Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðinh Cường. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðinh Cường. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017
Phạm Phú Minh: Nhớ Đinh Cường
Tuần
qua, trong khi xem lại một số giấy tờ cũ, tôi tình cờ thấy mấy bức thư của họa
sĩ Đinh Cường.
Trong
thời gian tôi làm báo Thế Kỷ 21 từ năm 1993 đến 2007 tại Quận Cam California,
Đinh Cường là một trong những họa sĩ thường liên lạc với tòa soạn nhất. Thư từ
anh gửi phần lớn qua đường bưu điện chứ không mấy khi dùng email, lý do dễ hiểu
là anh thường gửi các mẫu tranh để làm bìa báo, hoặc các vignettes để giúp tòa
soạn trong việc trình bày trang báo. Cũng nhiều khi chỉ là vài lời thăm hỏi viết
trên một tấm thiệp, hoặc thông báo một sinh hoạt nghệ thuật tạo hình nơi anh
đang sống.
Tấm
thiệp chúc tết Đinh Hợi của Đinh Cường,
cách đây đúng mười năm
cách đây đúng mười năm
Nhớ
lại, niên khóa 1957-58 tôi từ miền Trung vào học Đệ Tam C tại trường Trương
Vĩnh Ký Sài Gòn, tết năm ấy trên tờ báo Xuân của trường tôi lần đầu tiên thấy
tên Đinh Cường. Lúc đó anh đang học Đệ Nhất, hơn tôi hai lớp, viết một bài báo
về họa sĩ Picasso. Là dân tỉnh lẻ mới vào học ở thủ đô, tôi lấy làm phục cách
làm báo xuân quy mô của một trường lớn, và rất lạ là cho tới bây giờ hai cái
tên Picasso và Đinh Cường là cái duy nhất tôi còn nhớ lại từ tờ báo ngày ấy.
Năm 1966, khi chúng tôi một nhóm giáo chức tổ chức Chương Trình Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường (CPS) trụ sở đóng tại các nhà tiền chế trên nền cũ của Khám Lớn Sài Gòn thì ít lâu sau có ngay một số láng giềng đáng mến: hội Họa Sĩ Trẻ, rồi đoàn Văn Nghệ Nguồn Sống cũng đến đặt trụ sở trên miếng đất rộng mênh mông này. Tại hội Họa Sĩ Trẻ tôi thường gặp các bạn Hồ Thành Đức, Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Trịnh Cung... nhưng ít khi gặp Đinh Cường. Có thể nói các năm 1966, 1967 là thời gian sinh hoạt của giới trẻ Sài Gòn đạt những thành tựu rất đẹp. Từ cái nền của nhà tù khét tiếng thời thực dân ấy, một sức trẻ vươn lên với tất cả thiện chí, tài hoa và tinh thần phục vụ xã hội rất cao. Trên vết tích u ám của quá khứ ấy đã xuất phát biết bao trại công tác đi về vùng giới tuyến, trại cứu trợ bão lụt miền Trung, công tác cứu trợ nạn nhân chiến tranh...; tại cái sân khấu đơn sơ nghèo nàn của quán Văn trước sân trụ sở CPS, Khánh Ly đi chân đất đứng trên một cái két bia bằng gỗ để hát nhạc Trịnh Công Sơn với tiếng đàn đệm và tiếng hát bè của nhạc sĩ họ Trịnh, hết tối này qua tối khác mang lại một cảm hứng nghệ thuật mới mẻ dạt dào; các sáng tác hội họa của các bạn “họa sĩ trẻ”, một lứa nghệ sĩ đầy tài năng và tài hoa của một miền Nam đầy tai họa chiến tranh...
... Rồi mãi đến khi ra hải ngoại. Tôi làm báo ở Nam Cali, Đinh Cường vẽ vời và làm thơ ở tiểu bang Virginia bên cạnh thủ đô nước Mỹ. Dù không mấy khi gặp nhau, vẫn gần gũi qua thư từ, nhất là những bức tranh dùng làm bìa báo bạn tặng. Cường biết sự khó nhọc và khó khăn của nghề làm báo, nên lúc nào cũng hỗ trợ và khuyến khích. Khoảng cuối năm 2006 bạn qua Quận Cam chơi, ghé thăm “tòa soạn” của báo Thế Kỷ 21, tức nơi tôi cư ngụ, một cái mobile home trên đường Bolsa. Cường có vẻ thích căn nhà nhỏ, bên ngoài có mảnh vườn chút xíu với nhiều hoa lá, đặc biệt giàn bông giấy đỏ rực ở hiên, bên trong đơn sơ đạm bạc. Cường đi quanh chỗ phòng khách và phòng ăn, nhìn trên tường đã đầy tranh của Hồ Thành Đức, Nguyễn Trọng Khôi, Khánh Trường... cuối cùng tìm ra được một chỗ trống là cái hông của tủ để TV ở phòng khách, bề ngang chỉ khoảng nửa thước, liền nói với tôi: “Tôi sẽ gửi tặng ông một bức tranh nhỏ để treo chỗ này.” Tôi cảm động vì từ khi vào nhà, Cường cố tình tìm một chỗ để treo một bức tranh mà Cường định tặng tôi, nhưng nhà nhỏ, không gian treo tranh rất ít ỏi...
Năm 1966, khi chúng tôi một nhóm giáo chức tổ chức Chương Trình Sinh Hoạt Thanh Niên Học Đường (CPS) trụ sở đóng tại các nhà tiền chế trên nền cũ của Khám Lớn Sài Gòn thì ít lâu sau có ngay một số láng giềng đáng mến: hội Họa Sĩ Trẻ, rồi đoàn Văn Nghệ Nguồn Sống cũng đến đặt trụ sở trên miếng đất rộng mênh mông này. Tại hội Họa Sĩ Trẻ tôi thường gặp các bạn Hồ Thành Đức, Nguyễn Trung, Nghiêu Đề, Trịnh Cung... nhưng ít khi gặp Đinh Cường. Có thể nói các năm 1966, 1967 là thời gian sinh hoạt của giới trẻ Sài Gòn đạt những thành tựu rất đẹp. Từ cái nền của nhà tù khét tiếng thời thực dân ấy, một sức trẻ vươn lên với tất cả thiện chí, tài hoa và tinh thần phục vụ xã hội rất cao. Trên vết tích u ám của quá khứ ấy đã xuất phát biết bao trại công tác đi về vùng giới tuyến, trại cứu trợ bão lụt miền Trung, công tác cứu trợ nạn nhân chiến tranh...; tại cái sân khấu đơn sơ nghèo nàn của quán Văn trước sân trụ sở CPS, Khánh Ly đi chân đất đứng trên một cái két bia bằng gỗ để hát nhạc Trịnh Công Sơn với tiếng đàn đệm và tiếng hát bè của nhạc sĩ họ Trịnh, hết tối này qua tối khác mang lại một cảm hứng nghệ thuật mới mẻ dạt dào; các sáng tác hội họa của các bạn “họa sĩ trẻ”, một lứa nghệ sĩ đầy tài năng và tài hoa của một miền Nam đầy tai họa chiến tranh...
... Rồi mãi đến khi ra hải ngoại. Tôi làm báo ở Nam Cali, Đinh Cường vẽ vời và làm thơ ở tiểu bang Virginia bên cạnh thủ đô nước Mỹ. Dù không mấy khi gặp nhau, vẫn gần gũi qua thư từ, nhất là những bức tranh dùng làm bìa báo bạn tặng. Cường biết sự khó nhọc và khó khăn của nghề làm báo, nên lúc nào cũng hỗ trợ và khuyến khích. Khoảng cuối năm 2006 bạn qua Quận Cam chơi, ghé thăm “tòa soạn” của báo Thế Kỷ 21, tức nơi tôi cư ngụ, một cái mobile home trên đường Bolsa. Cường có vẻ thích căn nhà nhỏ, bên ngoài có mảnh vườn chút xíu với nhiều hoa lá, đặc biệt giàn bông giấy đỏ rực ở hiên, bên trong đơn sơ đạm bạc. Cường đi quanh chỗ phòng khách và phòng ăn, nhìn trên tường đã đầy tranh của Hồ Thành Đức, Nguyễn Trọng Khôi, Khánh Trường... cuối cùng tìm ra được một chỗ trống là cái hông của tủ để TV ở phòng khách, bề ngang chỉ khoảng nửa thước, liền nói với tôi: “Tôi sẽ gửi tặng ông một bức tranh nhỏ để treo chỗ này.” Tôi cảm động vì từ khi vào nhà, Cường cố tình tìm một chỗ để treo một bức tranh mà Cường định tặng tôi, nhưng nhà nhỏ, không gian treo tranh rất ít ỏi...
Bức
tranh Bóng chim soi dòng thời gian của
Đinh Cường (bên phải)
bên cạnh bức tranh trừu tượng của Khánh Trường
Độ
nửa tháng sau tôi nhận được bức tranh qua đường bưu điện, kích thước vừa để
treo nơi Cường đã chọn, nhưng tôi không treo ở đó mà dọn dẹp một nơi khác trang
trọng hơn cho bức tranh của người bạn quý. Cùng với bức tranh, Cường gửi cho
tôi mấy dòng viết trong một tấm thiệp đề ngày 1 tháng Sáu năm 2007, và bản copy
bài viết về bông giấy của Huỳnh Hữu Cửu mà chúng tôi cho đăng lại trong số này.
Mới
đó mà đã mười năm rồi. Bức tranh của Đinh Cường đã ở cùng chúng tôi mười năm.
Tôi cũng đã ngưng làm tờ Thế Kỷ 21 đúng mười năm.
Và
Đinh Cường, cuối cùng cũng đã rời bỏ chúng ta.
12
tháng 8, 2017
PPM
Chủ Nhật, 6 tháng 8, 2017
Đinh Cường: Nhớ về mưa phố núi
Mưa lạnh nhớ về mưa phố núi
chiều mưa qua mấy dốc đồi cao
và mây bay thấp ngang thềm cửa
về với mùi sơn tranh chưa khô
về với gỗ thông giường nệm cũ
nhớ chiếc giường Van Gogh lẻ loi
đàn quạ đen qua đồng lúa ửng
sao ngươi tự kết liễu thiên tài
mưa lạnh chiều mưa rừng tháng chạp
mùa này cây cối đứng buồn thiu
tàu qua hụ tiếng còi nghe rõ
lặng nghe như có tiếng ai về
lặng nghe trên bậc thềm rêu ấy
mưa khuya về với núi non buồn
tháng chạp Dran mưa và gió lộng
mưa lạnh chiều nay mà nhớ người
Virginia, 19.12.2011
Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2017
Ðinh Trường Chinh: Gió Dạt Xô Về
Đinh Cường ở Starbucks (Burke, Virginia)
Ảnh Đinh Trường Chinh (2014)
lỡ mai tôi đi về dưới suối
vàng mơ một giấc ngủ êm đềm
thì cứ như là mây với gió
gió dạt xô về muôn tiếng chim
(ĐC)
đã rất lâu.
tôi không trở lại quán cà phê ấy
quán cà phê ngói nâu
nằm ở góc đường burke center và coffer woods.
quán cà phê. thường mở điệu kèn đồng của Chet Baker vào buổi chiều.
tiếng kèn âm u dài lên mẫu bàn gỗ sậm
cạnh cửa kính
quán cà phê. nơi thường đun những bài thơ
của một người hoạ sĩ
đã không còn đến nữa.
Châu Ngọc Bích: Ðoạn Ghi Sắp Tròn Năm
Mùa hạn ấy, không vượt biên giới sang Virginia đưa tiễn anh Đinh Cường được.
Tuyết rơi, lạnh cùng nỗi ngậm ngùi chẳng tan chảy. Một hối muộn đóng băng.
Ngắm bức chân dung sơn dầu anh vẽ tặng, thấy rõ dáng anh quen thuộc đang ngồi trước tấm bố. Anh giống ba mình ở một điểm: khoan thai, từ tốn, chậm rãi. Và mình từng đơm đặt ý nghĩ, đó là những người có số sướng, nhàn hạ.
Nhớ năm nào sang thăm anh chị cùng Trường Giang Dạ Châu Trường Chinh rộn tiếng cười sau bao cách biệt, có lúc loay hoay với mớ chén dĩa xô lệch chật bồn, anh tới bên ân cần: để anh làm cho, anh rửa có kỹ thuật, lẹ lắm…
Anh dậy sớm, thầm lặng đi uống cà phê rồi mua phở mang về đãi người khách vụng dại. Cảm động lóng cóng mở mấy hộp xốp, tìm soong để trụng bánh phở tươi, anh lại nhỏ nhẹ: để anh làm cho…
Khen chiếc chemise anh mặc đẹp, anh điềm đạm: anh mua ở Costco có mấy đồng, nhiều cái hay, để anh chở đi chọn mấy cái mang về biếu ba. Những quan tâm, chu đáo anh biểu tỏ trong tế nhị luôn gieo cho người khác cảm giác ấm áp, tin cậy trong tình thân gia đình.
Ðinh Cường (3)
Chân dung Đinh Cường
Ảnh Phạm Cao Hoàng (2014)
Âm bản núi
Ba giờ chiều ngồi với Nguyễn Thế Toàn
ở cà phê Starbucks nhớ Ngọc Dũng
Ba giờ sáng nghe Blues . Như Kha hát
Bài cám ơn Đỗ Hồng Ngọc
khi thấy bạn xanh xao mà thương
Bài chemo
Bài chiều lặng lẽ
Bài cho Lê Nghiêm Kính
Bài khất thực
Bài Mùng Hai
Phạm Xuân Đài: Cùng Đinh Cường đi vào cõi tạo hình
Câu tựa đề trên có nghĩa là:
tôi đọc quyển sách Đi Vào Cõi Tạo Hình của Đinh Cường. Đọc, và thưởng thức vừa hội
họa, vừa thi ca, vừa một công trình sưu tầm trong thế giới nghệ thuật Việt Nam.
Đi Vào Cõi Tạo Hình do nhà
Văn Mới xuất bản vào giữa năm 2015. Ấn loát mỹ thuật, các bức tranh đều được in
màu đúng nguyên bản. Theo lời tác giả ở đầu sách thì cuốn này là tập I của một
bộ gồm hai cuốn: “Tập I viết từ thời các họa sĩ xuất thân từ trường Cao Đẳng
Mỹ Thuật Đông Dương những năm 1930 cho đến giai đoạn chuyển tiếp 1954... Tập II
sẽ viết về những họa sĩ cùng thời từ 1957 đến 1966 thành lập Hội Họa Sĩ Trẻ Việt
Nam.” Như thế bộ sách này sẽ không đề cập đến “nền hội họa xã hội chủ
nghĩa” của miền Bắc, điều này dễ hiểu, vì tác giả là người thừa kế của lớp đi
trước từ trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương, và sống cuộc đời nghệ thuật của
ông tại miền Nam trước 1975.
Cuốn Đi Vào Cõi Tạo Hình tập
I này bắt đầu với Lê Phổ và kết thúc với Ngọc Dũng, khoảng giữa tuần tự là Lê
Văn Đệ, Mai Thứ, Nguyễn Gia Trí, Tôn Thất Đào, Nguyễn Đỗ Cung, Điềm Phùng Thị,
Trương Thị Thịnh, Tạ Tỵ, Văn Đen, Lê Văn Phương, Võ Đình, Bùi Xuân Phái, Thái
Tuấn, Duy Thanh. Tất cả 16 vị. Mỗi vị là một bài riêng, coi như một chương
sách, với tựa đề đặt đôi khi như một câu thơ: Lê Phổ: Những Đóa Hoa Hái Từ Một
Giấc Chiêm Bao; Văn Đen, Tiếng Vĩ Cầm Trong Chiều Tà Và Màu Nâu Đất Buồn; Võ
Đình, Tổ Chim Trên Bờ Biển; Họa Sĩ Ngọc Dũng, Vì Sao Rơi Vào Bất Tận... Tác
giả đã nói “đây là những đoạn ghi (...) chỉ thuần tình cảm chủ quan của tác giả
với các họa sĩ đã từng gặp, đã từng tiếp xúc” chứ không phải là một biên khảo
có tính cách chuyên môn về nghệ thuật.
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2016
VAALA - Tưởng niệm Hoạ sĩ Đinh Cường
Hội Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA)
Trân
trọng kính mời quý vị
Đến
tham dự buổi tưởng niệm Hoạ sĩ Đinh Cường
Thứ
Bảy, ngày 30 tháng Giêng, từ 2pm-4pm
Tại
Việt Báo Gallery
14841
Moran Street
Westminster,
CA 92683
Chương
trình:
Tính
Thi Ca Trong Nhật Ký Đinh Cường – diễn giả: Du Tử Lê
Cõi
Tạo Hình Của Đinh Cường – diễn giả: Ann Phong
Ban tổ chức sẽ mời
thân hữu và những người yêu mến nghệ thuật của Đinh Cường chia sẻ những cảm
nghĩ của mình về người hoạ sĩ tài hoa bằng cách viết vào giấy và dán lên một
tấm bảng lớn sơn màu xanh. Sau buổi tưởng niệm, VAALA sẽ gửi những cảm nghĩ này
cho gia đình của Hoạ sĩ. Một số tranh của Đinh Cường sẽ được triển lãm trong
dịp này.
Trân
trọng,
Hội
Văn Học Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA)
Thứ Bảy, 16 tháng 1, 2016
Trần Doãn Nho - Nhẹ nhàng Đinh Cường
Với tôi, Đinh Cường là hiện thân của một nhẹ nhàng rất hiếm. Vẽ, sống, chơi, cà phê, rượu, bạn, họp mặt, tiếp khách…tất cả đều nhẹ. Nhẹ nhàng như những đường nét thiếu nữ trong tranh anh: xanh, thơ, những sợi mơ bay, cánh tay, suối tóc, nụ cười… Là một nghệ sĩ lớn, nhưng anh không ồn ào; ngược lại bình lặng, thân thiện. Bản thân anh đã có cái gì rất bạn bè. Nên thế giới anh là thế giới đầy bạn bè. Từ ngày quen biết anh ở Huế và có lúc được anh mời phụ trách một môn học tại trường Mỹ Thuật Huế, cho đến sau này gặp lại nhau ở Washington DC, với tôi, lúc nào anh cũng thế, thân thiện, vui vẻ và tế nhị. Trong những cuộc gặp gỡ bạn bè, anh như hòa tan giữa mọi người. Với mọi người. Anh rất chung. Nếu có một cái gì riêng không tìm thấy ở bất cứ đâu thì đó là tranh: tranh Đinh Cường.
Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016
Song Thao - Một Chuyến Ði
Họa sĩ Ðinh Cường và nhà văn Song Thao |
Chuyến đi lỡ vì
cái tính buông thả của những người viết văn làm thơ. Một ngày tháng 10, gặp Hồ
Đình Nghiêm, rủ nhau qua DC thăm Đinh Cường. Về nhà mail rủ thêm Hoàng Xuân Sơn. Định sẽ lái xe để được tự do khi đi đường
cũng như qua bên đó. Trời trở lạnh. Trận tuyết đầu mùa đổ xuống. Cái ngại ngùng
cũng đổ xuống. Lui lại một bước, rủ nhau đi xe đò vậy. Trời lạnh làm con người
co ro. Thôi để đến mùa xuân cho nắng ráo. Vậy là lỡ chuyến đi. Không còn vớt kịp
nữa. Đinh Cường không thể đợi tới mùa xuân. Anh chẳng chờ được mấy tên bạn
chuyên tính nhiều hơn làm. Ơi ới phôn nhau. Ân hận biết chừng nào. Thôi đành vậy.
Biết tạ tội với ai? Hoàng Xuân Sơn nhìn lên trời:
Tới
kệ sách thứ 5 thì mắt
chiều
đã mỏi sương khuya đã trắng
chìm
hồn bướm đã mê vào đêm
tuyết
lú. Thế rồi đã trễ cái
hẹn
sang thăm anh cùng Song Thao
Hồ
Đình Nghiêm cái lạnh khắc nghiệt
mùa
đông bắc mỹ đã làm nhụt
khí
thế đường xa mắt mờ của
kẻ
muôn đời nhỡ hẹn đời là
những
cuộc hẹn lần lữa không cùng
cho
tới khi không còn hẹn được
nữa
thì luyến tiếc ngẩn ngơ ân
hận
đời đời xiêu hình đổ bóng
Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2016
Đặng Tiến - Đinh Cường, tấm lòng vô hạn
Hoạ sĩ Đinh Cường từ tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, sang Paris bày tranh tại phòng triển lãm Annam Héritage, từ 28.10 đến 6.11.2010.
Đinh Cường mài miệt, mãi miết vẽ đều tay từ nửa thế kỷ nay ; đây không biết là lần triển lãm thứ mấy từ ngày anh mới ra trường 1963 ; và từ khi sang định cư tại Mỹ, 1989. Lần bày tranh gần đây nhất là tại Huế, mùa hè 2009.
Đinh Cường sống trọn đời, tận tụy, cho nghiệp hội hoạ – không nhất thiết là sống nhờ vào nghề hội hoạ. Anh triển lãm nhiều, không nhất thiết để bán tranh mà để gặp gỡ, làm quen. Vẽ tranh là tìm đến với cuộc đời ; và bày tranh là đi trọn dặm trường hạnh ngộ. Nói khác đi, làm khác đi, là chưa hết lòng với chính mình và chưa tận tình với nghệ thuật.
Đinh Cường có câu thơ hay : Ra đi mới biết lòng vô hạn. Mỗi bức tranh là mỗi ra đi.
Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016
CHIA BUỒN: HỌA SĨ ÐINH CƯỜNG
CHIA BUỒN
![]() |
Họa sĩ Ðinh Cường (dinhcuong.com) |
Được tin
Họa sĩ ĐINH CƯỜNG
Vừa qua đời vào ngày 7 tháng 01, 2016
tại bệnh viện Fairfax, Virginia
tại bệnh viện Fairfax, Virginia
Thọ 77 tuổi.
Thương tiếc một họa sĩ tài danh của Việt Nam
sáng tác từ đầu thập niên 1960 cho đến nay,
chúng tôi một số bạn bè xin thành kính chia buồn
cùng chị Đinh Cường và tang quyến.
sáng tác từ đầu thập niên 1960 cho đến nay,
chúng tôi một số bạn bè xin thành kính chia buồn
cùng chị Đinh Cường và tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh Họa sĩ Đinh Cường
sớm tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.
Đỗ Quý Toàn. Phạm Phú Minh. Trần Mộng Tú. Ngô Thế Vinh. Bé Ký-Hồ Thành Đức. Ann Phong. Khánh Trường. Trịnh Cung. Nguyễn Đình Thuần. Nguyễn Đồng-Nguyễn Thị Hợp. Nguyên Khai. Song Thao. Luân Hoán. Trang Châu. Võ Kỳ Điền. Hoàng Xuân Sơn. Lưu Nguyễn. Hoàng Chiều Nhân. Phan Thanh Tâm. Trần Viết Ngạc. Thành Tôn. Trần Yên Hòa. Trần Văn Nam.
sớm tiêu diêu nơi miền Cực Lạc.
Đỗ Quý Toàn. Phạm Phú Minh. Trần Mộng Tú. Ngô Thế Vinh. Bé Ký-Hồ Thành Đức. Ann Phong. Khánh Trường. Trịnh Cung. Nguyễn Đình Thuần. Nguyễn Đồng-Nguyễn Thị Hợp. Nguyên Khai. Song Thao. Luân Hoán. Trang Châu. Võ Kỳ Điền. Hoàng Xuân Sơn. Lưu Nguyễn. Hoàng Chiều Nhân. Phan Thanh Tâm. Trần Viết Ngạc. Thành Tôn. Trần Yên Hòa. Trần Văn Nam.
hoàng xuân sơn - Tiễn biệt anh Đinh Cường
![]() |
Tranh Ðinh Cường |
bàng hoàng xúc động hay tin
Thôi
Tới kệ sách thứ 5 thì mắt
chiều đã mỏi sương khuya đã trắng
chìm hồm bướm đã mê vào đêm
tuyết lú. Thế
rồi đã trễ cái
hẹn sang thăm anh cùng Song Thao
Hồ Đình Nghiêm cái lạnh khắc nghiệt
mùa đông bắc mỹ đã làm nhụt
khí thế đường xa mắt mờ của
kẻ muôn đời nhỡ hẹn đời là
những cuộc hẹn lần lữa không cùng
cho tới khi không còn hẹn được
nữa thì luyến tiếc ngẩn ngơ ân
hận đời đời xiêu hình đổ bóng
Thôi bây giờ không còn ai viết
những đoạn ghi những tự tình ân
cần bè bạn những chương thời sự
gặp gỡ trùng phùng của đến và
đi của mất và còn của thương
và nhớ thế rồi đã mất anh
thật như bức tranh tự xóa nhòa
giữa ngày đông tháng giá nghe vẫn
còn đó “nụ cười
phúc hậu giữa
thu
vàng” Elena Pucillo Trương Văn Dân
vô vàn trân quý với tấm lòng
của xiết bao bạn bè còn lại
Ngô Thế Vinh - Xem Tranh Ðinh Cường
Lời Tòa soạn DĐTK - Vào ngày 8 tháng 9, 2015, DĐTK đã đăng bài “Đi vào cõi tạo hình một Đinh Cường đốn ngộ” của tác giả Ngô Thế Vinh, một bài viết đầy đủ và sâu sắc nhất về họa sĩ Đinh Cường cho đến nay. Trước tin họa sĩ Đinh Cường vừa từ trần, chúng tôi xin trích đoạn Xem tranh Đinh Cường từ bài viết trên để mời quý độc giả nhìn lại năng lực sáng tạo của người họa sĩ tài hoa đã liên tục sáng tác từ đầu thập niên 1960 cho đến thời gian gần cuối cuộc đời. - DĐTK
Qua đồi cát La
Vang, Đinh Cường sơn dầu sưu tập của Trung
Tướng Ngô Quang Trưởng (trái)
Vườn Đá Tảng, Đinh
Cường sơn dầu 1994 (phải)
Bày tỏ về nghệ thuật hội hoạ, Đinh Cường cho biết: “Tôi đã vẽ trong mọi hoàn cảnh, nơi chốn. Không biết để làm gì. Có lúc gần như tuyệt vọng, đôi khi thấy mình được cứu rỗi. Và tôi lại tiếp tục vẽ, tiếp tục suy nghiệm.”
Thứ Sáu, 8 tháng 1, 2016
HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG QUA ĐỜI
Họa sĩ Đinh Cường (Hình: Uyên Nguyên)
Tin từ gia đình cho biết, họa sĩ Đinh Cường vừa qua đời
lúc 9 giờ 41 phút tối ngày 7 tháng 01, 2016 tại bệnh viện Fairfax, Virginia,
sau một thời gian dài bạo bệnh, và bệnh đã phát nặng trong thời gian gần
đây.
Đinh Cường là một họa sĩ nổi tiếng của Việt Nam, sinh
năm 1939 tại Thủ Dầu Một, cựu học sinh Petrus Ký, Sài Gòn. Năm 1963 ông tốt
nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế; năm 1964 ông tốt nghiệp Sư Phạm Hội Họa tại
trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn.
Trước khi tốt nghiệp các trường mỹ thuật ông đã sáng
tác nhiều tranh. Năm 1962 - 1963 ông đã đoạt Huy Chương Bạc tại Triển Lãm Hội Họa
Mùa Xuân tại Sài Gòn. Năm 1962 ông đoạt Giải thưởng trong Triển Lãm Mỹ Thuật Quốc
Tế tại Sài Gòn.
Ông nguyên là Giáo sư Hội Họa trường Nữ Trung học Đồng
Khánh, Huế, và Giáo sư trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế.
Ngoài việc sáng tác tranh, ông đã xuất bản hai tập
thơ, Cào Lá Ngoài Sân Đêm (Thư Ấn
Quán, 2014), và Tôi Về Đứng Ngẩn Ngơ (Quán
Văn, 2014). Vào tháng 8 năm 2015, ông xuất bản cuốn sách cuối cùng của đời
mình: Đi Vào Cõi Tạo Hình (Văn Mới 2015), viết về các họa sĩ từ thời trường Cao
Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương những năm 1930 cho đến giai đoạn 1954 *. Ông dự trù sẽ
xuất bản tiếp tập II viết về những họa sĩ cùng thời với ông từ 1957 đến 1966 là
năm thành lập Hội Họa Sĩ Trẻ Việt Nam, nhưng chưa kịp thực hiện ý nguyện.
Ông mất đi, để lại vợ và ba người con, hai trai và một
gái, đều đã trưởng thành.
---------------
* Mời xem bài viết của Phạm Xuân Đài về tác phẩm này:
Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014
Phạm Thành Châu - CÔ GÁI HUẾ VỚI TRANH THIẾU NỮ CỦA HỌA SĨ ĐINH CƯỜNG
![]() |
Thiếu nữ trong Thành Nội - tranh sơn dầu Ðinh Cường |
Tôi nhớ, khoảng năm 1970, sau khi tốt nghiệp trường
Hành Chánh, tôi được bổ về Thừa Thiên, Huế làm việc. Nhiệm sở là quận Quảng
Điền, với chức vụ phó quận hành chánh. Quảng Điền cách Huế vài chục cây số, có
cái địa danh rất nhiều người biết là phá Tam Giang với hai câu thơ “Thương em
anh cũng muốn vô. Sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang” Phá Tam Giang cách quận
lỵ, là chợ Ngũ Xã, chừng một cây số. Thỉnh thoảng tôi ra đứng nhìn cái đầm nước rộng mênh mông đó mà chẳng thấy một chút
xúc động, mơ mộng nào. Phía bên kia mờ mịt bờ dương liễu xanh thẫm, xa đến nổi
thành một vạch dài, chia cắt nước với trời. Sau lưng tôi là bờ đất với những
cây dại rải rác. Làng xóm ở tít đằng xa. Sau lũy tre xơ xác là những ngôi nhà
tranh lụp xụp bên cạnh những thửa ruộng, những con đường quê vắng vẻ. Chiến
tranh đã tiêu diệt một số người, một số khác tìm về thành phố sống lây lất, chỉ
còn lại những người liều chết, sống bám ruộng đồng để săn sóc mồ mả tổ tiên,
ông bà, cha mẹ...
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014
Đinh Cường - Đọc lại Căn Nhà Của Mẹ, nhớ một năm ngày mất Thế Uyên
Như vậy Thế Uyên đã Về miền đất hứa [1]
đúng một năm.vào ngày này. tháng sáu
tháng sáu mưa có nhiều trên Bothell -
Washington- anh qua trước tôi hai năm
ở đó- nơi mưa nhiều. đồi thông như Đàlạt
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)