Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Điện ảnh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2023

Bùi Bích Hà: Phim ảnh & đời sống

Nhà văn Bùi Bích Hà.
Ảnh: 
Báo Người Việt.

Lời giới thiệu:

Từ vài năm nay chúng tôi, chị Bùi Bích Hà và tôi, hẹn gặp nhau mỗi tháng Mười để cùng đi dự đại hội Viet Film Fest ở Quận Cam, Nam Cali. Trừ năm 2020 vì đại dịch Covid-19. Năm 2021, tình hình đại dịch đã phần nào ổn định. Dù vậy, ban tổ chức cho biết sẽ tổ chức trình chiếu phần lớn online, song có thể có một đôi buổi chiếu phim diễn ra tại một rạp hát ngoài trời drive-in. Tôi tưởng tuợng niềm thích thú của chị khi được tham dự một cuộc trình chiếu như vậy. Xem phim tại rạp hát drive-in đã trở thành quá khứ trong lịch sử giải trí của dân Mỹ khi chúng tôi tới định cư tại đây. Song sẽ là một kinh nghiệm mới mẻ nếu giờ được trải nghiệm. Tiếc là đi xem phim tại rạp drive-in đã không diễn ra với chúng tôi. 


Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2023

Từ Thức: Nghĩ về một ‘’chiến thắng lịch sử’’

Các nghệ sĩ tham dự Liên hoan phim Cannes (ảnh được chụp vào những năm 1990 và 2000). Wikipedia

Báo chí trong nước lại được dịp gáy khản cổ: Việt Nam vừa "đoạt chiến thắng lịch sử" tại đại hội điện ảnh Cannes. Quên rằng cả hai đạo diễn được giải, đều là những "khúc ruột ngàn dặm", đang sống và hành nghề ở nước ngoài, Trần Anh Hùng ở Pháp, Phạm Thiên Ân ở Mỹ, và đã gặp đủ khó dễ, cấm đoán ở Việt Nam. Trần Anh Hùng, sau khi phim Cyclo bị cấm chiếu ở Việt Nam, nói không muốn về thực hiện phim ở Việt Nam nữa

Là người Việt, không ai không vui mừng khi thấy người đồng hương thành công ở nước ngoài.

Nhưng thay vì vác cờ reo hò chiến thắng, những người nắm vận mệnh quốc gia cũng nên tự hỏi: tại sao nhân tài Việt Nam phải ra nước ngoài mới có thể hành nghề, mới phát triển được tài năng? 


Thứ Ba, 30 tháng 5, 2023

Phạm Tường Vân: Hai người Việt nhận giải ở Cannes – Bên trong tổ kén chưa vàng

TRẦN ANH Hùng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất với phim LA PASSION DE DODIN BOUFFANT (THE POT-AU-FEU)

PHẠM THIÊN ÂN, đoạt giải Caméra d'or cho BÊN TRONG VỎ KÉN VÀNG

Tôi nhận cuộc gọi từ Paris, của nhà văn Thuận chỉ vài phút sau khi tên Trần Anh Hùng và Phạm Thiên Ân được xướng lên ở Liên hoan phim Cannes 2023. Thế là tôi và một vài đồng nghiệp cách nhau non nửa bán cầu có một đêm trắng khó quên.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Mặc Lý: Diễn viên Quan Kế Huy người Mỹ gốc Việt hay người Mỹ gốc Hoa?


Ngày chủ nhật 12/03/2023, giải Oscar được trao cho những phim ảnh, đạo diễn, diễn viên … được xếp hạng cao nhất trong danh sách đề cử. Trong hạng mục Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất, ông Quan Kế Huy được đề cử trong danh sách 5 người (cùng với 4 người khác là Brendan Gleeson, Brian Tyree Henry, Judd Hirsch, Barry Keoghan) và cuối cùng được trao giải.

Quan Kế Huy là ai? Ông sinh ngày 20/08/1971 tại Sài Gòn, Việt Nam, trong một gia đình có 9 anh chị em. Năm 1978, trong làn sóng thuyền nhân thoát khỏi Việt Nam, ông cùng cha và năm anh chị em khác đến một trại tị nạn ở Hong Kong, mẹ ông và 3 người con khác sau đó cũng đến một trại tị nạn ở Mã Lai. Cả gia đình định cư ở Mỹ. Ông tham gia đóng phim khá sớm, ở tuổi 12 trong phim Indiana Jones and the Temple of Doom cùng tài tử nổi tiếng Harrison Ford. Sau đó cho đến năm 1998, ông đóng vai phụ trong một số phim khác nữa. Từ 1998 cho đến 2018, ông không được mời đóng phim, nên hoạt động trong ngành công nghệ sản xuất phim và làm diễn viên đóng thế. Bắt đầu từ năm 2018, ông được mời đóng phim trở lại. Phim Mọi Thứ Mọi Nơi Cùng Một Lúc  (Everything Everywhere All At Once), khởi chiếu ở Mỹ ngày 25/03/2022, trong kỳ trao giải Oscar lần này, được các giải thưởng: Phim hay nhất, Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất (Michelle Yeoh - Dương Tử Quỳnh), Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất (Jamie Lee Curtis), Nam diễn viên phụ xuất sắc nhất (Quan Kế Huy), Kịch bản gốc hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất (Daniel Scheinert và Daniel Kwan), Biên Tập phim hay nhất.  Phim này kinh phí tương đối thấp, được ước lượng từ 15->25 triệu, nhưng cho tới nay, tiền thu về, chỉ tính riêng từ các rạp chiếu phim ở Mỹ, là 108 triệu. Một thành công lớn về tài chánh.


Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

Hải Di Nguyễn (BBC News Tiếng Việt) : 'My South Vietnam’: phim tài liệu dựng lại bức tranh về VNCH trước 1975

Đường phố Sài Gòn 1968, Wikipedia

Vietnam Film Club, một nhóm làm phim tài liệu độc lập tại Mỹ về lịch sử và văn hóa Việt Nam, đang trong thời gian thực hiện ‘My South Vietnam’, một phim tài liệu nhiều tập về nhiều khía cạnh của Việt Nam Cộng Hòa.

Với chủ trương “Trình bày sự thật lịch sử và bảo tồn văn hoá Việt Nam”, Vietnam Film Club được thành lập năm 2010 bởi Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và ông Chu Lynh.

‘My South Vietnam’ là một nỗ lực “vẽ lại bức tranh tổng quát của Miền Nam Việt Nam, tức VNCH, dưới nhiều hình thức, từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, âm nhạc, thể thao, phụ nữ cho tới quân đội.”

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

*Song Thao: Nóng

Cuối cùng vụ án đã được xử xong vào ngày thứ tư 11/3/2020. Đây có lẽ là vụ án gây sốt nhất trong thời gian qua. Người được gọi là “ông trùm Hollywood” Harvey Weinstein, 67 tuổi, đã bị kết án 23 năm tù về tội hiếp dâm và quấy rối tính dục sau khi bị tới 90 phụ nữ đứng ra kiện.

Tên tuổi của ông trùm làng điện ảnh này không ngớt được nhắc nhở tới từ năm 2017 tới nay sau khi ông bị các nữ diễn viên và chuẩn diễn viên tố cáo ông đã có những hành vi xâm phạm tính dục với họ. Vụ này ồn ào đến nỗi đã phát sinh cả một phong trào rộng lớn mang tên #MeToo đánh gục rất nhiều tai to mặt lớn trong đủ các ngành hoạt động của xã hội, nhiều nhất là ngành giải trí. Nhiều lắm, tôi không nhớ được hết. Chỉ kể sơ sơ ra như sau: ông Blake Farenthold, Dân biểu đảng Cộng Hòa của tiểu bang Texas; ông Bill O’Reilly của đài truyền hình Fox; ông Al Franken, Thượng nghị sĩ của tiểu bang Minnesota; ông Charlie Rose của đài truyền hình CBS; ông Matt Lauer của show Today, đài NBC. Cùng hoạt động trong ngành điện ảnh và tàn đời với ông Harvey Weinstein có các ngài Alok Nath, Nana Patekar, Vikas Bahl, Rajat Kapoor. Tính tới cuối tháng 10 năm 2018, có 201 nhân vật thuộc đủ các ngành nghề bị nhào. Điều lý thú là có tới 43% những người thay thế các chức vụ do các ông này bỏ lại là phụ nữ! Phải nói đây là một cuộc cách mạng. Cách mạng nhung! Chị em đã tạo nên một làn sóng phũ phàng cuốn trôi nhiều ông có tật táy máy.

Nếu đứng về phía các ông mà nói thì anh chàng Harvey Weinstein này đáng nọc ra đánh đòn. Tự nhiên trời bỗng nổi cơn gió bụi vì cái tính ham ăn của anh Harvey. Là một nhà sản xuất điện ảnh tại Hollywood, chàng Harvey quyền uy biết mấy, tiền bạc quá dư thừa, chung quanh lại toàn những mơn mởn đào tơ, cách chi chàng không vấp. Nhưng chàng là thứ hạm, dùng quyền lực và tiền tài áp đặt những quan hệ lên những thân cô thế cô muốn tìm một con đường vào cõi huy hoàng của thế giới điện ảnh đầy quyến rũ. Chất hạm của chàng làm chàng nhào, kéo theo biết bao đấng nam nhi quyền uy lệch đất trong đủ mọi lãnh vực.

Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

RFI - Hollywood xô đẩy điện ảnh Pháp

Giới thiệu bộ phim bom tấn Stars War
của Liên Hiệp Quốc.Rodriguez/Getty Images for Disney/AFP
Năm 2015, các rạp chiếu phim của Pháp thu hút hơn 200 triệu lượt người. Sự qua mặt của các nhà làm phim khổng lồ Mỹ, chẳng hạn như « Star Wars », đã làm giảm thị phần phim Pháp xuống còn 35%. Bình luận về chủ đề này, trên báo Le Figaro, số ra ngày 31/12/2015, đăng bài viết có tựa « Hollywood xô đẩy điện ảnh Pháp ».
Mặc dù số lượng phim truyền hình được nhân lên và không giới hạn về nội dung phim, người dân Pháp đã không bỏ qua các rạp chiếu bóng. Bà Frédérique Bredin, chủ tịch Trung tâm chiếu phim quốc gia (CNC) cho biết : « Pháp có mạng lưới chiếu phim lớn nhất Châu Âu và là quốc gia mê điện ảnh nhất ».

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

Trùng Dương chuyện trò với nhà sản xuất Triều Giang: Ra mắt phim tài liệu 'VietnAmerica' hình thành từ những bộ sưu tập lịch sử về người Việt hải ngoại

Lời giới thiệu: Ngày Chủ nhật 17 tháng 5 tới vào lúc 3 giờ chiều tại Sàigòn Performing Art Center ở thành phố Fountain Valley, Nam Cali, Hội Bảo tồn Văn hoá và Lịch sử Người Mỹ gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation – VAHF) sẽ cho ra mắt cuốn phim tài liệu "VietnAmerica." Cuốn phim dài 90 phút do Scott Edwards đạo diễn và hội VAHF sản xuất được đúc kết từ những bộ sưu tập về lịch sử di dân nhiều đau thương và cũng không kém phần hào hùng của hàng triệu người tị nạn Việt do hội thu thập được từ nhiều năm qua qua hàng trăm cuộc phỏng vấn với các nhân chứng sống và những thước phim tài liệu sưu tầm từ các văn khố tại Hoa Kỳ và Pháp.Sau đây là cuộc trao đổi với Triều Giang Nancy Bùi, hội trưởng hội VAHF, về công trình thực hiện phim "VietnAmerica" và những công trình khác của VAHF trong nỗ lực xây dựng một bộ sử của người Việt hải ngoại cho các thế hệ tương lai cũng như tạo điều kiện cho những công trình nghiên cứu nghiêm chỉnh về lịch sử người tị nạn nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung. [TD, 2015/05]
Trao đổi:
Trùng Dương: Trước hết, xin có lời mừng Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hoá Ngườì Mỹ gốc Việt VAHF và riêng đạo diễn Scott Edwards về sự thành công của phim tài liệu ngắn "Võ Sư Hoá Đi Tìm Mộ" với những giải thưởng gặt hái được tại các đại hội điện ảnh vừa qua. Và bây giờ Hội lại đang ráo riết chuẩn bị cho buổi ra mắt lần đầu tiên bộ phim tài liệu dài 90 phút "VietnAmerica" vào ngày Chủ nhật 17 tháng 5 vào lúc 3 giờ chiều tại rạp Sàigòn Performing Art Center ở Quận Cam. Xin TG cho biết liên hệ giữa hai phim này? Và tại sao không chờ ra mắt một lần luôn thể cho đỡ mất công đi lại và chuẩn bị? Và tại sao lại chờ tới sau ngày kỷ niệm 40 năm ngày 30 tháng 4 mới trình chiếu?

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM: VÌ SAO CHƯA THỂ BAY CAO BAY XA?

Song Chi

Na Uy, một quốc gia nhỏ bé với dân số 4,8 triệu người, mỗi năm sản xuất khoảng trên 20 bộ phim truyện điện ảnh. Hồng Kông, dân số độ 7 triệu người nhưng lại là một trong những nền điện ảnh lớn nhất châu Á, thời hoàng kim mỗi năm sản xuất hơn 200 phim, nay còn khoảng 100 phim. Việt Nam, với dân số 86 triệu người, nhưng mỗi năm sản xuất chỉ khoảng trên 10 bộ phim! Tính trên tỷ lệ dân số, phải nói là quá ít! Đó là mới nói đến số lượng. Còn chất lượng? Vì sao điện ảnh Việt Nam cho đến nay vẫn chưa có vị trí nào trên bản đồ điện ảnh thế giới? Câu hỏi này chắc không chỉ một lần làm day dứt những người nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh và cả của quần chúng yêu mê bộ môn nghệ thuật thứ bảy này. Trả lời câu hỏi này thật ra cũng không có gì là khó, thậm chí còn là “chuyện ai cũng biết”, nhưng để thay đổi và chấn hưng nền điện ảnh Việt Nam, điều đó chỉ ở cấp độ nhà nước mới có thể giải quyết.

Thứ Hai, 30 tháng 8, 2010

NGUYỄN THỊ MINH NGỌC - TỒN TẠI GIỮA CÁC RANH GIỚI VÔ HÌNH

Phỏng vấn do Song Chi thực hiện

Từ năm 1968-1975, cái tên Ngọc Minh đã xuất hiện trong giới văn chương miền Nam qua một số truyện ngắn đăng trên các tạp chí, bán nguyệt san, như “Trái khổ qua” (Văn),“Trăng huyết” (Thời Tập), “Người mẫu” (Nhà Văn)… Ngoài viết lách, Ngọc Minh còn đến với ngành phim ảnh khá sớm. Năm 1974-1975, khi chị đang theo học đạo diễn điện ảnh tại trường Đại học Tri Hành phân khoa Điện ảnh và Kịch nghệ thì xảy ra biến cố lịch sử 30.4. Sau 30.4.75, Minh Ngọc lại quay lại học đạo diễn sân khấu và ra trường năm 1980. Giai đoạn sau này chị lấy nghệ danh là Minh Ngọc.