Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàm Trung Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đàm Trung Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2021

Giáo Sư Đàm Trung Pháp: “Gìn Vàng Giữ Ngọc” Cho Các “Hàng Hàng Gấm Thêu” (Phiên Bản Hoàn Chỉnh 2021)

Thi hào Nguyễn Du ra đời trong hậu bán thế kỷ 18. Tôi thường tự hỏi có phải trong thời điểm ấy Thượng Đế đã nổi hứng rộng lượng và công bình mà ban cho nhân loại những thiên tài văn chương xuất chúng chăng? Như Johann Wolfgang von Goethe sinh năm 1749 tại Đức Quốc, Nguyễn Du sinh năm 1765 tại đất nước chúng ta, Francois-René Chateaubriand sinh năm 1768 tại Pháp Quốc, và William Wordsworth sinh năm 1770 tại Anh Quốc. 

Goethe, đệ nhất văn hào dân tộc Đức, năm mới 25 tuổi đã viết cuốn truyện tình bi đát mang tên Die Leiden des jungen Werthers (Nỗi ưu sầu chàng trai trẻ Werther) để nói về mối ưu sầu thực sự của chính ông: Goethe đã gặp và yêu say đắm trong tuyệt vọng một phụ nữ đã đính hôn với người khác. Câu chuyện lãng mạn và bi thảm ấy khiến ông lẫy lừng danh tiếng khắp Âu Châu và cũng làm cho một số thanh niên đa sầu đa cảm đang thất tình giống người trong truyện tự kết liễu cuộc đời mà trong túi quần vẫn còn cuốn tiểu thuyết kia! Chateaubriand có thể được coi là nhà văn tiên khởi của trào lưu văn chương lãng mạn nước Pháp qua cuốn tiểu thuyết Atala, một câu chuyện vừa buồn vừa mãnh liệt đam mê trong khung cảnh thiên nhiên rực rỡ của rừng núi Bắc Mỹ, một nơi mà Chateaubriand chưa từng thăm viếng và chỉ được làm quen với các sắc dân da đỏ qua sách vở. Và Wordsworth, đệ nhất thi nhân bên trời Anh Quốc, năm chưa đến 30 tuổi đã cùng Samuel Taylor Coleridge xuất bản tập thơ Lyrical Ballads, mở đầu cho thời đại thi ca lãng mạn trong nền văn học quốc gia ấy. 

     

Thế còn Nguyễn Du của chúng ta thì sao? Hãy nghe lời người ngoại quốc ca ngợi thi hào họ Nguyễn trước đã. Thi sĩ lẫy lừng người Ấn Độ chuyên làm thơ bằng tiếng Anh mang tên Rabindranath Tagore (1861-1941, giải Nobel văn chương 1913) khi viếng thăm Việt Nam năm 1929 đã coi Nguyễn Du là vị thi sĩ đứng thứ 3 trong hàng ngũ những thi sĩ muôn thuở, chỉ sau Lý Bạch và Victor Hugo (theo học giả Thái Văn Kiểm). Văn sĩ Pháp René Crayssac (1883-1940) đã dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp và cho rằng áng văn kiệt tác của Nguyễn Du có thể so sánh mà không sợ kém các văn chương kiệt tác, vô luận ở thời nào và ở xứ nào (theo học giả Đào Duy Anh).  Như vậy thì thiên tài thi ca họ Nguyễn của chúng ta khi đứng cạnh những đại danh văn chương của nhân loại cũng ngang ngửa với họ, cũng đều “mười phân vẹn mười” cả, nhưng riêng đối với tôi thì đọc thơ Nguyễn Du thích thú gấp bội phần đọc các tác phẩm của các vị ngoại quốc kia, vì tôi là người cùng một ngôn ngữ và văn hóa với Nguyễn Du.                         

   


Chủ Nhật, 6 tháng 12, 2020

Đàm Trung Pháp: Ấn Bản Tháng 12, 2020 Tập San Việt Học

Lá Thư Chủ Biên 


Thưa quý độc giả: 

Ấn bản này của TSVH đánh dấu 20 năm hiện hữu của Viện Việt Học. Mỗ chủ biên còn nhớ trong khoảng thời gian này năm 1999, VVH được thành lập tại “Little Saigon” do quyết tâm của một số cựu giáo sư Viện Đại Học Saigon và thân hào nhân sĩ, với sự hỗ trợ về nhân, vật, lực của một số chuyên gia trẻ. Mục đích của VVH là để duy trì, phổ biến, và phát triển những giá trị truyền thống của ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam tại hải ngoại. Trong 20 năm qua, Viện đã xuất bản trên 40 tác phẩm liên hệ đến Việt học, đồng thời liên tục tổ chức được các buổi diễn thuyết, các cuộc hội thảo, các ngày ra mắt sách, các đêm trình diễn văn nghệ cổ truyền, cũng như các lớp dạy tiếng Việt và chữ Nôm. Mới đây nhất, sau 3 năm chuẩn bị, TSVH trực tuyến đã khai trương và đang được độc giả tham gia nồng nhiệt. 

Mỗ chủ biên tiện đây cũng xin thông báo: Sau ấn bản này, TSVH sẽ tạm đình chỉ cho đến khi mỗ tôi trở lại sau thời gian nghỉ để “bảo trì” sức khỏe. Khi ấy TSVH sẽ phổ biến một ấn bản mỗi đầu tháng. Mong quý văn hữu tác giả tiếp tục gửi bài như thường lệ. Được như vậy thì quý lắm. 

Nhớ lại những ngày VVH mới thành lập, TSVH xin được vinh danh GS Nguyễn Đình Hòa (1924-2000), vị Viện trưởng đầu tiên của VVH. Ông là một ngữ học gia lỗi lạc, từng làm Khoa Trưởng Đại Học Văn Khoa Saigon (năm 33 tuổi) và Giám Đốc sáng lập Trung Tâm Việt Học tại Southern Illinois University. GS Hòa cũng là tác giả một số tự điển và sách giáo khoa rất có giá trị để giảng dạy tiếng Việt cho người ngoại quốc. TSVH xin giới thiệu cuốn sách giáo khoa kiệt xuất của ông tựa đề “Vietnamese” (mà ông cũng gọi là “Tiếng Việt không son phấn”) qua bài viết của mỗ tôi, được phổ biến năm 1998: Lược khảo cuốn sách “Vietnamese” của GS Nguyễn Đình Hòa (1924-2000). 

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2020

Đàm Trung Pháp: Lý Giải Thứ Tiếng Anh “Cười Ra Nước Mắt”

  

Tiến sĩ Richard Lederer là một giáo sư ngữ học nổi tiếng, nhờ vào biệt tài nhận ra (rồi ghi chép xuống cẩn thận) những điều vô tình hóa ra nực cười trong tiếng Anh. Sau đó ông viết về chúng trong ba cuốn “best-sellers” mua vui cho thiên hạ, với các tựa đề – nghe sao mà quá “khổ sở” – là Anguished English (1987), Crazy English (1989), và Fractured English (1996). Tôi đã đọc chúng vài lần, mà lần nào cũng không nhịn được cười! Trong số những người ái mộ ông Lederer, một độc giả bên Canada viết cho ông ấy: “Tôi để cuốn Anguished English trên bàn nhỏ đầu giường và đôi khi đọc vài trang trước khi tắt đèn đi ngủ. Nhiều phen giữa đêm thinh lặng, tôi rú lên những trận cười, ồn ào đến độ tôi sợ đã làm phiền những người hàng xóm trong chung cư.” Và sau khi đọc cuốn Fractured English một nhà báo Mỹ tuyên bố xanh rờn: “Richard Lederer nên được coi là một quốc bảo. Chưa có ai khác đã biến tiếng Anh thành một nguồn vui vĩ đại đến thế!” Riêng tôi thì đã cười ra nước mắt khi đọc xong đoạn văn ngây ngô này: “The greatest writer of the Renaissance was William Shakespeare. Shakespeare was born in the year 1564, supposedly on his birthday. His father was Mr. Shakespeare, and his mother was Mrs. Shakespeare. He wrote during the era in which he lived. Actually, Shakespeare wasn’t written by Shakespeare but by another man named Shakespeare.”

Lý giải qua cái nhìn “méo mó nghề nghiệp” của tôi, những điều nực cười đó thường xảy ra do các nguyên nhân chính sau đây:

Hiện tượng trông gà hóa cáo khiến các cặp chữ như “balcony / baloney”, “excuse / execute”, “defective / detective” chẳng khác gì nhau về hình dạng. Hiện tượng này cũng xảy ra cho người Việt thuở xưa học chữ Hán, khi các cụ phạm lỗi “chữ tác (作) đánh chữ tộ (祚).” 

Thói quen đánh vần theo linh tính (giáo giới Mỹ ngày nay gọi nó là invented spelling) khiến “oxygen” thành “oxigen” và “Don Quixote” thành “Donkey Hote.”

Tật sáng chế ra chữ mới như “administrate” thay cho “menstruate,” “conversate” thay cho “converse.”

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2020

Đàm Trung Pháp: Cuốn Sách Giáo Khoa * Thượng Đẳng Về Cú Pháp Tiếng Việt Của Gs Nguyễn Đình Hòa (1924-2000)

 Phiên Bản Bổ Sung Rộng Rãi Và Sau Cùng Năm 2020 Của Gs Đàm Trung Pháp **

Được soạn thảo nghiêm túc và tôi luyện kỹ càng trong nhiều thập niên giảng dạy ngôn ngữ Việt tại các đại học Mỹ (khởi thủy tại Columbia vào năm 1953 và kết thúc tại Southern Illinois vào năm 1990), VIETNAMESE của Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa là một cuốn sách giáo khoa thượng đẳng. Với 11 chương sắp xếp theo thứ tự rành mạch, hai phụ bản, một thư tịch liệt kê 210 nguồn khảo cứu của các tác giả khắp năm châu viết về tiếng Việt, và một “index” hơn 13 trang, cuốn sách là một đóng góp uyên bác hiếm quý cho thế giới bên ngoài muốn tìm hiểu về cấu trúc tiếng Việt. Bằng một lối viết trong sáng vui tươi và với những thí dụ đầy tình tự dân tộc, tác giả đã miêu tả những nét chính yếu và đặc thù của âm pháp (phonology), từ pháp (morphology) và cú pháp (syntax) tiếng Việt qua các nguyên lý của khoa ngôn ngữ học hiện đại.

Trong lời tựa, tác giả cho biết ông giữ lập trường bảo thủ (conservative) của trường phái “miêu tả” (descriptive school) khi soạn thảo cuốn sách, nhưng người viết thấy cần phải nói thêm rằng khảo hướng của ông cũng rõ nét chiết trung (eclectic). Khảo hướng chiết trung rất lành mạnh và cần thiết để duy trì được một cái nhìn quân bình trong bộ môn ngôn ngữ học. Thật vậy, tác giả đã miêu tả cấu trúc của “tiếng Việt không son phấn” qua các bình diện lịch sử (historical), công năng (functional), so sánh (comparative), tương phản (contrastive), pháp vị (tagmemic), ngữ dụng (pragmatic), biến tạo (transformational), và đại đồng (universal).  Kiến thức chuyên môn quảng bác cũng như kinh nghiệm thâm sâu về giảng dạy ngôn ngữ đã giúp tác giả thành công trong nỗ lực áp dụng khảo hướng chiết trung khi soạn thảo cuốn sách giáo khoa này, để giúp cho người đọc có được một cái nhìn quân bình về cấu trúc tổng thể tiếng Việt. Có hai điểm son nữa của cuốn sách có tính cách sư phạm, mà người sử dụng sẽ trân quý, cần được nêu ra:


Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Thanh Nam: Spring Poem Written In Exile - “Thơ Xuân Đất Khách” (Đàm Trung Pháp dịch)

 Spring Poem Written In Exile

“Thơ Xuân Đất Khách”

Vietnamese poem by Thanh Nam (1977)                                                                                                                                                    English translation by Đàm Trung Pháp (2020)  

 

THANH NAM (1931-1985)

One of the most cherished literati in pre-1975 Saigon was the writer and poet Thanh Nam [1]. This popular author of more than twenty novels was also noted for his exquisite poetry. People loved Thanh Nam because of his intellectual probity – he wrote about life as he had actually lived it. Thus, his prose and his poetry were all about real life. “Thanh Nam’s real soul penetrates his literary works,” noted Bình Nguyên Lộc [2]. “The style is the man himself. This saying fits Thanh Nam perfectly,” declared Mai Thảo [3]. Although his first novel was published in Saigon in 1957, he started writing in Hanoi in the early 1950s. In 1952, he moved to Saigon and flourished in the literary circle there until the collapse of South Vietnam in 1975. If we needed just one publication to introduce Thanh Nam, that would be his 1983 poetic collection “Đất khách (“In exile”); and if we needed to read just one poem typical of him, that would be his “Thơ xuân đất khách” (“Spring poem written in exile”). Thanh Nam penned “Thơ xuân đất khách” in Seattle on February 18, 1977, which was also the first day of the Lunar Year of the Snake (Đinh Tỵ). This first day of the lunar year is a most solemn time, during which the Vietnamese honor their ancestors, visit relatives and friends, wear their nicest clothes, and rejoice. His suffering from culture shock and nostalgia imbues the content of this poem [4].

    

SPRING POEM WRITTEN IN EXILE

THƠ XUÂN ĐẤT KHÁCH

Nonchalantly dropped the calendar leaf marking the new year

 Tờ lịch đầu năm rớt hững hờ

Which reminded me that seasons had changed

 Mới hay năm tháng đã thay mùa

Since the day I left as an expatriate

Ra đi từ thuở làm ly khách

Two springs of homesickness had willy-nilly gone by

 Sầu xứ hai xuân chẳng đợi chờ

Drifting from the East to the North


Chủ Nhật, 18 tháng 10, 2020

Ấn Bản Oct 15, 2020 • Tập San Việt Học - viethocjournal.com

Lá thư chủ biên 

Kính gửi quý độc giả:

1. Thi ca trữ tình dồi dào của Nguyễn Bính (1918-1966) thuộc trường phái mà mỗ tôi thường gọi đùa là“Hương đồng gió nội” với bản “tuyên ngôn” rất phù hợp là bài thơ Chân quê. Mỗ tôi thích bài thơ này lắm từ lâu. Văn hữu Nguyễn Bảo Hưng ở Paris cũng thích và đã chuyển nó sang tiếng Pháp rất tài hoa. Đọc xong bản nháp cuối cùng của ông, mỗ tôi điện thư chúc mừng và hứa sẽ cũng chuyển bài “Chân quê” sang tiếngAnh, rồi giới thiệu bản chuyển sang tiếng Pháp của Nguyễn Bảo Hưng (2020) và bản chuyển sang tiếng Anh của Đàm Trung Pháp (2020) trên TSVH, bên cạnh nguyên tác của Nguyễn Bính (1936). Nguyễn dịch giả than thở là ông đã “bở hơi tai” về vụ này. Ôi, “thú đau thương” mà, phải không Nguyễn quân?

2. Tha thiết với văn học thế giới như văn hữu Phạm Doanh thì mấy ai sánh nổi! Hàn Lâm Viện Thụy Điển vừa tặng giải khôi nguyên Nobel văn chương 2020 cho nữ thi sĩ Louise Glück người Mỹ ngày 07 tháng 10 thì chỉ 4 ngày sau (11 tháng 10), mỗ tôi giật mình được Phạm dịch giả gửi cho bản chuyển ngữ toàn bộ thi tập A Village Life gồm 47 bài thơ của bà Glück! Lý do để đoạt vinh dự lớn lao này được Hàn Lâm Viện Thụy Điểnxác định: Bà Glück viết về gia đình và tuổi thơ qua một “giọng văn đặc thù, không ai có thể bắt chước được, đẹp đẽ tuy khắc khổ, mà đã có thể đại đồng hóa mỗi nếp sống cá nhân.” Mời quý vị đọc bài viết đầy hứng khởi Thơ Louise Glück (khôi nguyên Nobel 2020) chuyển sang Việt ngữ của Phạm quân để phối kiểm nhậnđịnh sắc bén của Hàn Lâm Viện Thụy Điển.

3. Trong lúc đọc bài nghị luận Đại cương thi ca Nam Bộ (viết xong năm 1965) của đồng nghiệp Nguyễn Văn Sâm, mỗ tôi thấy mình như một nho sinh lạc đường vào cõi thi ca Nam Bộ, mãi mới mò được lối ra, nhưng hài lòng với chút kiến thức mới khá thú vị. Như thể e ngại mỗ nho sinh thắc mắc, thầy Nguyễn đã viết một ghi chú riêng cho mỗ chủ biên ở cuối bài như sau: 

“Những tác giả trong này làm thơ từ khi Việt Minh chưa thành VC cho nên họ ca tụng chuyện lên đường đánh Tây cứu nước. Lỗi không phải ở họ,

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Đàm Trung Pháp: “The Trưng Sisters” (A poem by Lê Ngô Cát and Phạm Đình Toái)


Vietnam’s revered heroines Trưng Trắc and Trưng Nhị were sisters, who in the year 40 recruited thousands of followers who helped them rout the greedy and cruel Chinese governor Su Ding (Tô Định), who had killed Trưng Trắc’s husband Thi Sách. Su Ding’s cowardly escape to China marked the end of Vietnam’s first Chinese occupation, which had lasted 150 years [1]. Trưng Trắc became the reigning queen of Vietnam until the year 43, when she and her younger sister were defeated by the Chinese marshal Ma Yuan (Mã Viện) and subsequently killed themselves by jumping into a river. Since their deaths almost two thousand years ago, they have been reverently commemorated as the nation’s paragons of heroism on their death anniversary (the sixth day of the second month of the lunar year). Shrines in their honor exist in many places, even in southern Guangdong (Quảng Đông) in China, but the two best-known ones are in Đồng Nhân village near Hà Nội and Hát Môn village in Sơn Tây province.

 

According to the book Lĩnh Nam Chích Quái (Wonders Plucked from the Dust of Lingnan) written in the fifteenth century, the Trưng sisters were born in Mê Linh village, Phong prefecture. Their father was a Lạc lord in Giao prefecture. Trưng Trắc was a strong and brave woman who was married to Thi Sách, a resident of Diên prefecture. When the egregious Chinese governor Su Ding killed Thi Sách, Trưng Trắc and her sister Trưng Nhị started an uprising against the Chinese occupation. Supported by the people of Cửu Chân, Nhật Nam, and Hợp Phố districts, the sisters pacified sixty-five strongholds throughout Lĩnh Nam [2]. As the country’s new sovereign, Queen Trưng Trắc set up her court in Mê Linh, abolished the insidious tribute taxes imposed by the Chinese, and restored a simpler form of government


Chủ Nhật, 4 tháng 10, 2020

Giới Thiệu Tập San Việt Học Ấn Bản Oct 01, 2020 • Tập San Việt Học - Viethocjournal.Com

Lá thư chủ biên

Kính gửi quý độc giả:


Dịch vụ miễn phí Google Analytics cho biết sau gần 3 năm hoạt động liên tục, “audience overview” của TSVH coi như khá ổn định. Trong tháng August vừa qua, tổng số độc giả cá nhân (unique readers) vào thăm là 4.329 người và tổng số lượt vào đọc (pageviews) của họ là 11.916. Đại đa số độc giả  cá nhân vào thăm TSVH là từ Việt Nam (3.456), theo sau bởi Mỹ (491), Canada (85), và số còn lại từ vài quốc gia khác. Google Analytics cũng cho thấy TSVH đang có ảnh hưởng (influential) vì độc giả tự kiếm ra TSVH qua Google search. Đây là một tín hiệu đáng mừng vì nó đang được hệ thống tìm kiếm của Google lưu ý  ưu ái • Tò mò, mỗ tôi “google” hàng chữ tiếng Việt khá tổng quát “cấu trúc tiếng việt theo lý thuyết noam chomsky ra sao” thì thấy hiện ngay ra 10 trạm nối (links), trong đó có 3 links dẫn tới 3 bài viết trong viethocjournal.com: (1) Noam Chomsky: Linh hồn lý thuyết ngữ pháp từ nửa thế kỷ nay, (2) Nghĩ về văn phạm vs ngữ pháp, (3) Cơ cấu Việt ngữ • Đ các độc giả vào thăm homepage lần đầu khỏi bỡ ngỡ (vì cái menu khá hùng hậu cuả nó) mỗ tôi vừa đặt thêm mục MỜI ĐỌC ẤN BẢN MỚI NHẤT vào trên đỉnh menuChúng ta bây giờ có thể coi mỗi ấn bản là một “số báo” TSVH với lá thư chủ biên giới thiệu các bài trong ấn bản, và một mục lục trong đó các bài viết đã có sẳn permalink để độc giả chỉ click vào là toàn bài sẽ hiện ra ngay trên screen • Ngoài ra, tiểu mục Văn học so sánh đa ngữ đã được thêm vào mục VĂN HỌC THẾ GIỚI để post các bài văn học so sánh (comparative literature) liên hệ  đến ít nhất là 3 ngôn ngữ khác nhau, và tiểu mục Gìn vàng giữ ngọc đã được thêm vào mục VĂN HỌC.


Thơ mùa thu (Mục Văn học so sánh đa ngữ) là một đóng góp đồ sộ của đồng tác giả và dịch giả David Lý Lãng Nhânvà Thomas Lê. Hai văn hữu này của chúng ta quán triệt tam ngữ Anh, Pháp, Việt và có khả năng dịch thơ khó có ai vượt qua, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia và ngược lại • Mỗ tôi xin ngả mũ tán thưởng công trình dịch thơ xuất sắc của Lý tiên sinh và Lê tiên sinh, sau khi đã đọc hết 23 bài nguyên tác cộng thêm 25 bài dịch thuật từ các nguyên tác. Những bài nguyên tác là của các đại danh thế giới như Lamartine, Verlaine, Baudelaire, Shakespeare, Keats, Blake; và các đại danh Việt Nam như Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Huy Cận • Đã lâu, từ khi đọc bài thơ quái dị “Gửi người dưới mộ” của Đinh Hùng đến nay (Trời cuối thu rồi … Em ở đâu / Nằm bên đất lạnh chắc em sầu / Thu ơi! Đánh thức hồn ma dậy / Ta muốn vào thăm nấm mộ sâu …) định kiến của mỗ tôi là thi ca về mùa thu thì buồn rất nhiều và vui chẳng bao nhiêu. Giờ đây, 48 bài thơ này cho thấy cái định kiến ấy của mỗ tôi không đến nỗi … quá chớn – chúng buồn lắm, tuy rất


Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2020

Giới thiệu Tập San Việt Học: Ấn Bản Sept 15, 2020 • Tập San Việt Học - http://viethocjournal.com

Lá thư chủ biên

Thưa quý độc giả:

Mỗ chủ biên sẽ mãi mãi ghi nhớ và biết ơn quý vị về những lời khen tặng rộng lượng, những điện thư động viên tinh thần mạnh mẽ, những nỗ lực đóng góp bài vở thường xuyên, và nhất là quyết tâm tiếp tay thăng hoa giá trị hàn lâm cho TSVH và Viện Việt Học. Thậm chí một số tác giả và độc giả còn coi hai thực thể giáo dục này như một “thư viện chọn lọc trực tuyến” hoặc một “virtual college of Vietnamese humanities”!

Để cải tiến việc sắp xếp nội dung ngày càng đa dạng, “menu” TSVH nay mở thêm tiểu mục “Diễn đàn tuổi trẻ gốc Việt” (thuộc mục “Văn học”) và tiểu mục “Địa danh lịch sử thế giới” (thuộc mục “Giáo dục”). Homepage TSVH cũng đã được sắp xếp lại giản dị hơn để tăng gia tối đa mức “user-friendliness” cho độc giả.

Trong ấn bản này, TSVH hân hạnh được đăng tải các bài viết gửi đến mỗ tôi từ quý tác giả Trần Huy Bích, Nguyễn Lương Duyên, Sóng Việt Đàm Giang, Nguyễn Tuấn Huy, và Đàm Trung Phán. Tiến sĩ Trần Huy Bích từng nhiều năm đặc  trách Á châu học tại thư viện của đại học UCLA và đại học USC tại Nam California. Tác giả Nguyễn Lương Duyênmột thời là hiệu trưởng Trường Nông Lâm Súc Pleiku trước 1975. Tác giả Sóng Việt Đàm Giang đã du lịch nhiều nơi để viết lên những du ký thế giới thật hấp dẫn và mãn nhãn với những tấm hình bà chụp. Tác giả Nguyễn Tuấn Huy (cựu môn sinh Việt ngữ của Thầy Nguyễn Văn Sâm) là một nhà văn trẻ tuổi đầy hứa hẹn. Sau hết, bào đệ Đàm Trung Pháncủa mỗ tôi đã về hưu sau hơn 30 năm dạy đại học, nhưng đang còn hăng say phục vụ cộng đồng người Việt tỵ nạn tại thành phố Mississauga, Canada.

Một vị Thầy được sinh viên quý trọng của Đại học Văn khoa Saigon: Giáo sư Nguyễn Đăng Thục (1908-1999) (mục Văn học Việt) là một tiểu sử biên niên soạn thảo rất công phu về một học giả lỗi lạc bởi tác giả Trần Huy Bích. Đây là một tài liệu tôn vinh một nhà giáo tài đức vẹn toàn từng làm Khoa trưởng Đại học Văn khoa Saigon trước 1975. Truyền thống tôn sư trọng đạo – tỏa sáng trong tang lễ ngày 2 tháng 6 năm 1999 tại Saigon – được Trần quân kể lại: “Trong những ngày linh cữu quàn tại gia, hàng ngàn sinh viên Đại học Văn khoa và Đại học Vạn hạnh tấp nập tới viếng […] Sinh viên Văn khoa để tang tập thể: nam mặc sơ-mi trắng, quần đen, thắt cà-vạt đen; nữ mặc áo dài trắng; tất cả đều thắt khăn tang” • Trong niên học 1970-1971, lúc thỉnh giảng văn chương Anh tại Đại học Vạn hạnh, mỗ tôi có dịp được hầu chuyện Thầy Khoa trưởng Nguyễn Đăng Thục, và đến nay còn nhớ phong cách rất nhã nhặn và thân thiết của Thầy.


Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2020

Đàm Trung Pháp: Lối Viết Văn “Bỏ Lửng” Của Ernest Hemingway

Ernest Hemingway (1899-1961) lãnh giải Nobel văn chương năm 1954 và được biết đến nhiều nhất qua các tác phẩm The Sun Also Rises(1926), A Farewell to Arms (1929), For Whom the Bell Tolls (1940), và The Old Man and the Sea (1952). 

Văn phong tiêu biểu của Hemingway là giản dị tối đa (tránh những câu văn dài lòng thòng chứa đựng nhiều mệnh đề phức tạp), trực tiếp (như nói thẳng với người đọc), không trang điểm (ít dùng tĩnh từ và trạng từ để làm huê dạng câu văn). Lối viết ngắn gọn đi thẳng vào vấn đề của Hemingway có thể là do ảnh hưởng của những năm ông hành nghề ký giả ngay sau khi tốt nghiệp trung học. Văn phong này phát sinh từ Lý Thuyết Bỏ Lửng (Omission Theory) của ông. Để cho dễ hiểu, ta có thể ví lý thuyết này như cấu trúc một băng đảo (iceberg), trong đó thì phần nổi ở trên mặt nước (đỉnh băng đảo) là nơi chứa đựng những dòng chữ viết, và phần chìm (đáy băng đảo) – lớn hơn nhưng bị nước biển che khuất – là nơi ẩn náu của các hàm ý (implications) suy ra từ các ẩn dụ (metaphors) trong phần nổi. Theo Hemingway, người viết có thể bỏ lửng (omit) bất cứ điều gì khi họ biết là họ cố tình không viết nó ra với chủ ý phần bỏ qua sẽ làm câu chuyện mạnh mẽ hơn và cho độc giả cảm thấy đã lãnh hội thêm một điều gì đó có ý nghĩa sâu xa hơn những điều biểu hiện trong truyện. 

Lối viết văn đề cập trên đây chính là lý do tại sao truyện ngắn rất tiêu biểu Hemingway Cat in the Rain (1925) thoạt thấy thì có vẻ nông cạn (lối viết bỏ lửng, cốt truyện đơn giản, dàn nhân vật sơ sài), nhưng thực ra tuyệt tác này đầy ắp những hàm ý sâu xa khi ta đọc kỹ nó. Ta hãy đọc truyện ngắn tuyệt tác ấy qua bản dịch sang tiếng Việt dưới đây, rồi đọc tiếp những giải thích chi tiết sau khi đọc xong:

CON MÈO TRONG MƯA (Bản dịch của Đàm Trung Pháp)

Chỉ có mỗi hai người Mỹ ở lại khách sạn. Họ chẳng quen một ai trong số những người họ gặp trên cầu thang trên đường ra vô phòng họ. Phòng họ trên lầu hai, ngó ra biển. Cũng ngó ra công viên và đài kỷ niệm chiến tranh. Có những cây cọ lớn và những ghế dài trong công viên. Khi thời tiết tốt bao giờ cũng có một hoạ sĩ với chiếc giá vẽ. Các hoạ sĩ thích hình dáng những cây cọ và những màu sắc tươi sáng của những khách sạn hướng ra các công viên và biển cả. Nhiều người dân Ý từ phương xa ghé đến để xem đài kỷ niệm chiến tranh được làm bằng đồng sáng loáng trong mưa. Trời đang mưa, nước mưa tí tách rớt xuống từ các lá cọ và đọng thành từng vũng trên các đường lát sỏi. Sóng biển nhấp nhô trong làn mưa rơi, rạt vào trong bãi rồi lại kéo ra khơi. Những xe hơi đã rời khỏi công viên. Bên kia công viên, trước quán cà phê có một người hầu bàn ngó ra hướng công viên vắng lặng.

Người vợ Mỹ ngó qua cửa sổ. Bên ngoài, ngay dưới cửa sổ, một con mèo đang nằm co quắp dưới một chiếc bàn, cố gắng thu mình thật nhỏ để không bị ướt nước mưa. 

Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2020

Tập San Việt Học - Ấn Bản Sept 01, 2020 - Viethocjournal.Com

Kính gửi quý độc giả:

Tập San Việt Học (TSVH) xin mời quý độc giả ghé thăm cõi văn học thế giới đầy hoa thơm cỏ lạ, dẫn lối bởi bốn tác giả chuyên về văn chương Việt, Pháp, Anh mà mỗ chủ biên rất ngưỡng mộ tài năng và sở học: Phạm Trọng Lệ, Thomas D. Lê, Vĩnh Đào, và Nguyễn Bảo Hưng.

Văn hữu Phạm Trọng Lệ là tác giả của bài viết công phu và uyên bác Thi sĩ và mùa thu: Nguyễn Khuyến, Verlaine, Bashô, Buson, và Shakespeare (Mục Văn học Thế giới). Chúng ta sẽ xem các đại danh thi ca thế giới này đã lấy thi hứng từ mùa thu ra sao, và tâm tư của họ thế nào khi mùa thu trở lại. Giáo sư Phạm đã dầy công sưu khảo, giới thiệu, và dịch sang thơ Việt một số thi phẩm quốc tế rất danh tiếng • Khó có ai trong chúng ta có thể “vô cảm” trước những vần thơ thơ bâng khuâng như: Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (Nguyễn Khuyến); Je me souviens / Des jours anciens / Et je pleure (Paul Verlaine); Nhìn ta em thấy hằng năm / Khi vài lá úa trên cành cô đơn (PTL dịch thơ Shakespeare) • Riêng mỗ tôi thì chưa thấy thi sĩ nào u sầu hơn Rubén Darío khi mà mùa thu của cuộc đời kéo đến: Tuổi thanh xuân, kho tàng thượng đế / Đã ra đi không thể trở về / Lúc muốn khóc, ta không khóc nổi / Nhưng nhiều khi bất chợt lệ rơi(ĐTP dịch thơ Rubén Darío).

Văn hữu Thomas D. Lê là tác giả của một tiểu luận xuất sắc viết bằng Anh ngữ (Mục Vietnamese literature translated into English) về thi sĩ của tình yêu với tựa đề Xuân Diệu: The Poet of Love on Being a Poet. Sau những năm dài dạy đại học, Giáo sư Lê đã hồi hưu với một đam mê mới rất tao nhã, đó là dịch thơ Việt sang thơ Anh • Đặc trưng nổi bật trong các bản dịch sang tiếng Anh của ông là sự sát nghĩa tuyệt đối với nguyên tác, một tài năng rất quý hiếm mà ông đã đạt tới mức thượng thừa. Sau khi đọc bài nguyên tác Ta Muốn Ôm khét tiếng của Xuân Diệu và bản dịch tài tình I Want to Grasp Thee của Thomas Lê dưới đây, quý vị sẽ đồng ý với mỗ tôi:

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

Đàm Trung Pháp: Lá Thư Chủ Biên - Viethocjournal.Com - Tập San Việt Học - Ấn bản 15-8-2020

Kính gửi quý độc giả:

Để gia tăng sự hiểu biết về sinh hoạt văn học của một thế giới đang thu nhỏ lại do tiến bộ vượt bậc của công nghệ truyền thông, TSVH vừa khai trương mục VĂN HỌC THẾ GIỚI (với các tiểu mục: [1] Văn học Anh/Mỹ, [2] Văn học Pháp, [3] Văn học Tây ban nha, [4] Văn học Đức/Nhật/Hoa) để thay thế cho mục “Văn học thế giới qua Việt ngữ” trước đây. Các bài đăng trong mục mới này sẽ được viết bằng một (hoặc nhiều hơn) trong ba thứ tiếng Việt, Anh, Pháp.

Tuyển tập tam-ngữ Anh/Pháp/Việt mang tên French poetry do tác giả Thomas D. Lê đóng góp là tài liệu đầu tiên xuất hiện trong mục VĂN HỌC THẾ GIỚI (tiểu mục Văn học Pháp) . ⁃⁃⁃ Trong lời mở đầu cho tập nghiên cứu công phu để làm tài liệu dạy đại học ở Mỹ của ông, Giáo sư Lê viết: “This selective collection of French poetry features the best loved and most anthologized poems of French literature. Hardly any students of French literature can ignore these gems without missing the essence of the French language and the genius of French poetry. The variety and richness of this collection speaks for itself …” Trong số 14 thi sĩ được giới thiệu trong tuyển tập hàn lâm này, mỗ tôi ghi nhận 4 đại danh của cõi thi ca trữ tình Pháp: Apollinaire, Baudelaire, Lamartine, và Verlaine.

Qua bài Chơi với chữ (mục Văn học Việt), tác giả Vĩnh Đào đưa bạn đọc vào xem một lối tiêu khiển trí tuệ hứng thú trong ngôn ngữ, như “chơi chữ” , “jeu de mots”, “word play” , “song quan ngữ 双关語.” Cách thông thường nhất người ta “chơi chữ” là tạo ra hai từ hoặc hai câu phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. Có lẽ ai cũng biết các câu: She sells seashells/Je suis un chien, mais je ne suis pas un chien/ Thầy tu thù tây, cạo đầu cầu đạo. Nhưng lối chơi “song quan ngữ” cao cường như sau thì có lẽ ít người biết: Một anh chuyên nuôi lợn kiếm ăn đến nhà một thầy đồ để xin một vài chữ Nho mừng xuân lấy hên. Thầy đồ bèn viết ngay bảy chữ Hán liền nhau “長長長長長長長” trên miếng giấy đỏ rồi đưa anh nuôi lợn. Anh ta thắc mắc, sao lại toàn là chữ “trường” nghĩa là dài? Ông đồ giải thích: Chữ “長” có 2 cách đọc: “trường” là dài, và “trưởng” là to. Câu này phải đọc cho đúng như sau: trường trường trưởng trưởng trường trường trưởng nghĩa là “dài dài to to dài dài to.” Ông đồ nheo mắt rồi nói: “Bộ anh không thích bầy lợn của anh năm tới sẽ vừa dài vừa to hay sao?” ⁃⁃⁃ Tác giả Vĩnh Đào trong bài viết Chơi với chữ mời độc giả vào thăm thế giới thi ca “chơi với chữ” rất cao cường của các thi sĩ

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

Đàm Trung Pháp (giới thiệu và dịch thuật): Sáu bài thơ tình chọn lọc của Pablo Neruda

 Nhà thơ kiêm nhà ngoại giao nước Chile PABLONERUDA(1904-1973) đoạt giải Nobel văn chương năm 1971. Có thể nói Neruda là nhà thơ Nam Mỹ được thế giới biết đến nhiều nhất, với thi tập đầu tay của ông viết năm 20 tuổi tựa đề Hai mươi bài thơ tình và một bài ca tuyệt vọng (Veinte poemas de amor y una canción desesperada) đã bán được trên một triệu cuốn và đã được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ từ đó đến nay.

Tốt nghiệp văn chương Pháp tại Universidad de Chile,Neruda đã lẫy lừng danh tiếng thế giới sau khi xuất bản thi tập đầu đời nêu trên, dựa vào một mối tình tan vỡ đắng cay. Hoạn lộ củaNeruda bắt đầu khá sớm khi nhà thơđược bổ nhiệm làm lãnh sự Chile tại Miến Điện. Những năm sau đó ông được thuyên chuyển đến các nhiệm sở ngoại giao tại các quốc gia khác ở Á Châu và Âu Châu và tiếp tục viết cho các chuyên san văn học cũng như báo chí. Neruda gia nhập chính trường, đắc cử vào thượng viện, gia nhập đảng cộng sản, từng bị lưu vong, rồi chán ngán chủ thuyết cộng sản sau khi được biết những tội ác tầy trời xảy ra dưới triều đại Stalin. 


Mặc dù đã thành công lớn trong lãnh vực ngoại giao và chính trị,làm thơ vẫn là mối đam mê lớn nhất của Neruda. Thi tập Cơ ngơi trên trái đất (Residencia en la tierra) gồm các bài thơ viết từ 1933 đến 1947 nói lên sự suy thoái xã hội cùng sự cô lập cá nhân. Thi tập đồ sộ Bài ca tổng quát (Canto general) gồm 340 bài thơ xuất bản năm 1950 là một thiên anh hùng ca đề cao Mỹ Châu La Tinh. Những năm sau cùng cuộc đời, danh vọng Neruda lại càng lên cao — ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1971,khi đang làm đại sứ Chile tại Paris từ năm 1970 đến năm 1972. 


Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2020

Đàm Trung Pháp: “Nước non ta, ai ngăn trở ta về …” (Lý Đông A, 1943)

Thi nhân và tư tưởng gia Lý Đông A tên thật là Nguyễn Hữu Thanh, sinh năm 1921 tại tỉnh Hà Nam, Bắc Việt. Thuở nhỏ ông học bậc tiểu học tại trường làng và học thêm chữ Hán tại nhà, trước khi được gửi ra Hà Nội tiếp tục học tại một trường tư thục và tại chùa Quán Sứ năm 16 tuổi. Một năm sau đó, ông thường lui tới chùa Yên Tử trên một đỉnh núi và thiền tọa dưới gốc một cây thông già. Một hôm, trong lúc ông đang trầm ngâm thì một tia sáng đỏ rực từ trên trời chiếu xuống người ông. Hiện tượng siêu hình hiếm hoi này, được các tín đồ gọi là linh quang thần nhập thể, đã gia tăng sức mạnh tinh thần và trí tuệ của ông lên bội phần.

Chẳng bao lâu sau đó một nhóm “học-giả-trở-thành-cách-mạng-gia” thúc giục Lý Đông A gia nhập lực lượng Phục Quốc Quân của Nguyễn Hải Thần. Sau khi bị thua Việt Minh ở trận chiến Lạng Sơn năm 1940, Phục Quốc Quân phải bỏ chạy sang Tàu. Trong ba năm tại Liễu Châu, Lý Đông A giảng dạy binh pháp cho Trường Võ Bị Liễu Châu, cũng như đọc và viết sách trong thư viện Liễu Châu. Sau khi hồi hương năm 1943, ông phổ biến các tác phẩm của mình dưới danh hiệu Thái Việt Lý Đông A, và sáng lập Đảng Duy Dân. Các tác phẩm chính yếu gồm Huyết Hoa (tuyển tập nghị luận về nhân văn), Đạo Trường Ngâm (tuyển tập thi ca ái quốc), và Chu Tri Lục (giải thích thâm sâu về cương lĩnh Đảng Duy Dân).

Đầu năm 1946, khi Việt Minh thỏa thuận trong một hiệp ước để cho thực dân Pháp trở lại, ông quyết định đối đầu với lực lượng Việt Minh trong một trận chiến trên đồi Nga My. Sự mất tích kỳ bí của Lý Đông A sau cuộc giao tranh này đã để lại cho hậu thế một truyền thuyết về một thiên tài yểu tử, một lý thuyết gia chính trị xuất chúng, và một cá nhân có viễn kiến lạ thường đã có thể thấy trước điều gì sẽ xảy ra cho quê hương mình nhiều thập kỷ về sau. Trên căn bản các tác phẩm ông để lại, ta có thể nói Lý Đông A là nhà thơ và nhà tư tưởng chính trực nhất của dân Việt chúng ta trong thế kỷ 20.

Đàm Trung Pháp: Một tuyệt tác thi ca Ý ngữ - Un’ ape esser vorrei (Ta muốn là con ong)

Nghĩa: Tiếng nói ngọt ngào. Hình minh hoạ FreePik 


Lối phát âm tiếng Ý nghe ngọt ngào êm tai nhất trong sáu ngoại ngữ tôi đã học hỏi (Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây ban nha, và Hoa quan thoại). Hệ thống mẫu âm khá giản dị của tiếng Ý gồm năm mẫu âm căn bản là [a][i][u][e], và [o]. Ba âm đầu phát âm như tiếng Việt, và hai âm còn lại thường phát âm giống [ê] và [ô] trong ngôn ngữ chúng ta. Những mẫu âm nhiều nhạc tính này xuất hiện ê hề trong mọi vị trí, nhất là hai âm [i] và [e] ở vị trí sau cùng của các danh từ và tính từ số nhiều. Khi hai tình nhân người Ý muốn cho nhau biết rằng họ yêu nhau thắm thiết thì họ thốt lên câu: Amore mio, io ti voglio molte bene!  nghe có khác nào một câu ca thánh thót? Động từ voglio phát âm là [vô-li-ô] thực ra có nghĩa là tôi muốn cơ đấy. 

Thêm vào đó là những kết hợp rất êm tai của một số tử âm và mẫu âm, chẳng hạn: • Khi tử âm [s] nằm giữa hai mẫu âm (như trong hai chữ musicale” và “melodioso) thì nó phát âm như mẫu tự [d] trong tính từ [du dương] của chúng ta •  Tử âm [c] khi đi với [i] và [e] thì đọc như [chi] và [chê] trong tiếng Việt • Các âm tiết [gia] và [gio] trong tiếng Ý được phát âm mạnh mẽ đôi chút hơn là [gia] và [giô] trong tiếng Việt. Thực vậy, khi muốn diễn tả ý nghĩ “Trong vườn hoa văn chương Ý có nhiều thi nhân trữ tình và lãng mạn” thì người dân thành phố La Mã sẽ rót mật vào tai người nghe như thế này: Nel giardino letterario d’Italia ci sono molti poeti lirici e romantici. Mới chỉ nghe “người thường” nói tiếng Ý mà đã thích như


Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2020

Đàm Trung Pháp: Tâm huyết Tản Đà trong “Thề non nước”

Tản Đà là bút hiệu của thi sĩ Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939). Bút hiệu là sự kết hợp của tên một ngọn núi (Tản) với tên của một con sông (Đà), hai dấu mốc nổi tiếng của sinh quán nhà thơ. Sinh ra trong một gia đình nho học và quan trường, ông là một móc nối giữa hai thời đại quan trọng của văn học Việt Nam – truyền thống nho học của thế kỷ 19 và ảnh hưởng tây phương của đầu thế kỷ 20.

Suốt đời là một nhà báo, nhà thơ, và nhà văn, Tản Đà từng là chủ nhiệm của Hữu Thanh Tạp ChíAn Nam Tạp Chí. Thêm vào đó, hai tạp chí bậc nhất thuở ấy là Đông Dương Tạp Chí (của Nguyễn Văn Vĩnh) và Nam Phong Tạp Chí (của Phạm Quỳnh) đều mời Tản Đà hợp tác vì uy tín to lớn của ông. Là một nhà thơ, ông là tác giả của các tuyển tập như Khối Tình Con I, II, IIITản Đà Xuân Sắc. Và ông cũng viết các tác phẩm văn xuôi Giấc Mộng Con I, II, III và Tản Đà Văn Tập.

Trong những bài viết cho báo chí cũng như cho thi ca và văn xuôi, Tản Đà luôn trung thành với nhân sinh quan cá nhân của mình, đặc biệt là thuyết thiên lương. Ông thuyết phục dân chúng nuôi dưỡng, phát triển và thực hành đức tính bẩm sinh ấy để sống một cuộc đời đáng sống hơn. Những ước nguyện ấm lòng của thiên lương cũng như tâm huyết đối với đất nước của ông ngập tràn trong bài thơ Thề non nước

Xin ghi lại tuyệt tác ấy dưới đây, cùng với các cước chú theo sự hiểu biết và suy luận hạn hẹp của người viết:

THỀ NON NƯỚC [1] 

Nước non nặng một lời thề [2] 
Nước đi, đi mãi, không về cùng non 
 Nhớ lời nguyện nước thề non 
 Nước đi chưa lại, non còn đứng không 

Non cao những ngóng cùng trông [3] 
 Suối tuôn dòng lệ chờ mong tháng ngày 
 Xương mai một nắm hao gầy 
 Tóc mây một mái đã đầy tuyết sương

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020

Đàm Trung Pháp: Tiếng Việt Hữu Ích Ra Sao Khi Học Sinh Gốc Việt Học Tiếng Anh?

Hai Loại Tiếng Anh


Ta cần phân biệt hai loại tiếng Anh: (1) Tiếng Anh “hội thoại” để truyền thông trong các cuộc giao tế hàng ngày, và (2) Tiếng Anh “hàn lâm” để dùng trong học đường, trong sách giáo khoa, trong các cuộc tranh luận trí thức, và trong các loại văn viết trang trọng. Muốn thành công nơi học đường, tất cả các học sinh bắt buộc phải “chinh phục” được cả hai loại tiếng Anh này. Các học sinh gốc ngoại quốc thường có thể làm chủ được tiếng Anh hội thoại khá nhanh, trong khoảng tối đa là 2 năm thôi. Nhưng các em cần khá nhiều thời gian (từ 5 cho đến 7 năm, hay lâu hơn nữa) mới có thể đạt được mức tiếng Anh hàn lâm của các học sinh bản xứ cùng lứa tuổi, từ khi sinh ra chỉ nói tiếng Anh.

Học Sinh Ngoại Quốc Thủ Đắc Tiếng Anh Thế Nào? 


Nhiều công trình khảo cứu trong vòng 30 năm nay của các chuyên gia về song ngữ và song văn, như giáo sư James Cummins tại Gia nã đại và nhất là giáo sư Stephen Krashen tại Hoa kỳ, đã đưa ra giả thuyết cho rằng học sinh ngoại quốc “thủ đắc” (acquire) tiếng Anh khi mà các em hiểu được điều người khác diễn tả với các em qua thứ tiếng nói ấy, trong một trạng thái tinh thần thoải mái, chứ không phải khi mà các em “học” (learn) các từ vựng hoặc cặm cụi làm các bài tập văn phạm khô khan và máy móc trong tiếng Anh. 

Do đó, các bài học tiếng Anh hữu hiệu nhất phải là những cuộc đàm thoại hấp dẫn, những câu chuyện lôi cuốn, những bài ca, những sinh hoạt nhóm vui tươi để cùng nhau thực tập tiếng nói mới, mà tất cả học sinh đều thích thú tham gia. Khi các em nhận được những thông điệp, những chia xẻ mà các em có thể hiểu được (danh từ chuyên môn gọi chung yếu tố quan trọng này là comprehensible input) trong tiếng Anh, thì việc thủ đắc ngôn ngữ ấy sẽ tự động xảy ra trong não bộ các em.

Kiến Thức Bối Cảnh


Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Giáo Sư Đàm Trung Pháp [1]: Tại Sao Nhiều Học Trò Ngoại Quốc Viết Tiếng Anh Quá Kém?

Bài nói chuyện của tôi hôm nay với quý đồng nghiệp bắt nguồn từ bài viết mang tên What teachers need to know about language phổ biến vào mùa hè năm 2000 của Giáo sư Lily Wong Fillmore thuộc University of California at Berkeley và Giáo sư Catherine Snow thuộc Harvard University [2]. Đọc xong bài viết ấy, tôi thấy như nỗi ưu tư của chính tôi (và có lẽ của nhiều nhà giáo dục ngôn ngữ khác nữa) đã được hai tác giả nói dùm lên một cách rất hùng hồn. Bài viết ngắn gọn này của họ là lời cảnh tỉnh cấp kỳ cho nghề nghiệp chúng ta!

Hai vị giáo sư nêu trên nhận thấy hình như các học trò mà tiếng mẹ đẻ không phải là Anh ngữ càng ngày càng bị khó khăn trong việc học hỏi ngôn ngữ này. Có những em khi ghi danh học mẫu giáo được xếp loại “khả năng Anh ngữ hạn chế” và “13 năm sau đó” khi tốt nghiệp trung học vẫn thuộc loại “khả năng Anh ngữ hạn chế”! Ngay cả những em rất chăm chỉ học hành, thuộc đủ mọi sắc tộc, bất kể là sản phẩm của giáo dục song ngữ hoặc là của giáo dục ESL, cũng không chinh phục được Anh ngữ

Những dữ kiện từ chương trình ESL của University of California at Irvine mới đây vẽ lên một hình ảnh bi đát: 60% các sinh viên năm thứ nhất đã rớt bài thi luận văn Anh ngữ tại trường này, và 90% của các sinh viên thi rớt này là người Á châu đã từng theo học ở Mỹ tối thiểu là 8 năm. Đó là các em học sinh đã tốt nghiệp trung học với hạng danh dự, đã từng học các lớp Anh ngữ cao cấp (AP English). Nhưng, khổ thay, khả năng viết tiếng Anh của các em cho chúng ta thấy các em không nắm vững được cú pháp thứ tiếng này chút nào! Đó là chuyện ở California. Còn ở Texas thì cách đây ít lâu tôi có nhận được một thư mời viết bằng thứ tiếng Anh thuộc loại vừa tả của một sinh viên gốc người Việt, nguyên văn như sau: “Do you always wanted to know what is the different between the Vietnamese and American culture? Do you always wondering why our parents thinking are so differences than we are? Than come to the Living Two Cultures Conference!” Đọc xong thư mời với những lỗi văn phạm khủng khiếp ấy, tôi chợt rùng mình [3].

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Đàm Trung Pháp: Trở Lại Nghề Cũ Nơi Tạm Dung Mới (Tự Truyện Của Nhà Giáo Đàm Trung Pháp 2020)

SAN ANTONIO, TEXAS – HÈ 1976

Sau cả một năm trời như kẻ mất hồn vì quá tiếc thương những ngày tháng cũ, vào đầu hè 1976 tôi được tuyển làm “chủ biên tài liệu huấn luyện” (training materials editor) cho Northrop Aircraft Corporation mới trúng thầu khế ước huấn luyện Anh ngữ căn bản cho quân nhân không lực hoàng gia Saudi Arabia qua Defense Language Institute (DLI) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Gia đình tôi gấp rút chuyển cư từ Georgia đến San Antonio, Texas để tôi nhận việc làm trong Lackland Air Force Base khổng lồ. Công việc làm văn phòng nhẹ nhàng và phù hợp khả năng, với trách nhiệm “hiệu đính” (editing) và “đọc kỹ lần chót” (final proofreading) các tài liệu huấn luyện trước khi nộp cho nhà in, mà lợi tức cũng đủ mưu sinh cho gia đình. Đáng lý phải vui mừng ghê lắm chứ, vậy mà sao tôi vẫn một lòng xót xa tiếc nhớ – có lúc tới mức thẫn thờ – khung trời đại học Saigon thân yêu của tôi ! Giờ đây nghĩ lại, bảy niên học (1968-1975) gắn bó với Đại Học Sư Phạm Saigon thuở ấy vẫn còn là quãng đời nghề nghiệp “nhiều ý nghĩa nhất” cho tôi vì được phục vụ giáo dục tại chính đất nước mình. Trong bảy niên học ấy tôi – một giảng sư ngữ học Anh của ĐHSP – cùng các đồng nghiệp đã giúp trường đào tạo ít nhất là 250 giáo chức Anh văn trung học đệ nhất và đệ nhị cấp. Đồng thời, vì kiêm nhiệm chức vụ giám đốc Trung Tâm Thính Thị Anh Ngữ (lúc đó trực thuộc Bộ Giáo Dục để công chức sắp đi Mỹ sử dụng) tôi đã giúp Bộ soạn thảo toàn bộ học trình để nâng cơ sở giáo dục này lên cấp đại học với danh xưng mới là Trung Tâm Sinh Ngữ (được Bộ Giáo Dục chuyển giao cho Đại Học Sư Phạm Saigon năm 1971 và vẫn do tôi làm giám đốc). Cơ sở tân lập này có nhiệm vụ tổ chức các học trình chuyên giảng dạy Anh văn, Pháp văn, Nhật văn, và Hoa văn bậc đại học (2 năm), khai trương từ niên học 1972-1973, với một số nhân viên giảng huấn do các tòa đại sứ liên hệ tại Saigon cung cấp để tăng cường cho nhân viên giảng huấn cơ hữu của Trung Tâm. Kế hoạch nâng học trình Trung Tâm lên mức cử nhân (4 năm) và xây cất thêm lớp học đang tiến hành thuận lợi thì xảy ra quốc nạn 30-4-1975. Tiếc ơi là tiếc !

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

Đàm Trung Pháp: Một Thoáng Thi Ca Trữ Tình Tây Ban Nha Ngữ* (Giới Thiệu Và Dịch Thuật - Sơ Thảo 2010, Hoàn Chỉnh 2020)

Ai trên đời mà không âm thầm tiếc nuối tuổi trẻ qua mau, nhưng đã mấy ai để lệ rơi tầm tã trong những lúc bất thần khóc than cho tuổi thanh xuân ra đi không trở lại như nhà thơ Rubén Darío (1867-1916) người nước Nicaragua? Darío ví tuổi xanh như một “kho tàng thượng đế” mà sự mất đi là cả một tiếc thương vô hạn nằm sâu trong tiềm thức. Chẳng thế mà bốn câu tuyệt bút phát xuất từ một nỗi lòng xót xa của ông được nhắc đi nhắc lại năm lần trong bài “Canción de otonõ en primavera” (Thu ca lúc xuân thì) đã làm bao thế hệ độc giả mủi lòng vì mức độ thiết tha của chúng:

Tuổi thanh xuân, kho tàng thượng đế
đã ra đi không thể trở về
lúc muốn khóc, ta không khóc nổi
nhưng nhiều khi bất chợt lệ rơi

Tuổi thanh xuân thường đồng nghĩa với mộng mơ. Người ta kể rằng thời còn trẻ Gustavo Bécquer (1836-1870), người nước Tây ban nha, có một cô bạn gái kháu khỉnh mê chàng như điếu đổ. Một hôm nàng âu yếm nhìn Gustavo đang ngồi làm thơ trong vườn, rồi bất thần lên tiếng hỏi, “Anh ơi, thơ là cái chi chi mà anh mê nó thế hả anh?” Có ai đâu ngờ câu trả lời chẳng cần suy nghĩ của Gustavo “Poesía … eres tú” (Thơ … chính là em đấy) đã trở thành cách định nghĩa thần tình nhất cho tình yêu từ đó đến nay! Nhà thơ tài hoa nhưng mệnh yểu cũng đã chẳng để lỡ cơ hội cho tiếng lòng đang thổn thức rót thêm những lời đường mật vào tai cô bạn gái mà chàng vừa xác nhận là nguồn thơ lai láng cho mình:

Một thế giới cho từng ánh mắt
một trời xanh mỗi lúc em cười
mỗi nụ hôn ... anh còn suy đoán
biết tặng gì mỗi lượt em hôn

Tuyển tập những bài thơ mang danh “Rimas y leyendas” (Những vần thơ và truyện thần kỳ) --mà từ đó bốn câu trên được trích dẫn-- đã được in thành sách năm 1871, tức là một năm sau khi Bécquer qua đời. Kể từ đó đến nay tập thơ khả ái ấy vẫn còn là những bài thơ tình trinh nguyên được giới trẻ trong thế giới Tây ban nha ngữ ngưỡng mộ.