Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc tiểu thuyết Đổi Vai của Kenzaburo Oë (1935-2023)
![]() |
Hình bìa cuốn The Changeling của Kenzaburo Oë |
Thứ Ba, 14 tháng 3, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh của Cao Hành Kiện
![]() |
Hình bìa cuốn sách "Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh", tên tiếng Anh: One Man's Bible |
Cao Hành Kiện cho xuất bản Nhất Cá Nhân Đích Thánh Kinh, truyện dài thứ nhì sau Linh Sơn (1989) ở Đài Bắc năm 1999, một năm trước khi được trao tặng giải thưởng Văn Chương Nobel. Bản dịch tiếng Pháp do Noel & Liliane Dutrait được Editions de l’Aube xuất bản năm 2000 và bản tiếng Anh do Mabel Lee dịch và được Harper Collins xuất bản năm 2002. Cả hai bản Pháp ngữ với cái tựa Le Livre d’un home tout seul và bản Anh ngữ tựa đề One Man’s Bible có lẽ vì nhu cầu thị trường cần một cái tựa sách bắt mắt quần chúng độc giả hơn nên đều không dịch sát nghĩa tựa đề nguyên bản Nhất Cá Nhân Đích (cái bản ngã đích thực của một người) bao hàm chủ ý của tác giả khi viết cuốn tiểu thuyết này. Chuyển tựa sách này sang tiếng Việt nghe sao vừa thuận tai vừa văn vẻ thực là khó: chúng tôi đề nghị hãy tạm đặt tên cho cuốn sách này là Tôi Thực Là Tôi. Tuy nhiên với những độc giả Việt đã làm quen với danh từ Hán Việt thì tựa đề nguyên bản cũng không khó hiểu gì mấy.
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc Underworld (Thế giới ngầm) của Don DeLillo
Don DeLillos thuộc vào những tên tuổi lớn của tiểu thuyết Mỹ nửa sau thế kỷ 20 như Thomas Pynchon, William Gaddis, Tony Morrison…Vào tháng 5 năm 2006, tạp chí The New York Times Book Review trong cuộc bầu chọn quyển tiểu thuyết hay nhất trong vòng 25 năm trở lại đây thì Underworld/Thế Giới Ngầm của Don DeLillo được chọn là tác phẩm chỉ đứng sau quyển Beloved của nhà văn nữ da đen Toni Morrison, người được trao giải Nobel Văn Chương năm 1993.
Trong số hàng chục tiểu thuyết của Don DeLillo, quyển Underworld được coi là tác phẩm quan trọng nhất. Đây là một quyển sách khá đồ sộ, trên 800 trang, mô tả những biến cố ở Mỹ trải dài gần nửa thế kỷ suốt trong thời gian cuộc chiến tranh lạnh. Theo tác giả cho biết tựa đề quyển sách Underworld/Thế Giới Ngầm đến với ông khi ông nghĩ về những chất thải phóng xạ được đem chôn sâu dưới đất và về thần chết Pluto.
Thứ Ba, 17 tháng 1, 2023
Đào Trung Đạo: Đọc The Boat của Nam Lê
Nam Lê tên thực là Lê Hữu Phúc Nam, một nhà văn Việt Nam trẻ tuổi. Con Thuyền của Nam Lê do nhà xuất bản Knof ở Mỹ ấn hành đã được giới điểm sách đón nhận nồng nhiệt. Tiêu biểu là người điểm sách nổi tiếng “khó tính” của tờ The New York Times là Michiko Kakutani cũng đã có một bài giới thiệu sách đầy thiện cảm.
Lê Nam sinh năm 1979, cùng gia đình vượt biển tỵ nạn năm anh mới 3 tháng tuổi. Cha anh, một sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa, sau khi ở tù cải tạo đã đem gia đình vượt biển đến Pulau Bidong, Malaysia và sau đó gia đình anh được định cư ở Melbourne, Úc Châu. Nam Lê tốt nghiệp luật sư, đi làm một thời gian nhưng sau đó bỏ nghề luật, sang Mỹ theo học lớp viết văn nổi tiếng Iowa Writer’s Workshop, tốt nghiệp và được học bổng Grace Paley Endowed Fellowship để hoàn tất việc học tại Trung Tâm Nghệ Thuật ở Provinetown, bang Massachusetts và tại Phillips Exeter Academy ở New Hampshire. Anh có truyện ngắn đăng trên những tạp chí văn chương thế giá như Conjunctions, Zoetrope, A Public Space, One Story, Best New American Voices, Best Australian Stories, Tuyển Tập Pushcart…và được trao những giải văn chương như giải Pushcart Award, Michener-Corpernicus Society Award. Nam Lê từng là chủ biên mảng tiểu thuyết của Harvard Review.
Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023
Nell Freudenberger: Thư viết từ pháo đài cuối cùng (Letter from the Last Bastion, Phần 3, Đào Trung Đạo dịch)
![]() |
Nhà văn Nell Freudenberger. Hình Wikipedia |
Nell Freudenberger sinh năm 1975 ở New York City, tốt nghiệp Harvard, từ 2000 đã có bài đăng trên các tạp chí Granta, Paris Review, Harper…Đã xuất bản Lucky Girls (tập truyện ngắn 2003) những truyện dài The Dissident (2006), The newly weds (2012) và Lost and Wanted (2019)
Lẽ ra hai người phải đắn đo suy nghĩ. Cũng giống như việc vị giảng viên có thể sẽ bảo học sinh của mình trong lớp Vệ Sinh rằng: trong cái hừng khí của khoảnh khắc, có lẽ anh/chị sẽ quên khuấy đi mất. Laura chẳng chần chờ cùng với Henry dọn nhà về New York City. Trong căn chung cư đường số 103, hai người bắt đầu ăn chay và ngủ trên sàn. Laura kiếm được một công việc làm nhân viên lễ tân ở Bảo Tàng Viện Nghệ Thuật Trung Ương, nơi cô có thể gần gũi tranh của Klee. Vào bữa trưa cô ta có thể đem bọc đồ ăn chay ra ngồi trên bậc thềm ăn với những cô gái khác, ở đó họ có thể ngồi ăn, hút thuốc và chọc phá những du khách đang mua hot dogs và chụp hình kỷ niệm, tóc tai các du khách cứ dựng đứng lên trong gió trông như những cái cánh chim nhỏ.
Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2023
Nell Freudenberger: Thư viết từ pháo đài cuối cùng (Letter from the Last Bastion), (Phần 2, Đào Trung Đạo dịch)
![]() |
Nhà văn Nell Freudenberger hình Wikipedia |
Dĩ nhiên bất kỳ ai đã đọc quyển Binh Nhì Johnson đều biết rõ Henry đang làm gì – ngồi trong một văn phòng viết những bản tường trình để chuyển đến nhân viên các hãng thông tấn tại JUSPAO mỗi buổi chiều. Anh ta đã hoa hòe hoa sói đánh bóng chuyến công tác của anh với Laura (anh ta đã viết là anh ta không thể nói cho cô biết về cái phần hấp dẫn của công việc của anh, vì phần này có liên quan tới “tình báo”). Thực ra, về tình báo, việc Henry hàng ngày đều đặn phải làm đối với cơ quan MACV chỉ là đến đó để lấy cái mẫu đơn đặc biệt cần thiết để khai việc trưng thu những cuộc băng máy chữ cũ kỹ trong văn phòng anh ta. Trong những giờ muốn làm gì thì làm đó, anh ta có thể lang thang trong những khu phố ngoằn ngoèo và các chợ búa, trong đầu tưởng tượng ra cảnh Laura khỏa thân, mãn nguyện và tươi mát giữa làn gió hây hây ban đêm của xứ Bolovia. Còn anh ta thì lại đang ở Việt Nam, với một dụng cụ cũ mòn và không một chút kinh nghiệm về chiến tranh ngoài cái thứ thống kê được chuyển đến cho một anh chàng trung úy sĩ quan thông tin mới được gắn lon. Theo vị sĩ quan chỉ huy của anh, công việc của anh là phải làm sao cho những bản báo cáo “rõ ràng, hợp lý, và chó-đẻ-hồ-hởi.” Nếu như bị cưỡng bách nói sự thực thì hẳn Henry sẽ nói đó là một việc làm trọng đại.
Thứ Ba, 3 tháng 1, 2023
Nell Freudenberger: Thư viết từ pháo đài cuối cùng (Letter from the Last Bastion) (Phần 1, Đào Trung Đạo dịch)
![]() |
Nhà văn Nell Freudenberger hình Wikipedia |
Tôi viết bức thư này để cho quí vị biết một vài điều quí vị có thể không biết về Nhà văn-Thỉnh cư (Writer-in-Residence) Henry Marks. Có thể quí vị đã biết đôi chút. Nếu như quí vị đã đọc quyển Binh Nhì George Johnson, quyển tiểu thuyết đầu tay của ông ấy, quí vi được biết Henry đã hoàn tất nhiệm vụ quân dịch ở Vịệt Nam vào tháng 11 năm 68. Và nếu quí vị đã đọc quyển Người Quan Sát Chim (tôi đoán chừng ai mà chẳng đã đọc quyển này), quí vị cũng biết chuyện gì đã xảy đến với ông ấy vào giai đoạn cuối nhiệm vụ đó. Quí vị cũng có thể tìm biết thông tin này một cách dễ ợt từ quyển Tuyển Tập Khảo Luận, đặc biệt là trong bài “Theo Bén Gót Người Quan Sát Chim,” suy tư của ông ta về viết văn, phạm tội, và về chiến tranh, xuất bản năm 1990, cái năm đánh dấu Henry phục hồi sau một giai đoạn ngắn tơi tả vì vụ quyển Tai Nạn in năm 88. Các nhà phê bình qui sự thất bại của Tai Nạn vào sự ẩu tả; họ nói rằng Henry đã trở thành mất tự chủ vì sự thành công của mình.
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
Linda Lê: Tôi còn nhớ (Je me souviens) (Đào Trung Đạo chuyển ngữ)
Linda Lê sinh năm 1963 tại Dalat, Việt Nam, cha gốc Việt, mẹ gốc Pháp,14 tuổi cùng mẹ và chị em "hồi hương" qua Pháp (cha ở lại Việt Nam), năm 1981 học tại Lycée Henry IV để chuẩn bị thi vào École Normale Supérieure nhưng không đậu nên vào học Sorbonne. Tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1984. Đã xuất bản trên hai muơi tiểu thuyết và khảo luận: Autres jeux avec le feu, Les aubes, Calomnies, Lettre morte, Les trois Parques, Voix, Personne, Lame de fond... (đều do Christian Bourgois xuất bản), Tu écriras sur le bonheur (Presses Universitaires de France P.U.F. xb), Les évangiles du crime (Julliard xb), Marina Tsvetaieva, Comment ça va la vie? (Jean-Michel Place, col. Poésie xb.) Một vài tác phẩm của Linda Lê đã được dịch sang tiếng Việt như: Tiếng Nói (VOIX Nguyễn Đăng Thường dịch, nxb Văn – USA,) Vu Khống (CALOMNIES Nguyễn Khánh Long dịch, nxb Nhã Nam – VN) và Lại Chơi Với Lửa (AUTRES JEUX AVEC LE FEU Nguyễn Khánh Long dịch dở dang Ba Nữ Thần Số Mệnh (LES TROIS PARQUES), Thư Chết (LETTRE MORTE do Bùi Thu Thủy dịch), Sóng Ngầm (LAME DE FOND do Hà Thanh Vân và Bùi Thu Thủy dịch, nxb Nhã Nam – VN), À l’enfant que je n’aurai pas, In memoriam, Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau…
****
Tôi còn nhớ ngày tôi đến nước Pháp. Tôi đã không được thấy Paris nhưng lại là Sarcelles, vùng ngoại ô ủ rũ trông giống như một người đàn bà chưa tỉnh rượu hẳn. Tại nơi tiếp đón, người ta cho chúng tôi ăn sáng bằng trái lê. Cái vị đầu tiên tôi biết về nước Pháp là vị trái lê của vùng Sarcelles.
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2022
Đào Trung Đạo: Đọc La Place của Annie Ernaux
Annie Arnaux cấu trúc La Place/Vị thế, Chỗ đứng bằng những đoạn văn rời thường không dài quá ba trang, ngoại trừ hai đoạn khá dài nói về lịch sử gia đình (trang 24-30), và đoạn rời gần cuối truyện hồi ức về thời gian cha bệnh rồi từ trần (trang 103-110). Tác giả cố tình xếp đặt những đoạn rời không theo thứ tự thời gian liên tục, mục đích cho người đọc biết La Place không phải là hồi ký hay tự truyện. Annie Ernaux đề từ quyển sách bằng câu văn của Jean Genet “Tôi mạo muội đưa ra một lời giải thích: viết chính là phương cách cuối cùng khi người ta đã phản bội.”[1]
![]() |
Ảnh chụp màn hình Gallimard |
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015
Đào Trung Đạo - bài ai điệu cho thanh tâm tuyền
![]() |
Thanh Tâm Tuyền |
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
Đào Trung Đạo - Đọc Dạ Tiệc Quỷ của VÕ THỊ HẢO
![]() |
Nhà văn Ðào Trung Ðạo (Hình: Uyên Nguyên) |
Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013
Đào Trung Đạo - Khả năng thành công/thất bại của ‘Vụ Xử’ Nhã Thuyên
Đào Trung Đạo
![]() |
Nhà văn Nhã Thuyên |
Thứ Năm, 15 tháng 9, 2011
Mấy nhận xét về Hôi nghị viết văn trẻ toàn quốc ngày 9/9/2011
Một trong những sách lược cai trị chính của các chế độ độc tài toàn trị là cách ly, chia để trị một cách tinh vi, người dân khỏi những mối liên hệ giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với tập thể, không cho người dân có cơ hội tập hợp thành những đám đông không đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền. Trong những ngày đầu cộng sản ở Trung quốc và ở Việt Nam lên nắm chính quyền chúng ta thường nghe nói tới “tổ tam tam” nghĩa là dân chúng ở trong một làng hay phố được tổ chức thành những nhóm ba người để kiểm soát, báo cáo nhau. Trong giai đoạn đó đã xảy ra những sự việc đau lòng như con cái tố cha mẹ, anh em trong nhà báo cáo nhau, trong một đơn vị chức năng người nọ canh chừng và tố cáo người kia. Cực điểm của chính sách này là cuộc cải cách ruộng đất. Suốt trong một giai đoạn dài nhiều thập kỷ con người sống trong khủng hoảng niềm tin, nghi kỵ lẫn nhau. Để củng cố và che đậy chính sách phân hóa này chính quyền đứng ra lập những hội đoàn, mặt trận, hay phong trào…, mới nhìn tưởng như để đoàn kết một bộ phân dân chúng, nhưng thật ra là để dễ bề kiểm soát. Từ sau Đổi Mới tình trạng này đã bớt cường độ nhưng về sách lược thì cho đến nay vẫn không có gì thay đổi: Những hội, đoàn, tổ chức… được chính quyền lập ra dĩ nhiên hoàn toàn phải đặt dưới quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Chính vì vậy ở Viêt Nam Cọng sản từ hơn nửa thế kỷ nay – trước Tháng Tư 1975 ở Miền Bắc và sau Tháng Tư trên toàn cõi, bất kỳ một hội đoàn, phong trào, mặt trận… nào – từ chính trị, chuyên môn, đến xã hội hay thiện nguyện, giải trí v.v…- một khi được chính quyền cho phép chính thức hoạt động đều nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của chính quyền thông qua những cán bộ được Đảng tin cậy cài đặt vào những chức vụ lãnh đạo, dù cho những cán bộ này đa số không đủ những phẩm tính chuyên môn, uy tín, hay có những thành tựu được giới làm nghề hay xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên, cứ mỗi khi có một Hội nghị nào đó được tổ chức là những cán bộ lãnh đạo này được giao việc phát biểu khai mạc, một hình thức ra chỉ thị cho các hội viên.
Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011
Giới thiệu nhà văn Trung Quốc Lưu Diệc Vũ mới đào tỵ
Nhân dịp nhà văn Trung Quốc Liao Yiwu/Liêu Diệc Vũ đã đào tỵ thành công và hiện tỵ nạn ở Đức chúng tôi xin giới thiệu quyển tiểu thuyết được nhiều người biết đến ở Âu-Mỹ The Corpse Walker/Cửu Vạn Xác Chết qua bản Anh ngữ của Wen Huang.
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011
Giải mã cổ thi để giác ngộ lãnh đạo đương thời
Trên trang mạng Lý luận & Nghiên cứu Văn học số tháng 6, 2011 Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát cho đăng một bài luận văn khá lý thú có đầu đề “Bài thơ vận nước và tư tưởng chính trị của Thiền sư Pháp Thuận”. Thoạt nhìn cái tựa đề người ta có thể cho rằng đây là một bài nghiên cứu hàn lâm về tư tưởng chính trị Phật giáo nhưng nếu đọc kỹ bài này và qui chiếu vào thực trạng chính trị Việt Nam hiện nay người đọc có thể nhận ra thâm ý của tác giả. Như chúng ta đã biết Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát là một học giả Phật giáo tầm vóc không những ở Việt Nam mà còn cả trong vùng Đông Nam Á. Mấy năm trước đây khi Việt Nam được chọn là nước đăng cai tổ chức Đại Hội Phật giáo Thế giới ở Hà Nội chính quyền cộng sản, trong một tình huống chẳng đặng đừng, để sơn phết bộ mặt chính sách tôn giáo của Đảng, đã phải nhất thời sử dụng Thượng Tọa Trí Siêu – nhân vật Phật giáo Việt Nam có uy tín quốc tế - để tiếp đón khách mời năm châu đến tham dự Đại Hội. Về thái độ chính trị của Thượng tọa Trí Siêu trước đây chúng ta được biết ông là một trong số những lãnh tụ cùng với Hòa Thượng thích Quảng Độ của Giáo Hôi Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ sau biến cố Tháng Tư 1975 giữ vị trí đối lập chính quyền trong một thời gian dài, nhưng mấy năm gần đây ông rời Thanh Minh Thiền Viện ra sống bên ngoài. Nhưng căn cứ vào những bài viết và tác phẩm chúng ta thấy ông đã không thay đổi tên mà vẫn ghi là Thượng Tọa Trí Siêu – Lê Mạnh Thát. Như vậy có thể nói ông vẫn giữ nguyên phẩm vị trong hàng ngũ Phật Giáo tuy có thể khi ra đời sống bên ngoài việc giữ nguyên trang phục với ông không là điều quan trọng. Chúng ta cũng không có thông tin nào cho thấy ông đã hợp tác với Giáo Hội Phật Giáo Quốc doanh do chính quyền dựng lên.
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011
Sự chuyển hướng chính trị trong ĐCSVN đang xảy ra?
Trong tựa đề bài chúng tôi đặt dấu hỏi (?) không có nghĩa những ý kiến được trình bày sau đây là một sự suy diễn. Ngược lại, tuy dấu hỏi không mang ý nghĩa một sự nghi ngờ, nhưng chúng tôi có ý đặt vấn đề “sẽ như thế nào?”