Hiển thị các bài đăng có nhãn Âu Dương Thệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Âu Dương Thệ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2015
Âu Dương Thệ - Họ Tập sỏ mũi Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng, nhưng không đánh lừa được nhân dân VN!
Trước
quốc hội của chế độ toàn trị ở Hà nội ngày 6. 11 trong một diễn văn dài 20 phút
Tập Cận Bình đã giảng dậy cho những người cầm đầu CSVN thế nào là chủ trương và
cách thực hiện chính sách „4 tốt“ của Bắc kinh và và nhắc nhở phải tin vào „lòng tốt“của
Bắc kinh:“ Tín
giả, giao hữu chi bản” (lòng tin là cái căn bản để xây dựng tình bạn)“[1].
500 đại biểu Quốc hội còn phải vảnh tai nghe họ Tập
xuyên tạc lịch sự rằng, người Hán không có cái „Gen“ xâm lấn các dân tộc khác! Vì
thế ông ta không một lần nhắc đến tranh chấp biển Đông, trong đó từ đầu thập
niên 70 của thế kỉ trước đã dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng sa của VN và
sau đó chiếm nhiều đảo khác của VN và một số nước Đông nam á trên quần đảo Trường
sa. Các tầu thuyền của ngư dân VN đánh cá trên vùng biển này đã bị hải quân Trung
quốc bắn phá và giết hại. Hiện nay Bắc
kinh còn đang mở rộng, lập phi trường quân sự biến thành các pháo đài uy hiếp
an ninh của VN và Đông nam á, đồng thời đe dọa an ninh đường hàng hải quốc tế
quan trọng bậc nhất. Chuyện này không chỉ nhân dân VN cực kì bất bình, nhiều nước
Đông nam á lo ngại. Ngay cả Hoa kì, Nhật và EU cũng đều lên tiếng phản đối và
đang có những biện pháp thích ứng để ngăn chặn chính sách bành trướng của Bắc
kinh.
Thứ Hai, 26 tháng 10, 2015
Âu Dương Thệ - Cuộc biến thể thoái hóa của ĐCS: Từ đảng trị sang nhóm trị và nay đang trở thành gia đình trị
- HNTU 12 hoàn toàn bế tắc trong giải pháp „trường hợp đặc biệt“của „tứ trụ“!
- Tại sao dẫn tới bế tắc trong HNTU 12?
- Sự biến thể của ĐCS: Từ đảng trị thành nhóm trị và đang chuyển sang độc tài cá nhân gia đình trị: Cả Nguyễn Phú Trọng lẫn Nguyễn Tấn Dũng không là giải pháp nhưng chính là nguyên nhân của thất bại.
- Những người dân chủ và đảng viên tiến bộ cần tích cực và chủ động mở những cuộc vận động mới !
Khi theo dõi cách nói, cách trình bày của người cầm đầu chế độ toàn trị Nguyễn Phú Trọng trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương (HNTU) 12 chiều Chủ nhật 11.10 và dáng điệu nghe, bộ mặt phản ứng của 200 Ủy viên trung ương cho thấy nhiều tín hiệu rất không bình thường: Suốt trong 19 phút đọc, giọng trầm xuống, khuôn mặt lạnh lẽo không hồn, không một lần nào ông Trọng cười. Trong khi ấy nhiều khuôn mặt toát ra từ buồn thiu, rất lo âu tới căng thẳng bất mãn của hầu hết 200 Ủy viên trung ương, ngay cả những nhân vật ngồi hàng ghế đầu. Không khí buồn và căng thẳng như trong một đám tang(1). Tại sao các phong thái và cử chỉ hứng khởi, hồ hởi và tin tưởng lại hoàn toàn vắng bóng trong HNTU 12 khi thảo luận về chủ đề nhân sự tương lai ở các cấp cao nhất là Bộ chính trị và Ban bí thư, nhất là "xem xét trường hợp "đặc biệt"" đối với của một số Ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư Khóa 11 muốn đòi giữ ghế tiếp trong Khóa 12?
Thứ Hai, 3 tháng 8, 2015
Âu Dương Thệ - Nguyễn Phú Trọng đi Mĩ: Đồng sàng dị mộng, mượn gió bẻ măng Con đường của chúng ta, những người dân chủ vững bước tiến lên
* Tương quan mật thiết giữa ngoại giao với
nội trị
* Tại sao chỉ chống hậu quả nhưng vẫn
muốn giữ nguyên nhân?
* Chủ thuyết đối ngoại của Thổng thống
Obama ở châu Á-Thái bình dương
* Vì sao hiện nay Nguyễn Phú Trọng phải
đề ra sách lược “hòa với Mĩ” để cứu phe bảo
thủ
giáo điều ?
* Đồng sàng dị mộng và mượn gió bẻ măng!
* Những sự kiện đáng chú ý sau chuyến đi
Hoa kì của Nguyễn Phú Trọng
* Con đường của chúng ta, những người dân
chủ hãy vững bước tiến lên!
“Phát biểu kết
luận Hội nghị, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phân tích, làm sáng tỏ
thêm một số diễn biến cơ bản của tình hình trong nước và thế giới; khẳng định
đây là một Hội nghị rất quan trọng và cần thiết, được tổ chức do đòi hỏi của
tình hình, nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới. Vấn
đề mấu chốt là phải quán triệt sâu sắc và chỉ đạo tổ chức thực hiện quyết liệt
những nhiệm vụ, giải pháp mà Chỉ thị của Bộ Chính trị đã đề ra. Đồng chí Tổng
Bí thư yêu cầu các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, các đồng chí
lãnh đạo chủ chốt các bộ, ban, ngành, địa phương, trước hết là người đứng đầu
trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chỉ thị, tạo chuyển biến thực
sự về nhận thức và hành động trong công tác bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn
trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia, bảo vệ
Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để
xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị
quan trọng của đất nước, chuẩn bị và tiến hành thành công đại hội đảng bộ các
cấp và Đại hội lần thứ XII của Đảng./.”
Trên đây là chỉ
thị của Nguyễn Phú Trọng tại „ Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình
hình mới“ được tổ chức rất vội vã sau chuyến đi Mĩ. Ngoài ông Trọng
chỉ có Trương Tấn Sang và Lê Hồng Anh, nhưng vắng Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn
Sinh Hùng. [1]
Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015
Âu Dương Thệ - Vấn đề không phải đi thăm hay không: Nhưng chính là, đi chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân hão, hay để phục vụ quyền lợi dân tộc? (1)
Ông Trọng đi Mĩ để làm gì? Đi chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân hão trước khi chấm dứt nhiệm kì Tổng bí thư thì uổng công vô ích! Nhưng nếu đi vì quyền lợi đất nước phải Thoát Trung thì sẽ được nhân dân VN ủng hộ và chính giới Mĩ kính trọng. Khi đó Nguyễn Phú Trọng sẽ để lại điểm son trong lịch sử. Nhưng cái khó khăn lớn nhất là, ông Trọng có đủ đảm lược để tự thoát khỏi cái bóng đen quá dài của chính mình hay không?
Tình hình đất nước:VN
đang đứng ở đâu và như thế nào trong quan hệ với Trung quốc?
Trả lời dư luận
quốc tế kết án gay gắt việc Bắc kinh cố tình mở rộng nhiều đảo trên biển Đông
thành các căn cứ quân sự, bộ trưởng Ngoại giao Trung quốc Vương Nghị đã khẳng định
rất ngang ngược trong cuộc họp báo ngày 8.3 tại Bắc kinh : Biển Đông là « nhà »
và là « sân » của Trung quốc. Nguyên văn lời đổi trắng thay đen, kẻ cướp đóng
vai quan tòa của Vương Nghị:
« Chúng tôi không giống như một số quốc gia
khác đã xây dựng trái phép trong nhà của người khác. Và chúng tôi không chấp nhận
những lời chỉ trích từ người khác khi mà chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trên
sân riêng của chúng tôi. » ([i])
Âu Dương Thệ - Vấn đề không phải đi thăm hay không: Nhưng chính là, đi chỉ để thỏa mãn tự ái cá nhân hão, hay để phục vụ quyền lợi dân tộc? (2)
(Tiếp theo và hết)
Chuyến đi Hoa kì cần nhằm mục tiêu gì?: Hãy đối chiếu chủ
trương và chính sách của Trung quốc và Hoa kì trong vấn đề biển Đông
Các sự kiện trên đã chứng minh, Bắc kinh đang cố tình lấn
chiếm biển đảo của VN và đang thực hiện ý đồ biến các đảo này trở thành các căn
cứ quân sự đe dọa trực tiếp và thường xuyên an ninh VN; đồng thời còn đe dọa an
ninh đường hàng hải quan trọng nhất trên thế giới. Như thế Bắc kinh đã trở
thành kẻ thù nguy hiểm và trực tiếp của VN và nhiều nước trong khu vực; đồng thời
còn là mối họa cho Hoa kì và EU là những quốc gia có quyền lợi lớn trong ngoại
thương. Từ khi Tập Cận Bình làm Tổng bí thư ĐCS và Chủ tịch nước Trung quốc mối
nguy hiểm lại càng gia tăng. Với khẩu hiệu "
Hiện nay, mọi người đều đang thảo luận giấc mơ Trung quốc, tôi cho
rằng, thực hiện sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa là giấc mơ
vĩ đại nhất của dân tộc Trung Hoa kể từ cận đại đến nay." ([i]) Để thực
hiện mục tiêu này Tập Cận Bình đang vực dậy chủ nghĩa dân tộc quá khích ở Trung
quốc đồng thời tìm cách phục hồi chủ nghĩa bành trướng đế quốc kiểu mới. Nguy
cơ này đang gia tăng một cách khó lường qua chủ trương dùng chiêu bài chống
tham nhũng „đả hổ,diệt ruồi“ để thanh
toán đối thủ chính trị trong đảng, tự đề cao thần tượng cá nhân cho Tập Cận
Bình; trong khi ấy lại gia tăng đàn áp giới trí thức, văn nghệ sĩ và thanh niên
Trung quốc, cấm các báo điện tử đối lập và mở phong trào bài xích các tư tưởng
tự do dân chủ Tây phương.
Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015
Âu Dương Thệ - 85 năm ra đời và 70 năm cầm quyền của ĐCS
Hai ông Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng cũng như 14 ủy viên còn lại trong Bộ Chính trị hãy thử bình tâm, gạt ra ngoài mọi ý thức hệ và quyền lợi, tự đặt mình như tất cả những Việt bình thường và nghiêm túc đặt một câu hỏi duy nhất thôi: Hàng triệu chiến sĩ và thường dân đã hi sinh trong các cuộc chiến từ 1945 và nay 90 triệu nhân dân VN có ai tưởng tượng được và mong muốn đất nước chúng ta một trăm năm sau lại giống hệt như thời thực dân Pháp trước đây? Những gì người sáng lập chế độ toàn trị từng nghiêm khắc kết án sự tàn bạo, bóc lột, tham nhũng và bất công của chế độ thực dân Pháp gần 100 năm trước thì nay dưới chế độ toàn trị không chỉ vẫn như vậy mà nhiều mặt còn tồi tệ và dã man hơn!
Chống thực dân
nhưng tại sao lại sao chép các chính sách của nó?
“Chúng tôi không có quyền tự do báo
chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hội cũng không có!” [1]
Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015
Âu Dương Thệ - Làm thế nào để đất nước thoát khỏi màn đêm toàn trị, tiến vào rạng đông dân chủ?
Mặc dầu Hội nghị Trung ương (HNTU) 10 đã phải hoãn 2-3 tháng, mãi tới đầu tháng 1.2015 mới họp được, khiến cho trong năm 2014 chỉ có một HNTU, như vậy là vi phạm cả Điều lệ đảng qui định mỗi năm tổ chức 2 HNTU. Tuy nhiên Hội nghị này vẫn không thực hiện được mục tiêu quan trọng nhất trong việc lập ra một đề án nhân sự cấp cao nhất cho Đại hội (ĐH) 12 được sự đồng ý của đa số. Chính vì thế từ trong diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng tới Thông báo của Hội nghị này đều không dám nói tới kết quả bỏ phiếu tín nhiệm và việc đề cử bổ túc giới thiệu nhân sự vào các chức vị trong Bộ chính trị và Ban bí thư cho khóa tới. Mặc dù ông Trọng đã từng tuyên bố kết quả cuộc bỏ phiếu tín nhiệm sẽ được công bố trước dư luận!
Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014
Âu Dương Thệ - Từ nhà công thành nhà ông, đến công an bắt ngang ngược công dân: Phản ảnh trung thực tư duy và hành động của những người nắm quyền lực dưới chế độ độc đảng toàn trị!
Thái độ và hành động của những quan tham chiếm nhà công, chiếm đất công cũng giống hệt như thái độ và hành động của những người cầm đầu bất tài vô đức nhưng vẫn tham ghế, ngồi lì để tham nhũng. Công an biến thành côn đồ hành hạ nhân dân, đàn áp những người dân chủ, vì những người lãnh đạo họ là những tên đồ tể, không chỉ tàn sát dân lành mà còn dùng mọi thủ đoạn đê hèn ám hại lẫn nhau.Cha nào con nấy. Cán bộ chỉ là phiên bản của lãnh đạo, rập khuôn theo cách suy nghĩ và hành động của lãnh đạo họ. Vì thế lạm quyền, tham nhũng, bất công và tàn ác đã kết thành hệ thống chân rết từ những quan ngồi trong Bộ chính trị tới các chi bộ đảng trong phường-xã. Nguy hiểm nữa là hai phe Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng đang phá nhau rất tàn bạo trước Hội nghị Trung ương 10 và Đại hội 12 để giữ ghế, giành phần!Chính chế độ độc đảng toàn trị là thủ phạm đã kéo dài trên 60 năm. Phải chấm dứt sớm chế độ bất nhân này để xây dựng một VN mới dân chủ, công bằng, hạnh phúc, văn minh và độc lập!
Tài sản công và nhân dân là hai nguồn lực
vật chất và tinh thần căn bản và quan trọng nhất của một nước. Tài sản công được hiểu ở đây là đất đai, nhà cửa, tiền
thuế, tài nguyên thiên nhiên. Nhân dân bao gồm mọi thành phần sinh sống trên đất
nước: nông dân, công nhân, chuyên viên, trí thức…Không cần nghe những lời hứa hẹn
hay những tuyên bố hùng hồn của các người cầm đầu nhà cầm quyền, nhưng chỉ cần
quan sát cách quản lí, chi thu các loại tài sản công và cách cư xử, giáo dục và
đào tạo đối với nhân dân của họ, người ta có thể đo được rất chính xác về năng
lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần đạo đức của nhà cầm
quyền một nước. Từ đó biết
rõ tương lai của chế độ này sẽ vươn lên hay tan rã.
Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014
Âu Dương Thệ - Khi ông Thủ đi giải độc và vận động ngoại giao!
- Dân chủ là xu thế của thời đại…, nhưng dân chủ của chúng tôi là Hiến pháp 2013 đấy!
- Các ông nói hộ chúng tôi đi – Chúng tôi không dám mở miệng !
Theo
dõi các hoạt động ngoại giao của một số nhân vật cầm đầu chế độ toàn trị trong
thời gian gần đây nổi bật lên một sự hoạt náo rất đặc biệt, bay ngược xuôi từ
đông sang tây, từ bắc tới nam. Bề nổi là để đáp ứng ba vấn đề lớn rất nóng bỏng
của chế độ. Đó là tình hình kinh tế-tài chánh ngày càng đi xuống rất tồi tệ,
chính sách bành trướng cực kì ngang ngược của bá quyền Bắc kinh và sự kết án của cộng đồng quốc tế về
sự chà đạp nhân quyền trước phong trào vận động dân chủ của nhiều thành phần ở
VN qua việc hình thành các tổ chức dân sự và phát động phong trào “Chúng tôi muốn biết”. Đặc biệt là ba vấn nạn lớn đang sôi xục này lại có quan hệ hỗ
tương mật thiết với nhau, không thể chỉ giải quyết vấn đề này nhưng lại muốn bỏ
qua các vấn đề khác!
Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014
Âu Dương Thệ - Đặt lại những vấn đề căn bản của quyền lực ở VN hiện nay: Quyền lực phát ra từ nòng súng!
- Tại sao “Cách mạng Mùa thu” biến thành chế độ
toàn trị coi dân như nô lệ?
- Sau 69 năm cướp chính quyền: Đặt lại vấn đề ĐCS còn tư cách cầm quyền hay không?
Thời con
người còn ăn lông ở lỗ, trong những cuộc tranh giành phẩm vật thường kẻ nào có
sức mạnh sẽ thắng, có thể giết chết đối thủ và chiếm toàn bộ chiến lợi phẩm.
Đây là thời kì con người sống theo „luật rừng xanh“, theo kiểu „ chúa tể sơn
lâm“, cá lớn nuốt cá bé, kẻ mạnh giết kẻ yếu!
Thứ Bảy, 5 tháng 7, 2014
Âu Dương Thệ - "Thế giới đại đồng" và độc đảng đang đẩy Hà nội làm trò hề cho Bắc kinh !
Bắc kinh đang ngang ngược lấn chiếm biển, đảo, tài nguyên và đe dọa độc lập thì Hà nội vẫn loay hoay không biết chọn cách nào, cô đơn không có đồng minh tin cậy và đủ mạnh.
Liên minh không phải là gây chiến tranh mà chính là làm chiến tranh không thể xẩy ra, làm cho kẻ thù không dám phiêu lưu. Hòa bình theo kiểu cúi đầu nhượng bộ từng bước trong suốt hơn 20 năm qua là hòa bình trong nô lệ.
Nhưng một liên minh vững vàng và tin cậy chỉ diễn ra dưới điều kiện giữa các nước cùng theo đuổi những giá trị xã hội chung. Muốn liên minh với các nước dân chủ mà lại đòi giữ nguyên chế độ độc tài thì chỉ là nuôi ảo tưởng với chính mình và đánh lừa nhân dân!
Từ đầu tháng 5. 2014 Bắc kinh đã sử dụng cả trăm tầu chiến,
phi cơ, tầu hải giám và kiểm ngư hộ tống giàn khoan HD 981 xâm nhập hải phận VN
và dựng giàn khoan khủng này ngay trong thềm lục địa VN. Trong những ngày vừa
qua Bắc kinh còn dựng thêm hai giàn khoan khác ở vịnh Bắc bộ trong vùng đang
còn tranh chấp giữa VN-Trung quốc và tự ý công bố bản đồ mới thay vì 9 khúc
thành 10 khúc mở rộng thêm quyền kiểm soát trên biển Đông. Để bảo vệ các hành động
xâm lấn của mình, Bắc kinh đang cho tăng cường các tầu chiến, máy bay quân sự trong các khu vực họ vừa dựng các giàn khoan,
đồng thời sử dụng các tầu bọc thép ngăn cản và đâm nát nhiều tầu hải giám VN
đang làm công tác tuần tra trên phần lãnh hải của VN.
Thứ Bảy, 17 tháng 5, 2014
Âu Dương Thệ - Sự phá sản trong chính sách Trung quốc chứng minh sự sai lầm cực kì nguy hiểm của nhóm cầm đầu chế độ toàn trị
- Đòi quyền tuyệt đối thì phải nhận trách nhiệm tuyệt
đối!
- Trung ương đảng chỉ được nghe nhưng không được thảo
luận!
- Các hành động xâm lấn biến biển Đông thành cái ao của
Trung quốc!
- Những nguyên do nào dẫn tới phá sản trong chính sách Trung quốc?
Việc Tập Cận Bình để gần 100 tầu chiến, phi cơ, tầu hải giám… hộ tống giàn khoan dầu khủng HD 981 vào sâu trong thềm lục địa VN và lại từ chối yêu cầu của Nguyễn Phú Trọng sang Bắc kinh đàm phán, đây là đỉnh cao chứng tỏ sự phá sản toàn bộ chính sách Trung quốc của nhóm cầm đầu CSVN. Rõ ràng đây là hậu quả của chính sách trao trứng cho ác, xây nhà trên cát của những người cầm đầu chế độ độc tài toàn trị !
Ban chấp hành Trung
ương ĐCSVN vừa mở Hội nghị Trung ương 9 (HNTU) kéo dài cả một tuần từ 8 tới 14.5.2014. Theo Điều lệ Đảng, đây là cơ
quan cao nhất thảo luận và quyết định các chính sách hệ trọng. ĐCSVN là đảng cầm
quyền độc quyền nên mọi quyết định và hành động của chính quyền đảng này sẽ gây
tác động trực tiếp tới quyền lợi của nhân dân và tương lai của đất nước. Cương
lĩnh chính trị 2011 và Hiến pháp 2013 cũng tiếp tục giành độc tôn cho ĐCSVN và
đảng này tự phong là lực lượng tiên phong, lực lượng chính trị duy nhất và
chính đáng lãnh đạo toàn bộ đất nước.
Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014
Âu Dương Thệ - TBT Nguyễn Phú Trọng châm ngòi như thế nào cho vụ hủy Luận văn và tước bằng Thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan?
![]() |
Hình chụp năm 2007, với bốn thành viên ban đầu của nhóm Mở Miệng và cũng là những người chủ trương xuất bản tự do với nhà xuất bản Giấy Vụn. (Ảnh: Giấy Vụn cung cấp) (Credit: ABC) |
Nguyễn Phú Trọng châm ngòi
Ngày 21.9.2013 Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng đã có bài phát biểu quan trọng trong cuộc họp của „Đảng đoàn
Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật Việt Nam“, một cơ quan của ĐCSVN phụ trách công tác quản lí và theo dõi các hoạt động
văn học, nghệ thuật của các hội đoàn báo chí, đại học và các người nghiên cứu,
phê bình, văn nghệ sĩ…Mục đích cuộc họp quan trọng này là nhằm uốn nắn, định hướng
các hoạt động thông tin báo chí, nghiên cứu, sáng tác trong văn học, nghệ thuật
đang có nhiều nổi cộm vượt khỏi sự kiểm soát của bộ máy toàn trị; đặc biệt rút
kinh nghiệm từ sự trỗi dậy của thành phần chuyên viên, trí thức, thanh niên và
đảng viên tiến bộ thể hiện qua cuộc vận động chống giả vờ sửa đổi Hiến pháp. Vì
thế ngoài sự hiện diện của những người cầm đầu Ban Tuyên giáo Trung ương, trong
hội nghị này có sự tham dự đông đủ của những người đứng đầu các hội nói trên để
nhận chỉ thị của người cầm đầu chế độ. Trong diễn văn với tựa đề „Hoạt
động văn hóa
nghệ thuật góp phần định hướng đi lên cho xã hội“ Nguyễn Phú Trọng tuy than là :
„Phải làm
sao sáng tạo ra những tác phẩm, công trình văn hóa, nghệ thuật tương xứng với tầm
vóc của dân tộc và đất nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân chờ đợi, hy vọng ở những
người hoạt động văn học nghệ thuật...“[1]
Thứ Bảy, 5 tháng 4, 2014
Âu Dương Thệ - Tranh chấp Mĩ-Liên Âu với Nga ảnh hưởng thế nào tới Việt Nam?
· Bắc
kinh đóng vai „tọa sơn quan hổ đấu“!
· Tại
sao Hà nội theo đuôi Bắc kinh bỏ phiếu trắng?
· Cơ
hội tốt cho những người dân chủ !
Lợi dụng cuộc khủng hoảng nội bộ trầm trọng và
kéo dài của Ukraine, nên vào giữa tháng 3
Tổng thống Nga Putin đã dùng nhiều thủ đoạn ra tay chiếm đoạt bán đảo
Krim của Ukraine. Đây là hành động vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên hiệp quốc
và các Công ước quốc tế đối xử giữa các nước, qui định khi có những tranh chấp
phải giải quyết theo đường lối hòa bình. Đặc biệt hành động của Putin đã cố
tình coi thường Hiệp ước về An ninh và Hợp tác ở Âu châu 1975, cũng như Hiệp ước
1994 Nga kí với Mĩ-Anh nhìn nhận độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014
Âu Dương Thệ - Đầu năm Nguyễn Phú Trọng tỏ sự “không hai lòng “với Tập Cận Bình như thế nào?
![]() |
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Trung Quốc
trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12-2011 (Hình: internet)
|
- Tại sao Lễ kỉ niệm 40 năm Trung quốc xâm chiếm Hoàng sa 19.1.2014 đã bị dẹp?
- Tập Cận Bình đã nói gì với Nguyễn Phú Trọng qua đường giây nóng 22.1?
- Vì đâu Bắc kinh đang thực hiện mưu đồ được đằng chân lân đằng đầu?
*
Ngay vào đầu năm 2014 nhà cầm quyền Bắc kinh xuyên qua tỉnh Hải nam đã ra lệnh, các tầu quốc tế đánh cá và thăm dò trên khu vực „đường lưỡi bò“ do Bắc kinh tự đặt phải xin phép và chịu sự kiểm soát của hải quân Trung quốc.[1] Như vậy là Bắc kinh muốn cho thế giới biết, họ mặc nhiên đơn phương coi khu vực biển Đông thuộc hải phận của Trung quốc (TQ) và họ có toàn quyền từ kiểm soát tới chiếm đóng và khai thác tài nguyên. Đây là hành động leo thang mới cực kì ngang ngược của Bắc kinh không chỉ đối với VN mà cả toàn thế giới. Vì cho tới năm trước, mãi tới giữa năm Bắc kinh mới chỉ ra lệnh cấm tầu quốc tế vào khu vực hải quân TQ tập trận ở biển Đông, có giới hạn thời gian và không gian.
Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014
Âu Dương Thệ - Thông điệp năm mới 2014: Nguyễn Tấn Dũng đóng đúng vai anh "treo đầu dê bán thịt chó“ !
![]() |
Ông Nguyễn Tấn Dũng (Hình: internet) |
Vào những ngày
cuối năm 2013 trong tư cách Thủ tướng ông Dũng đã có một số hành động ngoạn mục
khiến thiên hạ chú ý. Sau việc nhiều người khám phá ra trong sách giáo khoa VN
có in hình lưỡi bò của Trung quốc trên biển Đông gây bất mãn lớn trong dư luận
các giới (LĐ 25.12.13), ngày 30. 12 Nguyễn Tấn Dũng vội vã gặp một số nhà khoa
bảng XHCN trong Hội Khoa học Lịch sử VN đã “ủng hộ đưa Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa” và còn tuyên bố rất cứng và khách quan khoa học: “Đấu tranh bảo vệ chủ quyền
là vấn đề khác, bằng các giải pháp hòa bình, còn lịch sử là lịch sử, sự thật là
sự thật”[i]
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013
Lược dịch: Âu Dương Thệ - Diễn văn của Tổng thống Đức J. Gauck ngày 23.5.13 tại Lễ kỉ niệm "150 năm đảng Xã hội Dân chủ Đức"
Lược dịch: Âu Dương Thệ
LGT DC&PT: Ngày 23.5 vừa qua đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD) đã tổ chức lễ kỉ niệm 150 năm ra đời (1863-2013) tại thành phố Leipzig, cái nôi của đảng này. Trên 1600 khách mời, trong đó có nhiều chính khách Đức, Âu châu và quốc tế, như Thủ tướng Đức A. Merkel, Tổng thống Đức J. Gauck, Tổng thống Pháp F. Hollande, Chủ tịch Quốc hội Âu châu M. Schulz…
Tổng thống Đức J. Gauck
Đảng Dân chủ Xã hội là đảng lâu đời nhất của Đức, từ một „Hội của những người lao động“ được thành lập ở Leipzig trước đây 150 năm đã trải qua nhiều thăng trầm. Từ một đảng giai cấp với các chủ trương cực đoan, nhưng những người có trách nhiệm trong đảng đã sớm nhận ra con đường thực tế trong đó Dân chủ và Xã hội là những yếu tố cơ bản để kiến tạo một xã hội nhân bản với công bằng, bình đẳng và hạnh phúc cho mọi công dân. Những biến động chính trị lớn ở Đức, Âu châu và quốc tế cũng đã được các người có trách nhiệm trong SPD sáng tạo ra những chương trình và kế hoạch phù hợp để đưa đảng và nước Đức vượt qua những khó khăn và trở thành một cường quốc kinh tế thứ 4 trên thế giới với chính trị ổn định, nhân dân hạnh phúc. Chế độ dân chủ đa nguyên hiện nay ở Đức đã có sức thuyết phục nhiều nước ở Đông Âu Cộng sản trước đây. Chính vì thế trong diễn văn chào mừng quan khách Chủ tịch đảng SPD S. Gabriel đã nói rằng, đảng SPD không coi các chính đảng khác ở Đức là kẻ thù mà chỉ là đối thủ chính trị, nghĩa là cùng tồn tại nhưng cạnh tranh trong chính trị. Từ sau Thế chiến 2 ngoài đảng SPD còn có đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (CDU) thay nhau cầm quyền ở Đức. Các Thủ tướng nổi tiếng của SPD là W. Brandt, H. Schmidt và G. Schröder.
Trong lễ kỉ niệm này Tổng thống Đức J. Gauck đã đọc một diễn văn quan trọng và đặc biệt. Tuy không thuộc một chính đảng nào, nhưng Tổng thống Gauck đã nhấn mạnh tới vai trò cần thiết và quan trọng của các chính đảng dân chủ trong một xã hội dân chủ đa nguyên. Ông ca ngợi sự sáng suốt và can đảm của SPD, nhưng đồng thời cũng lưu ý các chính đảng dân chủ phải luôn luôn thức tỉnh, biết nghe chỉ trích, can đảm tự phê bình và dám có những quyết định nhiều khi đau đớn cho đảng nhưng nếu nó có lợi cho nhân dân và đất nước. Ông gọi đó là tinh thần ý thức trách nhiệm của những người giữ trọng trách trong đảng.
Tổng thống J. Gauck đã đưa ra quan điểm thẳng thắn trên có lẽ bắt nguồn từ ngay con người của ông. Trước đây khi còn là Mục sư Tin lành ở Đông Đức Cộng sản, ông đã từng lên tiếng bênh vực những người chống đối chế độ toàn trị và sau đó tham gia „Diễn đàn mới“ của phong trào đòi dân chủ ở Đông Đức vào cuối thập niên 80. Sau khi Đức thống nhất ông là Giám đốc đầu tiên của trung tâm trữ liệu các tài liệu liên quan tới các hoạt động của Cơ quan An ninh mật vụ Đông Đức cũ. Đây là một bộ máy tương tự như cơ quan mật vụ KGP của cựu Liên xô, chuyên đàn áp và giam giữ những người khác chính kiến. Cùng với nhiều chính khách và cả các cựu tù chính trị ở Đông Âu, ông Gauck đã cùng kí tên trong „Tuyên ngôn về tội ác của chủ nghĩa Cộng sản“. Từ tháng 3. 2012 ông J. Gauck được bầu làm Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức.
Dưới đây là bản lược dịch diễn văn của Tổng thống J. Gauck tại lễ kỉ niệm 150 năm thành lập đảng Dân chủ Xã hội ngày 23.5.2013. Các phần trong […] là ghi chú bổ túc của người dịch.
Một dịp hiếm có và với niềm tự hào đã đưa chúng ta gặp nhau ngày hôm nay: Đảng Dân chủ Xã hội Đức kỷ niệm Sinh nhật 150 năm. Không có một chính đảng nào đã có thể tồn tại lâu như vậy, mặc dầu những đòi hỏi căn bản của nó đã và vẫn giữ nguyên tính thời sự: quyền tự do, công bằng xã hội và dự phần tham gia chính trị.
Đây là ngày kỉ niệm của chính đảng lâu đời nhất ở Đức. Nó cũng là một ngày hội của cuộc đấu tranh ở Âu châu cho Tự do và Dân chủ. Nó cũng là một lịch sử của những chiến thắng và thất bại, với những cuộc chiến tranh khủng khiếp và tàn bạo, cùng với nổi dậy và kháng cự. Đặc biệt với nhận thức rằng, các xã hội đều có thể thay đổi, dân chủ cũng đạt tới, nếu chúng ta biết những giá trị nào chúng ta muốn kiến tạo cho xã hội, hoặc bảo vệ và tranh đấu, và nếu chúng ta có đủ can đảm để vượt qua những trở ngại.
Có những lúc phải tự an ủi trước những cảm giác bất lực, như thế để hiểu cho chính mỗi người chúng ta và cả các chính đảng, và như thế cũng để biết nắm bắt những diễn biến mới. Nhiều nam nữ đảng viên Dân chủ Xã hội cũng đã từng trải qua như thế trong quyết tâm hành động trong quá khứ đầy biến động của đảng mình. Họ đã xả thân cho niềm tin của mình: Vì sự thăng tiến, sự công nhận của xã hội và sự tồn tại của chính mình. Nhiều người đã hi sinh cả cuộc sống của họ.
Đây là di chúc để lại của những người dũng cảm, vì vậy không nên coi dịp kỷ niệm này chỉ là „nơi tưởng niệm“. Chúng ta hãy tự vấn về những nhiệm vụ tương lai của chúng ta, chúng ta tự hỏi, trong bối cảnh của ngày hôm nay thì cụm từ „Tiến lên“ [Một trong những khẩu hiệu chính của SPD trong suốt 150 năm qua] thời trước đây còn có ý nghĩa như thế nào?
Xin Quí vị hãy để tôi bắt đầu vào năm 1863, với đói nghèo và bóc lột, trong điều kiện làm việc khi ấy, như chúng ta biết hiện nay chỉ có trong một số nước đang phát triển và chúng ta đang chỉ trích. Nhưng đó chính là cuộc sống thê thảm hàng ngày của hàng triệu người Đức khi ấy. Nên có phản ứng ra sao trước tình hình này để tạo nên sức mạnh phản kháng?: Nên có cuộc nổi dậy, rồi cách mạng và thiết lập một chế độ mới cho những người từng là bị trị? Đó có thể là một chọn lựa dễ hiểu. Nhưng Ferdinand Lassalle [Chủ tịch đảng đầu tiên của SPD], người đã từng trải qua cuộc cách mạng năm 1848 ở tỉnh Rhein, tìm ra một câu trả lời để đối phó với nghèo đói và thiếu tự do. Chúng ta nghe giải pháp của ông - Thay đổi xã hội thông qua giải phóng chính trị với sự tham gia của đông đảo quần chúng. Trong đó đi đầu phải là giáo dục, cưỡng bách học đường với mọi người, các tổ chức huấn nghệ cho người lao động để tạo cơ hội thăng tiến nhờ kiến thức. Như thế sự giải phóng được thực hiện thông qua cách giành quyền một cách chắc chắn và thông qua cả bằng việc tự trao quyền - . Đây là phương pháp mang tính cách mạng trước đây 150 năm, nhưng nó vẫn còn nguyên giá trị cho ngày nay.
Tất nhiên trong giai đoạn thành lập đảng Dân chủ Xã hội thì cuộc đấu tranh cho quyền bình đẳng của người lao động bị áp bức được xếp hàng đầu. Chương trình Eisenach năm 1869 đặt trọng tâm vào bầu cử tự do, phổ quát và bình đẳng, không phân biệt nguồn gốc của cử tri, việc cấm lao động trẻ em và sự độc lập của tòa án.
Trong cuộc đấu tranh nội bộ lâu dài của đảng lập trường chung đã đạt được là, không thiết lập ưu dãi giai cấp, bất bình đẳng không nên thay thế bằng bất bình đẳng mới. Eduard Bernstein, lí thuyết gia quan trọng và lâu của SPD, gọi Dân chủ sau 35 năm thành lập đảng của Lassalle là "phương tiện và mục tiêu cùng là một." Đối với tôi, sự hiểu biết chính trị mới này thực sự là một trong những thành tích lịch sử lớn nhất của đảng ông. Chính đảng Dân chủ Xã hội đã biết kết hợp sớm, nhanh chóng và mạnh mẽ một phần quan trọng của lực lượng công nhân và phong trào xã hội chủ nghĩa ở Đức với dân chủ. Cũng chính SPD đã dựa trên cải cách chứ không phải là cách mạng. Và cũng chính SPD đã kiên tâm và cuối cũng đã thành công vạch ra con đường đấu tranh chiếm được đa số, từng bước cải thiện cuộc sống của người dân một cách cụ thể, chứ không đưa ra những mục tiêu không tưởng xa vời.
Phong trào Cộng sản Thế giới đã quyết định khác - nhưng tất yếu đã dẫn tới những hậu quả khốc hại. Nó tạo ra một giai cấp mới của những người cai trị để thay thế giai cấp cũ nay không còn quyền lực. Ở đó những người lao động uổng công chờ đợi tự do, công bằng xã hội và hạnh phúc!
Chính vì vậy ngày nay chúng ta càng thấy cần vinh danh các phương pháp cải cách của đảng Dân chủ Xã hội. Chúng ta cảm ơn họ nhiều thứ, đặc biệt về đạo luật bảo vệ lao động lần đầu tiên và quyền bầu cử của phụ nữ. Nền dân chủ đầu tiên của Đức, Cộng hòa Weimar, có lẽ đã không thành hình nếu những đảng viên Dân chủ Xã hội dưới sự lãnh đạo của Friedrich Ebert và Philipp Scheidemann không đủ can đảm hợp tác chính trị với các lực lượng ôn hòa của các chính đảng tư sản. Đặc biệt là các đảng viên Dân chủ Xã hội đã từ lâu dũng cảm bảo vệ nền dân chủ này hơn hầu hết những người Dân chủ khác. Những đảng viên Dân chủ Xã hội đã giữ vững lí tưởng tự do, công bằng, đoàn kết và quyết tâm chống lại những ai đi ngược với tự do và cổ võ chiến tranh.
Không thể nào quên diễn văn của Otto Wels ngày 23.3.1933, khi Đức quốc xã đã cầm tù nhiều người đối lập và buộc phải di cư. „Người ta có thể tước tự do và sinh mạng của chúng tôi, nhưng không thể tước đoạt được danh dự của chúng tôi“: Đó là - như Peter Struck từng miêu tả - „Bài phát biểu dũng cảm nhất đã được tuyên bố trong Quốc hội Đức.“
Chúng ta muốn lưu ý việc này. Vào thời điểm đó 94 đại biểu Quốc hội của SPD đã bỏ phiếu chống Đạo luật gọi là „Trao toàn quyền“ không chỉ cứu danh dự của chính họ, nhưng còn cứu danh dự cho cả nền dân chủ đầu tiên của Đức. Họ đã cống hiến cho chúng ta - tất cả người Đức - một phần của lịch sử dân chủ can trường, đối nghịch với tội lỗi và xấu hổ. Đây là một kinh nghiệm quý báu cho thấy, mọi người thậm chí có thể trung thành với các giá trị của họ, nếu một khi họ bị chế nhạo, bị làm nhục và bị ngược đãi. Ngày hôm nay chúng ta chân thành cảm ơn sự dũng cảm của họ.
Trong số những người này có Kurt Schumacher, một trong những đại biểu Quốc hội đã chống lại cái gọi là "Đạo luật trao toàn quyền". Sau mười năm tù trong trại tập trung, sau chiến tranh [Thế chiến 2] ông đã chống lại việc đòi những người Dân chủ Xã hội cùng với những người Cộng sản đứng chung trong một đảng những người lao động. Vì ông đã nhận ra rằng, Đảng Cộng sản Đức - lời của ông - "không phải là một đảng giai cấp của Đức, nhưng là một đảng của nước ngoài". Ở Đông Đức một SPD tự chủ thực sự mới có thể tái xuất hiện từ sau năm 1989. Tôi vô cùng biết ơn việc này.
Ngược lại, ở Tây Đức SPD cùng với những người bảo thủ và tự do đã nắm phần quyết định trong việc đảm bảo rằng, Cộng hòa Liên bang Đức trở thành Nhà nước liên bang hoạt động hữu hiệu, hợp pháp, "dân chủ và xã hội" - theo như qui định của Hiến pháp chúng ta, một văn kiện, như tất cả chúng ta biết, cũng được khai sinh vào ngày 23.5.
Vào những ngày như hôm nay chúng ta cần ý thức rằng, nền dân chủ của chúng ta khá ổn định, nhưng đôi khi cũng giao động như chuyện của các cánh trong các chính đảng. SPD không thể chỉ nhìn lại những truyền thống lâu đời nhất của những đảng ở Đức. Nó cũng đã phải trải qua thay đổi nội bộ sâu sắc nhất. Vì SPD hôm nay thực sự không còn là đảng của giai cấp nữa. Nó đã phát triển trong quá trình học tập lâu dài và khó khăn để trở thành một đảng của đại chúng. Chương trình Godesberg năm 1959 đã minh chứng, củng cố và thúc đẩy sự thay đổi này.
Các thành quả của SPD ở Cộng hòa Liên bang Đức hiện ra trước mắt chúng ta. Tôi đơn cử cuộc cải cách xã hội của những năm 70 dưới thời Willy Brandt, tôi đơn cử giai đoạn đầu nhiều sáng tạo của Ostpolitik [Chính sách hướng Đông – „sách lược tiếp cận để thay đổi“ các chế độ toàn trị ở Liên xô và Đông Âu], nó tạo cơ hội mở cửa với Đông Đức và các nước láng giềng khác ở Đông Âu và nhờ đó Bức màn sắt đã bị tan vỡ.
Bộ phim [chiếu trong buổi lễ này] cũng đã cho chúng ta thấy ảnh hưởng của các Thủ tướng Helmut Schmidt và Gerhard Schröder, cả hai vị đều có mặt hôm nay cùng với chúng ta. Thành công của SPD tạo dựng cho Cộng hòa Liên bang Đức gắn bó chặt chẽ với thời kì đảng này cầm quyền.
Trọng tâm của vấn đề Dân chủ Xã hội vẫn tồn tại nguyên vẹn trong 150 năm: xã hội đoàn kết, trong đó dân chủ không ngừng được nâng cao. Nhưng trong thế giới thay đổi của ngày hôm nay, nó tạo ra những thách đố mới cho SPD cũng như cho tất cả các chính đảng khác. Trong đó bao gồm trung tâm là, các chính đảng luôn luôn phải là một phần của xã hội công dân dấn thân và sau đó có thể tạo những sự liên kết đáng tin cậy cho một kế hoạch chính trị toàn diện.
Nhiệm vụ không hề dễ dàng, bởi vì trong những năm gần đây chúng ta đã thấy nhiều phong trào phản đối mang tính cực đoan hơn cả của các chính đảng đại chúng - thường tập trung chỉ vào một vấn đề - cũng có thể trở thành đối thủ của các chính đảng. Các phong trào phản đối này đã cho thấy, ý chí của nhiều công dân muốn có tiếng nói của mình. Tôi hoan nghênh và ủng hộ việc này. Các chính đảng không nên sợ hãi trước sự kiện này, trái lại nên hiểu các hình thức tham gia như thế có thể coi như là một hệ thống cảnh báo sớm để các chính đảng luôn luôn thích ứng với tình hình. Đồng thời các hình thức tham gia mới cũng cần cho chính ngay cả các chính đảng, để từ đó những sự thôi thúc của nó giúp tìm ra hướng đi cho sinh hoạt hàng ngày của một nền dân chủ đại nghị. Tóm lại: Những phương thức tham gia mới là một bổ sung quan trọng, nhưng nó không thể thay thế cho nền dân chủ đại nghị.
Chúng ta hãy nhìn vào đó một lần nữa – việc này trở nên rõ ràng trong vấn đề: Các nhóm công dân đại diện quyền lợi – phần lớn là chính đáng- chỉ cho một thành phần, trong khi ấy các đảng chính trị lại phải hướng tới bao quát hơn để giữ được cái nhìn toàn diện. Đôi khi các chính đảng đã thành công thậm chí dám thử thách cả cử tri của mình xuyên qua các quyết định ngược với đường lối hiện nay hoặc trái với quyền lợi ngắn hạn của đảng. Tôi hiểu, những việc như thế thường không được ưa thích trong một đảng. Nhưng chúng ta đã chứng nghiệm: Chính những quyết định như vậy nhiều khi lại là những quyết định có tinh thần trách nhiệm cho toàn bộ đất nước!
Hôm nay tôi xin chúc mừng SPD nhân dịp 150 năm ra đời. Tôi nói lời cảm ơn và đánh giá cao tất cả những người đã chiến đấu trong 150 năm cho tự do, công bằng và đoàn kết và nhờ đó đã cải thiện cuộc sống của hàng triệu người.
Tôi kết nối sự cám ơn với SPD cùng với sự đánh giá cao của tôi tới tất cả những ai đang hoạt động trong các đảng dân chủ vì lợi ích chung của chúng ta - cho dù trong các hội địa phương hoặc trong bình diện chính trị châu Âu, cho dù tình nguyện hoặc làm toàn thời gian. Việc đóng góp của họ góp phần vào sự thành công của nền dân chủ của chúng ta. Đó là lý do tại sao tôi chúc mừng tất cả chúng ta – vì rằng, chúng ta có các chính đảng dân chủ. Các chính đảng này cũng như con người có thiếu sót và không hoàn hảo và do đó nên biết học tập, biết nghe các chỉ trích và tự phê bình. Các đảng dân chủ của chúng ta đã luôn luôn rất cần thiết cho sinh hoạt dân chủ của chúng ta và nó cũng sẽ không thể thiếu trong tương lai. Trong ý nghĩa này: Chân thành chúc mừng ngày Sinh nhật!
28.5.13
________________________________________
Hiệp Hội Dân Chủ và Phát Triển Việt Nam
Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013
Âu Dương Thệ - Ca tụng Tập Cận Bình và im lặng trước việc Bắc kinh bắn ngư dân:Đấy là đỉnh cao đạo đức của NguyễnPhú Trọng?
Âu Dương Thệ
Đài Bắc kinh ngày 27.3 cho biết, sáng 20.3 hải quân Trung quốc đã truy đuổi 4 tầu đánh cá của ngư dân VN và bắn một tầu của ngư dân VN đang đánh cá trên biển Đông gần quần đảo Hoàng sa do Trung quốc chiếm đóng của VN từ 1974. Trong nhiều ngày những người cầm đầu CSVN–từ Tổng bí thư kiêm Bí thư quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tới Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã im lặng, một sự im lặng lạ lùng! Mãi tới ngày 24.3 tờ Tiền phong mới đưa tin, nhưng chỉ vài giờ sau đã phải gỡ xuống. Mãi tới ngày 25.3 bộ Ngoại giao VN mới lên tiếng phản đối và xác nhận tầu đánh cá của ngư dân VN đã bị „tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin“ (1)! Ngay sau đó Bắc kinh đã nói trắng là: ”Tàu chiến của Hải quân Trung quốc xua đuổi tàu thuyền đi vào lãnh hải Trung quốc phi pháp, giữ gìn chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển quốc gia là hoàn toàn chính đáng.” (2)
Nguyễn Phú Trọng
Nhưng giữa khi ấy, một ngày (21.3) sau khi hải quân Trung quốc bắn vào ngư dân VN thì Nguyễn Phú Trọng lại vẫn điện đàm thân mật trực tiếp chúc mừng tân Chủ tịch nước và Tổng bí thư Tập Cận Bình nhân dịp ông này được bầu làm Chủ tịch nước Trung quốc. Sau những lời ca ngợi ĐCS Trung quốc và chúc Tập Cận Bình ”đưa Trung quốc tới thắng lợi“, ông Trọng đã đã thề với Tập Cận Bình là,“Đảng và Chính phủ Việt Nam coi trọng cao tình hữu nghị truyền thống Việt – Trung”. Tuyệt đối không có một lời nào Nguyễn Phú Trọng phê bình hành động sai trái và tàn bạo của Bắc kinh. Trong cuộc điện đàm Tập Cận Bình đã đáp lại rất kịch cỡm là “quan hệ Trung – Việt phát triển lành mạnh và ổn định”, chủ trương “giữ gìn hòa bình của khu vực” và “thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung – Việt phát triển ổn định và lành mạnh.“ (3)
Đối với các quan sát viên chính trị thì những sự kiện quan trọng trên đây cần phải nhận định và giải thích như thế nào về tình hình nội bộ trung ương ĐCSVN, đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng và mối quan hệ Việt-Trung hiện nay?
Có một số trường hợp phải được đặt ra để tìm hiểu:
1. Nguyễn Phú Trọng đã không được thông tin kịp thời và đầy đủ việc sáng ngày 20.3 các tầu hải quân Trung quốc đã truy đuổi và bắn cháy tầu của ngư dân VN. Trong trường hợp này thì Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh và các cơ quan an ninh đối ngoại đã không thông tin cho ông Trọng, mặc dầu ông là Bí thư Quân ủy Trung ương, tức là Tổng tư lệnh quân đội VN. Như vậy phải hiểu là uy tín của ông Trọng đã mất trong nhóm lãnh đạo. Trong điều kiện hiện nay giả thuyết này khó có thể xẩy ra.
2. Nguyễn Phú Trọng đã được thông tin đầy đủ biến cố sáng ngày 20.3 nhưng ông vẫn giữ kín, đồng thời còn ra lệnh không cho phép các báo và đài tường thuật kịp thời và đầy đủ cho nhân dân VN và dư luận quốc tế về hành động cực kì ngang ngược và tàn ác với ngư dân VN của nhà cầm quyền Bắc kinh. Ông Trọng làm như vậy chỉ vì muốn giữ cuộc điện đàm ngày hôm sau (21.3) với Tập Cận Bình. Như đã trình bày ở phần trên, trong cuộc điện đàm này, mặc dù vẫn nói là trong tinh thần „đồng chí“ và „anh em“ nhưng Nguyễn Phú Trọng đã không dám phê bình những hành động vô cùng sai trái và tàn bạo của hải quân Trung quốc. Không nhưng thế, ông Trọng lại chỉ thề là, “Đảng và Chính phủ Việt Nam coi trọng cao tình hữu nghị truyền thống Việt – Trung”. Trong trường hợp này, ông Trọng đã chứng tỏ thái độ cúi đầu quị lụy với Bắc kinh. Không những thế Nguyễn Phú Trọng đã lạm dụng quyền lực để cấm đoán các cơ quan của Đảng và Nhà nước thông tin nhanh chóng và trung thực, như vậy là cố tình đánh lừa nhân dân VN và dư luận thế giới trước hành động cực kì sai trái và bạo ngược của Bắc kinh. Như vậy Nguyễn Phú Trọng đã không thực hiện đúng trách nhiệm của Tổng bí thư và Bí thư Quân ủy Trung ương!
Hãy hình dung một biến cố: Người hàng xóm đã đánh đập tàn nhẫn con cái mình, nhưng người cha vẫn mở miệng ca tụng ông hàng xóm là „làng giềng thân thiện“. Khi đó phải đặt lại tư cách và trách nhiệm của người cha!
***
Tuy mới chỉ hơn hai năm làm Tổng bí thư ông Trọng đã để lại nhiều dấu ấn rất đặc biệt:
Đối với Bắc kinh: Sau chuyến thăm Trung quốc với tư cách Tổng bí thư (10.2011) Nguyễn Phú Trọng đã nhượng bộ Bắc kinh thỏa thuận giải quyết tranh chấp giữa hai nước trên nguyên tắc song phương giữa hai bên. Chính nhượng bộ sai lầm này của Nguyễn Phú Trọng đã mở đường cho chế độ Bắc kinh ngang ngược theo sách lược được đằng chân lân đằng đầu. Họ đã thiết lập quận huyện hành chánh trên hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa của VN, tăng cường hải quân và mở các cuộc tập trận, đồng thời còn tàn bạo săn đuổi và bắn vào các tầu đánh cá của ngư dân VN. Từ khi nắm quyền Tập Cận Bình đã giương cao khẩu hiệu „Thực hiện giấc mơ vĩ đại của Trung quốc“, nghĩa là làm sống dậy chủ nghĩa bá quyền theo kiểu Thiên triều đối với các thuộc quốc lân bang như vài thế kỉ trước đây! (4)
Nguyễn Phú Trọng đã thất bại trong việc chống tham nhũng, một tệ trạng rất nhức nhối trong toàn bộ xã hội VN, khi bất lực không đẩy được Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi chức Thủ tướng tại Hội nghị Trung ương 6 (10.2012). Trong Đảng và ngoài xã hội đều biết rất rõ, suốt hơn 6 năm làm Thủ tướng, Nguyễn Tấn Dũng đã sai lầm và thất bại nghiêm trọng trong kinh tế tài chánh, nhất là lãnh vực Kinh tế Nhà nước, làm thua lỗ và thất thoát hàng trăm ngàn tỉ đồng tiền thuế của nhân dân. Trong khi ấy Nguyễn Tấn Dũng vẫn chỉ lo thu vén cho gia đình và vây cánh theo tiêu chí „lợi ích nhóm“ đặt trên quyền lợi chung từ trong trung ương tới các địa phương. Hiện nay phe cánh của Nguyễn Tấn Dũng đã lấn lướt và qua mặt cả trong Bộ chính trị lẫn Trung ương đảng. (5)
Hiện nay Nguyễn Phú Trọng còn đang hồ hởi tung ra chiêu bài sửa đổi Hiến pháp xuyên qua Dự thảo Hiến pháp 1992 và giả bộ kêu gọi nhân dân đóng góp ý kiến với tiêu đề „không cấm kị“ cả những ý kiến trái chiều. Nhiều trí thức, nhân sĩ, nhà báo, thanh niên, các tôn giáo và cả những đảng viên tiến bộ đã nhiệt tâm đóng góp ý kiến với mục tiêu xây dựng một đất nước dân chủ, văn minh và phú cường. Họ đã tố cáo ý đồ giả dối tìm cách đánh lừa nhân dân trong việc sửa đổi Hiến pháp. Vì nội dung Dự thảo Hiến pháp sửa đổi hầu như giống hệt Hiến pháp phản dân chủ 1992. Như Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp hầu như vẫn giữ nguyên tiếp tục để ĐCS độc quyền trong mọi lãnh vực của xã hội, quân đội vẫn phải trung thành với Đảng thay vì trung thành với tổ quốc và nhân dân và đất đai vẫn là quyền sở hữu của Nhà nước…Chỉ trong vòng ít tuần lễ đã có hàng chục ngàn người kí tên ủng hộ các „Tuyên bố“ và „Kiến nghị“. Nguyễn Phú Trọng đã không cám ơn những sự đóng góp chân thành này, ngược lại đã lo sợ, lúng túng và bộc lộ tư cách rất phản động, cao ngạo kết án và phê phán rất ngang ngược là „suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống“ và ra lệnh cho cấp dưới phải ra tay „xử lí“ (6), nghĩa là mở phong trào bôi nhọ, đe dọa và cưỡng ép viết bài hay trả lời trong các báo đài tỏ ý ăn năn.
***
Ông Trọng cần phải nhận thức sớm một sự thực không ai có thể phủ nhận được là, trong thời đại toàn cầu hóa và thông tin điện tử thì chủ trương một vài người suy nghĩ cho tất cả mọi người đã vĩnh viễn đi qua rồi. Ngày nay mọi hành động sai lầm và đàn áp nhân dân bất cứ ở đâu chỉ trong vài giây sẽ được truyền đi khắp thế giới và tạo ra phản ứng và thái độ đồng loạt, không có cách nào có thể bưng bít được và tạo ra sức mạnh của quần chúng khó liệu được!
Nhiều trí thức, nhân sĩ, nhà báo, thanh niên và cả những đảng viên tiến bộ biết quí lòng tự trọng đang thấy rất rõ thái độ rất ngạo mạn quyền lực của Ông đối với nhân dân, nhưng lại rất quị lụy hèn nhát với kẻ thù của dân tộc. Chính những việc làm của Ông đang tự phơi bày sự sa đọa của quyền lực, sự suy thoái đạo đức của người có quyền lực! Chính Ông đã bộc lộ tư cách cực kì phản động khi kết án những đóng góp chân thành của các giới là „suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống“, trong khi đó Ông lại coi sự cúi đầu quị lụy Bắc kinh là chính đáng, là „đỉnh cao đạo đức“!
Ông Trọng nên biết rằng, khi các tầng lớp nhân dân ý thức được quyền chính đáng của mình và biết rõ được tâm địa tồi tệ của người cầm quyền thì khi đó tương lai của bạo quyền chắc chắn không còn xa!
Ghi chú:
1.Cộng sản điện tử 25.3
2. Đài Bắc kinh 27.3
3. Đài Bắc kinh 22.3, Cộng sản 21.3
4. và 5. Xem cùng tác giả „Hai năm làm Tổng bí thư (1.2011 – 1.2013) Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu?“, http://dcpt.org/thoisu/baithoisu2013/adt1.htm
6. BBC 26.2
Thứ Sáu, 8 tháng 2, 2013
Âu Dương Thệ - Hai năm làm Tổng bí thư (1.2011 – 1. 2013) Nguyễn Phú Trọng đang đưa chế độ và đất nước đi về đâu?
(Tiếp theo phần I - Đối ngoại: Lẫn lộn giữa bạn và thù
và
phần II - Nội
bộ phe cầm quyền: Nguyễn Phú Trọng chủ quan khinh địch
nên Nguyễn Tấn Dũng vẫn giữ ghế Thủ tướng)
Âu
Dương Thệ
III. Nội
trị / Đối với dân: Đàn áp trí thức,
thanh
niên và coi thường nhân dân
- Duy trì chế độ công hữu đất đai tạo bất công cho nông dân, dung túng bọn tham quan và tư sản đỏ!
- Bắt Quốc hội ra Luật chống tham nhũng mới nửa người nửa ngợm, vô trách nhiệm!
- Sửa đổi Hiến pháp: Ông Trọng lập xong cũi rồi mới để Quốc hội bàn!
- Nguyễn Phú Trọng đã ngồi nhầm ghế và nhầm thời gian!
Trong một nước
dân chủ các chính đảng đóng vai trò quan trọng như các
kiến trúc sư hay kĩ sư. Nhưng nó cũng chỉ là một trong
nhiều thành phần khác của xã hội, nó không tuyệt đối
và không có quyền đứng trên tất cả. Nếu chính đảng
cầm quyền không giải quyết thỏa đáng những khó khăn
của đất nước và các chờ đợi của người dân thì
lập tức họ bị các chính đảng đối lập tố cáo,
quốc hội có thực quyền kiểm tra. Quan trọng khác nữa
là, trong các xã hội dân chủ đa nguyên này người dân,
báo chí và các tổ chức độc lập khác có thể theo dõi
thường xuyên các hoạt động, chính sách của các chính
đảng để đánh giá khả năng và tư cách của người
lãnh đạo. Trên các cơ sở này các công dân và tổ chức
có thể tiếp tục ủng hộ hay tẩy chay đảng cầm quyền
qua các cuộc bầu cử định kì dân chủ tự do. Sự nắm
quyền hay mất quyền của một chính đảng tùy thuộc hai
phía, cả chính đảng lẫn người dân. Thuận dân thì giữ
quyền, nghịch dân thì mất quyền. Lòng dân ý đảng luôn
luôn bị (được) thử thách và kiểm chứng qua các cuộc
bầu cử định kì.
Chính
vì người dân và các tổ chức trong xã hội biết rằng,
họ có quyền tiếp tục ủng hộ hay truất phế một đảng
cầm quyền trong các cuộc bầu cử và vì thế chính quyền
của một đảng chỉ tồn tại trong một thời gian nhất
định. Cho nên trong các xã hội này thường xuyên thay đổi
trong ổn định thực sự, tránh được các xung đột bạo
lực. Chính sự ổn định chính trị là điều kiện để
xã hội cùng tiến lên. Nhưng
sự ổn định ở đây không ở thế tĩnh, ổn định
chết, không có gì thay đổi tốt đẹp từ năm này sang
năm khác.
Trái
lại sự ổn định trong các xã hội dân chủ đa nguyên
diễn ra trong sinh động, cạnh tranh, sáng tạo, bình đẳng
và công khai không chỉ giữa các chính đảng mà còn giữa
các chính đảng với các đoàn thể khác trên cơ sở hiến
pháp và luật pháp. Nhờ đó đưa đất nước năng động,
phát triển đều đặn, cuộc sống của người dân được
cải thiện liên tục, các quyền tự do dân chủ căn bản
của người dân được bảo vệ triệt để…
Trong
một cơ chế chính trị sinh động như vậy, nên những
người cầm đầu các chính đảng luôn luôn phải hiểu
rõ những bức xúc của dân, phải cân nhắc các mục
tiêu, chủ trương cùng chính sách;
đồng thời họ còn phải chứng tỏ tư cách đạo đức
và khả năng lãnh đạo để tạo uy tín. Vì thành công
hay thất bại của họ là tùy sự tín nhiệm của các
công dân trong các cuộc bỏ phiếu. Cho nên họ không thể
xa dân và lại càng không thể cưỡi đầu cưỡi cổ nhân
dân được.
Còn
ở VN hiện nay thì ra sao? ĐCS VN đang nắm độc quyền và
tự nhận là chính quyền của dân, do dân và vì dân. Nhóm
cầm đầu lại trịnh trọng vừa cho tổ chức lễ kỉ
niệm 83 năm thành lập Đảng theo cấp Nhà nước. Nhưng
những bức xúc hàng ngày của người dân, những lo lắng
và bất bình của người dân có được họ quan tâm thực
sự và giải quyết tốt đẹp không? Họ biết lắng nghe
những lời phê bình, hay lại tìm mọi cách vùi dập và
đàn áp những ai dám phản đối? Họ
vẫn đòi hỏi và dọa nạt, phải giữ ổn định chính
trị thì mới có phát triển. Nhưng ổn định họ mong là
ổn định nào, tĩnh hay động, để mọi người cùng
chung trí, chung lòng, chung sức; hay ổn định bằng cách
bịt miệng, bịt mắt và bịt tai mọi người dân để
chỉ một vài người suy nghĩ và quyết định thay cho tất
cả …?
Những
vấn nạn của đất nước, những bức xúc của nhân dân
đã được đặt lên bàn từ nhiều năm qua. Nhân dân đã
lên tiếng và Đảng đã xác nhận. Đó là: Sự đe dọa
của phương Bắc, chế độ đất đai bất công và tù mù,
Hiến pháp và luật pháp rất phản động đã bất cập
với thời đại, guồng máy công quyền đã bị bọn tham
quan thao túng... Nhưng
từ khi làm Tổng bí thư hai năm nay, Nguyễn Phú Trọng đã
biết lắng nghe lòng
dân,
hay vẫn chỉ làm theo ý
riêng chủ quan
của mình, thậm chí còn tìm cách chụp mũ và đàn áp
những công dân chính trực, can đảm, kể cả những đảng
viên tiến bộ? Lòng dân và ý muốn của người cầm đầu
chế độ toàn trị có đồng nhất hay đi ngược chiều
nhau?
Trong
loạt bài ba phần về hai năm làm Tổng
bí thư của Nguyễn Phú Trọng (đã phổ biến vào 19. và
25.1.13)), phần I đã phân tích về chính sách đối với
bên ngoài (đặc biệt với Bắc kinh), phần II chính sách
trong nội bộ Đảng. Phần III sẽ trình bày về thái độ
và chính sách của ông Trọng đối với nhân dân. Trong đó
sẽ đối chiếu các chính sách về đất đai, sửa Hiến
pháp và chống tham nhũng của ông Trọng trong hai năm làm
Tổng bí thư với những đòi hỏi và mong đợi của nhân
dân trong nhiều giới, đi đầu là các trí thức, chuyên
viên, thanh niên và cả những đảng viên tiến bộ.
Duy trì chế độ
công hữu đất đai tạo bất công cho nông dân,
dung túng bọn
tham quan và tư sản đỏ!
Trong
các Hội nghị Trung ương ông Trọng đã nhìn nhận và cả
các bản báo cáo của các cơ quan đảng và chính quyền
đều xác nhận, tới nay gần 70 % hàng chục ngàn các vụ
khiếu kiện của nông dân đều liên quan tới tranh chấp
đất đai giữa nông dân và chính quyền các cấp. Sự bất
bình của nhân dân tập trung trong các quyết định tịch
thu đất đai rất tùy tiện của các cơ quan nhà nước,
bồi thường rất bất công và thiệt thòi cho nông dân,
nhưng chỉ lợi cho những công ti địa ốc và các công ti
nước ngoài. Đặc biệt tận dụng chủ trương của Đảng
coi đất
đai là “sở hữu công do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý“,
nên các cán bộ có máu mặt đã lợi dụng quyền lực để
đầu cơ trục lợi đất đai làm giầu bất chính rất
nhanh cho bản thân, gia đình và vây cánh. Hầu hết các vụ
này đều có sự toa rập và thao túng của các cán bộ
chủ chốt ở địa phương và trung ương. Trong những năm
qua tuy bị công an đàn áp tàn nhẫn, nhưng nhiều vụ biểu
tình của đông đảo nhân dân đã diễn ra ngay tại Sài
gòn và Hà nội với những mức độ cương quyết hơn.
Trong
năm 2012 đã nổ ra liên tiếp nhiều vụ, trong đó hai vụ
tranh chấp đất đai gây xúc động sâu xa trong nhiều giới
và cả dư luận quốc tế. Đó là vụ Tiên lãng/Hải
phòng vào dịp Tết và vụ Văn giang ngay cạnh Hà nội vào
cuối tháng 4. Tại Tiên lãng, thành ủy Hải phòng đã ra
lệnh cho hàng trăm công an vũ trang bao vây, tấn công vào
các anh em Đoàn Văn Vươn, phá nhà và tịch thu đầm nuôi
cá trên thửa đất canh tác hợp pháp. Giám đốc công an
Hải phòng Đại tá Đỗ Hữu Ca đã vênh váo khen cuộc
đàn áp dân do ông chỉ huy là “hiệp
đồng tác chiến cực kỳ hay” “có thể viết thành
sách”.(i)
Uất
ức trước sự cưỡng bức bất công của nhà cầm quyền
nên anh em ông Vươn đã buộc lòng phải bắn trả lại.
Khi ấy Nguyễn Tấn Dũng hứa trừng trị nghiêm khắc các
viên chức có trách nhiệm. Nhưng cũng như nhiều vụ khác
bắt con tép thả con cá sộp, tới nay chỉ vài cán bộ
cấp dưới bị kỉ luật, còn Bí thư thành ủy cho tới
Giám đốc Công an Hải phòng vẫn bình chân như vại,
nhưng các nạn nhân thì lại sắp sửa bị các hình phạt
nặng nề! (ii)
Trong
vụ Văn giang vào cuối tháng 4.12 hàng ngàn công an Hưng
yên và Hà nội được trang bị vũ trang đầy mình cùng
với cả chó săn nghiệp vụ đã ngăn cản và đàn áp
mấy trăm nông dân biểu tình tay không phản đối không
chịu giao đất đai bị tịch thu vì trả giá rẻ như bèo
cho dự án Ecopark thuộc công ti địa ốc “đầu
tư và phát triển Việt Hưng“
với số vốn cả tỉ USD và được sự đỡ đầu của
nhiều đại quan. Trong
khi người nông dân Văn giang chỉ được “đền
bù”
135.000 đồng/m2 (6 USD/ m2) thì “giá
căn hộ tại dự án này được rao bán với giá trên dưới
20 triệu đồng/m2 (1000-2000 USD/m2) và giá bán biệt thự,
nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/ m2“ .(iii)
Chính
vì thế 166 hộ nông dân Văn giang đã cương quyết không
nhận tiền đền bù rẻ như bèo này. Nên nhà cầm quyền
đã sử dụng cả lực lượng công an lớn tiến hành
cưỡng chế 5,8 ha còn lại thuộc 166 hộ để giao cho
Ecopark.
Trước
đó không lâu, trong năm 2011 các đại gia Ecopark còn lobby
mời và chiêu đãi đặc biệt nhiều đại quan như Đại
tướng Phùng Quang Thanh, ủy viên Bộ chính trị và bộ
trưởng Quốc phòng, Trương Vĩnh Trọng, khi ấy đang là
ủy viên Bộ chính trị, Phó Thủ tướng và Phó Trưởng
ban chỉ đạo Trung ương phòng chống tham nhũng và Nguyễn
Hồng Quân lúc đó là Bộ trưởng Xây dựng.(iv)
Họ dùng thế lực của các đại quan này để gây áp lực
với nhà cầm quyền Hà nội và Hưng yên phải tiến hành
nhanh các biện pháp cưỡng chế nông dân. Không những
thế, theo gương của Nguyễn Phú Trọng vẽ ra một „Thiên
đàng“
cho
nhân dân VN trong Cương lĩnh chính trị 2011, các đại gia
Ecopark cũng tô lên một paradyse – cực lạc cho nông dân
Văn giang:
„Khi
trở thành đô thị loại IV thì căn bản người dân Văn
Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang
sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại;
từ người dân nông thôn trở thành người dân đô
thị.“(v)
Chia
sẻ với những nỗi uất ức và thua thiệt của nông dân
và công phẫn trước cảnh đàn áp tàn bạo của nhà cầm
quyền, nên ngày 1.5.2012 nhiều trí thức, chuyên viên tên
tuổi, trong đó có cả nhiều cán bộ trung cao cấp đã ra
„Tuyên
bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất đai Văn giang
bằng võ lực“
tố
cáo trước dư luận trong nước và quốc tế về sự bất
công và tội ác của chế độ:
„Những
hình ảnh lan truyền khắp thế giới đã khiến tất cả
những ai có Lương Tri Con Người phải phẫn nộ. Những
kẻ vũ trang tận răng xông vào đe dọa bằng tiếng nổ
và đánh đập vài người nông dân yếu ớt. Những tiếng
khóc la của đàn bà, con trẻ làm đau nhói tim người.
Những mảnh xương cốt cha ông bị máy ủi xới bật lên
trên cánh đồng xanh tốt phút chốc tan hoang để lại một
ấn tượng chua xót và tủi nhục. Đó là những tội ác
Trời không dung, Đất không tha.“ (vi)
Chỉ
trong vòng một tuần lễ đã có gần 3000 người kí tên
ủng hộ Tuyên bố trên. Trong dịp này cụ Lê Hiền Đức,
một phụ nữ được Giải thưởng Liêm chính năm 2007 của
Tổ chức Minh bạch Quốc tế, dù đã trên 80 tuổi cũng
đã can thảm tham gia đứng về phía những người nông
dân VN bị đàn áp. Trong bài „Phản
cách mạng đã rõ ràng“
cụ đã nhận định:
„Đã
sống qua thời Việt Nam còn chịu ách cai trị của phong
kiến, ách đô hộ của thực dân, phát-xít, đã hoạt
động hậu địch trong kháng chiến, đã xem phim ảnh, nghe
kể lại hoặc trực tiếp chứng kiến hàng trăm, hàng
ngàn vụ chính quyền "của dân, do dân, vì dân"
cưỡng chế, thu hồi đất đai, nhà cửa, tài sản đối
với người dân dưới chế độ xã hội chủ nghĩa song
tôi chưa bao giờ thấy người dân bị đàn áp một cách
man rợ đến như thế, với quy mô lớn như thế.„(vii)
Giữa
lúc nông dân bị bóc lột, bị đàn áp, trí thức phản
đối, đảng viên tiến bộ bất bình thì Nguyễn Phú
Trọng –người vẫn tự nhận là bảo vệ quyền lợi
người lao động- đứng về phía nào?
Ngày
7.5.12 trong diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương 5 trên
4.000 chữ Nguyễn Phú Trọng đã không giành một câu chữ
nào kết án cuộc đàn áp thô bạo của công an hay những
lời an ủi với nông dân Văn giang đã phải chịu đựng
trước đó ít ngày. Không những thế, trong diễn văn ông
Trọng đã không dám nhìn nhận nguyên nhân các vụ tranh
chấp đất đai có nguồn gốc từ chủ trương sai lầm
của Đảng là coi đất đai là công hữu và do Nhà nước
–tức Đảng- độc quyền quản lí,
như trong Cương lĩnh chính trị 2011 mà chính ông là tác
giả. Trái lại ông còn ngạo mạn lập lại:
„Đất
đai là tài sản đặc biệt của quốc gia... thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và
thống nhất quản lý.“(viii)
Tuy
xác nhận „gần
70% tổng số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực
đất đai“,
nhưng ông vẫn như đà điểu rúc đầu vào cát khẳng
định rằng, đang có “những
chuyển biến tích cực và những kết quả nổi bật đã
đạt được trong gần 10 năm qua“.
Cho nên ông vẫn đòi, việc sửa đổi Luật đất đai
„cần
nắm vững các quan điểm và nguyên tắc cơ bản đã được
xác định trong Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp“.(ix)
Nói
như thế là Nguyễn Phú Trọng vẫn theo chủ trương
„Nguyễn
Như Vân“!
Tuy
nhiên, các chủ trương cực kì bảo thủ về quyền đất
đai của Nguyễn Phú Trọng đã gây tranh cãi lớn trong Hội
nghị Trung ương 5 và không đi đến thống nhất.(x)
Cho nên chủ đề
này lại được đặt ra trong Hội nghị Trung ương 6
(10.12), nhưng vẫn còn khác biệt lớn. Điều này thể
hiện rõ trong diễn văn bế mạc của Nguyễn Phú Trọng
(15.10.12) và Thông báo của Hội nghị Trung ương 6
(15.10.12). Tuy các bên vẫn chống lại việc tư hữu hóa
quyền đất đai, nhưng về „quyền
quản lí đất đai“
trong Thông báo chung đã không lập lại chủ trương của
ông Trọng . Trái lại, khi diễn tả việc quản lí đất
đai, Thông báo Hội nghị Trung ương 6 đã không
sử dụng câu của ông Trọng trong diễn văn khai mạc „do
Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản
lý.“,
mà đã viết: „Quản
lý và sử dụng đất đai là vấn đề rộng lớn, phức
tạp, hệ trọng, liên quan đến việc giữ vững thành quả
cách mạng, ổn định chính trị, xã hội, đưa đất nước
phát triển bền vững.“(xi)
Cách viết này cho thấy các bên vẫn chưa thống nhất với
nhau, nhưng vẫn cho phép các bên tự giải thích theo ý
riêng của mình trong việc quản lí đất đai.
Như
thế cho thấy, trong vấn đề đất đai liên quan tới
quyền sống của gần 70% dân số VN, tức khoảng trên 60
triệu người, Nguyễn Phú Trọng vẫn chống lại đòi hỏi
chính đáng của nhân dân và còn tìm cách ngăn cản những
khuynh hướng tiến bộ trong đảng đòi phải trả lại
quyền sở hửu đất đai cho nông dân. Thái độ ngoan cố
này đã được ông Trọng nói công khai ngay sau Đại hội
11. Trong đó ông chống lại cả Nghị quyết của Đại
hội 11 liên quan đến quyền sở hữu đất đai. Thật
vậy, trong Đại hội 11 (1.2011) có hai phương án đã được
đưa ra thảo luận và biểu quyết. Phương án 1 của phe
Nguyễn Phú Trọng đưa ra „Có
nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại và chế
độ công hữu
về các tư liệu sản xuất chủ yếu“
và Phương án 2 "Có
nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản
xuất hiện đại với
quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp".
Khi đó Phương án 1 chỉ được 472 phiếu đồng ý
(34,3%), nhưng Phương án 2 lại được đa số áp đảo với
895 phiếu đồng ý (65,04%). Như
vậy chủ trương „chế
độ công hữu về các tư liệu sản xuất“ đã
bị Đại hội 11 bác bỏ! " (xii)
Tuy
nhiên, ngày 19.11.11 trong cuộc họp báo đầu tiên với tư
cách Tổng bí thư, khi được hỏi về việc này Nguyễn
Phú Trọng trong phần đầu tuy nói là „chấp
hành“
quyết định của Đại hội, nhưng liền đó lại phủ
nhận ngay với việc dùng cụm từ „duy
trì kinh tế thị trường theo định hướng XHCN“:
„Đại
hội biểu quyết như thế nào thì chúng ta phải chấp
hành, theo ý chí của toàn đảng nhưng không làm ảnh
hưởng đến chính sách nhất quán của Việt Nam là xây
dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước, duy trì kinh tế
thị trường theo định hướng XHCN.
„ (xiii)
Chính
chủ trương sai lầm và thái độ bướng bỉnh coi
thường cả Điều lệ Đảng của
Nguyễn Phú Trọng đã làm cản trở
các cuộc thảo luận trong các Hội nghị Trung ương vừa
qua, cho nên Dự
thảo Luật đất đai vừa được công bố vẫn chứa đựng
bản chất phản động, đầu voi đuôi chuột, hoàn toàn
không phù hợp với
quyền lợi của nhân dân.(xiv)
Như vậy Nguyễn Phú Trọng đã coi thường ước vọng
chính đáng của trên 60 triệu nông dân VN, lực lượng
nồng cốt đã từng dựng Đảng thời kì đầu tiên và
giúp Đảng giữ chế độ trong thời đổi mới!
Tóm
lại, trong chính sách đất đai Nguyễn
Phú Trọng vẫn trung thành với tư tưởng bảo thủ và
sai lầm, tiếp tục đối lập với quyền lợi chính đáng
của nông dân. Trong đó ông chống lại cả Nghị quyết
của Đại hội 11 và bất chấp những đòi hỏi cấp
thiết phải có luật đất đai mới nhìn nhận quyền tư
hữu của công dân trong đất đai.
Bắt
Quốc hội ra Luật chống tham nhũng mới
nửa
người nửa ngợm, vô trách nhiệm
Ai
theo dõi tệ trạng tham nhũng ở VN trong gần ba thập niên
từ khi chế độ độc đảng thực hiện „đổi
mới“
chỉ đi bằng một chân trong kinh tế đều biết, những
người cầm đầu chế độ từ Đỗ Mười, Nông Đức
Mạnh đến Lê Khả Phiêu đã phải xác nhận đây là „nội
xâm“, „quốc nạn“.
Sự
tung hoành của bọn quan tham bòn rút và ăn cắp tài sản
của nhân dân gia tăng với thời gian và bộc pháp từ khi
chủ trương coi các Doanh nghiệp nhà nước là chủ đạo
trong hoạt động kinh tế, các tập đoàn và tổng công ti
nhà nước được ưu đãi sử dụng đất đai và được
trợ cấp hàng trăm ngàn tỉ đồng từ ngân sách quốc
gia do tiền thuế của nhân dân. Rất nhiều Nghị quyết
của Đảng, Pháp lệnh và Luật chống tham nhũng đã được
ban hành trong các thập niên vừa qua, nhưng tình hình càng
tồi tệ. Vì
độc đảng chính là mụ đỡ cho các ban giám đốc các
Doanh nghiệp nhà nước tự to tham nhũng và cho những người
đứng đầu các cơ quan cả trong Đảng lẫn Chính phủ
thả cửa mua bán các chức vị. Sự
thất bại trong việc chống tham nhũng đã được nhìn
nhận trong Hội nghị Trung ương 5 (5.12) khi thảo luận về
„Tổng
kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 10)
về việc chống tham nhũng“:
„Công
tác phòng, chống tham nhũng nói chung, việc thực hiện
Nghị quyết Trung ương 3 (khoá X) nói riêng trong những năm
qua vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra là ngăn
chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham
nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu
hiện tinh vi, phức tạp, diễn ra ở nhiều lĩnh vực,
nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc, bất bình trong xã
hội; là thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của
Đảng, sự quản lý của Nhà nước.“ (xv)
Nếu
là một chính khách có tâm và có tầm thì Nguyễn
Phú Trọng tất phải chấm dứt nguổn gốc tạo ra tham
nhũng, còn nếu cứ duy trì chế độ độc đảng và tiếp
tục để Đảng chống tham nhũng thì chắc chắn thất
bại. Vì như đại sứ Anh ở VN Antony Stokes vào giữa
tháng 12 vừa qua, sau khi Luật phòng chống tham nhũng mới
ra đời, đã ví rất chính xác, „bệnh
nhân không thể tự phẫu thuật cho mình được.“(xvi)
Nghĩa là cần phải có một cơ quan độc lập và có thẩm
quyền cao thì mới trừng trị và ngăn cản tệ tham nhũng.
Đây chính là đòi hỏi tâm huyết của nhiều giới trong
các năm qua. Cho nên nhân dịp thảo luận về những thất
bại của Nguyễn Tấn Dũng trong 5 năm thực hiện Luật
phòng chống tham nhũng cũ, nếu Nguyễn Phú Trọng sáng
suốt và thực tâm thì là cơ hội rất tốt để Quốc
hội ra một đạo luật mới minh bạch, khả thi và giao
cho một cơ quan độc lập có thẩm quyền cao thực hiện
trọng trách này.
Nhưng
Nguyễn Phú Trọng đã không làm như vậy. Như đã trình
bày ở Phần II, ông Trọng đã giành chức Trưởng ban
chống tham nhũng từ Nguyễn Tấn Dũng về cho mình, đồng
thời bắt Quốc hội đẻ ra một Đạo luật mới chống
tham nhũng đầu ngô mình sở, đầu voi đuôi chuột. Dưới
thời Lê Khả Phiêu, công việc chống tham nhũng do Bộ
chính trị nắm (tức Đảng), tới thời Nông Đức Mạnh
thì giao cho Thủ tướng chính phủ. Nay lại chuyển về Bộ
chính trị
trở lại. Như vậy là
„bình cũ rượu cũ“!
Luật
mới này có hiệu lực từ 1.2.13 qui định Trưởng ban Chỉ
đạo Trung ương phòng chống tham nhũng do Tổng
bí thư Nguyễn Phú Trọng nắm và Ban nội chính Trung ương
(vừa mới tái lập) sẽ giúp Tổng bí thư. Không những
thế, cả cách tổ chức, quyết định nhân sự và hoạt
động của Ban này không ghi trong Luật mới, mà lại giao
toàn quyền cho Bộ chính trị qui định sắp xếp: „Tổ
chức, hoạt động của Ban sẽ được quy định trong văn
kiện của Đảng, không quy định trong luật phòng chống
tham nhũng „(xvii)
Nghĩa
là ông Trọng làm sống trở lại chủ trương „đóng
cửa bảo nhau“, „xử lí nội bộ“, „tự phê bình
nghiêm túc và rút kinh nghiệm “ theo kiểu hòa cả làng
của
thời kì trước mà chính ông đã từng tham gia tích cực
từ Nghị quyết Trung ương 6/2 (1999) thời Lê Khả Phiêu.
Một lãnh vực khác rất quan trọng là việc
công khai kê khai tài sản của cán bộ thì luật mới vẫn
giữ lại qui định trong luật cũ là, cán bộ chỉ phải
khai tài sản tại nơi làm việc. Cách
này đã có trên 13 năm từ Hội nghị trung ương 6/2 và đã
chứng tỏ hoàn toàn vô hiệu, vì khi các quan lớn chỉ
khai tài sản tại nơi làm việc thì ai dám kiểm soát tính
chính xác, thực hư; nhân viên cấp dưới nào dám vào đọc
hồ sơ về tài sản của xếp mình, đừng nói chi đến
tố cáo!
Chính
vì thế, dư luận trong Đảng và ngoài xã hội rất thất
vọng và bất bình về Đạo luật chống tham nhũng mới.
Vì ai cũng thấy rõ chủ trương „vừa
thổi còi vừa đá bóng“
vẫn
được giữ nguyên! Chính vì thế ngày 23.11.12 khi công bố
luật mới này Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có cuộc
họp báo và cho Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội
Nguyễn Văn Hiện - người từng giữ chức Chánh án Tòa
án Nhân dân Tối cao và cũng đã từng nói, Tòa án Nhân
dân xử cách nào cũng được và hiện
nay còn được cử làm thành viên giúp Nguyễn Phú Trọng
trong Ban chống tham nhũng mới
- đã lươn lẹo, bào chữa lấp liếm, giải thích rất
ngụy biện. Ông Hiện đã bảo rằng,vì thời gian gấp
rút nên Quốc hội không thể đưa ra bộ luật hoàn hảo
trong việc chống tham nhũng:
„Cũng
theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, do thời gian chuẩn bị
dự án luật ngắn, Chính phủ chưa tiến hành tổng kết
đánh giá đầy đủ, toàn diện việc thi hành luật trong
6 năm qua; dự án luật lại chỉ được thông qua tại một
kỳ họp nên nếu sửa đổi toàn diện tại một kỳ họp
sẽ không bảo đảm chất lượng. Do đó, ban soạn thảo
nhất trí chỉ tập trung sửa đổi, bổ sung một số điều
thực sự bức xúc đang gây khó khăn, vướng mắc cho việc
thi hành luật và để thể chế hóa kịp thời
nghị quyết của Hội nghị TƯ .„(xviii)
Những
lời bào chữa rất lươn lẹo của Nguyễn Văn Hiện đã
chứng minh rằng, Quốc
hội chỉ là trái bóng của Nguyễn Phú Trọng. Lợi dụng
nhân dân căm thù tệ trạng tham nhũng của bọn tham quan
nên Nguyễn Phú Trọng đã tước quyền của Nguyễn Tấn
Dũng trong chức Trưởng ban chỉ đạo Trung ương phòng
chống tham nhũng, nhưng lại vẫn giữ nguyên cách làm như
cũ! Điều này cho thấy thái độ vô trách nhiệm của
Nguyễn Phú Trọng trong công tác cực kì quan trọng này!
Đây chính là cách làm
cẩu thả, lấy lệ, làm cho xong để đánh lừa nhân dân!
Bởi vì giữa các phe đang tranh giành quyền lực tới mức
một mất một còn.
Cao
điểm tranh chấp là Hội nghị Trung ương 6 (10.12), trong
đó Nguyễn Tấn Dũng đã quật ngược lại Nguyễn Phú
Trọng (xem
Phần II). Nguyên nhân từ đâu khiến ông Trọng phải ngập
ngừng, không dám thẳng tay trừng trị bọn quan tham nhũng?
Gần
đây khi cử tri chất vấn về việc ông Trọng nói là có
bộ phận không nhỏ ở cả cấp lãnh đạo tham nhũng và
tha hóa đạo đức, nhưng sau bao nhiêu cuộc Tự phê bình
và phê bình và hết Hội nghị Trung ương này tới Hội
nghị Trung ương khác mà chẳng khám phá ra quan lớn tham
nhũng nào, thậm chí cả Thủ tướng và từng đứng đầu
chống tham nhũng vẫn ngồi cao. Ông Trọng đã than thở
trả lời:
“Kỷ
luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán,
thù hằn, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ."(xix)
Khi
trả lời như vậy Nguyễn Phú Trọng đã nhìn nhận ba
việc: 1. Ông đã không dám cách chức Nguyễn Tấn Dũng
cũng như nhiều quan lớn tham nhũng và vô trách nhiệm chỉ
vì phe cánh tham nhũng trong Đảng đã quá mạnh và ông sợ
họ trả thù. 2. Với thái độ này Nguyễn Phú Trọng đã
coi việc nước là chuyện riêng giữa ông và một số
người. Cho nên cuối cùng là hòa cả làng để các bên
tiếp tục đục khoét tài sản quốc gia do tiền thuế của
dân. 3. Như thế là Nguyễn Phú Trọng đã xác nhận người
đứng đầu chế độ ngồi xổm trên pháp luật. Coi những
đạo luật chống tham nhũng chỉ như bánh vẽ, cây kiểng
không hơn không kém!
Ngày
4.2 ông Trọng vừa cho long trọng trình diễn và mở cuộc
họp đầu tiên của Ban chỉ đạo Trung ương phòng, chống
tham nhũng. Nhân dịp này ông cũng lên giọng khuyên bảo
và răn đe 15 thành viên khác trong Ban mới này gồm nhiều
ủy viên Bộ chính trị, Ban bí thư
và Trung ương đảng:
„Mỗi
thành viên, mỗi cán bộ làm việc trong lĩnh vực này phải
hết sức gương mẫu, liêm, dũng, chính, trực, tức là
phải trong sạch, dũng cảm, ngay thẳng, công tâm, trung
thực. Bản thân mỗi đồng chí và cả gia đình, vợ,
con, phải giữ gìn sự trong sạch, rồi mới chống
tham nhũng được, nếu không nói chẳng ai nghe, tay đã
nhúng chàm thì không thể làm gì khác được.„(xx)
Nhưng
cũng chính vào ngày này con trai trưởng của Nguyễn Bá
Thanh, tân Trưởng ban Nội chính trung ương và Phó Trưởng
ban thường trực Ban chống tham nhũng mới - người làm
việc trực tiếp gần gủi nhất của ông Trọng trong Ban
này - là Nguyễn Bá Cảnh (30 tuổi) lại trở thành Bí thư
Thành Đoàn ở Đà nẵng với 100% số phiếu.(xxi)
Ngay chính ông Trọng cũng đã thừa nhận, như vừa trình
bầy trên đây, là vì sợ „ân
oán, thù hằn“
giữa các phe phái nên ông đã
không dám loại Nguyễn Tấn Dũng và các đại quan tham
khác. Người cầm đầu khiếp nhược như vậy và người
phụ tá thân cận nhất trong công tác chống tham nhũng
cũng theo gương Nguyễn Tấn dũng cất nhắc con cái, nay
ông Trọng lại đòi các thành viên khác „phải
hết sức gương mẫu liêm, dũng, chính, trực!“
thật là tự diễu cợt hết chỗ nói, cười ra nước
mắt!
Cho
nên nhân dân chẳng ai muốn nghe những lời đao to búa lớn
của Nguyễn
Phú Trọng nữa. Đây cũng là ý kiến của nhiều đảng
viên chuyên viên cao cấp. Thật vậy, chỉ ít ngày trước
khi Luật chống tham nhũng có hiệu lực nhiều nhà lí luận
và chuyên viên hàng đầu của chế độ đã công khai tỏ
ý nghi ngờ quyết tâm và khả năng chống tham nhũng của
Nguyễn Phú Trọng. Trong cuộc Hội thảo “Bàn
về những giải pháp phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
hiện nay” do
Tạp chí Cộng Sản tổ chức ở Sài gòn ngày 15.1 với
trên 200 chuyên viên và cán bộ cao cấp tham dự. Trong
nhiều bản tham luận các diễn giả đã nêu ra các mưu đồ
và hành động đầy tội ác của những người có chức
có quyền, nhất là ở cấp cao.
Cựu
Viện trưởng Viện Triết học, GS Nguyễn Trọng Chuẩn
cảnh báo về nguy cơ của tham nhũng chính trị. Ông nhấn
mạnh, một
khi các thế lực kinh tế liên kết với quyền lực chính
trị thì sẽ hình thành „lợi
ích nhóm“.
Nó sẽ dẫn tới tham nhũng trong chính trị, chi phối chính
sách. Theo ông “Đây
mới là điều đáng lo ngại nhất đối với sự tồn
vong của chế độ, đất nước” (xxii)
GS
Hoàng Chí Bảo, ủy viên trong Hội
đồng lí luận Trung ương, chia sẻ quan điểm này và vạch
rõ tình hình tham nhũng bất trị trong bộ máy Đảng và
Nhà nước:
“Tham
nhũng trong kinh tế do đó gắn với tham nhũng trong chính
trị, còn gọi là tham nhũng chính sách, khi chức quyền
được huy động vào việc trục lợi, tạo ra cái giá của
chức quyền, địa vị. Chạy danh, chạy chức, chạy quyền
đã và đang diễn ra bằng tiền và vì tiền”(xxiii)
Vì thế ông Bảo
tỏ ra hoài nghi thực tâm và ý chí của người cầm
chịch hiện nay xuyên qua Đạo luật mới về chống tham
nhũng:
“Một
sự thật cần phải nhìn thẳng vào và nói ra - đó là
tính nửa vời, không triệt để trong chống tham nhũng, đó
là chống tham nhũng trên lời nói lại không đi liền với
chống tham nhũng bằng việc làm, bằng hành động. Nó đem
lại nỗi hoài nghi trong xã hội, không ít trường hợp
tuyên bố chống tham nhũng chỉ như tấm bình phong che chắn
tinh vi cho những hành vi tham nhũng trong bóng tối”(xxiv)
Sửa
đổi Hiến pháp: Ông Trọng lập xong cũi rồi mới để
Quốc
hội bàn!
Hiến
pháp là đạo luật căn bản của một quốc gia, nó không
thể là một sản phẩm riêng của bất cứ tổ chức nào.
Hiến pháp phải thể hiện được ý chí, nguyện vọng
của đại đa số nhân dân và đáp đúng hướng đi của
thời đại. Cho nên việc soạn thảo Hiến pháp phải có
sự tham gia của các tầng lớp nhân dân theo phương thức
bình đẳng, dân chủ và tự do; sau đó phải để nhân
dân quyết định qua một cuộc trưng cầu dân ý dân chủ
tự do và được kiểm soát chặt chẽ.
Trong
thời gian qua nhiều giới, trong đó có cả những đảng
viên tiến bộ từng giữ các chức vụ cao cấp, đã thẳng
thắn công khai báo động về nguyên nhân đưa tới tình
trạng tham nhũng, tha hóa đạo đức của những người có
chức quyền là vì ngoan cố cứ giữ chế độ độc đảng.
Cụ
thể nhất là duy trì Điều 4 trong Hiến pháp 1992 để
ĐCSVN độc quyền trên mọi lãnh vực. Chính vì thế các
giới này đã yêu cầu phải sửa lại Hiến pháp 1992 bằng
cách khai tử Điều 4 rất phản dân chủ, thay vào đó là
lập một chế độ chính trị dựa trên cơ sở phổ cập
hiện nay của thế giới tiến bộ là tam quyền độc lập,
tôn trọng các quyền tự do căn bản của công dân.
Đây là những khát vọng chính đáng của nhân dân và
điều kiện căn bản để đất nước vươn lên, rũ bỏ
độc tài và nghèo đói.
Mới
đây bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (dưới đây
gọi chung là Dự thảo Hiến pháp) vừa được công bố
và yêu cầu nhân dân đóng góp ý kiến. Nhưng đồng thời
bộ máy kìm kẹp của chế độ toàn trị lại lên tiếng
đe họa và dằn mặt cả trong Đảng lẫn ngoài xã hội.
Trong Đảng thì họ dằn mặt đừng có „tự
diễn biến“, tự chuyển hóa“…
Còn ngoài xã hội thì ông Trọng ra Chỉ thị cho công an,
bộ đội „phối
hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan kịp thời đấu
tranh, ngăn chặn những hành vi lợi dụng dân chủ việc
lấy ý kiến nhân dân để tuyên truyền, xuyên tạc, chống
phá Đảng và Nhà nước.“(xxv)
Điều
họ muốn ở đây là đừng có phê bình Dự thảo Hiến
pháp, chỉ nên ca tụng nó là những tiến bộ, dân chủ….
Thái
độ này thể hiện tâm trạng của người lãnh đạo rất
thiếu tư tin, nhưng lại viển vông
thích
làm những việc không tưởng. Tư
cách này có thể tìm thấy ở Nguyễn Phú Trọng trong
nhiều trường hợp gần đây. Đầu tháng 4.12 khi ông ta
đứng giữa các đồng chí Cuba đang „thức“
(nói
theo kiểu của cựu Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết)
(xxvi)
thì Nguyễn Phú Trọng cao ngạo bốc thơm hết mình tư
tưởng Marx-Lenin và chế độ độc đảng đang tạo ra
thiên đàng, nhưng tuyệt nhiên không nói tới địa ngục
trần gian của chế độ XHCN ở VN. Ngược lại khi tới
thăm một số nước EU vào trung tuần tháng 1 vừa qua để
tìm cách đánh bóng bộ mặt lại sau cuộc thất bại thảm
hại trong Hội nghị Trung ương 6, ông Trọng lại cáo ốm
không dám tới theo dõi cuộc chất vấn Thủ tướng của
Quốc hội Anh, một cái nôi của Dân chủ đa nguyên. (xxvii)
Mặc dù việc này đã ghi rõ trong chương trình thăm viếng
Anh và gần đây chính ông còn bảo rằng, cần phải thúc
đẩy chất vấn và tranh luận dân chủ ngay trong các Hội
nghị Trung ương!
Thái
độ mất tự tin và thích giả dối của ông Trọng cũng
phản ảnh trong suốt quá trình sửa đổi Hiến pháp từ
hơn một năm rưỡi. Ngoài một số thay đổi trong ngôn
từ và sắp xếp thứ tự, còn những vấn
đề căn bản thì hầu như vẫn giống như nguyên Hiến
pháp 1992: Điều 4 trong Dự thảo Hiến pháp vẫn giành độc
quyền cho ĐCS; quốc hội, nhà nước và chính phủ vẫn
do ĐCS thống soái từ tổ chức, nhân sự tới hoạt động;
quân đội và công an vẫn chỉ biết trung thành tuyệt đối
với Đảng. Vì thế các quyền tự do dân chủ căn bản
của nhân dân tuy có ghi trong bản Dự thảo Hiến pháp,
nhưng chỉ là hình thức trang trí như Hiến pháp 1992! Cho
nên chế độ toàn trị ở VN đã bị xếp đội sổ chung
với các chế độ chà đạp nhân quyền, đàn áp tàn bạo
những người khác chính kiến trên thế giới!
Tại
sao một việc quái đản như thế lại được tái diễn?
Bản Dự thảo Hiến
pháp chỉ là sản phẩm của Nguyễn Phú Trọng đã được
uốn nắn trong các Hội nghị Trung ương 2 (7. 11)
và
5 (5. 12). Sau khi ông Trọng đã đóng cũi xong thì mới giao
cho Quốc hội thảo luận sửa đổi Hiến pháp! Thật vậy,
tại Hội nghị Trung ương 2 trong diễn văn bế mạc ngày
10.7.11 ông đã nêu ra các giới hạn và nội dung theo cách
định hướng. Đó là: 1. Phải
„căn
cứ vào nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội“
(bổ sung trong Đại hội 11); 2. „
Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong… là lực
lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội“. 3.
„Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa… do Đảng Cộng sản lãnh đạo“
4. „Phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa“.
Gần
một năm sau tại Hội
nghị Trung ương 5 (5.12) trong diễn văn khai mạc khi nói về
sửa đổi Hiến pháp ông Trọng cũng lập lại các định
hướng trên đây và còn dùng lối lí luận ngụy biện
rất ấu trĩ, giữ thái độ ngạo mạn và chủ quan của
„Bên
thắng cuộc“(xxviii):
„Nhà
nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Tất cả quyền lực
nhà nước thuộc về nhân dân; nhân dân thực hiện quyền
lực nhà nước thông qua tổ chức nhà nước dưới sự
lãnh đạo của Đảng…“ và
„Nhà
nước ta không tam quyền phân lập.“(xxix)
Nguyễn
Phú Trọng
biết rõ là những định hướng phản động này chắc
chắn sẽ bị nhiều giới kịch liệt chống đối khi đưa
ra hỏi ý kiến nhân dân một cách hình thức, nên đã đe
dọa và chụp mũ trước:
„Chú
trọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng
định hướng, không để các lực lượng thù địch lợi
dụng chống phá, xuyên tạc.“ (xxx)
Nhưng
sự đe dọa này chẳng làm ai sợ. Trong những ngày gần
đây nhiều nhân sĩ, văn nghệ sĩ, kể cả những đảng
viên từng nắm giữ các chức vụ cao cấp đã công khai
phổ biến trên nhiều Blog điện tử độc lập chỉ trích
gay gắt các nội dung phản dân chủ, tính chất phản động
đi ngược lại nguyện vọng của nhân dân và thời đại
của Dự thảo Hiến
pháp. Ngày 19.1.13 nhiều nhân sĩ thuộc các giới khác nhau
đã công bố Kiến
nghị 7 Điểm
nêu
ra những sai lầm nghiêm trọng của Dự thảo Hiến pháp
và đồng thời đưa ra một Dự
thảo Hiến pháp 2013
để
toàn dân có thể so sánh.
6
điểm chính của Kiến nghị là: 1. Về„Quyền
lập hiến… là quyền sinh ra các quyền khác… phải
thuộc về toàn dân, chứ không thể thuộc về bất kỳ
một tổ chức hay cơ quan nào, kể cả Quốc hội“;
“Lời
nói đầu không phải là chỗ để tuyên dương công trạng
của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào„;“Chủ thể nào
lãnh đạo xã hội sẽ do nhân dân bầu chọn ra trong các
cuộc bầu cử tự do, dân chủ, định kỳ“;“Việc đảng
cầm quyền chấp nhận cạnh tranh chính trị là phù hợp
với xu thế lịch sử, là điều kiện cho sự phát triển
của đất nước, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân,“.
2. Về quyền con người: „Một
mục đích của việc thành lập Nhà nước là để bảo
vệ các quyền đương nhiên của con người.“; „cụm từ
“theo quy định của pháp luật”, chỉ „nhằm hạn chế
những quyền đó sẽ mở đường cho việc nhân danh hiến
pháp để vi phạm quyền con người, đàn áp các công dân
thực thi quyền tự do như đã diễn ra trong thực tế
những năm qua ở nước ta.“
3. Về sở hữu đất đai:
„chống lại
việc duy trì đất đai “thuộc sở hữu toàn dân do Nhà
nước đại diện chủ sở hữu” ; „Đánh đồng sở
hữu nhà nước với sở hữu toàn dân về đất đai là
tạo điều kiện cho quan chức các cấp chính quyền tham
nhũng, lộng quyền, bắt tay với nhiều tư nhân, doanh
nghiệp cùng trục lợi, gây thiệt hại cho nhân dân, đặc
biệt là nông dân.“.
4. Về tổ chức Nhà nước:
“Tổ chức bộ
máy Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập
pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định
khác.“
5. Về lực lượng vũ trang:
„Lực lượng
vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ
không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào, như
quy định tại Điều 70 của Dự thảo. Chúng tôi yêu cầu
bỏ quy định lực lượng vũ trang phải trung thành với
Đảng Cộng sản ViệtNam.“
6. Về trưng cầu dân ý đối với Hiến pháp: „Chúng
tôi đề xuất quy định trong Hiến pháp: “Bảo đảm
quyền phúc quyết của nhân dân đối với Hiến pháp,
thông qua trưng cầu dân ý được tổ chức thật sự minh
bạch và dân chủ với sự giám sát của người dân và
báo giới.”(xxxi)
Những
đòi hỏi tâm huyết và lí luận vững chắc trong bản
Kiến
nghị 7 Điểm đã thu hút được sự chú ý của nhiều
thành phần trong nước và sự ủng hộ rộng rãi của dư
luận quốc tế. Vì vậy, mặc cho những đe dọa, chỉ
trong ít ngày đã có trên 2500 chữ kí ủng hộ Kiến nghị
7 Điểm.
Như
thế lại càng thấy rõ, Nguyễn Phú Trọng đã định
hướng sẵn, làm cũi xong mới giao cho Quốc hội nặn ra
một Dự thảo Hiến pháp nửa người nửa ngợm với mục
tiêu tiếp tục giữ độc quyền cho Đảng. Chính vì vậy
nhiều thành phần đang công khai kết án Dự thảo Hiến
pháp quái đản này. Điều
này chứng minh một lần nữa, trong vấn đề trọng đại
này, ý muốn chủ quan của Nguyễn Phú Trọng, người cầm
đầu chế độ, đang chống lại lòng dân!
***
Xuyên qua ba phần
trong bài „Hai năm làm Tổng bí
thư của Nguyễn Phú Trọng“ (1.2011 –
1.2013) chúng ta đã kiểm điểm và đối chiếu những chủ
trương, kế hoạch và hoạt động của ông Trọng trong
hai năm vừa qua trong ba lãnh vực chính: đối ngoại, nội
bộ chế độ và đối với nhân dân. Trên các cơ sở
được dẫn chứng rõ ràng qua các sự kiện và kết quả
có thể đánh giá được tư duy, khả năng và phong cách
của người cầm đầu chế độ trong việc giải quyết
các vấn nạn của đất nước, những khát vọng của
nhân dân.
Trong Phần I đã
dẫn chứng, trong khi nhóm cầm đầu Bắc kinh công khai
ngang ngược chiếm các đảo và biển Đông của VN để
thực hiện điều mà tân Tổng bí thư Tập Cận Bình đã
nhìn nhận là „Giấc mơ vĩ đại
nhất của Trung quốc“ thì Nguyễn Phú Trọng
vẫn nhận Bắc kinh là BẠN
và ra sức thực hiện hợp tác chiến lược toàn diện,
tức là cột chặt VN vào phương Bắc. Ông
Trọng đã thờ tâm lí thần phục mù quáng với Bắc
kinh, chọn thái độ bầy tôi của một chư hầu như một
số vua hèn yếu trong các thế kỉ trước. Chính
sự lẫn lộn giữa bạn và thù của ông Trọng
đã khiến đế quốc mới phương Bắc đang được đằng
chân lân đằng đầu, chia rẽ VN với các nước trong khu
vực và cô lập VN với cộng đồng quốc tế. Chính tư
duy bất cập và thái độ cúi đầu của ông Trọng đã
khiến dư luận rộng rãi trong nhân dân và cả trong Đảng
ngày càng rất lo ngại và bất bình.
Trong kế hoạch
chỉnh Đảng xuyên qua ba Hội nghị Trung ương 4, 5 và 6
cùng với 2 Hội nghị Cán bộ toàn quốc và nhiều đợt
Tự phê bình và phê bình từng ủy viên Bộ chính trị và
Ban bí thư, nhưng cuối cùng ông Trọng
đã hoàn toàn thất bại không thuyết phục được đa số
ủy viên Trung ương thi hành kỉ luật Nguyễn Tấn Dũng,
một Thủ tướng bất lực và cực kì vô trách nhiệm.
Cao điểm kình chống lẫn nhau là Hội nghị Trung
ương 6 (10.12) như trong Phần II đã trình bày.
Hiện
nay các phe đang ăn miếng trả miếng nhau rất tàn bạo và
tồi tệ. Vì thế uy tín của cả
Nguyễn Phú Trọng lẫn Nguyễn Tấn Dũng (đồng chí X)
trong Đảng, nhân dân và quốc tế đã tụt xuống thấp
nhất. Tình trạng sứ quân, hai vua nhiều chúa, đã phơi
bày sự ổn định và vững vàng giả tạoi của chế độ.
Việc này có thể ví như một cái đê, bề ngoài coi bộ
rất kiên cố, nhưng bên trong đã bị bọn chuột cống và
sâu bọ đục khoét từ chân đến ngọn. Chỉ cần một
một cơn lũ cũng có thể phá tan con đê không để lại
dấu vết nào! (xxxii)
Nguyên nhân thất bại của việc chỉnh
Đảng là vì đa số đảng viên hiện nay không còn tấm
lòng trong sáng và hi sinh vì dân vì nước như thời kì
kháng chiến trước đây. Nay quyền-tiền đã trở thành
tiêu chí hành động trong cư xử giữa các phe nhóm ở
ngay Trung ương đảng, Bộ chính trị và đã xâm nhập ngự
trị trong tất cả các cơ quan từ trong Đảng, Nhà nước
đến Quốc hội, từ trung ương tới địa phương. Cho nên
phương thuốc Tự phê bình và phê bình mà Nguyễn Phú
Trọng tuy đã thực hiện triệt để nhất trong lịch sử
hơn 80 năm của ĐCS nhưng vẫn chứng tỏ là liều thuốc
vô hiệu nghiệm đối với con bệnh đã tời thời kì
nguy kịch! Điều này chứng minh khả năng nhận thức và
hành động của Nguyễn Phú Trọng đã hoàn toàn bất cập!
Giữa lúc sự xâm
lấn của phương Bắc ngày một công khai, ngang ngược và
sự kình chống lẫn nhau ở ngay cấp đầu não đã không
thể che dấu được nữa, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn
coi thường các nguyện vọng chính đáng và không giải
quyết các bức xúc của nhân dân; cụ thể như trong tranh
chấp đất đai, chống tham nhũng và sửa đổi Hiến pháp.
Các dẫn chứng ở Phần III đã cho thấy, ông
Trọng không có thực tâm và không có thực quyền để
giải quyết các quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Ngược lại, ông chỉ giả vờ quan tâm, nhưng trong
thực tế lại có những hành động đi ngược với kì
vọng của người dân. Như vậy lòng
dân và ý của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hoàn
toàn đi ngược chiều nhau! Nguyên nhân là vì ông Trọng
vẫn tôn thờ chủ nghĩa Marx-Lenin và chế độ độc đảng,
trong khi đó đa số nhân dân và cả nhiều đảng viên
tiến bộ đã đoạn tuyệt dứt khoát với nó. Đây
là lí do giải thích tại sao nhiều tầng lớp nhân dân
không còn biết sợ bạo quyền nữa, sự phản đối của
mọi tầng lớp nhân dân ngày càng mãnh liệt. Các cuộc
biểu tình, thư phản đối, kiến nghị… đang bung ra, đi
đầu là thanh niên, trí thức, văn nghệ sĩ và được sự
tham gia tích cực của cả các đảng viên tiến bộ biết
quí tự trọng! Cuộc vận động đòi dân chủ tự do của
các tầng lớp nhân dân VN đang tạo được tín nhiệm và
quí trọng của dư luận quốc tế rộng rãi!
Tóm
lại, tâm lí
thần phục mù quáng với Bắc kinh dẫn đến lẫn lộn
coi thù làm bạn, tư duy
sai lầm và cực kì bảo thủ lỗi thời tôn thờ chủ
nghĩa Marx-Lenin đã phá sản và vẫn giữ thái
độ ngang ngược đặt
quyền lợi Đảng lên trên lợi ích của nhân dân là
những tiêu biểu đặc thù nhất về tâm lí, tư duy và tư
cách của Nguyễn Phú Trọng, người cầm đầu chế độ
toàn trị. Chính trên những cơ sở đó cho nên mặc dầu
cầm đầu chế độ vào đầu Thế kỉ 21, nhưng ông Trọng
lại đang tìm cách xây dựng một xã hội theo thế giới
quan của giữa Thế kỉ 20, vừa bảo thủ, vừa sai lầm
và đầy phản động!
Vì
thế Nguyễn Phú Trọng đã ngồi nhầm ghế và nhầm thời
gian!
Chính vì vậy ông
đã bất lực không loại được Nguyễn Tấn Dũng bất
tài và vô trách nhiệm và để Bắc kinh được đằng
chân lân đằng đầu. Cho nên Nguyễn Phú Trọng đang bị
mất trận địa trong nhân dân. Chính nhận xét của ông
vào đầu tháng 1.13, trùng với dịp kỉ niệm 2 năm ông
làm Tổng bí thư, đã tự xác nhận thất bại ngay trong
Đảng và cô lập đối với nhân dân VN và dư luận quốc
tế:
“Chưa
bao giờ chúng ta có một đội ngũ làm công tác tư tưởng
đông đảo như bây giờ, phương tiện hiện đại nhanh
nhạy như bây giờ, vậy mà mình lại để “trận địa”
như thế. Phải làm sao? Hơn 800 cơ quan báo chí. Hàng ngàn
ấn phẩm. 17 ngàn nhà báo. Một đội quân tuyên truyền
miệng. Cả một hệ thống chính trị, dân vận. Nhưng xảy
ra chuyện gì mình có nắm được cụ thể không; có định
hướng được dư luận không; có tạo ra đồng thuận
không? Hay bản thân mình cũng chập chờn, không biết thế
nào lại đi hỏi, rồi bàn tán râm ran trong xã hội? (xxxiii)
Không
chỉ mất trận địa thông tin, mà còn đang mất cả trận
địa chính nghĩa, sẽ đến lúc các lực lượng kìm kẹp
dù được trang bị ngập răng cũng chỉ như xác không
hồn! Gương ở Liên xô cũ và CS Đông Âu trước đây hơn
20 năm và hiện nay ở các chế độ độc tài của nhiều
nước Ả rập vẫn còn rất sáng và nóng bỏng! Vì chính
Nguyễn Phú Trọng đã nguyền rủa sự tha hóa của nhiều
cán bộ ở ngay cấp cao nhất và tiên đoán: „Mai
kia Đảng này sẽ là đảng của ai!“ (xxxiv)
Vì
ngồi nhầm ghế và nhầm thời gian nên thay vì giải quyết
những vấn nạn của đất nước và bức xúc của nhân
dân thì Nguyễn Phú Trọng lại đang làm những vấn đề
này trở nên nguy kịch hơn, nan giải hơn.
Sự bành trướng xâm lấn của Bắc kinh đã càng ngang
ngược trong hai năm ông Trọng làm Tổng bí thư. Nguyễn
Tấn Dũng quật ngược nước cờ trong Hội nghị Trung
ương 6 đã tạo ra tình trạng sứ quân, phân hóa, một
triều đình hai vua nhiều chúa đang làm tê liệt chế độ.
Các bức xúc và quyền lợi chính đáng của nhân dân từ
đất đai, tham nhũng tới sửa Hiến pháp đã bị trì
hoãn, hoặc chỉ làm giả vờ! Nhiều
giới đã cảm nhận thấm thía bản chất phản cách mạng
của những người cầm đầu!
Hiện
nay trình độ nhận thức của nhân dân ta không còn như ở
thời kì của đầu thế kỉ 20 và đang kề vai sát cánh
tiến chung với nhiều dân tộc tiến bộ của đầu Thế
kỉ 21 vững bước tiến vào thời đại toàn cầu hóa
kinh tế-chính trị và thông tin điện tử…. Những cuộc
biểu tình của nông dân, thanh niên và trí thức và những
cuộc đàn áp của chế độ toàn trị ở VN chỉ trong vài
giây đã lan truyền cả thế giới và gây xúc động, bất
bình trong dư luận quốc tế. Các cuộc nổi dậy chống
độc tài của các dân tộc Ả rập hay cuộc chuyển mình
từ độc tài sang dân chủ trong hòa bình của Miến điện
do sự sáng suốt của người cầm quyền và phía đối
lập đã được đón nhận nhanh chóng đầy thiện cảm
của các tầng lớp nhân dân VN, kể cả thành phần đảng
viên tiến bộ. Nhiều Blog điện tử độc lập của
nhiều giới đã đưa tin nhanh nhẹn, chính xác nên đã bẻ
gẫy và làm tê liệt cả toàn bộ hệ thống báo chí „lề
phải“.
Như
thế
rõ
ràng
cửa
VN đang mở toang ra,
không việc gì có thể che dấu được nữa. Từ cánh cửa
mở toang đó mọi người thấy rõ các phe bảo thủ Nguyễn
Phú Trọng và phe tham nhũng Nguyễn Tấn Dũng đang chửi
rủa và thanh toán nhau chỉ vì quyền-tiền. Nay chẳng còn
mấy ai kính trọng Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng.
Chẳng còn mấy ai thương tiếc đảng độc tài. Sự độc
quyền đã quá dài, sự tàn bạo đã thật khủng khiếp.
Nó tồn tại thêm ngày nào thì chỉ gây thêm tai họa càng
khốc liệt cho đất nước và nhân dân! Vai trò lịch sử
của nó đã tới giai đoạn phải kết thúc!
Nhiều
tầng lớp nhân dân, kể cả những đảng viên tiến bộ,
đã linh cảm được rằng, Hội nghị Trung ương 6 (10.12)
như một trái bom đã phát nổ ngay trong triều đình của
chế độ toàn trị. Điều gì đang và sẽ diễn ra như
thế nào chắc chắn nhiều người có thể tiên liệu
được! Vững bước tiến vào năm Quí Tị, nhân dân VN
đang quyết chí viết lên một trang sử mới cho thời đại
mới!
7.
2. 2013
ii
. Cùng tác giả, Vụ Tiên lãng:Nguyễn Tấn Dũng vẫn lại
thùng rỗng kêu to!
iii
.
Phạm Quang Tuấn, Tóm tắt vài con số về vụ cưỡng chế
đất ở Văn giang, Bauxit Vietnam (BVN) 29.4.12
iv
. Ecopark 21.4, 13.5 và 1.6.2011
v
. Ecopark 25.4.11
vi
. Bauxite VN 4.5.12
vii
. Lê Hiền Đức, Phản cách mạng đã rõ ràng,
http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/lehienduc.htm.
Cùng tác giả, Tiếng
gọi của lương tâm và mệnh lệnh của trí tuệ ! ,
http://www.dcpt.org/thoisu/baithoisu2012/tienggoiluongtam.htm#_ednref2
viii
. Nguyễn Phú Trọng, diễn văn khai mạc 7.5.12
ix
. Như trên
x
. Xem Thông báo Hội nghị Trung ương 5, Cộng sản (CS)
15.5.12
xi
. Thông báo Hội nghị Trung ương 6, CS 15.10.12
xii
. “Biên bản kiểm phiếu biểu quyết một số vấn đề
trong văn kiện Đại hội 11, CS 19.1.11
xiii
. Sài gòn tiếp thị 19.1.11
xiv
. Nhân dân 3.2.13
xv
. Thông báo Hội nghị Trung ương 5, như trên
xvi
. BBC 14.12.12
xvii
.Vietnam Net (VNN)23.11.12
xviii
. Như trên
xix
. BBC 2.12.12
xx
. CS
4.2.13
xxi
. Tuổi trẻ 3. 4.12
xxii
. VNN 15.1.13
xxiii
. Như trên
xxiv
. Tương tự
xxv
. Chỉ thị số 22-CT/TW, về việc tổ chức lấy ý kiến
nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 do
Nguyễn Phú Trọng kí ngày 28.12.12, TC Xây dựng đảng,
2.1.13.
xxvi
.
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=IfKITS2QW9w
(media)
xxvii
. BBC 24.1.13
xxviii
. “Bên thắng cuộc”, sách mới của nhà báo Huy Đức
đã mô tả rõ các chính sách bạo ngược, thủ đoạn
gian trá và nội bộ xâu xé nhau …từ sau 1975 của của
những người “giải phóng”. Các dẫn chứng của Huy
Đức, một nhà báo trẻ đã trưởng thành dưới XHCN
nhưng vẫn giữ được tấm lòng trung thực của người
cầm bút, đã bẻ gẫy tính chính nghĩa của chế độ
toàn trị.
xxix
. Nguyễn Phú Trọng diễn văn khai mạc Hội nghị Trung
ương 5, 7.5.12
xxx
. Nguyễn Phú Trọng diễn văn bế mạc Hội nghị Trung
ương 4, 10.7.11
xxxi
. KIẾN
NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992,
http://www.boxitvn.net/bai/44588.
xxxii
. Cùng tác giả, Dự án về một sách lược chung trong
giai đoạn chuyển tiếp.
xxxiii
. Lao động 10.1.13
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)