Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Thơ Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Thơ Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021

Đinh Từ Bích Thuý & Đặng Thơ Thơ: Đối thoại với Trịnh Y Thư - Văn chương Nghệ thuật & Những điều khác

DTT_PV_2.jpg

Đặng Thơ Thơ & Trịnh Y Thư

Café Centro Storico, Old Town Tustin, California, 11/13/2021.


Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau trong những buổi ra mắt sách, cà phê cuối tuần, triển lãm tranh, và những lần họp mặt khi có bạn văn từ xa đến. Chúng tôi có những trao đổi trong những không gian nghệ thuật về những cuốn sách vừa xuất bản, về những nhà văn yêu thích, về âm nhạc cổ điển, về những người bạn còn mất… Nhiều lần tôi được nghe Trịnh Y Thư chơi độc tấu Tárrega, Albéniz, Villa-Lobos, Barrios, và những bản cầm khúc anh soạn cho Tây Ban Cầm. Phỏng vấn dưới đây có thể được coi như những trích đoạn của những mẩu chuyện đã kéo dài trong nhiều năm tháng. Phỏng vấn sẽ bắt đầu với những câu hỏi về xuất bản của Đinh Từ Bích Thuý, qua phần trò chuyện về Văn chương Nghệ thuật giữa Trịnh Y Thư và Đặng Thơ Thơ.   – ĐTT


Đinh Từ Bích Thuý (ĐTBT): Thưa anh Trịnh Y Thư, lý do gì đã thúc đẩy anh tái lập nhà xuất bản Văn Học?


Trịnh Y Thư (TYT): Có nhiều lý do nhưng tựu trung vẫn là lòng đam mê sách vở, chữ nghĩa. Thêm nữa là sự dễ dàng trong việc in ấn nhờ vào các phương tiện kỹ thuật số hiện đại.


ĐTBT: Theo anh, số độc giả có nhu cầu đọc sách giấy vẫn như trước thời Internet, ít hơn, hay gia tăng?


TYT: Giảm nhiều lắm, thưa chị. Sự thật là ngày nay người ta ít ai đọc sách, sách văn chương lại càng ít hơn, mà chỉ liếc đọc trên mạng những thông tin hằng ngày trong vài ba phút rảnh rỗi hiếm hoi. Đời sống càng văn minh, hiện đại, con người càng tất bật, vội vàng, một nghịch lý hết thuốc chữa của đời sống.



Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2019

Thế Uyên: Đặng Thơ Thơ - Tình Dục Và Các Nhà Văn Nữ Di Dân Việt…

Một nhà văn nữ ở Mỹ có giọng văn trong sáng, tả tình yêu tình dục một cách lãng mạn, một thứ lãng mạn pha trộn Tự Lực Văn Đoàn và Francoise Sagan, nhưng có giọng kể như đùa bỡn, châm biếm nhẹ nhàng, đôi khi hơi chua hơi cay một tí, đó là Đặng Thơ Thơ, một nhà văn được xếp loại tương đối trẻ ở hải ngoại. Cô gia nhập làng văn hơi trễ, nghĩa là khi tuổi đời đã qua mức trưởng thành hơi lâu một chút, đã lấy chồng đẻ con, như mọi người. Nhưng nhân vật chính của văn chương Thơ Thơ lớn chậm: cứ là một cô bé gái hoài, một bé gái có nhận xét khá sâu sắc và cũng dịu dàng về “những người lớn”chung quanh, từ người bà đau đớn vì ung thư đến các nhân vật khác, như bà mẹ. Những bài văn của cô đăng lên và được nhiều độc giả chú ý, một phần vì văn chương, phần khác vì bút hiệu thơ mộng và ngộ nghĩnh: Thơ Thơ. Nhưng những người đã đọc và theo dõi văn cô, trong đó có người viết bài này, thấy ngứa ngáy làm sao khi đọc hết truyện này sang truyện khác, cô bé không chịu lớn. Đi ra đi vào nhiều truyện, vẫn cứ là bé gái. Bèn có lời giục giã: Lớn lên thôi chứ, cô bé!

Không biết có phải những lời thân hữu nhắc nhở như thế hay vì thời gian qua nhiều, nhân vật cô bé trong truyện của Thơ Thơ sau cùng cũng lớn: Trong một truyện đăng trên Thế kỷ 21, cô đã mười lăm hay mười sáu tuổi, và người yêu đầu tiên của cô là người đàn ông đứng tuổi có một vườn lan đẹp, vẫn thường mở rộng cửa cho cô cháu vào chơi, thưởng thức hoa. Toàn thứ hoa lan khi nở, nhìn kỹ từng bông, có cảm tưởng nhìn vào một khe suối Đào Nguyên nào đó, gợi tình gợi dục một cách hồn nhiên. Một ngày kia ông chú có việc đi xa, trao vườn lan cho cô cháu chăm sóc. Và khi vươn tấm thân trinh nữ thanh mảnh lên tưới lan, cô chợt khám phá ra mình đã yêu ông chú. Thế thôi, xong một truyện tình mới lớn. Trong sáng và trong sạch như các hoa lan mới nở trong truyện cũng như ngoài đời.

Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Nhà xuất bản Giấy Vụn - Giới thiệu "ĐÀNH LÒNG SỐNG TRONG PHÒNG ĐỢI CỦA LỊCH SỬ"

Nhà văn Cung Tích Biền
LỜI GIỚI THIỆU CỦA NXB GIẤY VỤN: Nhà văn Cung Tích Biền, trước tiên là thuộc dòng Văn học Việt Nam Cộng Hòa. Ông là một Nhà văn Độc lập, đã thành danh từ lâu trước 1975.

Sau biến cố tháng 4-1975 ông ở lại trong nước cho tới ngày hôm nay, 2015. Sống với chế độ mới, ông gác bút 12 năm, và “tái xuất giang hồ” vào năm 1987, với một bút lực sung mãn, phong văn nhiều phần khác trước. Theo rất nhiều các tiểu luận, nhận định của nhiều nhà phê bình văn học, về sáng tác của Cung Tích Biền đều có chung một nhận định, là súc tích, tài hoa, nhân bản và minh triết.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Đinh Quang Anh Thái - Đặng Thơ Thơ nói về 20 năm văn học miền Nam (1954-1975)

Nhà văn Đặng Thơ Thơ. (Hình: Uyên Nguyên)

LTS: Vào hai ngày, 6 và 7 Tháng Mười Hai, sắp tới, hội thảo Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954-1975) sẽ được tổ chức tại nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo ở Westminster. Gần 20 nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình và nghiên cứu văn học tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Úc sẽ trình bày và phân tích những đặc điểm, thành tựu và ảnh hưởng của văn học miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975. Ban tổ chức gồm nhật báo Người Việt, nhật báo Việt Báo, báo mạng Tiền Vệ và báo mạng Da Mầu. Nhân dịp này, nhà văn Đặng Thơ Thơ dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, do nhà báo Đinh Quang Anh Thái thực hiện.

Thứ Bảy, 3 tháng 8, 2013

Đặng Thơ Thơ - Hoàng Đạo, Tính Diễu Nhại và Tinh Thần Hậu Hiện Đại trong những tác phẩm chưa xuất bản


Đặng Thơ Thơ

(Đã được tác giả trình bày trong hội thảo về TLVĐ, ngày 7 tháng 7, 2013 tại hội trường báo Người Việt, Little Saigon, Nam California)


Nhà văn Đặng Thơ Thơ

Hoàng Đạo thường được nhắc tới như lý thuyết gia của Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ), linh hồn chống đối của Phong Hóa và Ngày Nay (PH_NN), ngòi bút vô úy trong đấu tranh cách mạng (Võ Hồng, 37-38). Tuy vậy, viết và nghiên cứu về Hoàng Đạo không dễ, vì công việc này đòi hỏi một cách tiếp cận khác với những người viết khác trong TLVĐ: nghĩ đến Nhất Linh, Khái Hưng, hay Thạch Lam, chúng ta thấy họ là nhà văn, nghĩ đến Thế Lữ, Tú Mỡ, hay Xuân Diệu, chúng ta biết họ là nhà thơ. Khi nghĩ về Hoàng Đạo, chúng ta khó quy về một mặt, một thể loại, một khuynh hướng để chỉ dựa trên đó mà nhận định đầy đủ, khách quan, và công bằng về ông. Trong quá trình thực hiện một vài chuyên đề về Hoàng Đạo, tôi “khám phá” ra ông như một trí thức đa diện: nhà báo, nhà văn hóa, nhà tư tưởng, nhà văn hiểu theo nghĩa rộng, nhà cách mạng xã hội, dựa trên những gì ông đã viết ra không ngưng nghỉ trong thời gian làm PH-NN, trong đó ông đóng vai trò chủ lực về đường lối và chủ trương vận động xã hội, văn hóa, chính trị với mục tiêu là cách mạng giải phóng Việt Nam khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp.

Cùng với Nhất Linh và Khái Hưng, Hoàng Đạo là một trong những nhà văn dấn thân nhất của TLVĐ.  Các bài viết của ông phần lớn thuộc thể loại biên khảo và tiểu luận, nội dung của các bài viết đòi hỏi sự can đảm, lòng yêu nước, và kiến thức uyên bác, mang tính tranh đấu và đối đầu trực diện với thực dân Pháp, mang tính giáo dục quốc dân và truyền bá những tư tưởng cấp tiến, để trang bị kiến thức chính trị xã hội và tạo tinh thần cách mạng cho thanh niên thời ấy. Trong thời gian làm Phong Hóa (từ số đầu ngày 16/6/1932 đến số cuối 190 ngày 5/6/1936), ông phụ trách các mục Người Và Việc, Từ Nhỏ Đến Lớn, Từ Cao Đến Thấp. Cùng thời gian này ông còn viết Trước Vành Móng Ngựa, Những Cuộc Điều Tra Phỏng Vấn Không Tiền Khoáng Hậu, và Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, là những thể loại khác mà tôi sẽ trình bày sau trong phần nhận định ông như một nhà văn đương đại. 

Hoàng Đạo là cây viết đảm trách phần chính luận về nội dung và đường hướng của tờ Ngày Nay từ 30 tháng 1, 1935 đến số cuối cùng 6 tháng 8, 1940. Chúng ta thấy HĐ luôn luôn thực hiện một công trình dài hơi nào đó dàn trải qua phần tiểu luận trong suốt 224 số báo, bên cạnh các mục thường xuyên Người và Việc, Từng Tuần Lễ Một, và Ngày Nay Trào Phúng. Ông đi từ Mười Điều Tâm Niệm viết cho tầng lớp thanh niên, Vấn Đề Cần Lao nhận định về thực trạng lao động dưới chế độ Pháp thuộc, Chính Trị và Đảng Phái giới thiệu và phân tích các chế độ và chủ nghĩa chính trị cách mạng trên thế giới, Công Dân Giáo Dục hướng dẫn bổn phận và nghĩa vụ của một người dân trong xã hội vừa trong tư cách một công dân thế giới, Thuộc Địa Ký Ước là một bản cáo trạng xác thực về chủ nghĩa và chế độ thực dân. Có Cứng Mới Đứng Đầu Gió là loạt bài cuối cùng của Hoàng Đạo về các vấn đề luật pháp trong xã hội Việt Nam thời đó. Trong loạt bài này ông lấy bút hiệu Tường Vân, từ Ngày Nay số 200 đến số cuối cùng 224. Riêng trường hợp cuốn Bùn Lầy Nước Đọng, năm 1938 vừa xuất bản đã bị Chính Phủ Thuộc địa Pháp ra lệnh thu hồi, cấm tàng trữ và lưu hành vì nội dung cấp tiến bị coi là nguy hại cho chế độ thực dân Pháp. Tất cả những công trình vừa kể, trừ Mười Điều Tâm Niệm và Bùn Lầy Nước Đọng, đều chưa được xuất bản vì Ngày Nay bị đóng cửa sau số báo ngày 7 tháng 9, năm 1940 và cuối năm đó Hoàng Đạo bị Pháp bắt giam và đưa đi an trí tại Vụ Bản. Ông bị tra tấn bằng nhiều cực hình dã man và đây có thể là nguyên nhân dẫn đến cái chết trẻ ở tuổi bốn mươi hai của một người trước đó khỏe mạnh và có nếp sống mẫu mực điều độ. Với vai trò đầu não trong TLVĐ và PH-NN, những công trình nghiên cứu về ông không nhiều. Tôi chỉ được biết số chuyên đề về Hoàng Đạo do tạp chí Văn thực hiện năm 1968 tại Sài Gòn, cuốn Hoàng Đạo- Nhà Báo- Nhà Văn của tác giả Vu Gia (nxb Văn Hóa, Hà Hội, 1997), và chuyện đề Hoàng Đạo do Tạp Chí Thế Kỷ 21 thực hiện, số 199, tháng 11 năm 2005 ở California. Tôi cho rằng vì những nguyên do sau:
Phần lớn những công trình của HĐ chưa được xuất bản. Tất cả vẫn còn nằm trong mấy trăm số báo Phong Hóa-Ngày Nay, cho đến gần đây mới được số hóa và công bố trên mạng. 

Khi nhận định về HĐ, theo nhà văn Thế Uyên trong bài viết “Đọc và Đặt Lại Vị Trí Hoàng Đạo” (74),  phần lớn những người viết đều chỉ biết tới hay chỉ coi trọng con người HĐ nhà văn, và lơ là con người HĐ toàn diện. Theo nhà phê bình Thụy Khuê, phần lớn những nhận định về Hoàng Đạo trong nước được viết theo “kiểu phê bình thành kiến, xây dựng trên thành kiến của một người khác” (30), bắt nguồn từ việc đánh giá đầy thiên kiến của Vũ Ngọc Phan, và sau đó được Nguyễn Văn Xuân trên tạp chí Văn 107&108 và Văn Tâm trong cuốn Từ Điển Văn Học dựa trên đó viết tiếp hay sao chép, là một thí dụ điển hình.

HĐ xử dụng hầu như tất cả những thể văn: nghị luận, biên khảo, ký sự, sáng tác, châm biếm, diễu nhại. Trong khi đó, khuynh hướng chung khi nhìn Tự Lực Văn Đoàn, là nhìn về mảng tiểu thuyết, và thơ mới. Vì vậy chỉ có hai cuốn Con Đường Sáng và Tiếng Đàn của ông được kể vào thể loại sáng tác. Trong bài viết này, tôi sẽ không khảo sát Con Đường Sáng, là cuốn truyện dài HĐ viết tiếp sau khi Nhất Linh đã hoàn tất một vài chương đầu, lý do là vì cuốn truyện này vẫn theo hình thức chung của tiểu thuyết TLVĐ. 

Những sáng tác khác của HĐ không nằm trong khuynh hướng tiểu thuyết thông thường của TLVĐ. Trong Hậu Tây Du, Những Cuộc Phỏng Vấn Không Tiền Khoáng Hậu, ngôn ngữ chủ đạo của HĐ là trào phúng, diễu nhại, và châm biếm. Một lý do nữa, tuy không hiển hiện, nhưng có thể cảm nhận, là cách các nhà phê bình Việt Nam nhìn về thể loại châm biếm, trào phúng, diễu nhại trong văn học, coi nhẹ thể loại sáng tác này. Đây là một điểm khác với cách văn học Tây Phương trong cách nhìn và đánh giá thể loại diễu nhại hài hước. Vào thời điểm của TLVĐ, những tiểu thuyết của Nhất Linh, Khái Hưng đã định hình một khái niệm chung thế nào là  tiểu thuyết, và đã hình thành những nguyên tắc chung về cấu trúc, chất liệu, bố cục, nhân vật. Những thứ HĐ viết mà tôi sẽ phân tích sau đây không thuộc vào dòng tiểu thuyết đó. Tuy không thể bỏ qua giá trị tư tưởng và văn học trong những tác phẩm này, người đọc có thể gặp lúng túng khi tìm cách xếp loại chúng. Một trong những đặc tính, và cũng là bất lợi cho thể loại diễu nhại, là tác động của nó tùy thuộc vào sự nhìn nhận, ghi nhớ, và thấu hiểu những tác phẩm nguồn bị chúng diễu nhại, cả về phong cách lẫn diễn ngôn. Khoảng cách thời gian giữa công chúng đọc và tác phẩm diễu nhại càng xa thì việc dựng lại bối cảnh ra đời, mục tiêu, lẫn đối tượng bị diễu nhại càng thêm khó khăn. Điển hình là thời gian đã tạo ra những nứt rạn và mảnh vụn trong kiến thức người đọc đương đại về những vấn đề đặt ra trong những hài kịch cổ Hy Lạp của Aristophanes hay Euripides (Dentith 39). Ngoài ra, những bài châm biếm diễu nhại hay được nhìn như thể loại báo chí có tác động cấp thời hơn là một tiểu thuyết để nói lên những vấn đề lớn lao của con người và đời sống. Nhưng ở vào thời điểm hiện nay, trong bối cảnh văn học hậu hiện đại, tôi nghĩ chúng ta nên thử tìm ra một cách đọc mới về Hoàng Đạo để có thêm một nhìn nhận khác hơn về những điều ông viết. Tôi sẽ tập trung vào việc phân tích và so sánh những tác phẩm chưa xuất bản (trừ Trước Vành Móng Ngựa) của HĐ trong tương quan với hình thức văn chương hậu hiện đại, cách vận dụng những chất liệu văn hóa đại chúng vào tác phẩm, và việc sử sụng thể loại diễu nhại hiện nay trong phim ảnh, tư liệu, và truyền thông truyền hình.

Các thuộc tính Hậu Hiện Đại trong những sáng tác chưa công bố của Hoàng Đạo: 
Là một trào lưu, một phong cách, hậu hiện đại và khái niệm diễu nhại ở đây bao gồm việc nhái lại, dưới nhiều hình thức, các tác phẩm văn hóa hay nghệ thuật khác, bao gồm nhưng không giới hạn trong kiến trúc, âm nhạc, kịch nghệ, văn chương. Việc nhái lại này mang tính hài hước hoặc châm chọc, thông qua cách xử dụng ngôn ngữ, văn phong, hay dựng lại cốt truyện và nhân vật phỏng theo những văn bản trước đó. Diễu nhại và châm biếm, bàn về những vấn đề trọng đại hay phù du, mang trong nó bản chất hiện sinh, thể hiện qua nhiều hình thái nghệ thuật, từ Dada và Pop Art trong tạo hình, đến âm nhạc của Erik Satie và Moussorgsky, đến múa hiện đại của Myra Kinch, cho đến các show truyền hình sitcom, cartoon, cho đến điện ảnh như các phim tài liệu của Michael Moore chẳng hạn. Việc xếp loại châm biếm và diễu nhại là một định nghĩa mở cho bất cứ những vấn đề nào mang thông điệp về con người và chính kiến, kể cả tranh vẽ trên đường phố (graffiti), những cuốn niên giám sự kiện thế giới (almanac), những ghi chép trong văn phòng, những liên hoan phim diễu nhại (Mock Festivals).

Đặc tính của văn chương hậu hiện đại là sự pha trộn nhiều thể loại, văn bản không bị đóng trong một thể loại cố định, văn bản mang tính phân tán, phân mảnh, nội dung văn bản mang tính nước đôi hay đa nghĩa, và đặc biệt là tính liên văn bản trong tác phẩm – trong đó sự quy chiếu với những văn bản trước đó trong quá khứ đóng một vai trò đáng kể. Các tác phẩm hậu hiện đại xử dụng nhiều thông tin và tự sự trong văn hóa đại chúng, nhiều khi xử dụng những yếu tố này theo cách rất thặng dư, lạm phát, và bất định, dẫn đến việc tác phẩm không có một kết thúc rõ ràng. Ngoài ra, diễu nhại mang tính cách chủ đạo trong việc quy chiếu đến những văn bản khác. Có thể kể những tác phẩm hậu hiện đại xử dụng diễu nhại và liên văn bản như Possession của Antonia Byatt (1990), The Cure for Love của Jonathan Bate (1998), Oscar and Lucinda của Peter Carey (1988), The British Museum is Falling Down của David Lodge (1965), và nhiều tác giả khác theo phong cách này như Umberto Eco, John Fowles, Jonathan Coe, Alasdair Gray, John Barth, v.v...  Mặc dù có những khác biệt, các tác phẩm vừa kể đều mang một đặc tính chung là việc xử dụng lại những sản phẩm văn hóa hay/và văn học trước đó trong quá khứ, và cho thấy tính liên tục và cùng lúc khoảng cách giữa những tác phẩm hay sự kiện văn hóa được quy chiếu lúc đó với chính bản thân tác phẩm hậu hiện đại (Dentith 164).

Hậu Tây Du và Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, tính liên văn bản, vận dụng văn hóa đại chúng, và tinh thần diễu nhại:
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa (PH số 131 - PH số 138) ít được nhắc đến vì Phong Hóa bị đóng cửa sớm vào năm 1936. TQCDN xử dụng hình thức liên văn bản dựa trên một tác phẩm rất phổ cập trong văn hóa đại chúng và thêm thắt nhiều yếu tố thời sự chính trị, dẫn đến nhiều cách và nhiều tầng đọc khi tiếp cận văn bản. Việc đọc một tác phẩm liên văn bản thú vị ở chỗ nó mở ra nhiều thời gian chồng lấp trong một không gian, nhiều thứ văn hóa tương tác và nhiều lớp ngữ nghĩa trên một không gian truyện. Trong TQCDN, HĐ cho những nhân vật được “tôn sùng” như Lưu Bị, Quan Công, Khổng Minh hành xử một cách trẻ con ấu trĩ như một cách lật đổ những thần tượng văn hóa Trung Hoa khỏi tâm thức Việt. Cuối truyện ông dựng cảnh Tôn Phu Nhân đi chơi với Lưu Huyền Đức bằng một kỹ thuật “phá rối” ngôn ngữ: 

“Trong khoang thuyền, Tôn Phu Nhận tựa đầu lên vai Huyền Đức mà cất tiếng hát du dương:
Nói với tôi ái tình… 
Lại nói với tôi những cái đồ mềm…
Bài hát ấy truyền tụng đến tận bây giờ. Có người Pháp thấy hay, phổ vào đàn tây và dịch ra rằng:
Parlez-moi d’amour…
Recitez-moi des choses tendres…”

Vì khoảng cách thời gian, tôi không chắc nguyên nhân dẫn đến đoạn diễu cợt này. Tham khảo ý kiến của nhà phê bình Thụy Khuê, tôi được giải thích có lẽ HĐ “muốn chế Ngô Tất Tố; vì lúc đó cụ Tố là cụ đồ nho, hay bị chế diễu là không biết chữ Tây, mà nhóm Ngô Tất Tố là nhóm đối lập với TLVĐ, hoặc cũng có thể HĐ muốn chế Phạm Quỳnh, là ngưòi mà ông cho là cứng ngắc; không có tình cảm, nên thay vì dịch des choses tendres là những lời êm ái, thì lại dịch sát nghiã là những cái đồ mềm.” Ngay cả khi không thể chắc chắn đối tượng của việc diễu cợt này, rõ ràng khái niệm dịch thuật ở đây đã bị “đánh phá” trong tinh thần hậu hiện đại: trên thực tế, một bài hát tiếng Tây dịch lủng củng sang tiếng Ta, nhưng trong văn bản lại là nguyên tác tiếng Việt rồi người Pháp phổ nhạc và dịch sang tiếng Pháp. Đây là tinh thần mập mờ, nước đôi, đa nghĩa, dùng ngôn ngữ Việt xâm nhập vào ngôn ngữ Pháp, khuấy rối ngôn ngữ của kẻ mạnh bằng tinh thần diễu nhại, châm biếm, trào phúng của trí thức yêu nước Việt Nam. Đặt tiếng Việt song song và ngang hàng với tiếng Pháp, Hoàng Đạo muốn diễu cợt những kẻ sính tiếng Pháp cho ra dáng trí thức, cũng như những người tôn sùng thái quá vào văn hóa Trung Hoa. Vì ngay sau đó Hoàng Đạo kết thúc truyện bằng “Lời bàn của nhà sử ký Trần Trọng Kim “Có người bảo, truyện Tam Quốc đến đây chưa kết liễu, Khổng Minh còn phò tá Lưu Bị lấy Ích Châu, chia  ba thiên hạ làm ra thế chân vạc. Nhưng đó là sự hoang đường, không đáng tin. Việc xảy ra đã mấy ngàn năm về trước, như câu truyện Sơn Tinh Thủy Tinh, câu chuyện móng rùa của An Dương Vương, và câu chuyện Lưu Huyền Đức lấy Thục đều là những truyện không căn cứ, không đáng những  học giả như tôi và các vị để ý đến.” (PH 138, 1/3/1935)

Có thể đặt câu hỏi rằng: chuyện Khổng Minh phò Lưu Bị chiếm Tứ Xuyên lập nước Thục là có thật, không hiểu tại sao HĐ lại viết như thế?

Xem xét lại cấu trúc của TQCDN, mỗi chương lại có lời bàn của những nhân vật đương thời (thay vì Kim Thánh Thán) như Nguyễn Tiến Lãng, Dương Bá Trạc, ông Chánh Ngọt, Trần Trọng Kim, cô Nguyễn thị Kiêm, v.v…, có thể nói rằng đây là một sự chất vấn và lật đổ những giá trị Khổng giáo được dùng làm khuôn vàng thước ngọc cho dân Việt. HĐ dùng gậy ông đập lưng ông, xử dụng chính hình thức văn hóa đại chúng để xâm nhập cách nhìn đại chúng. Việc vận dụng hình thức kể chuyện gắn chặt với mục tiêu của nội dung là một đặc điểm của văn chương hậu hiện đại, trong đó việc đọc nội dung một văn bản không thể tách rời khỏi việc quan sát hình thức, cấu trúc, và kỹ thuật dựng truyện của tác giả trên văn bản đó. Sự (làm ra) mơ hồ trong lời bàn về lịch sử của Trần Trọng Kim là một cách đặt vấn đề về tính tương đối của mọi kiến thức, trong đó có khái niệm lịch sử luôn luôn là một cách diễn dịch lại, không phải và không bao giờ là một chân lý. Đây cũng là thuộc tính của hậu hiện đại, chống lại những giá trị được coi là xác thực, giữ vị trí trung tâm, và là hệ quy chiếu trong một trật tự mang tính áp chế của quyền lực.

Đọc Hậu Tây Du, điều đầu tiên đập vào ý thức người đọc là tính nước đôi của văn bản. HĐ dùng chính văn phong của Hậu Tây Du để kể hành trình sự nghiệp của Phạm Quỳnh từ lúc làm báo Nam Phong đến khi vào Huế nhận chức Lại Bộ Thượng Thư của triều đình. Lời mở đầu của HTD như sau: 
“Thay lời tựa
Có người hỏi: tại làm sao lại có chuyện Hậu Tây Du này? 

Xin trả lời rằng:
Ngày xưa, Tề thiên Đại thánh cùng hai sư đệ phò Đường-Huyền-Trang đi lấy Kinh, trải qua bao nhiêu sự hiểm trở gian nan mới thành công quả. Người đời nhân đó mới đặt nên chuyện Tây Du, kỳ kỳ quái quái.
Ngày nay, Phạm Quỳnh tiên sinh, tuy phép thần thông không được bằng Đại- Thánh, náo được thiên đình, ăn trộm được tiên đan, nhưng cũng có lắm điều sở đắc, cũng đã có phép hô được quốc tiền quốc túy, cũng đã từng nhảy vô Hoàng Cung, đội mũ đi hia, và kể về mặt mũi hình dung thì còn xinh đẹp hơn Tôn ngộ Không nhiều.

Thế cho nên, Phạm tiên sinh phò Hoàng Hậu vượt biển như Tây, khó nhọc vất vả ra sao, mắt thấy tai nghe những gì, mơ ước nghĩ ngợi thế nào, chắc là còn kỳ kỳ quái quái gấp trăm gấp nghìn những sự kỳ quái trong chuyện Tây Du.

Nhân đó, mới đặt ra chuyện Hậu Tây Du này vậy.”

Với Hậu Tây Du, Hoàng Đạo đã phần nào trình bày chủ trương của Tự Lực Văn Đoàn (TLVĐ) là dùng tinh thần hài hước để đả kích người và việc thời ấy.  Đả kích quan lại và hệ thống quan trường là một trong những mục tiêu của TLVĐ, và riêng trường hợp HĐ, năm 1935  ông đã được bổ nhiệm làm tri huyện nhưng từ chối, chọn cách sống đúng như  điều tâm niệm thứ 8: “Cần Sự Nghiệp, Không Cần Công Danh.” Xin mở ngoặc là điều tâm niệm này được đưa ra để chống lại lòng ham muốn làm quan của thanh niên và trí thức thời đó. Bởi vì làm quan trong tình thế đất nước như vậy làm việc cho chính quyền bảo hộ và là một hình thức tay sai ngoại bang (Thế Uyên, 80).  HĐ đã phê phán trường hợp Phạm Quỳnh một cách rất tiên tri: “Nhưng nên nghĩ rằng ông Quỳnh có để tiếng lại về sau, sẽ không bao giờ vì ông đã thành một trong tứ trụ triều đình, mà sẽ nhờ đời văn chương của ông mà ông đã từ bỏ.” Khi viết như vậy, ta nên hiểu rằng HĐ đã lấy làm tiếc cho PQ, và sự châm chọc nhân vật Thượng Chi (tức Phạm Quỳnh), không xuất phát từ cảm tính cá nhân, vì HĐ và TLVĐ châm chọc tất cả những gì họ xét rằng đi ngược với trào lưu tiến bộ và cuộc vận động cách mạng xã hội của họ. Đối tượng diễu nhại không phải nhân vật PQ, mà là lý tưởng ông chọn lựa và đề xướng, trực tiếp hay gián tiếp. Trên đường tầm sư học đạo để được làm quan, được đội mũ cánh chuồn, Thượng Chi gặp một người mắt xanh như mắt mèo ở bên Tây Phương sang, tự xưng là Mạc Tiên Chân Nhân (một phúng dụ của HĐ về thực dân Pháp). Thượng Chi khẩn khoản được người mắt xanh thu nhận làm đệ tử. Và đây là thử thách đầu tiên mà Thượng Chi phải trải qua: 
“Kỳ nhân vội vàng đến gần cung kính chìa hai tay ra. Người mắt xanh bèn khạc vào tay kỳ nhân một miếng đờm lớn rồi mỉm một nụ cười chế nhạo:
- Đấy! Phép tiên của ta chỉ có thế, nhà ngươi có thích thì nuốt đi.

Phạm kỳ nhân định nhỡn nhìn bãi đờm, rật mình kinh hãi. Bãi đờm màu xanh, nổi lên những tia màu đỏ thắm, kể người thường trông thấy hẳn phải lợm giọng, dẫu ai bảo nuốt xong là thành tiên phật cũng không dám bỏ vào miệng. Nhưng kỳ nhân không phải là người thường, cố giương mục kỉnh để ngắm kỹ của vưu vật ấy. Thì bỗng mục kỉnh hóa ra cặp kính hiển vi, và dưới cặp kính đó, bãi đờm hóa to lên gấp bốn năm trăm lần.

Không hay cảm động như kỳ nhân cũng đâm ra hoảng hốt. Vì trong bãi đờm, kỳ nhân trông rõ từng đám vi trùng lớn bằng những con dòi một, lổn ngổn bò ngang bò dọc. Kỳ nhân vội nhắm nghiền mắt lại, nhưng trước mắt, vẫn thấy hiện ra màu xanh rùng rợn của bãi đờm. Kỳ nhân buồn rầu mà nghĩ rằng:
- Ta bây giờ thật là khó xử. Nuốt ư? Không nuốt ư? Trời ơi! Biết làm sao đây.

Nhưng Kỳ nhân thấy trong tâm trí nẩy ra ý tự kiêu rằng tình cảnh của kỳ nhân lúc ấy giống tình cảnh của các nhân vật của nhà kịch sĩ Corneille. Và một cuộc tranh đấu kịch liệt làm náo động linh hồn lớn lao của Kỳ nhân. Mặt Kỳ nhân lúc hồng hào, vui vẻ, lúc tái ngắt.

Bỗng Kỳ nhân nức nở khóc rằng:
- Nuốt ư? Sẽ phải tự hạ nuốt cục đờm đầy vi trùng ghê gớm, lỡ ra mang hận suốt đời.

Rồi lại nức nở cười rằng:
- Nhưng nuốt đi sẽ được học đạo, sẽ thoát được cái xác thịt bạch đinh mà bay lên cao vót.

Đoạn, lại cười lên ba tiếng:
- Không nuốt ư? Sẽ khỏi phải chịu cái khổ nhục nuốt đờm.

Nhưng lại khóc luôn ba tiếng:
- Nhưng không nuốt thì cái công tìm thầy học đạo chẳng hóa ra uổng lắm ru.

Và Kỳ nhân nghĩ đến những người đời xưa đi tu tiên cũng phải chịu khổ nhục nuốt đờm. Kỳ nhân bèn cười một mắt, khóc một mắt, rồi lấy hết can đảm há miệng thật to như miệng cá ngão, ném tuột cục đờm vào miệng nuốt thật nhanh. Tức thì một thứ mùi kỳ dị xông lên, rồi kỳ nhân thấy bụng sôi lên sùng sục. Trong lúc ấy người mắt xanh hả hê lắm.

Phạm kỳ nhân nuốt xong, thấy thân thể tự nhiên trở nên nhẹ nhàng, rất lấy làm sung sướng, vội phủ phục trước mặt người mắt xanh. Người mắt xanh nín cười mà bảo rằng:
- Nhà ngươi có thể dạy được. Chịu khổ nhục đã khá lắm rồi. Miếng đờm nhà người vừa nuốt, ta đã khổ công lấy khinh khí luyện cho đặc lại, nay vào trong bụng nhà ngươi sẽ làm cho thân thể biến ra nhẹ nhàng có thể bay lên cao được.”
(Ngày Nay số 170, ra ngày 15.7.1939)

Hậu Tây Du diễu những tranh luận và bút chiến giữa Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh qua những màn giao đấu rất ngoạn mục giữa Thượng Chi và Văn Vĩnh Tử:  “hiến pháp chùy” đấu với “trực trị gươm”, cây gậy “quốc hồn phan” đấu với sợi dây “thực tế thằng”, “điếu cầy quốc túy” đọ sức cùng “vòng âu tây tư tưởng”. Trước khi giao chiến Phạm Quỳnh còn niệm thần chú “có đồng đẳng mới bình đẳng được.” Để hiểu tất cả những điều này người đọc cần quy chiếu đến những gì đang xảy ra trong làng báo thời ấy và trong bối cảnh chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù của Việt Nam vào giai đoạn được nhắc đến. Liên tiếp dùng hình thức diễu nhại và châm chọc, HĐ áp dụng văn phong Tây Du Ký và “sáng tác” ra những đạo pháp mà người mắt xanh muốn truyền thụ cho Thượng Chi bằng phương pháp chơi chữ, như Nông Tự Môn Trung, hay Bốc Tự Môn Trung. Cách chơi chữ gợi ý cho người đọc hình dung một cách diễn dịch khác của hai cụm từ, một cách diễn dịch mang tính tượng hình và tượng thanh đặc thù của ngôn ngữ Việt, “nong” và “bốc” mùi từ giữa miệng. Hay với phép đằng vân, Thượng Chi có thể nhảy cao và đi xa, một bước 600 km đi từ Hà Nội vào ngay Huế (làm quan cho triều đình).

HTD chỉ sống được có sáu số và bị kiểm duyệt số vào số 177. Chân dung Hậu Tây Du  phần 5 trên Ngày Nay (số 177- ngày 2/9/1939) là một trang trắng lớn với 2 gạch chéo X. Cho đến bây giờ, không ai biết được HĐ định lái câu chuyện HTD về đâu. Phần kết truyện sẽ là một bí mật không giải đáp. Đồng thời gạch chéo X gợi ra những câu hỏi: Vì sao? Mức độ động chạm đến những nhân vật nào? Nếu chỉ là truyện diễu nhại thì có đáng bị kiểm duyệt đến thế, vì vốn “truyền thống” của nhóm Tự Lực Văn Đoàn vẫn là đả kích, diễu cợt, châm biếm? Có những thế lực nào cao hơn nhúng vào vụ này chăng? Chắc chắn Hậu Tây Du không chỉ là truyện diễu nhạo cho vui, căn cứ vào số phận mà kiểm duyệt dành cho nó, cũng như căn cứ vào những bài báo cùng thời gian ấy, cụ thể là bài viết của Thanh Tịnh về các Cuộc Tây Du, bài của Trạng Quỳnh Báo công kích việc ông Phạm Quỳnh vận động trở lại Hiệp Ước 1884; và bài nghị luận sắc sảo của Hoàng Đạo, phân tích mặt phản động của việc quay lại Hiệp Ước kể trên (xem chuyên đề Hoàng Đạo trên Da Màu). Theo Tú Mỡ: “… Lý do chính trị là lúc ấy cái chính phủ Nam triều cải tổ đang vận động để Pháp đình trở lại thi hành triệt để hiệp ước Pháp-Nam 1884 mà thực dân Pháp trong hơn 50 năm đã được đàng chân lân đàng đầu, cướp hết quyền lực về kinh tế, tài chính, quân sự, ngoại giao, đến nỗi cái triều đình Huế thực tế chỉ còn lại quyền cai quản đám mũ cánh chuồn, lũ lính sà cạp vàng, cúng tế tổ tiên nhà Nguyễn, tế Nam Giao, phong hàm cho công chức Annam, phong sắc cho bách thần… Bấy giờ chính phủ bảo hộ muốn giở trò mị dân để “Pháp-Việt đề huề”, cùng lo phòng thủ Đông Dương, trong lúc tình hình quốc tế thay đổi, gay go, phức tạp. Có những đế quốc mạnh hơn Pháp, như Đức, Nhật, Mỹ đang tranh giành thế lực với Pháp ở Đông Nam Á, đang thèm thuồng nhòm nhỏ miếng mồi Đông Dương béo bở. Cho nên Pháp phải gây lại uy tín cho triều đình Huế, hòng lấy lòng người Annam. Phong Hóa châm chọc vua Bảo Đại hồi loan, con cưng của Pháp, lẽ dĩ nhiên Pháp không thể để yên như trước” (Tú Mỡ, 32-33). Và như vậy, ẩn dụ nằm trong HTD là chống đối gián tiếp chính quyền thực dân đương thời. Mở đầu với một thông điệp mang tính nước đôi và kết thúc với một yêu cầu truy cứu liên văn bản (Tú Mỡ, Thanh Tịnh, Trạng Quỳnh Báo, nhận định sau đó của HĐ…), hành trình của Hậu Tây Du không đóng lại với các gạch chéo X, ngược lại nó là một chuyến viễn du thú vị qua nhiều chứng cứ thu thập được, như một câu hỏi nằm sau bề mặt diễu nhại. Việc thiếu vắng một kết thức cụ thể càng làm tăng tính mở, tính bất định của văn bản, một sáng tác mà đối tượng đả kích không hẳn là một cá nhân, mà là một chế độ, một quan niệm sống, và cả một hệ thống quan lại và thực dân liên kết lại. Kết thúc bằng một trang lớn bỏ trắng với hai gạch chéo, việc kiểm duyệt đục bỏ có lẽ, theo tôi, là kết thúc hay nhất và thích hợp nhất cho HTD. Nó nói lên tinh thần chống đối của HĐ và của TLVĐ, cho thấy tự do tư tưởng và tự do ngôn luận là những quyền TLVĐ không ngừng tranh đấu và cho đến tận bây giờ quyền ấy vẫn còn là một viễn tưởng xa vời trong xã hội Việt Nam. 

Những Cuộc Phỏng Vấn Không Tiền Khoáng Hậu- phóng sự giả hay tiểu thuyết thật?

Kéo dài từ PH số 139 đến 159, mục tiêu của Những Cuộc Phỏng Vấn Không Tiền Khoáng Hậu (NCPVKTKH) là lật tẩy những nét giả dối, tiêu cực, và vô hiệu của chế độ quan trường, và đả phá những cách nghĩ đã bám rễ vào truyền thống văn hóa của người Việt. NCPVKTKH gồm 3 phần: Đi Thăm Mũ Cánh Chuồn phỏng vấn giới quan lại từ thượng thư Phạm Quỳnh đến tổng đốc Vi Văn Định và tổng đốc Hoàng Trọng Phu (sau hai bài phỏng vấn hai vị tổng đốc này thì PH bị đóng cửa mất 3 tháng). Đi Thăm Mũ Ni là cuộc điều tra các chùa chiền như chùa Quán Sứ, chùa Bà Đá. Đó cũng là thời gian PH tường thuật nhiều tin không hay về tăng giới như thầy tu ăn thịt, làm tiền bằng cách bán thuốc phiện lậu, lấy tiền phật tử nhờ lên đồng, xuống xóm chị em bị bắt quả tang, sư có vợ, vợ sư có chửa, ở chung với sư trong chùa, v.v.. qua những bài phóng sự của Trọng Lang. Đi Thăm Mũ Giấy là cuộc phỏng vấn những người đã chết, trong đó có Khổng Tử, Đức Phật, và Diêm Vương. Qua những cuộc đối thoại này, HĐ chất vấn giá trị của đạo Khổng, tính cách tiêu cực chịu đựng của đạo Phật, và những ý tưởng mê tín về đời sống sau cái chết. Đoạn đối thoại với Diêm Vương diễu nhại tính luân lý của sự trừng phạt ở một “kiếp sau” tưởng tượng: 
“Trong một phố vắng, trước một cái vườn hoa trồng tường vi và dâm bụt, lâu đài của đức Diêm Vương trông có vẻ đồ sộ nguy nga. Chỉ hiềm lối kiến trúc giở kim giở cổ, làm tôi nhớ đến kiểu nhà bánh khảo ở cõi dương.

Đức Diêm Vương còn trẻ và có vẻ tân thời hơn tòa nhà lối trung dung của người nhiều. Người đương vận áo sơ-mi cụt tay, thấy tôi, bắt tay niềm nở chào hỏi:
- Ông tha lỗi cho, tôi vừa đánh xong một sét ten-nít. Ông có muốn đánh, tôi xin hầu.

Tôi cáo từ, hơi lấy làm ngạc nhiên. Đức Diêm Vương như biết ý, cười bảo tôi rằng:
- Ông không nên lấy làm lạ, nếu ông thấy một người mới như tôi còn ở một tòa nhà cũ kỹ và không có mỹ thuật. Nhưng hẳn ông biết, cá nhân tiến bộ bao giờ cũng chóng hơn hoàn cảnh.

Tôi lại càng ngạc nhiên. Một ông Diêm Vương mà ăn nói như một ông sinh viên trường Cao đẳng Hà Nội!

- Cứ lấy sự kinh nghiệm còn non của tôi mà suy xét, người cõi âm không khác người cõi dương một tí gì.

Đức Diêm Vương mỉm cười trả lời:
- Ông vẫn chưa biết điều ấy ư? Ông há lại không biết rằng không phải vì hết thở mà tâm tính người ta thay đổi đi. Chết xuống cõi âm, người đời vẫn y nguyên như khi ở trên trần. Họ xuống đó thì họ lại đem những điều xấu của họ theo xuống. Sự chết thật không có ích gì cho họ. Ông để ý mà xem, ông sẽ lại thấy họ ích kỷ, tham lam, hám hư danh và ưa giả dối. Nói tóm lại, họ vẫn là người...

- Tôi ở trên trần vẫn thường nghe nói địa ngục là nơi trừng phạt những người có tội đối với lương tâm. Sự đó không có hay sao?

- Địa ngục chỉ có ở trong trí tưởng tượng người ta. Họ nói dối nhau để cho bớt cái tính tàn ác thiên nhiên của họ, chứ thực ra chúng tôi làm gì có thì giờ rỗi mà xét đến công việc từng người chết xuống đây. Họ dọa nhau những hình phạt ghê gớm: như bỏ vạc dầu, cưa đôi người. Nhưng chúng tôi nào có ác tâm như họ đâu, mà lấy sự đau đớn của người khác làm sự vui sướng của mình. Thực ra thì chết xuống đây, người nào đem nết xấu của người ấy xuống là họ đã đem theo cái hình phạt của họ rồi...” (PH 155, ngày 27 tháng 9, 1935)

HĐ đưa ra một cách nhìn khác và một giải đáp khác mang tính triết học thông qua câu nói của Diêm Vương. Có thể hiểu rằng, nếu như có luân hồi, thì đó là sự luân hồi của tội lỗi, địa ngục nằm ngay trong kiếp này, trong con người mình, trong những tính xấu như ghen ghét, tham lam, nhỏ nhen, của chính mình. Sự giải thoát đích thực cũng nằm ngay trong bản thân, trong khả năng của con người khi muốn vươn tới những điều hướng thượng. Mục tiêu của Đi Thăm Mũ Giấy không phải để diễu nhại hay báng bổ thánh thần mà là lấy lại quyền tự chủ của con người từ tay thánh thần và trao quyền ấy lại cho con người, làm họ mạnh mẽ hơn và đẹp đẽ hơn trong đời sống.

Những Cuộc Phỏng Vấn Không Tiền Khoáng Hậu là một thiên phóng sự giả, trừ bài phóng sự Ông Nghị Linh- Một Quái Trạng Ở Trong Nghị Viện (viết theo sự thực, PH 159, 25/10/1935). Như thế, dù có được nhìn nhận như một tiểu thuyết thật hay không, tập phỏng vấn này tự nó đã mang tính cách hậu hiện đại, ở chỗ nó tự xác nhận và cùng lúc tự phủ định bản chất của nó, là phỏng vấn, tức một cuộc hỏi đáp và trò chuyện giữa hai nhân vật có thật, hay cùng thời đại, và còn sống. Tính hậu hiện đại của NCPVKTKH nằm ở chỗ không thể tách rời nội dung tường thuật ra khỏi hình thức của thể loại, là phỏng vấn giả tưởng. NCPVKTKH kết hợp những yếu tố của văn hóa đại chúng, vừa tường thuật, vừa đối thoại kịch diễu nhại của Saturday Night Live trên đài NBC, vừa từa tựa kiểu phỏng vấn và dẫn chuyện của đạo diễn Michael Moore trong Bowling for Columbine, hay Roger&Me, hay Fahrenheir 9/11. Trong những bộ phim gọi là “tư liệu” này, Moore đặt song song những dữ kiện thật và những tài liệu do ông “sáng chế”. Việc ông tháo tung những trật tự trong bài diễn thuyết của một đối tượng và sắp đặt lại theo một logic khác, việc ông xử dụng phương pháp ẩn dụ, so sánh, chọn lọc chi tiết và sắp xếp lại theo một trình tự hợp lý riêng của tác phẩm, tất cả để nhắm đến mục đích chính là nói lên một sự thật theo cách hiệu quả nhất và tạo ấn tượng mạnh nhất. Thủ pháp này cùng lúc cho thấy những dữ kiện giả hay sự sáng tạo cũng đóng một vai trò quan trọng tương đương trong việc trình bày sự thật như là những dữ kiện thật. NCPVKTKH của HĐ cũng mang hình thức diễn đạt của loại phim tư liệu “giả” tuy dựa trên sự kiện có thật. Với giọng điệu đùa cợt, nửa hư nửa thực, tạo nghi vấn cho người xem và đọc, HĐ đã làm một điều tương tự như Moore, từ hơn bảy mươi năm trước, qua thủ pháp cắt ráp ngôn ngữ, hình ảnh, và phát biểu của những nhân vật được phỏng vấn. Vẫn với phong cách hậu hiện đại không coi mọi thứ quá trầm trọng, HĐ muốn làm bật lên sự tương phản giữa giả và thật, giữa lời nói và việc làm, tính cách giả trá của chính trị, thủ đoạn, các âm mưu thực dân, sự thỏa hiệp của trí thức, sự nhu nhược của nghị viên và triều đình, và sự tha hóa của cái gọi là truyền thống, tôn giáo, và ý thức hệ Khổng Nho.

Trước Vành Móng Ngựa, khi một thể loại bị đưa ra xử án.

Trong bối cảnh văn học thập niên 1930 cho đến 1975 ở VN, tập Trước Vành Móng Ngựa (TVMN) được nhìn như một ghi chép ở tòa án. Có thể đọc nó như phóng sự tường thuật. Có thể “coi” TVMN như từng màn xử án riêng rẽ, có thể “xem” nó như kịch bản, và cũng có thể đọc chung tất cả như đọc một tiểu thuyết với nhiều nhân vật chung một chủ đề xuyên suốt. 

Lối đọc tôi muốn thử nghiệm là “xem” TVMN như một tổng thể với những phân cảnh cắt và ngưng mang hiệu ứng điện ảnh và tâm lý. Với cách đọc như thế, tổng thể TVMN là câu chuyện dài về chế độ tòa án thời Pháp thuộc, nhân vật tái xuất hiện trong tất cả những chương hồi là viên chánh án, người thông ngôn, lục sự. Những nhân vật thay đổi trong từng chương khác nhau là những bị cáo trong phiên tòa. Những màn xử trong tòa án đẩy người đọc vào ngay tâm điểm ngôn ngữ của nhân vật, khác với lối viết như một tường thuật mang tính tự sự. Khi chúng ta đã rơi vào không khí của phiên tòa, giọng kể trong TVMN sẽ biến mất, đẩy người đọc trở thành người xem, người tham dự buổi xử án, trực tiếp nghe nhìn màn kịch ở trước vành móng ngựa:
“Không có gì buồn và chán nản bằng một phiên tòa xử “tù rượu”, nghĩa là những người bị cáo về tội buôn rượu lậu. Cũng không có gì làm cho ta nghĩ ngợi bâng khuâng hơn.

Một giẫy người khốn khổ, ốm yếu, áo nâu tả, váy đụp, không dám ngồi hẳn lên chiếc ghế dài để riêng cho tội nhân, sợ làm bẩn mặt ghế của nhà nước, một giẫy người hốc hác, hôi hám như những tang chứng hoạt động của sự lam lũ, nheo nhóc ở nơi bùn lầy, nước đọng, trông tưởng như một lũ ma đói hiện hồn lên trách thầm cái phú quý của những người khác.

- Mày có nấu rượu lậu không?

- Bẩm có.

Ông Chánh án: 
- Phạt hai nghìn quan tiền tây.

Sự thất vọng và tính nhẫn nại đều hiện cùng một lúc lên nét mặt gầy gò xanh xao của một người nông phu rét run trong manh áo mỏng sờn vai, vá nhiều chỗ. Anh ta đã rời vành móng ngựa còn quay cổ lại như muốn nói điều gì, nhưng có lẽ biết rằng cũng đều vô ích, nên lại bước chân đi.

- Mày có cơm rượu lậu không?

- Bẩm, con không nấu rượu lậu...

- Nhưng người ta bắt được bã rượu ở nhà mày.

- Bẩm có.

Ông Chánh án:
- Hai nghìn quan tiền phạt.

Bị cáo nhân, một bà lão, kêu van:
- Bẩm, con già nua, quan thương cho.

Viên thông ngôn:
- Già nua mặc kệ, về việc đoan, không ai thương xót đâu. Ra!

Bà lão thở dài, nước mắt rưng rưng muốn khóc, cố van lớn:
- Bẩm, những hai nghìn, con nghèo khổ, con lấy đâu con giả?

Viên thông ngôn: 
- Toà xử rồi. Không bằng lòng thì chống án. Đi. Đi ra!

Thấy bà lão còn trù trừ, viên thông ngôn quát:
- Đội xếp đâu! Lôi nó ra!

Người đội xếp sấn sổ lại, kéo bà lão ra ngoài, để đến phiên người khác.

Một người đàn bà, áo tứ thân rách, váy đụp, vừa đứng dậy vừa vạch yếm cho con bú.
- Mày có cơm rượu lậu không?

- Bẩm không.

- Nhưng người ta bắt được bã rượu ở nhà mày.

- Bẩm không, ở ruộng con đấy ạ.

- Thế là đủ rồi.

- Bẩm, ruộng con cách xa nhà con lắm. Người ta thù con, người ta bỏ vào đấy ạ.
- Có biết ai bỏ không?

- Bẩm không.

Ông Chánh án: 
- Hai nghìn quan tiền phạt.

Rồi kế tiếp nhau, năm sáu chục người nhà quê ra chịu tội. Ông Chánh án không mấy khi phải nghĩ ngợi khi lên tiếng:
- Hai nghìn quan tiền phạt.

Sau cùng đến lượt một người gù lưng ra van lạy:
- Bẩm, con tàn tật...

- Tàn tật mặc anh. Có cơm rượu lậu không?

- Bẩm có.

- Anh đã bị cáo hai lần rồi. Sao lại còn tái phạm?

- Bẩm, con chỉ có nghề làm rượu. Con tàn tật, bỏ nghề ấy thì con chết đói mất.

- Không biết. Hai nghìn quan tiền phạt.” 
(Ngày Nay số 5, ngày 10 tháng 3 năm 1935)

Người đọc trở thành người đến xem từng phiên tòa xử, mở ra với một vụ án và đóng lại với một bản án. Tất cả những màn xử vừa đứng độc lập vừa nằm trong chuỗi liên kết của tổng thể là bản cáo trạng về chế độ thuộc địa và những luật lệ vô nhân áp đặt lên người dân bản xứ. Những phần cắt nối tạo ấn tượng về một sự liên kết ngầm mà người xem/ người đọc giữ nhiệm vụ tự suy diễn và giải mã. Sự cắt hay đóng một phân cảnh và nối tiếp với một phân cảnh khác trong tòa án có tác động thị giác của kéo màn và hạ màn trên sân khấu. TVMN như vậy là một tổng thể bị nứt rạn, rất gần với những tiểu thuyết đương đại vì tính cách phân mảnh, đứt quãng, và (dường như) thiếu sắp đặt trước. Về hình thức của thể loại, việc xử lý cắt/ ráp/ nối của tập phóng sự cho thấy tính linh động và năng động trong cấu trúc của một tập hợp (dường như) không theo thứ tự này: người đọc có thể bắt đầu ở bất kỳ một màn kịch nào, không có sự ưu tiên, tất cả các màn kịch đều có giá trị tương đương, tạo ra vô số văn bản tùy theo cách đọc, nhắc nhở đến tính cách bất ngờ và bất chợt của tập hợp những hiện thực và kinh ngiệm trong đời sống. Tính cách trực tiếp không bị tác giả hay người kể chuyện chen vào giữa người đọc và nhân vật khiến TVMN ở lưng chừng giữa các thể loại phóng sự, văn xuôi, tiểu thuyết, kịch, và nghệ thuật thị giác cùng lúc.

Kết luận:
Việc khó định dạng và phân loại những tác phẩm kể trên đến từ việc chúng không thuộc cố định vào một thể loại, mà chúng tham dự vào nhiều thể loại cùng lúc. Và điều này là một đặc điểm của văn chương hậu hiện đại. Một trong những quan tâm của người viết đương đại là hình thức diễn đạt. Sự thương lượng/cân nhắc/chọn lựa hình thức diễn đạt thể hiện tương quan của người viết với hiện thực. Tương quan giữa HĐ với hiện thực là tương quan của một người am hiểu luật và chất vấn những bất công trong luật pháp. Với tương quan ấy, hình thức diễn đạt thích hợp nhất có lẽ là nhìn và trình bày mọi thứ dưới ánh sáng diễu nhại, đả kích, châm biếm, mỉa mai. Hoàng Đạo viết Hậu Tây Du hay Những Thiên Phóng Sự Không Tiền Khoáng Hậu, không để đả kích là một cá nhân nào, mà nhắm tới việc mở ra những phán đoán mới, thúc đẩy và khuyến khích những thảo luận mới về sự bất công và bất bình đẳng trong xã hội, với tính hệ thống, cơ chế của một xã hội nệ cổ và được hậu thuẫn của chế độ thuộc địa. Người chọn thể loại diễu nhại là kẻ mang tâm trạng canh thức và báo động về mọi biến cố đáng cảnh giác trong xã hội, đời sống, hiện tượng, và con người. Họ cảm thấy hối thúc phải thể hiện thái độ phản kháng. Họ viết không phải để thỏa mãn tâm trạng cá nhân, mà viết với quan tâm cho công chúng, người đọc. Nhiều khi người viết phóng sự diễu nhại không được nhìn nhận chính thức như một nhà văn. Nhưng thực sự họ là nhà văn, họ là nghệ sĩ, người nghệ sĩ che dấu nghệ thuật của họ dưới hình thức hài hước.  Những nghệ thuật ấy bao gồm việc so sánh một cách táo bạo, ẩn dụ, tượng hình, lật mặt nạ, làm lộ tẩy, khắc họa chân dung những nhân vật, chọn lọc và xếp đặt với mưu đồ tạo kịch tính. Do đó, tất cả những biện pháp nghệ thuật của Hoàng Đạo là những kỹ thuật để viết tiểu thuyết dù ông đang viết phóng sự, như trong cuốn Trước Vành Móng Ngựa, hay khi ông thực hiện cuộc phỏng vấn tưởng tượng trong Những Cuộc Phỏng Vấn Không Tiền Khoáng Hậu, hay khi ông viết lại một câu chuyện liên văn bản từ văn hóa đại chúng trong trường hợp Hậu Tây Du và Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa. Nói như vậy không có nghĩa là những sáng tác này là những tác phẩm hậu hiện đại. Nhưng với con mắt đã quen nhìn, đọc, và xem hậu hiện đại, chúng ta sẽ phát hiện ra những thuộc tính HHĐ trong những văn bản cũ, như trường hợp cuốn Don Quixote của Cervantes đầu thế kỷ 17 hay Tristram Shandy của Lawrence Sterne vào thế kỷ 18. Cuối cùng, sau một tháng “khai quật” những gì HĐ đã viết từ PH-NN, cho đến lúc này, con người HĐ toàn diện vẫn còn là một tảng băng ngầm, những gì chúng ta biết đến HĐ vẫn chỉ là một lớp băng mỏng trên bề mặt, như nhận định của nhà văn Phạm Phú Minh. Tiểu luận này nằm trong nỗ lực khai phá dần tảng băng ngầm ấy.



Tài liệu Tham Khảo:
Dentith, Simon. Parody. London: Routledge, 2000. Print.   
Hutcheon, Linda. A theory of parody: the teachings of twentieth-century art forms. New York:  
Methuen, 1985. Print.  
Thế Uyên. "Đọc và Đặt Lại Vị Trí Hoàng Đạo." Thế Kỷ 21. 199. Nov. 2005: 74-87. Print.                
Thụy Khuê. “Hoàng Đạo, Người Trí Thức Dấn Thân.” Thế Kỷ 21. 199. Nov. 2005: 28-36. Print
Võ Hồng. “Gặp Tự Lực Văn Đoàn.” tạp chí Văn 107&108. Apr 1968: 37-38. Print.                                                                                                                                                                        


Thứ Bảy, 16 tháng 2, 2013

ĐẶNG THƠ THƠ - CON YÊU TINH THỨ MỘT TRĂM LẺ TÁM


ĐẶNG THƠ THƠ


Cuối cùng tôi đi đến quyết định lập đàn giải oan cho cha, một phần vì lòng thương xót đối với vong hồn ông, phần khác vì tôi kiệt lực trước sự quấy phá của những hồn ma ấy. Đã 40 năm rồi tôi chẳng hề được một giấc ngủ thảnh thơi. Đã 40 năm rồi tôi bị ám ảnh từng đêm. Sự ám ảnh rất thường trực nhưng không hề quen thuộc. Người ta vẫn nói sự tiếp cận thường xuyên sẽ dẫn đến miễn nhiễm, chẳng hạn miễn nhiễm với vi trùng, với chất độc, với lạm dụng, với tra tấn… Nhưng quả thật chúng ta chẳng bao giờ miễn nhiễm với ma quỷ cả. Trừ khi chúng ta biến thành ma quỷ.


Cha tôi là một người khác thường. Vị chủ tịch yêu kính của nhân dân, Người lãnh đạo thành công phong trào cộng sản, hào quang thần thánh bao trùm cuộc đời được tiểu thuyết hóa của ông. Xác ông nằm trong một tòa Lăng nguy nga bằng đá đen xây trên một ngọn đồi cao, đứng ở bất cứ góc độ nào trong thành phố cũng thấy sự ngạo nghễ của nó thống trị nền trời. Bộ chính trị chúng tôi vẫn tự hào, không kể Kim Tự Tháp và Taj Mahal, thì Lăng của cha chỉ kém Lăng Lê-nin chút đỉnh. Kể từ lúc có một nhà văn tên Gabriel Garcia Marquez đến viếng thì Lăng cha đã nghiễm nhiên trở thành một kỳ quan thế giới.

&

Tôi quyết định mời Thích Hiển Đạo từ hải ngoại về nước lập trai đàn giải oan. Tôi sẽ mời cả Làng Mọc về cho long trọng. Thù lao chắc thầy không lấy nhưng tôi sẽ cúng dường bằng đất, là thứ mà chúng tôi dư thừa, để xây thêm những Làng Mọc khác. Những cái làng kiểu này sẽ là chỗ thu tiền về sau, khi chúng tôi sát nhập thiền học vào du lịch. Tôi hình dung một viễn cảnh tươi sáng: các Làng Mọc thành khu nghỉ mát nổi tiếng dọc Nam ra Bắc, những tu viện hay đất thánh sẽ là nơi tẩy rửa tội lỗi, khiến những đồng tiền trở nên sạch sẽ. Vào thiền viện và bước ra thiền viện, tất cả biến thành những con người khác. Bước vào là ma, bước ra là thầy. Tôi tin tưởng vào sức mạnh vô biên của tôn giáo, đấy là con đường tất thắng của kẻ biết làm chính trị.

Thích Hiển Đạo là người tôi rất có cảm tình. Từ hồi phản chiến ông đã tuyên bố nhiều điều thuận lợi cho cuộc cách mạng giải phóng đất nước của chúng tôi. Khả năng lèo lái tốt. Thấu triệt tình hình quốc tế. Rất bức xúc để tiến tới giải Nobel Hòa Bình. Nếu Lê Đức Thọ xứng đáng một nửa thì Thích Hiển Đạo xứng đáng hoàn toàn. Ông ta là ứng cử viên sáng giá nhất để trấn an các oan hồn trên đất nước chúng tôi.

Thích Hiển Đạo nói: 
“Giải oan nên làm ngay trước Lăng thì đắc địa. Nên gọi là Đàn Tràng Bình Đẳng để đừng ai thắc mắc. Mọi người bình đẳng trong cái chết, lãnh tụ hay nhân dân, kẻ thù hay đồng chí. Khác biệt duy nhất là sự giác ngộ của mỗi người. Pháp môn Làng Mọc sẽ là nơi an trú cho tất cả.”

Tôi cẩn thận dặn Thích Hiển Đạo đừng phát âm tên cha khi làm lễ cầu vong.

Ông nói: “Khấn thầm hay xướng danh thì cũng vậy, chỉ là hình thức.”

Tôi nói, nhưng cũng là thể diện.

&

Trong buổi họp chiều qua bộ chính trị phản ứng rất quyết liệt. Cũng dễ hiểu, làm sao có thể chấp nhận sự kiện vị lãnh tụ yêu kính của nhân dân lại cần phải giải oan. Nhưng cuối cùng tôi đã phân tích cho họ thấy. Lãnh tụ của chúng ta luôn luôn là một con người đức hạnh, lý tưởng, một thánh nhân. Chân lý này không bao giờ thay đổi. Nhưng cha tôi, một linh hồn, một xác chết, một sự thối rữa cố tình, thì lại khác. Sự thật của nhân dân và sự thật của chúng ta là hai thứ khác nhau.

Thân xác cha đã lên mốc trắng. Những mẩu thịt đã bệu rệu lắm. Trứng dòi đã sinh sôi từ kẽ háng và đục ruỗng hạ bộ theo hình chụp quang tuyến X tuần rồi. Tóc và râu đã phải gắn lại từng cọng bằng keo đặc chế. Mỗi tháng một lần tôi đứng coi người ta “tắm” cho cha. Người ta lấy cha ra, lau chùi, kiểm tra, đo đạc và thử nghiệm. Họ quay phim, họ thu hình, họ viết hồ sơ và tôi là người ký trên biên bản với tư cách là con lãnh tụ. Các nhà khoa học (từng tu nghiệp khóa ướp xác Lê-nin vĩ đại) mặc đồ khử trùng từ đầu đến chân để tránh làm cha ô nhiễm và hư hoại thêm. Khoa học của đất nước ta đã tiến bộ vượt mức. Ngày xưa cứ mỗi năm ba tháng, chúng tôi chuyển cha sang Liên-xô bằng phi cơ riêng để bảo trì. Bây giờ chuyên gia trong nước đã đủ trình độ chăm sóc cha. Chi phí tốn kém đến mức tôi không dám nghĩ đến, không ai dám hé môi nói đến con số kết toán. Cũng phải thôi, những con số bảo mật, tất cả những gì liên quan đến Lăng đều thuộc bí mật quốc phòng. Chúng tôi đã dự liệu trường hợp có khủng bố thì chỉ cần nhấn nút điều khiển từ xa, quan tài của cha sẽ tự động hạ xuống phòng thí nghiệm xây sâu trong lòng đất, giữa một địa đạo đủ sức chứa cả một sư đoàn.

&

Chung quanh Lăng dạo này hay có những kẻ lạ lảng vảng, không phải du khách, cũng không phải dân thủ đô. Họ hẳn có một ý đồ nào đó. Lăng vẫn là đối tượng của những kẻ xấu, các thành phần phản động đáng ngờ.
Đến trưa nay công an thông báo mới bắt được một tên. Tạm khép tội phản động. Tôi dặn, cần được chăm sóc đặc biệt. Hỏi cung và tra tấn là chuyện nhỏ. Điều quan trọng là trong hồ sơ của hắn điều gì sẽ được viết ra và điều gì sẽ không tồn tại.

&

Đàn tràng đã dựng được ba ngày ba đêm ngay trước Lăng cha. 

Tên phản động cũng tuyệt thực ba ngày ba đêm để phản đối. Hắn muốn gì?

&

Hắn trông chờ các tổ chức nhân quyền can thiệp. Hắn dựa vào thế lực hải ngoại chăng. Chúng tôi biết các đài truyền thanh ngoài nước đang thi nhau phát tin về hắn. Hắn đang trở thành anh hùng trong mắt mọi người.
Hỏa Lò của chúng tôi không nên là nơi để tôi luyện anh hùng. 

Đó phải là lò rèn sự thật. 

Hắn vẫn chưa chịu nói thật.

&

Cả nước vẫn xì xào về việc vong hồn cha không được yên nghỉ, nhiều kẻ còn khẳng định đây là sự trừng phạt xứng đáng với tội nghiệt của ông. Đâu ai biết các oan hồn mỗi đêm vẫn nhập vào thây cha để thừa hưởng một chút tồn tại vô nghĩa và luân phiên đùa cợt tôi. Cái xác cha, khô và cứng đơ như sáp, trông còn giả hơn những bức tượng sáp ở Holywood tôi chứng kiến dạo nào. Nó đã trở thành một chiếc giường mời gọi các linh hồn đến ngủ nhờ vào những đêm dài vất vưởng lang thang.

Đúng như tính toán, đàn tràng quả đã lôi kéo sự quan tâm của thế giới và khiến hình ảnh chúng tôi trở nên nhân bản hẳn. Chúng tôi đã công bằng với lịch sử. Chúng tôi đã nghiêng mình xuống những linh hồn của phe bại trận. Sự có mặt của Thích Hiển Đạo khiến chúng tôi trở nên những kẻ thức thời, tiến bộ và dân chủ. Kinh cầu siêu quả có tác dụng gây ảo giác về hòa hợp hòa giải dân tộc. Bộ chính trị lẳng lặng cho mọi việc tiến hành, chúng tôi để sự im lặng được diễn dịch bằng nhiều cách. Điều bất ngờ là tôi đã ngất đi khi chứng kiến những nghi lễ hoành tráng ấy. Ngay lúc tiếng kinh cầu siêu trùng trùng dội từ đất sâu lên đến đỉnh đồi thì lửa chợt hóa thân thành sinh khí, uốn éo như dáng đàn bà, hùng hổ như tướng đàn ông, có khi mang hình thanh yểu của những hài nhi xanh mướt. Những hồn âm tranh nhau diễn lại vở kịch tang tóc trên đàn tràng rồi nối đuôi đi vòng quanh Lăng. Sức chứa của quãng đồi nhỏ hóa ra vô tận. Cơ man người của mấy mươi nghìn thế giới đều đứng vừa mảnh đất này, trùng điệp, thừa thãi, vô vọng. Tiếng cầu kinh ê a lẫn với tiếng nài nỉ buồn bã: “Chúng tôi không cần giải oan. Giải oan làm gì. Chúng tôi chọn cái chết này. Cái chết này là vinh quang của chúng tôi. Đừng giết chúng tôi thêm lần nữa. Đừng quật mồ mả chúng tôi. Đừng băm vằm bia mộ chúng tôi. Đừng tước đoạt vinh dự chúng tôi. Vinh dự cuối cùng của chúng tôi. Của chúng tôi, của chúng tôi…”

Những kẻ khất thực linh hồn ấy thổi những lời đùa cợt xoáy vào màng nhĩ tôi, âm vọng như tiếng gió lùa giữa những hàng cây ngoài tha ma vắng. Họ khạc nhổ câu chữ vào mặt tôi như phun nọc độc, mỗi chữ rát bỏng như vết nung, buốt sắc như vết cắt. Lưỡi họ lóe sáng như những thanh kiếm vờn quanh người tôi, vật tôi ngã xuống, lịm đi.

&

Hắn đã tỉnh lại. Hắn nói lắp bắp bằng cái mồm sưng vếu, đừng tự lừa dối rằng chết là hết. Hắn bảo, giải quyết một sinh mạng thì rất dễ, nhưng giải quyết một linh hồn thì bất khả. Trước khi giết một con người, hãy dự trù việc linh hồn ấy sẽ làm gì sau cái chết. Cái chết mới là bất tử.

Tôi hỏi hắn có muốn trở nên bất tử không, bất tử trong nhục nhã thì có sướng không, có biết rằng cái chết chẳng bảo đảm điều gì, nói chi danh dự.

&

Đàn tràng kết thúc. 
Lửa đã tắt và ảo ảnh đã khuất. 

Cõi âm mở ra một vở tuồng náo động rồi đóng lại im lìm. 

Nhưng những gì tôi đã thấy tôi sẽ nhớ mãi cho đến khi không còn trí nhớ. Bây giờ nhìn những khoảng không mênh mông tôi hiểu trong ấy chứa đầy xác người, trong nguyên trạng khi vừa bị giết, què cụt, lở lói, vỡ óc, lòi ruột, đứng ngồi la liệt trong cuộc biểu tình đòi đất sống. Khoảng đồi nơi dựng đàn tràng từ ngày đó trở đi đầy gió xoáy, thứ gió buốt óc và làm tê liệt dây thần kinh. Nhiều người đi ngang Lăng bị trúng gió rồi lệch mồm méo mặt. Nhiều tai nạn chết người xảy ra trên những con đường dẫn đến Lăng. Các điều tra cho thấy xe cộ bị một lực đẩy khó hiểu điều khiển. Theo báo cáo mới nhất, những chiếc máy bay khi băng ngang vùng trời trên Lăng đều bị một từ trường cực mạnh hút xuống. Trời hạn hán rất lâu. Mỗi lần mưa bão chỉ cây cối quanh Lăng bị đốn gục, chỗ gãy rỉ máu như bị cưa cắt bằng dao. Những hồn ma trở nên hung hãn hơn sau vụ cầu siêu. Tôi đồ rằng chúng đang ra tay báo oán.

Việc giải oan không thành khiến tinh thần tôi suy sụp. Đã mấy tuần liền tôi mất ngủ.

&

Tôi đến gặp Thích Hiển Đạo: 
“Tại sao lại có tình trạng này? Ông đã cam kết là các oan hồn sẽ không theo tôi nữa. Bao nhiêu mẫu đất ở làng Sen giờ là của ông, trả công như thế mà vẫn không được việc à?”

Thích Hiển Đạo trầm ngâm một lúc, hẳn ông không muốn làm tôi thất vọng. Con người nhiều cao kiến và tưởng như khó hiểu lại thốt ra những lời rất bình dị: 
“Thời điểm tốt nhất để trồng một cái cây là 20 năm về trước. Thời điểm thứ nhì là ngay lúc này, một ngạn ngữ cổ Trung Hoa nói vậy. Những gì cần làm thì chúng ta làm ngay, nhưng đừng vội vã. Cần có thời gian để tiêu trừ những khí ác kết tụ đã lâu. Oán kết hai mươi năm thì phải giải ít ra là hai mươi năm, từng ngày thành tâm sám hối, làm sao mà gấp được. Vả lại lòng thành là điều cốt yếu.”

Ông nói đến lòng thành, ông ngụ ý tôi không đủ lòng tin? Có thể. Trong vô thức tôi nhìn Thích Hiển Đạo như nhìn một giáo chủ tôn giáo hơn một bậc chân tu. Còn hôm nay trông ông giống diễn viên tuồng chèo hơn là giáo chủ. Từ hôm giải tán đàn tràng đến giờ hình ảnh ông đã gắn liền với áo hoàng bào và vương miện vàng chóe trên đầu. Trước mặt ông là thanh gươm trừ tà và cái kính chiếu yêu (*). Đôi mắt tôi đã quen nhìn ma quỷ, tôi tự hỏi kính chiếu yêu của ông có chính xác bằng mắt của tôi? Nếu tôi chết đi, tôi không muốn cặp mắt này bị hủy hoại, tôi muốn để lại cho đời những chiêm nghiệm sống của mình, dẫu những chiêm nghiệm ấy chỉ toàn là điều dữ. Nhưng kính chiếu yêu, hay minh cảnh đài, có thật sự ích lợi như người ta tưởng? Ai là kẻ đủ can đảm để soi rọi chính mình trong kính? Giây phút nhìn vào kính, con người tự đặt mình vào lằn ranh giữa thần thánh và ma quỷ, và với kẻ tu hành thì lằn ranh ấy càng mỏng manh gấp bội.

Tôi hỏi, cố tình khiêu khích: 
“Nói đến lòng thành, ông có đủ lòng thành để soi mặt vào tấm kính ông cầm trên tay không?”

Thích Hiển Đạo không bị xúc phạm. Công phu tu luyện của ông khá cao làm tôi không khỏi khâm phục. Ông không trả lời thẳng, mà kể một công án, như thể tôi đang là kẻ thỉnh cầu Phật pháp: 
“Tôi còn nhớ một câu chuyện được đọc từ nhỏ, về một thiền sinh Nhật Bản nhập thế để trừ gian diệt bạo. Theo lời tiên tri anh phải giết đủ 108 con yêu đội lốt người trong vòng 10 năm để hoàn thành sứ mạng. Anh được vị thầy chưởng môn trao cho hai bảo bối là thanh kiếm trừ tà và kính chiếu yêu để khỏi giết lầm người. Trong năm năm đầu anh đã phát hiện được 107 con yêu và dùng gươm thiêng hạ sát chúng. Nhưng năm năm sau đó anh không sao tìm ra con yêu thứ 108 để hoàn tất lời nguyện với thầy. Vào ngày cuối cùng của năm thứ mười, biết rằng thời hạn sắp chấm dứt, và phải nộp đủ 108 mạng sống, anh ta đập vỡ minh cảnh đài và dùng gươm mổ bụng tự sát. Vậy ông nghĩ anh ta có đủ lòng thành hay không?”

Tôi hơi bị bất ngờ trước câu hỏi. Tôi nghĩ ông ta bịa câu chuyện này để tránh né: 
“Như vậy, một là anh ta nhìn vào gương và nhận ra mình là yêu, rồi tự sát vì thất vọng. Hai là anh ta không đủ can đảm, không dám nhìn vào gương và chọn cái chết để che đậy sự yếu đuối của mình. Lòng thành hay không, đằng nào cũng chết.”

Thích Hiển Đạo nghiêm trang nói: 
“Bí ẩn của công án nằm ở giữa thời điểm tấm gương bị đập vỡ. Mỗi người chúng ta đưa ra đáp án khác nhau vì lòng thành của chúng ta khác nhau. Có thể nghĩ rằng, để nhìn thấy bản lai diện mục, anh phải là nạn nhân cuối cùng của chính thanh kiếm trừ tà của mình. Nếu nói theo tinh thần Thiên Chúa giáo, anh ta tự sát để thế mạng và rửa sạch tội lỗi cho thế gian.”

Cút! Tôi nghĩ. Thích Hiển Đạo không đủ khả năng để giải chính cái công án bịa của ông. Hành động tự sát của anh chàng, đối với tôi, là một thất bại không thể chấp nhận được. Mọi công án chỉ là sản phẩm tưởng tượng của tinh thần, hoàn toàn không mang một giá trị thực tiễn nào.

Đây chỉ là một bi kịch giả dạng, tôi vẫn hiểu. Nhưng nó vẫn khiến tôi tiếc nuối. Với hai bảo vật đó, kính chiếu yêu và kiếm trừ tà, anh ta có thể gồm thâu cả thế giới trong lòng bàn tay. Sao chết uổng vậy.

&

Hắn không chịu xác nhận sứ mạng của hắn là lật đổ chúng tôi.

Tôi vẫn tiếp tục làm việc nhẹ nhàng với hắn. Chất nổ ai cung cấp. Vũ khí giấu ở đâu. Tổ chức có những ai. Ai đứng sau lưng tài trợ.

Hắn nói chẳng có mưu toan nào cả. Hắn chỉ làm theo ý dân và ý trời. Điều tôi cần là tên tổ chức. Tôi không sợ dân hay sợ trời.

Ma quỷ thì tôi sợ.

&

Đôi mắt của những người đối diện là những minh-cảnh-đài thường trực cho chúng ta nhìn thấy chính mình, thật trong suốt, không tì vết. Những cặp kính ấy, triệu triệu những cặp kính chiếu yêu ấy đang theo dõi tôi suốt ngày đêm. Cách mọi người nhìn tôi kín đáo khiến tôi bực bội. Tôi hiểu sắc diện mình thê thảm dường nào. Khi soi gương cạo râu tôi thấy các cơ mặt hằn sâu những nét ghê rợn của kẻ phải chứng kiến quá nhiều điều gớm ghiếc. Tia mắt tôi phát lộ vẻ kinh hoàng, như ánh mắt của kẻ chết bất đắc kỳ tử, chết không nhắm mắt, chết trong oán hờn.

Buổi sáng hôm nay trong lúc ăn điểm tâm cùng một phái đoàn nước ngoài ở nhà khách quốc tế, tôi đã đi đến một quyết định riêng mình. Tôi sẽ phải hành động để cứu vãn một điều nguy kịch. Trong lúc người phục vụ dọn phở cho nhân viên sứ quán, tôi nhớ vẻ đói khát của cha đêm qua, khi cha nói đói lắm mà không sao ăn được đồ cúng trên bàn thờ. Cha đã nhìn tôi thèm thuồng như thể tôi là miếng thịt tái non nằm tươi sống trên tô phở của ông. Tôi hiểu càng ngày ông sẽ càng xa sút hơn. Một linh hồn thèm thịt sẽ đi đến chỗ tồi tệ nhất.
Ma cà rồng, quỷ nhập tràng không phải là sản phẩm của tưởng tượng và phim ảnh. Đó là ước mơ thầm kín của con người.

&

Tôi nghĩ hồ sơ hắn sắp kết thúc nay mai. Tôi cũng có chút bùi ngùi sau nhiều ngày làm việc, trong thâm tâm tôi cũng cảm mến hắn. Hắn là người trí thức, tôi nhận thấy thế. Trong buổi nói chuyện tôi mời hắn thuốc lá ngoại và cà phê sữa. Chủ yếu tôi chỉ ngồi nghe. Hắn tránh né vấn đề chính, chọn cách ăn nói lấp lửng theo kiểu ẩn dụ. Đại khái không nên để một xác chết làm biểu tượng cho bất cứ điều gì, càng không phải cho một dân tộc đã dư thừa xác chết. Hắn phân tích khác biệt giữa oan và oán. Hắn cho những ví dụ như giải oan người chết và kết oán người sống. Tôi khuyên hắn đừng hành động quá khích, có gì thì viết kiến nghị và kiên nhẫn chờ đợi.

Cuối cùng tôi hỏi hắn: “Anh có đề nghị gì về tình hình đất nước, cứ thẳng thắn. Tôi rất cởi mở, sẵn sàng lắng nghe.”

Hắn hỏi, ông nghe nói gì về con yêu thứ 108?

&

Lại đến chu kỳ rửa xác cho cha. Tôi gọi là ngày khâm liệm mỗi tháng. Cứ đến thời gian này tôi lại bồn chồn buồn nôn rồi ói ra thốc tháo. Mỗi lần như vậy, gan ruột tôi, tất cả mọi thứ trong khoang bụng tôi đều trồi lên cuống họng, kể cả phân tươi. Triệu chứng này các bác sĩ tiêu hóa gọi là a-xít dội ngược. Chỉ riêng tôi biết bệnh này là do hít thở quá nhiều mùi thịt thối rữa gây nên. Đây là bệnh tâm lý. Thuốc men không cách nào ụa cảm giác này khỏi cơ thể, tôi không cách nào ụa cái xác ra khỏi ý thức, bởi nó đã mãn tính bám vào tôi mấy chục năm nay. Một cách nào đó, tôi đang bị nó ăn thịt. Tôi đã tận dụng những thế lực trong tầm tay để chống chỏi. Nhưng những thế lực quanh tôi đang phản kháng lẫn nhau và nghiền nát tôi trên đường đi của chúng.

Tôi phải giải quyết cách nào? – Hoặc cái xác, hoặc tôi. Thế thôi.

Nhưng làm sao thủ tiêu được nó? Cái xác này không chỉ là một cái xác, nó là di sản thuộc hàng quốc bảo. Nó đã qua mặt cái xác của Lê Nin. Nó đang cạnh tranh với những xác ướp Ai Cập. Như cái xác người còn tươi rói sau 5,000 năm vừa tìm thấy ở vùng băng sơn châu Âu, nó sẽ còn tồn tại mấy ngàn năm nữa, bất chấp những thiên tai, những biến động, những đảo chính, những thăng trầm của thể chế và những suy tàn của lịch sử. Nó có thể mất tích, rồi nó sẽ lại được khai quật, được phân chất, và hình ảnh nó lại tràn ngập những bản tin thế giới. Nó sẽ là đại diện cho nền văn minh của chúng tôi ở một thời điểm tương lai, cái thân xác hư mốc này. Nó sẽ được triển lãm, được trân quý di chuyển khắp các bảo tàng viện quốc tế. Nó sẽ tìm mọi cách để tiếp tục hiện hữu. Ý chí của nó ghê gớm lắm. Nó sẽ tác quái và áp đặt quyền thống trị lên mọi linh hồn khác. Và tôi sẽ phải lận đận trong ngàn vạn kiếp đầu thai nữa để cung phụng nó. Tôi nói với cha, tôi cầu khẩn cha, cha ơi, cha đừng chỉ là một cái xác, hãy tan biến đi, hãy hư hoại đi, hãy rã mục đi, hãy sâu mọt đi, hãy thiêu rụi đi, hãy tro tàn đi, vĩnh viễn!

&

Hôm nay là một ngày u ám. Tôi đứng giữa đại sảnh vào giờ cuối ngày lúc Lăng gần đóng cửa. Tôi, cũng như tất cả, phải bước qua quầy kiểm tra vũ khí và để lại mọi vật dụng cá nhân. Vách tường bằng đá tỏa ra khí lạnh toát. Những con người xếp hàng một di chuyển âm thầm trong căn phòng ướp đông màu đen. Nhân viên coi Lăng đều mặc đồng phục tối để lẫn vào nền tường. Họ ẩn hiện, khi có, khi không. Toàn bộ Lăng là một khối đa giác huyền bí. Mắt nhìn không bao giờ chạm đến đỉnh trần. Ở đây rất khó ước chừng khoảng cách. Ở đây chúng ta bị quan sát như chuột trong lồng kính. Rất nhiều minh-cảnh-đài đang rọi vào người chúng ta.  Tư thế thăm lăng là đi nghiêm thẳng hàng và hai tay buông sát bên hông. Mọi bước đi đều phải đặt trên đường vạch sẵn, nhìn nghe đều giới hạn và tuyệt nhiên không được sờ chạm, không được cử động cánh tay. Ở đây chúng ta không được phép làm gì khác ngoài việc chiêm ngưỡng xác.

Đường xuống hầm mộ hẹp dần. Mặt đá dưới chân có khả năng thẩm thấu những tạp âm để không gây tiếng động. Có những chỗ nấp kín đáo. Có những kẽ hở của thời gian. Có những duyên nghiệp không sao giải thích được: cái xác – tôi – hắn – Thích Hiển Đạo – Lăng, đàn tràng – nhà giam – nhà xác… Như một mạch điện chằng chịt mê hồn trận. Như xâu chuỗi ngầm những tiền kiếp đang chi phối hành động của chúng ta. Như…

Óc tôi lóe sáng như chập điện. Tôi vừa được khai quang, tôi đang giác ngộ, tôi bắn ra khỏi vũng lầy nhầy nhụa của u mê. Định mệnh vừa kéo màn cho tôi nhìn suốt những bí ẩn và mưu toan của nó. Tia chớp tâm linh của tôi đang hiển lộ trong đêm. Đứng trong hầm mộ tối tăm tôi nhìn thấy được tương lai, một chuỗi những sự kiện tiếp nối nhau như mắt xích đang diễn ra trước mặt.

Nếu tương lai xảy ra như tôi đang nhìn thấy, nếu đôi mắt tôi vẫn là một minh cảnh đài chuyên nhận diện ma quỷ, thì ngày mai, theo đúng chương trình, Thích Hiển Đạo sẽ đến làm lễ trong Lăng. Trong thời gian này sẽ có kẻ gài mìn phá hoại. Hệ thống điện bị tê liệt. Phòng đặt máy thu hình toàn bộ Lăng sẽ bị cháy. Sau đó là vụ nổ xác vào lúc giao ca trực. Cái xác sẽ bị thiêu rụi ngay trong hầm. Bộ chính trị sẽ họp khẩn cấp. Một số đổ lỗi cho khủng bố. Một số quy tội cho sự cố kỹ thuật. Tất cả đều đổ lỗi cho nhau. Mọi thủ đoạn sẽ được phô diễn. Tôi sẽ vô can. Thích Hiển Đạo sẽ mãi mãi là một nghi vấn, như chính công án của ông.

&

Trong buổi họp bộ chính trị chúng tôi đã cố gắng khắc phục tình thế. Một số người đã bị cảnh cáo và đã nhận khuyết điểm. Tôi kiềm chế khá tốt những xung động trái ngược trong lòng. Quanh tôi, những khuôn mặt căng thẳng quá độ trông khôi hài như tranh biếm họa.

Nhân vật số 2 trong bộ chính trị tuyên bố: 
“Phải tuyệt đối dấu nhân dân chuyện cái xác bị hủy. Chỉ thông báo đơn giản là đóng cửa Lăng để trùng tu.”

Ngoại trưởng kiêm Phó Thủ Tướng, vừa đi công du Hoa Kỳ về, đề nghị: 
“Làm cái xác giả không khó. Tôi thấy ở các Wax Museums bên Mỹ họ làm tượng Lincoln, tượng Nixon bằng sáp rất giống. Chúng ta cho đúc một tượng sáp vừa đúng kích cỡ, đặt vào quan tài thế cho xác thật. Với lại cái xác cũ trông cũng tệ quá rồi.”

Bộ trưởng nội vụ gật đầu: 
“Hay. Tôi ủng hộ ý này. Sẽ giảm thiểu chi phí quốc phòng rất nhiều đấy.”

Tôi nói, nếu tất cả nhất trí, chúng ta thông qua gấp, đề nghị bàn sang chuyện nổ bom khủng bố vừa rồi.

Tất cả cùng mở hồ sơ cáo trạng và một người bắt đầu đọc lớn tiếng:
“Hồ sơ ghi nhận, tổ chức này đã rải truyền đơn chống phá, đã cấu kết với phản động ngoài nước, đã tàng trữ vũ khí và chất nổ, đã thực hiện các phi vụ không tặc để âm mưu lật đổ chính quyền. 

Tên khủng bố là đầu não của tổ chức trên. Tang vật là quả bom hắn tự chế và giao cho đồng bọn thi hành. Hắn là tên tội đồ tối nguy hiểm. Hắn là kẻ thù của nhân dân toàn thế giới. Hắn là kẻ chủ mưu trong vụ nổ dưới hầm. Đề nghị án tử hình.”

Một người nào đó nói. Tiếng của một người nào đó trong bọn chúng tôi, cất lên: 
“Không. Hắn sẽ chết vì bệnh tim trước khi ra tòa thụ án.”

&

Lăng của cha trong bóng tối vẫn lung linh tỏa sáng như khối nước đá dưới trăng mỗi lần tôi lặng người nhìn ngắm từ dưới chân đồi. Có một điều gì đang thay đổi trong tôi. Sau khi hắn chết và cha tôi chết thêm lần nữa, tôi có đến thăm Thích Hiển Đạo và hỏi ông về con yêu tinh thứ 108. Nó có tồn tại thật không. Ông nói nó đã chết rồi, chết ngay khi tấm gương bị vỡ.

Cũng có khi ông nói, nó vẫn còn lẩn quất giữa chúng ta.

(*) Chi tiết này lấy từ truyện ngắn Cửa Tùng Đôi Cánh Gài của Nhất Hạnh


Chủ Nhật, 6 tháng 2, 2011

KHI PHONG LINH VỠ

Đặng Thơ Thơ

1.
Đó là cuộc hẹn với cô độc bằng cách đón giao thừa một mình.

Cuộc hẹn với bất trắc bằng một hành động kỳ quặc.

Một cách phóng mình vào tương lai với một khao khát điên rồ.

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

HÔN PHỐI TRĂNG

Trần Mộng Tú







Em đi song song với trăng
đường sáng quá và hàng cây sáng quá
hai bàn chân em lấp lánh
hai cánh tay em mạ vàng
mười ngón tay em như hai chùm hoa đuốc

Thứ Bảy, 28 tháng 8, 2010

Tôi đọc Thảo Trường

Đặng Thơ Thơ


(đọc trong ngày ra mắt Những Miểng Vụn của Tiểu Thuyết của Thảo Trường - 31/8/08)

Đọc sách là một hành trình riêng tư, mỗi người tiếp cận cuốn sách theo một cách khác nhau, đi vào những ngõ ngách khác nhau, những tầng lớp khác nhau. Theo Angela Carter (1940-1992), đọc một cuốn sách là cách tự viết lại cho mình. Chúng ta mang đến cuốn tiểu thuyết đó tất cả những gì đã đọc từ trước, lịch sử của mình, và kinh nghiệm của mình về thế giới. Chúng ta đọc một cuốn sách với những điều kiện riêng, theo cách mà mình muốn.


Thứ Năm, 1 tháng 7, 2010

KHI PHONG LINH VỠ

7.
Khi gọi Linh Đằng, cô hiểu mình sẽ phải làm tình với anh ngay buổi hẹn đầu tiên. Vì đó là vấn đề đặt ra, rất bức thiết. Anh đã nói: “Anh muốn ngủ với em,” sau khi hai người hôn nhau.

Từ thời điểm cô nhấp nháp ly rượu mạnh với sự hoài nghi đó, một loạt diễn biến xảy ra nhanh cấp kỳ - nhanh hơn tốc độ thu của máy điện tử, nên chắc chắn cô đã bỏ sót nhiều chi tiết đáng ghi nhớ. Chẳng hạn lúc nào bắt đầu bị gợi tình? -Khi anh vuốt ve cuối sống lưng làm cô rợn người, hay trước đó nữa? - Rồi cảm giác tê rợn đi theo vào phòng vẽ? -Lúc Linh Đằng vào bếp pha rượu, cái vuốt ve vẫn ở lại và làm cho ẩm ướt? Từ đó dẫn đến lúc hai người hôn nhau, họ đã nói gì, làm gì, tính toán gì..., cô chỉ có thể tạm cho vào một tóm lược như sau:

Linh Đằng thấy cô uống gần nửa ly rượu, và anh nghĩ rất nhanh: Chỉ một phút nữa cô ấy sẽ nốc cạn ly và đòi veà. Anh lấy một tập phác họa bằng bút chì đưa cho Ly, nói vài câu mà cả hai người đều không nhớ là gì, thậm chí nói xong anh cũng không hiểu mình đã nói gì.

Ly cầm trong tay những phác họa đa tầng, nhiều hình thể ẩn nấp trong nhau. Những đường cong run rẩy và những đường thẳng không thể tách rời hay kết thúc. Đường này bắt nguồn từ đường kia và chuyển hướng vô tận. Ly dừng lại trang cuối cùng, đề ngày hôm qua. Và hiểu vì sao anh muốn cô xem.

Hình vẽ hai người đang ômï quấn lấy nhau. Trông toàn thể hỗn độn và nhập một. Khi để cái nhìn ngưng đọng lại, một loạt chuyển động sẽ hiện hình trên mặt giấy. Có đè nén vội vã, có nâng đỡ êm ả, luân phiên tạo thành một xoắn suýt mê loạn... Càng nhìn, sức lực trong mỗi động tác càng bạo liệt: bấu cứng, ghì xiết, co quặp...

“Mới vẽ đấy.” Linh Đằng nói từ phía sau.

“Đẹp.”

Ly vẫn chăm chú nhìn những chuyển động, và chúng bắt đầu quấn lấy cô.

“Thế à?”

“Anh vẽ thành tranh đi.”

Cô nghĩ: Mình sẽ mua bức này. Một lúc nào đó mình sẽ rơi hẳn vào trong. Một căn phòng riêng, không cần người đàn ông nào hết.

“Thế à? Vẽ thành tranh cho em nhé!”

Linh Đằng đã đứng rất gần.

Giọïng nói như mê man. Câu nói và cách nói của anh tạo ra hai bản nghĩa khác nhau. Câu nói nằm trong đối thoại. Cách nói đi ra ngoài ý thức, nó có vẻ kỳ lạ và báo động, khiến cô bất giác nhìn lên.

Linh Đằng cũng đang nhìn cô. Thấy cô ngước lên, anh nghiêng mình xuống gần hơn. Trước đó một giây thôi, cô không hề có ý định hôn anh. Nhưng bây giờ một thôi thúc khó hiểu đang xúi bẩy. Cô muốn vươn tới một thứ đang treo lơ lửng giữa hai người. Chính điểm treo đó kéo họ lại gần nhau hơn nữa.

Cái hôn đó không phải do ý muốn.

Nó chỉ tình cờ rơi đúng vào khoảng khắc (...) mà mọi thứ đều có thể xảy ra.

9.
Sau khi ở nhà Linh Đằng ra, cô nhận được lời nhắn của Sơn từ điện thoại cầm tay: “Không về nhà tối nay. Cấp cứu ở Fountain Valley.” Và thấy nhẹ nhõm hẳn.

Cô lái xe với những câu hỏi rối loạn trong đầu:
Điều gì vừa mới xảy ra?

Tại sao mình làm vậy?

Mình có làm vậy không?

Tại sao mình điên vây?

Có phải vậy điên không?

Cô lắc đầu, không ngừng. Cô tìm cách chối bỏ điều đó bằng sự hoài nghi. Và lái xe với tâm trạng nửa tỉnh táo nửa lãng đãng. Vì vậy cô đã vượt qua những con đường quen thuộc dẫn về nhà. Mỗi lần lắc đầu cô lại bỏ quên một khúc rẽ, một ngã tư đường, và càng lúc càng đi xa hơn.

Cô vào xa lộ. Vượt ra những lane ngoài. Qua mặt những chiếc xe đang trở thành chướng ngại. Freeway là nơi lý tưởng để lái xe và nghĩ ngợi. Hai công việc vừa tiến hành song song bên nhau, không cản trở nhau, không đụng chạm nhau; mà còn hỗ trợ nhau.

Cô vừa lái vừa nghĩ vậy.

Cô nhấn thêm ga. Tốc độ ảnh hưởng vô cùng lên suy nghĩ của người lái. Khi xe chạy, nó đẩy luồng tư tưởng đi nhanh hơn. Như một cái búng tay, nó bật ra những suy nghĩ mới, và cứ thế chạy miên man trong quán tính.

Cô vượt qua những thành phố xô bồ, với nỗi khao khát không cùng muốn vươn tới dãy núi nằm chắn cuối đường. Ý nghĩ bây giờ đi nhanh hơn những đám mây đen trên đầu, nhanh hơn tốc độ xe đời mới. Nếu tiếp tục cuộc đua, chiếc xe sẽ đâm xầm vào khối mây khổng lồ đang từ từ cất lên ở chỗ mặt trời đang rơi.

Mặt trời biến mất ở tận cùng xa lộ. Dãy núi ở cuối đường lúc trước, bây giờ đang từ từ vây lấy cô. Ý tưởng và tốc độ đi chậm lại trên con đường vòng vèo dẫn tới một bãi xe thênh thang. Toàn cảnh biến đổi rất kỳ lạ, như tất cả xe đang chạy trên xa lộ đều đổ hết về đây.

Và cô bước ra ngoài
nhìn ngắm những trái núi
có lẽ cao hơn trong tưởng tượng.

Sau đó cô vào ngồi
trong rạp hát AMC
ở khu giải trí mang
tên Những Hình Khối
thuộc thành phố Màu Cam.

Đấy là một cuốn phim hay.

Cô chọn nó không lưỡng lự giữa những phim khác vừa được Oscar, vì đã đọc bài giới thiệu phim mới tuần rồi, có một đoạn làm cô chú ý:

“"Lấy từ một tiểu thuyết, kể về những người đàn bà cô đơn, và liên hệ giữa họ chỉ toàn do ý tưởng.
Người đầu tiên là một nhà văn. Người thứ hai là nhân vật của nhà văn, mà cũng viết văn, nên gọi là nhà văn thứ hai, để phân biệt. Người này viết về một người đàn bà thứ ba nữa. Trong phim, vai diễn này đã không phân biệt được người tạo ra mình là nhà văn thứ hai, hay nhà văn thứ nhất. Vì cả hai người đàn bà này cuối cùng đều tự tử nên rất khó xác định.

Một vai diễn khác, tương đối đỡ rắc rối là người đọc. Nhưng rồi chính người đọc cũng không phải là tận cùng, mà lại trở thành nhân vật của cuốn sách người ấy đọc."”

Cô yêu thích cuốn phim này. Chuyện không khó hiểu, nhưng cũng không dễ hiểu, thế mà hay. Nó không hẳn như những gì mình thấy. Nó khác thế, nó hơn thế, và nó đi ra ngoài những cái tưởng là thế.

Cảnh cuối cùng hứa hẹn rằng sau cuốn phim sẽ còn nhiều điều khác xảy ra:
Một người đàn bà về nhà, cởi hết quần áo, đem treo ngoài cửa sổ. Rồi đứng bên trong nhìn ra, với thân thể trần truồng. Người ấy cúi nhìn một phần ngực trắng thấp thoáng bên khung cửa tối và ẩm. Trên nền những nóc nhà xám trơ, chiếc áo màu sặc sỡ đu đưa trong gió. Toàn cảnh toát ra vẻ buồn bã - bởi chiếc áo đã từng là người ấy, đã khoác lên thân thể ấy.

Và nó trở thành biểu tượng của chia lìa trong cùng một con người.

10.
Tối giao thừa sau khi hẹn xong với Linh Đằng, cô ngủ lại trong phòng viết tầng ba. Sơn chưa về là lý do rất tốt để cô làm vậy. Đến ba giờ sáng tiếng cửa garage cuốn lên vọng vào trong giấc mơ - lúc đó cô đang đứng trên thành bao lơn, sắp sửa ném cái ly và lao mình xuống, xem thứ nào vỡ trước.

Người cô rơi vào khoảng không, lặng hút đi.

Khi rơi xuống cô nghe một tiếng gọi dài Ly..., Ly..., Ly...xuyên lên từ vòm cây bên dưới. Ly, Ly, Ly... mà cũng có thể là Đi, đi, đi...

Tiếng kêu đúng tên mình vào giây phút đó khiến độ rơi không thể chạm vào cực điểm. Nó hất dội cô trở lại. Hãy hình dung một tấm lưới có độ nhún thật mạnh giăng ra giữa trời, Ly cứ bị tung lên hất xuống giữa độ sâu của bao lơn và tiếng vọng tha thiết đó. Lời kêu gọi hãy tiếp tục trò chơi với nó: đi đi Ly..., Ly đi đi..., đi đi Ly... Ly đi đi..., Thoạt đầu cô rơi xuống và nó thảy cô lên. Sau đó nó hút cô xuống và cô tìm cách vọt lên để thoát ra. Nhưng cô không thể thoát ra khỏi trò chơi lưỡng cực này, nó là vô tận.

Trong suốt thời gian bay bổng như một thể nghiệm vật lý theo
chiều
thẳng
đứng
Cô nhìn thấy

MỘT NGƯỜI ĐÀN BÀ NẰM NGỬA SÓNG XOÀI TRÊN CĂN GÁC XÉP.

Dáng nằm nửa thức nửa ngủ, giống như nằm chơi
Mặt hướng ra ngoài trời chờ xem một trò ngoạn mục?

Cô tưởng người đó đang nhìn mình, nhưng không phải vậy.

Qua ô cửa nhỏ trên trần, người đó thấy những mảng không gian lồng lộng gió bay vùn vụt trên đầu. Rồi chúng vụt xà xuống thấp, di chuyển theo chiều ngang. Khi đập vào chiếc phong linh, chúng vỡ thành những mảnh vụn không gian nhỏ. Khi phong linh cất tiếng kêu, đó là lúc không gian vỡ nát rơi lả tả. Người ta vẫn tưởng gió làm phong linh kêu. Không phải! - Khi cái gì bị đập vỡ nó kêu vang như thế. Như khi cô ném cái ly vào bóng tối tạo thành tiếng dương cầm sắc lạnh. Như khi một người khác đi vào thân thể mình và tiếng kêu thoát ra báo hiệu một nứt rạn bên trong.

Tiếng kêu của phong linh hôm đó vật vã và đau đớn. Nó bị hành hạ suốt đêm. Càng kiệt sức nó càng kêu lớn tiếng. Chưa bao giờ nó chơi hết mình như vậy.

... ra đời từ một giấc mơ của Ly
(lẫn với tiếng phong linh)
ĐING ĐOONG...
... vẫn thích những đêm trời gió
CRING CROONG...
... thoát ra ngoài thinh không
CRING CRONG...
... đánh thức người đàn bà đang ngủ
ĐING ĐOONG...
... khoác mảnh áo mềm vắt ở lan can
đi vào buổi tối
Cring cring CROONG...
ĐING Đoong...
Cring cring CROONG...

1   2