Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Tỵ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Tỵ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2023

Richard Gowan: Liên Hiệp Quốc đã đánh mất niềm tin trước thế giới ra sao?, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Để khôi phục lại hình ảnh, LHQ buộc phải chấp nhận một vai trò giảm sút trong một thời đại cạnh tranh

Thậm chí kể từ năm 1947, khi Đại hội đồng LHQ biểu quyết chia tách vùng đất Palestin thành các quốc gia Do Thái và Ả Rập, tổ chức này đã vật vã đối phó khủng hoảng Trung Đông rồi. Trong những thập niên qua, các cuộc thảo luận về hồ sơ xung đột Israel-Palestin tại LHQ đơn giản là bổn cũ soạn lại: Mỹ thường bỏ phiếu phủ quyết ngăn Israel không bị Hội đồng bảo an lên án, trong khi các nước Ả Rập vận động các nước đang phát triển bảo vệ thường dân Palestin. Các cuộc tranh cãi tại LHQ trong các tuần vừa qua sau vụ Hamas tấn công ngày 7 tháng 10 chủ yếu diễn lại kịch bản quen thuộc này. Hoa Kỳ cản trở Hội đồng bảo an kêu gọi một lệnh hưu chiến tại Dải Gaza, đồng thời không phản đối một nghị quyết vào cuối tháng 10 được đại đa số thành viên Đại hội đồng yêu cầu một “lệnh hưu chiến vì lý do nhân đạo”.

Thứ Ba, 17 tháng 10, 2023

Micheal Kimmage và Hanna Notte: Giải mã trật tự toàn cầu qua lăng kính cuộc khủng hoảng Trung Đông và các nơi khác, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Hamas phát động một cuộc tấn công bất ngờ, tuyên bố đã bắn hơn 5.000 quả tên lửa vào Israel từ Dải Gaza trong vòng 20 phút.

Các cường quốc đương đại – Trung Quốc, Châu Âu, Nga và Mỹ – không nghi ngờ gì, có một vai trò quyết định trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas. Tuy nhiên, không có bất kỳ một trong bốn nước kể trên có khả năng giải quyết hoặc kìm chế xung đột đó. Ý niệm cho rằng cuộc cạnh tranh giữa các đại cường được mô tả qua lăng kính địa chính trị đã thịnh hành trở lại sau một thời gian bị lu mờ vào thời điểm gần kề Chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, các giả định bất thành văn thời Chiến tranh lạnh đã phủ bóng nhiều xác quyết đương thời về bản chất của mối cạnh tranh đó. Các đại cường, như phân tích nhấn mạnh, sẽ triệu tập các nguồn lực to lớn nhằm định hình trật tự quốc tế. Họ sẽ làm điều gì đó để định hình trật tự toàn cầu. Áp dụng chiến thuật vận dụng nguồn lực tài chính lẫn quân sự cho các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, họ sẽ vẫn hết sức dè chừng nhau. Nếu bên này động thủ, bên kia sẽ đáp lễ tương xứng.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023

Suzanne Maloney: Cái kết cho chiến lược thoái lui của Mỹ tại Trung Đông, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Cuộc tấn công của Hamas – và vai trò của Iran – sự vỡ mộng của Washington

Tàn tích của đồn cảnh sát Sderot sau khi bị Hamas tấn công và IDF (Lực lượng Phòng vệ Israel) chiếm lại được.

Vụ tấn công của Hamas gây chấn động Israel là chất kết tinh cho điểm khởi đầu và kết thúc cho Trung Đông. Những gì cho điểm khởi đầu, hầu như không thể đảo ngược, là chiến tranh sắp cận kề – cuộc chiến sẽ gây nên cảnh tắm máu, đắt đỏ, và thảm khốc đến nổi không ai có thể tiên liệu diễn tiến và kết cuộc của nó. Điểm kết thúc là, dành cho những ai quan tâm đến việc thừa nhận nó, việc Hoa Kỳ có thể thao túng một vùng từng đóng vai trò thiết yếu trong nghị trình an ninh quốc gia Mỹ trong nửa thế kỷ qua chỉ là ảo mộng hảo huyền.

Thứ Ba, 10 tháng 10, 2023

Hanna Notte: Moscow đang tập họp các kẻ thù chống Washington, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Nga chủ soái trục bị cấm vận

Nhìn bề ngoài, cuộc chiến chống Ukraine, ra xem là một thảm họa cho Nga. Với hầu hết binh lực đang dồn lực chiến đấu với lực lượng Kyiv, Moscow đang vật lộn duy trì quân đồn trú ở hải ngoại. Nga cũng đã tái triển khai cùng với một số vũ khí và hệ thống quân sự nhắm vào Châu Âu mà nó đã đặt tại Châu Á và Trung Đông. Và các thương vụ vũ khí của Moscow, vốn trên đà sụt giảm, hiện giờ đang ở tình cảnh bấp bênh hơn. Các lệnh trừng phạt đã cản trở các khách hàng truyền thống của Nga duy trì hợp đồng mua sắm vũ khí, cộng thêm bộ mặt trình diễn tệ hại của quân đội Nga trên chiến trường đã khiến niềm háo hức trang bị vũ khí Nga lụi tàn đi.

Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2023

Keren Yarhi-Milo và Laura Resnick Samotin: Đọc Vị Lòng Dạ Của Nhà Độc Tài? Chuyện không tưởng, Foreign Affairs, Đinh Tỵ biên dịch

Cho đến tận tuần lễ trước diễn biến, hầu hết mọi người đều gạt phắt chuyện Nga sẽ tấn công Ukraine. Mặc cho nội các Biden nhiều lần lên tiếng cảnh báo cùng nhiều bằng chứng rành rành cho thấy quân đội Nga tập trung đông đảo dọc biên giới Ukraine, không dễ nuốt trôi ý nghĩ tổng thống Nga Vladimir Putin quyết chinh phạt cho bằng được quốc gia lớn nhất Châu Âu này. “Ông ấy sẽ không đẩy căng thẳng dâng cao”, tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố chắc nịch vào ngày 8 tháng 3 – chỉ trước cuộc xâm lược vỏn vẹn 16 ngày.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng không mấy tin vào sự thật này, với nhận định, vào cuối tháng giêng tổng thống Biden tuyên bố nếu sắp tới cuộc xâm lược diễn ra đơn giản sẽ là ‘thảm họa” cho Nga. Chính phủ Đức cũng đánh giá, Nga xua quân tấn công là điều không tưởng, đến nổi trưởng cơ quan tình báo Đức bị kẹt tại Kyiv vào thời điểm Nga tràn quân sang Ukraine và phải nhờ nhân viên an ninh hộ tống di tản để thoát khỏi chảo lửa chiến tranh.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023

David Sacks và Ivan Kanapathy: Cần Làm Gì Để Răn Đe Trung Quốc tại Eo Biển Đài Loan, Foreign Affairs, Đinh Tỵ dịch

Để chặn đứng thảm họa, Washington cần vận dụng sách lược khác


Trong nửa thế kỷ qua, Eo Biển Đài Loan hưởng cảnh thái bình thịnh trị. Sở dĩ có cảnh biển êm sóng lặng này là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng trong sáng tạo ngoại giao, răn đe quân sự và thái độ tự kiềm chế giữa các bên liên quan gồm Trung Quốc, Đài Loan và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các yếu tố duy trì hòa bình trong các thập kỷ trước sẽ không bất biến. Các nguyên nhân gây bất ổn tại một trong những điểm nóng nhất thế giới ngày dần lộ rõ: bế tắc ngoại giao, chính sách răn đe đang xói mòn và thái độ liều lĩnh của Trung Quốc ngày càng tăng.

Bắc Kinh là nhân tố chính khiến an ninh bất ổn. Trung Quốc dưới triều đại Tập Cận Bình đã triển khai một chiến lược cưỡng ép nhất quán và leo thang chống Đài Loan. Mục tiêu của Tập là bình thường hóa các hành vi dọa dẫm đó đồng thời dịch chuyển dứt khoát cán cân quyền lực tại Eo Biển Đài Loan. Kịch bản lý tưởng của Tập, Đài Loan chấp thuận sự trỗi dậy của Trung Quốc và thoái trào của Mỹ như là điều tất yếu, từ đó ngộ ra: muốn an thân hưởng cảnh thịnh vượng thì phải gắn chặt vận mệnh với đại lục. Nếu thành công, một chiến lược như thế cho phép Trung Quốc thống nhất Đài Loan qua chính sách cưỡng ép mà không cần viện tới phương kế gây rủi ro qua hành động xâm lược hoặc phong tỏa bất ngờ. Nhưng thậm chí khi chiến lược cưỡng bách rốt cuộc thất bại, Bắc Kinh sẽ nhận ra mình đang ở vị thế tốt hơn để theo đuổi các mục tiêu thông qua sức mạnh quân sự.