Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2023

Trịnh Khải Nguyên-Chương: Đảng Cộng sản Trung Quốc: Nói một đằng, làm một nẻo

Tập Cận Bình

Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu. Giới quan sát quốc tế không bỏ lỡ cơ hội này để tìm xem Trung Quốc có đưa ra ý niệm gì mới mẻ không, nhưng họ đã thất vọng hoàn toàn vì toàn bộ văn kiện chỉ thể hiện rõ ràng tính đạo đức giả của Bắc Kinh, và nó chẳng có gì mới lạ ngoài những ngụy luận cố hữu nhằm lôi kéo các quốc gia đang phát triển vào một cơ cấu chính trị toàn cầu chuyên quyền do Bắc Kinh chủ xướng.


Nguyễn Quốc Khải: Việt Nam cần sẵn sàng từ bỏ mô hình kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa

Trước khi Tổng Thống Joe Biden đến Hà Nội hai ngày, chính quyền Việt Nam đã yêu cầu Hoa Kỳ công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường. Bản thông cáo chung kết thúc cuộc viếng thăm đầu tiên của Tổng Thống Biden xác định rằng Hoa Kỳ sẽ xem xét yêu cầu của Việt Nam một cách nhanh chóng nhất có thể, phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ. Nhân dịp tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tuần vừa qua, Thủ Tướng Phạm Minh Chính cũng đã gặp và nhắc nhở Bà Janet Yellen, Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ về thỉnh nguyện của Việt Nam. Bộ Trưởng Công Nghệ và Thương Mại của Việt Nam là Ông Nguyễn Hồng Diên cũng gặp Bộ Trưởng Thương Mại Hoa Kỳ Gina Raimondo ở New York để nhắc nhở Hoa Kỳ sớm có quyết định nhanh chóng.

Jo Inge Bekkevold: Không, trật tự thế giới hiện nay không phải là đa cực!, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Một thế giới đa cực với các trung tâm quyền lực mới nổi là một ý tưởng phổ biến nhưng không chính xác, và có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng về chính sách.

Một trong những lập luận được các chính trị gia, nhà ngoại giao, và nhà quan sát chính trị quốc tế lặp đi lặp lại nhiều nhất là thế giới đang hoặc sẽ sớm trở thành đa cực. Trong những tháng gần đây, lập luận này đã được đưa ra bởi Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres, Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Josep Borrell, Cao uỷ đặc trách đối ngoại của Liên minh châu Âu, lập luận rằng thế giới đã trở thành một hệ thống “đa cực phức tạp” kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.

Ngô Nhân Dụng: Chính phủ Mỹ sẽ đóng cửa hay không?

US Capitol

Chính phủ Mỹ có thể “đóng cửa” lúc 12 giờ 1 phút AM, giờ miền Đông Hoa Kỳ, ngày Chủ Nhật này, nếu quốc hội chưa thông qua dự luật ngân sách mới để ông tổng thống ký. Mỗi năm quốc hội quyết định 12 bản ngân sách chi tiêu cho 438 cơ quan nhà nước. Tổng thống Joe Biden thuộc đảng Dân Chủ, đang chiếm đa số ở Thượng viện. Đảng Cộng Hòa kiểm soát Hạ viện, một số dân biểu đòi cắt bớt nhiều khoản chi phí lớn, nếu không sẽ không biểu quyết ngân sách mới.

Gina Anne Tam: Đằng sau cuộc đàn áp tiếng Quảng Đông và các phương ngữ ở Trung Quốc, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Ti sao Bc Kinh li tìm cách qung bá tiếng Quan Thoi?

Cui tháng 8 va qua, chính quyn Hong Kong đã đt kích vào nhà ca Andrew Chan, người sáng lp mt nhóm ng h tiếng Qung Đông có tên là Hip hi Hc tp Ngôn ng Hong Kong (Hong Kong Language Learning Association). Lc lượng an ninh quc gia đã thm vn Chan v mt cuc thi tiu lun mà nhóm ca ông đã t chc ba năm trước đó, dành cho các tác phm văn hc viết bng tiếng Qung Đông, ngôn ng ph biến Hong Kong. Mt trong nhng tác phm lt vào vòng chung kết ca cuc thi là mt truyn ngn vin tưởng, k v mt chàng trai tr tìm cách khôi phc lch s ca Hong Kong vn đã b chế đ đc tài xóa b. Trong quá trình lc soát nhà ca Chan mà không h có lnh khám xét, cnh sát đã yêu cu ông xóa tác phm trên khi trang web ca mình, đe da s gây ra hu qu nghiêm trng cho ông và gia đình. Sau đó, Chan đưa ra tuyên b rng ông không còn la chn nào khác ngoài gii tán Hip hi, mt t chc đã giúp qung bá văn hóa Hong Kong thông qua vic bo tn tiếng Qung Đông trong gn mười năm.


Nguyễn Hoàng Văn: Đế quốc cao bồi

LTG: Cộng sản Việt Nam đã trở thành đồng minh của Mỹ và dấu mốc này gợi nhắc đến tuyên bố của nguyên Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger: “Làm kẻ thù của Mỹ thì nguy hiểm nhưng làm bạn với Mỹ thì coi chừng tiêu đời”. 

Tương tự, bà Benazir Bhutto, Thủ tướng Pakistan từ năm 1993 đến 1996, từng than thở trong cuộc phỏng vấn trên tờ The Far Eastern Economic Review vào giữa thập niên 1990 “Làm kẻ thù của Mỹ lắm khi còn dễ chịu hơn là làm đồng minh”. * 


Thực tế này đã thể hiện ngay trong lịch sử của chính chúng ta. Để ký kết Hiệp định Paris 1973 nhằm dọn đường cho Richard Nixon tái đắc cử, Kissinger dễ chịu chừng nào với kẻ thù Bắc Việt thì lại khó khăn bấy nhiêu với đồng minh VNCH.


Liễu Trương: Cung Tích Biền viết trong thời khói lửa

Nhà văn Cung Tích Biền

Cung Tích Biền là một nhà văn rất quen thuộc với độc giả miền Nam vào những thập kỷ 60-70. Ông cầm bút sớm, từ năm 1958. Truyện ngắn của ông được đăng trên nhiều tập san, tạp chí văn nghệ, nhiều nhật báo của thời đó. Cung Tích Biền được chú ý với những truyện như: 

Ai Tỉnh Ai Điên

Ngoại Ô, Dĩ An Và Linh Hồn Tôi

Nỗi Buồn Thắp Sáng

Cõi ngoài

Hoà Bình Nàng Tình Rỗng

Cái Chết Của Một Con Đĩ Ngựa

Bạch Hóa.


Thơ Trang Châu, Hoàng Thị Bích Hà, Trần Hoàng Phố

Dấu Hương Xưa

Tranh Đinh Trường Chinh
Năm xưa em đến, bước chân êm
Lá vàng rụng trải lối đi quen
Mùa thu trong sáng như lòng, mắt
Không gợn mây buồn vương trái tim

Năm nay trời mới chớm thu sang
Sao nắng chưa phai chiều đã tàn?
Sao em hẹn đến rồi không đến?
Để lá đang xanh bỗng úa vàng!

Đâu biết đường đời lạc bước nhau
Em về phương ấy trắng mưa Ngâu
Anh đi, giá buốt chiều sương gió
Tình vỡ hôm nào nghe vẫn đau

Lam Nguyên: Đọc bài thơ Lâm Động Đình

Mạnh Hạo Nhiên (Meng Haoran)

Lâm Động Đình 臨 洞 庭 , của Mạnh Hạo Nhiên 孟浩然 

Mạnh Hạo Nhiên 孟 h浩然 (687-740), tự Hạo Nhiên, ở ẩn trong Lộc Môn Hồ Bắc. Họ Mạnh từng nhận chức Tân khách Mạc phủ Kinh châu Thứ sử. Nhân dịp vua Huyền Tông ngự giá thăm thi sĩ Vương Duy, lưu ý Vương khuyên Mạnh Hạo Nhiên tham gia vào hoạn lộ. Nhưng Mạnh quyết chí lui về sống ẩn dật ở núi Nam. Thi sĩ họ Mạnh được các thi sĩ đương thời như Lý Bạch, Đỗ Phủ cùng Cao Thích tôn xưng là Phu-tử. Sau đó được Vương Duy lập Mạnh Đình và vẽ di tượng!


Truyện ngắn Hồ Đình Nghiêm: Phố xưa nằm bệnh

Nhà văn Hồ Đình Nghiêm
Quà thưởng Tết phát hiện ra hàng giả, anh em công nhân viên đồng loạt mang trả lại. Tôi không thích gây căng thẳng, phản đối hò hét chửi rủa các thứ, tôi ôm quà im re đón xe đi về quê. Tôi chẳng mở lớp bao bì, trong đầu tôi lơ mơ hiện hình đối tượng để chuyển giao. Quê tôi nghèo đói lạc hậu muôn niên, cho dầu là hàng nhái họ cũng lấy làm hoan hỉ xuýt xoa khi được trao tay. Ừ, mang tiếng đi xa mần ăn, người về từ phố phường rậm rật, ba ngày tết phải biết móc hầu bao lì xì thứ gì đó, ngó cho được, cho nở mặt nở mày.

Olha Kobylianska: Truyện cực ngắn (Truyện Chớp): Người đàn ông mù, Ngu Yên giới thiệu và chuyển ngữ

Olha Kobylianska,
hình chụp năm 1899 (36 tuổi)

Olha Kobylianska (1863-1942)
Nhà Văn Ukraine

Sinh quán ở Gura Humorului, Bukovyna, thuộc dòng dõi quý tộc. Hầu hết, bà đã tự học ngoài trừ đã đến trường theo đuổi bốn năm Đức ngữ.

Bà sử dụng cả ba thứ tiếng: Ba Lan, Đức và Ukraine. Các tác phẩm của bà bị ảnh hưởng bởi George Sand và Friedrich Nietzsche. Bà quan tâm đến tầng lớp nông dân ở Ukraine, thường viết về đời sống của họ. Nội dung là sự tương tranh giữa thiện và ác, các thế lực thần bí, sự phi lý trong đời người.

***

Tôi bị mù.


Thứ Năm, 28 tháng 9, 2023

Tưởng Nhớ Nhà Văn Võ Phiến

Nhà văn Võ Phiến (20/10/1925 –28/9/2015). Photo: Hoàng Ngọc Biên, 2009.

 

Thụy Khuê: Võ Phiến

Võ Phiến tên thật là Đoàn Thế Nhơn, bút hiệu khác: Tràng Thiên. Ông sinh ngày 20/10/1925 tại làng Trà Bình, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Cha là Đoàn Thế Cần làm giáo học, mẹ là Ngô Thị Cương. Võ Phiến có người em ruột là Đoàn Thế Hối, sinh năm 1932, sau này ra Bắc tập kết, cũng là nhà văn bút hiệu Lê Vĩnh Hoà. Khoảng 1933, cha mẹ xuống Rạch Giá lập nghiệp đem Đoàn Thế Hối theo; Võ Phiến ở lại Bình Định, sống với bà nội, học trường làng, trung học ở Quy Nhơn. 1942 ra Huế học trường Thuận Hóa và bắt đầu viết văn. Bài tùy bút đầu tiên tựa đề Những đêm đông viết năm 1943 đăng trên báo Trung Bắc Chủ Nhật, ký tên Đắc Lang.


Võ Phiến: Ăn và Đọc

Hình mình họa: Annushka Ahuja

Thỉnh thoảng chúng ta gặp ở tiệm một vài người Mỹ ngồi ăn phở. Có người cầm đũa khá thạo. Trong số một đôi triệu người Mỹ luân phiên đến xứ này rồi ra đi, những kẻ tò mò tiến xa vào nếp sống Việt Nam tới mức ấy chắc không lấy gì làm nhiều. Các kẻ ấy trở về nước, giữa dăm ba câu chuyện ly kỳ về đất Việt xa xôi kể với bạn bè, có thể múa biểu diễn cặp đũa, có thể nói đến cái mùi lạ lùng của rau quế vừa ăn vừa ngắt từng lá bỏ vào tô phở, đến cái vị ngộ nghĩnh của những tép củ hành nhúng trong nước dùng vớt ra với chỏm lá xanh xanh v.v... Như thế là vượt xa quá những khuôn sáo, những chỗ gặp gỡ thông thường của các du khách rồi. Du khách Tây phương nói về món ăn Việt, bất quá gặp nhau ở món nước mắm, rồi thôi.


Võ Phiến: Viết lách

Hình minh họa: cottonbro studio
Loài người lúc nhúc lao nhao đông đảo, nhưng thoạt trông giống ấy sống với nhau “được” lắm. Có nhiều gặp gỡ: Trời xanh ai cũng thấy xanh, mồng gà đỏ chị A thấy đỏ anh B cũng thấy đỏ, đá cứng ai gõ vào đều thấy cứng, cỏ mềm ai sờ đến cũng nhận ra mềm v.v... Làm người, tiếp xúc với thế giới quanh mình xem ra đề huề. Như thế dễ chịu quá. Riết rồi có cảm tưởng: nếu không thế e không thể sống chung với nhau được.

Thế nhưng theo dõi thêm, thấy ở địa hạt khác, thình lình Trời bắt người chịu cảnh ngộ oái oăm. Tôi đang nghĩ về chuyện tiếng nói. Mỗi giống người nói một thứ tiếng. Người Nhật phát lên một tiếng nói, người Việt chẳng nghe ra nghĩa lý gì; người Việt nói lên một câu, trẻ già khắp xứ Congo ngẩn ngơ. Xem tranh nghe đàn không cần đến sắc điển, thanh điển; mà xem sách thì các giống người khác nhau nhất thiết phải dùng tự điển, từ điển. Đối với vạn vật mọi giống, người tha hồ tiếp xúc; nhưng giữa người với người, mỗi giống bị cầm giữ trong một cái ngục cô liêu của ngôn ngữ.

Võ Phiến: Kẻ viết người đọc

Hình minh họa:Gijs Coolen

Các ca sĩ, các diễn viên kịch tuồng, các đào kép già trẻ xưa nay, nhiều người kể khổ về những đòi hỏi gắt gao của nghề nghiệp (cuộc sống thất thường, cảnh đời lênh đênh, những vất vả khuya sớm...), thường kêu rằng lắm khi họ muốn bỏ nghề; nhưng bỏ rồi vẫn quay lại, năm lần bảy lượt không dứt tình được. Sao vậy? Nghệ sĩ bảo: Vì nhớ ánh đèn, nhớ sân khấu quá, không chịu thấu.

Ánh đèn sân khấu, cái ấy nghe như ma quái. Nhưng nghệ sĩ bảo thế, e là nói chơi; không phải nói thật. Cái nhớ đích thực là có lẽ là nhớ tiếng vỗ tay. Nằm nhà, giữa cha mẹ vợ chồng con cái, tha hồ sum vầy, giữa nhà cửa tươm tất đèn đuốc tha hồ sáng choang, người nghệ sĩ bỏ nghề thỉnh thoảng vẫn có lúc chợt thấy xuất hiện cái thiếu thốn lớn lao: tức tiếng vỗ tay. Những trận vỗ tay vỡ rạp ngày nào, thiếu nó, đời bỗng mênh mông, vô vị thấy mồ.


Võ Phiến: Cái tiếng mình nói

Hình minh họa: Trần Long

Không tiếng nước nào giống tiếng nước nào, dĩ nhiên là vậy. Nhưng tiếng của ta có chỗ rắc rối đặc biệt, lắm khi nó làm khó ta. Lắm khi, mới mở miệng ra đã gặp ngay cái khó: xưng hô thế nào với người đang nghe mình nói?

Có lần, xem một cuộn băng hình, tôi được thấy một cô ca sĩ lần đầu tiên tiếp xúc với người điều khiển chương trình (đồng thời cũng là một nhà văn), hai bên vừa gặp nhau trên sân khấu đã bị kẹt: có kẻ rũ ra cười, có người lúng ta lúng túng. Xưng là chú với cháu, là anh với em, hay là cháu với bác? Phải chi cùng dùng chung được một tiếng you hay vous thì tiện quá.

Lê Hữu: Võ Phiến, thơ với thẩn

Nhà văn/nhà thơ Võ Phiến

Thơ thẩn, nhà văn Võ Phiến gọi thơ của mình là vậy. Thơ ấy hay, dở thế nào? Một vài “bạn văn” của ông từng cho những nhận xét thành thật về thơ ông.  

Người thứ nhất là nhà văn Mai Thảo, “Võ Phiến cũng có chỗ được chỗ không được… Thơ dở. Tạp văn hay”.(1) Người thứ hai là nhà phê bình văn học Thụy Khuê, “Tôi cảm phục một số truyện ngắn, truyện dài, tuỳ bút của Võ Phiến… Thơ Võ Phiến không hay.” (2) 

Người thứ ba, nếu kể thêm được, cũng là chỗ quen biết của Võ Phiến. Người này không nói thơ ông hay, dở chi cả, chỉ thành thật cho biết là không chọn được bài nào trong thi tập của ông. Câu chuyện được một “bạn thơ” của ông thuật lại, “Thơ Võ Phiến không tệ, nhưng rõ ràng nó không được giới trẻ đón nhận. Khi còn sống gần nhau ở Nam Calif., có lần ông ghé tệ xá uống trà và than rằng: ‘Tôi có tặng cho X (một người viết phê bình trẻ bên Úc) một cuốn, và cậu ấy có thư cho tôi bảo rằng ‘Cháu đã nhận được tập thơ của bác và đã đọc, nhưng nếu chọn, cháu chỉ có thể chọn được cái tựa tập thơ thôi.’” (3)


Thư Võ Phiến viết về thân phụ ông

Los Angeles ngày 30.5.1991 

Thân gửi anh Nguyễn Hưng Quốc, 

Thư trước gửi anh đã hơn một tháng, nay mới lại có thì giờ để bắt đầu viết lá thư thứ ba. 

Bây giờ xin nói về ba tôi. Ba tôi tên là Đoàn Thế Cần. Ba tôi mất năm 1983, thọ 80 tuổi; lúc ấy tôi được 58 tuổi. Suốt đời tôi, tổng cộng thời gian bố con tôi cùng sống chung dưới một mái nhà chắc là không tới ba năm. (Và thời gian tôi được sống gần má tôi có lẽ hơn chín năm, nhưng chưa tới mười năm). Tôi không có được bao nhiêu kinh nghiệm về tình cảm cha con. Có thể vì vậy mà trong các tác phẩm của tôi không thấy bao nhiêu nhân vật được hưởng thứ tình cảm ấy. 


Thư Võ Phiến viết về vợ và bạn

Vợ chồng nhà văn Võ Phiến-Viễn Phố

Los Angeles ngày 4.12.1991 

Thân gửi anh Nguyễn Hưng Quốc, 

Vậy mà từ thư trước đến thư này cũng cách nhau cả tháng! Anh phải dạy học, tôi đã nghỉ việc nằm nhà nhưng cũng không nhàn rảnh được. Lần này là chuyện tôi với... bà xã. 

Trong lá thư viết ngày 2.7.91, có câu “Làm việc đoàn thể tôi quen với nhà tôi”, khiến có thể hiểu lầm là tôi chỉ được biết nhà tôi sau 1945. Thực ra trong lá thư ngày 26.4.91 đã có đoạn nói rằng nhà chúng tôi ở gần nhau, thuở nhỏ chúng tôi cùng học một thầy v.v... 


Nguyễn Hưng Quốc: Đến với Võ Phiến

Mãi đến năm 30 tuổi, tôi mới đọc Võ Phiến, lần đầu. 

Cho đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu lý do tại sao có cái sự muộn màng như thế. Tôi mê sách từ nhỏ. Ngay trong những năm đầu của trung học, tôi đã ngốn ngấu hầu như toàn bộ sách của Tự Lực Văn Đoàn cũng như của những tác giả thường được gọi là “tiền chiến”, từ Nguyễn Tuân đến Nam Cao, Tô Hoài, Vũ Trọng Phụng, Bùi Hiển, Trần Tiêu, từ Xuân Diệu, Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương đến Nguyễn Bính, Huy Cận, Hồ Dzếnh, v.v... Sau khi “nuốt” hết các tác phẩm được coi là kinh điển đối với học sinh trung học, tôi “tấn công” dần sang các tác giả nổi tiếng của miền Nam thuở ấy. Tôi đọc nếu không hết thì cũng gần hết tác phẩm của Mai Thảo, Chu Tử, Tuý Hồng, Nhã Ca, Thuỵ Vũ, Duyên Anh, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Mạnh Côn, v.v... Nhiều vô kể. Chỉ riêng Võ Phiến, tôi chưa đọc quyển nào. 


Trần Doãn Nho: Một vài kỷ niệm với nhà văn Võ Phiến

 Đầu tháng 9/2023 vừa rồi, tôi đi quận Cam thăm bạn bè. Nhân 8 năm ngày nhà văn Võ Phiến ra đi (28/9/2015), chúng tôi gồm các anh Cung Tích Biền, Phạm Phú Minh, Thành Tôn và tôi, Trần Doãn Nho, ghé thăm bà Võ Phiến (tên thật là Viễn Phố) hiện cư ngụ tại Little Sài Gòn. Tuy đã 93 tổi, nhưng trông bà còn rất khỏe mạnh. Bà vẫn đọc sách hàng ngày. Gặp chúng tôi, bà nhớ tên và tác phẩm từng người. 


Nguyễn Hưng Quốc: Võ Phiến, những lần gặp sau cùng

Nhà văn Võ Phiến (trái) và nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. Hình chụp tại nhà Võ Phiến năm 2014

Mỗi lần có dịp qua Nam California, một trong những người đầu tiên tôi đến thăm bao giờ cũng là Võ Phiến. Chủ yếu là vì tình thân. Tôi quen với khá nhiều người cầm bút Việt Nam, trong cũng như ngoài nước, nhưng người tôi gần gũi nhất có lẽ là Võ Phiến. Gần, chủ yếu là vì, trong thời gian viết cuốn Võ Phiến (1996), tôi đọc ông nhiều và rất kỹ; và cũng vì, trong suốt thời gian chuẩn bị tài liệu cho cuốn sách ấy, kéo dài cả mấy năm, tôi và Võ Phiến thường xuyên liên lạc thư từ với nhau. Thư, thoạt đầu, khá khách sáo; sau, cứ dần dần thân thiết. Sự thân thiết, thoạt đầu, giống như tình bạn, thứ bạn vong niên trong văn nghệ, dần dần, giống như tình gia đình: Tôi xem Võ Phiến như một ông bác. Khi đã xem như bác, việc thăm viếng trở thành một cái lễ, một thứ bổn phận.


Võ Phiến: Bắt Trẻ Đồng Xanh

Trong những ngày gần đây ai nấy chỉ những xôn xao về chuyện ngưng chiến: Bao lâu nữa nhỉ? Làm gì bây giờ?

Trong bao nhiêu năm trời, chúng ta đã quen với nếp sống chiến tranh đến nỗi hòa bình làm chúng ta bối rối. Nhưng thiết tưởng ngưng chiến không đáng làm chúng ta bận tâm đến thế. Chiến tranh này sắp kết thúc, bằng cách này hay cách khác, hoặc sớm hơn một ít hoặc chậm hơn một ít. Chuyện phải đến rồi sẽ đến, nó xảy đến ra sao dường như cũng đã được trù liệu.

Thứ Ba, 26 tháng 9, 2023

Ngô Nhân Dụng: Tại sao đạo lý suy sụp?

Cờ hoa, băng rôn, phướn, pano cổ động chào mừng Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2023) ở Hà Nội. Ảnh: Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô

\Một bức thư truyền trên mạng từ cả năm nay, chính tôi đã nhận được nhiều lần. Người viết là một thanh niên Nhật đã qua thăm Việt Nam – một người Việt cũng có thể tự nhận như thế để khích động đồng bào. Tác giả ghi lại những điều đáng buồn thấy mỗi ngày: Người Việt không biết xếp hàng. Người Việt chửi hay còn hơn hát. Người Việt cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng. Người Việt nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mung, lọc lừa. Vân vân. Về lớp tuổi thanh niên: “… một thế hệ, họ không còn biết phải tin vào điều gì, thậm chí còn không dám tin vào chính mình.”

Để duy trì cuộc chiến kéo dài, Ukraine đang tái thiết quân đội, kinh tế và xã hội, The Economist, Cù Tuấn biên dịch

Tóm tắt: Những cải tiến mang tính ngẫu hứng và phi tập trung hóa trong giai đoạn đầu của cuộc chiến vẫn là chưa đủ.

Toàn cnh Qung trường Mykhailiv (trung tâm Kyiv).


Trong ánh nắng mùa thu, Kiev trông thật rực rỡ. Những con phố rợp bóng cây tràn đầy sức sống: những quán cà phê sân thượng nhộn nhịp và những người hipster tụ tập tại các quán bar ở Podil, một khu phố thời thượng. Bỏ tiếng còi báo động không kích kỳ quặc sang một bên, dấu hiệu chính của cuộc chiến kéo dài 18 tháng với Nga là những chiếc xe tăng rỉ sét được biến thành đài tưởng niệm chiến tranh tạm thời và nhiều người đàn ông mặc quân phục đang tận hưởng kỳ nghỉ phép cùng người thân của họ.

John Mueller: Tại sao Mỹ không nên áp dụng chính sách ngăn chặn với Trung Quốc?, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Chiến lược này đã không giúp giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh và cũng sẽ không thể đánh bại Trung Quốc.

Trong cuộc tranh luận về cách nước Mỹ nên ứng phó với một Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán, nhiều nhà bình luận đã ủng hộ một giải pháp có sẵn: chính sách ngăn chặn [1] Bằng cách áp dụng chính sách Chiến tranh Lạnh này, Washington đã đẩy lùi những tiến bộ chính trị và quân sự của Liên Xô (và Trung Quốc) ở bất cứ nơi nào chúng xuất hiện, nhờ đó ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản quốc tế lan rộng. Theo lối nghĩ này, chính sách ngăn chặn đã giành chiến thắng trong Chiến tranh Lạnh, cho phép người Mỹ kiểm soát sức mạnh của Liên Xô mà không cần tham gia vào một cuộc chiến trực tiếp với nước này.

Nhạc sĩ Quốc Dũng qua đời

Nhạc sĩ Quốc Dũng (15/6/1951 – 24/9/2023). Ảnh: Báo Phụ Nữ TP.HCM

Nhà thơ, họa sĩ Đinh Trường Chinh: Có một thế hệ nhạc sĩ miền Nam như thế…


Tâm Thường Định: Chùm Thơ viết tặng Mẹ

MẸ XẢ TÓC – TRỌN ĐỜI THƯƠNG MẸ!

No more clinging on...The beauty of letting go! Photo: NguyenQuang.


Mẹ mãi sống cuộc đời như thị
Bao yêu thương tận tụy với khoan dung
Mẹ đẹp tựa tranh, thơ, ruộng, biển, muôn trùng
Cuộc đời Mẹ từ bi, tâm hoàn hảo

Từ Thức: Tạp ghi tháng 9

BIDEN

Joe Biden tuyên bố chuyện thăm viếng Việt Nam và thay đổi quan hệ đối tác chiến lược, không có mục đích kiềm chế Trung Cộng. Nghĩa là cuộc thăm viếng có mục đích chính là… kiềm chế Trung Cộng. Hoa Kỳ nói rất quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam. Nghĩa là không mảy may bận tâm đến nhân quyền ở Việt Nam.

Một viên chức Việt Nam cũng nói với báo Mỹ: Việt Nam rất quan tâm chuyện nhân quyền. Nghĩa là sắp có vài chục người đi tù về tội viết lách (đúng hơn: viết mà không biết lách), tội muốn bảo vệ môi trường, muốn làm thánh rắc muối, thánh rắc đường, thánh rắc hạt tiêu.

Truyện ngắn Phạm Lưu Vũ: Chiếc khoen đồng

Nhà văn Phạm Lưu Vũ.
Họ Phan tên Tất Đắc, người làng Kinh, thuộc đất Nam Xương, gia cảnh nghèo túng, tài sản chỉ gồm mấy sào ruộng và một con trâu. Vợ chồng, con cái sống trên mảnh đất của cha ông không biết đã bao nhiêu đời, mái nhà lợp rạ, vì kèo, đòn tay bằng tre, gỗ sơ sài, song lại được gác trên dấu tích còn lại của những bức tường cổ dày mấy tấc đã lở lói, rêu phong, dựng trên một cái nền cao ráo và kiên cố. Một hôm có vị khách lạ đã đứng tuổi, mặc một bộ nâu sồng tìm đến, dạo quanh nhà ngắm nghía cái kiến trúc quái gở, kim cổ vô duyên ấy một hồi lâu, hỏi họ tên Tất Đắc rồi tự giới thiệu mình là chuyên gia sưu tầm cổ vật. Bảo với Tất Đắc:

“Tôi đã bỏ công tìm tòi, nghiên cứu khá nhiều về lai lịch nhân sự ở vùng này, phát hiện có một dòng họ Phan ở đây, vốn có gốc từ họ Mạc, lưu lạc từ miền Trung ra. Chẳng hay anh đã biết đến điều đó chưa?”.

Truyện ngắn Annie Ernaux: Trở về, Ngu Yên chuyển ngữ

Annie Ernaux

Annie Ernaux

Nhà Văn Pháp, Nobel Prize 2022

Sinh ngày 1 tháng 9 năm 1940 tại Lillebonne, Pháp; con gái của Alphonse và Blanche; kết hôn với Philippe Ernaux, 1964 (ly dị, 1985); các con: Eric, David.

Học vấn: Đại học Rouen, Tổng hợp Văn học Hiện đại (Pháp), 1971. Tiểu thuyết gia và người viết hồi ký. Từng là giáo viên dạy tiếng Pháp cấp hai ở Haute-Savoie và vùng Paris, 1966–77; Center National d'Enseignement par Correspondance, giáo sư, 1977–2000.


Dư luận xung quanh việc tử tù Lê Văn Mạnh bị thi hành án

Nguyễn Anh Tuấn: Ly rượu máu người

Có người đặt câu hỏi vì sao tòa án tỉnh Thanh Hóa ra lệnh xử tử Mạnh lúc này?

Chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời trong thông báo họ gửi cho gia đình.

Theo đó, họ thi hành án Mạnh thể theo yêu cầu của Vụ I, Tòa án Nhân dân Tối cao (TANDTC) thông qua công văn đề ngày 11/8/2023.

Trong hệ thống thứ bậc của bộ máy quyền lực ở Việt Nam, chúng ta biết rằng Vụ I không thể gửi công văn này nếu không có sự chỉ đạo của Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình.