Thứ Sáu, 2 tháng 6, 2023
Thơ Phạm Xuân Trường
![]() |
Nhà thơ Phạm Xuân Trường |
Lục bát Phạm Xuân Trường là lục bát của hôm nay! Bi phẫn, cười ra nước mắt!
Những câu thơ làm ta rùng mình:
“Mẹ tôi chết chửa kịp già
Áo quan thì thẳng lưng bà thì cong...”
“Người ta bán đất nuôi đường
Biết đâu sỏi đá lẫn xương chúng mày
Rượu buồn run ở trên tay
Chúng tao đang uống máu mày đấy thôi.
…
Rồi về dưới ấy gặp nhau
Điểm danh có đứa không đầu chẳng thưa”.
“Em ngồi phơi kỷ niệm xưa
Muối thời con gái làm dưa ăn dần”
"Bố chết con đừng chôn ngang
Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi"
Xin cảm ơn tác giả và trân trọng giới thiệu với quí bạn đọc.
Như là Mẹ vẫn còn đây
Xiêu xiêu một bóng vạc gầy Mẹ tôi
Mẹ ơi! Sống khóc chết cười
Sân đình cây gạo giữa trời trổ hoa
Đánh lừa cái đói tháng ba
A Di Đà Phật nhạt nhòa khói sương
Mẹ gầy như một nén hương
Gánh đời thì nặng - Con đường thì xa
Mẹ đi ngày ấy tháng ba
Cơm lồng xới lỏng theo ra ngoài đồng
Sổ gạo chưa đến lượt đong
Phiếu tem xếp lốt vòng trong vòng ngoài
Mẹ nằm như một nhành mai
Khói nhang tức tưởi bên ngoài áo quan
Ốm no, bò dậy vội vàng
Bây giờ mẹ "ngủ" cả làng tiễn đưa
Hai mươi năm ấy ngày xưa
Bạch đàn hoa rụng như mưa trước nhà
Mẹ tôi chết chửa kịp già
Áo quan thì thẳng lưng bà thì cong...
Thơ con tặng khắp ngoài trong
Một câu dâng Mẹ chưa xong một đời.
Rủ nhau vô Huế làm vua
Vương triều cũ hóa trò đùa hôm nay
Tôn nghiêm rẻ đến thế này
Thì ta chân đất điếu cày lên ngôi.
Vàng son ờ cũng thế thôi
Chia tay Huế ngổn ngang trời mưa ... mưa!
Đứa lên ông - đứa thành bà
Bạc đầu vẫn gọi nhau là mày tao
Cho dù chức trọng quyền cao
Coi như giầy dép ném ào qua hiên.
Mới hay cụ Nguyễn Tiên Điền
“Cho thanh cao mới có quyền thanh cao” (*)
Vui buồn kỷ niệm lao xao
Thời gian như lũ ào ào cuốn đi.
Luân hồi hết thịnh là suy
Dẫu không phải bả cũng vì bùa mê
Thương cho những đứa không về
Lời nguyền đã cửi câu thề đã buông.
Người ta bán đất nuôi đường
Biết đâu sỏi đá lẫn xương chúng mày
Rượu buồn run ở trên tay
Chúng tao đang uống máu mày đấy thôi.
Quá giang là chuyến đò người
Về đây góp một tiếng cười rồi đi
Một mai dưới cỏ xanh rì
Vùi ba tấc đất còn gì để đau.
Sang hèn nào khác chi nhau
Mộ vua rồi cũng một màu cỏ khô
Đời tao dang dở với thơ
Vài thằng sống sót nghi ngờ tao điên.
Thước đo cung bậc bằng tiền
Nghèo thành tội ác còn duyên dáng gì
Chia tay rồi đến chia ly
Chúng tao còn sống - sống vì còn đau.
Rồi về dưới ấy gặp nhau
Điểm danh có đứa không đầu chẳng thưa.
Mải đi về phía cầu vồng
Quay về cải đã lên ngồng khổ chưa
Em ngồi phơi kỷ niệm xưa
Muối thời con gái làm dưa ăn dần.
Bố chết con đừng chôn ngang
Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi
Ngửa mặt nhìn chỉ thấy giời
Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng, cong
Để mà thấu rõ đục trong
Biết ai gan ruột thật lòng với ai
Khôn ngoan trong cuộc đứng ngoài
Lựa màu gió thổi đậm phai sắc hồng
Ai về sau bão sau dông
Nuôi hòn máu đỏ mãi không thành người
Ai từ góc bể chân trời
Trở về ban phát nụ cười cho quê
Kìa ai nửa tỉnh nửa mê
Trắng tay cầm một câu thề chặt đôi
Đất đai giờ đã lên ngôi
Tình người đồng kẽm buông xuôi giữa đời
Đất đai đã hóa vàng mười
Chôn ngang tốn đất cho người chết sau
Sống thì làm khổ lẫn nhau
Bố không mong có kiếp sau luân hồi.
Chẳng thù chẳng oán gì nhau
Cũng từ một mẹ lấm màu nhân gian
Cũng là trong họ ngoài làng
Chiến trường đẫm máu cát vàng đỏ tươi
Tế thần khép lại cuộc chơi
Thắng thua phanh xác hồn phơi nắng vàng
Mồ côi đàn nghé kêu hoang
Và bao trâu mẹ đội tang đi tìm.
Chung nhau cùng một con đường
Cách nhau chỉ một bức tường mà thôi
Bên kia mừng mẹ tám mươi
Con về từ Mỹ miệng cười như hoa.
Bên này dìu mẹ bước ra
Tiểu sành đón đứa con xa vào nhà
Bên này, bên ấy cũng hoa
Thoả lòng hai mái tóc già như sương
Trên cao chính giữa bức tường
Cha già tủm tỉm khói hương nhạt nhòa.
Đầu xuân Tam Quốc đọc chơi
Cha con Đổng Trác dối đời mị dân
Chỉ vì ba lạng phù vân
Nghìn năm vết nhục vừa gần vừa xa
Điếm của con vợ của cha
Bố con úp mặt vào hoa thập thành
Ngồi buồn ngẫm quẩn nghĩ quanh
Công hầu khanh tướng bỗng thành tiện dân
Thực hư sai đúng xa gần
Ngồi rồi Tam Quốc ghép vần thành thơ.
Thôi rồi cái lũ công nông
Bây giờ nặng nhẹ lại gồng lên vai
Trở về cái thuở sơ khai
Đồng sâu ruộng cạn rạc rài nông sâu
Công nông đấy đi về đâu
Còng lưng cha lại làm trâu trên đồng
Nước lã thì đổ ra sông
Bây giờ xếp xó công nông đi đời
Một thời mày đã lên ngôi
Giờ thành phế liệu về ngồi gốc đa
Đường làng cho đến phố xa
Người ta đắp chiếu làm ma cho mày
Lệnh ban sửng sốt từ nay
Ra đường cấm thấy mặt mày công nông.
Giỗ bố bạn mời ăn cơm
Ban thờ đĩa vỏ đạn đồng sáng choang
Bạn tôi nước mắt hai hàng
Thời cải cách họ giết oan bố mình.
I.
Đầu làng thì thụp khói hương
Mặt trơ trán bóng gió sương dãi dầu
Chẳng hề được một tiếng: Gâu
Thản nhiên toạ hưởng cau trầu thế gian.
II.
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm chó đá mặt còn trơ trơ
Bao giờ cho đến bao giờ
Ô hay! Phận chó mà thờ cũng thiêng.
III.
Chó đá đầu làng đứng chơi
Trộm không sủa được mà đời thắp hương
Bỗng dưng làng mở rộng đường
Dân lôi chó đá xuống mương dân dìm.
IV.
Hà Nội có đền Cẩu Nhi
Hẳn là có nghĩa có nghì với dân
Chó mà còn được phong thần
Nữa là Chiêu Thống “ả Trần” nhục thay (*).
________
(*) Trần Ích Tắc bán nước không thành. Nên các vua Trần gạch tên trong hoàng tộc gọi là “ả Trần” (tức là đàn bà).
Phạm Xuân Trường
Văn học Nghệ thuật
Những câu thơ làm ta rùng mình:
“Mẹ tôi chết chửa kịp già
Áo quan thì thẳng lưng bà thì cong...”
“Người ta bán đất nuôi đường
Biết đâu sỏi đá lẫn xương chúng mày
Rượu buồn run ở trên tay
Chúng tao đang uống máu mày đấy thôi.
…
Rồi về dưới ấy gặp nhau
Điểm danh có đứa không đầu chẳng thưa”.
“Em ngồi phơi kỷ niệm xưa
Muối thời con gái làm dưa ăn dần”
"Bố chết con đừng chôn ngang
Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi"
Xin cảm ơn tác giả và trân trọng giới thiệu với quí bạn đọc.
***
MẸ ƠI
(Kính dâng hương hồn Mẹ)Như là Mẹ vẫn còn đây
Xiêu xiêu một bóng vạc gầy Mẹ tôi
Mẹ ơi! Sống khóc chết cười
Sân đình cây gạo giữa trời trổ hoa
Đánh lừa cái đói tháng ba
A Di Đà Phật nhạt nhòa khói sương
Mẹ gầy như một nén hương
Gánh đời thì nặng - Con đường thì xa
Mẹ đi ngày ấy tháng ba
Cơm lồng xới lỏng theo ra ngoài đồng
Sổ gạo chưa đến lượt đong
Phiếu tem xếp lốt vòng trong vòng ngoài
Mẹ nằm như một nhành mai
Khói nhang tức tưởi bên ngoài áo quan
Ốm no, bò dậy vội vàng
Bây giờ mẹ "ngủ" cả làng tiễn đưa
Hai mươi năm ấy ngày xưa
Bạch đàn hoa rụng như mưa trước nhà
Mẹ tôi chết chửa kịp già
Áo quan thì thẳng lưng bà thì cong...
Thơ con tặng khắp ngoài trong
Một câu dâng Mẹ chưa xong một đời.
LÀM VUA
Rủ nhau vô Huế làm vua
Vương triều cũ hóa trò đùa hôm nay
Tôn nghiêm rẻ đến thế này
Thì ta chân đất điếu cày lên ngôi.
Vàng son ờ cũng thế thôi
Chia tay Huế ngổn ngang trời mưa ... mưa!
HỌP LỚP
Đứa lên ông - đứa thành bà
Bạc đầu vẫn gọi nhau là mày tao
Cho dù chức trọng quyền cao
Coi như giầy dép ném ào qua hiên.
Mới hay cụ Nguyễn Tiên Điền
“Cho thanh cao mới có quyền thanh cao” (*)
Vui buồn kỷ niệm lao xao
Thời gian như lũ ào ào cuốn đi.
Luân hồi hết thịnh là suy
Dẫu không phải bả cũng vì bùa mê
Thương cho những đứa không về
Lời nguyền đã cửi câu thề đã buông.
Người ta bán đất nuôi đường
Biết đâu sỏi đá lẫn xương chúng mày
Rượu buồn run ở trên tay
Chúng tao đang uống máu mày đấy thôi.
Quá giang là chuyến đò người
Về đây góp một tiếng cười rồi đi
Một mai dưới cỏ xanh rì
Vùi ba tấc đất còn gì để đau.
Sang hèn nào khác chi nhau
Mộ vua rồi cũng một màu cỏ khô
Đời tao dang dở với thơ
Vài thằng sống sót nghi ngờ tao điên.
Thước đo cung bậc bằng tiền
Nghèo thành tội ác còn duyên dáng gì
Chia tay rồi đến chia ly
Chúng tao còn sống - sống vì còn đau.
Rồi về dưới ấy gặp nhau
Điểm danh có đứa không đầu chẳng thưa.
MUỐI DƯA
Mải đi về phía cầu vồng
Quay về cải đã lên ngồng khổ chưa
Em ngồi phơi kỷ niệm xưa
Muối thời con gái làm dưa ăn dần.
CHÔN DỌC
Bố chết con đừng chôn ngang
Bây giờ tấc đất tấc vàng con ơi
Ngửa mặt nhìn chỉ thấy giời
Chôn dọc cho bố nhìn đời thẳng, cong
Để mà thấu rõ đục trong
Biết ai gan ruột thật lòng với ai
Khôn ngoan trong cuộc đứng ngoài
Lựa màu gió thổi đậm phai sắc hồng
Ai về sau bão sau dông
Nuôi hòn máu đỏ mãi không thành người
Ai từ góc bể chân trời
Trở về ban phát nụ cười cho quê
Kìa ai nửa tỉnh nửa mê
Trắng tay cầm một câu thề chặt đôi
Đất đai giờ đã lên ngôi
Tình người đồng kẽm buông xuôi giữa đời
Đất đai đã hóa vàng mười
Chôn ngang tốn đất cho người chết sau
Sống thì làm khổ lẫn nhau
Bố không mong có kiếp sau luân hồi.
CHỌI TRÂU
Chẳng thù chẳng oán gì nhau
Cũng từ một mẹ lấm màu nhân gian
Cũng là trong họ ngoài làng
Chiến trường đẫm máu cát vàng đỏ tươi
Tế thần khép lại cuộc chơi
Thắng thua phanh xác hồn phơi nắng vàng
Mồ côi đàn nghé kêu hoang
Và bao trâu mẹ đội tang đi tìm.
HAI NIỀM VUI LỚN
Chung nhau cùng một con đường
Cách nhau chỉ một bức tường mà thôi
Bên kia mừng mẹ tám mươi
Con về từ Mỹ miệng cười như hoa.
Bên này dìu mẹ bước ra
Tiểu sành đón đứa con xa vào nhà
Bên này, bên ấy cũng hoa
Thoả lòng hai mái tóc già như sương
Trên cao chính giữa bức tường
Cha già tủm tỉm khói hương nhạt nhòa.
ĐẦU XUÂN ĐỌC TAM QUỐC
Đầu xuân Tam Quốc đọc chơi
Cha con Đổng Trác dối đời mị dân
Chỉ vì ba lạng phù vân
Nghìn năm vết nhục vừa gần vừa xa
Điếm của con vợ của cha
Bố con úp mặt vào hoa thập thành
Ngồi buồn ngẫm quẩn nghĩ quanh
Công hầu khanh tướng bỗng thành tiện dân
Thực hư sai đúng xa gần
Ngồi rồi Tam Quốc ghép vần thành thơ.
ÔI CÔNG NÔNG
Thôi rồi cái lũ công nông
Bây giờ nặng nhẹ lại gồng lên vai
Trở về cái thuở sơ khai
Đồng sâu ruộng cạn rạc rài nông sâu
Công nông đấy đi về đâu
Còng lưng cha lại làm trâu trên đồng
Nước lã thì đổ ra sông
Bây giờ xếp xó công nông đi đời
Một thời mày đã lên ngôi
Giờ thành phế liệu về ngồi gốc đa
Đường làng cho đến phố xa
Người ta đắp chiếu làm ma cho mày
Lệnh ban sửng sốt từ nay
Ra đường cấm thấy mặt mày công nông.
ĐĨA VỎ ĐẠN ĐỒNG
Giỗ bố bạn mời ăn cơm
Ban thờ đĩa vỏ đạn đồng sáng choang
Bạn tôi nước mắt hai hàng
Thời cải cách họ giết oan bố mình.
“TỨ BÌNH” CHÓ
I.
Đầu làng thì thụp khói hương
Mặt trơ trán bóng gió sương dãi dầu
Chẳng hề được một tiếng: Gâu
Thản nhiên toạ hưởng cau trầu thế gian.
II.
Trăm năm bia đá thì mòn
Nghìn năm chó đá mặt còn trơ trơ
Bao giờ cho đến bao giờ
Ô hay! Phận chó mà thờ cũng thiêng.
III.
Chó đá đầu làng đứng chơi
Trộm không sủa được mà đời thắp hương
Bỗng dưng làng mở rộng đường
Dân lôi chó đá xuống mương dân dìm.
IV.
Hà Nội có đền Cẩu Nhi
Hẳn là có nghĩa có nghì với dân
Chó mà còn được phong thần
Nữa là Chiêu Thống “ả Trần” nhục thay (*).
________
(*) Trần Ích Tắc bán nước không thành. Nên các vua Trần gạch tên trong hoàng tộc gọi là “ả Trần” (tức là đàn bà).
Phạm Xuân Trường
Văn học Nghệ thuật