Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023
Anita Felicelli: “Nhận xét về tiểu thuyết ‘Kiều nữ robot Klara và ông thần Mặt Trời” của Kazuo Ishiguro, LARB, Thiên Nhất Phương lược dịch
![]() |
Trong một cuộc phỏng vấn với giám đốc người Pháp Francois Truffaut, giám đốc Alfred Hitchcock đã thảo luận làm sao gây sự giật gân để cho khán giả có nhiều hiểu biết hơn diễn viên mới là điều quan trọng. Trong một phim mà khán giả biết có một trái bom dấu sẵn trong khi hai người khác thản nhiên thảo luận sẽ làm cho không khi căng thẳng và giật gân hơn là một phim với cảnh bình thường, khán giả không biết chút nào về trái bom sắp nổ.
Trong phim Hitchcock Strangers on a train và phim Shadow of a Doubt, nét ngoài vô hại che dấu sự hãi sợ của mối nguy hiểm sắp tới, một sự nguy hiểm được báo trước khá sớm, không những chỉ bằng đối thoại, nhưng còn bằng máy quay phim xoay quanh với sự nghi ngờ. Biết rằng có trái bom nổ chậm, khán giả muốn báo động cho hai người đang nói chuyện, muốn họ tham dự vào những diễn tiến sắp xảy ra.
Thứ Ba, 29 tháng 8, 2023
Trương Huy San: Những người Việt Nam Quốc Gia
![]() |
Bìa cuốn “Nguyễn Mạnh Hùng, Khoảnh khắc nhìn lại”. Tác giả: Đinh Quang Anh Thái. Nhà xuất bản& bảo trợ: Culture Art Education Exchange Resource. |
Năm 2005, khi đến “vùng D. C.” học về chính sách công, một tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ giới thiệu tôi gặp GS Nguyễn Mạnh Hùng. Nhiều lần, hai cha con tôi được ông lái xe đưa đi ăn ở George Town hoặc đưa về ngôi nhà của ông ở vùng Fairfax, ngôi nhà có phía sau là rừng, thỉnh thoảng có một vài chú nai nhẩn nha gặm lá.
Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023
Trùng Dương: Tháng Bẩy nhìn lại việc chia cắt đất nước và cuộc di cư 1954 của ‘một biển người’
![]() |
Những người tị nạn miền Bắc di chuyển từ một tàu đổ bộ của Pháp đến tàu USS Montague của Mỹ trong Chiến dịch Con đường tới Tự do vào tháng 8 năm 1954. Hình: Wikipedia. |
Cuốn “Operation Passage to Freedom – The United States Navy in Vietnam, 1954-1955,” tạm dịch “Chiến Dịch Đường Tới Tự Do - Hải Quân Hoa Kỳ tại Việt Nam, 1954-1955,” do Ronald B. Frankum, Jr. biên soạn, là một trong những cuốn sách như vậy.
Trần Thùy Mai: Nhà văn Shehan Karunatilaka của Sri Lanka và tiểu thuyết đoạt giải Booker 2022
Giải Booker là giải thưởng văn học được chú ý nhất của nước Anh dành cho tiểu thuyết viết bằng tiếng Anh. Giải thưởng năm nay (2023) hiện còn đang được xét, danh sách vào chung kết sẽ sớm được công bố vào ngày 1 tháng 8 sắp tới.
Cho đến thời điểm hiện tại, giải được trao cho Shehan Karunatilaka năm 2022 là mới nhất.
Đây là lần thứ 2 một nhà văn Sri Lanka được giải Booker (Lần đầu là nhà văn Michael Ontaatje với tác phẩm The English Patient năm 1992, đã được dựng thành bộ phim “ Bệnh nhân người Anh” rất nổi tiếng).
Sinh năm 1975 và lớn lên ở Sri Lanka, Karunatilaka học Đại học ở New Zealand, đã làm việc ở London, Amsterdam và Singapore, và hiện nay đang sống tại quê nhà. Trong “Bảy mặt trăng của Maali Almeida”, ông đã kết hợp những yếu tố văn hóa Sri Lanka với bút pháp hiện thực huyền ảo để phản ánh sự thật tàn nhẫn của một giai đoạn lịch sử.
Thứ Ba, 20 tháng 6, 2023
Trần Thị Nguyệt Mai : Giới thiệu truyện dài “Đời Thủy Thủ 2”, của nhà văn Vũ Thất
“Đời Thủy Thủ 2” được viết xong vào tháng 3/2023, 54 năm sau. Nhân vật chính lần này là một người đẹp Nha Mân, sinh viên khoa Sử Địa thuộc Đại học Sư phạm Sài Gòn, cảm tình viên của phong trào sinh viên phản chiến, có người yêu là một kiến trúc sư, nhân viên USAID, con trai một chủ thầu rác cho căn cứ Mỹ ở Quy Nhơn. Thuộc gia đình khá giả nhờ chiến tranh nhưng chàng ta lại đi theo Việt Cộng và muốn lôi kéo người yêu cùng hoạt động với mình. Dù đã được hai bên cha mẹ đồng ý, nhưng nếu hai người muốn cử hành hôn lễ, nàng phải lập thành tích bằng cách cho nổ tung một chiến hạm của Hải quân VNCH.
Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2023
Trần Thị Nguyệt Mai: Đọc “Tuyển Tập II - Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa” của Ngô Thế Vinh”
![]() |
Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023
Amy Knight: Hết khôn dồn đến dại: Putin và cuộc xâm lăng Ukraine 24/2/2022, The New York Review of Books, Thích Nhất Phương phỏng dịch
![]() |
Bài điểm sách “Invasion: the inside story of the bloody Soviet war and Ukraine's struggle for survival” (Xâm lăng: câu chuyện nội bộ trong chiến cuộc đẫm máu của Nga sô và sự tranh đấu sống còn của Ukraine, Tác giả Luke Harding), của Amy Knight, The New York Review of Books, 6 tháng Tư, 2023.
Luke Harding, người từng ở Moscow trong vài năm, vốn là phóng viên của tờ The Guardian trước khi bị trục xuất năm 2011. Ông có mặt tại thủ đô Kyiv trước khi Nga sô xâm lăng Ukraine đêm 24 tháng Hai, 2022. Tối đó, ông ăn cơm tại nhà văn sĩ nổi tiếng Andrew Kurlow của Ukraine. Trong khi chủ khách thưởng thức món súp đặc biệt và nhâm nhi vodka ngọt, Harding nhớ lại trong cuốn Invasion (Cuộc xâm lược) của mình là Kurkov đã chuyền tay cho mọi người xem tập hồ sơ của cơ quan Cheka, hồ sơ an ninh mật của Bolshevik, khi Kurkov dùng làm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết mới nhất. Tài liệu gồm nhiều hồ sơ phỏng vấn, từ năm 1917 tói 1921 khi Hồng Quân xâm lăng Ukraine, mới được độc lập, lại bị sát nhập ngay vào Liên Bang Sô Viết vừa do Lenin tạo ra. Harding mô tả Kurkov là một người “lạc quan’’ nhưng lại nói rằng ông cảm thấy hoàn cảnh “ngày càng u ám”: ”Phải chăng lịch sử tái diễn 100 năm sau, với Moscow lại một lần nữa bóp ngẹt nền độc lập của Ukraine bằng một cuộc xâm lăng khác?”
Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023
Vũ Thư Hiên: Thân phận trí thức trong xã hội cộng sản
(Đọc “Tuỳ Tưởng Lục” của Ba Kim)
Cuốn Tuỳ Tưởng Lục tôi đang có trong tay là của một bạn văn trong nước gửi cho. Thỉnh thoảng anh vẫn gửi cho tôi một thứ gì đó, đại loại như trà Tân Cương, cốm Vòng, hoặc tinh dầu cà cuống thứ thiệt, kèm theo một lời nhắn. Thư thì không, tuyệt nhiên. Anh không giấu giếm rằng anh nhát. Lần này có người tin cẩn anh lại gửi quà — một cuốn sách. Chúng tôi chơi với nhau đã nửa thế kỷ, người nọ thuộc tính người kia, tôi không giận anh. Anh cho quà là quý rồi. Anh biết chắc tôi sẽ thích món quà của anh.
Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 7)
Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (tiếp theo)
![]() |
Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小說) |
3. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại và tính chất hiện đại
Diêm Liên Khoa nhận thấy văn chương Trung Quốc từ đầu những năm 80 có hai truyện ngắn hiện đáng chú ý là truyện Ít nhất mười năm của Shen Rong và truyện Người Hút Thuốc Lá Bằng Tẩu Ngọc quí. Ít nhất mười năm kể lại mười năm đã mất trong cuộc Cách Mạng Văn Hóa khi một công chức loan báo rằng đã sống qua mười năm cuộc cách mạng này theo lệnh Trung Ương Đảng có quyền được miễn đưa vào danh sách, vì tổ chưc phân vân trong việc thăng cấp nên người cao tuổi trở thành thuộc vào giới trẻ. Người Hút Thuốc Lá Bằng Tẩu Ngọc Quí nói về một nông dân già nua sở hữu một cái tẩu ngọc và toàn thể làng ông lấy làm kiêu hãnh về việc này. Thế rồi sau đó có một chuyên gia cổ vật đến tỉnh. Ông ta chỉ thoáng nhìn cái tẩu và cho rằng cái tẩu này là đồ giả. Thế nhưng ông ta lại không hài lòng việc dấu nhẹm sự thật với dân làng nên nói thêm rằng cái tẩu này là một vật vô giá, là một gia tài không nên để cho mọi người thấy.
Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023
Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 6)
Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (tiếp theo)
Cuốn “Discovering Fiction”
(bản dịch tiếng Anh từ
nguyên tác 發現小說)
Tổng quan
Chủ nghĩa Hiện thực Huyền thoại (mythoréalisme) là một khuynh hướng đã nảy mầm và chín mùi trong văn chương Trung Quốc đương đại. Diêm Liên Khoa than phiền những nhà phê bình đã lười biếng không phân tích chủ nghĩa này nên nó rơi vào quên lãng, không được biết tới. Định nghĩa một cách ngắn gọn “chủ nghĩa hiện thực huyền thoại là một tiến trình sáng tạo vứt bỏ mọi tương quan luận lý giản đơn cố hữu, gắn liền với thực tại sống trải để vượt qua, truy tìm một hình thức của cái thực “không hiện hữu”, ta không thấy hay nằm ẩn dưới thực tại. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại dứt khoát tránh xa chủ nghĩa hiện thực như thường được hiểu ở Trung Quốc” (1) Nó thông giao với những liên hệ nội tại bằng những cây cầu do trí tưởng tượng tạo ra dưới những hình thức khác nhau: những ẩn dụ, những huyền thoại, những giấc mơ, những dung tưởng (fantasmes) và sự trừu tương hóa (abstractions) phát sinh từ thực tại hàng ngày và xã hội. Chủ nghĩa hiện thực huyền thoại không thoái bỏ chủ nghĩa hiện thực nhưng vượt qua chủ nghĩa hiện thực trong khi tái sáng tạo thực tại một cách căn bản.”(2)
Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023
Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 5)
Nhân quả tính nội tại (tiếp theo)
![]() |
Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ 'nguyên tác 發現小說) |
Cái thực nội tại và cái thực ngoại tại
Diêm Liên Khoa giải thích sự phát sinh của Nhân quả tính nội tại và nhân quả tính ngoại tại: Nhân quả tính bán phần được đặt ra để một mặt kết nối nguyên lý thực sự của nhân quả tính (le principe réel de causalité) trăm phần trăm tuyệt đối, mặt khác dẫn tới ý tưởng về nhân quả tính số không. Chính nhờ nhân quả tính số không nên từ nay tự sự/kể truyện có được một thẩm mỹ học mới và một cái thực mới (un nouveau réel) làm cho tự sự trở lại “bắt chước cái thực”. “Từ thế kỷ XX, thời đại phát sinh và nẩy nở của hai hình thức mới của nhân quả tính mà người đọc, tác giả và lý thuyết gia thành ra cùng đồng ý về một nguyên lý của cái thực hư cấu (principe de réel fictionnel) – cái thực nội tại.”(1)
Trong khi đó cái thực ngoại tại là cái thực của hành xử (comportement) và của những sự vật chắc chắn là có tương quan với linh hồn, tư tưởng và ý thức nhưng không chỉ phát sinh từ linh hồn, tư tưởng và ý thức. Khá nhiều nhà văn hiện đại đi theo chiều hướng này ngược hẳn với các nhà văn thế kỷ XIX chỉ chuyên chú vào việc tái phục hồi cái thực ngoại tại: Linh hồn, tư tưởng và ý thức của nhân vật “kiểu mẫu” (archetypes) thiết yếu được đúc khuôn liên hệ với ngoại giới, với lịch sử, xã hội, gia đình…Sinh mệnh của Anna Karénine cũng như của Maslova là thời đại. Nếu đặt họ ra ngoài thời đại của họ thì họ không còn hiện hữu nữa. Chính vì họ là nhân vật của lịch sử của họ, thực tại sâu xa của họ nằm giữa cái thực chủ yếu (le réel vital) và cái thực tinh thần (le réel spirituel). “Nhưng những yếu tố kéo họ theo hướng này đa phần là từ những yếu tố ngoại tại và từ một môi trường đang tiến triển. Chính do sự tham gia tích cực của họ mà tiểu thuyết xoay từ cái thực ngoại tại về hướng cái thực nội tại.”(2) Thí dụ Raskolnokoff của tiểu thuyết thế kỷ XIX (Tolstoï) có thực tại nội tâm (linh hồn, ý thức) phong phú nhưng những thất bại, kiêu hãnh, tranh chấp v.v…đã phát sinh từ sự nghèo nàn và bất công của xã hội, nghĩa là từ sự thực ngoại giới.
Lê Nguyễn: Một tác phẩm về Nhân quyền của người xưa
![]() |
Bìa sách “Nhân quyền của người Việt -Từ bộ luật Hồng Đức đến bộ luật Gia Long” |
Nhà xuất bản Tổng Hợp TPHCM vừa phát hành rộng rãi tác phẩm “Nhân quyền của người Việt -Từ bộ luật Hồng Đức đến bộ luật Gia Long” của hai đồng tác giả Phan Đăng Thanh – Trương Thị Hòa.
Đây không phải là tác phẩm đầu tiên của hai luật sư yêu lịch sử này. Trước đây, anh chị đã cho ra đời hàng chục tác phẩm, trong đó, bộ “Lịch sử các chế độ báo chí ở Việt Nam” được tặng Giải thưởng sách Quốc gia năm 2020.
Năm nay, trong tinh thần “ôn cố tri tân”, tác phẩm mới nhất của Phan Đăng Thanh và Trương Thị Hòa đưa người đọc về những thời kỳ mà pháp luật của chế độ quân chủ đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận nhất. Đó là thời kỳ của bộ luật Hồng Đức, triều vua Lê Thánh tông (1460-1497), tên chính thức là Quốc triều hình luật, và bộ luật Gia Long dưới triều vua Gia Long (1802-1820), tên chính thức là Hoàng Việt luật lệ.
Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2023
Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 4)
![]() |
Cuốn “Discovering Fiction” (bản dịch tiếng Anh từ nguyên tác 發現小說) |
Nhân quả tính bán phần (tiếp theo)
Thế nhưng những đặc điểm này lại như “không giống thực”. Tuy nhiên chúng lại chẳng phải từ nhân quả tính tuyệt đối hay nhân quả tính số không như nơi Kafka. Chúng ta cười mỉm và tiếp tục đọc và chẳng tìm một giải thích hữu lý cho những cái “dường như là”, “có thể là” mà Garcia-Marquez đã rải suốt quyển truyện. Độc giả cũng như nhà phê bình sẽ không hỏi tại sao người ta sinh ra lại có đuôi. Vậy lý do chính yếu của hiện tượng này là gì? Thứ “bởi vì” nào dẫn tới cái “cho nên” này? Có một điều kiện tiên quyết nào không? Nếu có thì điều kiện này có phù hợp với lương tri không? Và tại sao chúng ta lại không dễ dãi, hiểu biết đối với Garcia-Marquez như với Kafka? Diêm Liên Khoa trích dẫn song song đoạn mở đầu Hóa Thân “Một buồi sáng nọ khi thức giấc…” và Trăm Năm Cô Đơn “Năm nào cũng cậy, cứ vào tháng Ba…”: trích dẫn thứ nhất khiến chúng ta nghi ngờ sự hóa thân của Gregor nhưng trích dẫn thứ nhì thì không có sự nghi ngờ vì truyện của Kafka bắt đầu bằng một sự bất khả còn truyện của Garcia-Marquez bắt đầu bằng một luận lý phát xuất từ “có thể” vẫn còn kết nối với sự lý tính. Trong trường hơp thứ nhì thì “bởi vì” ở dưới kè/thấp kém “cho nên” hay ngược lại: đó là một tương quan của sự không tương đồng, là một biến thiên của nhân quả tính tuyệt đối cho nên Diêm Liên Khoa gọi đó là “nhân quả tính bán phần”, nhân quả tính của “có thể”. Và đó là sự đóng góp lớn vào văn chương của Gabriel Garcia-Marquez.
Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023
Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 3)
![]() | |
|
Sau khi diễn giải nhân quả tính số không nơi Kafka Diêm Liên Khoa trở ngược lại xem xét nhân quả tính trong nghĩa hiện thực truyền thống. Chủ nghĩa hiện thực truyền thống đã mất một hay hai thế kỷ để phát triển, đã nở rộ và trở thành một đỉnh cao của văn chương. Nó giả thiết nhiều qui tắc trong đó mối tương quan từ nguyên nhân sang hậu quả dưới hình thức là một mạng lưới khít khao của nhân quả tính tuyệt đối.
Trong những tác phẩm theo chủ nghĩa hiện thực cổ điển, nhân quả tính luôn tuân theo qui luật nền tảng “những sự biến (événements) có lý do của chúng”. Nhà văn khi xây dựng một câu truyện phải tuân hành luật này và qui luật này đã được tác giả, người đọc, và nhà phê bình cùng chấp thuận và duy trì. Một bản văn hiện thực cổ điển tuân hành nhân quả tính tuyệt đối tức là giữ sự cân bằng tuyệt đối giữa nguyên nhân và hậu quả. Lá trên cây rụng xuống vì có gió. Bản chất của đời sống qui định bản chất của nguyên nhân và hậu quả. Thế nhưng, trong một số tình huống sự việc lại không như vậy: trong cùng một môi trường, cùng một khí hậu, cùng một nỗ lực tưới bón như trước đây nhưng cây lại không cho ra quả như mong đợi! Một kết quả bề ngoài không hợp lý nhưng nếu xét kỹ thì chắc chắn là có những lý do tiềm ẩn. Thế nhưng cũng theo nguyên lý nhân quả tính tuyệt đối thì cái nhà văn chỉ ra và mô tả không giới hạn trong cái người đọc có thể cảm thấy hay quan sát trong đời sống bình thường.Vậy mà người đọc vẫn khám phá ra sự khả hữu của những yếu tố nguyên nhân. “À, thì ra là cái đó!” Hiểu và đưa ra sự hiến nhiên những nguyên nhân và hậu quả chính là đáp ứng sự chờ đợi của người đọc, đó là tiếng vang tác giả gặp gỡ. Trong văn chương nhiệm vụ của chủ nghĩa hiện thực trên căn bản là đem lại cho người đọc chứng cớ của tính chất toàn bộ (intégralité) và sự hoàn hảo (perfection) của nhân quả tính tuyệt đối, chứng minh sự tương đương hoàn toàn giữa “bởi” và “cho nên”, giữa điểu kiện và kết quả.”(1)
Nguyễn Thị Khánh Minh: Đặng Mai Lan – Thời gian mộng ảo Một Tuần Một Đời
![]() |
Bìa sách “Một Tuần Một Đời” |
Không gian của Một Tuần Một Đời là một cõi mù sương, không có một con đường nào có tên rõ rệt để dẫn tới một nơi chốn được định vị trên địa lý. Vô phương. Có đến được, hẳn bạn cũng bị ngẩn ngơ, vì tới nơi sẽ chẳng còn ngôi nhà bạn muốn tìm, người bạn muốn gặp. Một không gian không phải là cái được thấy được nhìn. Vì chính người chỉ đường cho bạn cũng cảm thấy như đang chìm trong mê mị, cảnh vật thì chuếnh choáng trong ảo ảnh. Tất cả êm ả. Tất cả chộn rộn. Như thể cuộc sống đang diễn ra, đang như vậy.
Tôi tự hỏi, đây là hiện tại chăng,
Chợ trưa thưa vắng, con đường không một bóng cây. Nắng hừng hực như bốc hơi, nhập nhòe trên con phố xô bồ san sát nhà cửa, quán xá. Những ngôi nhà chuếnh choáng trong một thứ ảo ảnh vật vờ, xiêu đổ. Quán im thinh, âm thanh rù rì mỏi mệt của những cánh quạt quay đều từ chiếc quạt điện máng trên cao như từ một cõi nào xa vắng vọng về. Luồng gió nhân tạo chưa đủ hong khô những giọt mồ hôi rịn trong lưng áo, lại mang đến cho tôi một thứ cảm giác lạnh lẽo rờn rợn thịt da. Thứ cảm giác từ đâu đến vây bủa, mơ hồ, lạ lùng tôi không thể nào hiểu được. Và chừng như tôi cũng đang chìm trong mê mị…
Thứ Sáu, 7 tháng 4, 2023
Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 2)
Nhân quả tính số không
Vấn đề Gregor (I) – vị thế và quyền lực của nhà văn trong phép tự sự
Trong vấn đề Gregor (I) Diêm Liên Khoa sau khi đưa ra một trích đoạn trong truyện Hóa Thân của Kafka khi Gregor biến thành con sâu “Một buổi sáng nọ khi tỉnh giấc sau những giấc mộng căng thẳng, Gregor…” để giải đáp câu hỏi: Trong việc kể truyện tác giả có tư cách/vị thế (statut) và quyền lực nào? Theo Diêm Liên Khoa những nhà văn lớn thế kỷ XIX đều nói đến kinh nghiệm về những nhân vật và số phận của họ, chắng hạn Tolstoï đã kể lại mình rơi lệ khổ đau khi viết về việc Anne Karénine tự sát. Tệ hại hơn nữa là không phải ông đã giết chết Anna mà đó chính là số phần, tính cách của riêng cô. Nói thế khác, với những nhà văn này những nhân vật là chủ nhân số phận họ, tác giả chỉ là phát ngôn nhân, làm công việc viết xuống: nhân vật lớn lao hơn kẻ sáng tạo ra nhân vật nhiều, kẻ sáng tạo nhân vật không có quyền hay khả năng cai quản hay kiểm soát nhân vật. “Trong văn chương hiện thực, vị thế nhà văn càng thấp kém thì nhà văn càng có ít quyền lực hơn” (1)
Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023
Đào Trung Đạo: Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) Khám Phá Tiểu Thuyết (Phần 1)
![]() |
Nhà văn Yan Lianke in 2010. Hình Wikipedia |
Yan Lianke (Diêm Liên Khoa) là nhà văn đương đại Trung Quốc hàng đầu với hàng chục tiểu thuyết đã xuất bản. được ưa thích cả ở trong nức lẫn hải ngoại (1). Quyển Khám Phá Tiểu Thuyết viết xong năm 2010 (nguyên bản Fa Xian Xiao Shuo được xuất bản năm 2011 ở Đài Bắc với bản dịch sang tiếng Pháp in năm 2017, bản tiếng Anh 2022). Diêm Liên Khoa mở đầu quyển sách tự nhận mình là “một đứa con bất kính chủ nghĩa hiện thực (un fils impie du réalisme), “kẻ phản bội văn tự” (traite à l’ecriture) như trong lời bạt quyển tiểu thuyết Tứ Thư. Diêm Liên Khoa nói “từ lâu đã ngần ngại đưa ra lời tuyên bố này vì không biết chắc mình có xứng đáng không. Cuối cùng nếu như tôi từ chối điều này, đó chính bởi nghĩ tới những cái trong quyển tiểu thuyết Tứ Thư cho là những bất trung với “văn chương thông thường”, nếu như những bất trung này không chính xác phát sinh từ một sự “phạm tội” chính đáng, mặc dù vậy chúng cũng vẫn cứ là những khuyến khích và có thể tạo thành một tiên đoán tích cực cho tác phẩm của tôi sau này. Rằng những con súc sắc đã được thảy xuống” (2) Đọc Khám Phá Tiểu thuyết không những chúng ta hiểu rõ hơn những tiếu thuyết đã xuất bản của họ Diêm mà còn được thấy nhà văn này trình bày khái lược một cách có hệ thống tiếu thuyết hiện thực Trung Quốc cũng như tiếu thuyết Phương Tây và đưa ra “chủ nghĩa hiện thực huyền thoại” (mythoréalisme) của mình để phản bác chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa dối trá…
Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023
Đọc Samarkand của Amin Maalouf, Hà Vũ Trọng chuyển ngữ và giới thiệu
![]() |
Nguyên tác Pháp văn: Samarcande. Nxb J. C. Lattès, 1988 Bản Anh văn: Samarkand, dịch giả: Russell Harris, Nxb Little Brown Book Group, 1994 |
Samarkand, một kiệt tác tiểu thuyết lịch sử của Amin Maalouf. Qua cuộc truy tìm số phận của bản thảo tập thơ Rubaiyat, một kiệt tác thơ ca Ba Tư của Omar Khayyam (một học giả, nhà khoa học và triết gia người Ba Tư thời trung cổ), cuộc đời của ông được khắc hoạ lại hết sức sống động. Đồng thời, Khayyam gặp lại hai người bạn tâm giao nổi tiếng: một “Machiavelli” của đế quốc Ba Tư là Tể tướng Nizam ul-Mulk và Hasan Ben Sabbah, người sáng lập tổ chức Sát thủ (Assassin) bí mật; và cuộc đời của cả ba ba nhân vật vĩ đại này đã đánh dấu lịch sử của đế quốc Ba Tư. Qua ngòi bút tuyệt vời của Maloof, sự trỗi dậy và sụp đổ của Đế chế Seljuk, thế giới Hồi giáo huyên náo thời Trung cổ và tình trạng hỗn loạn ở Iran hiện đại đều được tái hiện sinh động.
Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh ở thành phố Samarkand (nay thuộc Uzebekistan), một đô thị đa văn hoá và từng là thành phố vĩ đại nhất thế giới vào thời điểm Khayyam sống ở đó. Samarkand được chia thành bốn phần, nửa đầu dành tái hiện phần nào chính xác về mặt lịch sử cuộc đời của Khayyam và mối tình của ông với nữ thi sĩ cung đình tên Jahan. Nửa sau, do những bài thơ của Khayyam khơi dậy trí tưởng tượng về phương Tây trong bản dịch tuyệt tác của Edward Fitzgerald, từ đó một học giả người Mĩ bị “phương Đông ám ảnh” biết được sự tồn tại của bản thảo Rubaiyat (từng bị thất lạc vào thế kỉ 11 trong các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ), đã nỗ lực tìm ra nó với sự giúp đỡ của một công chúa Iran, và rồi họ cùng mang nó theo trong chuyến đi định mệnh trên con tàu Titanic…
Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc tiểu thuyết Đổi Vai của Kenzaburo Oë (1935-2023)
![]() |
Hình bìa cuốn The Changeling của Kenzaburo Oë |
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh của Cao Hành Kiện
![]() |
Hình bìa cuốn sách "Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh", tên tiếng Anh: One Man's Bible |
Cao Hành Kiện cho xuất bản Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh, truyện dài thứ nhì sau Linh Sơn (1989) ở Đài Bắc năm 1999, một năm trước khi được trao tặng giải thưởng Văn Chương Nobel. Bản dịch tiếng Pháp do Noel & Liliane Dutrait được Editions de l’Aube xuất bản năm 2000 và bản tiếng Anh do Mabel Lee dịch và được Harper Collins xuất bản năm 2002. Cả hai bản Pháp ngữ với cái tựa Le Livre d’un home tout seul và bản Anh ngữ tựa đề One Man’s Bible có lẽ vì nhu cầu thị trường cần một cái tựa sách bắt mắt quần chúng độc giả hơn nên đều không dịch sát nghĩa tựa đề nguyên bản Nhất Cá Nhân Đích (cái bản ngã đích thực của một người) bao hàm chủ ý của tác giả khi viết cuốn tiểu thuyết này. Chuyển tựa sách này sang tiếng Việt nghe sao vừa thuận tai vừa văn vẻ thực là khó: chúng tôi đề nghị hãy tạm đặt tên cho cuốn sách này là Tôi Thực Là Tôi. Tuy nhiên với những độc giả Việt đã làm quen với danh từ Hán Việt thì tựa đề nguyên bản cũng không khó hiểu gì mấy.