Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàn áp tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàn áp tôn giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2023

Hải Di Nguyễn: Ông Y Dú Ksơr: hai lần đi tù, một năm bị nhốt trong hầm kín

Ông Y Dú Ksơr

“[Công an] nhốt tôi vào hầm kín mịt mù, không thấy mặt trời mặt trăng, đúng một năm”, ông Y Dú Ksơr nói về lần bị tạm giam năm 2005.

Ông sinh năm 1953. Như Y Pher Hdruê, Y Phic H’dok, Y Quynh Buondap, và Y Arôn Êban mà tôi đã phỏng vấn, viết bài trước đây, ông Y Dú Ksơr cũng là người Êđê theo đạo Tin lành, nhưng không sống ở vùng Tây Nguyên mà ở Phú Yên.

Ông từng hai lần đi tù ở Việt Nam, bị cáo buộc “Phá hoại chính sách đại đoàn kết dân tộc”, và hiện nay đang tỵ nạn tại Thái Lan. 

Tôi phỏng vấn ông ngày 26/5/2023.

Vì sao bị bắt giam năm 2005?


Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023

Hải Di Nguyễn: Anh Y Arôn Êban: nhiều lần bị đánh đập trong trại giam

Anh Y Arôn Êban
Theo lời kể của anh Y Arôn Êban ngày 19/5/2023, tháng 5/2019, chính quyền địa phương ở huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk phá dỡ nhà của người dân và cưỡng chế đất, đánh đập người dân và tín đồ. Nhà anh cũng có mảnh đất ở đó và gia đình vợ bị bắt và áp giải về đồn – anh cũng bị xem là “cầm đầu”.

Anh Y Arôn Êban (sinh năm 1985) là người Êđê theo đạo Tin lành ở Đắk Lắk, đã nhiều lần bị công an bắt giữ và đánh đập tra hỏi.

Tháng 11/2019, anh tham dự Hội nghị Tự do Tôn giáo hay Niềm tin Đông Nam Á tại Thái Lan để nói về vấn đề tự do tôn giáo của người Thượng. Vì gia đình ở Việt Nam liên tục bị sách nhiễu và bản thân từng nhiều lần bị bắt, anh quyết định ở lại và xin tỵ nạn, và ở Thái Lan từ đó đến nay.

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2023

Hải Di Nguyễn: Anh Y Phic H’dok và người cha tình nghi bị sát hại

Y Phic

Năm 2016, Y Phic H’dok đang ở Campuchia tổ chức Giáng sinh cho các em nhỏ khi nghe tin cha mất: “mẹ tìm thấy xác ba đang bị treo trên cây”.

Y Phic H’dok (thường dùng tên Jack) sinh năm 1993 và là người Êđê theo đạo Tin lành từ Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý cùng Y Quynh Buondap và Y Pher Hdruê. Anh sang Thái Lan tỵ nạn đầu năm 2017 và hiện đang sống tại Hoa Kỳ. 

Ngày 4/5/2023, tôi nghe Y Phic H’dok kể câu chuyện của mình. 

Các bài hát Êđê và lần đầu bị bắt 

Anh Y Phic H’dok cho biết lần đầu bị công an bắt là năm 2012, khi một người chú nhờ tải về nhạc tiếng Êđê, “không biết sao chính quyền biết mà bắt người chú đó, họ hỏi nhạc tiếng mẹ đẻ của mình ở đâu ra”, rồi từ đó bắt anh.  


Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2023

Hải Di Nguyễn: Anh Y Quynh Buondap: Cả gia đình bị đàn áp và các sắc dân bản địa ở VN bị phân biệt đối xử

Anh Y Quynh Buondap

Năm 2008 và 2010, Y Quynh Buondap (sinh năm 1992) bị giam giữ và, theo lời kể của anh, bị công an đánh đập tra tấn dã man. Năm 2012, trong thời gian tạm giam 5 tháng, anh lại bị đánh bởi người trong tù – đến tận bây giờ, vẫn đôi khi bị đau ngực.

Y Quynh Buondap là người Êđê, là một trong những người đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý, và hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan từ năm 2018. 

Ngày 28/4/2023, tôi có dịp trò chuyện với Y Quynh về anh và gia đình, và về vấn đề phân biệt đối xử với người Thượng ở Việt Nam. 


Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023

Hải Di Nguyễn: Ông Dương Xuân Lương và đạo Cao Đài 1926

Ông Dương Xuân Lương tham dự một cuộc họp do Ủy Ban Tự do \Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF: United States Commission on International Religious Freedom) tổ chức.


Năm 2016, sau tám năm lẩn trốn tại Việt Nam vì bị truy nã do hoạt động tôn giáo liên quan đến đạo Cao Đài 1926, ông Dương Xuân Lương sang Thái Lan tìm tỵ nạn.


Nay đã định cư sáu năm tại Hoa Kỳ và đã có quốc tịch Mỹ ông trở lại Bangkok tháng 4/2023, và trả lời phỏng vấn ngày 11/4 về đạo Cao Đài 1926 cũng như thời gian ở Thái Lan.


Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2023

Hải Di Nguyễn: Mục sư A Ga-Chuyện một người tỵ nạn suýt bị trục xuất

Mục sư A Ga ở Thái Lan.
Ngày 13/4 vừa qua, ông Đường Văn Thái, tức YouTuber Thái Văn Đường, đã bị công an Việt Nam có lẽ là phối hợp với cảnh sát Thái, “bắt cóc” tại Bangkok, Thái Lan. Ông Đường Văn Thái là người chuyên đưa tin chính trị nội bộ Việt Nam và tị nạn ở Thái Lan từ năm 2019, đã được Cao uỷ Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) cấp quy chế tị nạn. Báo chí Việt Nam thì đưa tin rằng công an Hà Tĩnh vào ngày 14/4 phát hiện một đối tượng “không có giấy tờ tuỳ thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1… Đối tượng khai nhận tên Đường Văn Thái”.

Chuyện này đã làm cho những người Việt đang tỵ nạn chính trị ở Thái Lan (dù chưa hay đã được cấp quy chế tỵ nạn) hết sức lo lắng.

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Song Chi: Y Pher Hdruê-câu chuyện của một người Êđê dám lên tiếng đấu tranh

Y Pher Hdruê
(chụp ở Thái Lan, tháng 3.2023)
Y Pher Hdruê sinh năm 1979, người dân tộc Êđê.

Y Pher sinh ra ở buôn Êa khit, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Êa khit có khoảng 5000 người Êđê sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.

Bố mẹ Y Pher có 8 người con-4 trai, 4 gái. Y Pher là người con thứ 3. Gia đình thuộc loại không đến nỗi quá nghèo khó, trước đây từng có đất riêng nhưng sau này đã bị nhà nước tịch thu. Từ giai đoạn 1993-1996 nhà nước cưỡng chế thu hồi khoảng 10 hec đất ở Buôn Chuê, xã Băng Adrên, huyện Krông Ana, Đắk Lắk của 30 hộ gia đình, trong đó có gia đình Y Pher Hdrue.

Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2023

Song Chi: Chỉ vì niềm tin tôn giáo mà phải bỏ làng, bỏ xứ ra đi

Hình chị Lầu Y Tòng, chụp ở Bangkok, Thái Lan. Tháng 3/2023

Chỉ vì niềm tin tôn giáo mà bị ép phải ly dị, bị đuổi khỏi bản làng, bị đe dọa sẽ bị bắt, ở tù? Có lẽ đây chỉ là câu chuyện của thời kỳ mông muội nào đó, chứ không thể là câu chuyện ở đầu thế kỷ XXI này? Vậy mà đó lại là câu chuyện có thật, xảy ra ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và đáng nói hơn, đây không phải là một câu chuyện hiếm hoi gì…

***

Lầu Y Tòng sinh năm 1987, là người dân tộc Hmong. Gia đình chị sống ở bản Trường Sơn, xã Nậm Cán, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Xã Nậm Cán có chừng 500 hộ gia đình, hầu hết là người Hmong.

Mẹ Lầu Y Tòng làm rẫy, còn bố làm y tá xã. Cha mẹ chị có tất cả 9 người con–2 trai, 7 gái. Chỉ có ba người học nhiều nhất là người anh trai thứ hai – học xong lớp 12, làm cán bộ xã, người em út và kế út. Bản thân Lầu Y Tòng đi học hết lớp 8 thì nghỉ, vì vậy tiếng Kinh chị sử dụng không được rành rẽ lắm.

Thứ Ba, 7 tháng 2, 2023

Song Chi: Một cuộc đời quá đỗi bất hạnh và nỗi khao khát gặp lại con dù chỉ một lần…

Bà Thạch Thị Phay

Người phụ nữ có khuôn mặt chất phác, tiếng Việt nói không giỏi, tiếng Khơ Me có đỡ hơn nhưng cũng không diễn đạt được tốt. Bà kể lại câu chuyện cuộc đời mình, một cuộc đời quá đỗi bất hạnh, nhục nhằn, nhưng với một giọng bình thản, như kể chuyện đời của ai khác. Không có một giọt nước mắt. Nhưng chính vì thế mà người nghe càng thêm đau xót...

Nếu tính từ ngày bà bị công an bắt giam lần đầu tiên năm 1985 cho tới nay là 37 năm, còn nếu tính từ khi bà bỏ trốn sang Campuchia năm 2000 là 32 năm, với bao nhiêu cay đắng, mà nguyên nhân chỉ bởi vì đâu?

Chỉ vì niềm tin tôn giáo, vì bà theo đạo Tin Lành, tin Chúa và không muốn bỏ đạo, bỏ Chúa. Cụ thể hơn là Tin Lành Đấng Christ (đạo Tin Lành ở Việt Nam có khoảng 60, 70 nhóm/hệ phái khác nhau, nhưng nhà nước cộng sản chỉ cho phép Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Bắc), Hội thánh Tin Lành Việt Nam (Miền Nam) đã nằm trong sự kiểm soát, khống chế của đảng và nhà nước, là được phép hoạt động, còn các hội thánh, hệ phái khác đều không được công nhận và bị đàn áp). Có điều gì vô lý đến vậy mà lại là chuyện có thật….
***

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2022

Song Chi: Sống trong tình trạng “vô quốc tịch, vô tổ quốc” ngay trên đất nước mình

Câu chuyện của cộng đồng người Hmong theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên

Vô quốc tịch, vô tổ quốc ngay trên đất nước mình? Có bao giờ bạn nghĩ lại có những chuyện như vậy? Ấy vậy mà nó lại xảy ra, với nhiều cộng đồng thuộc các sắc dân bản địa ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chỉ vì một lý do: niềm tin tôn giáo, trong đó có cộng đồng người H'mong theo đạo Tin Lành.


Đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam coi sự phát triển của đạo Tin lành trong cộng đồng người H'mong ở vùng núi Tây Bắc là mối đe dọa tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia. Chính quyền nhiều tỉnh phía Bắc như Sơn La, Lai Châu, Điện Biên đã có chính sách không khoan nhượng đối với đạo Thiên Chúa và đã áp dụng rất nhiều cách khác nhau để sách nhiễu, đàn áp, buộc người dân phải từ bỏ niềm tin, kể cả đuổi khỏi làng hay bắt bỏ tù. Chính vì vậy, từ nhiều năm trước, hàng chục nghìn người H'mong theo đạo Tin Lành đã đi về phía nam và tái định cư ở khu vực Tây Nguyên với hy vọng thoát khỏi cuộc đàn áp khắc nghiệt.



Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Song Chi: Nửa đời người sống lưu vong, lang bạt từ Việt Nam cho tới Campuchia, Thái Lan

Cuối cùng thì anh Thạch Soong và gia đình cũng được nhận đi định cư ở Hoa Kỳ, ngày 30.11.2022. Nếu tính từ ngày anh Thạch Soong đến Thái Lan và nộp đơn xin tỵ nạn chính trị vào năm 2004 thì đã 18 năm, còn nếu tính từ năm 1985 anh dẫn vợ con rời bỏ xóm làng, họ hàng, sống một cuộc đời rày đây mai đó, trong tình trạng không giấy tờ tùy thân, để tránh bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt bớ vì đã lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho cộng đồng người i Khmer Krom ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, thì đã 37 năm rồi…

37 năm, gần nửa cuộc đời, cả gia đình gồm có anh, vợ và 5 người con đã sống một cuộc đời lưu vong, ngoài lề xã hội, luật pháp, dù ở Việt Nam, Campuchia hay Thái Lan…

xxxxx


Thạch Soong, sinh năm 1960, tại ấp Kor Kô, xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Cha mẹ làm nghề nông. Gia đình có 3 anh em, Thạch Soong lớn nhất, dưới là 2 em trai. Nhưng chỉ có một mình Thạch Soong là dính vào “hoạt động chính trị”, phải bỏ xứ ra đi, còn hai người em vẫn sống bình thường ở Việt Nam.