Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðoàn Thanh Liêm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðoàn Thanh Liêm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2018

Diễn Đàn Thế Kỷ Tưởng nhớ Văn Hữu ĐOÀN THANH LIÊM 1934 - 2018



Phạm Phú Minh: Anh Đoàn Thanh Liêm giữa chúng ta


Anh Đoàn Thanh Liêm vừa qua đời ngày 9 tháng Sáu 2018 tại nhà riêng ở Costa Mesa, Nam California, thọ 84 tuổi.

Từ trái: Đoàn Thanh Liêm, Đỗ Ngọc Yến, Phạm Phú Minh 

tại Palm Springs khoảng đầu thập niên 2000.

Anh qua đời vào giữa thời điểm nhân dân cả nước Việt Nam đang sôi sục biểu tình chống “Dự luật Đặc khu” do nhà nước cộng sản đưa ra với ý đồ rõ rệt mở đường cho người Tàu vào xâm chiếm nước Việt Nam. Sự trùng hợp này khiến tôi nhớ lại một kỷ niệm với anh Liêm cách đây 30 năm.

Đoàn Thanh Liêm: Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam trong thời đại Internet



Đã đăng trên Diễn Đàn Thế Kỷ ngày 31 tháng Mười, 2010

Trong một chế độ độc tài chuyên chế toàn trị (totalitarian dictatorship) như ở Việt Nam, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên hiện nay, thì đảng cộng sản vẫn còn giữ độc quyền ngay cả trong khu vực Xã hội Dân sự (XHDS), thông qua các tổ chức ngoại vi của đảng, điển hình như các Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên hiệp Thanh niên, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nhà văn, Mặt trận Tổ quốc v.v… Do đó, các tổ chức thiện nguyện của tư nhân hoạt động trong lãnh vực nhân đạo, hay văn hóa xã hội khác, và nhất là các tổ chức từ thiện phát xuất từ các tôn giáo, thì luôn luôn bị kiềm chế, cản trở không làm sao mà phát triển rộng rãi trong quảng đại quần chúng nhân dân, như ta thường thấy trong các xã hội tự do dân chủ khác trên thế giới ngày nay được.

Nhưng từ 10-15 năm nay, nhờ có internet người dân ở Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ, đã bắt đầu có những sinh hoạt trao đổi tin tức và hành động rất ngọan mục khởi sắc, mà chế đô cộng sản cũng không thể nào ngăn chặn hết được. Bài viết này nhằm trình bày chi tiết hơn về tình trạng đáng phấn khởi đó.

Bùi Văn Phú: Luật sư Đoàn Thanh Liêm: cả đời cho xã hội, cho nhân quyền

Luật sư Đoàn Thanh Liêm (1934 - 2018)

Quan tâm về nhân quyền Việt Nam nên đầu năm 1990 tôi biết đến tên của luật sư Đoàn Thanh Liêm, khi ông bị nhà nước cộng sản Việt Nam bắt giam cùng nhiều người khác. Nguyên do, theo báo cáo của tổ chức Ân xá Quốc tế là vì ông bày tỏ quan điểm chính trị qua một tài liệu được chuyền tay cho một số người thân quen để tham khảo.

Tài liệu vắn tắt có tên là “Năm điểm thỏa thuận căn bản” do ông soạn, trong đó kêu gọi tự do tín ngưỡng; xây dựng xã hội trên nền tảng đa chủng, đa văn hóa; với hệ thống chính trị và pháp luật được xây dựng theo những nguyên tắc của Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Đoàn Thanh Liêm - Ước mơ cuối đời của cha tôi

Cha tôi là người con trưởng của một ông cụ đồ nho. Ông sinh vào khỏang năm 1897 tại một làng quê trong tỉnh Nam Định thuộc vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt nam. Cũng như đa số bà con trong làng thời ấy, cha mẹ tôi đều theo đuổi nghề làm ruộng - như tôi vẫn còn nhớ trong giấy khai sinh của mình thời trước năm 1945 thì được ghi bằng tiếng Pháp – mà trong mục nghề nghiệp của người cha, thì được viết là “cultivateur”. 

Cha tôi

Tên thật của cha tôi là Đoàn Đức Hải, nhưng bà con thường gọi là ông Chánh Hải. Chữ Chánh ở đây là một “chức vị hàm” như Chánh Hương, Chánh Hội – chứ không phải là chức vị thực sự hẳn hòi trong hệ thống chính quyền ở thôn quê miền Bắc dưới thời Pháp thuộc như chức vụ Chánh Tổng là một viên chức có uy quyền cai quản cả một khu vực gồm đến 5 -7 xã trong một huyện (ở trong Nam, thì gọi là ông Cai Tổng). Như vậy là cha tôi đã không hề là một viên chức của chính quyền vào thời kỳ trước năm 1945; ông chỉ là một nông dân bình thường mà thôi.

Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Đoàn Thanh Liêm - Chuyện về những hậu duệ và truyền thống gia tộc

Từ xa xưa cha ông chúng ta vẫn thường nói: “Cha mẹ hiền lành để đức cho con”. Và trong dân gian, người ta cũng hay nhắc đến câu “Phúc đức ông bà”, hay câu “Nhờ âm đức tổ tiên” v.v... Những câu nói thông dụng này đều mang một ý nghĩa nòng cốt là: Lớp hậu sinh tức là người đến sau thì thường được thụ hưởng những điều tốt lành do cha mẹ, ông bà để lại cho thế hệ của mình. Vì thế mà có nhiều gia đình đã có những đóng góp lớn lao tích cực cho xã hội và được người đời xưng tụng là “danh gia vọng tộc”.
Ngược lại, cũng có trường hợp mà cha mẹ lại là người ăn ở bất lương thất đức, thì con cái sẽ phải gánh chịu những hậu quả xấu xa, tệ hại – như được diễn tả trong câu tục ngữ “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Nhiều gia thế lâm vào cảnh lụn bại thảm thương, mất hết uy tín trong xã hôi bởi vì có những người con gây ra những điều tàn bạo độc ác đối với bà con lối xóm. Do đó mà họ bị người đời khinh chê ghét bỏ và gọi đó là những thứ “nghịch tử”, “phá gia chi tử”.
Nhân dịp đầu xuân Bính Thân 2016 năm nay, tôi xin được góp phần trình bày về chuyện liên hệ giữa lớp hậu duệ với truyền thống gia tộc – dựa vào những tài liệu cụ thể qua những sách báo đã được phổ biến xưa nay.
Trước hết, xin kể chuyện về vài gia tộc đã định cư lập nghiệp lâu đời qua nhiều thế hệ trên đất Mỹ. Sau đó sẽ trình bày về một gia tộc ở Việt Nam. 

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Vượt qua hận thù: trường hợp của nước Pháp và Đức (sau thế chiến thứ hai)

Irène Laure (1898 – 1987)
Giữa hai dân tộc nước Pháp và nước Đức đã từng có một sự hận thù nặng nề ghê gớm kéo dài trong nhiều thế hệ, phát sinh từ ba cuộc chiến tranh liên tục, bắt đầu từ năm 1870 với cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (franco-prussian war), rồi đến đệ nhất thế chiến 1914 – 1918, và sau cùng là đệ nhị thế chiến 1939 – 1945. Nhưng kể từ giữa thập niên 1950, hai nước này đã vượt qua được sự thù hận ân oán lâu đời đó, để mà cùng hợp tác chặt chẽ với nhau nhằm góp phần cực kỳ quan trọng vào việc xây dựng được một khối thị trường chung Âu châu (European Common Market). Và rồi tiến tới thêm một bước kỳ diệu nữa, đó là thiết lập được một thực thể chính trị kinh tế quan trọng bậc nhất trong thế giới hiện đại, tức là tổ chức Liên Hiệp Âu châu (European Union EU), mà hiện gồm có 27 quốc gia thành viên, với dân số tổng cộng là 500 triệu người, với đơn vị tiền tệ chung gọi là đồng euro, và tổng sản lượng quốc gia GDP lên đến 20 ngàn tỷ dollar (20 trillion).

Sự hòa giải và hợp tác giữa hai quốc gia cựu thù này có thể được coi là một sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử của Âu châu nói riêng, cũng như của cả thế giới nói chung, trong thời cận đại kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt vào năm 1945, cho đến đầu thế kỷ XXI của chúng ta ngày nay. Cái thành tựu vĩ đại và ngoạn mục như thế là do sự đóng góp về cả trí tuệ và về cả tâm hồn của biết bao nhiêu nhân vật xuất chúng từ phía cả hai dân tộc Pháp và Đức. Và bài viết này xin được ghi lại cái quá trình phục hồi và xây dựng hết sức tích cực của một số nhân vật kiệt xuất đó.

Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, người viết xin trình bày sơ lược về bối cảnh lịch sử tại khu vực Tây Âu, trước khi mô tả chi tiết về tiến trình hòa giải và hợp tác của hai nước Pháp và Đức trong nửa sau của thế kỷ XX.

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Tâm tình nhân Mùa Lễ Tạ Ơn 2015

Tác giả Ðoàn Thanh Liêm
Vào dịp Lễ Thanksgiving năm 1960, mấy sinh viên du học tại Washington DC chúng tôi được một gia đình người Mỹ đón về nhà riêng tại một thành phố kế cận trong tiểu bang Virginia. Bà chủ nhà là một giáo sư về âm nhạc, nên có mời thêm cả vài môn sinh nữa để cùng tham dự buổi Họp Mặt Gia Đình thân mật với chúng tôi là những sinh viên ngọai quốc. Đầu tiên, chúng tôi được chở đến dự Thánh Lễ trong một nhà thờ Tin Lành. Sau đó, thì đến nhà gia chủ để dùng cơm trưa với tòan thể gia đình. Bữa ăn khá thịnh sọan đặc biệt với món gà tây đút lò (roasted turkey) truyền thống mà tôi được thưởng thức lần đầu tiên trong đời.

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Thương tiếc Bác Chín (1920 – 2012)

(bài viết nhân Lễ Tưởng Niệm Ba Năm sau ngày mất của Cha Chân Tín) 


Bác Chín là tên gọi thân thiết riêng tư trong nhóm bạn hữu chúng tôi ở Sài gòn sau năm 1975 để gọi Bác Chín Tân (Chân Tín) - nhằm tránh sự theo dõi của mấy người công an mật vụ vốn thường bám sát những “đối tượng khả nghi”. Còn thông thường, thì mọi người đều gọi ông là Cha Chân Tín – người Mỹ thì gọi ông là Father Chân Tín.

Ở vào tuổi 92 (1920 – 2012), theo đúng với quy luật “Sinh Lão Bệnh Tử”, thì sự ra đi của ông vào ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại Saigon là điều không mấy ai ngạc nhiên. Mặc dầu vậy, tôi cũng đã nhận được điện thư của mấy người bạn thân thiết – họ bày tỏ “sự bàng hòang” (anh Nguyễn Xuân Sơn ở New York, bào đệ của họa sĩ Thái Tuấn), hay : “đó là sự mất mát lớn cho Việt nam” (chị Sophie Quinn-Judge ở Philadelphia).

Là người có duyên được quen biết gần gũi với ông từ trên 45 năm nay, tôi xin được ghi lại một số kỷ niệm thân thương với ông qua một số bạn hữu và một số chuyện ngộ nghĩnh khác - đặc biệt là sau năm 1975.

Thứ Năm, 1 tháng 10, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Ai đã ra lệnh giết Đức Thày Hùynh Phú Sổ? Tài liệu cần được công bố rộng rãi


Sự kiện người cộng sản ra tay bắt cóc rồi sát hại Đức Thày Hùynh Phú Sổ, vị sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo vào ngày 16 tháng 4 năm 1947 tại khu vực miền Tây Nam Bộ - thì đã được nhiều người biết đến qua những chứng từ rõ ràng rất đáng tin cậy. Việc sát hại một vị lãnh tụ tôn giáo rất mực uy tín này đã gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với đại khối quần chúng tín đồ vốn đa số là nông dân ở địa phương đồng bằng sông Cửu Long suốt bao nhiêu năm nay.

Thế nhưng, cho đến gần đây người cộng sản cũng chỉ nói vu vơ đại khái rằng: “Những sự việc đáng tiếc như thế là do địa phương làm sai trái – chứ không phải do cấp trên ở trung ương quyết định v.v...” Tuy vậy, giới nghiên cứu sử học vẫn tìm ra được các bằng chứng xác đáng liên hệ đến hành vi tội ác này là do giới lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản vào thời gian ấy. Xin trình bày vấn đề ngắn gọn như sau.

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Cách Mạng Mùa Thu: Oán thù chồng chất!


Năm 2015 này đánh dấu 70 năm kể từ Việt nam dành lại được nền tự chủ độc lập thóat khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp sau biến cố đảo chính vào ngày 9 Tháng Ba, 1945 (1945 – 2015). Nhưng đến ngày 19 Tháng Tám năm đó, thì người Việt Minh Cộng Sản lại tổ chức một “cuộc cướp chính quyền” và tuyên bố ngày đó là khởi sự cho “Cách Mạng Mùa Thu” ở nước ta – theo khuôn khổ “Cách Mạng Tháng Mười” của Liên Xô bắt đầu vào năm 1917.
Sau 70 năm, thời gian đã đủ nguôi ngoai lắng đọng để cho người Việt chúng ta có thể bình tâm luận định về biến cố lịch sử đày dãy những tang thương thống khổ – với biết bao nhiêu máu và nước mắt của hàng triệu người lương dân vô tội đã đổ ra tại khắp nơi trên quê hương đất nước mình.

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Đoàn Thanh Liêm - New York năm 2015 : Mùa Xuân đến chậm, mà tình người vẫn nồng ấm


Cuối tháng Ba năm 2015 này, tôi lại đến New York để vừa tham dự Đại Hội Thường Niên của tổ chức Ân Xá Quốc Tế và vừa đi thăm viếng bạn bè thân thiết từng gắn bó với mình từ bao nhiêu năm qua.

Miền Đông nước Mỹ năm nay trời khá lạnh và đến giờ này dù đã qua ngày Xuân Phân 21/3, New York vẫn còn có tuyết đổ phủ trắng khắp nơi. Chiều ngày Chủ nhật 29/3, tôi ra công viên Inwood Hill Park ở phía Bắc Manhattan, thì vẫn còn thấy tuyết đóng chặt ngay trên một số lối đi – nên tôi không dám mạo hiểm bước tới vì sợ bị trượt chân té ngã rất nguy hiểm. Nhiệt độ ban ngày vào buổi chiều dù có nắng, thì vẫn ở mức 35 – 40 độ F, tức là vào khoảng 3 – 5 độ C. Cây cối trơ trụi khẳng khiu, tòan cùng một màu đen xám ngắt – thật khác hẳn với cảnh sắc ở California với nắng ấm chan hòa và hoa lá nở rộ tưng bừng khắp chốn.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Đầu Xuân Đi Thăm Bạn Tại Vùng Vịnh (II)


Bút ký nhiều kỳ 

Tiếp theo bài I kỳ trước, tôi xin lần lượt ghi lại theo thứ tự thời gian những cuộc thăm viếng gặp gỡ với các bạn trong thành phố San Francisco nhân dịp đầu Xuân Ất Mùi năm nay.

III – Thăm viếng nhà báo Hùynh Lương Thiện và Mỹ Lợi vào buổi trưa ngày 25 tháng Hai tại tòa sọan của Tuần Báo Mõ San Francisco/Oakland.

Vào trưa ngày 25/2, sau khi thăm gia đình anh chị Đinh Giang & Xuân Tứ, tôi đã đến tòa báo Mõ San Francisco/Oakland tọa lạc trên đường Geary trong khu trung tâm thành phố để thăm các bạn Hùynh Lương Thiện và Mỹ Lợi. Hùynh Lương Thiện du học ở Nhật hồi năm 1970 cùng thời với Đỗ Thông Minh. Sau năm 1975, thì qua định cư tại Mỹ và rồi đứng ra thiết lập và điều hành tờ báo từ nhiều năm nay. Anh Thiện cũng là một trong những nhân vật rất năng nổ họat động trong cộng đồng người Việt ở khắp vùng Vịnh.

Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Giới thiệu sách mới: Bản dịch tiếng Anh “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca

Tác phẩm “Giải Khăn Sô Cho Huế” của nhà văn Nhã Ca đã ra mắt lần đầu tiên vào năm 1969 tại Việt Nam. Năm 1970, tác phẩm này được Giải thưởng Văn học Việt Nam. Và vào năm 2008, nhân dịp kỷ niệm 40 năm vụ Thảm sát Tết Mậu Thân tại Huế (1968 – 2008), tác phẩm cũng lại được tái bản tại hải ngọai.

Vào tháng 8 năm 2014 vừa qua, bản dịch Anh ngữ lần đầu tiên do dịch giả Olga Dror thực hiện đã được ra mắt công chúng. Và vào ngày 25 tháng Hai năm 2015, tác giả Nhã Ca và dịch giả Olga Dror sẽ cùng có mặt trong buổi Giới thiệu bản dịch Anh ngữ này tại Thư viện Doe Library thuộc Đại học Berkeley, California.

Xin ghi chi tiết về tác phẩm này như sau:


Mourning Headband For Hue
by Nhã Ca
An Account of the Battle for Hue, Vietnam 1968
Translated and with an Introduction by Olga Dror
Indiana University Press - 2014

Sách dày 378 trang, giấy trắng, khổ chữ 12, bìa cứng.

Thứ Bảy, 31 tháng 1, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Lời nói bay đi, văn tự còn mãi


Nhan đề của bài viết này gồm 8 chữ, đó là tôi phỏng dịch từ một câu ngạn ngữ thông dụng đã trên 2,000 năm của người La mã, nguyên văn tiếng La tinh chỉ gồm có 4 chữ như sau : “Verba volant, scripta manent”. Câu này được dịch ra tiếng Anh là : “Spoken words fly away, written words remain”.
Ở Việt Nam ta, thì từ xưa dân gian vẫn nói : “Khẩu thuyết vô bằng” tức là lời nói bằng miệng không thể nào được coi là bằng chứng được. Còn về chữ viết, thì cũng có câu : “Bút sa, gà chết” – tức là văn tự với chữ ký thì đã thành một chứng cứ để mà quy trách nhiệm rõ ràng rồi.
Nhà thơ Tú Xương, thì ngay từ đầu thế kỷ XX cụ đã cảnh giác người đời qua câu văn đầy tính chất trào lộng như sau : 
Văn chương đâu phải là đơn thuốc,
Chớ có khuyên xằng – chết bỏ bu”. 

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Lòng Nhân Ái, đó là điều quý báu nhất


Trên thế giới, chúng ta có rất nhiều tôn giáo khác biệt nhau. Nhưng tất cả đều có chung một điều quan trọng nhất, đó là đạo nào cũng đều khuyên nhủ các tín đồ phải “làm điều lành, tránh làm điều ác”. Và tôn giáo nào thì cũng chủ trương kêu gọi tín đồ của mình phải thực tâm yêu thương con người, cụ thể như lòng từ bi hỷ xả của Phật giáo, tình nhân đạo bác ái của Công giáo.

Từ xa xưa, cha ông chúng ta cũng vẫn thường đề cao phẩm chất cao quý của người trượng phu quân tử - đó là họ phải có đầy đủ cả ba tính cách : Nhân, Trí và Dũng. Nhân là lòng Nhân Ái, yêu thương mọi người. Trí là sự Hiểu biết, Thông tuệ. Còn Dũng là sự Can đảm, Dũng khí, Đảm lược. Nhằm giúp cho lớp con cháu trẻ tuổi sinh trưởng ở hải ngọai hiểu rõ hơn, tôi đã dịch 3 chữ Nhân, Trí, Dũng đó ra tiếng Anh như sau : Compassion, Consciousness và Courage. Cả 3 từ ngữ này đều bắt đầu bằng chữ C.

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Người quân tử luôn luôn hòa nhã, dù có ý kiến bất đồng


Từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nói : “Quân tử hoà nhi bất đồng” - tức là có ý nói : “Người quân tử luôn luôn hòa nhã, lịch sự mặc dầu vẫn có ý kiến khác biệt, có sự bất đồng về quan điểm đối với người khác”. Trong tiếng Pháp, thì cũng có câu nói tương tự, như : “Unité dans la Diversité” = Thống nhất trong sự Dị biệt”. Anh Earl Martin ở Virginia là bạn người Mỹ thân thiết lâu năm của tôi, thì anh ấy dịch câu “Quân tử hòa nhi bất đồng” ra tiếng Anh như thế này : “Civility even in Disagreement”.

Thứ Tư, 7 tháng 1, 2015

Đoàn Thanh Liêm - Niềm vui trong thời đại đa chủng tộc, đa văn hóa


Đối với một cá nhân mỗi người, thì cuộc sống trên dương thế này đều có những niềm vui xen lẫn với những nỗi buồn. Đối với một tập thể dân tộc cũng vậy, lịch sử của quốc gia nào thì cũng đày dãy những vinh quang rực rỡ huy hoàng, xen lẫn những nhục nhằn đen tối u buồn. Điều này cũng có thể áp dụng cho tình hình chung của nhân lọai cùng sinh sống chung với nhau trên hành tinh trái đất này - mà hiện đang chứa đến 7 tỉ con người chen chúc trong nhiều quốc gia và lãnh thổ khác nhau.

Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

Đoàn Thanh Liêm - Con ơi, phải cố gắng để sống cho xứng đáng


Các cháu thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba trong gia đình của anh chị em, của bà con trong thân tộc và của đông đảo các bạn hữu thân thiết của tôi – thì có thể lên đến con số cả ngàn người, mà nay đã ở vào lứa tuổi khôn lớn cả rồi. Các cháu lại sinh sống rải rác khắp mọi nơi, ở trong nước cũng như ở hải ngọai – mà trẻ nhất thì cũng đã vào lứa tuổi 10 – 15 bắt đầu có đủ trí khôn để suy xét việc này chuyện nọ. Mà lớp cháu lớn nhất, thì cũng đã ở vào lứa tuổi 50 – 60 được kể là trưởng thành chín chắn hết mức nữa rồi.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Đoàn Thanh Liêm - Đôi lời với mấy chú công an


Hồi thế chiến II, nước Pháp thua trận vào năm 1940 và bị quân Đức quốc xã chiếm đóng. Chính phủ do Thống chế Pétain đứng đầu hợp tác với quân Đức thì đóng đô  tại Vichy ở phía đông nam nước Pháp, chứ không tại Paris – do đó mà có tên là chính phủ Vichy. Vì thế mà dân tình nước Pháp bị chia rẽ giữa những người hợp tác với Đức và những người kiên quyết chống lại quân xâm lược.