Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2023

Ngô Nhân Dụng: Putin gieo gió gặt bão

Sáng Thứ Bảy Tổng thống Vladimir Putin lên án và dọa tiêu diệt những “tên phản quốc,”sau khi quân Wagner chiếm đóng thành phố Rostov-on-Don, tiến về thủ đô, đòi cách chức bộ trưởng quốc phòng và tham mưu trưởng quân đội, chỉ còn cách Moscow dưới 200km. Buổi chiều, lại có lệnh ân xá vì lính Wagner đã dừng chân, sau khi thương thuyết qua tổng thống Belarus, Alexander Lukashenko. Ngày Thứ Ba, Lukashenko xác nhận Prigozhin đã qua Belarus và ông có sẵn một doanh trại bỏ trống cho binh sĩ Wagner đồn trú, nếu muốn. Lukashenko có thể nhờ quân Wagner bảo vệ mình nếu dân và quân đội Belarus nổi dây; đồng thời cũng để tự vệ nếu cần chống lại Putin.

Ngày Thứ Ba, Tổng thống Nga Vladimir Putin họp tất cả các chỉ huy trưởng quân đội và cơ quan an ninh để tự khoe thành tích “dẹp loạn” đuổi được Yevgeniy Prigozhin và đạo quân Wagner.

Hình ảnh của Putin trong mắt thế giới sau “cuộc binh biến” ngắn ngủi của Prigozhin

Trong những ngày qua, đã có rất nhiều bài phân tích, bình luận trên các tờ báo lớn của Hoa Kỳ và phương Tây về Putin, ông chủ của điện Kremlin, sau “cuộc binh biến” ngắn ngủi của Prigozhin, ông trùm lính đánh thuê Wagner. Nếu như cuộc chiến tranh Ukraine đã bộc lộ trước thế giới vũ khí của Nga không thực sự tốt và quân đội của Nga không thực sự mạnh như rất nhiều người vẫn tưởng, thì bây giờ cuộc nổi loạn này của Prigozhin cũng đã làm lộ ra sự thật là Putin không mạnh mẽ, không kiểm soát được tình hình nước Nga.

Sau đây là bài báo trên tạp chí Time và Wall Street Journal, qua bản dịch của Cù Tuấn.

***

Yasmeen Serhan: 'Bây giờ bất kỳ ai cũng có thể thách thức Putin.'


Quốc Phương: Blogger, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải: nạn ‘tra tấn’ trong tù Việt Nam vẫn còn thời sự

Blogger, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải
vận động cho các bạn tù tại Amnesty
International USA, New York.
Hình: Facebook Nguyễn Văn Hải.

“Trải qua gần bảy năm ở trong nhà tù, tôi đã bị chuyển đi tới 20 lần, mà qua 11 nhà tù khác nhau ở Việt Nam, từ ở mũi Cà Mau, cho ra tới Vinh, Nghệ An. Ở trong mỗi nhà tù đó, chính quyền lại có một cách thức quản lý riêng, chứ không phải nhà tù nào cũng giống hệt nhau, thế nhưng có một điểm chung…,” blogger, nhà báo tự do Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm của Việt Nam chia sẻ trên quan điểm riêng với Đài Á Châu Tự Do hôm 26/6/2023 từ Hoa Kỳ, nơi ông đang cư trú chính trị.

Ông nói rõ : “Điểm chung đó là ở đa số các nhà tù có tình trạng bóc lột sức lao động của tù nhân, cưỡng bức tù nhân lao động rất tàn bạo. Điển hình như là những tù nhân ở trại giam Cái Tàu ở mũi Cà Mau nói rằng có những đợt họ phải làm thông hai ngày, hai đêm luôn.”


Hải Di Nguyễn: H Bhét Niê và “việc nhẹ lương cao” ở Ả Rập Xê Út

H Bhét Niê.

Năm 2018, cũng như bao người khác có hoàn cảnh khó khăn, chị H Bhét Niê (sinh năm 1993) quyết định sang Ả Rập Xê Út theo chương trình xuất khẩu lao động. 

Chỉ khi đã tới Riyadh, chị mới nhận ra đó không phải là “việc nhẹ lương cao” như đã quảng cáo. Nhưng khi đó đã quá muộn, chị bị lấy đi giấy tờ lẫn điện thoại, không thể gọi công ty môi giới, cũng chẳng thể liên lạc người nhà – phải “chịu nhục” đến năm 2020 và tự nhốt mình trong phòng để được về Việt Nam. 

Thế nhưng mọi chuyện không dừng ở đó. 

Năm 2022, chị H Bhét Niê trốn sang tỵ nạn tại Thái Lan – vì sao? Tôi nghe chị kể câu chuyện của mình ngày 21/6/2023. 


Phạm Xuân Nguyên: 123 năm sinh nhà văn Antoine Éxupery (1900 – 1944)

Antoine de Saint-Exupéry.
Ảnh: Britannica.
Ngày này (29/6), cách đây 123 năm, Antoine Saint-Exupéry ra đời ở nước Pháp. Ông là phi công chiến tranh, nhà sáng chế, nhà văn nổi tiếng mà tên tuổi từ lâu đã vượt khỏi biên giới nước mình đến khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt với tác phẩm “Hoàng tử bé” (Le Petit Prince) được dịch nhiều thứ hai sau Kinh Thánh, Exupéry đã nuôi dưỡng cuộc sống tâm hồn của bao thế hệ người như một thứ kinh Phúc Âm văn chương, giúp họ biết cách tìm hạnh phúc làm đứa trẻ suốt cuộc đời. Cuốn sách đó cùng cái chết của ông đã biến ông mãi mãi là điều bí ẩn của thế gian này.

Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh (một con số rất hay) của Xanh-Tếch (cách đọc thân mật tên nhà văn), mời mọi người đọc lời “Nguyện cầu” của ông và bài viết của một nhà phê bình văn học Nga viết cách đây ba năm (2020).

Song Thao: Lão bạng sinh châu

Mấy bữa rày trên mạng dậy sóng về chuyện tài tử Al Pacino. Al Pacino, thế hệ trọng tuổi chắc biết. Ông đã đóng trong cuốn phim nổi tiếng The Godfather (Bố Già). Năm nay ông đã 83 tuổi, chẳng phim phiếc chi nữa, nhưng đã làm sôi động tin tức vì ông đang chờ đứa con sắp sanh với người vợ trẻ Noor Alfallah, 29 tuổi. Tuổi 29 sanh con là chuyện thường tình nhưng tuổi 83 còn làm cha thì xưa nay hiếm. Các cụ bảo là “lão bạng sinh châu”. Trai già còn sản xuất được ngọc trai. Trai đây không phải là ông Al Pacino mà là con trai sống dưới nước, thứ các bợm nhậu rất ưa.


Al Pacino lên chức bố lần nữa ở tuổi 83, vừa có em bé với bạn gái 29 tuổi Noor Alfallah

Thạch Đạt Lang: Quê hương là chùm khế ngọt

Quê Hương Là Chùm Khế Ngọt, khởi thủy là một bài thơ của thi sĩ Đỗ Trung Quân, được Giáp Văn Thạch phổ nhạc vang tiếng một thời. Chùm khế của ông Đỗ Trung Quân có (thật sự) ngọt như tác giả diễn tả khi “sáng tác” bài thơ không?

Hổng chắc lắm! Cho dù lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam nhiều lần kêu gọi (thắm đẫm) ân tình, với những lời hứa hẹn tạo điều kiện thuận tiện, đặc biệt dễ dãi, ưu tiên cho người Việt hải ngoại hồi hương, mua nhà đất nghỉ hưu, kinh doanh, làm từ thiện, lấy lại quốc tịch Việt Nam các cái…, số người về Việt Nam định cư (dường như) vẫn chưa đáp ứng được sự mong muốn của chế độ, cho dù năm qua (2022) lượng ngoại tệ do người Việt hải ngoại gửi về lên tới 19 tỉ USD.

Thấy gì qua đề thi Văn tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023?

Giang Công Thế: Từ “Canh gà Thọ Xương” đến “Vợ nhặt”


Trên mạng đang chia sẻ đề thi ngữ văn phổ thông trung học với đủ cung bậc khen chê.

Tôi không theo dõi đề thi của các năm trước nên không rõ, nhưng đề thi năm nay, thì theo tôi, chỉ dành cho những thí sinh giỏi văn, nhất là sau này muốn thành nhà văn/thơ vì thí sinh phải phân tích thơ, loại thơ gì, bài học cho cuộc sống...

Phần Làm văn khá hơn chút là thí sinh viết đoạn văn 200 từ, nhưng đoạn sau lại trích một đoạn trong “Vợ nhặt”, yêu cầu thí sinh phân tích và từ đó, nhận xét cách nhìn cuộc sống của Kim Lân.

Thơ Hoàng Hưng: America

Chùm thơ viết trong chuyến đi Mỹ đầu tiên 2003


AMERICA


Gửi Paul Hoover

(nhà thơ, tác giả sách Postmodern American Poetry, đồng chủ biện tạp chí New American Writing…) 


Ga bay LAX1 xám xịt

Gã an ninh không cao lớn như tôi tưởng

Hành lý tôi không bị mở vì anh hải quan da đen thích tìm hiểu sử Việt Nam.

Toát mồ hôi tìm lối chuyển đường bay

Bỗng sững sờ hoa đào bừng mặt phố


Truyện ngắn Dư Hoa: Tuổi 18 rời nhà đi xa, Châu Hải Đường giới thiệu và chuyển ngữ

Leaving Home at Eighteen” or “On the Road at Eighteen” (十八岁出门远行, or 十八歲出 門遠行 ) truyện ngắn của Yu Hua (Dư Hoa). Bản tiếng Trung năm 1987. 

Dư Hoa, sinh ngày 03 tháng Tư năm 1960, tại Hàng Châu, Triết Giang. Sau truyện ngắn đầu tay “Ký túc xá đầu tiên” được in năm 1983, năm 1987 Dư Hoa tiếp tục cho ra đời các truyện ngắn khác như: “Tuổi 18 rời nhà đi xa”, “Sự kiện mồng 3 tháng Tư”, “Năm 1986” và đã xác lập địa vị là một nhà văn Tiên phong. Cùng năm, ông đến học tại Viện văn học Lỗ Tấn – Bắc Kinh. Năm 1990, Dư Hoa xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên “Gào thét trong mưa bụi”. Năm 1992, xuất bản tiểu thuyết “Phải sống”, năm 1995 sáng tác tiểu thuyết “Hứa Tam Quan bán máu” và đăng trên tạp chí “Thu hoạch”. Với tiểu thuyết “Phải sống” Dư Hoa đã giành giải thưởng cao nhất về văn học của Italia: Giải Grinzane Cavour, năm 1988.

Phạm Quốc Bảo: Giong buồm ra biển rộng

Sinh hoạt văn hóa Việt nở rộ.


Tôi muốn đề cập tới tháng Năm và tháng Sáu - 2023 với những sự kiện được thông tin trên hầu hết các cơ quan truyền thông Việt - Mỹ. Chẳng hạn:

- Cuộc triển lãm có tên Con Thuyền Hy Vọng: Một chiếc thuyền vượt biển nguyên bản đã trưng bày từ mấy chục năm trước tại một viện hàng hải ở bên Pháp nay được vận động thành công đem về trưng bày tại trụ sở Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt - Vietnamese Heritage Museum ở thành phố Garden Grove vào ngày 6 Tháng Năm 2023. Đồng thời, buổi triển lãm này cũng là mốc điểm mở đầu cho một chương trình dài hạn mỗi cuối tuần, Vietnamese Heritage Museum hướng dẫn và dẫn giải về lịch sử 48 năm thuyền nhân - bộ nhân của cộng đồng gốc Việt ở hải ngoại cho những toán học sinh các trường trung - tiểu học quanh vùng lần lượt đến thăm và tận mắt quan sát - tận tay tiếp cận vô số các hiện vật cụ thể mà viện này thu thập được lâu nay. Từ hình ảnh, sách báo, videos, youtubes đến quần áo và vật dụng còn sót lại từ những đợt vượt biển - vượt biên của Người Tỵ Nạn gốc Việt đã được trân trọng lưu giữ như những kỷ vật vô giá - rồi cuối cùng là tặng cho viện bảo tàng này.[1]

Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy

CHƯƠNG BA MƯƠI BẨY

Người vợ đi vắng ở nhà chỉ có người chồng mắt loà. Ngọc đưa tiền bảo người chồng gọi cô bé nhà bên cạnh đi mua ít trứng gà và sang làm cơm giúp.

Thanh ngồi yên ở bực cửa mắt nhìn ra khu vườn không nghĩ đến việc phụ giúp cô bé thổi cơm, làm các thức ăn. Vẻ mặt nàng nghiêm trang. Thế là điều nàng đã hằng mong mỏi muốn biết nhất trong đời, nàng đã biết rõ. Ngọc yêu nàng, chắc chắn yêu nàng cũng như nàng yêu Ngọc. Cùng với nỗi vui tràn ngập cả tâm hồn nàng thấy dần dần xen vào một sự chán nản lạ lùng. Nàng không thiết gì, không thiết cả sống nữa. Điều mà nàng tìm kiếm nàng đã thấy, đời nàng không còn mục đích gì, như đến đây là hết, chỉ còn sự trống rỗng mông mênh. Thanh nhìn Ngọc đứng dựa ở cột nhà bếp, thản nhiên hờ hững như nhìn mặt người xa lạ, không có liên quan gì đến mình. Tình yêu Ngọc nàng nhận thấy rõ đến đây đã chết hẳn trong lòng nàng. Nàng bảo Ngọc:

“Ăn xong ta cần phải sang Thanh Thuỷ ngay.’’

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2023

Andrei Soldatov và Irina Borogan: Putin và nhóm lính đánh thuê Wagner, Foreign Affairs, Trịnh Khải Nguyên-Chương dịch


Lời người dịch: Tin tức chiến sự Ukraine mấy hôm nay dao động về cuộc binh biến do nhóm lính đánh thuê Wagner chống lại quân đội Nga. Để tìm hiểu thêm về nhóm lính này và tình hình chung của chiến tranh Ukraine, xin dịch bài viết dưới đây của hai nhà báo Nga, Andrei Soldatov & Irina Borogan, đăng trên tạp chí Foreign Affairs. Vì bài báo được viết trước khi xảy ra cuộc binh biến, nên nhiều thông tin chưa được cập nhật, tuy nhiên, chủ đích của bài viết là cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng nước Nga và cuộc chiến Ukraine, một cuộc chiến mà chính nghĩa hiển nhiên nằm hẳn về phía quân dân Ukraine.


Anton Troianovski: Binh biến Prigozhin làm dấy lên câu hỏi nhức nhối: Liệu Putin có thể mất quyền lực?, The New York Times, Cù Tuấn dịch


Tóm tắt: Những người Nga có quan hệ với Điện Kremlin bày tỏ sự nhẹ nhõm khi cuộc binh biến của thủ lĩnh quân đánh thuê đã không châm ngòi cho một cuộc nội chiến. Nhưng họ đều đồng ý rằng Vladimir Putin đã tỏ ra yếu đuối, và sự yếu đuối này có thể tồn tại lâu dài.

Tổng thống Vladimir V. Putin từ lâu đã tự phong mình là người bảo đảm cho sự ổn định của Nga và là người bảo vệ không khoan nhượng cho địa vị nhà nước của quốc gia này.

Trùng Dương: Vụ án tài liệu mật và các khía cạnh pháp lý

Tài liệu tình báo mật được tìm thấy trong quá trình tìm kiếm, khám xét ở Mar-a-Lago. Hình Wikipedia


Mặc dù đã được chờ đợi song bản cáo trạng về việc nguyên Tổng thống Donald Trump ngoan cố tàng trữ tài liệu mật liên quan tới an ninh quốc phòng, do Công tố Viên đặc nhiệm Jack Smith ban hành ngày 9 tháng 6 vừa qua, vẫn là một ngạc nhiên lớn đối với nhiều người vì các chi tiết tỉ mỉ của bản cáo trạng.

Bài viết này sẽ điểm qua nội dung của bản cáo trạng, nhận định của các chuyên gia pháp lý, diễn biến nào sẽ xẩy ra, các kế hoạch biện hộ của phe luật sư cho ông Trump, và các trở ngại pháp lý nào của bên công tố viện.


Đỗ Xuân Cang: Bao giờ chính quyền Việt Nam biết rùng mình?

Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn ca ngợi sự ổn định chính trị và bình yên của đất nước dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của họ, nhưng có thật vậy không? Đêm ngày 11 tháng 6 năm 2023 một sự kiện kinh hoàng làm rung chuyển cả xã hội Việt Nam. Một vụ tấn công của một nhóm người không rõ danh tính vào trụ sở công an xã làm 4 công an, 2 cán bộ và 1 người dân thiệt mạng tại tỉnh Đăk Lăk. Đến nay con số người thiệt mạng đã lên đến 9 người.

Trước hết chúng tôi xin chia buồn với những gia đình mất chồng, mất con, mất cha lời chia buồn sâu sắc nhất. Vụ án nghiêm trọng này đồng thời cũng là lời cảnh báo với chế độ cộng sản, cách họ làm hiện nay thực sự không đem lại sự ổn định chính trị và an toàn cho mỗi người dân sống trên đất nước Việt Nam. Câu châm ngôn ‘còn Đảng còn mình’ đã không còn hữu hiệu với gia đình và thân nhân của những người đã khuất.

Một vài quan điểm của người Việt về cuộc nổi loạn/ binh biến của Prigozhin

Nguyễn Xuân Thọ: Những kẻ độc tài thường trở thành nạn nhân của chính chế độ chúng tạo ra.


Cách đây mấy tháng, tôi có kể về ông Spiridon Putin, người đầu bếp của Lenin và Stalin, ông nội của Wladimir Putin hôm nay, về mối tình giữa Putin và Prigoshin, kẻ vốn được mệnh danh là “Đầu bếp của Putin“:

Cuối bài tôi kết luận:  "Cũng như Stalin, những kẻ độc tài thường trở thành nạn nhân của chính chế độ chúng tạo ra." (“Ngày mất của Stalin 70 năm trước và người đầu bếp”)

Điều đó đã xảy ra hôm qua 24.06.2023. Truyền thông đưa nhiều rồi, tôi không cần phải kể nữa. Kết cục là Prigoshin từ bỏ ý đồ "Vét cạn ổ bùn tham nhũng" ở Moskva, rút quân và sang Belaruss tỵ nạn.

Tùy bút Nguyễn Đức Tùng

1.

Kỷ niệm nào anh chị nhớ nhất trong đời?

Trong lớp học tiếng Anh của trại tị nạn, thầy giáo ra câu hỏi, mọi người đưa tay lên, anh Kmah người Êđê kể rằng ngày vui nhất của anh là khi vợ anh một mình đi vào thành phố, ở đó chị nhìn thấy một người đàn bà rất đẹp đi xiếc trên dây, cô ta không mặc quần áo gì cả, hoàn toàn không mảnh vải, chị cam đoan như thế, mọi thứ phơi ra dưới ánh mặt trời ban trưa, và điều đó làm chị sung sướng đến ngất, và chị kể lại cho anh nghe hôm sau khi chị về tới nhà, chị vừa kể vừa cười, và đó là ngày vui nhất của anh, tức là cái ngày hôm sau ấy, chứ không phải ngày ấy.

Bùi Văn Phú: Lễ tốt nghiệp nhanh như kết hôn ở Las Vegas

Cuối tuần qua chúng tôi đi dự lễ tốt nghiệp của cháu Kevin Khang Bùi, con của vợ chồng người em trai, tại Đại học UC Santa Cruz, ngôi trường chỉ cách thành phố San Jose hơn 30 phút lái xe xuôi nam, theo xa lộ 17 quanh co leo núi về hướng biển, đẹp và xanh với những hàng thông cao vút.

Đến nơi. Vào địa điểm là một sân bóng đá trên đỉnh đồi, nhìn ra biển. Nhưng bố mẹ của cháu và mọi người thân quen đều rất thất vọng với cách tổ chức lễ ra trường năm nay tại đại học này.

Đi dự cùng gia đình, chúng tôi nghĩ là dịch Covid-19 đã qua, các sinh hoạt trong trường đã trở lại bình thường thì lễ tốt nghiệp sẽ theo truyền thống như trước. Vào nơi làm lễ thì nhận ra cách tổ chức vẫn mang hình thức của những năm 2020 và 2021 khi Covid-19 đang lây lan. Một người quen làm việc trong trường cho biết từ ba năm nay các lễ ra trường của UC Santa Cruz đều tổ chức như thế này. Hôm nay đông hơn nhưng khác các buổi lễ trong hai năm qua là không còn ai đeo khẩu trang hay giữ giãn cách xã hội.

Thơ Trần Mộng Tú, Trung Dũng Kqđ: Cao Nguyên–máu và nước mắt

Rừng ở Tây Nguyên bị bức tử.
Ảnh: Báo VnExpress.

Thiếu hụt nguồn nước, đồng bằng sông
Cửu Long bị xâm nhập mặn và hạn
hán nghiêm trọng. Ảnh: Báo Lao Động.

SÔNG CỬU LONG VÀ CAO NGUYÊN TRUNG PHẦN 


Máu và nước mắt

Đất và người

Sông thì cạn

Đất cắt ra từng mảnh

Ai là người cứu được đất, nước này


Thơ Trần Yên Hòa, Hoàng Xuân Sơn

Tranh Đinh Trường Chinh

ÁO NGUYỆT RẰM


Anh tự nhiên muốn đổi em tên khác
Là Nguyệt Rằm có được không em?
Tại vì ngày xưa em thường đi lễ
Chùa trang nghiêm em lặng lẽ bên thềm

Em cầu nguyện gì nhìn thành kính quá
Đôi mắt lim dim như ở nơi nào
Có Phật Quan Âm ngó em đó nhé
Không được một mình, nguyện ước xa xôi

Anh cũng đi chùa mỗi lần rằm tới
Để ngó em và cũng để nguyện cầu
Để nhìn áo vàng em về qua ngõ
Dáng nguyệt rằm có mặt nơi đâu?

Anh nguyện thế, mà nay em đi mất
Chùa vắng em trong tháng năm qua
Em bỏ bạn, bỏ chùa, bỏ nam mô Phật
Hay em đi về...với cõi phù hoa

Phạm Tín An Ninh: Đọc mấy vần thơ lính, nhớ chiến trường xưa và đồng đội cũ

Cuộc chiến 20 năm kết thúc trong tức tưởi. Có lẽ do tính chất bi tráng cùng những hệ lụy của nó nên miền Nam đã sản sinh rất nhiều nhà thơ gốc lính. Và trong số những người lính thực sự cầm súng trực diện với chiến trường có một số nhà thơ vang danh, cống hiến cho đời những tác phẩm văn chương giá trị, gây cảm xúc trong lòng người, đặc biệt với những ai vốn từng là lính chiến. 

Từ anh Binh nhì Địa phương quân với bút danh Nguyễn Bắc Sơn của Tiểu Khu Bình Thuận, anh Đại úy chỉ huy Thám Báo Quân Đoàn 3 với bút danh Trạch Gầm, đến anh Thiếu tá Tiểu Đoàn Trưởng với bút danh Nguyễn Phúc Sông Hương của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Đơn vị nổi danh khi trấn giữ tuyến lửa Long Khánh trong gần hai tuần lễ, quyết tử chiến ngăn chặn cả hơn một quân đoàn Cộng sản với xe tăng đại pháo tiến chiếm Sài gòn trước giờ thứ 25.


Truyện ngắn Hoàng Lệ Thủy: Sương còn giăng trắng núi

Chị lại lấy chồng! Khác với lần trước, lần này chị về nhà chồng trong âm thầm lặng lẽ. Vào một đêm trăng nhợt nhạt, chị xách túi ra đi, mang theo cả đứa con của người chồng trước.

Chị đã đẹp, nay lại càng đẹp. Vẻ đẹp no đầy chị đã cố giấu nhưng không giấu nổi cứ lồ lộ ra ngoài như chọc vào mắt mọi người. Chị biết là họ đang xoen xoét chửi mình nhưng chị cố chịu, không dám hé răng nói lại nửa lời. Cũng có người chẳng cần vòng vèo xa xôi, cứ nói chẻ hoe như phanh phui ruột gan chị ra mà xát mắm xát muối. Họ chửi chị là “đồ đàn bà hư đốn”, là “đồ cướp chồng”.

Truyện ký Đỗ Trường: Vấn Chập

Đã chớm sang thu, vậy mà cái nóng ngoài trời vẫn làm cho màn đêm Budapest buông muộn hơn. Phố lên đèn, dòng sông Danube ánh lên như một chiếc cầu vồng vắt ngang thành phố. Từ quán rượu vang nhỏ dưới chân cầu Xích, chúng tôi thả bộ theo những con thuyền đang ngược về phía tây, nơi cuội nguồn con nước. Không gian tĩnh hơn, khi chúng tôi rời xa trung tâm thành phố. Lác đác ven sông, thợ câu đêm đã buông cần. Có lẽ, đã thấm mệt, Nam Võ ngồi bệt xuống thềm đá, đường xuống bến sông, nơi có hai người thợ câu. Quay lại và ngước nhìn lên, trăng đã treo ngang Lâu đài Buda. Vỗ vai Bình Thu, tôi nói chưa hết câu: Quay về, mệt quá rồi… chợt thoảng nghe như có tiếng Việt hắt lên từ bến sông. Tôi hơi sững người lại. Có lẽ, hai gã thợ câu là người Việt, Bình Thu bảo vậy, rồi quay ngoắt xuống bến. Lúc sau, Nam Võ đứng dậy kéo tay tôi, lẩm bẩm: Bình Thu làm quái gì dưới đó mà lâu thế nhỉ. Ta xuống kiếm mấy con cá về làm mồi nhậu tiếp, chứ khi nãy uống vẫn chưa đủ đô. Mấy nay, lạ chỗ khó ngủ lắm…

Khi tôi và Nam Võ xuống tới nơi, đã thấy Bình Thu đang mân mê hai con cá trong rọ khá to. Tôi không biết tên, nhưng nhìn như cá trôi nơi quê nhà vậy. Tôi và Nam Võ chưa kịp chào, người đàn ông lớn tuổi đã đứng dậy, và hỏi:

Thứ Bảy, 24 tháng 6, 2023

Louis Édouard: En finir avec Eddy Bellegueule, Thuận giới thiệu và chuyển ngữ

Lời giới thiệu: 
Édouard Louis sinh năm 1992 và lớn lên tại thị trấn Hallencourt ở miền Bắc nước Pháp, trong một gia đình đông con, thu nhập chủ yếu nhờ trợ cấp xã hội : cha thất nghiệp sau một tai nạn lao động, mẹ làm công việc tắm cho người già. Cuộc sống nghèo đói và tăm tối của những con người thuộc tầng lớp thấp nhất xã hội Pháp sẽ trở thành chủ đề chính trong các tác phẩm văn học của Édouard Louis.

Bị săn đuổi vì xu hướng đồng tính luyến ái và muốn thoát khỏi hoàn cảnh bần cùng của gia đình, Édouard Louis rời nhà chuyển ra thành phố học trung học, vào đại học và tốt nghiệp ENS rue d’Ulm ngôi trường danh giá bậc nhất của Pháp.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2023

Ngô Nhân Dụng: Nước Mỹ đón Thủ tướng Modi

Ông Narendra Modi,
Thủ tướng Cộng hòa Ấn Độ,
hình chụp năm 2022. Wikipedia
Ông Narendra Modi đã từng bị từ chối không được cấp visa vào nước Mỹ. Vì ông thường hay khích động tình tự tôn giáo, năm 2002 cầm đầu Tiểu bang Gujarat mà không chấm dứt một vụ tàn sát khiến 790 người Hồi Giáo và 254 Ấn Độ Giáo thiệt mạng.

Năm nay ông Modi sắp được nước Mỹ tiếp đón trọng thể, sẽ dự một “quốc yến” ở Tòa Bạch Ốc. Hai viện quốc hội mời ông đọc diễn văn, lần thứ nhì từ năm 2016. Rất ít nhà lãnh đạo quốc tế được vinh dự đó, như Winston Churchill, Nelson Mandela, Benjamin Netanyahu, Volodymyr Zelenskyy.

Ông Modi được trọng đãi vì Ấn Độ là quốc gia đông dân nhất thế giới và duy trì thể chế dân chủ từ năm 1947 đến nay, phải đối đầu với chế độ độc tài của Cộng sản Trung Quốc, với những xung đột biên giới từ hơn 60 năm qua.


Gideon Rose: Cuộc chiến mà Ukraine có thể thắng, Foreign Affairs, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch

Ti sao phương Tây nên giúp Kyiv giành li toàn b lãnh th?

Tháng 2/2022, Nga xâm lược Ukraine vi ý đnh chiếm lãnh th và xóa b nn đc lp mà người Ukraine đã giành được sau khi Liên Xô sp đ ba thp niên trước. Xét đến s chênh lch ln v quy mô quân đi và sc mnh gia hai bên tham chiến, gn như chng ai nghĩ Ukraine s có nhiu cơ hi. Nhng người bi quan cho rng Kyiv s tht th trong vài ngày hoc vài tun. Nhng người lc quan hơn thì tin rng quá trình đó mt vài tháng. Rt ít người nghĩ rng Ukraine có th đáp tr k tn công mình.

Mt tháng sau khi cuc xâm lược bt đu, hai chuyên gia v Nga, Thomas Graham và Rajan Menon, đã viết trên tp chí Foreign Affairs, “Mt chiến thng m mãn có l nm ngoài tm vi. Ukraine và nhng người ng h phương Tây ca h không có kh năng đánh bi Nga vi bt kỳ thi hn nào.” Cùng lúc đó, nhà khoa hc chính tr Samuel Charap đng ý, “Tinh thn phn kháng dũng cm ca Ukraine – ngay c khi được kết hp vi áp lc ngày càng ln ca phương Tây lên Moscow – vn khó có th vượt qua các li thế quân s ca Nga, ch chưa nói đến vic lt đ Putin. Nếu không đt được tha thun vi Đin Kremlin, kết qu tt nht có l là mt cuc chiến lâu dài, gian kh, mà đng nào Nga cũng s giành chiến thng.” Ba tháng sau khi chiến tranh n ra, hai nhà s hc Liana Fix và Michael Kimmage lp lun rng “mt tht bi quân s toàn din ca Nga trước quân đi Ukraine, bao gm c vic tái chiếm Crimea, gn như là điu vin vông.” Bn tháng sau, nhà khoa hc chính tr Emma Ashford đã nâng cp chiến thng ca Ukraine thành mt “tưởng tượng nguy him”.


Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa: Đạo Tin Lành độc lập bị kiểm soát gắt gao, đặc biệt là ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mục sư A Ga: Nhà cầm quyền càng lúc càng tàn bạo về vấn đề đàn áp tôn giáo, bất chấp quốc tế

Mục sư A Ga

Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa

Phỏng vấn chuyên đề: “Chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của nhà nước cộng sản Việt Nam”


Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa từ Trà Vinh, Việt Nam, hiện đang là Hội Trưởng Giáo Hội Cộng Đồng Lutheran Việt Nam-Hoa Kỳ , Đồng Chủ Tịch Hội đồng Liên Tôn Việt Nam và Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội và Hải Ngoại Việt Nam, và Mục sư A Ga, dân tộc Hà Lăng, từ North Carolina, Hoa Kỳ, người thành lập Hội thánh Tin Lành Đấng Christ ở Tây Nguyên vào năm 2011.


* Thưa các Mục sư, trước hết xin các Mục sư cho những người không theo đạo Tin Lành được biết, ở Việt Nam hiện tại có bao nhiêu hệ phái Tin Lành khác nhau, những hệ phái, hội thánh Tin Lành nào được nhà nước cộng sản Việt Nam công nhận và cấp phép cho sinh hoạt, còn những hội thánh nào không được cấp phép?