Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Hoàng Thắng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đinh Hoàng Thắng. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 8, 2021

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng trả lời phỏng vấn của BBC: Việt Nam - Afghanistan có ảnh hưởng chuyến thăm của PTT Mỹ Kamala Harris?

Liệu ngoại giao cấp cao của chính quyền Mỹ, mà cụ thể là chuyến thăm chính thức vào hạ tuần tháng Tám 2021 của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Việt Nam được lên kế hoạch từ trước, có bị ảnh hưởng hay phủ bóng bởi biến cố chính trị đang xảy ra ở Afghanistan hay không là vấn đề được một cựu quan chức và chuyên viên cấp cao Bộ Ngoại giao Việt Nam phân tích với BBC hôm thứ Năm.

"Việt Nam đang 'khát' vaccine do đại dịch bết bát, ngư dân bị Trung Quốc cấm ra Biển Đông đánh bắt cá, cuộc mưu sinh đang gõ cửa từng nhà. Bối cảnh này khiến chuyến thăm của Phó TT Mỹ có ý nghĩa đặc biệt" bên cạnh biến cố với Taliban hiện nay ở Afghanistan, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Vương quốc Hà Lan, hiện là Giám đốc Truyền thông của Viện Nghiên cứu Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) nêu quan điểm riêng với BBC News Tiếng Việt hôm 19/8 từ Hà Nội.

Tên gọi hay thực chất?


BBC: Theo Tiến sĩ, diễn biến thời sự ở Afghanistan liệu có ảnh hưởng gì đến kế hoạch chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sang Đông Nam Á và thăm chính thức Việt Nam tới đây không?

TS. Đinh Hoàng Thắng: Cho đến giờ này, theo những gì tôi quan sát được, chưa thấy có dấu hiệu gì về việc hoãn kế hoạch chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sang Đông Nam Á và Việt Nam vào cuối tháng này. Cho dù hàng loạt bối cảnh bất ngờ - hỗn loạn do đại dịch Covid 19 gây ra trong khu vực lẫn hỗn loạn do quân Taliban tiến vào thủ đô Kabul - tôi nghĩ cả hai nước vẫn tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm đầu tiên của nhân vật số hai trong chính quyền Hoa Kỳ.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2020

Đinh Hoàng Thắng: Việt Nam với đại dự án “Vành đai và Con đường” (BRI)

Tùy góc nhìn - là lãnh đạo, người dân hay cộng đồng doanh nghiệp - người Việt Nam đánh giá về BRI của Trung Quốc có khác nhau về cả mức độ lẫn sắc thái. Chính sách của Hà Nội đối với dự án thế kỷ này có thể là sự kết hợp linh hoạt giữa các lập trường hưởng ứng, chống lại hay giữ cân bằng.

***

“Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI) được Trung Quốc ví như một chuyến tàu tốc hành mà đại quốc này muốn mời gọi các tiểu quốc cùng mua vé đi chung, nhằm xây dựng các mối quan hệ nhiều mặt trong tương lai. Để giải mã được phản ứng của Việt Nam đối với “đại dự án thế kỷ” này và ý đồ chiến lược thật sự của Bắc Kinh, giới nghiên cứu quốc tế và trong nước hiện đang thẩm định dự án từ nhiều góc độ khác nhau.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam vốn được định vị trong nhận thức rằng, nền tảng của bang giao Việt - Trung là hữu nghị và hợp tác. Tuy nhiên, đa số trong giới này vẫn coi Trung Quốc vừa là đối tác vừa là đối tượng. Trừ một số trường hợp đặc biệt - mà tướng An ninh Trương Giang Long có lần nhắc đến - nhìn chung lãnh đạo Việt Nam ý thức được BRI là công cụ để Tàu bành trướng thế lực. Cứ quan sát quá trình kiềm chế Bắc Kinh giành lại quyền lực cứng lẫn quyền lực mềm của “Bộ Tứ” qua chiến lược “Ấn Thái Dương tự do và rộng mở” (FOIP) từ tháng 11/2017 đến nay thì rõ. Các đại cường còn thế, huống chi là Việt Nam.

Đối với người dân, cảm quan chung về Trung Quốc, trước hết là về BRI khá tiêu cực. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu PEW, 80% dân số Việt Nam coi sự mở rộng sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc là mối đe doạ hàng đầu đối với Hà Nội. Chẳng cần đi sâu vào lịch sử các đợt “chinh phạt” qua hàng ngàn năm, chỉ cần nhìn lại cuộc xâm lăng của Trung Quốc 17/2/1979 và 10 năm xung đột dai dẳng do Trung Quốc khởi xướng cũng đủ để thấy mức độ tàn bạo của chủ nghĩa bá quyền.

Ngày nay, BRI được triển khai trong bối cảnh Trung Quốc lợi dụng đại dịch Vũ Hán để làm mưa làm gió trên Biển Đông. Hẳn nhiên vào thời điểm kinh tế và xã hội Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn do Covid-19, nên Việt Nam đã buộc phải nhượng bộ. Bỏ ra trên 1 tỷ USD đền bù cho các đối tác nước ngoài, rút khỏi các các cơ sở làm ăn chính ngay trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam khi bị Trung Quốc chèn ép và xua đuổi.

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2020

Đinh Hoàng Thắng: Có những “bên thua cuộc” khác

Hệ tư tưởng trong chiến tranh Việt Nam nhiều khi chỉ là lớp vỏ bên ngoài. Ta – Tây – Tàu, giữa đồng chí cùng “phe” vẫn thấu thị được bản chất các sáo ngữ. Sau chiến tranh, những tưởng ý thức hệ hết chỗ đứng. Nhưng không! Cứ mỗi thập kỷ qua đi, dưới lá bài “cùng chung vận mệnh”, một dạng hệ tư tưởng trá hình, Bắc Kinh lại đạt được những bước tiến mới trên con đường độc chiếm Biển Đông và bành trướng xuống Đông Nam Á. Cái “vỏ” bốn tốt và mười sáu chữ vàng liệu có cứu được Việt Nam thoát khỏi cuộc xung đột mới trên đất liền hoặc ở tận mãi ngoài các đảo xa?

“Ông Liên Xô bà Trung Quốc…”


45 năm về trước, ngày 15/5/1975, tại một cuộc mit-tinh lớn ở Hà Nội, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn khẳng định, thắng lợi từ cuộc kháng chiến của Việt Nam “cũng là thắng lợi của các lực lượng xã hội chủ nghĩa”. Mặc dầu tuyên bố thế, nhưng vốn “đi guốc trong bụng” Trung Quốc và Liên Xô nên ông Lê Duẩn biết rất rõ, 30/4/1975 chính là ngày mà ý chí độc lập của người Việt đã cho “đo ván” những kẻ muốn lợi dụng ý thức hệ để chia cắt đất nước, đẩy dân tộc Việt Nam vào cuộc phân tranh dai dẳng.

Chỉ cần “soi” các mục tiêu sâu xa của cả Liên Xô lẫn Trung Quốc suốt thời kỳ chiến tranh, có thể thấy anh Cả lẫn anh Hai hẫng hụt như thế nào trước các hiệu ứng ngày 30/4/1975. Bắc Kinh từ 1954 bằng mọi cách đã thao túng Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, với mục tiêu kéo dài, nếu có thể thì vĩnh viễn, chia cắt giải đất hình chữ S, biến nó thành khu đệm để Trung Quốc làm quân bài ngã giá với Mỹ hay cạnh tranh với Liên Xô. Mục tiêu xa hơn nữa là trong quá trình “chống lưng” cho Việt Nam và các lực lượng cộng sản châu Á, Trung Quốc luôn luôn rắp tâm dọn đường để đưa hàng triệu nông dân từ đại lục tràn ngập lãnh thổ Đông Nam Á.

Liên Xô, khiêm tốn hơn, chẳng có tham vọng lãnh thổ hay di dân. Tuy nhiên, khi đấu tranh võ trang ở miền Nam có dấu hiệu mạnh lên, lo sợ ảnh hưởng đến đường lối “chung sống hoà bình”, Mátxcơva đã đe Hà Nội chớ giải phóng nửa nước bằng con đường bạo lực! “Đốm lửa” ấy có thể thiêu rụi cả “cánh đồng” cách mạng. Đấy cũng là căn nguyên của cuộc sát phạt “xét đi… xét lại” gây báo tang thương cho một bộ phận tinh hoa trong nội bộ cộng sản Việt Nam. Nhưng với diễn tiến các sự kiện, về sau Mátxcơva đã lần lượt cho hàng loạt đoàn tàu chở đầy ắp các thiết bị và khí tài quân sự sang Hà Nội để viện trợ cho chiến trường.

Thứ Sáu, 3 tháng 4, 2020

Đinh Hoàng Thắng: Lễ Bách nhật Cụ Nguyễn Trọng Vĩnh - Giá mà Lãnh đạo biết lắng nghe…

Thấm thoắt 100 ngày Nhà ngoại giao – Lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã đi xa. Di sản của Cụ hôm nay tuy chưa được chính thống nghiên cứu và tiếp thu, nhưng các giá trị lâu bền và định hướng tư tưởng của Cụ vẫn trường tồn với thời gian. Một khi đất nước bắt nhịp với thời đại, chắc chắn Cụ sẽ được “hồn sông núi khí thiêng ghi muôn đời”*. Cụ cũng sẽ được nhắc đến như một trong những người từng tiên phong chỉ lối ra khỏi khủng hoảng.

Nói cho công bằng, lịch sử Việt Nam đương đại có chuyển động, dù chậm chạp. Đà chuyển động ấy đáng được hoan nghênh, tuy còn khoảng cách với sự đón đợi. So với những Trần Xuân Bách, Trần Độ và các nhà hoạt động khác dấn thân cho tương lai dân chủ của đất nước, số phận tướng Nguyễn Trọng Vĩnh không đến mức bi kịch.

Niềm nuối tiếc nhức nhối


Không bi kịch nhưng Cụ vẫn luôn tự vấn và day dứt cho đến cuối cuộc đời vắt ngang hai thế kỷ. Nhớ mãi những lần đến thăm Cụ tại nhà riêng và bệnh viện. Lúc bấy giờ nói chuyện đã khó khăn, nhưng Cụ vẫn nắm chặt tay, ra hiệu với chúng tôi phải đấu tranh không khoan nhượng; vì an ninh quốc gia, không được để cho các tập đoàn “nước lạ” tham gia đấu thầu xa lộ Bắc Nam…

Thế rồi, cái buổi sáng ngày mồng hai tháng Giêng ấy, tất cả đều chỉnh tề hàng lối trước linh sàng Cụ. Chia sẻ những giá trị nào đó trong tư tưởng của Cụ, đa phần đã ngưỡng mộ và dành cho Cụ những tình cảm kính trọng và quý mến thực sự. Một con người mà Facebooker Lê Hồng Hạnh từng cảm thán, “là Tiên là Phật ở cõi nhân gian đầy nhiễu nhương này”.

Đọc các cuốn sổ tang hôm ấy, càng củng cố trong tôi một niềm nuối tiếc nhức nhối. Dẫu sao, trong những dòng lưu bút ấy đã có rất nhiều tình cảm trong sáng toát lên những khoảnh khắc của hoà hợp, song bên cạnh đấy vẫn không ít những dòng nặng về “diễn” bề ngoài hơn là phản ánh thực chất.

Và liệu qua đám tang hôm ấy, thực sự mọi người đã xích lại được gần nhau bao nhiêu? Ai đã làm cho những con người vốn dĩ là đồng bào của nhau mà có lúc phải đối mặt nhau, thậm chí một bên coi bên kia là thù địch, rồi ngoảnh lưng lại luôn cả với những giá trị mà trong thâm tâm, bản thân họ cũng đồng tình và chia sẻ, nhưng bề ngoài, buộc phải phản bác lấy lệ?

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2020

Đinh Hoàng Thắng: “Những cái nhất” của ngày 17/2/1979

Đọc cái “tút” của GS-TS Trần Ngọc Vương từ Đại học Quốc gia nhân ngày tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam 41 năm trước đây, thú thật người viết bài này không khỏi giật mình. Nói chuyện điện thoại với Giáo sư xong, viết bài này, như thắp một nén tâm hương, tưởng niệm gần 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta đã bỏ mình trong hai cuộc chiến tranh biên giới bảo vệ Tổ quốc vốn bị lãng quên một cách nhẫn tâm và chóng vánh nhất. 

Con số 100.000 chiến sỹ và đồng bào ta hy sinh là lấy từ Tuyên bố của Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng. Tuyên bố viết: “Lịch sử rồi sẽ phải công khai sự thật số lượng người Việt Nam thương vong trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược ở cuối thế kỷ 20, nhưng theo các nhà quan sát phương Tây ước tính, thì quân và dân Việt Nam đã hy sinh trong hai cuộc chiến tranh biên giới mà nguyên nhân là từ Trung Quốc cộng sản gây ra khoảng 100.000 người”. 

Vâng, con số nói trên rõ ràng chưa được thẩm định. Ở một đất nước mà phải sau 3 Nghị quyết của Bộ Chính trị, doanh nghiệp, người dân và xã hội mới được phép “hội nhập toàn diện” với thế giới, thì việc trích con số mất mát trong trận mạc chưa qua thẩm định rất có thể bị xử lý. Vẫn biết chẳng hy vọng gì nhiều vào câu chữ trong EVFTA, tự do báo chí sẽ được bảo đảm ở Việt Nam, để tính chuyện “chạy tội”. Đơn giản, phải chờ đến năm 2023, cam kết trong Hiệp định ấy mới có hiệu lực pháp lý. Còn trên thực tế thì chưa biết đến “Tết Công gô” nào mới có! 

Nhưng chẳng nhẽ vì thế mà những nhà báo trung thực dịp này vẫn “mũ ni che tai”? Tác giả bài này còn nhớ, dạo nọ, nhân tưởng niệm ngày 17/2, một trang mạng hàng đầu ở Việt Nam có đặt bài về cuộc chiến tranh biên giới, nhưng lại đưa ra yêu cầu là không được đề cập đến hai từ “Trung Quốc” trong bài viết. Thật là tột cùng của mọi sự phi lý! Đỉnh cao của mọi sự vô liêm sỉ! Ngay như 17/2 năm nay, các báo hầu như “không giám chấp” hay là do “huý kỵ” đặc biệt, vẫn tránh hai chữ “Trung Quốc” trong bài viết như tránh dịch Covid-19. Lần này, cùng với GS. Trần Ngọc Vương, tác giả muốn đề xuất với các “sử gia” đáng kính 5 “cái nhất” mà những người viết bộ sử “chính thống” ấy không rõ vì lý do gì đã bị ép quên hay tự lãng quên. 

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Trường hợp Trần Quang Cơ: Huy Đức - MỘT CÁI TÊN ĐÃ THÀNH DANH: TRẦN QUANG CƠ / TS Đinh Hoàng Thắng: KHÍ PHÁCH TRẦN QUANG CƠ

Ông Trần Quang Cơ (ở giữa, complet màu tối)
đã tham gia quá trình bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ.
Mấy ngày nay, cái tên Nguyễn Văn Linh tràn ngập báo chí lề phải, như một “kiến trúc sư” của Đổi mới. Toàn dân Việt Nam không còn phải XHCN (Xếp Hàng Cả Ngày), được làm ăn cá thể, là phải nhớ ơn ông Tổng Linh. Ấy, người ta muốn nhét vào đầu nhân dân điều ấy đấy!
Nhưng sâu xa là để chạy tội: dựng lên một công lao giả đối với Đổi mới (“công lao” của Nguyễn Văn Linh như thế nào, xin đọc Bên thắng cuộc của Huy Đức, thì sẽ rõ một phần), mà bỏ qua một tội ác thật: Nguyễn Văn Linh là tác giả chính của thỏa thuận Thành Đô – nói theo Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao thời đó –, khởi sự cho “một thời kỳ Bắc thuộc mới rất nguy hiểm”.Chạy tội cho ông Tổng Linh, là chạy tội cho cả những người còn sống đang chịu trách nhiệm lãnh đạo cái Đảng mà ông Linh từng là đầu nậu.