Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc tiểu thuyết Đổi Vai của Kenzaburo Oë (1935-2023)
![]() |
Hình bìa cuốn The Changeling của Kenzaburo Oë |
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh của Cao Hành Kiện
![]() |
Hình bìa cuốn sách "Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh", tên tiếng Anh: One Man's Bible |
Cao Hành Kiện cho xuất bản Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh, truyện dài thứ nhì sau Linh Sơn (1989) ở Đài Bắc năm 1999, một năm trước khi được trao tặng giải thưởng Văn Chương Nobel. Bản dịch tiếng Pháp do Noel & Liliane Dutrait được Editions de l’Aube xuất bản năm 2000 và bản tiếng Anh do Mabel Lee dịch và được Harper Collins xuất bản năm 2002. Cả hai bản Pháp ngữ với cái tựa Le Livre d’un home tout seul và bản Anh ngữ tựa đề One Man’s Bible có lẽ vì nhu cầu thị trường cần một cái tựa sách bắt mắt quần chúng độc giả hơn nên đều không dịch sát nghĩa tựa đề nguyên bản Nhất Cá Nhân Đích (cái bản ngã đích thực của một người) bao hàm chủ ý của tác giả khi viết cuốn tiểu thuyết này. Chuyển tựa sách này sang tiếng Việt nghe sao vừa thuận tai vừa văn vẻ thực là khó: chúng tôi đề nghị hãy tạm đặt tên cho cuốn sách này là Tôi Thực Là Tôi. Tuy nhiên với những độc giả Việt đã làm quen với danh từ Hán Việt thì tựa đề nguyên bản cũng không khó hiểu gì mấy.
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023
Nguyễn Xuân Diện: Phẩm cách và đức hạnh Hoàng hậu Nam Phương qua tư liệu lần đầu công bố
Ông Phạm Hy Tùng là một nhà sưu tập cổ ngoạn ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông là tác giả của các cuốn sách “Cổ vật gốm sứ Việt Nam đặt làm tại Trung Hoa” (2006), “Bộ sưu tập cổ vật Trung Hoa” (2020), “Cổ vật gốm sứ có trang kim” (2021)… Cuốn sách mới nhất của ông là "Hoàng hậu Nam Phương (qua một số tư liệu chưa công bố)" do Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh vừa ấn hành. Sách dày 280 trang và phần phụ lục ảnh.
Đây là lần đầu tiên có một cuốn sách công bố nhiều tư liệu về Hoàng hậu Nam Phương, bao gồm các bức ảnh quý hiếm và 87 bức thư, trong đó có 73 bức thư viết tay, thủ bút của Hoàng hậu Nam Phương – hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn cũng là cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam.
Ngoài thư của Hoàng hậu Nam Phương, có 6 bức của bà Charles – mẹ nuôi của cựu hoàng, cũng viết tay bằng tiếng Pháp gửi cho ông khi còn ở Hongkong (1946-1948) hay gửi về Đà Lạt (1949-1954), 3 bức của bà Agnès – chị ruột của Hoàng hậu Nam Phương, 1 bức của bà Từ Cung viết bằng tiếng Việt.
Bùi Văn Phú: Những ngõ ngách và con người vùng đất Ngã ba Ông Tạ
Sách về khu vực Ngã ba Ông Tạ của Cù Mai Công (Ảnh: Bùi Văn Phú)
[Đọc sách: SÀI GÒN một thuở “Dân Ông Tạ đó” – Tập 2. Cù Mai Công. Nxb Trí Việt – First News, 287 trang]
Khi nhận được sách của tác giả Cù Mai Công gửi tặng, nhìn mấy hình trên bìa là một trời ký ức lại ùa về vì tôi đã được sinh ra và đã lớn lên ở vùng đất có tên Ngã ba Ông Tạ.
Hình ảnh những phụ nữ đội nón lá buôn thúng bán bưng trên đường Thoại Ngọc Hầu, nay là Phạm Văn Hai, cũng là hình ảnh của u tôi hơn 30 năm về trước. Khúc đường này tôi đã nhiều lần đi bộ qua lại từ khi lên mười và khi lên cấp 3 đi học bằng xe máy thì cũng thường chạy qua đây.
Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2023
Hải Di Nguyễn: "Life and Fate", "Chiến tranh và Hòa bình" của Liên Xô
Được viết từ thập niên 50 của thế kỷ XX ở Liên Xô nhưng xuất bản lần đầu tiên năm 1980 ở nước ngoài và dịch lần đầu sang tiếng Anh năm 1985, Life and Fate – Cuộc đời và Số phận (Жизнь и судьба) của Vasily Grossman có vẻ không được biết đến nhiều ở Việt Nam. Bìa sách
Tuy nhiên trong thế giới tiếng Anh, Life and Fate được ca ngợi là War and Peace của Liên Xô và một trong những tiểu thuyết vỹ đại nhất của thế kỷ XX.
Life and Fate đặc biệt càng đáng đọc trong thời điểm hiện nay, khi cuộc chiến Ukraine đang diễn ra.
Tác giả Vasily Grossman
Vasily Semyonovich Grossman sinh ngày 12/12/1905 tại Berdichev, nay thuộc Ukraine. Ông là người Do Thái và, như nhân vật chính Viktor Shtrum trong Life and Fate, mẹ ông bị giết bởi phát xít Đức.
Ông bắt đầu viết truyện ngắn khi đang học kỹ thuật hóa học ở Moscow.
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022
Trần Thị Nguyệt Mai: Đỗ Hồng Ngọc với Áo Xưa Dù Nhàu...
1. Nguyễn Hiến Lê, “… để cho người quân tử… hò ơ…”
2. Võ Hồng, “nỗi cô đơn uy nghi”
3. Cậu tôi, Ông Ngu Í Nguiễn Hữu Ngư, “người điên thứ thiệt”
4. Giáo Sư Trần Văn Khê, “Đời thường…”
5. Dương Cẩm Chương, “Kẻ lữ hành không mệt mỏi của đường dài”
6. Thăm nhà văn Trang Thế Hy “… thì cứ hỏi cuộc đời”
7. Thi sĩ Quách Tấn, “đọng bóng chiều”
8. Gặp gỡ với Nhà thơ Huyền Chi của “Thuyền viễn xứ”
9. Tôn Nữ Hỷ Khương, “Chỉ có tình thương để lại đời”
Đào Như: Phạm Xuân Tích - Suy tư và Ước mơ
![]() |
Khi nhận được tập tiểu luận “ SUY TƯ VÀ ƯỚC MƠ” của tác giả Pham Xuân Tích, tôi liền điện thư cho tác giả với chân tình: “Tích ơi! Cuối năm bạn gửi đến tôi một quả bom tấn”. Tác giả, người bạn chí thân của tôi, trả lời “Anh Thể! Anh chịu khó đọc thật kỹ, đó là công trình suy tư của tôi trong nhiều năm tháng ’’. Tôi sực nhớ đây là tác phẩm của tác giả vừa bước vào tuổi tám mươi mốt. Chắc chắn phải là tiếng hót của con chim bị nhốt trong chiếc lồng hạn hẹp của không gian và thời gian còn lại...Chính tác giả đã viết trong phần “Lời Mở” của tập tiểu luận này: “Không có tuổi nào hạn định ước mơ, cũng không có ước mơ nào hạn định tuổi tác...”.
Có thể nói “Lời Mở” của tâp tiểu luận, thật sự nói lên nội dung của thiên tiểu luận mà tác giả Phạm Xuân Tích có tham vọng triển khai và phân tích khả năng trí tuệ của con người mà ông thu gọn trong 5 chữ “Suy Tư và Ước Mơ”.
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2022
Việt Dương: Đọc Đứng Vững Ngàn Năm của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng
Từ đầu thập niên 2000, Việt Nam rộn lên về việc Trung Cộng lấn chiếm biên giới, biển đảo và người Tàu tràn vào Việt Nam lập thành làng qua những gói thầu quan trọng thuộc các lĩnh vực thiết yếu của nền kinh tế trên khắp nước.
Trong cùng thời gian đó, cùng với những bài viết phê phán, lên án chính quyền nhu nhược, hèn yếu trước sự xâm lấn của Trung Quốc của các ông Hà Sĩ Phu, Hà Văn Thịnh, Bùi Minh Quốc và các ông tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Đồng sĩ Nguyên, năm 2013 chúng ta thấy xuất hiện tác phẩm Đứng Vững Ngàn Năm của nhà nghiên cứu Ngô Nhân Dụng. Đây là một công trình tập đại thành đầu tiên để trả lời câu hỏi: Nhờ đâu nước Việt vẫn còn sau ngàn năm Bắc thuộc? Với nội dung đó, sự xuất hiện của Đứng Vững Ngàn Năm có giá trị như một tiếng nói trấn an dân Việt về chuyện mất nước.
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2022
Trùng Dương: Mừng 100 tuổi nhà văn Doãn Quốc Sỹ, đọc lại ‘Đi!’ của Hồ Khanh
Bài viết bên dưới rút ra từ bài điểm tác phẩm “Đi!”40 năm trước, khi bản thảo cuốn sách này được lén chuyển sang Pháp, không kèm tên tác giả, và được Lá Bối tại Paris xuất bản và phát hành tại các cộng đồng người Việt tại hải ngoại vào năm 1982, dưới bút hiệu Hồ Khanh do chính nhà xuất bản chọn. Trích đăng lại bài điểm sách ở đây, ngoài việc giới thiệu tác phẩm vẽ lại bức tranh vô cùng sống động của Miền Nam sau 1975, còn nhằm vinh danh một nhà văn đáng trân trọng của nền văn học Việt Nam tự do nhân ngày sinh nhật thứ 100 của ông--Với lời cảm tạ chân thành. [TD]
***
Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2022
Nguyễn Văn Tuấn: Đọc hồi kí "Sống và Viết ở Hải Ngoại" của Nguyễn Hưng Quốc
Nguyễn Hưng Quốc là một nhà phê bình văn học xuất sắc ở hải ngoại. Mới đây, anh cho xuất bản cuốn hồi kí nhan đề "Sống và Viết ở Hải Ngoại" với nhiều 'tiết lộ' mang tính chứng từ của một thời, kể cả tiết lộ về chuyện anh không được về Viêt Nam. Cái note này muốn giới thiệu cuốn hồi kí đến các bạn.
Nguyễn Hưng Quốc (tên thật là Nguyễn Ngọc Tuấn) được biết đến như là một nhà phê bình văn học ở hải ngoại.Vào cuối thập niên 1980s, Nguyễn Hưng Quốc xuất hiện trên văn đàn hải ngoại một cách sáng chói vì anh đem lại một luồng gió mới trong phê bình văn học. Những ai đã chán với cách phê bình văn học theo cảm tính về một tác phẩm, nhiều sáo ngữ về bối cảnh, và nghiêng về những câu chuyện cá nhân tác giả, đột nhiên tìm thấy một cách phê bình văn học mới mẻ, có phương pháp luận rõ ràng, có khoa học tính, và có khi cả định lượng. Trước đây, đã có một nhà phê bình nổi tiếng là Đặng Tiến ở Pháp, nay chúng ta có thêm một Nguyễn Hưng Quốc. Nhà văn Võ Phiến cho rằng "Người xứ An Nam ta chưa có nhà lí luận văn học nào mà viết đẹp như Nguyễn Ngọc Tuấn. Nhiều đoạn đọc mà mê." Quả đúng như vậy.
Nhưng trong thế giới khoa bảng, Nguyễn Ngọc Tuấn còn là một nhà nghiên cứu và giảng viên môn Việt Học tại Đại học Victoria (Úc) và có nhiều đóng góp đáng kể cho việc duy trì môn Việt Học ở Úc. Anh từng được Hội đồng Nghiên Cứu Khoa học Úc (ARC: Australian Research Council) cấp tài trợ cho nghiên cứu về tiếng Việt và văn học Việt. Cần nói thêm rằng ARC chỉ tài trợ cho những nhà nghiên cứu có hạng và có tiềm năng. Sự thành công trong việc được ARC tài trợ là một minh chứng về khả năng học thuật của Nguyễn Hưng Quốc.
Cho đến nay, Nguyễn Hưng Quốc đã xuất bản khoảng 20 cuốn sách, kể cả sách tiếng Anh. Có thể nói cuốn nào của anh ấy tôi đều đọc và rất thích. Những cuốn mà tôi rất tâm đắc (như Thơ, v.v… và v.v…, Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản), và từng có bài giới thiệu (nhưSống với chữ). Theo tôi biết cuốn "Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản" -- tuy cái tựa đề mang tính 'dữ dội' nhưng thật ra là một tổng quan rất công phu và tuyệt vời -- được các nhà văn và nhà nghiên cứu văn học trong nước rất thích.
Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2022
Từ buổi ra mắt sách Mối Thâm Tình của Nguyễn Đình Chiểu dành cho “Quan Phan” Phan Thanh Giản của Winston Phan Đào Nguyên
Buổi ra mắt và thảo luận về cuốn sách nói trên đã được tổ chức vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ Nhật 26 tháng Sáu, 2022 tại hội trường của Viện Việt Học, tại Westminster, California.
Với sự điều khiển chương trình của giáo sư Nguyễn Trung Quân, diễn giả Phan Đào Nguyên đã trình bày lý do viết cuốn sách này, và giáo sư Trần Huy Bích phân tích một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Đình Chiểu viếng Phan Thanh Giản. Nội dung hai bài thuyết trình này đã được đăng trên DĐTK trong các số trước đây.
Trong phần thảo luận nhiều vị tham dự đã phát biểu ý kiến của mình về hai bài thơ Nguyễn Đình Chiểu viếng Phan Thanh Giản, và đều cho đó là tình cảm thật sự của cụ Đồ Chiểu thương tiếc Quan Phan, chứ không hề có ý xỏ xiêng khích bác cụ Phan như một số cây bút cộng sản trong nước bày đặt và giải thích.
Phần cuối của buổi hội thảo, nhà báo Phạm Phú Minh trình bày một số ý kiến của bạn hữu ở xa gửi về đóng góp cho buổi hội thảo này. Xin mời quý độc giả đọc dưới đây.
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP TỪ XA
Thư góp ý kiến của nhà văn Song Chi (Luân Đôn – Anh quốc)
Cảm ơn anh đã chia sẻ về câu chuyện và tài liệu chung quanh nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản. Chúng ta đều quá biết từ khi đảng cộng sản lên cầm quyền ở miền Bắc vào năm 1945 và trên toàn quốc từ năm 1975 thì một trong những công việc mà họ làm trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục đó là viết lại lịch sử VN theo quan điểm của đảng cộng sản. Không chỉ riêng trong thế kỷ XX, cũng không chỉ riêng trong cuộc chiến tranh với người Pháp hay cuộc nội chiến 1954-1975 mà họ sẵn sàng bóp méo lịch sử, đổi trắng thay đen tất cả mọi sự kiện, mọi nhân vật lịch sử để phù hợp với sự tuyên truyền của họ.
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022
Nguyễn Mộng Giác: Đọc "Những chiếc mặt nạ cười" của Kinh Dương Vương
Trong những truyện ngắn đọc được trên Bách Khoa, Văn...của những bạn trẻ cùng thời, tôi thích những truyện của Kinh Dương Vương. Truyện nào của anh cũng "nặng" chất hiện thực. Hình như anh muốn dồn hết vào truyện tất cả tai ương của những người khốn cùng, những kẻ bất hạnh. Anh không hề muốn điểm xuyết chút thơ mộng nào vào thảm kịch của dân tộc để làm nhẹ gánh ưu tư như lối viết của Hoàng Ngọc Tuấn, Ngụy Ngữ, Mường Mán. Anh cũng không muốn pha cái "tráng" vào cái "bi" để thành những truyện bi tráng như lối viết của Nguyên Vũ, Thế Uyên, Phan Nhật Nam. Thảm kịch trong truyện Kinh Dương Vương là thảm kịch nguyên khối, bề bộn, giống như một bức tranh dã thú đắp bằng chính máu lệ thịt xương của nạn nhân chiến tranh. Đọc truyện của anh, tôi có cảm giác gây gây tê dại như nghe tiếng chát chúa lê thê của hai thanh kim khí cọ vào nhau, hoặc chứng kiến một tai nạn xe cộ thảm khổc ngay trước mắt mình.
Tôi tò mò về cuộc đời của tác giả những truyện ngắn ấy, và biết được những mảnh tin tức rời rạc do người quen với Kinh Dương Vương kể lại. Tôi nghe người ta bảo tác giả là một hoạ sĩ trẻ từng hăng hái cầm cờ dẫn đầu những cuộc xuống đường chống chính phủ. Lại nghe Kinh Dương Vương nhập ngũ, rồi đào ngũ, rồi trở thành lao công đào binh, rồi lại được phục hồi quân hàm trước khi bị Cộng quân bắt làm tù binh ở Buôn Mê Thuột đầu năm 1975. Như vậy là người chứng với lời chứng là một, khác với những trường hợp người ta viết về những điều người ta không thực sự sống hoặc thực sự tin tưởng.
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
Ngô Nhân Dụng : Giới thiệu "ÐÈN CÙ, Số Phận Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản" của TRẦN ÐĨNH (Tự truyện của người từng viết tiểu sử Hồ Chí Minh)
Quý vị phải lắng nghe bài Đèn Cù. Tự mình hát lên, hát cho thấm thía vào lòng, cho những câu dân ca văng vẳng trong đầu trong khi đọc Đèn Cù của Trần Đĩnh. Khen ai khéo vẽ (ối a) đèn cù.Voi giấy (ối a) ngựa giấy, tít mù nó chạy vòng quanh… Voi giấy (ối a) ngựa giấy, vòng quanh nó chạy tít mù. Đèn Cù, cũng gọi là đèn kéo quân, là một trong số đèn Trung Thu, đồ chơi cho trẻ em và cho cả người lớn. Quý vị sẽ dần dần nhìn thấy hoạt cảnh xã hội Việt Nam những hình nhân voi giấy, ngựa giấy tít mù nó chạy vòng quanh trên màn ảnh đèn cù trong hơn nửa thế kỷ. Trong đó có tác giả. Một nhân chứng, một người tham dự trong đám Voi giấy (ối a) ngựa giấy lần lần hồi tưởng lại những cảnh cùng nhau chạy vòng quanh (ối a) nó tít mù. Nhiều tác giả đã viết về xã hội miền Bắc Việt Nam dưới chế độ cộng sản, dưới dạng hồi ký, tiểu thuyết, biện thuyết và lý luận, vân vân. Đèn Cù nổi bật lên trong tủ sách đó. Nếu chưa phải là một kho chứng liệu quan trọng và đầy đủ nhất thì đây là cuốn sách đọc lý thú nhất. Rất nhiều chuyện mới nghe lần đầu. Rất nhiều chuyện cũ được nhìn dưới con mắt khác, thấy những khía cạnh chưa ai từng thấy. Quý vị sẽ cười, sẽ khóc, sẽ thắc mắc, sẽ dằn vặt, thao thức, kinh tởm, giận dữ, sót thương, khi bị cuốn theo những Voi giấy (ối a) ngựa giấy chạy quanh trong cái đèn cù.
Dưới cái tựa Đèn Cù Trần Đĩnh gọi cuốn sách này là “truyện tôi.” Đọc xong thì hiểu tại sao tác giả không gọi nó là một “hồi ký” hay “tự truyện,” những loại văn quen thuộc khi người ta kể chuyện cuộc đời mình đã sống. Cuốn sách không viết theo phong cách hồi ký hay tự truyện, khi người viết có sẵn một bản đồ để viết theo, với một mục tiêu muốn đạt tới. Đây cũng không phải là tiểu thuyết, tác giả không kể những chuyện mình tưởng tượng ra. “Truyện tôi” là một thể loại văn xuôi mới, Trần Đĩnh tạo ra. Mai mốt có thể sẽ không còn ai viết “truyện tôi” nữa. Mà có ai viết thì chăc chắn cũng không viết giống như Trần Đĩnh. Đèn Cù là một cuốn sách độc đáo.
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2022
Song Thao: Đọc “Thành Tôn, Một Đời Thắp Tình”
Nhà thơ Phan Xuân Sinh kể lại một chuyện xưa, khi Thành Tôn làm Bí Thư cho Đại Tá Hoàng Đình Thọ, Tiểu Khu Trưởng Quảng Tín. Khi nhà thơ Hạ Đình Thao ra trường Thủ Đức và được đổi về Quảng Tín, Phan Xuân Sinh nhắc: “Mầy thân với anh Thành Tôn, nhờ ảnh nói với ông Thọ một tiếng để ấm thân chút đỉnh. Nó trả lời với tôi là không được đâu, anh Thành Tôn rất ngại những chuyện này, đứng làm khó ảnh tội nghiệp. Chính lúc đó tôi mới biết cái tính ngay thẳng của anh Thành Tôn. Ngồi một cái nơi dễ dàng tham nhũng, sống giữa một đám tham nhũng có hệ thống mà anh không một chút hệ lụy với nó. Như vậy đủ biết con người của anh như thế nào, còn hơn một vị Bồ Tát!”
Nhiều người nói anh hiền thì chắc anh phải hiền thật. Mỗi lần qua chơi Cali, tôi thường “bắt nạt” ông người Quảng hiền hậu này. Ở chơi một tuần thì bắt nạt anh Thành Tôn một tuần, hai tuần thì bắt nạt anh hai tuần. Anh bị tôi bắt nạt mà chẳng bao giờ tắt nụ cười. Chuyện bắt nạt này là việc nhờ anh chở đi nơi này nơi khác. Thực ra chẳng có một ông Uber nào có thể đưa tới nơi, trả về tới chốn như Thành Tôn. Anh rành đường đi nước bước tới nhà các bạn văn như có cả một cái google map trong đầu. Tư gia của Võ Phiến, Nguyễn Đình Toàn, Du Tử Lê, Nguyễn Mộng Giác, Phạm Phú Minh, Khánh Trường và nhiều khuôn mặt văn hóa khác anh đều thường lui tới. Đúng ra tôi không bắt nạt nhưng Thành Tôn tự nguyện. Nhà thơ Phan Xuân Sinh cũng đã từng hưởng sự tự nguyện của Thành Tôn như tôi: “”Khi đến Cali tôi là người làm phiền anh nhiều nhất. Anh biết tôi không có xe nên đi đâu anh cũng đến chở đi thăm người này người kia, và cũng nhờ anh một phần tôi mới có dịp đến thăm các bậc văn nghệ đàn anh”.
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2022
Liễu Trương: Đôi Điều Về Nhà Văn Albert Camus (1913-1960) Và Tác Phẩm Kẻ Ngoại Cuộc (L’ÉTRANGER)
Ngày 1 tháng 5 năm 1940, Albert Camus ghi trong cuốn Sổ tay I (Carnets I) : « Đã viết xong Kẻ ngoại cuộc ». Lúc đó ông 26 tuổi, đã rời Algérie nơi ông chào đời và lớn lên, nơi ông đã bắt đầu cầm bút và hoạt động trong các lĩnh vực báo chí, chính trị, kịch nghệ. Giờ đây, tháng 5 năm 1940, Camus sống ở Paris, trong một khách sạn và cộng tác với báo Paris Soir.
Cuốn tiểu thuyết Kẻ ngoại cuộc ra mắt độc giả năm 1942 và đã thành công rực rỡ. Giới phê bình biết ngay đây là một tác phẩm mới lạ, có tầm quan trọng lớn. Các tên tuổi hàng đầu như Jean-Paul Sartre, Maurice Blanchot đều có bài giới thiệu và phê bình. Cuốn sách làm đề tài cho vô số bài biên khảo và được nghiên cứu về các phương diện văn học, triết học, chính trị, chủ nghĩa thực dân, v.v… Trong khi các nhà phê bình như Pichon Rivière, Alain Costes, Jean Gassin khai thác tác phẩm về khía cạnh phân tâm học, thì các nhà phê bình khác cho rằng Kẻ ngoại cuộc báo hiệu trường phái Tiểu Thuyết Mới ở Pháp, lại có những nhà phê bình xem xét tác phẩm của Camus qua lăng kính của liên văn bản. Chừng đó phản ứng cũng đủ cho thấy Kẻ ngoại cuộc là một biến cố văn học trong những năm 1940. Đó là chưa kể tác phẩm đã được đưa vào nhà trường và đại học ở Pháp cũng như trên khắp thế giới.
Kẻ ngoại cuộc, một tác phẩm hiện đại
Tiểu thuyết Kẻ ngoại cuộc gồm hai phần, dài gần ngang nhau. Những sự kiện được trình bày trong Phần Một lúc đầu có vẻ không có ý nghĩa gì mấy, nhưng được lặp lại trong Phần Hai để vây chặt nhân vật Meursault và làm anh ta phải áy náy.
Kẻ ngoại cuộc được viết với đại từ ngôi thứ nhất : « tôi ». Chính Meursault nói, và người đọc chỉ biết truyện qua những gì anh ta kể. Câu văn thường ngắn, nhất là trong Phần Một, đôi khi không có liên hệ giữa nguyên do và hậu quả, giữa những câu văn, điều này cho thấy Meursault tỏ ra dửng dưng, không hiểu biết về sự hợp lý do xã hội áp đặt, không tin vào sự phối hợp giữa hành động và tư duy của con người. Anh ta chỉ nhận thấy điều mình làm mà không suy nghĩ xa hơn. Cho nên có nhiều câu đơn điệu bắt đầu bằng « Tôi » nối đuôi nhau. Ngôn ngữ được dùng trong Kẻ ngoại cuộc là ngôn ngữ nói, một ngôn ngữ đơn giản, bình dị với vô số kết từ « và » và với vô số mệnh đề : « Tôi nói rằng… », « Tôi nghĩ rằng… », như một người thật thà kể chuyện. Lại nữa, có khi Meursault kể chuyện một hơi dài đưa đến những câu dài không có những cái phẩy để ngắt câu.
Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022
Trần Doãn Nho: Nhà văn Nhất Linh tái xuất hiện ở Việt Nam - Xóm Cầu Mới
Bìa tiểu thuyết “Xóm Cầu Mới” của Nhất Linh (2021) (Hình: TDN) |
Nhà văn Nhất Linh vừa tái xuất hiện ở Việt Nam vào cuối năm 2021 vừa qua, bằng “Xóm Cầu Mới”, tác phẩm cuối cùng của ông, do nhà xuất bản “Phụ Nữ Việt Nam”, Hà Nội, xuất bản. Theo Nguyễn Tường Thiết, con trai út của Nhất Linh, thì “Hoài bão của Nhất Linh khi khởi viết Xóm Cầu Mới vào năm 1940 là mong muốn thực hiện một bộ trường giang tiểu thuyết đồ sộ dài gần mười ngàn trang mà theo ông mới đủ để diễn tả cuộc đời muôn vẻ, muôn mặt.” Nhưng, cũng theo Nguyễn Tường Thiết, “Thực tế ông chưa viết được một phần mười của “gần vạn trang” như ông mong muốn. Cuốn Xóm Cầu Mới do Phượng Giang xuất bản lần đầu năm 1973 ở Việt Nam và Văn Mới tái bản lần thứ nhất ở Hoa Kỳ năm 2002 cũng chỉ dầy khoảng hơn 600 trang. Tuy đây là truyện dài nhất trong số những truyện dài của Nhất Linh nhưng chưa đủ để có thể gọi nó là một trường thiên tiểu thuyết. Tuy thế tôi vẫn cho rằng Xóm Cầu Mới là tác phẩm vĩ đại nhất của Nhất Linh.”
Nguyễn Tường Thiết cho biết, với sự tái bản Xóm Cầu Mới, thì từ sau năm 1975 cho đến nay, tất cả các tác phẩm của Nhất Linh sáng tác trước năm 1945 đều đã được tái bản ở Việt Nam, kể cả cuốn Nho Phong (xuất bản ở Hà Nội năm 1926). Tác phẩm duy nhất của Nhất Linh vẫn chưa được tái bản là Giòng Sông Thanh Thủy.
Sau khi Xóm Cầu Mới được phát hành, tôi ghi nhận có hai bài điểm sách ngắn trên báo Việt Nam ở trong nước. Bài thứ nhất xuất hiện trên tờ “Văn Nghệ Quân Đội” ngày 17/1/2022. Một trích đoạn:
Thứ Sáu, 11 tháng 3, 2022
Nguyễn Văn Tuấn: ĐIỂM SÁCH Tuyển tập II Chân dung Văn học Nghệ thuật và Văn hóa của Ngô Thế Vinh
"Tuyển tập II - Chân dung văn học nghệ thuật và văn hóa" là một công trình mới của Nhà văn Ngô Thế Vinh, giới thiệu 15 văn nghệ sĩ và nhà văn hóa thành danh thời trước 1975 ở miền Nam Việt Nam. Những tác phẩm, chân dung và chứng từ trong tuyển tập này minh chứng cho một nền văn nghệ nhân bản, năng động và đột phá đã bị bức tử sau biến cố 30/4/1975. Do đó, tuyển tập là một nguồn tham khảo quý báu về di sản của nền văn nghệ và giáo dục thời Việt Nam Cộng Hòa.
*
Để cảm nhận đầy đủ ý nghĩa của Tuyển tập này, cần phải điểm qua diễn biến của nền giáo dục và văn nghệ miền Nam thời Việt Nam Cộng Hòa trước và sau 1975. Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chỉ tồn tại vỏn vẹn 20 năm. Nhưng trong một quãng thời gian tương đối ngắn ngủi đó, VNCH đã để lại một di sản quý báu về một nền giáo dục mà ngày nay có người 'tiếc nuối vô bờ bến'. Nền giáo dục VNCH được xây dựng trên ba trụ cột Nhân Bản, Dân Tộc và Khai Phóng. Nhân Bản là lấy con người làm gốc, là cứu cánh chứ không phải phương tiện của đảng phái nào. Trụ cột Dân Tộc là nền giáo dục đó có chức năng bảo tồn phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc. Trụ cột Khai Phóng là nền tảng để nền giáo dục tiếp nhận những thành tựu và kiến thức khoa học kỹ thuật trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ và các giá trị văn hóa nhân loại, giúp cho Việt Nam hội nhập thế giới.
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022
Song Thao: Đọc “Bốn Biển Là Nhà” Của Nguyễn Lê Hồng Hưng.
Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022
Trần Thị Diệu Tâm: Bóng Tình, Trong chữ nghĩa Đặng Mai Lan
Thứ Sáu, 4 tháng 2, 2022
Trần Thị Nguyệt Mai: Đọc sách “Tháng Ngày Qua”*
Tôi rất hân hạnh được là một trong những độc giả đầu tiên khi cuốn sách “Tháng Ngày Qua” – Hồi ức của Nhà văn Nguyễn Tường Nhung, chỉ mới là những trang bản thảo rời. Tác giả là trưởng nữ của Nhà văn Thạch Lam và cũng là phu nhân của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, một trong những vị tướng lãnh xuất sắc và trong sạch của Quân Lực VNCH. Cuốn sách hé mở cho chúng ta rõ hơn không chỉ về thân thế của hai gia đình rất nổi tiếng - Thạch Lam và Ngô Quang Trưởng - mà còn như một cuốn phim quay lại hình ảnh xã hội thời kỳ chiến tranh Việt Pháp và chiến tranh Việt Nam cận đại, hiển hiện nỗi khổ đau tận cùng khi mất mát cả tài sản lẫn những người thân yêu nhất trong đời, nỗi lo âu của người vợ lính khi chồng ra chiến trận và phút giây lãng mạn hạnh phúc khi chinh nhân trở về... Những ngày Tết Mậu Thân 1968 kinh hoàng thảm thương ở Huế cũng được ghi lại một cách sống động.
Khi viết về văn chương Thạch Lam, nhà văn Mai Thảo đã dùng những lời ngợi khen đẹp nhất: “bút pháp chuốt lọc, trong sáng và chính xác nhất của văn xuôi tiền chiến” (1). “Bút pháp chính xác ông mãi mãi là một vinh dự cho tiếng Việt, theo ý tôi” (2). “Những trang tiểu thuyết đôn hậu và chứa chan tình cảm của Thạch Lam” (3) đã đi vào và ở mãi trong tâm hồn người đọc với Gió Lạnh Đầu Mùa, Nhà Mẹ Lê, Hai đứa trẻ, v.v... Đọc “Tháng Ngày Qua” càng thấy rõ hơn “văn chính là người”, để càng yêu mến Ông hơn.