Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Phú Phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặng Phú Phong. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023
Đặng Phú Phong: Hoài niệm anh, Nguyễn Đình Toàn – một nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ tài hoa được nhiều người mến mộ
Nguyễn Đình Toàn, tài hoa từ giọng nói
Nguyễn Đình Toàn là một cái tên rất quen thuộc với giới văn nghệ sĩ, độc giả và thính giả yêu nhạc suốt khoảng thời gian 20 năm từ 1954 đến 1975 của người miền Nam Việt Nam. Ông là một người đa tài, làm thơ, viết văn, soạn nhạc và viết cả kịch nữa, điểm đặc biệt nhất của ông là cái chất giọng ấm, ngọt ngào và quyến rũ vang lên mỗi tối thứ năm hàng tuần trên Đài Phát Thanh Sài Gòn trong chương trình “Nhạc Chủ Đề”. Bài viết và giọng đọc truyền cảm của ông đã làm say mê biết bao thính giả, dĩ nhiên cũng làm cho bao nhiêu trái tim thiếu nữ thổn thức, ông là “một người đào hoa nhưng rất chung thủy với vợ” (theo lời người con gái). Những bài nhạc ông chọn để phát thanh đều nằm theo chủ đề của chương trình mà ông dẫn dắt người nghe đi vào những khám phá qua văn chương thi vị, qua đời sống tác giả và từng giai điệu của bài hát. Câu giới thiệu về những bản tình ca của Trịnh Công Sơn là “Những bản tình ca không có hạnh phúc” như một dấu ấn của nhạc sĩ này, đã làm biết bao thính giả thật thú vị và ghi nhớ mãi.
Nguyễn Đình Toàn là một cái tên rất quen thuộc với giới văn nghệ sĩ, độc giả và thính giả yêu nhạc suốt khoảng thời gian 20 năm từ 1954 đến 1975 của người miền Nam Việt Nam. Ông là một người đa tài, làm thơ, viết văn, soạn nhạc và viết cả kịch nữa, điểm đặc biệt nhất của ông là cái chất giọng ấm, ngọt ngào và quyến rũ vang lên mỗi tối thứ năm hàng tuần trên Đài Phát Thanh Sài Gòn trong chương trình “Nhạc Chủ Đề”. Bài viết và giọng đọc truyền cảm của ông đã làm say mê biết bao thính giả, dĩ nhiên cũng làm cho bao nhiêu trái tim thiếu nữ thổn thức, ông là “một người đào hoa nhưng rất chung thủy với vợ” (theo lời người con gái). Những bài nhạc ông chọn để phát thanh đều nằm theo chủ đề của chương trình mà ông dẫn dắt người nghe đi vào những khám phá qua văn chương thi vị, qua đời sống tác giả và từng giai điệu của bài hát. Câu giới thiệu về những bản tình ca của Trịnh Công Sơn là “Những bản tình ca không có hạnh phúc” như một dấu ấn của nhạc sĩ này, đã làm biết bao thính giả thật thú vị và ghi nhớ mãi.
Chủ Nhật, 11 tháng 7, 2021
Đặng Phú Phong: Chuyện cái áo tơi
Tôi không viết chiếc áo tơi mà cái áo tơi là nó có lý của nó.
Nguyên ở quê tôi, một làng nhỏ của Bình Định, cách xa Qui Nhơn hơn 40 cây số, điện đóm không có mãi cho đến thập niên 60. Ánh sáng văn minh hút bóng, heo hắt, èo uột trên quê tôi. Cả làng không có được một chiếc xe “bịch- bịch” (xe gắn máy) như cái thị trấn kề bên. Dăm ba nhà có được một cái Radio là hách lắm rồi. Giao tiếp với văn minh ánh điện rất hạn hẹp nên ngôn ngữ cũng rất nghèo nàn. Chữ “cái” giới từ chỉ giống (gender) được sử dụng trong hầu hết mọi trường họp. Thiếu hẳn bóng dáng chữ “chiếc”. Ngoại trừ một vài trường hợp có vẻ đã thành thông lệ như “chiếc chiếu”…
Tôi viết cái áo tơi theo cái ý như vậy. Nghèo khổ thành thêm ra nghèo chữ.
Thời đó cái áo mưa là tiếng để chỉ chiếc áo đi mưa làm bằng nylon, dài quá gối, cổ bẻ, có kèm dây thắt lưng và có cả chiếc mũ trùm đầu, trông rất văn minh, rất nhà giàu. Nhưng vì nghèo và nhất là nó không được ấm và rất dễ rách nên cả làng chỉ có mấy đứa học trò con nhà giàu và một số rất ít khác sử dụng nó để đi chợ.
Còn lại dân trong làng đều dùng áo-tơi-lá. Áo-tơi-lá được chằm (may) bằng lá cọ.
Người ta lên rừng cắt lá cọ đem về lựa những lá tốt, lành lặn để sử dụng. Áo tơi rất dễ làm nên bất kỳ ai cũng có thể làm được sau một lần quan sát người khác làm. Họ đóng một cái khung chữ nhật, thường bề ngang hai mét bề cao một mét rưỡi. Trên chiều đứng người ta cột dây mây đã được chuốt, trau kỹ lưỡng và ngâm nước đôi ba ngày cho dai, dẻo. Mỗi đường dây cách nhau khoảng từ năm phân ở phần trên cùng, càng xuống phiá dưới càng cách thưa dần đến khoảng một tấc. Lá cọ trước khi chằm được phơi nắng rồi hứng sương cho lá mềm, dịu và chắc; xong họ gấp đôi lá theo chiều gốc, ngọn, xỏ vào đường dây mây sẵn trên khung. Ở trên là phần cổ áo nên nó được xếp nhặt lại và bện dây mây thật kỹ để tránh bị rách khi va chạm. Trên cùng người ta dùng dây mây chuốt nhỏ và mảnh. Phần lá trên cùng được xỏ xuyên suốt một sợi vải mềm để cột lại khi bận (mặc). Thường áo-tơi-lá chỉ dài đến gối để người nông dân dễ hoạt động.
Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014
ĐẶNG PHÚ PHONG - HỘI THẢO 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975. (Phần tiếp theo vào ngày 7/12/14)
Buổi Hội thảo được tiếp thục vào
ngày 7/12/14 tại hội trường Việt Báo. Chủ tọa là hai nhà phê bình Nguyễn Hưng
Quốc và Hoàng Ngọc Tuấn đến từ Úc . Diễn già đầu tiên là nhà biên khào, lý luận
văn học Đinh Từ Bích Thúy với chủ đề:
“Trách Nhiệm của Người Trí Thức Trong Môi Trường Đa Nguyên của Miền Nam
Trước 1975: Đọc (Truyện Vừa) Khi Từ Thức Về Trần của Bình Nguyên Lộc”
![]() |
Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thúy |
Tiểu sử: Đinh Từ Bích Thúy là biên tập viên tạp chí văn chương mạng Da Màu, chuyên về lãnh vực phê bình, dịch thuật và biên khảo. Tốt nghiệp ngành Luật và cử nhân danh dự môn văn chương Anh/Pháp từ University of Virginia. Ngoài Da Màu, cũng từng cộng tác với Việt Báo, Hợp Lưu, Diacritics, Amerasia Journal, Manoa và Rain Taxi Review of Books.
Nhà biên khảo Đinh Từ Bích Thuý (ĐTBT) giải thích tại sao chọn đề
tài thuyết trình truyện vừa “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc trong Hội
Thảo Văn Học Miền Nam: “Ông là một tác giả vừa đặc thù vừa tiêu biểu cho nền
văn học miền Nam Việt Nam. Văn nghiệp ông phong phú, có thể nói rằng không gian
văn chương của Bình-Nguyên Lộc rất rộng, rất đa nguyên, nó bao gồm lịch sử, văn
hóa, và bản sắc dân tộc. Văn chương của ông quan tâm về nhận thức học
(epistemology), vì nhận thức học đi liền với khái niệm về bản sắc và truyền thống
văn hóa. Bài khảo cứu của ông về nguồn gốc địa danh thành phố Sàigòn cũng là một
câu chuyện rất thú vị về lịch sử di dân và nền tảng văn hóa của người dân miền
Nam. Cái tên Sàigòn có phải từ gốc tiếng Miên là Prây Kor (Rừng Bò), hoặc từ tiếng
Tàu, trước được phiên âm là Thầy Gòn, Sài Gòng, Xì Cống hay Sài Côn? Văn chương
của Bình-Nguyên Lộc có sự nối kết giữa các thời đại, nhưng cũng cho ta thấy những
đặc điểm về phong tục, tâm lý, và ngôn ngữ của một chặng điểm nhất định trong lịch
sử miền Nam.”
Thứ Năm, 11 tháng 12, 2014
ĐẶNG PHÚ PHONG - HỘI THẢO 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM 1954-1975.
![]() |
Nhà văn Đặng Phú Phong (Hình: Uyên Nguyên) |
LITTLE SAIGON. Trong
2 ngày 6-7/12/2014, nhật báo Người Việt và nhật báo Việt Báo kết hợp với 2 trang mạng văn học là Da Màu và
Tiền Vệ đã tổ chức một cuộc hội thảo khá quy mô với 16 diễn giả nói về các đề
tài trong phạm vi văn học miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975.
Ngày đầu tiên (6/12/14)
được tổ chức tại phòng hội của báo Người Việt bắt đầu lúc 10:00 sáng. Mở
đầu bằng nghi thức chào cờ VNCH và phần mặc niệm tưởng nhớ các văn nghệ sĩ đã mất, đặc biệt những người mất trong các trại
cải tạo sau năm 1975. Sau đó LS. Phan Huy Đạt, Chủ Nhiệm báo Người Việt tuyên bố khai mạc, chào mừng quan khách.
Thứ Năm, 2 tháng 9, 2010
Vài "Miểng Vụn" với Thảo Trường
Đặng Phú Phong

“ …Phải luôn luôn nhớ rằng hãy quên đi tất cả…” Thảo Trường đã viết như vậy. Bây giờ anh thực hành như vậy. Quên! Quên đi bản thân thân mình. Quên! giải trừ kiến thức.
Những ngày trên giường bệnh, anh nhớ lại tất cả những ngày xưa cũ, nhớ lại bạn bè thân sơ. Một lần. Rồi thôi. Miên viễn.
Thứ Sáu, 30 tháng 7, 2010
Hai bài thơ của Đặng Phú Phong
HÀO KHÍ CA
Từ buổi nắng cao mây lũng thấp
Ai người dựng mộ lấp trăm năm
Trăng xưa rụng mãi không đầy biển
Nên sóng hoàng hôn lụy nhỏ thầm
Tóc rối áo nhàu người giữ mộ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)