Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2022
Đặng Tiến: Tính uy-mua và nghệ thuật trong Thơ Cao Tần
*
Trong văn thơ Việt Nam ít có, nhưng vẫn có, uy-mua. Ca dao có câu vô cùng tinh tế:
Tưởng giếng sâu, anh (em) nối sợi dây dài
Ai ngờ giếng cạn, anh (em) tiếc hoài sợi dây
Ở mức độ đơn giản hơn:
Chàng ơi đưa gói em mang
Đưa gươm em xách để chàng đi không
Và dân giã hơn nữa:
Trời mưa trời gió
Xách đó đi đơm
Chạy về ăn cơm
Chạy ra mất đó
(đó: dụng cụ để đơm, bắt cá bằng tre đan)
Xùng xình như áo mới may
Hôm qua mới mặc, hôm nay mất rồi
Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022
Đặng Tiến: Thảo Trường (1936-2010)
Nhà văn Thảo Trường |
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi. Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bực thiếu tá, anh là một trong những người tù lâu năm nhất: 17 năm cấm cố qua 18 trại giam từ Nam ra Bắc.
Di cư vào Nam năm 1954, anh vào trường Sĩ quan Thủ Đức, phục vụ ngành pháo binh vùng giới tuyến và bắt đầu viết văn. Truyện ngắn đầu tiên “Hương gió lướt đi” đăng trên tạp chí Sáng Tạo, Sài Gòn, ký bút hiệu Thao Trường, đã gây ngay được tiếng vang trong giới độc giả trẻ thời đó, vì đề tài và giọng văn đơn giản và mới mẻ.
Chuyện bắt đầu tại Hà Nội, giữa một cậu học trò mười lăm tuổi, với cô hàng xóm tên Ngân, hơn cậu – người kể chuyện – khoảng năm, bảy tuổi. Ngân làm chủ một quán giải khát, phục vụ lính Pháp, quan tâm đến cậu bé hàng xóm như một người em, và bị các đồng nghiệp “nhà thổ” khác chế riễu: “xê-ri của chị Ngân đấy chúng mày ạ… Nhưng Ngân đã nghiêm chỉnh bảo họ: – các chị đừng đùa. Anh ấy là học sinh, không ưa thế đâu.”[1]
Chuyện và văn không có gì lạ, nhưng thời đó, 1958-1960, độc giả học sinh, sinh viên ham thích vì cách viết thật thà, đơn giản, phản ánh thời đại một cách bàng quan: không khí Hà Nội thời cuối chiến tranh Việt Pháp, cuộc di cư 1954; hai nhân vật gặp lại nhau tại Nha Trang khi “tôi” đã trưởng thành, quan hệ đi xa hơn, rồi Ngân theo chồng về Pháp, vẫn thư từ cho người bạn cũ.
Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021
Đặng Tiến: Huy Cận (1919-2005)
Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020
Đặng Tiến: Phạm Duy và Huế
Nhạc sĩ Phạm Duy không có quan hệ dây mơ rễ má gì với đất Huế và người Huế, nhưng xứ Thần kinh đã để lại trong nhạc phẩm anh nhiều âm hưởng và hình ảnh sâu đậm, đặc biệt sau bốn lần ghé Huế : 1944 khi đi hát rong ; 1946 sau cách mạng tháng 8, từ chiến khu Nam Bộ về Bắc ; 1948 trong kháng chiến chống Pháp ; và 1953 khi về thành.
1948, từ chiến trường Bình Trị Thiên chống Pháp, Phạm Duy về hoạt động tại vùng địch hậu Đại Lược và nhiều đêm bí mật về gặp gỡ cán bộ, nghệ sĩ nội thành tại Vỹ Dạ, thời điểm sáng tác bài Về Miền Trung :
Ôi quê hương xứ dân gầy, ôi bông lúa,
Con sông xưa, thành phố cũ..
Ngần ấy chữ thôi là cô đọng tất cả hình ảnh chủ yếu về một vùng đất và một thành phố; không cần đến những “Huế đẹp và thơ”, “áo tím, áo trắng, nón nghiêng…” là những vẽ vời, lâu ngày sáo mòn trở nên phù phiếm.
Con sông xưa, thành phố cũ, là đầy đủ, hàm súc và tình nghĩa.
Mùa Xuân 1944, Phạm Duy lưu diễn trong gánh Đức Huy Charlot Miều, từ Bắc vào Nam, ghé Huế, hát tại rạp Tân Tân, trên đường Paul Bert, nay là Trần Hưng Đạo. Nhạc sĩ chưa sáng tác nhiều, nhưng 1944 là bước ngoặt quan trọng vì anh khám phá ra dân nhạc Huế, trong nhiều đêm nằm đò lắng nghe những câu hò mái nhì, mái đẩy, những bài Nam Ai, Nam Bình mà trước kia anh chỉ nghe qua đĩa hát. Lần này Phạm Duy nghe trực tiếp, ghi lại nhạc lý, viết thành biên khảo ”Những điệu hát bình dân Việt Nam”.
Anh nhắc lại : Âm giai ngũ cung lơ lớ của hò mái nhì khác hẳn với âm giai điều hòa (harmonie tempérée) của Âu Tây và âm giai ngũ cung đúng của dân nhạc miền Bắc. Các cung bực của hò Huế có những cao độ (intervalles) non hơn hay già hơn cung bực trong âm giai Âu Tây, hay âm giai Miền Bắc.
Hò mái nhì hay hò mái đẩy là tiếng nói điển hình của người dân tại một miền nên thơ nhất của đất nước Việt. Tiếng hát xây dựng trên một âm giai lơ lớ đã thể hiện được sự thần bí của cõi lòng, vì vậy dễ dàng đi sâu vào tâm hồn người nghe hơn là nhạc ngũ cung đúng của Miền Bắc” [1].
Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019
Đặng Tiến: Tô Thùy Yên (1938-2019) nhà thơ Việt Nam
![]() |
Nhà thơ Tô Thùy Yên (1938 - 2019) - Photo by Triet Tran |
Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2019
Đặng Tiến: Ngựa Phi Đường Xa
Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016
Đặng Tiến - Kỷ niệm 60 năm Giai phẩm, Nhân văn - 1956- 2016: kỷ niệm 60 năm Giai phẩm, Nhân văn
LTS. Rất nhiều sách báo đã viết về vụ đàn áp những văn nghệ sĩ chủ trương tạp chí "Nhân văn" và các "Giai phẩm" văn thơ ở Miền Bắc Việt Nam năm 1956, tới nay là đúng 60 năm. Góc cạnh chủ yếu trong phần lớn các bài viết là sự đàn áp trí thức trong một chế độ toàn trị. Điều này không sai, và bài viết mà chúng tôi đăng lại mới đây của nhà văn Lê Hoài Nguyên, tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa), nhấn mạnh tới khía cạnh "NVGP trước hết là một trào lưu tư tưởng, một cuộc cách mạng văn học đòi hỏi dân chủ hóa ở miền Bắc Việt Nam năm 1954-1960" góp thêm những chứng từ trong chiều hướng đó của một người trong bộ máy. Tuy nhiên, có phải đó là khía cạnh duy nhất (hay duy nhất đáng lưu ý) về vụ án văn học - chính trị này? Kinh nghiệm cho thấy ta luôn luôn cần cảnh giác với những thông điệp mà Đảng Công sản muốn đưa ra, nói một chuyện nhưng đằng sau lại ẩn giấu nhiều chuyện khác, thường là quan trọng hơn. Bài viết dưới đây của Đặng Tiến phân tích vụ án dưới một "góc nhìn khác" (mượn chữ của nhà báo Trương Duy Nhất), gợi cho người đọc những câu hỏi lý thú liên quan tới cuộc tranh giành quyền lực ở chóp bu ĐCSVN, những câu hỏi không phải không liên quan tới tình hình đất nước hiện nay. Bài viết đã được đăng trên mạng Talawas năm 2007, tác giả hiệu đính lại và gửi Diễn Đàn nhân kỉ niệm 60 năm vụ án. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.
Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015
Đặng Tiến - Chim và Rắn : cái nhìn tương đối trong văn chương Võ Phiến
![]() |
Võ Phiến và tác giả, sông Loiret 1986 |
Sau khi mình chết mà con cháu có làm tới quận công, sao bằng đang sống mà gặp được sự chung tình. (Võ Phiến)
Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015
Đặng Tiến - Nguyễn Bắc Sơn
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn |
Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012
Chuyện Rồng năm Nhâm Thìn
Thứ Bảy, 19 tháng 11, 2011
VŨ HỮU ĐỊNH, Tình Ca người lỡ vận
Tranh Thân Trọng Minh
Hát âm u trong đêm tói một mình . (tr.71)
Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011
Phạm Duy : thơ phổ nhạc
Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011
Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng
Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011
Thái Tuấn (1918-2007)
VỀ MỘT BỨC TRANH THÁI TUẤN (1918-2007)
Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011
Thảo Trường
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại Miền Nam trước 1975, qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi. Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cấp bực thiếu tá, ông là một trong những người tù lâu năm nhất : 17 năm cấm cố qua 18 trại giam từ Nam ra Bắc.
Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011
Sơn Nam, Việt Nam
Sơn Nam nhà văn, tác gia hàng đầu trong nền văn học Việt Nam đương đại, vừa qua đời trưa xế ngày 13 tháng 8, 2008, hưởng thọ 82 tuổi. Báo chí loan tin thường gọi ông là nhà văn Nam Bộ, vô hình trung, giới hạn tầm cỡ của một tác gia lớn ; cách gọi như vậy, là ưu ái, vô hình trung khoanh vùng văn hóa, tạo nên một thứ văn học da beo da báo, trên một đất nước đã hao xương tổn máu nhiều để đi đến thống nhất.
Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011
TRỊNH CÔNG SƠN: Tiếng Hát Hòa Bình (3)
Tâm lý thời đó, chủ yếu là chống chiến tranh. Và nói như Phạm Duy, ai mà chẳng phản chiến, cứ gì là Trịnh Công Sơn ?
Như vậy, từ đâu mà nhạc kêu gọi hoà bình của anh lại tạo nên hiện tượng ? Phải chăng từ vị trí Trịnh Công Sơn chọn lựa để tố cáo chiến tranh. Không nên nói giản lược : tự quan điểm nhân dân, vì nhân dân là một khái niệm chính trị khó định nghĩa, thậm chí còn bị nhân danh trong những mưu đồ đen tối.
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011
TRỊNH CÔNG SƠN: Tiếng hát Hoà Bình
LTS. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời ngày 1 tháng 4 năm 2001, đến nay là chẵn 10 năm. Để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài ba này, chúng tôi xin đăng lại một số bài viết về ông:
- Bài “Trịnh Công Sơn Tiếng Hát Hòa Bình” của Đặng Tiến, đăng trên tạp chí Văn Học, California, số 186-187 tháng 10 - 11/2001, vừa được tác giả bổ sung, sửa chữa, cập nhật hóa.
- Bài “Trịnh Công Sơn và Chiến Tranh” của Phạm Xuân Đài, tạp chí Thế Kỷ 21, California, số 145, tháng 5/ 2001. Diễn Đàn Thế Kỷ.
Báo Văn Học, California, số 39, tháng 4-1989, có ghi lại một buổi tọa đàm về bộ truyện Mùa Biển Ðộng của Nguyễn Mộng Giác, nhà văn Nhật Tiến đã phát biểu ngoài đề:
“Nói về tác phẩm văn nghệ mà ảnh hưởng rõ nét nhất, tôi nghĩ có lẽ mình chỉ có nhạc Trịnh Công Sơn, nó gây cái tâm lý phản chiến. Còn tác phẩm văn thơ của chúng ta nó chỉ bàng bạc thôi”. Anh còn khẳng định : “nó đi thẳng vào đời sống”. Nhà văn Hoàng Khởi Phong vùa vào: “Riêng với nhạc Trịnh Công Sơn, tôi nghĩ có đi thẳng vào lòng người” (tr. 55).
Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011
Nhớ thương Phạm Công Thiện
Phạm Công Thiện, mới qua đời tại Houston ngày 8.3.2011, với tôi là chỗ cố tri thân thiết, ngang trang ngang lứa, cùng tập tành bước vào nghề văn những năm đầu thập niên 1960.
Thời đó, Thiện đã có chút ít tiếng tăm vì từ 16 tuổi đã có soạn một từ điển tiếng Anh (Anh ngữ tinh âm Từ Điển, 1957) được Nguyễn Hiến Lê viết lời giới thiệu nồng hậu.