Thứ Ba, 19 tháng 9, 2023

Hoàng Đình Tạo: BRICS – Sau tấm rèm kinh tế là bức tranh vân cẩu ngoại giao và quân sự

Bản đồ các thành viên BRICS và các quốc gia khác đang tham gia, đã đăng ký tham gia hoặc bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia BRICS

Tại Johannesburg, (Nam Phi), BRICS đã nhóm họp từ ngày 22– 24/8/2023, với các nhà lãnh đạo của Nam Phi, Ba Tây, Trung Cộng, Ấn Độ, và ngoại trưởng Nga.  Khách mời từ 48 quốc gia, đa số nam bán cầu; và 20 quốc gia nộp đơn xin gia nhập.

Đây là một thắng lợi lớn của Nga và Trung cộng, với một khối kinh tế lớn hơn, đất rộng, dân số chen chúc, nó đã gióng tiếng chuông đe dọa lên hệ thống kinh tế Âu Mỹ.

Trong kỳ họp này, BRICS đã thu nhận thêm 6 hội viên mới là: Arab Saudi, Ethiopia, UAE, Á Căn Đình, Ai Cập và Iran.

Hội viên như Ấn Độ, muốn thanh toán tiền mua dầu thô cho Nga bằng đồng Yuan (Trung cộng), chứ không muốn dùng đồng dollar nữa. 

Hay như Ấn Độ, Kenya, Mã muốn giải trừ sức mạnh của đồng dollar, bằng cách ký kết hiệp ước với các quốc gia khác là dùng tiền địa phương hay các loại tiền giá trị khác.

Hậu quả của chiến tranh Ukraine làm suy yếu nền kinh tế Nga và đồng rúp. Cùng với thế mạnh của đồng dollar, việc chế tài và cấm vận làm Nga điêu đứng. Trong khi đó, Trung Cộng muốn vươn lên hầu đồng Yuan đạt được vị trí quốc tế, từ đó tạo sự khác biệt khá lớn giữa Trung Cộng và các quốc gia khác trong nhóm. 

Nga và Iran là hai tấm gương vi phạm nhân quyền bị đồng dollar chế tài, làm cho các quốc gia rơi vào quân phiệt hay cực tả một nỗi lo sợ, nên họ cố gắng có thể được, liên kết với nhau để thoát ra khỏi vòng kim cô của đồng dollar.

Tuy nhiên, 5 quốc gia một tập hợp không đồng nhất, khoảng cách địa lý, và nền kinh tế phát triển không đồng đều; ý đồ của mỗi quốc gia đã manh nha lộ ra những điều phức tạp.

Trung Cộng với nền kinh tế mạnh nhất trong khối, muốn phát triển ảnh hưởng của mình trong việc đối đầu kinh tế chính trị với Hoa Kỳ. Trong khi đó Ba Tây, Nam Phi, Ấn vẫn muốn duy trì đối tác với phương Tây. Do đó, Ấn khó có thể ủng hộ việc thay thế một hệ thống tiền tệ mới để thay thế sự bá chủ của đồng dollar. Ấn lo sợ sự nhiệt tình của Trung Cộng, không phải cùng nhau làm việc để cùng mang tiếng nói chung cho các quốc gia mới trỗi dậy, mà biến BRICS thành một nền tảng chống Mỹ và Âu Châu, được định hình theo các ưu tiên của Trung Cộng. 

Theo Kari Costa Vazquez thì: “Trung Cộng theo chủ nghĩa đa phương mới, cần bao quanh mình càng nhiều quốc gia càng tốt “.

Theo tờ Economist, thì Nga và Trung Cộng theo chế độ toàn trị chuyên quyền.  Còn các nước kia với nên dân chủ còn thiếu sót, muốn có một chính sách giao động của “phi liên kết “.

Nam Phi thao dợt quân sự với Nga và Trung Cộng, nhưng vẫn thao dợt với NATO. Ba Tây có mối bang giao tốt đẹp với phương tây vì FDI tài trợ đầu tư dồi dào. Ấn mua võ khí Nga, nhưng cũng mua võ khí của Mỹ và EU. Dư luận ba nước này, người dân không mấy có thiện cảm với Trung Cộng.

Mối quan hệ Nga–Trung Cộng: Trong khi đó, hơn hai thập niên, Nga và Trung Cộng đã hợp tác phát triển chính trị và quân sự cao cấp. Năm 2014–2019 hợp tác cao cấp, 2017–2021, 2021–2025 là những lộ trình ngũ niên. Putin muốn gặp Tập hàng năm. Năm 2022 bắt đầu hai bên gặp nhau. Vấn đề hai bên quan tâm là sự đe dọa của NATO và Hoa Kỳ. Trung Cộng không lên án Nga trong vấn đề Ukraine.

Nga và Trung Cộng tập trận chung từ 2010, nhưng cao điểm là trong vòng 3 năm qua. Tuy nhiên, trong cuộc chiến Ukraine, Trung Cộng nghi ngờ khả năng và võ khí của quân đội Nga, khiến Trung Cộng không còn thích thú vì nghĩ rằng chắc không thể học hỏi thêm nhiều.

Thêm vào đó là yếu tố lịch sử, Hiệp định bất bình đẳng giữa đế quốc Nga và nhà Thanh (1858–1860), Nga lấn 350 000 dặm vuông của Trung Hoa. Hiện nay có khoảng 500 000 Hoa Kiều sống ở vùng biên giới Viễn Đông của Nga. 

Năm 2021, Trung Cộng xuất cảng sang Nga 67 tỷ dollars.

Ngược lại với mối bang giao Nga–Hoa, tình trạng của Ấn Độ phức tạp hơn.

Ấn Độ:  Ấn đã tham gia QUAD, gồm có Hoa Kỳ, Úc, Nhật và Ấn, họ đã thoả thuận vào năm 2017 để chống lại quân đội, ngoại giao của Trung Cộng trong vùng biển Nam Trung Hoa. Tinh thần của QUAD là tự do và rộng mở trong vùng Thái Bình Dương và vùng biển Ấn–Hoa, đặt trên nền tảng tôn trọng luật hàng hải. Đặc biệt là QUAD + (plus) : tham gia thêm Nam Hàn, Việt Nam, và Tân Tây Lan.

Hoa Kỳ bắt đầu hợp tác về quân sự vào năm 1991, khi Nga Xô Viết và Đông Âu sụp đổ. Nhật bang giao với Trung Cộng dựa trên mậu dịch và cần cân bằng kinh tế và vùng đất bị chiếm.

Ấn cũng có những thách thức từ Trung Cộng vì sự vi phạm luật pháp quốc tế, kể cả bành trướng lấn chiếm trong vùng biển Nam Hải của Trung Cộng. Ấn giữ chiến lược cân bằng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng, tham gia QUAD với tính cách độc lập.

Ấn cùng Việt Nam tham gia tập trận ở vùng biển Nam Hải tháng 5/2022, mà Việt Nam cũng nộp đơn xin gia nhập vào BRICS.

Ấn bang giao thân thiết với Liên Xô, vì muốn tìm đồng minh trong chiến tranh biên giới với Trung Cộng. Do đó, mối bang giao hai bên rất sâu đậm, lâu dài và rộng rãi. Ấn Độ mua võ khí của Liên Xô chiếm 85 % trong kho võ khí của Ấn. Năm 1979 Liên Xô xâm lăng Afganistan, Ấn không lên án mà cũng không ủng hộ; tuy nhiên ủng hộ kháng chiến quân. 

Sau 1991, sự sụp đổ của khối Đông Âu và Liên Xô, Ấn mới vội vã xoay sang nồng ấm với Hoa Kỳ, mua thêm võ khí từ Hoa Kỳ và Pháp nên giảm số lượng từ Nga. Hơn nữa, Trung Cộng cũng làm áp lực Nga giảm số lượng võ khí bán cho Ấn. Ấn cũng muốn đa dạng hóa kho võ khí của mình.

Mối quan hệ Ấn–Trung: Phức tạp nhất là mối bang giao Ấn–Hoa. Từ ngàn xưa, hai quốc gia này có mối bang giao rất tốt đẹp. Nhưng từ khi cộng sản nắm chính quyền ở Trung Hoa năm 1949 thì Trung Cộng xâm lấn biên giới các nước láng giềng, như Ấn , Nga, Tibet, Nội Mông, biển  Nam Hải, Việt Nam, Nhật Bản….

Biên giới Ấn–Hoa đã xảy ra 3 lần đụng độ quân đội đáng nhớ :

- 1962 :  Sino–Indo war

- 1967 :  Nathu La/ Cho La 

- 1987 :  Sumdorong Chu

Để chứng tỏ thiện chí hoà bình, hai bên có: Exercise Hand in Hand. Và xen kẽ lẫn nhau từng năm đăng cai  thao dượt, từ 2007  đến 2019 thì chấm dứt. Và Ấn tiếp tục thao dợt với Nga. Tuy nhiên, vì chiến tranh Ukraine, Nga–Hoa liên kết với nhau, còn Hoa Kỳ có căng thẳng với Trung Cộng, nên đã liên kết với Ấn. Trung Cộng quan ngại Ấn Độ bắt đầu dấn thân nhiều hơn ở biển Nam Hải và hỗ trợ người Tibet lưu vong. 

Nga cũng hứa sẽ yểm trợ Ấn vào ghế Thường trực Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.

Một quốc gia khác cũng nộp đơn xin gia nhập BRICS là Nam Dương cũng có thao dượt hải quân với Hoa Kỳ ở vùng đảo Natuna, là vùng trùng lập kinh tế giữa Trung Cộng và Nam Dương trên biển Nam Hải. 

Mã, Singapore, Anh cũng tuyên bố muốn tập trận chung với QUAD, vì những nước này có cùng một quan điểm là tự do hàng hải, không đe dọa hay dùng võ lực, và tôn trọng pháp luật. Nếu những nguyên tắc này bị xói mòn, không được bảo vệ thì sự sinh tồn của các quốc gia trong khu vực cũng sẽ bị đe dọa theo.

Arab Saudi: là đồng minh chí cốt của Hoa Kỳ trong vùng vịnh. Hoa Kỳ ký hiệp ước với Arab Saudi là bảo vệ quốc gia này khi bị tấn công. Và ngược lại Arab Saudi cung cấp dầu thô đầy đủ cho Hoa Kỳ. Hai bên dùng dollar để thanh toán và Arab Saudi ủng hộ chính sách Hoa Kỳ trên toàn thế giới.

Hoa Kỳ bán đến 140 tỷ võ khí cho Arab Saudi. Và cũng là quốc gia có nhiều hoạt động nhân đạo trong vùng cũng như trên toàn thế giới.

Hoa Kỳ và Arab Saudi cũng đã hỗ trợ nhau rất nhiều về kinh tế, nhân dụng, giáo dục… Đặc biệt là thỏa thuận được với Do Thái cho phép hàng không quốc gia này chuyển tiếp tại Arab Saudi để bay tiếp đến các nơi khác trên thế giới. Ngược lại, Do Thái phải tôn trọng quyền định cư của người Palestine. Và hai bên cùng trao đổi đại sứ.

Ấy vậy mà Arab Saudi và UAE (United Arab Emirates: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất) cũng muốn thiết lập một loại tiền mới riêng cho BRICS để thay đồng dollar, chẳng hạn như Yuan hay Rupee.

Lần này, BRICS chuẩn thuận cho Arab Saudi gia nhập, sẽ tạo ba quốc gia cung cấp dầu thô với Nga và Iran, chắc hẳn Hoa Kỳ khó lung lạc.

UAE: Nằm cạnh Arab Saudi, UAE là quốc gia giúp Hoa Kỳ chống khủng bố rất hữu hiệu. Năm 1974, Hoa Kỳ đặt toà đại sứ tại UAE. Khi cuộc chiến Iraq xâm lăng Kuwait chấm dứt, thì UAE cho phép tàu chiến Mỹ đậu nhiều nhất, hơn bất kỳ hải cảng nào trên thế giới ngoài Hoa Kỳ. Hoa Kỳ thiết lập tại đây hai căn cứ không quân, một căn cứ hải quân, và một bệnh viện quân y. Được hai tướng hồi hưu cố vấn là J. Mattis và J. Allen.

Thế nhưng mối bang giao giữa UAE và Hoa Kỳ đã đi từ chỗ thân thiết đến đổ vỡ. Năm 2016, UAE đã hối lộ Hilary Clinton, nhưng sau đó, Trump thắng cử, UAE xoay qua hối lộ Trump.

Đến năm 2021, UAE dùng Huanwei 5G để đổi lại dầu thô cho Trung Cộng. Từ đó nới rộng ra chính trị và kinh tế rập khuôn  theo mô hình Trung Cộng. Do đó mối bang giao với Mỹ trở nên căng thẳng.

Tháng 11/2021 Hoa Kỳ khám phá một căn cứ quân sự trên hải cảng Abu Dhabi. Hoa Kỳ lưu ý coi chừng có thể chương trình 23 tỷ về F 35, drones, đạn dược… sẽ bị đình trệ. Và sau đó, một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền thân Mỹ.

UAE đã nhiều lần can dự vào chính trị nội địa của Hoa Kỳ ở mức cao nhất, làm thiệt hại quyền lợi Hoa Kỳ trong vùng và nội trị.

2019–2021, một người Iran có quốc tịch Hoa Kỳ, đã mua vũ khí bất hợp pháp từ Mỹ về UAE, rồi chuyển sang Iran. Và chuyển đổi dầu thô lậu từ Iran đi Viễn Đông.

Tổng Thống Bin Zayed đã huỷ bỏ cuộc thăm viếng toà Bạch Ốc, nhưng ngày càng thắt chặt hơn bang giao với Nga và Trung cộng. Hai lần Bin Zayed đã sang thăm Nga, và nhập cảng dầu, vàng từ Nga. Nhiều tài phiệt Nga mua nhà ở UAE. Trung Cộng thì huấn luyện phi công. 

Đến năm 2019, võ khí bán cho UAE và Arab Saudi được tuồn qua cho Al Qaeda ở Yemen, để mua sự trung thành của nhóm này.

Năm 2020, Trump chế tài 2 hãng hàng không đăng ký tại UAE, nhưng thực ra là làm việc cho Lực Lượng Phòng Vệ Cách Mạng Iran.

Tháng 4/2021, tình báo Hoa Kỳ đã thấy 2 chiếc máy bay Trung Cộng chuyển đồ xuống sân bay. Hoa Kỳ cảnh cáo không được chuyển cho ai bất cứ kỹ thuật gì của F35 và drones.

Hoa Kỳ yêu cầu dọn dẹp tất cả Huawei Tech. trên hệ thống liên lạc 4 năm trước khi Hoa Kỳ giao máy bay và drones. Nhưng vào tháng 11/2021 UAE hoãn vô thời hạn các giao kèo mua võ khí của Hoa Kỳ, và xoay sang mua võ khí của Trung Cộng. Từ đó, Hoa Kỳ chấm dứt luyện tập hải quân cho UAE.

Nam Phi: Một thành viên khác của BRICS là Nam Phi. Là một đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ, được Hoa Kỳ hợp tác và nâng đỡ nhiều mặt, như y tế, giáo dục, môi trường, kinh tế số….Nhiều bộ trưởng ngoại giao của Hoa Kỳ đã đến thăm. Nhiều tổng thống Hoa Kỳ cũng ghé đến. Ngược lại nhiều nhà lãnh đạo của Nam Phi được mời đến toà Bạch Ốc, một hoặc nhiều lần.

Nam Phi vẫn giữ một chính sách đối ngoại “phi liên kết”. Như giữ vai trò trung lập trong vấn đề Ukraine.  Không lên án Nga. Tuy nhiên vị tổng thống thiên tả vẫn giữ mối liên hệ chặt chẽ với Nga. Nam Phi đã tập trận chung với Nga và Trung Cộng trong ngày kỷ niệm xâm lăng Ukraine một năm. Nam Phi cũng đã chuyển vũ khí sang Nga từ căn cứ hải quân Simon’s Town.

Tháng 2/2023 cho phép một tàu bay vận tải bị cấm vận hạ cánh xuống một căn cứ không quân . 

Ngược dòng thời gian, Nam Phi thiết lập bang giao với Liên Xô từ năm 1942. Nhưng chính quyền Nam Phi phân biệt chủng tộc nên Sô Viết rút đại sứ. Năm 1961 Nam Phi trở thành cộng hòa. Liên Xô, một mặt vẫn tài trợ và huấn luyện MPLA, SWAPO, và ANC, mặt khác vẫn giữ mậu dịch với chính phủ kỳ thị này. Như bán vũ khí, khoáng sản, và mua lại kim cương từ Siberia.

Khi Liên Xô sụp đổ, Nam Phi công nhận Liên Bang Nga năm 1992. 1995 hai bên hợp tác quân sự. Năm 1999 Mandela thăm Nga, và năm 2006 Putin thăm Nam Phi. Đến năm 2010, nhờ Nga hỗ trợ, Nam Phi được gia nhập BRICS.

Theo tờ Guardian và Daily Maverick cho rằng Nga đã can thiệp vào cuộc đầu phiếu, mua chuộc, phát thông tin giả. Nhưng toà đại sứ Nga đã bác bỏ. Còn Prigozhin thì phá hủy sự ủng hộ của cánh hữu và gia tăng ủng hộ cho ANC.

Iran: Một quốc gia khác cũng bị cấm vận như Nga là Iran. Là một quốc gia có trữ lượng dầu thô lớn. Khi bị phương tây cấm vận thì Nga trở nên quốc gia trao đổi mậu dịch chính về dầu thô của Iran, cũng như cung cấp vũ khí. Hiện nay vì hai quốc gia cùng chung cảnh ngộ nên chia sẻ với nhau về kinh tế và quân sự rất nhiều.

Là quốc gia Tây Á duy nhất, được Nga mời vào gia nhập CSTO (Collective Security Treaty Organization: Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể) của Trung Á.

Nga–Iran gắn bó quân sự sâu xa trong chiến tranh Syria (đã ném bom vào đối lập của Assad), và bán drones cho Nga sử dụng trong chiến tranh Ukraine. Vì bị cấm vận kinh tế, nên Iran muốn giao cho Nga thì qua trung gian Bắc Hàn.

Trước 1979, quân đội Iran được Anh và Hoa Kỳ giúp đỡ và tài trợ. Sau đó thì Nga tài trợ. Năm 2010, Iran không dừng chương trình hạt nhân nên bị Nga huỷ hiệp ước bán hoả tiễn S 300 và quân dụng. Nhưng khi chiến tranh Syria, Nga và Iran cùng ủng hộ Assad. Và Nga cũng bị chế tài do xâm lăng Ukraina và đầu độc Skirpal, bấy giờ Nga mới bỏ cấm vận Iran, bán trở lại khối hàng đã đặt mua.

Năm 2015, Hoa Kỳ và Iran đạt được thỏa thuận 100 tỷ để ngưng lại các chương trình phản ứng hạt nhân. Nhưng năm 2018, Trump huỷ bỏ hiệp ước. Sau đó Iran trở lại tiếp tục chương trình tinh luyện uranium.

Từ 2019–2021 Iran, Nga, Trung Cộng cùng thao dợt hải quân lần thứ ba tại Sea of Oman. Và Iran cũng thiết lập một nhà máy chế tạo drones tại Nga.

Ai Cập: Một quốc gia cốt lõi ở Phi châu và cũng là vùng Trung Đông, một thân hữu quan trọng của NATO. Đã bang giao với Hoa Kỳ từ năm 1922, nhưng mãi đến năm 1978 Hoa Kỳ mới giúp đỡ nhiều. Tổng cộng 50 tỷ giúp đỡ về quân sự, bảo vệ lãnh thổ, bờ biển, kể cả bán đảo Sinai.

Ai Cập nhờ kinh đào Suez, nên giao dịch với hầu hết các cường quốc trên thế giới. 

Hoa Kỳ không có căn cứ tác chiến tại Ai Cập, mà chỉ có trung tâm nghiên cứu về y khoa ở Cairo.

Ai Cập về địa chính trị là quốc gia quyền lực ở Bắc Phi, Trung Đông và khối Hồi giáo.

Ai Cập lên án Nga xâm lăng Ukraine nhưng không cấm vận. Nga kiểm soát khối Hồi giáo còn lỏng lẻo.

Vài đặc điểm của các hội viên mới ở Phi Châu của BRICS:

Ethiopia:

- Nhiều kinh nghiệm đau thương khi bang giao với phương Tây (nội chiến và nhân quyền ).

- Tăng trưởng mỗi năm 5%, nhờ hợp tác với Trung Cộng và Ấn.

- IMF kiểm soát ngặt nghèo, nên ngã về BRICS, dựa vào Trung Cộng để vay tiền.

- Không can thiệp nói bộ: BRICS không đòi hỏi nhân quyền cho các khoản vay mới.

Ethiopia mang nhiều đặc điểm cho Phi Châu hơn là Nam Phi. Như tổ chức Phi Châu Thống Nhất. Và tổ chức cho Liên Hiệp Quốc Ủy Ban Kinh Tế cho Phi Châu.

Á Căn Đình: Hoa Kỳ và Á Căn Đình chia sẻ nhau rất nhiều về quyền lợi, dân chủ, nhân quyền, pháp trị, chống khủng bố, khoa học, năng lượng, giáo dục.

Tuy nhiên Trung Cộng gây áp lực để đặt căn cứ hải quân ở cực nam quốc gia này. Ushuaia thuộc tỉnh Tierra del Fuego, chỉ cách 680 dặm đến bờ nam cực. Trung Cộng đã có căn cứ từ đảo Hải Nam, xuống đến Ream của Campuchia ở Đông Nam Á. Sang Sri Lanca ở Ấn Độ Dương. Qua bên kia bờ là hải cảng Djibouti, kiểm soát Biển Đỏ và vùng Sừng Phi Châu. Xuống mũi Hảo Vọng của Nam Phi thì có Cape Town. Và cuối cùng là Ushaia của Á Căn Đình để bắc cầu sang Nam Cực.

Tóm lại:

1/ Khi bang giao với Hoa Kỳ và EU là phải tôn trọng pháp luật và nhân quyền. Nếu không tôn trọng thì quốc gia đó sẽ bị chế tài tuỳ theo nặng nhẹ. Nói một cách khác là loại bỏ quốc gia đó ra ngoài  các sự kiện tham dự vào cộng đồng quốc tế về kinh tế và chính trị cho đến khi nào cải thiện được môi trường hay chính sách. 

2/ Thường thì những quốc gia này lại cấu kết với nhau mua bán trái phép những hàng luật cấm, theo đường zig zag qua nhiều trung chuyển để tránh né tình báo của thế giới. 

Trong nhóm BRICS, chỉ có Argentina, Brazil, Ai Cập và Ấn Độ là còn tuân thủ theo luật pháp quốc tế. Các nước còn lại ít nhiều lươn lẹo với cộng đồng và luật pháp quốc tế, buôn bán với các nước bị cấm vận và chế tài của Liên Hiệp Quốc. Tuy là các nước có nền kinh tế mới trỗi dậy, có kết quả đáng khích lệ, nhưng để trở thành một quốc gia pháp trị thì còn khiêm tốn. 

BRICS này, gợi cho chúng ta nhớ lại khối “Phi Liên Kết” trước kia, quá nặng về chính trị và phe nhóm, dễ bị đi vào dĩ vãng khi lịch sử thay đổi. Dễ dàng cho phe nhóm vay mượn để đầu tư (Tổng thống Pháp ngỏ ý muốn tham dự nhưng Nam Phi không mời) hơn là điều kiện chủ quan của đương đơn.

Chỉ vì né tránh luật pháp, rồi cố gắng tạo ra một loại tiền tệ mới thay thế đồng dollar, thì dễ chuốc nhiều rủi ro. Chẳng hạn, không có quốc gia nào dám đi tiên phong huỷ bỏ hệ thống tiền tệ của mình để chấp nhận một loại tiền tệ mới cả. Và hầu hết các quốc gia này cũng dựa vào kim bản vị để đánh giá trị tiền tệ của mình. Nếu thay được thì cũng làm nền kinh tế khựng lại một thời gian để bộ máy kinh tế bắt kịp cả hệ thống. Còn không, thì rơi vào khủng hoảng kinh tế thì ai sẽ cứu cho mình đây?

3/ Bức rèm bằng lụa của BRICS, nó quá mỏng manh, để trang trí hơn là hữu dụng vào việc khác. Trước kia Trung Cộng cũng như là lãnh đạo của “Phi Liên Kết”. Bây giờ, Trung Cộng cũng không giấu giếm ý đồ của mình, là dùng Yuan để trao đổi trong khối, với thế thượng phong về kinh tế của mình.  Khó khăn của Trung Cộng hiện nay là đang trên đà suy thoái. Tuy nhiên Ấn Độ và Nga không hài lòng, nhất là Ấn Độ. Ấn Độ chỉ mang ngoại tệ về nhiều là do xuất cảng lao động nhiều nhất thế giới, chứ nền sản xuất không mạnh mẽ như Trung cộng. Còn Nga thì xất bất vì cấm vận lẫn chiến tranh. Giới bình luận cho rằng Nga đi đêm cầu cứu với Bắc Hàn quả là một tình trạng hấp hối kiệt quệ. 

Xét ra, các ngân hàng trung ương của các quốc gia trên thế giới đã cất giữ 88% đồng dollar làm dự trữ. Phần còn lại là euro, pound và yen; chứ không ai nói rúp hay yuan hay rupee cả. Yuan chỉ 4 %. Người cộng sản thích chín ép chứ không để chín mùi tự nhiên, mà họ vẫn tự hào là “ tạo thời cơ”, khi mà chưa có một nền kinh tế đầu tàu của BRICS vượt hẳn lên trên để cầm tay lái với khung cảnh kinh tế đầy sóng gió hiện nay.

Hoa Kỳ và EU hỗ trợ nhau như hai tay hay hai chân để ổn định kinh tế toàn cầu. Hiện nay, Hoa Kỳ đang cố gắng tạo khối Á Đông để cân bằng với Trung Cộng, gồm có Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan, đặc biệt đang vực dậy Việt Nam. Như vậy là nền kinh tế tư bản có kiềng ba chân.

Trong thời gian dài, từ 1947, 74 % dùng dollar để trao đổi thương mại, trong khi Yuan chỉ chiếm 2% .100 % trong mua bán dầu. 90% trong trao đổi tiền. Nếu có chăng là đồng BRICS làm việc chế tài và cấm vận bởi đồng dollar vô hiệu quả.

Cho đến hệt thế kỷ vừa rồi, vai trò bức thiết của đồng dollar cho nên kinh tế toàn cầu, đã được hỗ trợ bởi kích cỡ và sức mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ. Nó ổn định, thương mại cởi mở và tư bản trôi chảy thông suốt. Quyền tư hữu được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Kết quả là hệ thống thanh khoản và chiều sâu của thị trường tài chính Hoa Kỳ, không quốc gia nào có thể so sánh được. Vì một hệ thống cung ứng rộng rãi và cực kỳ an toàn của đồng dollar. 

Đồng dollar được hậu thuẫn bởi lòng tin của người dân Mỹ và tín nhiệm của chính phủ Hoa Kỳ hơn vàng hay các loại tiền khác. Từ thế chiến thứ hai, dollar trở thành phương tiện quan trọng nhất để trao đổi toàn cầu. Nó cũng là phương tiện giúp các quốc gia nghèo để phát triển và xuất cảng với viện trợ không hoàn lại, hay lãi suất nhẹ.

Do đó BRICS muốn có một hệ thống tiền tệ mới như thế, chỉ là ước mơ.

Hoàng Đình Tạo