Thứ Năm, 30 tháng 11, 2023

Trần Mộng Tú: Những bài thơ và ca từ hay của Nguyễn Đình Toàn

Nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn (6/9/1936-28/11/2023) Ảnh: Báo Người Việt.

Nguyễn Đình Toàn đã từ giã chúng ta để bước qua một thế giới khác. Một thế giới mà ai đó đã bước vào đều ở lại vĩnh viễn.

Nguyễn Đình Toàn đã bỏ đi vào sáng ngày 28-11-2023, hưởng thọ 87 tuổi.

Đặng Phú Phong: Hoài niệm anh, Nguyễn Đình Toàn – một nhà thơ, nhà văn và nhạc sĩ tài hoa được nhiều người mến mộ

Nguyễn Đình Toàn, tài hoa từ giọng nói

Nguyễn Đình Toàn là một cái tên rất quen thuộc với giới văn nghệ sĩ, độc giả và thính giả yêu nhạc suốt khoảng thời gian 20 năm từ 1954 đến 1975 của người miền Nam Việt Nam. Ông là một người đa tài, làm thơ, viết văn, soạn nhạc và viết cả kịch nữa, điểm đặc biệt nhất của ông là cái chất giọng ấm, ngọt ngào và quyến rũ vang lên mỗi tối thứ năm hàng tuần trên Đài Phát Thanh Sài Gòn trong chương trình “Nhạc Chủ Đề”. Bài viết và giọng đọc truyền cảm của ông đã làm say mê biết bao thính giả, dĩ nhiên cũng làm cho bao nhiêu trái tim thiếu nữ thổn thức, ông là “một người đào hoa nhưng rất chung thủy với vợ” (theo lời người con gái). Những bài nhạc ông chọn để phát thanh đều nằm theo chủ đề của chương trình mà ông dẫn dắt người nghe đi vào những khám phá qua văn chương thi vị, qua đời sống tác giả và từng giai điệu của bài hát. Câu giới thiệu về những bản tình ca của Trịnh Công Sơn là “Những bản tình ca không có hạnh phúc” như một dấu ấn của nhạc sĩ này, đã làm biết bao thính giả thật thú vị và ghi nhớ mãi. 

Đinh Trường Chinh: Cánh rừng nghệ thuật một thời xanh tươi, phồn thịnh đang rơi từng "chiếc lá cuối cùng"...

Nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ,
người làm truyền thông một thời,
Nguyễn Đình Toàn.

Tranh Đinh Trường Chinh
Những ngày cuối thu, đi giữa rừng cây mùa thu trút lá, tôi không khỏi nghĩ đến một thế hệ làm nghệ thuật tài hoa của miền Nam Việt Nam trước 1975, đang dần rơi xuống…  

Trong một thời gian ngắn qua, chỉ hơn 1 tháng vỏn vẹn, tôi đã được đọc, được biết bao tin buồn về sự ra đi của nhiều người trong nền nghệ thuật đó – từ Phật giáo, đến sân khấu, hội họa, văn chương … Như những chiếc lá vàng rục cuối cùng rơi xuống từ những cành cây mùa thu. Tôi thấy một thế hệ như dần khép lại, rơi rụng… ít ra trong ý nghĩa vật lý. Một "rừng xưa đã khép", khép lại dần sau gần 50 năm từ khi nền nghệ thuật ấy bị bức tử.



Lê Chiều Giang: Nguyễn Đình Toàn. Về với nơi đã đến

Nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn. (Ảnh: Tài liệu báo Người Việt)

MƯA HÀ NỘI 


“...Mổ trái tim.

Xem:

Không gì trong đó

Mở đôi bàn tay

Những thứ chẳng còn…”

(Lê Chiều Giang)


Trần Tiến Dũng: Anh Nguyễn Đình Toàn, nguyện cho Anh yên nghỉ trong giấc mơ diễm tuyệt của chính Anh


Hôm qua nghe tin anh khuất núi, định viết đôi dòng về anh nhưng ở cái tuổi rơi vào nhiều sự kiện buồn tôi thấy hụt hơi, thiếu lực.

Tôi không thân với anh, mà thân sao được bởi từ lúc biết tên anh, anh đã là một một văn nhân lớn trên bầu trời các tinh tú nghệ thuật Miền Nam Tự Do; thì việc tôi hát, đọc các sáng tác hoặc nghe anh giới thiệu chương trình nhạc chủ đề trên sóng phát thanh Sài Gòn cũng đủ hạnh phúc cho người ái mộ tài danh của anh.

Thơ Trần Hoàng Phố: Mộng thiên đường

 

Nguyễn Đình Toàn
Tranh Đinh Cường

(Nhớ tưởng thi sĩ Nguyễn Đình Toàn)


1-


Mưa nỉ non

Mưa hắt hiu xứ người

Giọt sầu như rơi thẳng đứng bóng người

Chiều lẻ loi giọt mưa sầu thần tiên gãy cánh

Mưa làm chứng cho đôi cánh mộng vô thường 

Gió nói với chiêm bao lời thương

Mưa như giọt lệ rơi cái bóng xuống đời

Nhớ mấy tuổi thời gian ký ức

Giông bão thắp lên quá khứ nổi trôi

Chiều dịu dàng nhớ tưởng

Mấy tuổi mộng thiên đường


Thứ Tư, 29 tháng 11, 2023

Trần Tiến Dũng: Từ ánh sáng chân thật của Thầy Thích Nguyên Chứng – Tuệ Sỹ


Sự viên tịch của một vị chân tu-học giả Phật Giáo, văn nhân Việt Thích Tuệ Sỹ đang tạo ra hiệu ứng dư luận tôn kính, thương tiếc cao, rộng, sâu trên mạng xã hội, trong đó đa phần là người lớn tuổi.

Đọc theo các dòng dư luận nhất là dòng trí thức Phật Tử, đa số người đồng thuận rằng sự viên tịch của ngài Thích Tuệ Sỹ là một mất mát lớn của Đạo Phật và Văn Hoá Việt Nam nhưng sự kiện ngài viên tịch lại là sự thức tỉnh của đại chúng về nhận thức chân chánh Đạo Phật, Văn Hoá Việt Nam. Thật vậy ư?

Nguyễn Tiến Cường: Cảm nghĩ về bài viết của Nguyễn Hữu Liêm khi viết về Thầy Tuệ Sỹ

Tôi đã định không viết gì liên quan đến sự ra đi của Thầy Tuệ Sỹ vì cảm thấy không đủ tư cách, hiểu biết về Thầy. Tôi cũng không chuyển tiếp, bình luận về văn thơ, những lời giảng của Thầy về đạo pháp, cuộc sống..., tất cả chỉ vì dốt, không hiểu nổi ý nghĩa thâm sâu chất chứa trong những lời đơn giản.

Tuy nhiên, tôi không thể im lặng – khi đọc một bài viết trên Facebook do một người bạn gửi link – xúc phạm đến Thầy do ông luật sư Nguyễn Hữu Liêm – một nhân vật không xa lạ gì trong cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt ở San José, California. Ông Liêm là nhân vật đình đám vì ông (khá) nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại, từng gây nhiều ồn ào trước đây. 


Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

Trần Trung Đạo: Ôn ra đi để lại nụ cười

Trái: Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đọc "Kỷ yếu tri ân", phải: Cuốn Kỷ yếu được đặt trên bàn thờ Hòa thượng

Trước khi đi ngủ, gần nửa đêm 23 tháng 11, tôi nhắn tin cho Tâm Thường Định hỏi ai sẽ thức tối nay. Tâm Thường Định bảo “Quảng Pháp thức tối nay”. Chúng tôi dặn dò nhau khi có việc gì sẽ gọi.

Ngô Nhân Dụng: Rất nhiều cách giả hiệu dân chủ

Năm tới nước Mỹ sẽ bầu tổng thống; chắc hai ông Donald Trump và Joe Biden sẽ đấu với nhau lần nữa. Các dân biểu Hạ viện và một phần ba các nghị sĩ cũng sẽ được bầu lại. Dân nước Anh sang năm cũng đi bầu Viện Dân Biểu. Đảng Bảo Thủ và Thủ tướng Rishi Sunak đang lo sẽ phải nhường ghế cho Sir Keir Starmer, đảng Lao Động. Dù ai đắc cử thì sau đó cũng có người bất mãn, “làu bàu.” Nhưng dân Mỹ, dân Anh biết rằng lá phiếu của họ có thể quyết định ai lên cầm quyền. Dân những nước như như Uganda, Bắc Hàn, Eritria, Trung Quốc, Rwanda, Việt Nam, Cộng Hòa Trung Phi, chắc cũng ước ao có quyền chọn lựa như thế.

Fredrick Kunkle và Kostiantyn Khudov: Cuộc tấn công dữ dội bằng máy bay không người lái của Nga đã phá vỡ sự yên bình của Kyiv, The Washington Post, Cù Tuấn biên dịch

Kyiv pummelled by 'largest Russian drone attack since Ukraine war began' lasting six hours

KYIV – Nga đã phóng một loạt máy bay không người lái mang theo chất nổ dữ dội vào Kyiv và các mục tiêu khác vào sáng sớm thứ Bảy 25/11, làm gián đoạn tình trạng bình lặng đã kéo dài một tuần ở thủ đô Ukraine và làm tăng thêm tâm trạng u ám của thủ đô này.

Josep Borrell: Tại sao một nhà nước Palestine là giải pháp an ninh tốt nhất cho Israel?, Financial Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch.

 Khong trng quyn lc Gaza sau cuc chiến hin ti có th s li gây ra mt chu k bo lc và khng b mi. 

Tôi va tri qua năm ngày Trung Đông. Cùng vi Ukraine, nơi đây đã tr thành mt trong nhng khu vc bt n nht thế gii. Mt vài khonh khc bình yên có th to n tượng rng căng thng đang gim bt, nhưng xung đt Israel-Palestine vn đang lan rng hơn bao gi hết và vn s tiếp tc tn ti. S thin cn v mt chính tr ca chúng ta, khi cho rng cuc xung đt này có th gii quyết được ch bng cách nói suông v gii pháp hai nhà nước mà không chu bt tay cha lành vết thương, phi chm dt. Không ch vì lý do nhân đo, công lý, hay đo đc, mà còn bi nếu chúng ta không gii quyết vn đ ngay bây gi, nó có th dn đến mt làn sóng di dân, bao gm c hướng v châu Âu, đng thi làm trm trng thêm nguy cơ khng b và căng thng gia các cng đng. 


Nguyễn Hoàng Văn: Phi lịch sử và cực kỳ thời sự

“Còn đảng, còn công an”, rất có thể cái khẩu hiệu cực kỳ quái gở đối với những xã hội dân chủ và văn minh này đã lỗi thời, ngay lập tức, với vụ bắt giữ ông Lưu Bình Nhưỡng.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đọc lệnh khởi tố, bắt tạm giam ông Lưu Bình Nhưỡng. (Ảnh do cơ quan công an cung cấp)

Biến cố chính trị này đã tạo ra một không khí lạnh tanh, đến rợn người, trái ngược với những tranh cãi nhốn nháo quanh cuốn phim Đất rừng phương Nam thế nhưng, nếu chịu khó để ý, chúng ta có thể nhận ra những mẫu số chung nào đó giữa hai sự việc, dẫu có phần mờ nhạt, mơ hồ.


Phạm Đình Trọng: Xin giữ vững lòng trung

 Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Nội hàm cốt lõi của điều 25 Hiến pháp 2013 hiện hành là công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu tình. Thực hiện điều 25 Hiến pháp hiện hành, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng đứng ra lập hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập, nói tiếng nói tự do ngôn luận của quyền con người, của trách nhiệm công dân. Hội Nhà Báo Việt Nam Độc Lập có mặt trong đời sống xã hội Việt Nam từ ngày 4.7.2014.


Song Thao: Răng khểnh

Tôi ưa tiếng hát của ca sĩ quá cố Duy Quang vì vẻ hiền hòa, da diết, chậm rãi và tâm tình của anh. Duy Quang hát rất tới một bài hát của Trần Thiết Hùng, bài “Cô Bé Có Chiếc Răng Khểnh”. “Này cô bé có chiếc răng khểnh / Sao thừa một cái chắc để làm duyên / Vội vàng chi mà hình như lơ đễnh / Để lại sau lưng tiếng hót vành khuyên”.

Nữ sinh Lê Thị Hồng Hạnh (thường gọi là Hạnh Lê) với chiếc răng khểnh. Ảnh: Báo Dân Trí.


Nguyên Siêu: Hiu hắt bụi đường đôi chân không mỏi


Hai người bạn chân tình đã có nhau từ thuở nhỏ. Một người theo thiên bẩm thi phú tài hoa, văn chương lỗi lạc, tư tưởng như sâu thẳm đại dương… Một người thì lục lạo, sưu tra lịch sử meo mốc, bị bỏ quên trên những bảng gỗ, chùa hoang, dân dã… Thời bình thì cũng sống chung với nhau trong từng bữa ăn, trong từng thời giờ làm việc. Trong từng buổi giảng nơi các Tự viện, Phật học viện, Tòng Lâm, Đại Tòng Lâm… Tư tưởng vị nào cũng dồi dào, hùng mạnh như thác đổ giữa rừng khuya. Rồi cho đến thời gian bị tù đày biệt xứ thì hai người bạn chân tình cũng đồng cảnh ngộ ở tù Xà Lim, hay nơi miền rừng sâu nước độc để lãnh lấy bản án tử hình, hay hai mươi năm tù ở nhưng cả hai đều chẳng sợ, vẫn ngẩng cao đầu và đối mặt với hiểm nguy.


5 Bài thơ của Thầy Tuệ Sỹ, Bạch X. Phẻ chuyển ngữ

MỘT THOÁNG CHIÊM BAO

Người mắt biếc ngây thơ ngày hội lớn
Khóe môi cười nắng quái cũng gầy hao
Như cò trắng giữa đồng xanh bất tận
Ta yêu người vì khoảnh khắc chiêm bao.


Rừng Vạn Giã 1976


Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2023

Đỗ Quý Toàn: Tuệ Sỹ Nhà Thơ

Tranh: Đinh Trường Chinh
Hãy tưởng tượng có mình, người nói, và có thế giới chung quanh, trong đó có người nghe mình nói. Đó là giả thuyết đầu tiên khi làm thơ –bất cứ khi nào mở miệng cất nên lời.

Nhưng người làm thơ có nhất thiết muốn nói cho một người nào đó nghe mình hay không? Các thi sĩ vẫn tự đặt câu hỏi này. Luis Cernuda khi kể kinh nghiệm làm thơ, đã thú nhận: “Đây là lần đầu tiên trong đời tôi dám nói trực tiếp với mọi người. Cảm giác thật lạ lùng, vì người làm thơ thường không giả thiết có một công chúng đang nghe mình ...”

Ít nhất, Cernuda giả thiết có mình và có công chúng ở thế giới bên ngoài – Do giả thuyết ngã, pháp. Nếu không thì ở đâu ra thơ?


Ngô Nhân Dụng: Thầy Tuệ Sỹ trong ba ngàn thế giới

Lời tâm sự đầu năm Tân Sửu, Phật lịch 2564, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ kể lại lời Đức Thích Ca dặn dò các đệ tử trước khi nhập Niết-bàn: “Mọi thứ đều vô thường, các con hãy không ngừng tinh tấn.”

Bây giờ, theo lý vô thường, Hòa thượng cũng về cõi tịch diệt, những người kính yêu Hòa thượng có thể nhớ lại lời Phật dậy trên đây, lấy làm phương châm: “Hãy không ngừng tinh tấn.” Thầy Thích Tuệ Sỹ đã viết nhiều, đã giảng dậy nhiều, nhưng điều đáng học hỏi, tu tập tinh tấn chính là con người, hành vi, thái độ thong dong mà vẫn thiết tha với cuộc sống của vị thiền sư nhập thế.


Nguyễn Viện: Tuệ Sỹ, một hành giả vô úy giữa trần gian sầu lụy

Mặc dù đã được tiên liệu, nhưng sự viên tịch của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ vẫn tạo ra một xúc động lớn với những ai quan tâm đến Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn phức tạp này. Riêng với thày Tuệ Sỹ, không chỉ là một vị lãnh đạo tinh thần đáng kính của giáo hội Phật giáo Thống nhất, thày còn là một thi sĩ tài hoa, một học giả uyên bác.

Với cá nhân tôi, tôi thành thật kính ngưỡng một khí phách đã trở nên hiếm có trong thời đại chúng ta. Đó là tinh thần vô úy không khoan nhượng, không thỏa hiệp với cái xấu, cái ác của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.


Thơ tiễn biệt Thầy Tuệ Sỹ

LIÊN KHÚC HAIKU KÍNH TIỄN THẦY

Chùa Đậu. Ảnh: Hồng Anh

(Kính tiễn Thầy Tuệ Sỹ, 1943-2023!)

 Chưa một lần gặp Thầy

Con cung kính cúi đầu tiễn Thầy

Về mù sa một cõi

.

Thưa! một sớm nơi nầy

Con nghe ngân nga tiếng chuông chùa

Từ bên kia quê nhà

.


Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2023

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã viên tịch

THÔNG TIN TỪ HỘI ĐỒNG HOẰNG PHÁP:





Trần Trung Đạo: Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và GHPGVNTN trong dòng sống của dân tộc và hướng đi của thời đại

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ. Ảnh: Thư viện Phật học.

Khi từ Hội An vào Sài Gòn đầu tháng 9 năm 1972, tôi mang theo ước mơ xanh và rất nhiều câu hỏi. Tôi luôn tâm nguyện phải làm một việc gì đó hữu ích cho quê hương và đạo pháp để đền đáp những tháng năm đầy trắc trở của mình được Tam Bảo hộ trì và bá tánh thập phương che chở.

Quảng Pháp Trần Minh Triết: Ôn Tuệ Sỹ, Nhân cách lý tưởng và Tư tưởng chủ đạo

Tôi đọc hoặc nghe đâu đó, một vài lần vị thị giả kề cận nhất của Ôn kể lại, “Thầy là một vị Tỳ Kheo không có chùa và đệ tử”. Có nghĩa là Ôn không quan tâm việc xây chùa, dựng tháp; Ôn không tự nhận mình là Sư phụ, hoặc Thầy của bất kỳ ai, cho dù học trò của mình thì rất đông và hiện cư ngụ ở nhiều quốc gia trên thế giới.


Đọc lại những lời nhắn nhủ của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ dành cho thế hệ tương lai

 

THƯ GỬI TĂNG SINH THỪA THIÊN–HUẾ (2003)

Gửi Tăng Sinh Thừa Thiên - Huế

Nhân đọc Tâm thư của tăng sinh dâng Hòa thượng Thiện Hạnh

PL 2547

Quảng Hương Già Lam

Ngày 28-10-2003

Các con thương quý,

Trong những ngày gần đây những biến động tuy làm sửng sốt cả thế giới nhưng hầu như chỉ làm gợn sóng một ít nơi đây để giữ yên cho giấc ngủ đông miên kéo dài qua hai thập kỷ của Phật tử Việt Nam.


Đinh Quang Anh Thái: Tiếc thương cựu Đệ Nhất Phu Nhân Rosalynn Carter, một tấm lòng tận tụy vì con người

Cựu Tổng thống Jimmy Carter và cố Đệ nhất phu nhân Rosalynn tại lễ nhậm chức Tổng thống, năm 1977.

Cụ bà Rosalynn Carter, cựu đệ nhất phu nhân và là người hoạt động nhân đạo không mệt mỏi, vừa qua đời, thượng thọ 96 tuổi.

Cụ bà Rosalynn Carter đã cống hiến cả đời mình cho các hoạt động phục vụ xã hội, bao gồm các chương trình hỗ trợ nguồn lực chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân tâm thần, nhân quyền, công bằng xã hội và nhu cầu của người già.


Ngô Nhân Dụng: Trung Quốc: Mô hình kinh tế gây bế tắc

Giá nhà cửa ở Trung Quốc từ tháng Chín qua tháng Mười đã tụt xuống năm tháng liền, mạnh nhất kể từ tháng Hai năm 2015, theo bản tin kinh tế Bloomberg. Cả nền kinh tế xuống theo vì ngành xây dựng đóng góp một phần tư trong Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) của Trung Quốc. Kinh tế xuống không phải chỉ do thị trường địa ốc. Nguyên nhân sâu xa là sự thất bại của cả mô hình kinh tế bất chấp thực tế cũng như lý luận, vì chỉ nhắm mục đích bảo vệ quyền hành của đảng Cộng sản.


Stephen M. Walt: Tác động toàn cầu từ cuộc chiến Israel-Hamas, Foreign Policy, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

 Cuc chiến mi nht Trung Đông s có tác đng đa chính tr lan rng.

Liệu cuộc chiến mới nhất ở Gaza có gây ra hậu quả sâu rộng? Về mặt nguyên tắc, tôi nghĩ rằng những diễn biến địa chính trị bất lợi thường được cân bằng bởi các lực lượng đối kháng khác nhau, và các sự kiện ở một phần nhỏ của thế giới thường sẽ không gây ra tác động lan tỏa lớn ở những nơi khác. Khủng hoảng và chiến tranh vẫn xảy ra, nhưng những cái đầu lạnh thường chiếm ưu thế và theo đó hạn chế hậu quả của các cuộc chiến.

Lê Chiều Giang: Tiếng hát từ bi

Một phần của tác phẩm điêu khắc Danaid của điêu khắc gia người Pháp Auguste Rodin

Dù xa xôi cách trở đến đâu, điều ước mơ duy nhất là mong gặp lại Chị. Tôi biết, ở một góc trời nào đó, Chị cũng thường nhớ và ao ước như tôi. Đời sống, chợt có những ra đi biền biệt không ngờ, như một tiếng hát vút bay, rồi mất tăm trong gió.

Doãn Kim Khánh: Thầm lặng

Nhà văn Doãn Quốc Sỹ và vợ


Bài viết này của tác giả Doãn Kim Khánh, con gái của nhà văn Doãn Quốc Sỹ viết về mẹ, sau khi mẹ mất.

Bà Doãn Quốc Sỹ, nhũ danh Hồ Thị Thảo, là con gái của nhà văn trào phúng Tú Mỡ (Hồ Trọng Hiếu). Bà sinh ngày 05/5/1925 tại Hà Nội. Thất lộc ngày 08/9/2011 tại Houston, Texas, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 86 tuổi.

Thơ Trần Mộng Tú: Đừng tìm nữa

Tưởng niệm các nạn nhân trong cuộc chiến Israel-Hamas.

Xác ai trong túi vải 

Làm sao nhận ra nhau

Màu trắng một màu trắng

Ôi Mẹ, ôi Con đâu!


Túi lớn rồi túi nhỏ

Xếp dọc rồi xếp ngang

Bế lên rồi đặt xuống

Lệ ai rơi hàng hàng



Ngô Kim Khôi: "50 sắc sắc"

Người ta nói tranh khỏa thân tôn sùng vẻ đẹp tự nhiên của cơ thể con người, đặc biệt là người phụ nữ. Một số người lại cho rằng tranh khỏa thân mang tính dung tục, tầm thường và thô thiển, không tế nhị. Vì vậy, tranh khỏa thân là một đề tài muôn thuở, tuy hấp dẫn nhưng vẫn tiếp tục gây tranh cãi.


Phạm Đình Trọng: Chạy chức, P.2

NHỮNG GƯƠNG MẶT “ĐEN” CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG

Tổ chức đoàn thanh niên trở thành bệ phóng đưa thủ lĩnh thanh niên vào không gian quyền lực, vào chính trường đã tạo ra lực hấp dẫn mạnh mẽ với những hạng cơ hội chính trị. Quan cơ hội chính trị lặng lẽ và hối hả cõng con vào đặt lên ghế lãnh đạo tổ chức đoàn như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Nhân Chiến . . . Tuổi trẻ cơ hội chính trị không có quan bố, quan mẹ cõng lên bệ phóng quyền lực thì phải cố tỏ ra xăng xái hoạt động trong phong trào thanh niên để leo lên lãnh đạo tổ chức thanh niên như Tất Thành Cang . . .


Nguyễn Vĩnh Nguyên: Cuộc hồi hương của một Khôi nguyên La Mã – Hào quang Grand Prix de Rome. P.2

Tầm nhìn của một quy hoạch gia miền Nam

Những thư từ, văn bản lưu trữ về quá trình hồi hương và làm việc của Ngô Viết Thụ tại Văn phòng tư vấn và chỉnh trang lãnh thổ vào đầu thập niên 1960, có thể thấy, dự án mà ông dành nhiều tâm sức nhất là chỉnh trang Sài Gòn - Chợ Lớn. Nhưng...

Đại dự án trong ngăn tủ

Dự án chỉnh trang Sài Gòn - Chợ Lớn mang tính biểu tượng của chính quyền miền Nam lúc bấy giờ: muốn xây dựng hình ảnh một đô thành với tên gọi khác, diện mạo khác, quy mô và bề thế. Tuy vậy, mong muốn và tầm nhìn đó từ phía bản thân ông Ngô Viết Thụ lẫn những yếu nhân trong chính quyền VNCH đã chỉ dừng lại ở... tầm nhìn và mong muốn, không thành tựu trong thực tế vì nhiều lý do.


Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Hoa: Đem tro chị về

Đươc tin nhà văn, nhà báo Nguyễn Quí Đức vừa qua đời ở Hà Nội hôm Thứ Tư, 22 Tháng Mười Một, DĐTK xin giới thiệu một truyện ngắn của tác giả Nguyễn Ngọc Hoa, trong đó nhân vật Quý chính là Nguyễn Quí Đức. 


Ông Nguyễn Quí Đức là nhà sản xuất và nhà văn đài phát thanh từ năm 1979, làm việc cho British Broadcasting Corporation ở London và KALW-FM ở San Francisco và là bình luận viên cho National Public Radio. Ông là người dẫn chương trình Pacific Time, chương trình quốc gia của Đài phát thanh công cộng KQED-FM về các vấn đề châu Á và người Mỹ gốc Á, từ năm 2000 đến năm 2006. Các bài tiểu luận của ông đã được đăng trên The Asian Wall Street Journal Weekly, The New York Times Magazine, The San Francisco Examiner, The San Jose Mercury News và các tờ báo khác. Các tiểu luận, thơ và truyện ngắn khác đã xuất hiện trên City Lights Review, Salamander, Zyzzyva, Manoa Journal, Vân, Văn Học và Hợp Lưu, cũng như trong một số tuyển tập như Under Western Eyes, Watermark, và Veterans of War.


Thứ Ba, 21 tháng 11, 2023

Phạm Đình Trọng: Chạy chức.

Trong một chế độ độc tài độc đảng như ở Việt Nam, người dân hoàn toàn không có quyền bầu chọn những quan chức có trình độ, có tâm có tầm, xứng đáng với vị trí, chức vụ của mình; người dân cũng hoàn toàn không có quyền kêu gọi từ chức hay dùng lá phiếu để truất phế những quan chức kém tài kém đức, hại dân hại nước. Quan chức, cán bộ là do đảng chỉ định. Chính vì vậy mà từ “quan trí” cho đến tình trạng tham những, vi phạm pháp luật, băng hoại về tư cách của quan chức từ trên xuống dưới cứ ngày càng nhiều, mỗi một vụ án lớn lại hàng chục, hàng trăm quan chức “bị lộ”, phải mất chức hoặc vào tù. 


Trùng Dương: Từ lộc trời tới tai họa: ‘Killers of the Flower Moon’

Từ lộc trời tới tai họa: Thủ phủ Pawhuska của bộ lạc Osage ở Oklahoma, năm 1906, trái. Phải, mỏ dầu hỏa tìm thấy trong lòng đất trại tập trung (reservation) đã biến dân da đỏ Osage thành những người giầu nhất thế giới vào đầu thập niên 1920. Từ đấy là tai họa dồn dập tới. (Ảnh Osage Nation Museum)


Nguyễn Hoàng Văn: Phải học Tú bà

C:\Users\THUAN\Downloads\Tú bà.jpg

Ghê thì ghê nhưng chớ vội khinh thường, đừng máy móc nghe theo những gì Nguyễn Du nói mà hãy nhìn kỹ những gì Tú bà làm: bà hoàn toàn xứng đáng để dạy bảo khối người, thậm chí cả một guồng máy nhân sự dày cộm bằng cấp và cao ngất năng lực “lý luận chính trị”.

Ngòi bút của Nguyễn Du khiến chúng ta tởm. Cây cọ của Tô Ngọc Vân, dù là diễn tả lúc “người” nhất, thư thái nhất -- “Vừa tuần nguyệt sáng, gương trong / Tú bà ghé lại thong dong dặn dò” – lại khiến chúng ta kinh. Tởm và kinh nên chẳng ai muốn dây nhưng thật sự là phải học bà.


Nguyễn Thị Tiêu Dao: Nỗ lực hóa giải trong sân trường đại học sôi sục trước cuộc chiến Israel-Hamas

Hai giáo sư của Đại học UC Berkeley thuộc hai khoa Trung Đông và Do Thái, vốn từng “bất đồng một cách quyết liệt” với nhau, đã ra thông cáo chung kêu gọi các sinh viên khác chính kiến đang biểu tình công kích lẫn nhau là hãy tôn trọng chính kiến khác biệt của nhau để đừng xẩy ra bạo động tại nơi mà “bất đồng và các quan điểm dị biệt vốn là nền móng của sinh hoạt đại học”.

Cuộc chiến giữa Israel và Hamas, một tổ chức võ trang Hồi giáo cực đoan cầm quyền tại Gaza (một trong hai phần đất thuộc dân Palestine nằm trong lãnh thổ Israel) diễn ra từ đầu tháng 10 đã dẫn tới những cuộc biểu tình khắp nơi giữa hai phe bênh Israel và phe bênh Palestine.

Joanna Williams: Vì sao giới trẻ có cảm tình với Hamas?, Spiked, Nhật Hiên biên dịch.

Thế h Z đã được nuôi dy đ khinh mit phương Tây và mi th mà phương Tây đi din.

 So sánh các cuc biu tình ng h Israel gn đây vi các cuc tun hành ng h Palestine M và Anh, bn s thy s khác bit rt rõ ràng. Các cuc t hp đ bo v Israel có s lượng ít hơn, ít người tham d hơn và thu hút mt đám đông ln tui hơn thy rõ. Có v như gii tr có xu hướng biu tình chng Israel hơn, ngay c khi điu đó có nghĩa là tun hành cùng vi nhng người bài Do Thái và nhng người ng h Hamas.


Mary Ilyushina: Nga thả kẻ sát nhân đã từng tham chiến và giết người ở Ukraine, The Washington Post, Cù Tuấn biên dịch

Vladislav Kanyus, một thanh niên trẻ đến từ Kemerovo, tây nam Siberia, đã giết hại dã man bạn gái cũ Vera Pekhteleva bằng cách tra tấn, làm cô ngạt thở và đâm cô trong nhiều giờ.

Kanyus bị kết án 17 năm tù vào tháng 7 năm 2022 sau một phiên tòa cấp cao. Phiên tòa này đã khơi dậy một cuộc đối thoại quốc gia ở Nga về việc thiếu các biện pháp bảo vệ chống lại bạo lực gia đình và sự thờ ơ vô cảm của cơ quan thực thi pháp luật đối với những trường hợp như vậy. Nhưng sau đó, mẹ của Pekhteleva, Oksana, nhận được một bức ảnh của Kanyus – không phải ở trong tù mà trong bộ quân phục, bên cạnh những người lính Nga khác.

Timothy Snyder: Chẳng lẽ các ngài định bán đứng họ?, Trần Gia Huấn chuyển ngữ

Câu hi dành cho các nhà lp pháp Hoa Kỳ v Ukraine

Li người dch: Timothy Snyder là giáo sư s, Đi Hc Yale, M. Ông viết 15 tác phm lch s như: Bloodlands, Black Earth, On Tyranny, The Road to Unfreedom… trong đó cun sách Bloodlands ghi li cuc tàn phá Âu châu ca Hilter và Stalin, đã được dch ra 30 th tiếng. Ông s dng 10 ngôn ng, trong đó có tiếng Nga.

T năm 2014, Timothy Snyder đã cnh báo s tương đng gia Hitler và Putin v cách ngy bin lch s, lý do m rng lãnh th, đòi xóa b tư cách quc gia ca nước khác. Putin ging Hitler đến mc nhiu đon din văn ca Putin đã sao chép li din văn ca Hitler. Sau đây là bn dch bài viết ca GS Timothy Snyder.

***