Thứ Ba, 12 tháng 9, 2023
Thêm nhiều ý kiến phản biện việc phá rừng để làm hồ thủy lợi ở tỉnh Bình Thuận
Khu rừng tự nhiên rộng hơn 600 ha sắp chuyển thành hồ thủy lợi. Ảnh: VnExpress. |
Trương Nhân Tuấn: Dự án hồ chứa nước Ka Pét có nhiều điểm tương đồng với vụ khai thác Bô xít ở Dak Nong.
Đọc báo Nhân dân nói về "Dự án Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận" tôi thấy có nhiều điểm tương đồng với vụ khai thác Bô xít ở Dak Nong.
Nếu Bô xít Dak Nong là "chủ trương lớn của đảng" thì dự án hồ Ka Pét "là dự án quan trọng quốc gia". Dự án này đã được "Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh..."
Theo "dự kiến", tức là khi dự án hoàn thành", thứ nhứt, "sẽ cấp nước tưới cho khoảng 7.762ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam"; thứ hai "cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II với 2,63 triệu m3/năm"; thứ ba "tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết"; thứ tư "phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua thành phố Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh".
Cá nhân tôi hoài nghi về lợi ích của việc "cấp nước tưới" cho nông nghiệp cũng như để phục vụ cho sinh hoạt dân chúng huyện Hàm tân. Du lịch thì giống cái bánh vẽ...
Theo các khảo cứu về địa chất của các chuyên gia Tài Nguyên Môi Trường Việt Nam (mà tôi đọc được) thì địa tầng ở đây giàu quặng limenite (ốc xít sắt và titan - cát đen). Một số quặng khác giàu tính phóng xạ (radioactivité) cũng được khám phá. Đặc biệt khu vực hồ Ka Pét. Quặng bắt đầu từ 25 mét, bề dày lên đến độ sâu trên 100 mét.
Tức là khi đào đất làm hồ chứa nước, thì nước ở hồ này sẽ thấm vào địa tầng chứa các quặng (hàm lượng phóng xạ cao).
Sử dụng nước hồ Ka Pét có nghĩa là uống thuốc độc. Một phần lớn dân cư Phan Thiết sẽ bị ung thư sau vài năm. Nông sản ở đây (khi bị nhiễm phóng xạ do tiêu tưới) cũng sẽ không sản xuất được đi đâu hết cả.
Nếu ta nhìn cả tỉnh Bình Thuận với cặp mắt "logic", không thiên vị về tiền hay về chính trị. Tỉnh này không thể đặt căn bản của sự phát triển trên nền tảng nông nghiệp.
Khí hậu Phan Thiết khô và nắng. Mặt đất khá giống sa mạc, toàn là cát đỏ, hàm lượng quặng limenite rất cao (68%). Nào giờ Phan Thiết đã nổi danh với những sản phẩm về biển. Hướng phát triển của cả tỉnh Bình Thuận là hướng ra biển (đánh cá, kỹ nghệ đóng tàu), là khai thác và tinh chế titan đồng thời với việc thành lập các cơ sở giáo dục về công nghệ titan. Phan Thiết cũng thuận lợi cho việc sản xuất quang điện...
Về vụ khai thác titan, thử nhìn các tấm hình do báo chí trong nước đăng tải từ nhiều năm trước. Cả tỉnh Bình Thuận, vùng ven biển, đều bị đào bới hang lổ nham nhở. Từ nhiều thập niên nay người ta khai thác quặng bừa bãi. Có rất nhiều "hồ nước" đã thành hình mà không hồ nào có thể sử dụng được (vì nước bị ô nhiễm kim loại nặng hay vì phóng xạ). Các lãnh đạo địa phương cũng như các "nhà khai thác quặng" ăn sổi ở thì không ai có trách nhiệm "xử lý" chất thải cũng như hoàn nguyên môi trường sau khi khai thác.
Vì vậy nhà nước đừng nên vịn vào các lý do kiểu "lấy nước cho nông dân tưới tiêu" hay "phục vụ cho người dân thành phố" v.v... Không thuyết phục chút nào hết cả.
Theo tôi, một dự án nói là làm "hồ chứa nước" mà thực chất là phá rừng khai thác quặng mỏ, nhứt là một dự án tầm quốc gia thì quốc hội không thể quyết định khơi khơi. Phải có một ê kíp khoa học gia uy tín, "trung lập", nghiên cứu về tính khả thi của dự án.
Ta thấy hiện tại, một nhà khai thác đã thấy rõ ràng là họ không có khả năng hoàn nguyên môi trường và đền bồi lợi ích của "thế hệ tương lai". Lý do nào cho phép họ phá rừng, đào bới lấy quặng mỏ, với bình phong làm hồ Ka Pét? Ngoài ra việc khai thác này sao không thấy thông qua một quá trình gọi thầu và đấu thầu?
Trương Nhân Tuấn
***
Trương Nhân Tuấn: Bình Thuận đã có 49 hồ nước, một số không nhỏ là “đắp chiếu”?
Tỉnh Bình Thuận hiện thời có 49 hồ nước nhưng (tình hình thiệt là tình hình...), Bình Thuận vẫn còn ở trong "hành trình chống khát dở dang".
Nếu có thể lấy làm hệ qui chiếu, những thành phố hay quốc gia xây dựng trên sa mạc, thì không có nơi nào "làm gương" cho lãnh đạo Việt Nam bằng quốc gia Do Thái.
Do Thái là một quốc gia có lãnh thổ phần lớn là sa mạc. Khí hậu Địa Trung Hải, bán sa mạc, ít mưa. Mùa nắng kéo dài, không mưa, mùa đông có mưa nhưng ngắn ngày. Lượng nước mưa hàng năm, vùng sa mạc miền nam, chỉ có 24 milimét trong 7 ngày. Tỉnh miền bắc, mưa 58 ngày, lượng nước mưa 658 milimét. Lượng nước mưa phần lớn đổ ra biển, do không đủ thời gian thẩm thấu vào mạch nước ngầm. Toàn lãnh thổ quốc gia Do Thái chỉ có một hồ nước duy nhứt, cung cấp nước uống cho toàn thể dân Do Thái đồng thời phục vụ cho nông nghiệp và công nghiệp. Đó là hồ Tiberiade.
Nói về một xứ sa mạc mà nói về nông nghiệp của xứ này khác chi mỉa mai một người khiếm thị về màu xanh của ruộng lúa, của nước biển... Nhưng nền nông nghiệp của Do Thái "thấy vậy mà không phải vậy". Câu "dưới sức người sỏi đá cũng thành cơm" chỉ cần đổi thành "bằng trí tuệ, loài người có thể biến sỏi đá thành cơm". Do Thái tự túc lương thực (lúa mì) và xuất cảng nông sản qua các nước Châu Âu, các loại trái cây (bio), có giá trị lợi nhuận cao.
Vì yếu tố địa lý khắc nghiệt, quanh năm vật vã với nạn thiếu nước, dân Do Thái đã sáng chế ra hệ thống tưới nước "nhỏ giọt" để tiết kiệm nước đồng thời thiết kế một hệ thống kinh đào dẫn nước, từ hồ Tiberiade ở miền bắc, đến khắp mọi miền đất nước.
Vấn đề Bình Thuận, chắc chắn không phải là đang trong hành trình "chống khát dở dang". Đã có 49 hồ chứa nước được xây dựng tại đây rồi.
Vấn đề Bình Thuận là việc tồn trữ hữu hiệu nguồn nước cũng như các việc phân phối và sử dụng thông minh các nguồn nước.
Đọc báo thấy các hồ chứa nước Bình Thuận một số không nhỏ là "đắp chiếu". Có hồ được xây dựng nhằm "mừng đại hội đảng". Đại hội đảng đã qua, hồ đã làm xong. Vấn đề là hồ nước không đưa vào phục vụ cho dân chúng. Tại sao?
Bởi vì mục tiêu ban đầu làm hồ không nhằm để chứa nước và để phục vụ cho dân.
Câu trả lời, chỉ có một giả thuyết, là vì nước ở hồ "mừng đại hội đảng" nhiễm độc. Tôi có viết, địa tầng tỉnh Bình Thuận rất phong phú các quặng zircon và titan. Chỉ cần lấy vá xúc đất và đem đi sàng lại là lấy được quặng titan và zircon. Vấn đề là các quặng này có chứa các tạp chất phóng xạ.
Làm gì có chuyện đào hồ chứa nước "mừng đại hội đảng", đào xong rồi đắp chiếu?
Mừng đại hội đảng là cái cớ. Làm hồ nước cũng là cái cớ. Mục đích của người chủ mưu là lấy khoáng sản và tài nguyên gỗ, vậy thôi. Họ tưởng một công đôi ba chuyện. Ai ngờ họ tặng cho đảng và nhân dân Phan Thiết một hồ chứa nước pha thuốc độc.
Vì vậy, nếu dự án hồ Ka Pét là dự án tầm "quốc gia", thì hợp lý phải có một công trình nghiên cứu khoa học tầm quốc gia về tính khả thi.
Phan Thiết không thích hợp cho phát triển nông nghiệp. Vì đủ thứ lý do. Nhưng nông dân quyết tâm làm nông nghiệp, thì ý kiến của tôi là nông dân mình nên học phương pháp làm nông của người Do Thái.
Trương Nhân Tuấn
***
Nguyễn Tiến Cường: Thực chất của việc phá 600 mẫu rừng nguyên sinh để làm hồ thủy lợi ở Bình Thuận
Tuần lễ qua, bên cạnh tin khiến cộng đồng mạng facebook chú ý là Tổng Thống Mỹ Joe Biden – sau khi dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20, qua thăm Việt Nam vào ngày chủ nhật 10.09.2023 theo “lời mời” của TBT đảng CSVN, còn có một tin khác khiến người dân giận dữ, hoang mang, lo lắng không ít, đó là tin 600 mẫu (hectares = 10.000m²) rừng nguyên sinh ở xã Mỹ Thạnh, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận sẽ được phá đi để lấy đất làm...hồ thủy lợi Ka-Pét (Capet).
Không bàn đến chuyện phá rừng gây tác hại, hậu quả nặng nề đến môi trường sinh thái, gây lũ lụt, đất đá sụt lở đến toàn vùng chung quanh vì nhiều chuyên gia địa chất, môi sinh đã lên tiếng cảnh báo, chỉ nói đến việc tại sao tỉnh Bình Thuận quyết tâm tàn phá 600ha rừng nguyên sinh này.
Đương nhiên, để bảo vệ chủ trương, kế hoạch của mình, đảng ủy, UBND tỉnh Bình Thuận phải đưa ra một lý do, theo họ là (cực kỳ) chính đáng, đó là giải quyết nước sinh hoạt cho khoảng 100.000 dân quanh vùng vào mùa khô.
Tin được không? Chẳng lẽ sau hơn 48 năm thống nhất đất nước, đến bây giờ đảng CSVN chợt thấy thương dân Bình Thuận, khi nhìn họ thiếu nước sinh hoạt nên động lòng trắc ẩn, phát huy sáng kiến đào hồ thủy lợi, dự trữ nước cho dân dùng vào mùa khô, hạn. Trăn trở, ưu tư của lãnh đạo CSVN ở Bình Thuận khiến người dân cảm động quá (sức lẽ mình) luôn!
Ủa? Mà sao dân Bình Thuận nói riêng, cả nước nói chung, kể luôn cả người Việt hải ngoại đều giận dữ, phản đối, lo lắng trước kế hoạch “vì dân, do dân” mà đảng đề xuất? Hơn 10.000 người đã ký Thỉnh Nguyện Thư kêu gọi chính quyền tỉnh Bình Thuận ngừng ngay dự án hồ thủy lợi Ka-Pét.
Tuy nhiên, ký thỉnh nguyện thư là chuyện của người dân, tiến hành phá rừng là chuyện của đảng và nhà nước. Khi đảng đã quyết thì trời cũng không cản được. Có mấy ai còn nhớ ông cựu thủ tướng ăn hại Nguyễn Tấn Dũng – cho dù đã có rất nhiều kiến nghị của các nhà khoa học, chuyên gia, nhân sĩ...kêu gọi ngừng dự án khai thác Bauxite năm 2009 – đã tuyên bố “Khai thác Bauxite ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng và nhà nước”.
Lần này thì các chuyên gia về môi trường, địa chất, các nhà khoa học, có lẽ cũng chán nản, mệt mỏi với những “chủ trương lớn” của đảng và nhà nước nên không mấy người lên tiếng ngoài một số rất ít quan tâm đến vận mệnh đất nước như nhà giáo Thái Hạo, nhà báo Nguyễn Ngọc Chu... Theo nhà báo Lê Thiệt, trong một bài báo đăng trên Sài Gòn Nhỏ cho biết quốc hội CHXHCNVN đã thông qua dự án này từ năm 2019 một cách bí mật, người dân không ai được biết.(1)
Trong một bài viết đăng trên báo Tiếng Dân ngày 08.09.2023, nhà báo Nguyễn Ngọc Chu đã nhận định, phân tích cho thấy việc xây dựng hồ thủy lợi Ka-pét là không cần thiết vì tỉnh Bình Thuận đã có tất cả 49 hồ chứa nước, trong số đó hồ La Ngà 3 đang được xây dựng, tổng dung lượng dự trữ của 49 hồ này không những đủ xài cho người dân Bình Thuận mà còn có thể cung cấp cho Đồng Nai, Bà Rịa, Vũng Tàu...vào mùa khô, hạn. (2)
Tương tự như nhà máy luyện thép Formosa ở Hà Tĩnh, đảng ủy, chính quyền tỉnh Bình Thuận có gan tày trời cũng chẳng dám và cũng chẳng thể đơn độc quyết định một công trình mà hậu quả thiệt hại cho môi trường, cho đất nước sẽ kéo dài hàng trăm năm hay lâu dài hơn.
Lợi nhuận từ việc phá 600ha rừng nguyên sinh ở Mỹ Thạnh không chỉ bao gồm việc thu hoạch gỗ, các loài sinh vật, thú rừng quý hiếm...mà phải kể đến các dự án sẽ được đầu tư, xây dựng. Hơn nữa, một câu hỏi cần đặt ra là vấn đề an ninh quốc gia. Với áp lực của đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay, ai có thể cam kết, chắc chắn rằng việc xây dựng hồ thủy lợi ở xã Mỹ Thạnh sau khi tàn phá 600ha rừng sẽ không có nhà thầu Tầu Cộng nào tham gia đấu và trúng thầu?
Một khi họ đấu, trúng thầu rồi xây dựng, liêu họ có bảo đảm được an toàn trong lúc vận hành cho người dân trong vùng không hay lại để xẩy ra lũ lụt vào mùa mưa khi lãnh đạo CSVN làm điều gì đó phật ý họ? Khó mà trả lời.
Túm lại, việc phá bỏ 600ha rừng ở xã Mỹ Thạnh, Bình Thuận để xây dựng hồ thủy lợi Ka-Pét đúng là chủ trương (ăn) lớn của đảng và chính quyền tỉnh. Việc ăn chia như thế nào đã được bộ chính trị duyệt, quốc hội thông qua từ hồi nẫm, giờ có bàn cãi cũng vô ích. Bộ chính trị đã phê duyệt với sự quyết định của ông TBT Nguyễn Phú Trọng. Tuy nhiên, nếu sau này có “sự cố” gì xẩy ra thì chỉ có bí thư tỉnh Bình Thuận Dương Văn An chịu trách nhiệm và (có thể) trở thành củi đi vào lò (nếu ông Trọng lúc đó còn sống).
Nguyễn Tiến Cường
**********
(1) https://nhatnguyet2014.wordpress.com/2023/09/07/quoc-hoi-pha-rung-chu-khong-phai-lam-tac/
(2) https://baotiengdan.com/2023/09/08/co-ho-la-nga-3-thi-khong-can-ho-ka-pet/
Trong hệ sinh thái rừng, các loài cây có sự phân tầng khác nhau, mỗi loài tự nỗ lực vươn lên với sức sống rất mãnh liệt, còn nếu quan sát kỹ hơn ta có thể thấy và cảm nhận được các loài cây dường như đang "nhường ánh sáng", chia sẻ nguồn nước, chất dinh dưỡng cho nhau, cùng các loài động vật tạo nên một hệ sinh thái gọi là rừng chứ không tham lam như chúng ta từng nghĩ. Đó cũng là cái hay của rừng nguyên sinh vùng nhiệt đới, nó khác với các loại "rừng thông, rừng keo" ngày nay.
Mình xin chia sẻ một kỷ niệm và cảm nhận cá nhân, khi mình cùng những người bạn Raglai đi dạo rừng (rah keh). Từ "rah keh"(đi dạo rừng) có thể thấy được tâm thế của người làm chủ trên khu vực họ, "đi dạo" chớ không phải là "khám phá", vì đó là khu vực (quê hương) quá quen thuộc với họ. Vào trong rừng sâu mình thấy những nhánh lan, thân dây leo bám vào rễ hoặc thân cây cổ thụ vươn lên tìm ánh sáng và sống rất tươi tốt, trông cảnh đó tự dưng khiến mình xúc động, và tự hỏi: nếu là loài người thì liệu họ có chấp nhận những người yếu hơn mình (hoặc đẳng cấp dưới) bám víu vào thân mình mà sống như vậy không? Từ đó mình mới cảm nhận, bản năng của rừng thuần khiết đến nhường nào. Và phải chăng, tâm hồn của những người bản địa sống gần thiên nhiên cũng thuần khiết và bao dung như thế!
Đối với một số dân tộc bản địa, ý niệm về rừng không chỉ là các loại thực vật (cây cổ thụ), mà trong đó còn có muôn loài động vật khác sống cùng nhau (Xem quan niệm của Chăm về rừng trong facebook này). Ngoài ra, ở một số dân tộc rừng không chỉ là không gian hữu hình, nơi sinh sống của các loài động thực vật, mà còn là không gian của thế giới vô hình (tổ tiên, thần linh). Chẳng hạn, người Raglai quan niệm: khi chết linh hồn sẽ về với tổ tiên, đó là rừng. Hoặc, họ quan niệm:"không chặt cây rừng khi mặt trời xuống núi, sợ đánh thức thần linh".(giả sử nếu không gian sinh sống của người bản địa hết cây, hết rừng (bị thay đổi) thì ý niệm sau này của họ linh hồn tổ tiên sẽ lên trời hoặc lang thang vất vưởng đâu đó, tới đó văn hoá có lẽ sẽ giống Tàu hoặc Tây, cái này nói vui thôi những sẽ là có thật thật đấy).
Chúng ta phá bỏ 600 ha rừng, không phải chỉ mất đi các loại cây, gỗ mà nó còn tác động đến muôn loài khác (hệ sinh thái xung quanh), không chỉ làm mất đi không gian hữu hình mà còn xoá bỏ không gian vô hình trong ý niệm người bản địa. Trong 600 ha rừng Mỹ Thạnh sẽ bị phá ấy còn có di tích tâm linh của người Chăm và Raglai.
Sohaniim
Rất nhiều phản ứng, tôi rút ra 4 ý chính, lược bỏ các ý trùng lặp.
Karun & Thuk siam cho Đất thiêng, bình an cho tất cả mọi người!
1. Jaya Thiên – Ninh Thuận, ngày 11-9-2023
Chỉ ra 3 điểm quan trong của Đất thiêng và Khu Thánh tích.
“Hai di tích rất quan trọng được xem như là Khu Thánh địa đó là; khu lăng mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu và Pô Haniim Per, gắn với truyền thống hành hương của cộng đồng người Chăm vùng Pajai và BiCam thuộc 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh ngày nay.
Trải qua gần 300 năm, đây là cánh rừng thiêng được cộng đồng người Chăm và Raglai bảo vệ một cách tuyệt đối bất khả xâm phạm. Nhờ vào chất thiêng ấy, trải qua bao biến thiên lịch sử, khu rừng này vẫn được giữ lại yếu tố nguyên sinh như vốn có từ ngàn đời cho đến hôm nay.
Đây là chứng tích quan trọng để chứng minh sự tồn tại của Bình Thuận hơn 300 năm (1698) nói riêng và góp phần bổ sung cho lịch sử Việt Nam nói chung. Cùng với sự hình thành khai phá vùng đất Tánh Linh, Đức Linh mà Po Cei Khar Mâh Bingu là người được xem như vị tiền hiền khẩn hoang của vùng đất này”.
2. Wa Praong - Ninh Thuận, 10-9-2023
Rất mong quý vị xem xét lại.
“Nếu thực sự Hồ Ka Pét có thể cứu vãn được cho người dân khỏi đói nghèo, khiến cộng đồng hạnh phúc theo niềm tin của chính quyền Bình Thuận, thì chúng ta cần có giải pháp cho việc bảo tồn khu thánh tích, đảm bảo hoạt động tín ngưỡng người Chăm và Raglai không bị ảnh hưởng.”
3. Khanh Pham – Bình Thuận, ngày 5,11-9-2023
Bất lực, mất niềm tin, và than trời.
“Tôi đã rất cố gắng giữ vững niềm tin vào lãnh đạo thường vụ tỉnh ủy Bình Thuận sẽ có những tiếp thu có trách nhiệm về vấn đề xây dựng hồ chứa nước Ka Pét đối với việc hồ sơ đánh giá tác động liên quan đến di tích thiêng liêng của cộng đồng người Chăm và Raglai khu vực Nam Bình Thuận thế nhưng qua nội dung của cuộc họp báo chiều hôm qua tôi đã hoàn toàn mất hết niềm tin ấy.
Vậy có thể xem đây là hành vi cố tình xoá bỏ Thánh tích,vi phạm đến đời sống đức tin của cư dân bản địa của chính quyền tỉnh Bình Thuận được chưa?”
“Khu vực thờ cúng và hành hương giờ cơ bản sẽ được tiếp tục xoá bỏ như chính chủ nhân của họ. Sinh linh là chủ nhân của di tích thiêng liêng này như là một bóng ma không cần tham vấn, không cần thăm hỏi tâm tư nguyện vọng, họ mặc nhiên đập phá vì bởi họ là người cai trị.
Lại tiếp tục một cuộc xoá bỏ, cao xanh ơi có thấu!”
4. Amuchandra Luu – Hoa Kỳ, ngày 11-9-2023
Kêu gọi Quốc Hội tuân thủ hiến pháp
“Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao đã phê chuẩn một dự án thì tầm quan trọng của nó làm sao một cộng đồng bản địa Cham Raglai nhỏ nhoi có thể phản đối được. Nhưng muốn người dân tuân thủ hiến pháp, trước tiên Quốc Hội phải tuân thủ hiến pháp bằng cách bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Và giờ đây cộng đồng bản địa Cham – Raglai đang muốn lắng nghe cách giải quyết khu Thánh Tích Pô Khar Mưh Bingu từ phía chính quyền tỉnh Bình Thuận và Quốc Hội Việt Nam sao cho hợp hiến và hợp lòng dân.”
Inrasara thế nào?
Dự án không thấy nhắc đến sinh linh là muông thú với hệ sinh thái của rừng, là điều lạ. Lạ hơn nữa, Dự án hoàn toàn không nhắc đến thần linh, phần Đất thiêng của dân tộc Cham và Raglai.
Rừng tự nhiên, rừng dự phòng, rừng nguyên sinh – phải qua ngàn năm mới có được.
Câu hỏi đặt ra, tại sao phải là hồ nước, mà không nhìn theo chiều khác? Tại sao chỉ “giúp dân thoát nghèo”, mà không giữ rừng để giúp dân giàu lên?
Nếu một mai kia Khu Thánh tích chìm dưới đáy hồ sâu, hố ngăn cách giữa ý Đảng lòng dân [Cham] ngày càng sâu hơn, tiếc là vậy.
Và dù Khu Thánh tích có chìm sâu tận đâu, Cham vẫn nhớ. Nhớ, và kể lại. Kể lại cho người muôn đời sau.
Inrasara
Thánh địa Mỹ Sơn đã là di sản thế giới
Tháp Dương Long đang là di sản quốc gia
Không khéo chúng ta hôm nay sắp thành di sản của nhân loại
(Inrasara, “Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, Tienve, 2002)
1. Sau hai status về Kapet, qua trao đổi, nhiều comment thể hiện cái nhìn khá tiêu tực về Dự án. Trục lợi – có, ý đồ chính trị này nọ cũng có luôn. Ở đó các bình luận nặng lời, tôi xóa hay cho ẩn.
Tôi nghĩ khác: Chính quyền luôn “lo cho dân”, và Dự án là cách “giúp dân thoát nghèo” – chữ dùng của lãnh đạo Tỉnh. Cả phía Quốc hội, đại diện tiếng nói của dân cũng vậy, cũng đã phát ngôn đầy thiện ý(*)
Qua đó, ta thấy gì?
PHẢI LÀ hồ nước, sau phá rừng làm hồ thì trồng rừng thay thế, ở đó cần giảm thiệt hại tối đa – Đúng! Phải là hồ nước, nhằm “giúp dân THOÁT NGHÈO” – Tốt.
Thế nhưng nếu là người Do Thái, họ nhìn theo chiều HƯỚNG KHÁC: Giữ rừng, và giúp dân GIÀU LÊN, như… Thụy Sĩ.
2. Vụ Dự án thép Cà Ná năm 2016, tôi có bài “Việt Nam, giàu, đẹp và… tanh bành”, tạm tóm:
Đẹp thì rõ rồi. Hiếm đất nước nào có địa thế, địa hình, và hệ sinh thái ngon như ta. Bắc bộ khác với miền Trung, Tây nguyên khác duyên hải Trung bộ, miền Tây càng khác hơn nữa.
Ngoài khí hậu nhiệt đới, ôn đới ta có Sapa, Đà Lạt, và cả bán sa mạc như Ninh Thuận, và một phần Bình Thuận. Riêng rừng [bạc] và biển [vàng] Việt Nam thì miễn chê.
Chuyển sang kể giàu. Việt Nam hình thành từ hai nền văn minh: Đại Việt và Champa, cùng vài nền văn minh “nhỏ” khác không phải là không oách: Óc Eo, Cát Tiên, Thủy Chân Lạp.
Việt Nam có 54 dân tộc với nền văn hóa bản địa và ngôn ngữ khác nhau. Giàu quá đi chứ!
Dự án thép Cà Ná ngưng, kết thúc bài viết, tôi nhấn “Ninh Thuận thực sự cần gì? - Nước, Văn hóa Cham và Du lịch bán sa mạc”. Làm tốt ba chuyện đó, giàu và đẹp là cái chắc.
Với Bình Thuận, nó còn hơn thế.
(*)
Sáng 6-9, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy trao đổi với Tuổi Trẻ Online:
"Mỗi cái đều có lợi hại, ưu nhược điểm nhưng việc chọn phải cân nhắc rất kỹ và đưa ra nhiều phương án. Trong đó, cần chọn phương án nào tối ưu nhất, hạn chế thấp nhất mất diện tích rừng hay sử dụng rừng tốt, nguyên sinh.
Với dự án này, Chính phủ chọn phương án tối ưu và yêu cầu trồng rừng thay thế, gấp 3 lần diện tích rừng sử dụng (hơn 1.800ha).
Như vậy, khi lựa chọn được cây trồng phù hợp sẽ đảm bảo giảm thiệt hại tối thiểu rừng nguyên sinh. Đồng thời, vẫn đảm bảo mật độ che phủ rừng của tỉnh và có thể tăng lên. Do đó, có thể tạm chấp nhận nếu thực sự đúng như số liệu Chính phủ trình Quốc hội".
P.S. Hãy xem liệt kê rất đáng tham khảo của Tuệ Không, 2020:
Nếu người dân ở đây biết trân trọng núi, rừng, biển. Biết tôn kính Rồng thì việc mời Song Long thức dậy chẳng khó. Tôi ví dụ 1 số điểm rất lợi mà Bình Thuận đang sở hữu:
1. Năng lượng điện, gió vô tận.
2. Bờ biển dài hơn 140km
3. Có rừng vàng bạt ngàn.
4. Là nơi có thể du lịch quanh năm, vừa đi rừng, vừa đi biển trong vòng 1 ngày.
5. Có cảng hàng không đủ đón 2 triệu lượt khách 1 năm.
6. Có 2 cảng biển lớn: 10.000 tấn và 2.000 tấn.
7. Nằm cạnh đường hàng hải quốc tế.
8. Có tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy qua.
9. Diện tích đất trống còn quá nhiều, những cồn cát có thể phủ xanh biến thành đô thị sầm uất.
10. Cách các trung tâm lớn như : Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng không quá xa.
11. Là thiên đường nghỉ dưỡng, nơi có nhiều resort đẹp nhất VN.
12. Cực kỳ hiếm khi Bình Thuận bị bão đi vào.
... Còn nhiều nữa tôi chưa kể hết. Hãy nhớ: LONG MẠCH KHÔNG ĐƯỢC PHÁ.
**********
(1) https://nhatnguyet2014.wordpress.com/2023/09/07/quoc-hoi-pha-rung-chu-khong-phai-lam-tac/
(2) https://baotiengdan.com/2023/09/08/co-ho-la-nga-3-thi-khong-can-ho-ka-pet/
***
Wa Praong: Rừng trong ý niệm tộc người
Trong hệ sinh thái rừng, các loài cây có sự phân tầng khác nhau, mỗi loài tự nỗ lực vươn lên với sức sống rất mãnh liệt, còn nếu quan sát kỹ hơn ta có thể thấy và cảm nhận được các loài cây dường như đang "nhường ánh sáng", chia sẻ nguồn nước, chất dinh dưỡng cho nhau, cùng các loài động vật tạo nên một hệ sinh thái gọi là rừng chứ không tham lam như chúng ta từng nghĩ. Đó cũng là cái hay của rừng nguyên sinh vùng nhiệt đới, nó khác với các loại "rừng thông, rừng keo" ngày nay.
Mình xin chia sẻ một kỷ niệm và cảm nhận cá nhân, khi mình cùng những người bạn Raglai đi dạo rừng (rah keh). Từ "rah keh"(đi dạo rừng) có thể thấy được tâm thế của người làm chủ trên khu vực họ, "đi dạo" chớ không phải là "khám phá", vì đó là khu vực (quê hương) quá quen thuộc với họ. Vào trong rừng sâu mình thấy những nhánh lan, thân dây leo bám vào rễ hoặc thân cây cổ thụ vươn lên tìm ánh sáng và sống rất tươi tốt, trông cảnh đó tự dưng khiến mình xúc động, và tự hỏi: nếu là loài người thì liệu họ có chấp nhận những người yếu hơn mình (hoặc đẳng cấp dưới) bám víu vào thân mình mà sống như vậy không? Từ đó mình mới cảm nhận, bản năng của rừng thuần khiết đến nhường nào. Và phải chăng, tâm hồn của những người bản địa sống gần thiên nhiên cũng thuần khiết và bao dung như thế!
Đối với một số dân tộc bản địa, ý niệm về rừng không chỉ là các loại thực vật (cây cổ thụ), mà trong đó còn có muôn loài động vật khác sống cùng nhau (Xem quan niệm của Chăm về rừng trong facebook này). Ngoài ra, ở một số dân tộc rừng không chỉ là không gian hữu hình, nơi sinh sống của các loài động thực vật, mà còn là không gian của thế giới vô hình (tổ tiên, thần linh). Chẳng hạn, người Raglai quan niệm: khi chết linh hồn sẽ về với tổ tiên, đó là rừng. Hoặc, họ quan niệm:"không chặt cây rừng khi mặt trời xuống núi, sợ đánh thức thần linh".(giả sử nếu không gian sinh sống của người bản địa hết cây, hết rừng (bị thay đổi) thì ý niệm sau này của họ linh hồn tổ tiên sẽ lên trời hoặc lang thang vất vưởng đâu đó, tới đó văn hoá có lẽ sẽ giống Tàu hoặc Tây, cái này nói vui thôi những sẽ là có thật thật đấy).
Chúng ta phá bỏ 600 ha rừng, không phải chỉ mất đi các loại cây, gỗ mà nó còn tác động đến muôn loài khác (hệ sinh thái xung quanh), không chỉ làm mất đi không gian hữu hình mà còn xoá bỏ không gian vô hình trong ý niệm người bản địa. Trong 600 ha rừng Mỹ Thạnh sẽ bị phá ấy còn có di tích tâm linh của người Chăm và Raglai.
Sohaniim
***
Inra Sara: Từ Bản Giốc đến Kapet. Tổng hợp ý kiến của cộng đồng Cham
Rất nhiều phản ứng, tôi rút ra 4 ý chính, lược bỏ các ý trùng lặp.
Karun & Thuk siam cho Đất thiêng, bình an cho tất cả mọi người!
1. Jaya Thiên – Ninh Thuận, ngày 11-9-2023
Chỉ ra 3 điểm quan trong của Đất thiêng và Khu Thánh tích.
“Hai di tích rất quan trọng được xem như là Khu Thánh địa đó là; khu lăng mộ của Pô Cei Khar Mâh Bingu và Pô Haniim Per, gắn với truyền thống hành hương của cộng đồng người Chăm vùng Pajai và BiCam thuộc 3 huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh ngày nay.
Trải qua gần 300 năm, đây là cánh rừng thiêng được cộng đồng người Chăm và Raglai bảo vệ một cách tuyệt đối bất khả xâm phạm. Nhờ vào chất thiêng ấy, trải qua bao biến thiên lịch sử, khu rừng này vẫn được giữ lại yếu tố nguyên sinh như vốn có từ ngàn đời cho đến hôm nay.
Đây là chứng tích quan trọng để chứng minh sự tồn tại của Bình Thuận hơn 300 năm (1698) nói riêng và góp phần bổ sung cho lịch sử Việt Nam nói chung. Cùng với sự hình thành khai phá vùng đất Tánh Linh, Đức Linh mà Po Cei Khar Mâh Bingu là người được xem như vị tiền hiền khẩn hoang của vùng đất này”.
2. Wa Praong - Ninh Thuận, 10-9-2023
Rất mong quý vị xem xét lại.
“Nếu thực sự Hồ Ka Pét có thể cứu vãn được cho người dân khỏi đói nghèo, khiến cộng đồng hạnh phúc theo niềm tin của chính quyền Bình Thuận, thì chúng ta cần có giải pháp cho việc bảo tồn khu thánh tích, đảm bảo hoạt động tín ngưỡng người Chăm và Raglai không bị ảnh hưởng.”
3. Khanh Pham – Bình Thuận, ngày 5,11-9-2023
Bất lực, mất niềm tin, và than trời.
“Tôi đã rất cố gắng giữ vững niềm tin vào lãnh đạo thường vụ tỉnh ủy Bình Thuận sẽ có những tiếp thu có trách nhiệm về vấn đề xây dựng hồ chứa nước Ka Pét đối với việc hồ sơ đánh giá tác động liên quan đến di tích thiêng liêng của cộng đồng người Chăm và Raglai khu vực Nam Bình Thuận thế nhưng qua nội dung của cuộc họp báo chiều hôm qua tôi đã hoàn toàn mất hết niềm tin ấy.
Vậy có thể xem đây là hành vi cố tình xoá bỏ Thánh tích,vi phạm đến đời sống đức tin của cư dân bản địa của chính quyền tỉnh Bình Thuận được chưa?”
“Khu vực thờ cúng và hành hương giờ cơ bản sẽ được tiếp tục xoá bỏ như chính chủ nhân của họ. Sinh linh là chủ nhân của di tích thiêng liêng này như là một bóng ma không cần tham vấn, không cần thăm hỏi tâm tư nguyện vọng, họ mặc nhiên đập phá vì bởi họ là người cai trị.
Lại tiếp tục một cuộc xoá bỏ, cao xanh ơi có thấu!”
4. Amuchandra Luu – Hoa Kỳ, ngày 11-9-2023
Kêu gọi Quốc Hội tuân thủ hiến pháp
“Quốc Hội là cơ quan quyền lực tối cao đã phê chuẩn một dự án thì tầm quan trọng của nó làm sao một cộng đồng bản địa Cham Raglai nhỏ nhoi có thể phản đối được. Nhưng muốn người dân tuân thủ hiến pháp, trước tiên Quốc Hội phải tuân thủ hiến pháp bằng cách bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng của người dân. Và giờ đây cộng đồng bản địa Cham – Raglai đang muốn lắng nghe cách giải quyết khu Thánh Tích Pô Khar Mưh Bingu từ phía chính quyền tỉnh Bình Thuận và Quốc Hội Việt Nam sao cho hợp hiến và hợp lòng dân.”
Inrasara thế nào?
Dự án không thấy nhắc đến sinh linh là muông thú với hệ sinh thái của rừng, là điều lạ. Lạ hơn nữa, Dự án hoàn toàn không nhắc đến thần linh, phần Đất thiêng của dân tộc Cham và Raglai.
Rừng tự nhiên, rừng dự phòng, rừng nguyên sinh – phải qua ngàn năm mới có được.
Câu hỏi đặt ra, tại sao phải là hồ nước, mà không nhìn theo chiều khác? Tại sao chỉ “giúp dân thoát nghèo”, mà không giữ rừng để giúp dân giàu lên?
Nếu một mai kia Khu Thánh tích chìm dưới đáy hồ sâu, hố ngăn cách giữa ý Đảng lòng dân [Cham] ngày càng sâu hơn, tiếc là vậy.
Và dù Khu Thánh tích có chìm sâu tận đâu, Cham vẫn nhớ. Nhớ, và kể lại. Kể lại cho người muôn đời sau.
Mắt Rừng vẫn nhìn chúng ta, Yến Năng, |
Cầu bình an cho Đất thiêng. |
Inrasara
***
Inra Sara: Ka Pét, thử nghĩ theo hướng khác
Thánh địa Mỹ Sơn đã là di sản thế giới
Tháp Dương Long đang là di sản quốc gia
Không khéo chúng ta hôm nay sắp thành di sản của nhân loại
(Inrasara, “Phác thảo ở biển Vũng Tàu”, Tienve, 2002)
1. Sau hai status về Kapet, qua trao đổi, nhiều comment thể hiện cái nhìn khá tiêu tực về Dự án. Trục lợi – có, ý đồ chính trị này nọ cũng có luôn. Ở đó các bình luận nặng lời, tôi xóa hay cho ẩn.
Tôi nghĩ khác: Chính quyền luôn “lo cho dân”, và Dự án là cách “giúp dân thoát nghèo” – chữ dùng của lãnh đạo Tỉnh. Cả phía Quốc hội, đại diện tiếng nói của dân cũng vậy, cũng đã phát ngôn đầy thiện ý(*)
Qua đó, ta thấy gì?
PHẢI LÀ hồ nước, sau phá rừng làm hồ thì trồng rừng thay thế, ở đó cần giảm thiệt hại tối đa – Đúng! Phải là hồ nước, nhằm “giúp dân THOÁT NGHÈO” – Tốt.
Thế nhưng nếu là người Do Thái, họ nhìn theo chiều HƯỚNG KHÁC: Giữ rừng, và giúp dân GIÀU LÊN, như… Thụy Sĩ.
2. Vụ Dự án thép Cà Ná năm 2016, tôi có bài “Việt Nam, giàu, đẹp và… tanh bành”, tạm tóm:
Đẹp thì rõ rồi. Hiếm đất nước nào có địa thế, địa hình, và hệ sinh thái ngon như ta. Bắc bộ khác với miền Trung, Tây nguyên khác duyên hải Trung bộ, miền Tây càng khác hơn nữa.
Ngoài khí hậu nhiệt đới, ôn đới ta có Sapa, Đà Lạt, và cả bán sa mạc như Ninh Thuận, và một phần Bình Thuận. Riêng rừng [bạc] và biển [vàng] Việt Nam thì miễn chê.
Chuyển sang kể giàu. Việt Nam hình thành từ hai nền văn minh: Đại Việt và Champa, cùng vài nền văn minh “nhỏ” khác không phải là không oách: Óc Eo, Cát Tiên, Thủy Chân Lạp.
Việt Nam có 54 dân tộc với nền văn hóa bản địa và ngôn ngữ khác nhau. Giàu quá đi chứ!
Dự án thép Cà Ná ngưng, kết thúc bài viết, tôi nhấn “Ninh Thuận thực sự cần gì? - Nước, Văn hóa Cham và Du lịch bán sa mạc”. Làm tốt ba chuyện đó, giàu và đẹp là cái chắc.
Với Bình Thuận, nó còn hơn thế.
(*)
Sáng 6-9, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy trao đổi với Tuổi Trẻ Online:
"Mỗi cái đều có lợi hại, ưu nhược điểm nhưng việc chọn phải cân nhắc rất kỹ và đưa ra nhiều phương án. Trong đó, cần chọn phương án nào tối ưu nhất, hạn chế thấp nhất mất diện tích rừng hay sử dụng rừng tốt, nguyên sinh.
Với dự án này, Chính phủ chọn phương án tối ưu và yêu cầu trồng rừng thay thế, gấp 3 lần diện tích rừng sử dụng (hơn 1.800ha).
Như vậy, khi lựa chọn được cây trồng phù hợp sẽ đảm bảo giảm thiệt hại tối thiểu rừng nguyên sinh. Đồng thời, vẫn đảm bảo mật độ che phủ rừng của tỉnh và có thể tăng lên. Do đó, có thể tạm chấp nhận nếu thực sự đúng như số liệu Chính phủ trình Quốc hội".
P.S. Hãy xem liệt kê rất đáng tham khảo của Tuệ Không, 2020:
Nếu người dân ở đây biết trân trọng núi, rừng, biển. Biết tôn kính Rồng thì việc mời Song Long thức dậy chẳng khó. Tôi ví dụ 1 số điểm rất lợi mà Bình Thuận đang sở hữu:
1. Năng lượng điện, gió vô tận.
2. Bờ biển dài hơn 140km
3. Có rừng vàng bạt ngàn.
4. Là nơi có thể du lịch quanh năm, vừa đi rừng, vừa đi biển trong vòng 1 ngày.
5. Có cảng hàng không đủ đón 2 triệu lượt khách 1 năm.
6. Có 2 cảng biển lớn: 10.000 tấn và 2.000 tấn.
7. Nằm cạnh đường hàng hải quốc tế.
8. Có tuyến đường sắt huyết mạch Bắc - Nam chạy qua.
9. Diện tích đất trống còn quá nhiều, những cồn cát có thể phủ xanh biến thành đô thị sầm uất.
10. Cách các trung tâm lớn như : Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng không quá xa.
11. Là thiên đường nghỉ dưỡng, nơi có nhiều resort đẹp nhất VN.
12. Cực kỳ hiếm khi Bình Thuận bị bão đi vào.
... Còn nhiều nữa tôi chưa kể hết. Hãy nhớ: LONG MẠCH KHÔNG ĐƯỢC PHÁ.