Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðàm Trung Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Ðàm Trung Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018
ĐÀM TRUNG PHÁP: FATHER’S DAY 1996 TẠI DALLAS - NGÀY TỪ PHỤ NHỚ NGHIÊM ĐƯỜNG
Nếu
còn sống, thì cha tôi – húy danh Đàm
Duy Tạo sinh năm1896 tại Bắc Ninh – năm
nay vừa tròn 100 tuổi. Từ ngày cụ khuất
núi năm 1988 hưởng thọ 92 tuổi, tôi đã mất
đi một nơi nương tựa tình cảm không
bờ bến.
Khi cụ
đã gần cửu
tuần, sức khỏe sa sút, tôi xin cha tôi
một đôi câu
đối chữ Hán để
treo trong phòng làm việc. Cụ
vui vẻ tự mài mực
Tầu, cắt hai miếng giấy đỏ dài,
miệng lẩm nhẩm những lời sắp viết. Tay trái cầm kính
“lúp” và
tay phải cụ xoay xoay ngọn bút lông ưng
ý nhất. Cụ viết chậm lắm và nét chữ
đã run.
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018
ĐÀM TRUNG PHÁP: CHƯƠNG 05: KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
CHƯƠNG 05
KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM
DUY TẠO
trước tác năm 1986
(Thứ nam) ĐÀM TRUNG
PHÁP
hiệu đính năm 2018
° ° ° ° °
CÂU 39 ĐẾN CÂU 132
“Vui hội đạp thanh,
viếng mồ vô chủ”
39. Ngày xuân con én đưa thoi, [1]
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. [2]
41. Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trang điểm một vài bông hoa. [3]
43. Thanh minh trong tiết tháng ba, [4]
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. [5]
45. Gần
xa nô nức yến anh, [6]
Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018
CHƯƠNG 03: KIM VÂN KIỀU ĐÍNH GIẢI
Hương Ngạn Đào Tử ĐÀM DUY TẠO trước tác năm 1986
(Thứ nam) ĐÀM TRUNG PHÁP hiệu đính năm 2018
(Thứ nam) ĐÀM TRUNG PHÁP hiệu đính năm 2018
CUỘC ĐỜI TÁC GIẢ TRUYỆN
KIỀU
Tên tuổi quê quán
Tác giả Truyện Kiều họ Nguyễn阮, tên húy là Du 攸, tên tự là Tố Như 素 如, tên hiệu là Thanh Hiên 清 軒, và biệt hiệu là Hồng Sơn Liệp Hộ 鴻 山 獵 户 (Phường Săn Núi Hồng). Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện
Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Vì quê ông ở làng Tiên Điền nên mọi người cũng thường
gọi ông là Tiên Điền Tiên Sinh để tỏ lòng kính trọng. Quê ngoại ông Du ở làng
Hoa Thiều, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh BắcNinh [1].Sinh mẫu ông, bà Trần Thị Thấn 陳 氏 殯, là
con gái một họ thế phiệt ở làng Ông Mặc, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh. Họ Trần nổi tiếng là một họ văn học trung nghĩa, trai gái đều rất
đẹp, con gái thường được tuyển vào làm cung phi vương phủ. Bà Thấn [2] lấy lẽ ông Tham tụng (ngang hàng Thủ tướng đời nay) Nguyễn
Nghiễm, được 4 con trai là Trụ 宙, Nễ 你, Du 攸, Ức 億. Ông Du sinh năm Ất
Dậu (1766) tức là năm thứ 26 niên hiệu Cảnh Hưng đời vua Hiển Tông nhà Hậu Lê và
mất năm Canh Thìn (1820) tức là năm đầu niên hiệu Minh Mệnh triều Nguyễn, thọ 54
tuổi.
Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018
ĐÀM TRUNG PHÁP • VĂN HỌC THẾ GIỚI DIE LEIDEN DES JUNGEN WERTHERS: NỖI U SẦU CỦA CHÀNG TRAI TRẺ WERTHER (JOHANN WOLFGANG VON GOETHE)
Johann
Wolfgang von Goethe (1749 -1832) là vị văn sĩ, thi sĩ, kịch
tác gia, triết gia, khoa học gia lừng
lẫy
nhất của Đức Quốc. Trong vô số những tác phẩm quan trọng của Goethe, vở bi kịch tràng
giang mang tên “Faust” được coi là vĩ đại
nhất. Trong đó vai chính Faust là một tay đại bịp thành công to nhưng chưa thỏa
mãn với đời, cho nên hắn đã bán linh hồn cho quỷ để có được kiến thức lớn lao và tận hưởng thú vui vật chất.
Nhưng lạ thay, khi nói đến văn thi hào Goethe thì nhiều người dân Đức nghĩ ngay
tới cuốn tiểu thuyết đầu tay do ông sáng tác khi còn là một thanh niên, mang
tên “Die
Leiden des jungen Werthers” (Những
u sầu của chàng trai trẻ Werther),
dựa vào tâm tư thực sự của tác giả và trình bầy theo lối “biên thư” riêng tư và
lôi cuốn. Tiểu thuyết theo lối viết độc đáo này được mệnh danh là “Briefroman”
(Đức), “epistolary” (Anh), và “thư tín tiểu thuyết” (tạm dịch sang Hán-Việt).
Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018
ĐÀM TRUNG PHÁP • VĂN HỌC THẾ GIỚI: “L’ALBATROS” (CHARLES BAUDELAIRE)
Sinh ra và sống trọn
cuộc đời tại Paris, Charles Baudelaire (1821-1867) tuy ngày nay được coi là một
nhà thơ lớn của văn học Pháp mở đường khai lối cho trường phái tượng trưng
(symbolisme), nhưng lúc sinh thời ông đã bị xã hội mệnh danh là một “nhà thơ đốn mạt” (poète maudit) vì hai
lý do. Một là ông đã sống một cách buông thả và trác táng, say mê xác thịt, làm
bạn với nha phiến, quịt nợ nhiều người, mắc bệnh hoa liễu, và từng tìm cách tự
tử khi quá chán cuộc đời. Hai là ông đã dám viết về những lãnh vực gây nhiều
tranh cãi hay cấm kỵ chưa phù hợp với nhân sinh quan thời đó – dùng ngôn ngữ tục
tằn hay bạo tàn để nói về tình dục, đồng tính nữ (lesbianisme), sự giả dối, tệ
trạng tham nhũng, tâm địa ích kỷ và tàn ác, và nhất là sự thiếu vắng cảm thức về
cái đẹp và cái tốt lành trong con người. Vì thế mà sáu bài thơ rõ ràng mang
tính chất “xúc phạm thuần phong mỹ tục” trong thi tập “Les Fleurs du Mal” (Ác Hoa) – xuất bản năm1857 – đã bị tòa án ra lệnh
phải đục bỏ và còn phạt vạ tác giả 300 phật lăng về “tội” này. Vô cùng bực tức,
thi hào Victor Hugo đã không những chỉ phản đối quyết định vô lối này của tòa
án mà còn khen thơ Baudelaire đã phát sinh ra một “rùng mình mới” (un frisson nouveau) cho thi ca. Vậy mà phải đợi
cho đến năm 1949 (sau khi Baudelaire đã qua đời được 82 năm) tòa án mới cho
phép sáu bài thơ này được phổ biến! Ta có thể đoán rằng cái quyết định phạt
cũng như cái quyết định cho hồi phục của tòa án nhiều phần có “Académie Française” (Hàn Lâm Viện Pháp)
rất bảo thủ đứng sau lưng.
Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018
GS ĐÀM TRUNG PHÁP: THÀNH NGỮ TIẾNG ANH - KỲ 16 - [357-377]
357 catch in the act: bắt quả tang – A young man was
trying to steal a car, and he was “caught in the act” by the police. [catch
in the act = catch red-handed].
358 catch off guard: bị bất ngờ – I think I “caught”
my boss “off guard” when I told him I was resigning.
359 catch on: trở thành quen thuộc – This new Latin dance
is beginning to “catch on.”
360 catch one’s breath: nghỉ để lấy lại hơi sức – Guys, I am exhausted and need to “catch my breath.” [exhausted =
out of steam = pooped out = kiệt sức].
Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018
ĐÀM TRUNG PHÁP: THỨ TIẾNG ANH “KHÔNG GIỐNG AI” CỦA TÔI KHI MỚI QUA MỸ DU HỌC
Mùa hè 1959 đã mang lại cho tôi một
niềm vui rất lớn, khi tôi được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và cơ quan viện trợ
Mỹ USAID cấp cho một học bổng mang danh đầy kỳ vọng Leadership scholarship để
du học tại Mỹ, sau khi tôi đậu đầu kỳ thi tú tài toàn phần ban văn chương và đạt
điểm cao trong kỳ thi tuyển học bổng toàn quốc do USAID tổ chức bằng tiếng Anh.
Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018
ĐÀM TRUNG PHÁP: ĐIỂM SÁCH: TỪ ĐIỂN NHÂN DANH, ĐỊA DANH & TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TRUNG QUỐC (BS HOÀNG XUÂN CHỈNH)
TỪ ĐIỂN NHÂN DANH, ĐỊA
DANH & TÁC PHẨM
VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TRUNG QUỐC
(BS HOÀNG XUÂN CHỈNH)
Tác giả tự xuất bản
2000 / 718 trang / 30 Mỹ kim
Điện thoại:
281-879-1620
Trong các sách vở,
báo chí Anh Mỹ ngày nay viết về Trung Quốc, các tên người, tên đất, tên thời
đại, tên tác phẩm văn học, vân vân, thường được viết bằng mẫu tự La Mã, ghi
theo lối phát âm Quan Thoại. Ba lối viết được nhiều người biết đến là Yale,
Wade-Giles, và Pinyin. Trong khoảng hai chục năm nay lối viết Pinyin (“phanh
âm”) là lối phổ cập hơn cả và cũng được dùng rất nhiều trong các tài liệu dạy
tiếng Quan Thoại cho người phương Tây.
Pinyin đã thay thế Wade-Giles, nhưng lối viết Wade-Giles vẫn còn được
thấy trong những tài liệu xuất bản trước năm 1979. Một điều thiếu nhất quán của
Wade-Giles là đôi khi nó phản ánh lối phát âm Quảng Đông (thay vì Quan Thoại)
cho các địa danh. Và lối viết Yale người ta chỉ còn thấy dùng trong các tài
liệu giáo khoa về Hoa ngữ do Đại Học Yale chủ trương.
Chủ Nhật, 17 tháng 12, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: GIỚI THIỆU SÁCH: FROM THE CITY INSIDE THE RED RIVER (NGUYỄN ĐÌNH-HÒA)
FROM
THE CITY INSIDE THE RED RIVER
(NGUYỄN ĐÌNH-HÒA)
1999 / 217 pages / $29.95
McFarland & Company
Box 611, Jefferson, NC 28640
Box 611, Jefferson, NC 28640
Đã từ lâu, tôi ngưỡng
mộ các bài viết về ngôn ngữ và văn học Việt Nam mà Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa được mời đóng góp trong các tự điển bách khoa như International Encyclopedia of Linguistics (Oxford University
Press, 1992) và The New Princeton Encyclopedia of Poetry and Poetics (Princeton
University Press, 1993), cũng như cuốn sách Vietnamese / Tiếng Việt Không Son Phấn (John Benjamins Publishing Company,1997) của ông.
Những đóng góp uyên bác của ông đã giúp thế giới bên ngoài hiểu biết một cách nghiêm chỉnh về ngôn ngữ và văn học Việt nam. Tôi cũng rất vui mỗi khi được giới thiệu những tài liệu
quý báu vừa kể cho các sinh viên cũng như giáo giới Mỹ tại Texas muốn
tìm hiểu về văn hóa Việt. Từ khi Giáo sư Nguyễn Đình-Hòa thôi dạy học tại Southern Illinois University và về hưu tại Bắc California, tôi thường điện thoại vấn an và được biết ông đang mê say hoàn tất một cuốn hồi ký. Theo tôi hiểu, nhà giáo lão thành này đã chu đáo chuẩn bị cả đời cho cuốn From the City Inside the Red River
mà phụ đề là A Cultural Memoir of Mid-Century Vietnam, bằng những trang nhật ký
ghi chép từng biến cố từ thời thơ ấu đến nay với những chi tiết được phối kiểm trong chuyến về thăm đại gia đình tại Hà Nội và Saigon lần cuối cùng vào cuối năm 1994, khi ông vừa tới tuổi “thất thập cổ lai hy.”
Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: ĐIỂM SÁCH: Cơ Cấu Việt-Ngữ
Cơ Sở Xuất Bản Viện Việt Học
2007 / 255 trang / 20 Mỹ kim
PO Box 11900
Westminster, CA 92685
Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: GIỚI THIỆU SÁCH: KHÓI SÓNG TRÊN SÔNG (NGUYỄN VĂN SÂM)
KHÓI SÓNG TRÊN SÔNG
(NGUYỄN VĂN SÂM)
(NGUYỄN VĂN SÂM)
NXB Tạp Chí VĂN Nam California
2000 • 264 trang • ấn phí 14 mỹ kim
Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: PHIẾM LUẬN VĂN HỌC THẾ GIỚI: “TÌNH YÊU GÂY RA TẤT CẢ” (Tục ngữ Tây ban nha)
Ai trên đời mà không âm thầm tiếc nuối tuổi trẻ qua mau, nhưng đã mấy ai để lệ rơi tầm tã trong những lúc bất thần khóc than cho tuổi thanh xuân ra đi không trở lại như thi sĩ Rubén Darío (1867- 1916) người nước Nicaragua? Darío ví tuổi xanh như một “kho tàng thượng đế” mà sự mất đi là cả một tiếc thương vô hạn nằm sâu trong tiềm thức. Chẳng thế mà bốn câu tuyệt bút phát xuất từ một nỗi lòng xót xa của ông được nhắc đi nhắc lại năm lần trong bài Canción de otonõ en primavera (Thu ca lúc xuân thì) đã làm bao thế hệ độc giả mủi
lòng vì mức độ thiết tha của chúng:
Tuổi thanh xuân, kho tàng thượng đế
đã ra đi không thể trở về
lúc muốn khóc, ta không khóc nổi
nhưng nhiều khi bất chợt lệ rơi
Chủ Nhật, 15 tháng 10, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: MỘT DANH THẦN TRIỀU LÊ KÉN RỂ QUA VĂN PHONG
Để đánh dấu thời điểm bước qua tuổi “cổ
lai hy” cách đây ít lâu, tại hạ ngồi đọc
cuốn Gia Phả Họ Đàm Bắc Ninh
một cách kính cẩn. Cuốn gia
phả cũ kỹ với các trang giấy đánh máy trên giấy pelure trắng mỏng nay đã chuyển
sang màu vàng ố và dễ rách ấy là do nghiêm đường để lại cho con cháu và tại hạ
có cơ duyên được gìn giữ. Cuốn sách –
hoàn tất năm 1953 – là kết quả của một nỗ lực làm việc nghiêm túc xuyên qua nhiều
thế hệ. Thế mới biết người xưa thiết tha gắn bó với dòng họ và quê quán của
mình biết bao nhiêu!
Khởi thủy là cuốn Đàm Thị Gia Kê do cụ quốc sư Đàm Công Hiệu soạn năm 1718 bằng chữ nho, khi cụ làm thượng thư bộ lễ thời Vĩnh Thịnh triều Lê. Gần hai thế kỷ sau, cụ nghè Đàm Liêm mới bổ khuyết và nhật tu cuốn gia phả ấy vào năm 1909, khi cụ làm đốc học tỉnh Thanh Hóa. Năm 1939, để giúp những người không đọc được chữ nho, thứ nam cụ nghè Liêm là ông tuần phủ Đàm Duy Huyên đã dịch cuốn sách ấy sang chữ quốc ngữ. Năm 1953, ông thân sinh của tại hạ là Đàm Duy Tạo (em thúc bá của ông tuần Huyên) bổ khuyết và hiệu đính bản văn. Sau cùng, vào năm 1955, người anh thúc bá Đàm Trung Mộc của tại hạ đã cho đánh máy cuốn gia phả này thành một số bản để phân phối cho các gia đình trong họ đã di cư vào Nam sau hiệp định Genève 1954.
Khởi thủy là cuốn Đàm Thị Gia Kê do cụ quốc sư Đàm Công Hiệu soạn năm 1718 bằng chữ nho, khi cụ làm thượng thư bộ lễ thời Vĩnh Thịnh triều Lê. Gần hai thế kỷ sau, cụ nghè Đàm Liêm mới bổ khuyết và nhật tu cuốn gia phả ấy vào năm 1909, khi cụ làm đốc học tỉnh Thanh Hóa. Năm 1939, để giúp những người không đọc được chữ nho, thứ nam cụ nghè Liêm là ông tuần phủ Đàm Duy Huyên đã dịch cuốn sách ấy sang chữ quốc ngữ. Năm 1953, ông thân sinh của tại hạ là Đàm Duy Tạo (em thúc bá của ông tuần Huyên) bổ khuyết và hiệu đính bản văn. Sau cùng, vào năm 1955, người anh thúc bá Đàm Trung Mộc của tại hạ đã cho đánh máy cuốn gia phả này thành một số bản để phân phối cho các gia đình trong họ đã di cư vào Nam sau hiệp định Genève 1954.
Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017
PROF. ĐÀM TRUNG PHÁP: ANH NGỮ HÀN LÂM – 04 : TẢN ĐÀ NGUYỄN KHẮC HIẾU AND HIS POEM “THỀ NON NƯỚC”
Tản Đà is the pen name of the poet Nguyễn Khắc Hiếu (1889-1939). It
combines the name of a mountain, “Tản” and that of a river, “Đà” which are the
two famous landmarks of his birthplace in North Vietnam. Born into a family of
literati and mandarins, Tản Đà was a link between two important eras of Vietnamese
literature – the writings of Confucian tradition of the nineteenth century and
the writings under western influence in the early part of the twentieth
century. A lifelong journalist, poet and writer, Tản Đà was the publisher of “Hữu
Thanh Tạp Chí” and “An Nam Tạp Chí.”
In addition, the two prestigious magazines of that time, “Đông Dương Tạp Chí” (edited by Nguyễn
Văn Vĩnh) and “Nam Phong Tạp Chí”
(edited by Phạm Quỳnh), sought his collaboration because of his great fame. As
a poet, he was the author of such collections as “Khối Tình Con I, II, III” and
“Tản Đà Xuân Sắc”; and as a prose writer, he published “Giấc Mộng Con I, II”and
“Tản Đà Văn Tập.” Whether he worked for himself or for others, he remained
faithful to his own philosophy of life, especially his theory of “thiên lương”
(tentatively translated as “conscience” for lack of a better word). He urged people to
nurture and develop this innate quality in order to serve life better. Such
heartwarming aspirations pervade the poem “Thề Non Nước” (The Vow between Mountain and River) [1]. An English translation of the famous poem appears below, followed by
its original in Vietnamese and annotations.[Please note that the symbol
“–” separates verses and the symbol
“<>” separates stanzas].
Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: TỰ TRUYỆN MỘT NHÀ GIÁO TỴ NẠN QUÁ TIẾC THƯƠNG NGHỀ NGHIỆP CŨ
SAN ANTONIO, TEXAS
–HÈ 1976
Sau cả một năm trời
như kẻ mất hồn vì quá tiếc thương những ngày tháng cũ, vào đầu hè 1976 tôi được
tuyển làm “chủ biên tài liệu huấn luyện”(trainingmaterials editor) cho Northrop
Aircraft Corporation mới trúng thầu khế ước huấn luyện Anh ngữ căn bản cho các
binh sĩ không quân Saudi Arabiaqua Defense Language Institute của Bộ Quốc Phòng
Hoa Kỳ. Gia đình tôi gấp rút chuyển cư từ Georgia đến San Antonio, Texas để tôi
nhận việc làm trong Lackland Air Force Base khổng lồ.
Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017
GS ĐÀM TRUNG PHÁP: ANH NGỮ THỰC DỤNG: THÀNH NGỮ KỲ 13: 291-310
291 butterflies in one’s stomach: cảm giác lo âu (trong bụng) trước khi
phải làm chuyện gì mà mình e ngại – Lots of people get “butterflies in their
stomach” before making a speech.
292 buy into: gia nhập – We plan to “buy into” this
partnership.
293 buy out: mua đứt – A rival store owner offered
to “buy out” my father’s, but he declined.
294 buy something: chấp nhận là đúng – People think Mr.
Jones is a very generous millionaire, but I just don’t “buy that.”
295 buy time: để có thêm thì giờ làm chuyện khác –
Renting an apartment will “buy us time” to look for a house of our own.
Chủ Nhật, 13 tháng 8, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: ĐIỂM SÁCH: CHUYỆN XA GẦN* NGUYỄN NGỌC BẢO
CHUYỆN
XA GẦN của Nguyễn Ngọc Bảo là một tác phẩm rất đáng đọc. Tuyển tập này có nội
dung đa dạng được trình bầy qua một văn phong sâu sắc, uyên thâm, minh bạch,
duyên dáng, và đầy nhiệt tình. Dưới đây là những bài mà người điểm sách thích nhất
trong tuyển tập:
Những ai yêu hoa đào
thì không thể bỏ qua bài viết Hoa đào năm ngoái để cùng tác giả tìm hiểu
về các loại hoa đào tại Việt Nam, để ôn lại một giai thoại tuyệt đẹp qua bài
thơ trữ tình tuyệt diệu của Thôi Hộ mang tên Đề tích sở kiến xứ mà hai
nhà nho Đỗ Bằng Đoàn và Bùi Khánh Đản đã dịch sang thơ Việt:
Năm ngoái ngày này dưới
cánh song – Hoa đào ánh má mặt ai hồng – Mặt ai nay biết tìm đâu thấy –Chỉ thấy
hoa cười trước gió đông.
ĐÀM TRUNG PHÁP: ĐIỂM SÁCH: VIETNAMESE POEMS IN ENGLISH AND IN VIETNAMESE* NGUYỄN ĐẠI THANH
Trong công việc
dịch thuật từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ kia, lãnh vực khó khăn nhất là thơ.
Tài giỏi đến đâu, người dịch cũng không thể nào chuyển được cái hồn thơ, cái vần
điệu nguyên tác sang một ngôn ngữ khác. Nếu thơ dịch không hẳn “phản” lại thơ
nguyên tác, thì thơ dịch chỉ có thể là một “hóa thân” bất đắc dĩ, kém ý vị đi
nhiều của nguyên bản. Thú thực, tôi đều cảm thấy như thế mỗi khi “dịch” xong một
bài thơ ngoại ngữ sang tiếng Việt hoặc ngược lại. Nhưng nỗ lực dịch thơ vẫn còn
đó, do nhu cầu của trào lưu giáo dục hoàn vũ. Biết rằng mình không thể đòi hỏi
gì hơn trong thơ dịch, tôi chỉ cầu mong thơ dịch đừng đi quá xa thơ nguyên tác
về ý nghĩa, về thông điệp gửi gấm trong đó. Được như vậy là quá tốt rồi.
Tôi rất vui lòng sau khi đọc kỹ cuốn VIETNAMESE
POEMS IN ENGLISH AND IN VIETNAMESE mới xuất bản của ông Nguyễn Đại Thanh, một nhà
giáo kỳ cựu vừa hồi hưu sau cả một cuộc đời dạy tiếng Anh tại quê nhà và tại
Hoa Kỳ. Cuốn sách trình bày giản dị và trang nhã, chứa đựng 52 bài thơ nguyên
tác của các thi sĩ Việt Nam nổi tiếng và các bản dịch của chúng sang Anh ngữ. Mở
cuốn sách ra, người đọc sẽ thấy thơ nguyên tác nằm trên các trang bên phải và
thơ dịch nằm trên các trang bên trái, song song với nhau trong toàn bộ cuốn
sách, rất tiện cho việc thưởng lãm và so sánh văn bản.
Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017
PROF. ĐÀM TRUNG PHÁP: THÀNH NGỮ TIẾNG ANH CẦN HIỂU RÕ Ý NGHĨA
KỲ 12 • 271-290
271 build
on sand: xây dựng trên một nền tảng không vững vàng. An education that relies entirely on
memorization is built on sand.
272 bull
in a china shop: cá nhân cực kỳ vụng về, hay làm đổ vỡ đồ đạc. John’s small office is so full of delicate
knickknacks that I feel like a bull in a china shop every time I come in!
[Knickknacks = những đồ vật nho nhỏ, thường không đắt tiền, dùng để trang trí
nhà cửa • china shop = tiệm bán các đồ vật làm bằng sứ (porcelain) đắt tiền và dễ
vỡ • mẫu tự “k” đầu tiên không phát âm,
coi như thừa].
Chủ Nhật, 23 tháng 4, 2017
ĐÀM TRUNG PHÁP: ĐIỂM SÁCH:
I:
PHÙ THUẬT VIỆT NAM
(BÁC SĨ LÊ VĂN LÂN)
NXB
Nam Việt / 2009 / 333 trang
Điện thoại liên lạc: 512-252-9827
Điện thoại liên lạc: 512-252-9827
PHÙ
THUẬT VIỆT NAM (PTVN) do Bác sĩ Lê Văn Lân biên khảo là một tác phẩm hấp dẫn lạ
thường. Có thể nói “ma lực” của cuốn sách đã khiến tôi bỏ ngang các công việc
khác để có thì giờ đọc nó từ đầu đến cuối trong một ngày. Đọc xong, tôi thấy như
tôi đã tìm ra cho mình một gốc rễ tinh thần nào đó, cũng như một lạc thú tâm
linh hiếm quý.
Được
viết một cách vừa lôi cuốn vừa uyên bác, cuốn biên khảo này đã rành rẽ phơi bầy
ra cái tiềm thức tâm linh kỳ bí của người Việt – một điều mà nhiều người trong
chúng ta muốn tìm hiểu nhưng chưa có tài liệu giá trị khả tín. Các tài liệu trước
đây viết về nếp sống người Việt thì chỉ đề cập sơ sơ và mơ hồ về thế giới tâm
linh kỳ bí này. Để tránh mọi hiểu lầm, tôi xin nhấn mạnh rằng PTVN là một công
trình biên khảo nghiêm túc về văn hóa dân tộc, và tác giả của nó – một y khoa
bác sĩ – tuyệt đối không phải là một đạo sĩ hay pháp sư tuyên truyền về dị đoan
trong sự trị bệnh. Như ông đã xác quyết trong phần mở đầu cuốn biên khảo,
“Chúng ta thiết tưởng phải gột bỏ định kiến coi bùa chú là ‘dị đoan’ mà chúng
ta nên có thái độ mở rộng tâm trí mà nghĩ rằng đó là những vấn đề thuộc phần tiềm
thức hay linh thể trong lãnh vực của một nền văn hóa cổ xưa, và đường hướng
thích nghi nhất là phải điều tra, khảo sát và phân tích cái nền tảng tín ngưỡng
của dân Việt Nam ta qua giòng lịch sử triết lý và văn hóa” (trang 34).
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)