangri-La TT Yudhoyono của Indonesia lưu ý rằng "các tuyên bố lãnh thổ và tài phán chồng lấn còn cần một chặng đường dài mới có thể giải quyết". Ông bày tỏ sự lạc quan rằng "chúng ta có thể tìm cách biến các xung đột tiềm tàng ở Biển Đông trở thành hợp tác tiềm năng" nhưng cũng nhấn mạnh việc tăng tốc hợp tác. "Chúng ta không thể dành tới 10 năm nữa để nhóm làm việc ASEAN - Trung Quốc hoàn thành Bộ Quy tắc ứng xử COC; chúng ta trông đợi họ tăng tốc."

Đó là bối cảnh trong ván cờ BĐ/TBD – “shadow boxing” hiện nay nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi.  Chiến lược chuyển trọng tâm qua Thái Bình Dương cho thấy nay Hoa Kỳ đã bài binh bố trận khắp châu Á-Thái Bình Dương và luôn trong tư thế sẵn sàng có thái độ cứng rắn trước sự bành trướng của Trung Quốc qua chính sách “liên hoàn” bao vây nước này.

TS ĐXQ





/ / Xem mấy bài của cùng tác giả trên Diễn Đàn Thế kỷ www.Diendantheky.net
/  Xem Jane Perlez, “Beijing Exhibiting New Assertiveness in South China Sea” – New York Time, May 31, 2012 
/ Carlyle A. Thayer, “The US, China and South East Asia,” Southeast Asian Affairs 2011, Institute of Southeast Asian Studies  
/ US Gov., “Sustaining Global Leadership: Priorities for 21st century Defense,” Pentagon, DC Jan 3rd, 2012  
/ Patrick M. Cronin and Robert D. Kaplan: “ Cooperation from Strength: US Strategy in the South China Sea”,  Center for a New American Security, Jan 2012  
/ Lê Hữu Uy, “Vạn lý trường thành trên biển bao vây Trung Quốc” http://thangbomaz.com/vanlytruongthanh.html
/ BBC Vietnamese.com, “Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam” - thứ hai, 16 tháng 1, 2012    
/ Tin tức riêng của tác giả  
/ Xem Hồi ký của Cyrus Vance nhà ngoại giao quá cố Mỹ.  

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Ts Đinh Xuân Quân - AFGHANISTAN - NATO VÀ CUỘC RÚT LUI CÓ TRẬT TỰ?


Ts Đinh Xuân Quân

Trong chuyến viếng thăm 6 tiếng ngày 1 tháng 5, 2012 của TT Obama tại Kabul, Tồng thống Mỹ đã ký một “thoả hiệp chiến lược” có hiệu nghiệm đến 2024 với Afghanistan cho phép quân đội Mỹ có mặt tại nước này.


Đây là một đề tài khá mạnh mẽ cho dân Mỹ thấy là ông ta có chính sách chấm dứt chiến tranh tại đây (cũng như tại Iraq). Cuộc họp vào ngày 21-22 tháng 5 vừa qua tại Chicago của các nước thành viên NATO về chiến tranh Afghanistan, gồm 28 nước thành viên và 20 nước đồng minh trong cuộc chiến dưới sự lãnh đạo của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm lấy quyết định về việc tài trợ Afghanistan hậu 2014 và tương lai của xứ này.

Trước đây tác giả có viết nhiều bài / sợ Afghanistan sẽ bị bỏ rơi như trường hợp Việt Nam. Nói đến Afghanistan ai cũng bi quan nhưng sau cuộc họp Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Chicago thì cảm giác này bớt hẳn. Osama Bin Laden đã bị hạ sát, phe chủ hoà ở Mỹ đòi rút quân thì TT Obama đã có chiến lược rút quân. Như vậy, Afghanistan sẽ không còn là đề tài tranh chấp lớn trong cuộc bầu cử tháng 11 năm nay.

Chiến lược mới của Mỹ và Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tại Afghanistan là gì trong khi Pháp hứa sẽ rút quân trong năm 2012? Những khó khăn còn lại của Afghanistan trong các vấn đề rút quân ra sao và may ra họ có thể tránh trường hợp Nam Việt Nam hay không?

Chiến lược mới ở Afghanistan sau cuộc họp tại Chicago

Tại Kabul, TT Obama và Karzai ký “thoả hiệp chiến lược” có hiệu nghiệm đến 2024. Thoả hiệp chiến lược có nghĩa là Mỹ sẽ giúp Afghanistan sau 2014, không phải như trường hợp Việt nam. Mỹ sẽ tiếp tục huấn luyện, trang bị và cố vấn quân đội và cảnh sát xứ này sau 2014, năm mà Afghanistan hoàn toàn lãnh trách nhiệm về xứ sở của mình.

Tại Chicago, NATO và LHQ có hai quyết định về Afghanistan: từng bước triệt thoái 130 ngàn quân ra khỏi Afghanistan vào cuối năm 2014 và sẽ tiếp tục hỗ trợ lâu dài cho Kabul.  Thông cáo chung khẳng định “nhiệm vụ chiến đấu sẽ chấm dứt vào cuối năm 2014” và quân đội Afghanistan sẽ nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ an ninh lãnh thổ kể từ giữa năm 2013 nhưng Kabul sẽ “không bị bỏ rơi”.

Rút quân

Quân mà TT Obama cho bổ sung vào thời điểm 2009 sẽ về Mỹ vào tháng 9, 2012 và quân đội Afghanistan sẽ gánh trách nhiệm tự bảo vệ họ. Tất cả quân sẽ rút vào 2014 trừ một số huấn luyện viên và một toán nhỏ quân Mỹ thuộc Lực lượng Đặc biệt.

Theo quyết định của 28 nước thành viên NATO (Anh, Pháp, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Ý, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, vv.) và 20 nước đồng minh (Nhật, Thuỵ Điển, Mông Cổ, vv.) thì mỗi nước sẽ rút quân theo nhu cầu của chính mình nhưng sẽ phải phối hợp với NATO.

Đối với Pháp, TT Francois Hollande đã xé lẻ vì những lời hứa khi ra tranh cử.  Ông Hollande đòi rút hết quân trong 2012 nghĩa là 2 năm trước các nước khác - như ông đã hứa khi ra tranh cử TT.  Pháp có 3,400 quân đóng tại tỉnh Kapisa, phía đống Bắc thành phố Kabul. Pháp (TT Hollande, BT quốc phòng và BT Ngoại Giao) đã gặp phiá Afghanistan và hai bên đồng ý việc Pháp rút quân. Sau 2012 sẽ chỉ còn 1,400 quân Pháp lo về đào tạo và thêm một lực lượng đặc biệt tại đây mà thôi.  Như vậy là quân chiến đấu Pháp sẽ rút khỏi Afghanistan vào 2012.

Tài trợ Afghanistan sau 2014

Hiện nay các nước gặp tình hình kinh tế khó khăn, phải cắt giảm ngân sách quốc phòng, vậy có tác động gì đến các mục tiêu của phòng thủ của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương hay không?

Các nước ước lượng mỗi năm Afghanistan cần $4 tỷ. Hoa Kỳ hứa sẽ viện trợ $2 tỷ trong khi nước chủ nhà Afghanistan hứa $500 triệu. Số còn lại là $1.5 tỷ phải chia ra cho nhiều nước, trong đó Anh hứa tài trợ $400 triệu/năm, Úc $300 triệu.  Sau Chicago, số ngân sách $4 tỷ chưa được quyết định và trong việc này Afghanistan còn phải làm việc với các nước đồng minh khác. Theo ông Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen thì ông đề nghị NATO tiếp tục có mặt sau 2014 để bảo đảm an ninh cho chính phủ Afghanistan. [Cần nhớ lại là quân đội Afghanistan do Liên Xô trang bị trước đây khi Liên Xô rút vào 1989 không sụp đổ mà chỉ  sụp đổ khi Liên Xô tan rã, không tiếp tế, viện trợ cho quân Afghanistan nữa. Hơn nữa chính phủ thân cộng chỉ tan rã khi TT Regan tiếp tục ủng họ quân kháng chiến tiếp tục đánh Chính quyền thân cộng.]

Pakistan

Khi Osama bị hạ sát vào 2011 (Hoa kỳ không báo trước cho phía Pakistan về hành động này) và sau vụ ném bom lầm tại một vùng biên giới làm thiệt mạng 24 quân Pakistan thì quan hệ giữa Pakistan và NATO căng thẳng vì hai bên không tin tưởng nhau. Hoa Kỳ thì cho là Pakistan “điếm”, miệng nói là đồng minh của Mỹ để nhận viện trợ nhưng đàng khác thì vẫn giúp Taliban phá phách bên Afghanistan.

Nhằm gây khó cho NATO, Pakistan đã quyết định đóng cửa đường tiếp tế từ cảng Karachi đến Afghanistan qua Khyber Pass (mỗi một container dùng đường tiếp tế này trước đây phải trả lệ phí là $250.  Pakistan đã đóng cửa đường tiếp tế này một lần rồi và nhờ vậy NATO đã sử dụng đường tiếp tế khác qua Nga mặc dù là đắt hơn nhiều.

Sau vụ đóng cửa đường tiếp tế từ cảng Karachi (hơn 6 tháng) đã có nhiều cố gắng giải quyết – hàn gắn hai bên.  Phía Pakistan đã “chính trị hoá – đưa vụ này ra QH bàn,” không hợp tác với NATO và các khó khăn giữa hai bên tiếp tục như việc kết án 33 năm người bác sĩ đã giúp CIA trong việc truy nã Osama.  QH Hoa Kỳ đã cắt giảm ngân sách việc trợ cho Pakistan $33 triệu (hay $1 triệu cho mỗi năm bác sĩ này ngồi tù).Việc này cho thấy sự bất bình của QH Mỹ đối với Pakistan.

Tại Chicago, TT Obama từ chối gặp riêng TT Zardari của Pakistan vì vấn đề đường tiếp tế mà nay Pakistan đòi phải trả $5000/container - đắt gấp 20 lần.  Khi đóng cửa ngõ tiếp tế của NATO thì Pakistan cũng ngưng tiếp tế cho Afghanistan và bộ Giáo dục / than là các sách giáo khoa in ngoài Afghanistan cũng bị chặn lại và 4.5 triệu học sinh thiếu sách.

Hiện giờ 75% tiếp tế của NATO đi qua ngã Nga – Ubezkistan. Việc cắt đứt đường tiếp tế cũng hại chính Pakistan vì mất việc làm và hơn nữa Pakistan sẽ không nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ khi nước này phải đi vay các định chế quốc tế.

Dù sao NATO - Hoa Kỳ cần phải điều đình với Pakistan nhưng nước này không còn ở thế thượng phong vì NATO vẫn tiếp tục được tiếp tế qua ngõ phía Bắc. Pakistan đã là nơi trú ẩn – dưỡng quân cho Taliban và các cơ quan tình báo Pakistan đã lợi dụng tình trạng này trong nhiều năm.

Các khó khăn còn lại

Quân đội Afghanistan sẽ nhận lãnh toàn bộ trách nhiệm bảo vệ an ninh lãnh thổ kể từ giữa năm 2013 nhưng yếu kém của Afghanistan gồm cả quân sự lẫn hành chính.  LHQ và NATO chỉ bắt đầu xây dựng guồng máy chính phủ là từ 2007-2008 và bắt đầu đầu tư vào an ninh từ 2008-2009 nghĩa là từ 3 năm nay mà thôi, một thời gian còn ngắn ngủi.  

Việc xây dựng một guồng máy hành chính và việc phát triển xứ này đòi hỏi nhiều thời gian - cần 15 năm trở lên. Ngoài ra guồng máy còn phải trong sạch – không tham nhũng.

Afghanistan cần nói chuyện thẳng với Taliban nếu không muốn bị Hoa Kỳ qua mặt. Afghanistan có nhiều tài nguyên khoáng sản (vàng, đồng, uranium, sắt, đất hiếm, dầu khí, vv) nhưng cũng cần thời gian để có thể khai thác.

Tạm kết

Afghanistan đã rút kinh nghiệm xấu của VN [nhiều chính trị gia Afghanistan đã sống lâu bên Mỹ] và ít nhất đã có những cam kết tiếp tục viện trợ sau 2014. Hơn nữa vì LHQ có mặt cho nên có nhiều nước và nguồn tài trợ cho Afghanistan.

Về kinh tế thì có nhiều tiến bộ: xây dựng nhà cửa, đường xá, cầu cống, cơ sở hạ tầng khá hơn. Nhưng các tranh chấp sẽ còn tiếp diễn dài dài vì Taliban còn bị Pakistan xúi dục nữa, gây thêm khó khăn.

Afghanistan còn nhiều cung cách bộ lạc, QH chưa làm việc tốt [nhưng cũng đã phê chuẩn “thoả hiệp chiến lược,” tham nhũng còn lan tràn, và dân trí còn thấp. Các khó khăn của Afghanistan sẽ thành trở ngại lớn khiến nước này không sử dụng tốt viện trợ, không xây dựng chính phủ và các đảng phái để sinh hoạt trong dân chủ trong thời gian ấn định 2014. Yếu kém còn đầy rẫy: cải cách hành chính, cải cách bầu cử, nhân quyền cho phái nữ, vv.

Lãnh đạo xứ này có phần khôn khéo hơn miền Nam VN trước đây nhưng đường đến 2014 còn dài. Liệu QH Hoa kỳ sẽ phê chuẩn “thoả hiệp chiến lược” với Afghanistan để nó có thể trở thành một bảo đảm. Hơn nữa chính TT Obama cho rằng thử thách chính là giải quyết các vấn đề phía Pakistan. Ông mong là Pakistan sẽ là giải pháp cho vấn đề Afghanistan.

Ts ĐXQ

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC “ĐÒI HỎI VÔ LÝ” CỦA TRUNG QUỐC

Đinh Xuân Quân

Mới đây, sau chuyến viếng thăm Trung Quốc (TQ) của ông Nguyễn Phú Trọng, báo La Croix ở Pháp có bài viết mang tựa đề “TQ và Việt Nam tìm kiếm một lối thoát cho cuộc xung đột lãnh hải.”  Theo tờ báo thì nguy cơ một cuộc xung đột quân sự giữa VN và TQ đã giảm xuống, nhưng nhấn mạnh là, trong lúc này mà thôi.

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

CHÍNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA NHẬT 2011

Đinh Xuân Quân

Trong “Diễn văn chính sách” của Thủ Tướng Naoto Kan vào đầu năm (ngày 24 tháng 1) 2011 /, TT N. Kan đặc biệt chú ý phần đối ngoại. Bài đã đề cập đến việc thay đổi các quan niệm đã lỗi thời của quá khứ và có đưa ra những chính sách mới về ngoại giao của Nhật

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

TRONG TRANH CHẤP ẢNH HƯỞNG TẠI BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM CÓ THỂ LÀM GÌ?

Đinh Xuân Quân

Mặc dù lúc nào Trung Quốc cũng nói là họ muốn giải quyết các tranh chấp một cách ôn hoà, thái độ của TQ với Nhật tại đảo Điếu Ngư, với Bắc Triều Tiên và gần đây các tranh chấp tại Biển Đông với VN và Philippines, cho thấy TQ coi như một tên “bully – du côn” ăn hiếp các nước nhỏ trong vùng khiến các nước ASEAN không thể yên tâm.


Các nước ASEAN thấy cần sự hiện diện của Mỹ để làm “đối trọng” cho thế đang lên của TQ.
Viện CSIS (Center for Strategic International Studies) cũng kết luận là Mỹ phải
có “mặt một cách mạnh mẽ” tại Đông Nam Á – Thái Bình Dương.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

CÁI GÌ ĐANG XẨY RA - HAY TRANH CHẤP KINH TẾ DẦU HOẢ NGÀY CÀNG ÁC LIỆT TẠI BIỂN ĐÔNG

Đinh Xuân Quân

Từ mấy năm nay TQ ra yêu sách về "đường lưỡi bò" đòi chủ quyền tới 80% Biển Đông (xem bản đồ), đồng thời chối bỏ chủ quyền hợp pháp của các nước ASEAN trong đó có VN tại vùng này theo luật biển của LHQ. Vào cuối 2010 Trung Quốc (TQ) tuyên bố tăng ngân sách quốc phòng lên 12.7% như vậy ngân sách chính thức đã lên gần $97 tỷ - đứng thứ hai trên thế giới. TQ gia tăng sức mạnh hải quân và tiến hành thao diễn trên biển khiến các nước láng giềng quan ngại. Theo đánh giá của tờ “The Guardian” về ngân sách quốc phòng TQ thì "Việc tăng chi phí quốc phòng này sẽ gây lo ngại về ‘đường lối cứng rắn hơn của TQ’ trong các cuộc tranh chấp vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)."

Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

TS. Ðinh Xuân Quân: ‘Nhiều người nghi tình báo Pakistan bán Osama cho Mỹ’

Ðinh Quang Anh Thái/Người Việt

Tiến Sĩ
Ðinh Xuân Quân
Tiến Sĩ Ðinh Xuân Quân là một người quen thuộc với Afghanistan, trong vai trò chuyên gia phát triển kinh tế với trên 40 năm kinh nghiệm tại Việt Nam và các nước đang phát triển Á Châu, Âu Châu và Phi Châu. Gần đây ông làm cho chương trình “civilian surge” của chính phủ Hoa Kỳ tại Afghanistan. Tại đây ông đóng góp qua việc làm cố vấn kinh tế cho Bộ trưởng Kinh tế tại Kabul.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

TRUNG ĐÔNG - “MÔ HÌNH BẮC KINH” VÀ VIỆTNAM

Đinh Xuân Quân

Trong bài “The Poverty of Dictatorship” / của GS Dani Rodrik của Đại Học Harvard và bài “Why Egypt Should Worry China” / của GS Barry Eichengreen của Đại Học Berkerley, hai tác giả này cho rằng mô hình phát triển kinh tế và giữ nguyên thể chế chính trị độc đảng là không còn giữ được nữa.

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

VÀI SUY NGHĨ VỀ THÔNG ĐIỆP CỦA CHÍNH PHỦ NAOTO KAN CHO DÂN NHẬT VÀ CHO THẾ GIỚI

Đinh Xuân Quân

Mỗi năm Tổng Thống Mỹ đọc bài “Thông Điệp Liên Bang - State of the Union” thì tại Nhật cũng có một hiện tượng tương tự. Thủ Tướng đọc bài diễn văn trước lưỡng viện nói về chính sách của Nhật trong những năm tới. Năm nay “Diễn Văn Chính Sách” được đọc vào ngày 24 tháng 1, trước bài Thông Điệp LB của TT Obama một ngày.

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

CHUYẾN VIẾNG THĂM MỸ CỦA HỒ CẨM ĐÀO: QUAN HỆ NGOẠI GIAO ĐƯỢC ĐIỀU CHỈNH RA SAO?

Đinh Xuân Quân

Trong nhiều năm gần đây các giới phân tích quốc tế nói nhiều về “quyền lực mềm” và ảnh hưởng “ôn hòa” của Trung Quốc (TQ). Tuy nhiên, trong năm 2010, TQ đã thể hiện nhiều tính chất “đế quốc” sẵn sàng sử dụng các phương tiện quân sự lẫn kinh tế để gây áp lực với ASEAN lẫn Nhật Bản, kể cả các nước có tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông (BĐ).

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

QUAN HỆ MỸ TRUNG TRONG GIAI ĐOẠN MỚI CHUYẾN VIẾNG THĂM CỦA HỒ CẨM ĐÀO SẼ GIẢI QUYẾT GÌ?

Đinh Xuân Quân

Trong những năm gần đây các giới phân tích quốc tế nói nhiều về “quyền lực mềm” và ảnh hưởng “ôn hòa” của Trung Quốc (TQ). Tuy nhiên, trong năm 2010, chính sách TQ đã thể hiện nhiều tính chất “đế quốc” và dọa sẵn sàng áp dụng phương tiện quân sự lẫn kinh tế để gây áp lực với thành viên củavu ASEAN lẫn Nhật Bản, đặc biệt là đối với các nước có tranh chấp chủ quyền trong vùng Biển Đông (BĐ). Tại Âu châu TQ mua nhiều ngành công nghiệp của Hy Lạp và muốn cho Bồ Đào Nha vay tiền.

Thứ Sáu, 15 tháng 10, 2010

TRUNG QUỐC - MỸ VÀ ASEAN - THẾ QUÂN BẰNG MỚI TẠI ĐÔNG NAM Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

TS Đinh Xuân Quân

(Tiếp theo và hết)

Tháng 9, 2010, TT Obama họp với các nước ASEAN tại NY đưa ra chính sách của Mỹ tại ĐNÁ – TBD. Mỹ-ASEAN sau hội nghị thượng đỉnh ở New York ra một thông cáo chung. Cuộc gặp gỡ của các nhà lãnh đạo Mỹ - ASEAN tại New York khẳng định tầm quan trọng của ổn định và hòa bình khu vực, an ninh hàng hải, không cản trở thương mại và tự do hàng hải theo những quy định liên quan được nhất trí của luật pháp quốc tế, gồm Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) đồng thời giải quyết hòa bình các tranh chấp. Điều quan trọng là tuyên bố Mỹ-ASEAN cho thấy một số vấn đề sau đây /:

TRUNG QUỐC - MỸ VÀ ASEAN - THẾ QUÂN BẰNG MỚI TẠI ĐÔNG NAM Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Bài “Tìm hiểu sơ lược tranh chấp Nhật-Trung về quần đảo Điếu Ngư” của Trương Nhân Tuấn trên Diễn Đàn Thế Kỷ / thật là đúng lúc để hiểu phần nào tranh chấp Nhật-Trung về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư.

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

VÀI DỮ KIỆN ĐỂ HIỂU AFGHANISTAN 2010

TS. Đinh Xuân Quân

Năm 2007 xong nhiệm vụ làm dự án Cải Cách Hành Chánh cho chính phủ trung ương Afghanistan, tôi đi Iraq để tiếp tục làm việc tại đây. Sau Iraq, tôi đã làm một số dự án khác tại nhiều vùng Phi châu, Âu châu và các vùng hậu chiến.

Sau 4 năm, năm 2010 tôi lại trở lại Afghanistan với một nhiệm vụ mới – làm cố vấn cho Bộ Trưởng Kinh tế. Việc này gần sở thích của tôi hơn vì tôi là một chuyên gia về phát triển kinh tế.

Thứ Hai, 23 tháng 8, 2010

CHÍNH SÁCH ĐANG THÀNH HÌNH CỦA MỸ TẠI THÁI BÌNH DƯƠNG

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân

Bối cảnh về Kinh Tế và Ngoại Giao tại Đông Nam Á

Vì bị Trung Quốc (TQ) ru ngủ trong nhiều năm, giới phân tích quốc tế lúc nào cũng nghĩ là TQ sẽ phát huy ảnh hưởng bằng «quyền lực mềm», tức là dùng kinh tế để thống trị Á châu. Tại sao các giới phân tích quốc tế nghĩ như vậy?

Á Châu là nơi có mức tăng trưởng cao và ảnh hưởng TQ về thương mại và kinh tế càng ngày càng lớn, còn nhiều hơn là thương mại giữa Mỹ và TQ nữa. Hiện giờ thương mại TQ - Á châu được ước tính là khoảng $231 tỷ so với thương mại Mỹ -Trung là $178 tỷ cho năm 2008.

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

QUAN HỆ VIỆT MỸ NĂM 2010 TRONG BỐI CẢNH TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG

Tiến sĩ Đinh Xuân Quân


Các nhật báo tại Âu hay Á châu gần đây đã chú ý đến sự thay đổi trong quan hệ Mỹ và Trung Quốc (TQ). Sự kiện là Bắc Kinh giận dữ vì cuộc tập trận Mỹ - Nam Hàn với sự tham gia của 29 000 binh sĩ vào cuối tháng 7 tại vùng bán đảo Triều Tiên, mà TQ vẫn coi là khu vực thuộc ảnh hưởng của mình. Bắc Kinh đã sáu lần phản đối cuộc tập trận quy mô này. Tiếp theo đó, TQ đã có một cuộc tập trận lớn với sự tham gia của 12 000 binh sĩ, đã được tổ chức tại miền Đông nước này.