Thứ Ba, 18 tháng 7, 2023

Đào Như: Apollo 11 – Thảm kịch sau những vinh quang

Tàu vũ tr Apollo 11 Saturn V ct cánh cùng vi các Phi hành gia Neil A. Armstrong, Michael Collins và Edwin E. Aldrin Jr. lúc 9:32 sáng EDT ngày 16 tháng 7 năm 1969, t T hp Phóng 39A ca Trung tâm Vũ tr Kennedy. Hình Wikipedia

Không có huy chương nào không có mặt trái, phía sau ánh sáng luôn là bóng tối, phía sau vinh quang là thảm kịch của đời.

Cả nhân loại khó quên ngày 20 tháng 7 năm 1969, hai phi hành gia Mỹ, Neil Amstrong, Edwin Aldrin đã ghi dấu ấn bàn chân của họ đi bộ trên mặt trăng. Đó là bước nhảy vọt (the jump up) của khoa học không gian thông qua sư kiện lch sử phi thuyền không gian APOLLO-11 đưa phi hành đoàn Mỹ đổ bộ lên mặt trăng.

Nếu có dịp ghé thăm Trung Tâm Khoa Học Không Gian NASA CENTER của Mỹ ở Houston, chúng ta sẽ xúc động mạnh khi nhìn thấy tận mắt những mảnh rời của APOLLO-11  đã hơn nửa thế kỷ vẫn được sự chiêm ngưỡng của nhân loại. Và câu hỏi tiếp theo, làm xao xuyến tâm tư của mọi người các nhà phi hành Neil A. Amstrong, Edwin E. Aldrin Jr., Michael Collin nay ở đâu? về đâu? 

Sự thành công của APOLLO-11 nói lên quyết tâm của các nhà khoa học không gian muốn khai sáng một thời đại “Khoa Học Thám Hiểm Vũ Trụ” để lưu lại cho các thế hệ nhân loại mai sau...Những hành trình chinh phuc thám hiểm không gian, vũ trụ không hề đơn giản, luôn đòi hỏi thời gian, lao động kiên trì của trí tuệ, của ý chí của quyết tâm lớn của cả nhân loại hôm nay. Sau mỗi thành công, có biết bao là sự kiện làm lao tâm khổ trí những nhà chinh phục không gian...

Lich sử chinh phục không gian thọat tiên được khai sinh bởi Liên Bang Xô Viết-USSR. Liên Xô đã thành công khi phóng phi thuyền Sputnik 1 vào không gian, vũ trụ vào năm 1957. Sau đó Liên Xô đưa nhà phi hành vũ trụ, Yuri Gagarin vào quỹ đạo của trái đất vào năm 1961. Liên Xô đã cho thế giới thấy họ là một siêu cường về khoa hoc thám hiểm không gian, vũ trụ.

Những năm sáu mươi-60’s-các nhà chính trị Hoa Kỳ không ai mấy quan tâm đến phi thuyền không gian bởi vì chiến tranh Việt Nam-Vietnam War- đang là vấn đề nghiêm trọng hàng đầu của Mỹ trong những năm tháng đó.

Không ai ngờ, vượt lên trên mọi khó khăn gây ra bởi Vietnam War, chính phủ Mỹ đã thành công lớn trong kế hoạch đưa phi thuyền APOLLO-11 mang theo phi hành đoàn gồm có Neil Amstrong, Michael Collin, Edwin E. Aldrin đổ bộ thành công lên mặt trăng vào ngày 20 tháng 7 năm 1969...Đây là môt thành công vô cùng to lớn không riêng của Mỹ mà của cả nhân loại, một thành công vang dội đã đưa nước Mỹ lên vị trí hàng đầu trong ngành Khoa học Không gian của nhân loại.


Bc hình ni tiếng: Phi hành gia Aldrin bước đi trên mt trăng. Hình Wikipedia

Sự thành công của Apollo-11 cho ta thấy cuộc chạy đua vào không gian thám hiểm vũ trụ giữa Mỹ và Liên Xô đã diễn ra gây gắt, nguy hiểm và tốn kém biết chừng nào!

Đối với nhân loại việc đưa người vào không gian, lên các hành tinh, lên mặt trăng, là giấc mộng ngàn đời. Trong khi đó Việt Nam đã từng tù đày Chú Cuội lên ở trên mặt trăng suốt đời vì tội nói dối...Câu chuyện thần thoại về Chú Cuội làm ta nghĩ đến số phận các phi hành gia sau khi họ đã thành công hoàn tất sứ mệnh của NASA?

Phi hành đoàn đ b lên mt trăng ca tàu Apollo 11, t trái sang phi, Neil A. Armstrong, Michael Collins, và Edwin E. Aldrin Jr.. Hình Wikipedia.

Chỉ riêng phần Neil Amstrong và Edwin E. Aldrin, sau khi thành công đầy vinh quang là những chuổi ngày chịu đựng những phiền toái vây hãm cuộc đời của họ. Trên màn ảnh truyền hình TV ai cũng thấy Amstrong và Aldrin mệt mỏi chán chường dưới cái sức nặng cùa danh vọng- “On the TV report, Aldrin, Amstrong, the heros of TV were succumbed down by the super weight of fame”. Sau nhiều ngàn lần bị phỏng vấn, Amstrong trở nên chán chường, mệt mỏi và mất cả hạnh phúc cuộc sống riêng tư để rồi cuối cùng Amstrong phải nghe theo lời khuyên của Charles Lindbergh (người phi công anh hùng lần đầu tiên đã một mình lái máy bay vượt Đại Tây Dương. Chính Lindbergh cũng phải chịu đựng một tai nạn khủng khiếp, người con trai của ông bị kẻ gian bắt cóc vì danh tiếng của ông và họ đòi tiền chuộc mạng. Cuối cùng người con trai của ông bị giết chết vì ông không có đủ tiền để trả tiền đòi chuộc mạng con ông). Amstrong tìm về sống nơi hẻo lánh tránh tiếp xúc găp gỡ với những người khác. Còn Aldrin, theo hồi ký của ông để lại, sau khi trở về trái đất ông bị hội chứng trầm cảm hành hạ đâm ra thành người nghiện rượu. Và Aldrin đã từng tuyên bố đó là hậu quả khủng khiếp sau khi hoàn tất tốt đẹp sứ mệnh đươc trao đi từ NASA: “That’s the terrible consequences after the super achievement of the mission from NASA”.

Có lẽ cả nhân loại cùng đồng tình với phi hành gia Mỹ, Gus Grissom, khi ông tuyên bố: bay vào không gian thám hiểm vũ trụ xem chừng còn dễ hơn nhiều khi phải đương đầu với những vấn nạn hàng ngày trên quả đất chúng ta đang sống.., "So flying into the universe seems to be much easier than solving the daily problems on earth...”../.

Đào Như

17-July-2023