Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðức Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðức Tâm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Đức Tâm: Ảnh vệ tinh : Máy bay vận tải quân sự Trung Quốc đậu tại Đá Xu Bi, Trường Sa

Ảnh vệ tinh ngày 28/04/2018: 
Máy bay vận tải quân sự Thiểm Tây Y-8 (Shaanxi Y-8) 
của Trung Quốc trên Đá Xu Bi, Trường Sa 
(Ảnh chụp màn hình website AMTI)
(Capture d'image @amti.csis.org)

Các ảnh vệ tinh chụp ngày 28/04/2018 và được tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á – AMTI, công bố ngày 09/05/2018 cho thấy rõ hình ảnh một chiếc Thiểm Tây Y-8 (Shaanxi Y-8), loại máy bay vận tải quân sự Trung Quốc đang đỗ tại Đá Xu Bi, trong vùng quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông.

Theo các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, được báo The Telegraph trích dẫn, Thiểm Tây Y-8 là máy bay vận tải quân sự đa năng, còn có thể được dùng để tuần tra hàng hải hoặc do thám.

Đây là lần đầu tiên Trung Quốc điều máy bay vận tải quân sự đến Đá Xu Bi, nơi có một trong ba phi đạo chiến lược của Trung Quốc tại vùng quần đảo Trường Sa.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Đức Tâm: Nhà văn Nguyên Ngọc: "Giá chúng ta giữ Tây Nguyên như một Bhutan"

Ngọc (ngồi giữa) chụp hình lưu niệm cùng cô trò trường THPT Nguyễn Hữu Huân - Thủ Đức - những người quý mến ông qua tác phẩm Rừng Xà Nu - Ảnh: ĐT
Sáng ngày 17-9, nhà văn Nguyên Ngọc có buổi nói chuyện cùng các bạn trẻ TPHCM về Tây Nguyên, mảnh đất mà ông đã gắn bó hơn nửa cuộc đời. Câu chuyện nói về Tây Nguyên nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội đáng quan tâm trong bối cảnh hôm nay. TBKTSG Online lược ghi.
Tôi lên Tây Nguyên lần đầu năm 1950 và đến nay đã trải qua 66 năm gắn bó với mảnh đất này. Nơi đây không chỉ cứu sống và nuôi dưỡng tôi qua hai cuộc kháng chiến mà còn dạy tôi nhiều điều về minh triết trong cuộc sống.
Tây Nguyên rất đặc biệt, nhưng cũng rất đáng lo. Tôi mong mọi người hãy nghĩ, hãy đến Tây Nguyên và làm gì đó để cứu mảnh đất này.
Nói đến Tây Nguyên là nói đến rừng và làng. UNESCO đã rất tinh tế nhận ra khi công nhận di sản văn hóa thế giới của Tây Nguyên, không phải là cồng chiêng, cũng không phải là âm nhạc cồng chiêng, mà là không gian văn hóa cồng chiêng, tức không gian làng, với rừng của làng. Rừng và làng chính là không gian văn hóa của Tây Nguyên. Không còn hai yêu tố này, sẽ không còn văn hóa Tây Nguyên, hoặc nếu có, cũng không còn là văn hóa thật.

Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Đức Tâm - Kinh tế Trung Quốc đối mặt với nguy cơ «hạ cánh phũ phàng»

Một công trường ở Thượng Hải. Ảnh ngày 5/03/ 2015.Reuters/路透社

Sau một mùa hè nhiều chao đảo, Bắc Kinh tìm cách làm dịu các mối lo ngại về sự hụt hơi của nền kinh tế, nhưng theo giới phân tích, các biện pháp mà chính phủ đưa ra chưa mang lại kết quả, chương trình cải cách bị sa lầy và việc điều chỉnh giảm tăng trưởng gây ra nhiều «đau đớn».

Cách nay mới có 6 tháng, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã công bố mục tiêu tăng trưởng vào khoảng 7% trong năm nay, có nghĩa là giảm rõ nét, và được coi là chuẩn mực mới.

Tăng trưởng của nền kinh tế thứ hai thế giới đã trượt từ 7,3% trong năm 2014, mức thấp nhất từ 25 năm qua, xuống còn 7% trong quý 1 và 2 năm nay.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Đức Tâm (RFI) - Sau 2 năm cầm quyền, phải chăng đã đến lúc Tập Cận Bình thay đổi chính sách đối ngoại?

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lúc họp báo cùng với tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 12,/11/2014. REUTERS/Kevin Lamarque
Đạt được thỏa thuận với Mỹ về cách ứng xử trong lĩnh vực quân sự, cam kết cấp 20 tỷ đô la tín dụng cho các nước Đông Nam Á, nhân Thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, Thượng đỉnh Bắc Á tại Miến Điện, Trung Quốc tìm cách xếp sang một bên các căng thẳng trong thời gian gần đây, để biểu lộ với thế giới một bộ mặt hiền từ hơn. Câu hỏi được đặt ra là phải chăng, sau hai năm cầm quyền, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thay đổi hẳn chính sách đối ngoại ?

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Đức Tâm/RFI - Ukraina : Trung Quốc tiến thoái lưỡng nan

Hình: Internet
Cuộc khủng hoảng Ukraina đặt Trung Quốc thế khó xử. Trước việc Ukraina thay đổi chính quyền, Nga đưa quân vào vùng Crimée, Trung Quốc đã có lập trường rất mập mờ, bởi vì Bắc Kinh bị mắc kẹt trong nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, lo sợ các cuộc cách mạng mầu và cần phải giữ mối quan hệ đồng minh với Nga.

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Đức Tâm - Giới chuyên gia Mỹ: Washington cần hành động để tránh xung đột ở Biển Đông và Hoa Đông




Đức Tâm - 

Trong năm 2013, Hoa Kỳ đã nhiều lần lưu ý các nước có biển ở Châu Á về nguy cơ của việc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại Biển Đông và biển Hoa Đông. Đồng thời, Washington cũng kêu gọi các nước liên quan đạt được những thỏa thuận nhằm giảm rủi ro và tránh xung đột.

Quân đội Mỹ biểu dương lực lượng ở khu vực châu Á - REUTERS

Tuy nhiên, theo giới chuyên gia Mỹ, trong năm qua, Hoa Kỳ chưa làm được nhiều việc và trong năm 2014, nguy cơ đối đầu quân sự hoặc xung đột vẫn rất cao. Theo hướng này, ngày 23/01 vừa qua, các chuyên gia của viện Brookings đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền của Tổng thống Barack Obama, nhằm tránh các xung đột ở vùng biển Châu Á.

Về các tranh chấp giữa Trung Quốc và một số quốc gia ở Biển Đông, các nước Đông Nam Á đã đưa ra những đề xuất cho việc xây dựng một bộ luật ứng xử và đã được Hoa Kỳ khuyến khích. Theo các chuyên gia Mỹ, thế là đủ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra một số tín hiệu thể hiện mong muốn có một chính sách đối ngoại tốt đẹp với các nước láng giềng. Điều này tại cơ hội cho việc đánh giá, thẩm định ý đồ của Bắc Kinh.

Tình hình tại biển Hoa Đông tiếp tục xấu, đi cùng với việc trỗi dậy của các tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông, bao trùm cả khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo càng làm gia tăng nguy cơ xung đột hoặc xẩy ra các sự cố ngoài ý muốn.

Mối quan tâm của Hoa Kỳ trước các diễn biến tại Trung Đông làm cho Châu Á nghĩ rằng Washington lơ là chính sách « xoay trục », tái cân bằng lực lượng. Bắc Kinh tranh thủ gây hoang mang, nghi ngờ về khả năng Washington can thiệp khi xẩy ra những hành động khiêu khích đối với các đồng minh của Mỹ tại Châu Á. Tránh để cho tình hình tiếp tục xấu đi và ngăn ngừa nguy cơ xung đột, các chuyên gia của viện Brookings đưa ra bốn khuyến nghị đối với Tổng thống Obama.



Trước tiên là Mỹ phải đẩy mạnh các cam kết đối với các đồng minh tại Châu Á. Diễn văn về chính sách Châu Á của cố vấn an ninh Susan Rice, chuyến công du Bắc Á hồi tháng 12/2013 của Phó Tổng thống Joe Biden và phản ứng nhanh chóng của Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel về vùng phòng không Trung Quốc là rất cần thiết đối với các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ. Nhưng mặt khác, Washington cũng cần nhấn mạnh với các đồng minh và đối tác là không nên dựa vào những cam kết này để khai thác tình hình căng thẳng trong khu vực.

Điểm thứ hai là Mỹ cần gia tăng nỗ lực trao đổi, tiếp xúc với các đồng minh, sử dụng các kênh thông tin hiện có với Nhật Bản và Hàn Quốc, để làm giảm những phát biểu kích động tư tưởng dân tộc chủ nghĩa, như trường hợp quan hệ Nhật-Hàn, chấm dứt các hành động khiêu khích, như chuyến thăm đền Yasukuni của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abé, ngày 26/12 vừa qua.

Trong quan hệ với Trung Quốc, các chuyên gia của viện Brookings đề nghị đích thân Tổng thống Obama nên nhắc lại với Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết của ông ta về « một kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc ». Nếu Trung Quốc tuyên bố không có ý định nhượng bộ về các lợi ích của Bắc Kinh tại Biển Đông và biển Hoa Đông, thì Hoa Kỳ phải nhấn mạnh đến những hậu quả có thể xẩy ra, nếu Trung Quốc tiếp tục theo đuổi các lợi ích của mình bằng các biện pháp quân sự.

Cuối cùng, giới chuyên gia khuyến nghị Nhà Trắng chỉ định một quan chức cấp cao phụ trách an ninh với ba nhiệm vụ : Trước tiên là thúc đẩy thiết lập một khuôn khổ bảo đảm an ninh trên biển, với sự tham gia hoặc cam kết mạnh mẽ của Trung Quốc và các nước Châu Á khác ngoài vùng Biển Đông và biển Hoa Đông. Tiếp đến, là nhận diện những cơ chế quản lý xung đột và các quy trình có thể áp dụng ở hai vùng biển nói trên. Thứ ba là xác định những cơ hội để nâng cao khả năng của hải quân Mỹ trong việc bảo đảm an ninh những tuyến đường biển, vận chuyển năng lượng mà Trung Quốc và nhiều quốc gia trong khu vực phụ thuộc.

Các chuyên gia nhấn mạnh, leo thang căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, kể cả các xung đột có hạn chế giữa hai nước này, trong một số hoàn cảnh cụ thể, sẽ buộc Washington phải đứng về phía Tokyo. Đó là một thất bại, đồng thời cũng là thách thức đối với ngoại giao Hoa Kỳ. Do vậy, giới lãnh đạo cấp cao Mỹ cần phải có một chiến lược và sự chú ý đầy đủ, nếu muốn tránh tình trạng môi trường an ninh khu vực ngày càng xấu đi.


Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Đức Tâm (RFI) - Trả đũa kinh tế: Con dao hai lưỡi đối với Bắc Kinh

Đc Tâm (RFI) - 

Là cường quc kinh tế th hai trên thế gii, Trung Quc tìm cách đánh bóng hình nh, to dng uy tín như là mt « cường quc có trách nhim » trên sân khu chính tr quc tế và cng c nh hưởng ca mình trong lĩnh vc văn hóa thông qua mng lưới rng ln các vin Khng T được đt ti nhiu quc gia. 
Thế nhưng, theo nhn đnh ca gii chuyên gia, chiến lược này có nguy cơ tht bi do các bin pháp tr đũa kinh tế, th hin s hp hòi, ti tin ca Bc Kinh, nhm vào các nước nh bé có lp trường trái ngược hoc gây khó chu cho Trung Quc.

Trung Quốc hạn chế nhập khẩu cá hồi để trả đũa việc Na Uy 
trao giải Nobel cho ông Lưu Hiểu Ba - REUTERS /Heiko Junge

T ba năm qua, Na Uy là nn nhân ca s bc tc ca Trung Quc, sau khi gii Nobel Hòa bình được trao cho nhà ly khai Lưu Hiu Ba, hin vn trong tù, trong khi đó, quyết đnh trao gii thưởng hoàn toàn nm ngoài tm kim soát ca chính quyn Oslo.

Bc Kinh không cn quan tâm đến điu này và đã thng tay tr đũa qua vic quyết đnh ngăn chn các nhp khu cá hi t Na Uy. Trước đây, cá hi Na Uy chiếm 92% th phn Trung Quc. Năm ngoái, t l này tt gim xung còn 29%.

Mt khác, Trung Quc còn hy b chuyến lưu din ca mt đoàn ca nhc kch Na Uy trong đó có ca sĩ tr Alexander Rybak, người đot gii thưởng ca nhc truyn hình châu Âu Eurovision năm 2009. Đng thi, công dân Na Uy không được cp giy phép quá cnh 72 gi vào Trung Quc.

AFP dn li bình lun ca ông Phil Mead, mt doanh nhân Anh tư vn cho các doanh nghip Trung Quc làm ăn ti Châu Âu : « Các th đon da nt này là đc trưng ca cách hành x th đng-hung hăng », làm cho Bc Kinh « có v đê tin và thâm đc ».

Philippines, nước đang có tranh chp ch quyn bin đo vi Trung Quc, cũng là nn nhân ca th đon này.

Sau trn bão Haiyan khng khiếp tàn phá Philippines, hi tháng 11 năm ngoái, Trung Quc lúc đu thông báo tr giúp 100 000 đô la, mt con s quá nh đến mc không th tưởng tượng ni, đi vi mt cường quc kinh tế th hai trên thế gii.

Do b ch trích mnh m, thm chí t công lun trong nước, Bc Kinh nâng mc tr giúp lên 1,8 triu đô la. Tuy vy, con s này vn quá thp so vi mc vin tr hàng chc triu đô la đến t Hoa Kỳ, Nht Bn.

Trước đó mt năm, căng thng do tranh chp ch quyn bin đo gia Bc Kinh và Manila đã dn đến vic Trung Quc áp đt mt lot các bin pháp hn chế nhp khu chui ca Philippines, vin c là tìm thy du vết các hóa cht dit c đc hi trong mt s lô hàng. Ước tính thit hi ca Philippines trong v này lên ti 23 triu đô la.

Theo gii quan sát, ngoài vn đ tranh chp ch quyn bin đo, lãnh th, nhng « ln ranh đ » mà Bc Kinh đ ra đ tr đũa kinh tế, còn liên quan đến mt s ch đ « nhy cm » như quy chế ca Đài Loan, vùng t tr Tân Cương, nơi có đông dân Hi giáo Duy Ngô Nhĩ, tình trng nhân quyn ti Trung Quc, hoc tt c nhng gì liên quan đến lãnh đo tinh thn Tây Tng, Đc Đt Lai Lt Ma, đang sng lưu vong.



Giáo sư James Reilly, chuyên gia v chính tr khu vc Bc Á, ti Đi hc Sydney, Úc, nhn mnh là Trung Quc rt quan tâm đến hot đng ca Gii Nobel Hòa bình, Đc Đt Lai Lt Ma, đc bit là các chuyến công du ca Ngài.

Thm chí, các nhà nghiên cu Đc trong năm 2010, còn tính được c « hiu ng Đt Lai Lt Ma » : Đi vi nhng nước mà gii lãnh đo tiếp đón Đc Đt Lai Lt Ma, thì xut khu ca h sang Trung Quc b gim trung bình là 12,5% trong hai năm sau đó.

Năm 2009, cng hòa Palau, mt qun đo trên Thái Bình Dương, đã chp nhn đón 6 người Duy Ngô Nhĩ, vn b giam gi Guantanamo, được Hoa Kỳ tr t do. Bc Kinh có phn ng tc thi : D án xây dng khu ngh mát trên 100 phòng vi s tham gia ca nhà đu tư Trung Quc, đã b đình hoãn vô thi hn.

Ngay c báo chí Trung Quc cũng phi tha nhn là cách hành x nh nhen như vy đã làm xu đi hình nh quc gia. Theo mt cuc thăm dò, hi ý kiến 14 400 người ti 14 nước được Hoàn Cu Thi Báo đăng ti, thì có 29% cho rng Trung Quc có thái đ « hiếu chiến » trong các các vn đ quc tế.

Giáo sư Joseph Nye, đi hc Havard Hoa Kỳ, cho rng Bc Kinh không có được mt tm nhìn rõ ràng v tác hi ca nhng hành đng mà h tiến hành : Trung Quc có xu hướng gii hn quyn lc mm trong lĩnh vc văn hóa thay vì tính ti vic m rng quyn lc này trên các đa ht khác.



Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Đức Tâm - Sự im lặng khó hiểu của ASEAN về vùng phòng không Trung Quốc


Đức Tâm
(RFI) 

Việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Úc. Các nước này bày tỏ sự bất bình hoặc chỉ trích Bắc Kinh làm cho tình hình khu vực thêm căng thẳng. Nhưng cho đến nay, Hiệp hội các nước Đông Nam Á – ASEAN vẫn im hơi lặng tiếng một cách khó hiểu.

Hai hãng hàng không dân sự trong khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways cho biết tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc - AFP

Khi lập vùng phòng không, Trung Quốc không hề tham khảo trước các nước láng giềng hoặc Hoa Kỳ. Điều này cho thấy Bắc Kinh quyết tâm tiến hành đơn phương các hoạt động vì lợi ích riêng của mình, đặc biệt trong vấn đề biên giới, lãnh thổ.

Giới chuyên gia về Đông Nam Á rất quan tâm đến khả năng liệu Trung Quốc có lập một vùng phòng không tương tự tại Biển Đông hay không. Dường như đoán trước được câu hỏi này, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân (Yang Yujun) đã tuyên bố : « Trung Quốc sẽ thiết lập các vùng nhận dạng phòng không khác, vào thời điểm thích hợp, sau khi hoàn tất các chuẩn bị cần thiết ».

Ba ngày sau khi tuyên bố lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh điều hàng không mẫu hạm Liêu Ninh xuống Biển Đông.

Trước các tín hiệu này, ASEAN vẫn không hề có phản ứng. Chỉ có ba hãng hàng không dân sự, trong đó có hai công ty thuộc khối ASEAN là Singapore Airlines và Thai Airways, hãng thứ ba là Qantas Airways của Úc đều cho biết sẽ tuân thủ các yêu cầu của Trung Quốc khi đi qua vùng phòng không.

Vài ngày sau, Ngoại trưởng Philippines lên tiếng cảnh báo là Trung Quốc có thể tìm cách kiểm soát không phận trên Biển Đông. Thông cáo chung của Thượng đỉnh kỷ niệm 40 năm quan hệ Nhật – ASEAN chỉ đề cập một cách gián tiếp đến hành động của Trung Quốc, rằng các bên « đồng ý tăng cường hợp tác nhằm đảm bảo sự tự do bay trên bầu trời và an ninh hàng không dân sự, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế ».

Theo nhà phân tích Dylan Loh Ming Hui, thuộc trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế Rajaratnam, đại học Nanyang Technological University, Singapore, thì có ba nguyên nhân giải thích phản ứng chậm trễ của ASEAN.

Trước tiên, dường như lãnh đạo các nước ASEAN muốn áp dụng chính sách « Chờ xem ». Có thể họ nghĩ rằng, tại sao lại chấp nhận rủi ro chọc tức Trung Quốc và làm cho tình hình thêm xấu đi, trong lúc những nước lớn hơn, có ảnh hưởng hơn lại không chủ trương đối đầu với Bắc Kinh.

Nguyên nhân thứ hai là một số nước trong ASEAN cho rằng vùng phòng không Trung Quốc tác động rất ít đến Hiệp hội – và như vậy, không có lý do gì để lo ngại – bởi vì tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở biển Hoa Đông hoàn toàn khác với tranh chấp ở Biển Đông.

Nguyên nhân thứ ba là do cơ chế ra quyết định của ASEAN đòi hỏi phải có sự đồng thuận trong toàn khối. Do vậy, rất khó có được một câu trả lời chung, nhất là các nước thành viên có các quan điểm khác nhau về Trung Quốc.

Phản ứng chậm trễ của ASEAN làm cho Trung Quốc hiểu rằng việc lập vùng phòng không được chấp nhận và sẽ khuyến khích Bắc Kinh hành động tiếp ở những nơi khác. Nếu đã lập được vùng phòng không ở biển Hoa Đông, nơi mà tình hình căng thẳng hơn, quan hệ với Nhật Bản xấu hơn, thì có trở ngại gì mà không làm tiếp ở Biển Đông, nơi mà tình hình tương đối yên ổn hơn ?



Vả lại, cách hành xử của Trung Quốc ở biển Hoa Đông không khác gì so với tại Biển Đông, như điều động tàu hải giám, ngư chính, máy bay xâm nhập vào các vùng đang có tranh chấp.

Theo giới chuyên gia, ASEAN cần có tiếng nói chung, bày tỏ mối lo ngại và yêu cầu Trung Quốc cho biết có ý định lập vùng phòng không ở Biển Đông hay không. Nếu Bắc Kinh trả lời một cách mơ hồ, hoặc tiêu cực, thì ít ra, ASEAN có thời gian để thương lượng nội bộ, cùng nhau đưa ra kế hoạch đối phó chung.

ASEAN có một số cơ chế để giải quyết các tranh chấp, như Hiệp ước bất tương xâm 1976 mà Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ đều tham gia hay tuyên bố chung 2002 về ứng xử của các bên tại Biển Đông – DOC, nhưng chưa đủ và không hiệu quả.

Nếu ASEAN không có tiếng nói và hành động chung, thể hiện tình đoàn kết nội bộ, thì ít có khả năng ngăn chặn được Trung Quốc tìm cách thống trị vùng trời Biển Đông và ở những nơi khác.


Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

Đức Tâm - Giới trí thức Trung Quốc kêu gọi cải tổ chính trị để tránh cách mạng bạo động


Đức Tâm (RFI)

Một nhóm học giả có tên tuổi tại Trung Quốc đã gửi thư ngỏ cảnh báo ban lãnh đạo đảng Cộng sản về nguy cơ đất nước rơi vào một cuộc “cách mạng bạo động”, nếu chính phủ không đáp ứng những đòi hỏi của người dân và không cho phép tiến hành các cải cách chính trị vốn đã bị trì hoãn từ lâu.


Người dân địa phương biểu tình chống dự án xây dựng một tuyến đường cao tốc mới nối Bắc Kinh đến Thẩm Dương, ngày 09/12/2012. REUTERS/Petar Kujundzic

Theo Reuters, 73 học giả, viện sĩ hàn lâm, giáo sư tại các trường đại học có danh tiếng, luật gia, trong số này có những người đã nghỉ hưu, nhấn mạnh rằng cải cách chính trị đã không theo kịp cải cách kinh tế.

Bức thư viết: “Nếu các cải cách mà xã hội Trung Quốc đang rất cần... tiếp tục ngưng trệ không có tiến bộ, nạn tham nhũng chính thức và sự bất bình sẽ ngày càng lớn... thì một lần nữa, Trung Quốc lại bỏ lỡ cơ hội để cải tổ một cách hòa bình và sẽ rơi vào tình trạng xáo trộn, hỗn loạn của một cuộc cách mạng bạo động”.
Bức thư ngỏ được lưu hành trên internet từ đầu tháng 12, tuy nhiên, những bài viết trên báo chí Trung Quốc nhắc đến bức thư này đã bị rút xuống.

Theo những người ký tên vào bức thư, chính phủ dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1949, cần phải khuyến khích dân chủ và sự độc lập của hệ thống tư pháp, đẩy mạnh cải cách thị trường.
Ông Hạ Vệ Phương (He Weifang), giáo sư luật pháp ở Đại học Bắc Kinh, một trong những người ký tên vào bức thư, cho rằng các đề nghị trong bức thư là có chừng mực, nhưng đã đến lúc cần phải thực hiện, vào lúc ông Hồ Cẩm Đào chuẩn bị chuyển giao chức Chủ tịch nước cho ông Tập Cận Bình, người vừa được chỉ định làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 18 hồi tháng 11 vừa qua. Theo vị giáo sư này, Trung Quốc đang ở thời điểm thay đổi ban lãnh đạo. Người dân hy vọng tiếp tục có những bước tiến nếu tiến hành cải cách hệ thống chính trị.

Trong số những người ký tên vào thư ngỏ có ông Trương Tư Chi (Zhang Sizhi), nguyên là luật sư của Giang Thanh, vợ Mao Trạch Đông, người cầm đầu “Tứ nhân bang”, lãnh đạo cuộc Cách mạng Văn hóa Trung Quốc (1966-1976) gây ra một thời kỳ hỗn loạn khủng khiếp tại Trung Quốc.

Vào giữa tháng 12, khoảng 65 học giả, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền cũng đã ký tên vào một thư ngỏ kêu gọi các lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản Trung Quốc khai báo tài sản của họ và coi đây là biện pháp cơ bản để chấm dứt nạn tham nhũng.

Sau đại hội Đảng 18, các nhà phân tích tìm kiếm xem có những tín hiệu nào cho thấy là ban lãnh đạo mới có ý định cải cách chính trị hay không, như nới lỏng hơn quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin trên internet, thử nghiệm mô hình dân chủ hoặc trả tự do các tù chính trị. Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn không chấp nhận bất kỳ sự đối lập nào với vai trò của đảng Cộng sản, đặt ổn định, tức bảo đảm quyền lãnh đạo của Đảng, lên trên hết. Không hề có tín hiệu khả quan nào theo hướng thông thoáng hơn về chính trị, cho dù tân Tổng bí thư Tập Cận Bình cố gắng tạo dựng cho mình hình ảnh một nhà lãnh đạo mềm dẻo, cởi mở hơn so với người tiền nhiệm.

Trong bối cảnh đó, các học giả ký tên kêu gọi cải cách chính trị cảnh báo ban lãnh đạo mới ở Bắc Kinh rằng dân chủ, Nhà nước pháp quyền và sự tôn trọng nhân quyền là một xu thế của thế giới không gì ngăn cản nổi. Bức thư viết: “Lịch sử 100 năm đẫm máu và bạo lực của Trung Quốc – đặc biệt là bài học đau đớn và bi kịch của cuộc Cách mạng Văn hóa trong một thập niên, cho thấy là một lần nữa chúng ta đang đi ngược trào lưu dân chủ, nhân quyền, chính phủ quản lý theo Hiến pháp và pháp luật, người dân sẽ phải hứng chịu thảm họa và không thể có ổn định chính trị và xã hội”.

Đầu tháng 12, một cơ quan trực thuộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho công bố một bản nghiên cứu, báo động về hố ngăn cách giàu nghèo trong xã hội, mầm mống của sự bất bình và bạo động. Theo đó, tại Trung Quốc, hệ số GINI, thước đo mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của cải trong xã hội, đã tăng từ 0,421 trong năm 2000 lên 0,61 trong năm 2010.

Hệ số GINI dao động từ 0 – hoàn toàn bình đẳng – đến 1, bất bình đẳng tuyệt đối về giàu nghèo. Theo giới chuyên gia, hệ số GINI 0,6 trong một xã hội không dân chủ, toàn trị, báo hiệu nguy cơ rất cao về bất ổn xã hội.

Đ.T.
Nguồn: Viet.rfi.fr


Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

Đức Tâm - Trung Quốc và cựu vương Sihanouk, một liên minh đặc biệt và lâu đời


Đức Tâm (RFI)



Phó chủ tịch Trung Quốc Tạp Cận Bình chia buồn với Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk, ngày 15/10/2012, tại Bắc Kinh. - REUTERS/Xinhua/Lan Hongguang


Cựu vương Cam Bốt Norodom Sihanouk, qua đời ngày hôm nay 15/10/2012, tại Bắc Kinh, đã từ rất lâu có quan hệ liên minh với Trung Quốc. Trong nhiều thập niên qua, Bắc Kinh là nơi ông tới khi có sóng gió về chính trị ở Cam Bốt, khi có vấn đề về sức khỏe.

Ngay sau khi có thông báo về việc Norodom Sihanouk từ trần, Bắc Kinh đã chính thức lên tiếng chia buồn, rằng Trung Quốc đã mất « một người bạn lớn ». Phó chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người sẽ đảm nhiệm chức tổng bí thư đảng Cộng sản nhân Đại hội toàn quốc sẽ được tổ chức vào tháng tới, cũng tuyên bố là ông bị sốc và buồn khi biết tin cựu vương Sihanouk từ trần.

Trong những tuần qua, Bắc Kinh đã điều nhiều chuyên gia, bác sĩ hàng đầu tới chăm sóc sức khỏe cho ông tại Bệnh viện ở thủ đô Trung Quốc.

Trên website của mình, cựu vương Sihanouk không tiếc lời ca ngợi tài năng và sự tận tụy của các bác sĩ Trung Quốc.

Từ năm 1994, ông thường xuyên sang Bắc Kinh để chữa trị ung thư tiền liệt tuyến. Sau khi thoái vị, năm 2004, Norodom Sihanouk sống những năm tháng nghỉ hưu chủ yếu tại Bắc Kinh, và ông vẫn lên tiếng chỉ trích, tỏ thái độ bất bình đối với những tệ nạn chính trị, xã hội tại Cam Bốt như lạm dụng chức quyền, con ông cháu cha, tham nhũng, khinh thường người dân, khai thác cướp phá tài nguyên.

Trước đây, Norodom Sihanouk còn có quan hệ thân thiết với chế độ Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành. Thế nhưng, sau này, ông không thiết tha với khu nhà 40 phòng ở Bình Nhưỡng và chuyển sang sống trong khu dinh thự mà thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai cấp cho ông từ những năm 1970.

Là một trong những nhân vật có hoạt động chính trị lâu đời tại châu Á, Norodom Sihanouk không chỉ ngưỡng mộ Trung Quốc, mà còn coi đây là một đồng minh nặng ký trong bối cảnh xung đột Đông Dương và Chiến tranh Lạnh.

Năm 1971, ông giải thích : « Tôi đã luôn luôn coi đất nước Trung Hoa như là tổ quốc thứ hai của tôi (…). Chỉ có Trung Quốc ủng hộ chúng tôi, chúng tôi những người Khmer kháng chiến, còn Liên Xô thì không muốn ».

Sau cuộc gặp với thủ tướng Chu Ân Lai ở Hội nghị Bandung, Indonesia, năm 1955, Norodom Sihanouk đã có quan hệ hữu hảo với nhiều lãnh đạo cao cấp của đảng Cộng sản Trung Quốc, kể cả Mao Trạch Đông.
Đầu năm 1970, Norodom Sihanouk sang Bắc Kinh sống tỵ nạn chính trị, sau khi bị tướng Lon Nol, với sự ủng hộ của Mỹ, tiến hành đảo chính. Cũng chính từ thủ đô Trung Quốc, ông được biết là lực lượng Khmer đỏ mà ông đã từng liên kết trong những năm 1970 và sau này trở thành kẻ thù của ông, lên nắm quyền tại Phnom Pênh vào tháng Tư năm 1975.

Là người bảo trợ, Trung Quốc buộc Khmer đỏ chấp nhận để cho Norodom Sihanouk hồi hương và thúc ép ông phải hợp tác với những đồ tể này.

Theo AFP, nhờ có sự can thiệp của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai mà Sihanouk đã sống sót được trong thảm họa diệt chủng ở Cam Bốt.

Tuy vậy, những kẻ được Trung Quốc đỡ đầu đã biến Sihanouk thành một tù nhân sống cô đơn trong cung đài của mình ở thủ đô Phnom Penh hoang tàn, vắng bóng người do chính sách diệt chủng. Sihanouk thoát chết nhưng 5 trong số 14 người con của ông đã bị giết hại.

Sihanouk rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, mất hoàn toàn vai trò chính trị sau khi Chu Ân Lai, rồi Mao Trạch Đông qua đời, trong lúc Trung Quốc đang bận tâm với « bè lũ bốn tên ». Thế nhưng, cũng chính Trung Quốc lại giúp ông thoát ra được khỏi Phnom Penh, khi quân đội Việt Nam tiến đánh Cam Bốt và lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ vào năm 1979.

Ba năm sau, năm 1982, dưới sự giám sát của Trung Quốc, Sihanouk đang sống lưu vong, đã chấp nhận hợp tác với Khmer đỏ, đứng ra làm chủ tịch Chính phủ Liên minh Dân chủ Cam Bốt, để chống lại sự chiếm đóng của quân đội Việt Nam. Năm 1991, hiệp đình về Cam Bốt được ký kết tại Paris và Sihanouk trở về nước. Sau cuộc bầu cử dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, năm 1993, Norodom Sihanouk được đưa trở lại ngôi vua vào lúc Cam Bốt vẫn phải đối mặt với những hậu quả của cuộc nội chiến và diệt chủng.

Nền hòa bình thực sự của Cam Bốt được tái lập vào năm 1998, sau cái chết của lãnh đạo Khmer đỏ Pol Pot.

Vậy phải chăng liên minh Sihanouk – Bắc Kinh là trái ngược với tự nhiên ? Về điểm này, AFP trích dẫn phát biểu của Mao Trạch Đông : « Một số người nói rằng những người cộng sản không ưa thích các ông hoàng.
Thế nhưng, chúng tôi, những người cộng sản Trung Quốc, chúng tôi lại quý mến và đánh giá cao một ông hoàng như Norodom Sihanouk, ông luôn luôn rất gần gũi người dân và người dân rất tận tụy, trung thành với ông ».


Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

Đức Tâm - Trung Quốc: Từ Nobel Văn học nhớ tới Nobel Hòa bình


Đức Tâm (FRI)


Ông Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa bình 2010 và vợ là bà Lưu Hà. Ảnh do gia đình cung cấp cho hãng Reuters ngày 3/10/2010. 

Việc nhà văn Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn học 2012 là một niềm vinh dự lớn cho văn học Trung Hoa, nhưng có thể lại dồn chính quyền Bắc Kinh vào tình thế khó xử : Một Giải Nobel khác của Trung Quốc vẫn bị giam cầm.

Năm 2010, nhà ly khai Trung Quốc Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình. Hai năm sau, ông vẫn phải ngồi tù và tình cảnh này có thể còn kéo dài thêm 7 năm rưỡi nữa, tức là cho đến khi mãn án. Trong lúc đó, bạn bè của nhà ly khai cho biết, bà Lưu Hà, vợ ông Lưu Hiểu Ba, vẫn bị công an Trung Quốc, bất chấp luật pháp, tiến hành quản thúc tại gia trên thực tế, cô lập bà với thế giới bên ngoài.

Bà Đới Tình (Dai Qing), một trí thức, tranh đấu cho môi trường, sống tại Bắc Kinh, nói với AFP : « Tôi không có tin tức gì của ông Lưu Hiểu Ba và tôi cũng không gọi được điện thoại cho bà Lưu Hà ».

Một nhà ly khai khác, tranh đấu cho nhân quyền, ông Hồ Giai cũng như ông Jean-Philippe Béja, người dịch ra tiếng Pháp một số tác phẩm của Lưu Hiểu Ba, cũng không có thông tin về giải Nobel Hòa bình 2010.
Anh em của ông Lưu Hiểu Ba tránh trả lời các câu hỏi của nhà báo vì không muốn bị chính quyền cắt bỏ quyền được đi thăm nuôi, vốn đã rất bị hạn chế.

Do vậy, khó mà biết chắc chắn là ông Lưu Hiểu Ba có còn bị giam trong nhà tù Cẩm Châu, tình Liêu Ninh (phía đông bắc) Trung Quốc hay không. Vào đúng ngày Giáng Sinh năm 2009, giải Nobel Hòa bình đã bị kết án 11 năm tù với tội danh là đồng tác giả bản Hiến Chương 08. Văn bản này kêu gọi xây dựng một nền dân chủ đa nguyên tại Trung Quốc, nhưng bị Bắc Kinh cáo buộc là kích động lật đổ chính quyền. Lúc đó, ông Lưu Hiểu Ba bị giam ở nhà tù này.

Vào thời điểm đảng Cộng sản Trung Quốc đang chuẩn bị thay đổi thế hệ lãnh đạo, nhân Đại hội Đảng lần thứ 18, ông Jared Genser, sáng lập viên tổ chức phi chính phủ Freedom Now, đấu tranh bảo vệ các tù nhân lương tâm, cho rằng, đây là dịp để « cộng đồng quốc tế quan tâm đến chính sách đàn áp nhân quyền liên tục tại Trung Quốc và kêu gọi các nhà lãnh đạo hiện nay và trong tương lai » cần phải tôn trọng các quyền cơ bản của công dân.

Ông Béja tỏ ra bi quan là trước mắt, ít có khả năng Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba hoặc ít ra là chấm dứt quản thúc tại gia trái phép đối với bà Lưu Hà.

Còn bà Đới Tình thì lo ngại về sự thay đổi lãnh đạo Trung Quốc sắp tới, đặc biệt là nếu ông Lưu Vân Sơn (Liu Yunshan), phụ trách tuyên giáo, vào được Thường vụ Bộ Chính trị. « Nếu trường hợp này xẩy ra, ông ta sẽ chịu trách nhiệm về tư tưởng và như vậy, sẽ không có hy vọng gì nữa. Trung Quốc sẽ đi vào một thời kỳ đen tối ».

Ông Hồ Giai, người vừa được tự do năm ngoái, sau khi phải ngồi tù 3 năm với cáo buộc «có âm mưu lật đổ» chính quyền, cho biết, gần đây, ông đã nhìn thấy bà Lưu Hà từ xa, qua cửa sổ căn hộ, sức khỏe của bà đáng lo ngại. Do bị phong tỏa, bà Lưu Hà sống rất cô đơn và hút nhiều thuốc lá.

Nhà ly khai này cũng lấy làm tiếc là trường hợp hai vợ chồng ông Lưu Hiểu Ba không được công luận Trung Quốc chú ý như trường hợp luật sư mù Trần Quang Thành, bị quản thúc tại gia, rồi trốn thoát được ra ngoài, lên Bắc Kinh và sau đó, sang Hoa Kỳ tỵ nạn.

« Ông Trần Quang Thành có những người bạn quen biết trên internet đã đi hàng trăm cây số để tới thăm », thế nhưng, có rất ít người quan tâm đến bà Lưu Hà.

Giờ đây, người dân Trung Quốc, khi vui mừng về giải Nobel Văn học, chắc không quên là họ còn có một giải Nobel Hòa bình nữa, nhưng lại đang bị cầm tù.


Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Đức Tâm - Trung Quốc và Nhật Bản đều thiệt hại nếu trừng phạt kinh tế lẫn nhau



Đức Tâm (RFI)

Trong cuộc đọ sức và khẩu chiến do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở Hoa Đông, Trung Quốc đã đe dọa trừng phạt thương mại Nhật Bản. Thế nhưng, giới chuyên gia cho rằng, có thể đây chỉ là một cú hù dọa và không thể xẩy ra những hành động trừng phạt trên quy mô lớn, bởi vì nền kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản rất phụ thuộc vào nhau.



Một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Tokyo ngày 18/09/2012. - REUTERS/Kim Kyung-Hoon


Đầu tuần này, Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lên tiếng răn đe : « Nền kinh tế Nhật Bản không tránh khỏi các biện pháp (trừng phạt) kinh tế của Trung Quốc » và « Liệu Nhật Bản có sẵn sàng thụt lùi 10 năm, thậm chí 20 năm hay không ? », ý muốn nói đến khủng hoảng địa ốc và chứng khoán Nhật Bản trong những năm 1990.

Trên giấy tờ, dường như Trung Quốc ở thế mạnh. Trong năm 2010, Trung Quốc đã qua mặt Nhật Bản, để vươn lên thành nền kinh tế thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ. Mặt khác, Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Nhật Bản, trong khi Tokyo chỉ là đối tác thương mại đứng hàng thứ ba hoặc thứ tư của Bắc Kinh.
Thế nhưng, khi trả lời AFP, các kinh tế gia đều nhấn mạnh rằng kinh tế của Trung Quốc cũng sẽ bị thiệt hại nếu Bắc Kinh áp dụng các biện pháp trừng phạt Tokyo. Ông Jeremy Stevens, thuộc Africa Standard Bank Group, ở Bắc Kinh, giải thích : « Trung Quốc và Nhật Bản phụ thuộc vào nhau » và sự phụ thuộc này không giới hạn ở chỗ so sánh quy mô hai nền kinh tế, về vị trí của nước này là đối tác đứng hàng thứ bao nhiêu trong quan hệ thương mại của nước kia. Cơ cấu sản phẩm trong trao đổi mậu dịch song phương cũng rất quan trọng.

Nếu như Nhật Bản nhập khẩu nhiều các thành phẩm của Trung Quốc như điện thoại, hàng may mặc, vải sợi, máy ảnh, ghi âm, truyền hình, … thì Tokyo lại xuất sang Bắc Kinh những sản phẩm quan trọng như máy móc, phụ tùng cho xe hơi, hoặc các thiết bị điện, điện tử, bán dẫn rất cần cho các ngành công nghiệp của Trung Quốc. Một khối lượng lớn các mặt hàng, tuy được ghi là sản xuất tại Trung Quốc, nhưng trong đó có các phụ tùng hoặc thiết bị của Nhật Bản.

Kinh tế gia Ivan Tselichtchev, thuộc đại học quản trị Niigata, Nhật Bản, nhấn mạnh : « Làm yếu Nhật Bản về kinh tế sẽ đi ngược lại các lợi ích kinh tế của chính Trung Quốc », các lãnh đạo ở Bắc Kinh rất thực dụng, khôn ngoan và hoàn toàn ý thức được điều này.

Theo chuyên gia Tselichtchev, các cáo buộc, dọa dẫm nhau hiện nay chỉ dừng lại ở mức khẩu chiến và chủ yếu là gây sức ép về mặt tinh thần. Do vậy, « sẽ không có trả đũa kinh tế trên quy mô lớn. Ngược lại, Trung Quốc có thể có một số hành động mang tính biểu tượng để thể hiện sự bất bình như đình chỉ một dự án đầu tư hoặc ngăn cản một giao dịch nào đó ».

Theo các công ty xuất nhập khẩu Nhật Bản, hải quan Trung Quốc trong những ngày qua, đã kiểm tra một cách tỉ mỉ các hàng hóa nhập khẩu từ xứ hoa anh đào. Cách nay hai năm, cũng do căng thẳng về tranh chấp chủ quyền ở Senkaku/Điếu Ngư, Trung Quốc đã đình hoãn trong một thời gian việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật Bản. Lần này, giới quan sát chưa ghi nhận được một hành động tương tự như vậy.

Ông Chu Vĩnh Sinh (Zhou Yongsheng), giáo sư trường đại học Ngoại giao Trung Quốc ở Bắc Kinh, nhận định rằng, Trung Quốc có thể phát động một cuộc chiến tranh thương mại nếu như tình hình xấu đi, ví dụ Nhật Bản đưa tàu chiến tới khu vực đang có tranh chấp. Thế nhưng, kiểu trừng phạt này như con dao hai lưỡi, nhất là khi bên bị trừng phạt tiến hành biện pháp trả đũa và cuối cùng thì cả hai bên đều bị thiệt hại.
Nhật Bản trong quá khứ đã có lần trừng phạt kinh tế đối với Nga và hiện nay, đối với Bắc Triều Tiên. Thế nhưng, theo chuyên gia Tselichtchev, cho dù bị Bắc Kinh trừng phạt, Tokyo sẽ không trả đũa, để chứng tỏ là Nhật Bản chín chắn, hành xử có suy nghĩ hơn.

Trong thời gian qua, quan hệ căng thẳng Trung Nhật đã làm giảm trao đổi du lịch giữa hai nước. Trong những tuần gần đây, số lượng xe hơi Nhật Bản bán tại Trung Quốc đã giảm, nhiều nhà máy, cửa hàng của Nhật Bản tại Trung Quốc đã phải tạm thời đóng cửa trước làn sóng bạo lực của các cuộc biểu tình bài Nhật.

Các cuộc biểu tình này có giảm đi trong những ngày qua, các nhà máy của Nhật Bản đã hoạt động trở lại, nhưng lo ngại vẫn tồn tại.