Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023
Đỗ Trường: Trạch Gầm – Một giọng thơ độc đáo
Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023
Truyện ký Đỗ Trường: Kẻ gác chuồng người
Tiếng quát làm gã đầu bạc ngồi đối diện với tôi giật mình, mấy lá bài trên tay rơi úp vào lòng. Hai Hiển chủ nhà, một thuyền nhân tị nạn, ngồi cạnh càu nhàu: Bà làm quái gì hắc xì dầu thế. Để ông ấy chơi chút nữa, gà béo, bắt đến nơi rồi.
Không trả lời Hai Hiển, Đỗ Nga Thị vọt ra, đứng sau gã đầu bạc, thúc thúc đầu gối vào lưng: Đứng dậy, đứng dậy, làm thì lười, tá lả sao chăm thế!
Gã đầu bạc ngước mắt, đang định nói gì đó, gặp ngay ánh mắt có lửa của Đỗ Nga Thị, liền cụp vội xuống, lẩm bẩm. Mọi người lắc đầu, mất hứng, hạ bài, định chia gà. Nhưng tôi bảo gã đầu bạc: Để nguyên gà đó, tôi thế chỗ ông. Phần gà của ông bao nhiêu, tôi trả.
Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023
Đỗ Trường: Phạm Tín An Ninh: Con đường giải oan cho một cuộc bể dâu
Truyện ký Đỗ Trường: Người đàn bà trong đêm
Tôi sững người, bối rối: Vâng, em nhớ chị, nhà thơ Vũ Lê Giang…nhưng nhìn thấy khác lạ quá…
Thứ Ba, 14 tháng 2, 2023
Đọc lại thơ Vũ Hoàng Chương
![]() |
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương Hình Wikipedia |
Sau 50 năm theo đúng quy định, Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố danh sách đề cử Giải Nobel Văn học năm 1972. 100 nhà văn đã được đề cử, trong đó có tên một nhà thơ Việt Nam: thi sĩ Vũ Hoàng Chương (1915–1976). Cuối cùng chủ nhân giải Nobel Văn học năm đó là nhà văn người Đức, Heinrich Böll (1917–1985). Một số tác phẩm của Heinrich Böll đã được xuất bản ở Việt Nam. Mặc dù vậy, chuyện này đã làm cho nhiều người Việt trong, ngoài nước cảm thấy tự hào và hy vọng một ngày nào đó, sau chính trị gia, nhà văn, nhà báo Hồ Hữu Tường (1910–1980, được đề cử giải Nobel Văn học năm 1969) và nhà thơ Vũ Hoàng Chương, Việt Nam sẽ lại có người được đề cử (và biết đâu, sẽ được chọn) cho giải thưởng văn chương lâu đời và danh giá này.
Báo chí trong nước cũng đưa tin về việc này, nhưng tất nhiên, là lờ đi chi tiết cả hai ông đều bị tù dưới chế độ cộng sản và đều chết vì điều kiện giam giữ hà khắc, tàn bạo của nhà tù cộng sản.
Nhân dịp này, DĐTK xin đăng một số bài viết cũ và mới, về nhà thơ, từng được xưng tụng là thi bá, Vũ Hoàng Chương.
***
ĐỖ TRƯỜNG: VŨ HOÀNG CHƯƠNG, LẠC LOÀI TRONG CÕI NHÂN SINH
(Đỗ Trường viết nhân một trăm năm ngày sinh của thi sĩ Vũ Hoàng Chương 1915-2015)
Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022
Phạm Tín An Ninh: Đỗ Trường – Người Chuyên Chở Văn Học Miền Nam Qua Vũng Lầy Lịch Sử
Đầu năm 2022, tôi bất ngờ đọc được bài viết “Níu Một Đời, Giữ Một Thời” của tác giả Ban Mai, một nhà văn trẻ trong nước. Cô đang là giáo sư giảng dạy về Khoa Học Công Nghệ và Hợp Tác Quốc Tế tại Trường Đại Học Qui Nhơn
Mở đầu bài viết, tác giả đã vẽ lại bức tranh đen tối, kinh hoàng sau ngày 30.4.75:
“…phần lớn người Miền Nam làm việc cho chính phủ Cộng Hòa đều bị tập trung cải tạo. Cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn. Vì sau khi đổi đời, họ bị thất nghiệp, nhiều người lâm vào cùng quẫn. Cảnh quan thành phố tiêu điều xơ xác, thiếu lúa gạo khiến dân phải ăn độn bo bo và mì sợi. Trầm trọng hơn nữa: Sự xơ xác tinh thần của trí thức Miền Nam không còn được tự do trình bày suy nghĩ, không còn được tự do hấp thu tri thức nhân loại. Thay vào đó là những đợt học tập chính trị triền miên, theo một định hướng duy nhất: Chủ nghĩa Marx. Tất cả sách báo, văn học nghệ thuật bị tịch thu tiêu hủy, nền văn chương Miền Nam hoàn toàn bị bôi xóa. Giống như thời man rợ của Tần Thủy Hoàng năm 210 trước công nguyên…
Bắt đầu sau năm 1975, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam không hề biết đã từng có một nền văn học nghệ thuật Miền Nam vô cùng giá trị với nhiều thể loại “trăm hoa đua nở”, đề cao tự do, dân chủ, với ý thức khai phóng, nhân bản, theo kịp trào lưu thế giới…”
Và tác giả cho biết sự tình cờ được may mắn tiếp cận với dòng văn chương miền Nam:
“Mùa hạ năm 2010, tôi tình cờ đọc bài viết của nhà thơ Du Tử Lê giới thiệu về tác phẩm “Những cơn mưa mùa Đông” của tác giả Lữ Quỳnh do nxb Thư Ấn Quán ở Mỹ xuất bản, thời gian này tôi đang tìm hiểu dòng văn chương Miền Nam nên liên hệ, ngay lập tức nhà văn Trần Hoài Thư và Lữ Quỳnh trả lời, tôi biết họ từ ngày ấy.
Bắt đầu từ đó, tôi tìm đọc dòng văn chương Miền Nam Việt Nam do nxb Thư Ấn Quán phát hành, vì ngày xưa trước năm 1975 tôi còn quá nhỏ chưa hiểu biết gì, tôi sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn, thuộc Miền Nam Việt Nam vì vậy tôi không muốn văn chương Miền Nam bị thất lạc và bôi xoá, tôi cần phải tìm hiểu và phổ biến lại cho thế hệ trẻ ở trong nước biết.