Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2023
Trần Trung Đạo: Giá trị của Việt Nam Cộng Hòa
Từ 1954 tại miền Bắc và sau 1975 trên phạm vi cả nước, bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. VNCH là hiện thân của mọi thứ tội ác.
Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ thì VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.
Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas hơn mười năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.
Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Có.
Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có.
Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có.
Nhưng các đặc điểm đó có đại diện cho Việt Nam Cộng hoà (VNCH) không? Không.
Nguyễn Gia Kiểng: Bao giờ chúng ta có dân chủ?
Nhân kỷ niệm ngày 30/04/1975.
Một thế hệ mới đã trưởng thành. Có văn hóa hơn, có thông tin hơn hẳn các thế hệ cha anh, ít bị ảnh hưởng của văn hóa nho sĩ trước đây và đang phẫn nộ vì bị gạt ra ngoài lề xã hội ngay trên đất nước mình. Họ không có chọn lựa nào khác hơn là tham gia cuộc vận động dân chủ, nhưng họ đã hiểu phải tranh đấu như thế nào và sẽ chỉ ủng hộ những cố gắng nghiêm túc. Một giai đoạn mới rất thuận lợi của cuộc vận động dân chủ đã bắt đầu.
Một lần nữa chúng ta lại kỷ niệm ngày lịch sử 30/04/1975. Đã gần một nửa thế kỷ rồi, một câu hỏi lại được đặt ra: bao giờ chúng ta mới có dân chủ?
Câu hỏi này được đặt ra cùng với những câu hỏi tương tự mỗi dịp kỷ niệm ngày 30 tháng 4: tại sao phe cộng sản đã thắng, tại sao chúng ta lại là một trong những nước cuối cùng vẫn chưa có dân chủ, có phải vì chúng ta là một dân tộc thấp kém quá không, tại sao vẫn chưa có được một tổ chức dân chủ mạnh v.v. Và gần đây: tại sao phong trào dân chủ lại yếu đi như vậy?
Trùng Dương: 48 năm sau nhìn lại. Công trình vãn hồi sách báo Miền Nam & nghiên cứu kinh nghiệm kiến quốc 1955-1975 của VNCH
![]() |
Nhà văn, nhà báo Trùng Dương |
Có điều tôi không đang khóc. Mắt tôi ráo hoảnh. Tôi nhìn vào chính tôi, vào hồn của mảnh đất Miền Nam thân yêu, nơi tôi lớn lên từ năm 1954 sau khi cha mẹ tôi mang chúng tôi 11 anh chị em chạy nạn cộng sản vào lập nghiệp. Đây cũng là nơi ra đời của một quốc gia mới mẻ, mang tên Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ tận tình của một Hoa Kỳ thời hậu đệ nhị Thế chiến đã trở nên hùng mạnh nhất thế giới, và của các bạn đồng minh trong khối tự do, những quốc gia đã chịu ơn nước Mỹ giúp tái thiết thời hậu chiến. Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy.
Vũ Tường và Sean Fear: Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc
(Trích từ “Lời Mở Đầu” của sách cùng tên do Văn Học xuất bản năm 2022)
Chiến tranh Việt Nam mặc dù khởi đầu nhỏ bé nhưng nhanh chóng biến thành cuộc chiến tranh quy ước có tính quyết định của thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Những năm cuối của cuộc chiến hai phe đã đưa vào sử dụng xe tăng, pháo binh, máy bay trực thăng, hệ tên lửa phòng không có lẽ tối tân nhất thế giới, và phi cơ oanh tạc suốt ngày đêm với quy mô chưa từng có. Mặc dù khốc liệt như vậy, bản chất cuộc chiến là chính trị hơn là quân sự. Mâu thuẫn cơ bản của cuộc xung đột là hai quan điểm đối nghịch nhau của phe cộng sản và phe cộng hoà về xây dựng một quốc gia ở miền Nam. Mỗi phe được đồng minh quốc tế của mình ủng hộ với mức độ khác nhau.
Phần lớn những nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam đều mắc phải khuyết điểm “dĩ Mỹ vi trung,” nghĩa là lấy Mỹ làm trọng tâm, chỉ tập trung vào quyết sách và kinh nghiệm của phía Mỹ không cần biết các bên khác. Cũng có khá nhiều nghiên cứu về cuộc chiến nhìn từ phía cộng sản Hà nội. Chỉ mới gần đây mới có một số học giả lưu ý đến quan điểm và vai trò của phía Việt Nam Cộng Hoà (VNCH), có điều là họ vẫn bị giới hạn trong một giai đoạn nhất định hay các chính sách cụ thể. Các nhà lãnh đạo VNCH đóng vai trò gì và thái độ như thế nào? Họ đồng ý hay bất đồng với người Mỹ ra sao? Vai trò của xã hội dân sự và dân chúng ở miền Nam Việt Nam thế nào? Câu trả lời cho những câu hỏi này phần lớn vẫn còn để ngỏ.
Song Chi: Việt Nam – Nhìn lại sau 48 năm và hướng tới tương lai
Một đảng cầm quyền thất bại. Một chính phủ thất bại. Một quốc gia thất bại.
Cho đến nay các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã thực hiện thành công hai mục tiêu duy nhất và quan trọng nhất đối với đảng: Một, giành được độc quyền lãnh đạo trên toàn cõi Việt Nam bằng mọi giá. Hai, giữ được quyền lực đó bằng mọi giá.Cho đến nay đảng cộng sản Việt Nam vẫn là một trong vài đảng cộng sản còn lại trên thế giới được nắm trọn quyền. Không những thế, đảng cộng sản đã biến đất nước, nhân dân Việt Nam thành tài sản riêng, quyền sở hữu riêng của đảng, Với giang sơn lãnh thổ này đảng cộng sản muốn khai thác vơ vét tài nguyên đến cạn kiệt ra sao, muốn cắt nhường lãnh thổ lãnh hải hay đem cho thuê dài hạn, tùy ý. Với 100 triệu người dân, đảng tha hồ vắt kiệt mồ hôi sức lao động của dân qua đủ loại thuế phí cắt cổ, đưa dân đi “lao động xuất khẩu” để thu gom ngoại tệ, đảng muốn bắt ai, thả ai, kết án ai với đủ thứ tội danh mù mờ, đày ải ai…như thế nào, tùy ý. 5,3 triệu đảng viên hầu hết là có đời sống sung túc, của chìm của nổi hơn rất nhiều thành phần khác trong xã hội. Chức càng cao thì càng giàu, có nhà cửa bất động sản, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài, con cái toàn đi học ở những trường ngon nhất tại các quốc gia phương Tây giàu có, văn minh nhất. Đúng với câu hát “bao nhiêu lợi quyền ắt qua tay mình” (lời bài hát Quốc tế ca, tiếng Pháp: L'Internationale). Đúng với ý nghĩa đảng cộng sản đi làm cách mạng không phải để cứu nước, giải phóng nhân dân mà để “giải phóng” chính họ.
Trần Gia Phụng: Vận động ngoại giao cuối cùng trước ngày 30-4-1975
Trong cuộc chiến 1954-1975 giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ở Bắc Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ở Nam Việt Nam, khi tình hình càng ngày càng căng thẳng và bất lợi cho Nam Việt Nam, thì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một nước cộng sản, mở cuộc vận động ngoại giao nhằm tránh sự sụp đổ của Nam Việt Nam. Đây là một diễn biến khá bất thường, nên để tìm hiểu việc nầy, xin quay trở lại chủ trương ngoại giao của CHND Trung Hoa từ năm 1954 về vấn đề Đông Dương.
Nguyên sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954 chia hai Việt Nam ở vĩ tuyến 17, nhà cầm quyền CHND Trung Hoa chẳng những bang giao với nhà cầm quyền cộng sản ở Bắc Việt Nam, mà còn đề nghị bang giao với chế độ tương lai thân tây phương ở Nam Việt Nam. Tuy nhiên Nam Việt Nam đã từ chối. (Stanley Karnov, Vietnam A History, New York: The Viking Press, 1983, tr. 204. Nguyễn Văn Duệ, Nhớ lại những ngày ở cạnh tổng thống Ngô Đình Diệm, California, 2003, tt. 33-34.)
Nguyễn Viện: Ngày 30/4. Vết thương hoại tử
![]() |
Nhà văn Nguyễn Viện do Bảo Huân vẽ |
Cuộc chiến tranh Việt Nam 1954-1975, dù đã chấm dứt được 48 năm nhưng hệ quả của nó đến nay vẫn là một chấn thương chưa hết rì máu.
Cuộc chiến được thể hiện ở tầm thế giới là cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai chủ nghĩa tư bản và cộng sản. Nó được bày ra bởi các nhà tài trợ của cả hai phía.
Và ở tầm quốc gia là một cuộc nội chiến Nam - Bắc, phân tranh giữa những người đi theo hai chủ nghĩa đối nghịch ấy.
NHỮNG NGƯỜI THẤT THẾ
Trần Mộng Tú: Tháng Tư đọc thơ của người di tản
![]() |
Nhà thơ nhà văn Trần Mộng Tú (Ảnh:Uyên Nguyên) |
Hãy tưởng tượng ra em
Ở một căn nhà lạ
Mình em một ngôn ngữ
Mình em một mầu da
Mình em một mầu mắt
Mình em một lệ nhòa
(Trần Mộng Tú)
Trần Doãn Nho: Không chỉ tháng Tư mới tháng Tư
![]() |
Nhà văn Trần Doãn Nho. |
tháng tư
không ngày
không tháng
không năm
tháng nào cũng tháng tư
ngày nào cũng tháng tư
năm nào cũng tháng tư
không chỉ tháng tư mới tháng tư.
Trong đời, tính ra, tôi trải qua …năm lần chạy. Mỗi lần chạy là một kinh nghiệm rất riêng.
Lần đầu tiên, thời điểm 1945-1946, tôi chạy giặc với tư cách là…một cậu bé con. Thay vì chạy và đi, thì tôi được gánh. Tôi một đầu, ngồi trong thúng. Đầu kia là một ít gạo và đồ đạc. Cứ thế, mẹ, chị và anh tôi thay nhau gánh, theo đoàn người, tản cư về một nơi vô định. Đêm tìm chỗ nghỉ chân, ngày lại đi, cuối cùng, dừng chân ở ngôi đình hoang thuộc một cái làng xơ xác, vắng hoe, nơi mà chính dân làng cũng…chạy giặc, chỉ còn lơ thơ mấy ông bà già ở lại giữ nhà.
Những câu hỏi cho ngày 30 tháng Tư
Đã 48 năm trôi qua kể từ khi nền dân chủ non trẻ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ và Việt Nam thống nhất trở thành một quốc gia độc tài toàn trị dưới sự cầm quyền của đảng cộng sản. Trái ngược với nước Đức, Đông Đức cộng sản chấm dứt tồn tại, nước Đức thống nhất trong một thể chế dân chủ tự do năm 1990 và ngày nay có thể nói gần như không người dân Đức nào phải băn khoăn về quá khứ, hiện tại hay con đường đi đến tương lai của đất nước, thì người Việt sau gần nửa thế kỷ vẫn có quá nhiều nỗi dằn vặt, quá nhiều câu hỏi phải đặt ra, quá nhiều vấn đề cần phải cùng nhau tiếp tục giải quyết vì một hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn.
Nhân dịp này, Diễn Đàn Thế Kỷ đã đặt ra một số câu hỏi cho các văn nghệ sĩ trí thức trong và ngoài nước là nhà văn Nguyễn Viện hiện đang sống ở Sài Gòn - Việt Nam, nhà văn, nhà báo Từ Thức ở Paris - Pháp và nhà văn Võ Thị Hảo ở Berlin - Đức.
***
![]() |
Nhà văn Nguyễn Viện, nhà văn, nhà báo Từ Thức và nhà văn Võ Thị Hảo.
Thơ Tháng Tư của Nguyễn Tấn Cứ, Cao Vị Khanh, Thận Nhiên, Trần Hoàng Phố, Hoàng Xuân Sơn, Bùi Chí Vinh
Quên đi
Có người bảo quên đi đừng thù hận
Đừng tháng 4 nắng cháy da người
Đừng than khóc ngày xưa bóng tối
Tháng tư buồn pháo trận hoang vu
Có người nói quên đi nhớ lại làm gì
Triệu người vui người buồn cũ rích
Những đứa trẻ không cần quá khứ
Chỉ có tương lai hiện tại ... tham tàn
Thì hãy quên đi đừng biết làm gì
Chỉ có quỷ trong ta cùng hoan lạc
Chỉ có con ma hùng ca thắng cuộc
Một tâm hồn địa ngục rất con buôn
Thì thôi kệ con mẹ em nhớ lại làm gì
Tháng tư đỏ của em của anh đen kịt
Chúng ta sống qua một mùa đại dịch
Nhớ hay quên cũng tro bụi kiếp người.
Lê Hữu: "Ngũ hổ tướng quân” của quân lực Việt Nam Cộng Hòa
![]() |
Ảnh: Vietnamese Community in South Australia |
Sống, sát cánh binh sĩ
Chết, nằm cạnh ba quân
Câu ấy đọc được trên mộ phần của Trung tướng Đỗ Cao Trí ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa. Sau ngày tử nạn trực thăng trong lúc bay thị sát chiến trường Campuchia vào tháng 2 năm 1971, viên tướng được chôn cất nơi nghĩa trang này, nằm an nghỉ giữa hàng hàng lớp lớp mộ phần tử sĩ, theo di nguyện của ông lúc sinh tiền.
Trần Doãn Nho: 1954-1975: một thời văn học phát triển rực rỡ
Văn Học Miền Nam là một nền văn học mà sau lưng không có nghị quyết và trước mặt không có kẻ thù.
Nhân kỷ niệm 48 năm ngày 30/4, trong khi ngậm ngùi tưởng niệm một đất nước đã bị mất, chúng ta đồng thời tưởng nhớ đến – và cũng để tự hào - một thời văn học Việt Nam Cộng Hòa, hay nói cho gọn, Văn Học Miền Nam (VHMN).
Hàng chục năm qua, rất nhiều tác giả hải ngoại đã nghiên cứu về VHMN như Thụy Khuê, Võ Phiến, Nguyễn Vy Khanh…Đặc biệt, vào tháng 12/2014, một buổi hội thảo về VHMN đã được tổ chức tại Quận Cam với sự tham dự của nhiều nhà nghiên cứu, nhà văn và nhà thơ từ nhiều nơi trên thế giới quy tụ về trong đó có Nguyễn Hưng Quốc, Bùi Vĩnh Phúc, Du Tử Lê, Trương Vũ, Nguyễn Đức Tùng, Phùng Nguyễn, Trần Doãn Nho, Hoàng Ngọc-Tuấn, vân vân. Trong bài viết ngắn này, thay vì trích dẫn những tác giả hải ngoại, tôi đề cập đến ý kiến của một vài tác giả (mà tôi cho là) tiêu biểu trong nước bàn về Văn Học Miền Nam.
Bùi Văn Phú: 30/4 nghĩ về hoà giải và tự do tư tưởng
Sau 10 năm với chính sách bao cấp khiến kinh tế gặp khó khăn, từ dấu mốc “đổi mới” 1986 mở cửa giao thương với phương Tây, bỏ chủ trương kinh tế tập trung, ban hành những cải cách cho giới tiểu thương tự do kinh doanh, tạo ra nền kinh tế nhiều thành phần, bắt đầu từ đó Việt Nam phát triển.
Những cải cách kinh tế đã đưa Việt Nam thoát nghèo. Một thập niên sau “đổi mới”, Hoa Kỳ không còn chính sách cấm vận với Hà Nội và hai nước nối lại bang giao, từ đó nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh đáng kể, đem lại nhiều cải thiện trong đời sống của dân. Hình ảnh xếp hàng mua nhu yếu phẩm được thay bằng các cửa hàng tràn ngập thực phẩm cho người tiêu dùng chọn lựa, xe đạp trên đường phố vắng dần, thay vào là xe gắn máy và ngày nay xe ôtô cũng đã có nhiều.
Đào Hiếu: Những đứa trẻ của ngày 30/4/1975
Nhà văn Đào Hiếu. |
Ngày 30/4/75, những đứa trẻ mới chào đời, hoặc những cháu lúc ấy đang độ tuổi từ 13 đến 15, đều thuộc về một thế hệ rất đặc biệt: Chúng không hề biết gì về chiến tranh chống Mỹ, chúng đang ở nhà trẻ, mẫu giáo hay đang học cấp Một, cấp Hai.
Nhưng trong cuộc chiến biên giới Tây Nam đánh quân Campuchia xâm lược, và trong chiến tranh 1979 đánh đuổi quân Trung Cộng, thì một số ít các cháu đã trưởng thành và đã là những người lính ra chiến trường. Có cháu đã lập chiến công, có cháu đã hy sinh nơi mặt trận, rất đáng cho chúng ta ghi nhớ.
Nhưng nội dung bài này không nhằm đề cập đến những người lính trẻ ấy mà đi vào một góc tối khác của lịch sử.
Mời các bạn theo dõi.
Phạm Đình Trọng: Ngày đau buồn
Nhà văn, nhà báo Phạm Đình Trọng |
Người ta bảo ngày 30.4.1975 có một triệu người vui thì cũng có một triệu người buồn. 30.4.1975 có vui, có buồn, đó là cái nhìn chỉ thấy bề nổi hiện thực trong thoáng chốc. Cái nhìn đó tuy có bớt vô cảm, bớt nhẫn tâm nhưng vẫn là cái nhìn bề ngoài mà không thấy cốt lõi, cái nhìn hời hợt, dễ dãi mà bỏ qua, che giấu, quên đi cội nguồn dẫn đến cái kết thúc đau buồn, mất mát 30.4.1975.
Nguyễn Tiến Cường: Lời xin lỗi muộn màng
Khi cuộc chiến ngày càng khốc liệt vào cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 thế kỷ 20, không thấy được những chết chóc, tàn bạo, những hiểm nguy rình rập từng giây, từng phút, từng ngày của người lính trong các binh chủng bộ binh, nhẩy dù, thủy quân lục chiến, biệt động quân...lúc hành quân, tôi thờ ơ với những bản tin chiến sự hàng ngày đăng kín trên các tờ báo, hay được radio, TV tường thuật.
Vào lúc miền Nam sụp đổ, tôi chỉ là một sĩ quan nhỏ, cấp bậc trung úy trong binh chủng không quân, chỉ có nhiệm vụ huấn luyện, không trực tiếp tác chiến. Sau thời gian huấn luyện quân sự, chuyên môn, nằm ở hậu cứ ở các phi trường Tân Sơn Nhất, Nha Trang, Phan Rang, Đà Nẵng...tôi vẫn bình thản ngày ngày bình yên đi ăn sáng trong các câu lạc trong phi trường, chiều tối rảnh rỗi ra phố uống cà phê, đi xem ci-nê...
Ngu Yên: 19 Hè 72. Trường ca tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa
![]() |
Cả tuần lễ nay, đêm nào cũng chờ sáng.
Không vì thức khuya cố kéo sống dài thêm.
Vì thời gian sắp hết là thời giờ quá khứ.
Sáng nay, ngày Phục Sinh.
Đáng lẽ mùa xuân, sao ám sương mù?
Có lẽ, phục sinh, hồi sinh, chỉ là cách nói.
Cứ nhìn xung quanh, cây cỏ héo khô.
Chuông nhà thờ mới, nghe, chuông nhà thờ cũ.
Gần nửa thế kỷ qua,
Xác chiến tranh thối rữa trong hòa bình.
Ai bắt được tiếng chuông
cho nguyện cầu có kết quả?
Mỗi năm phục sinh chỉ để chết hay sao?
Trên đỉnh lầu cao, cờ tiểu bang bay không đổ máu.
Bắt đầu bình minh trời đất gỡ màu tang.
- “Đừng ngồi dậy. Nằm nghỉ. Cả đêm không ngủ.”
Cô ý tá nói.
- “Làm ơn, nhắm mắt lại.”
Thơ Nguyễn Đức Tùng: Bài thơ Tháng Tư (bản mới)
Nhà thơ Nguyễn Đức Tùng
(Hình: Facebook Tung Nguyen)
Đi tìm em trên đường Tự do
Đồng khởi
Chùm me chín vội trong tay em ngày ấy
Mái ngói rêu xanh còn đây
Bầy sẻ nâu bằng đất
Cửa sổ đèn khuya hiu hắt người về.
Đường Tự do không còn tự do
Người thắng trận trở thành người bại trận
Người bại trận chết trên biển Đông
Dinh Độc lập hóa thành dinh Thống nhất
Mà lòng người cách chia
Chiến tranh càng lùi xa khoảng cách càng lớn
Càng nói càng không hiểu nhau
Càng đọc nhau càng ngốc
Núi sông không biết khóc
Nhân dân đã già
Các mùa hoa nở em không về.
Truyện ngắn Đặng Mai Lan: Còn ai tưởng tiếc
![]() |
Nhà văn Đặng Mai Lan. |
Diễm ngồi kín đáo quan sát từng người. Quán không dành cho những người già. Tuy nhiên, như thể có sự cố tình của chủ nhân mà cách trang trí, những dòng nhạc cổ điển được phát ra từ cái loa giấu kín đâu đó trong những góc tường chỉ để mời gọi những người đứng tuổi. Đám trẻ chắc chắn không hề thích nơi này. Nên khi nhìn thấy người đàn ông tần ngần đứng trước quán nhìn lên bảng tên, cô biết ngay là ông. Người đàn ông tên Minh mà cô đã trao đổi bằng những điện thư trong khoảng thời gian gần đây. Không phải ông ấy thì còn ai khác.
Truyện ký Đào Như: Chôn súng
![]() |
Nhà văn Đào Như |
- Tôi là lính địa-phương-quân, đóng ở Bến Tre trước 75. Tôi bị đưa đi tù cải tạo tận ngòai Bắc: Hoàng Liên Sơn rồi Lào Kai. Đầu năm 80 họ chuyển chúng tôi về Nghệ Tỉnh, Lý Bá Sơ. Cuối năm 80 tôi được ‘lệnh tha’ thuộc diện sức khỏe. Đi tù cải tạo ở ngòai Bắc, nghề chính của tôi là xẻ gỗ. Tôi bị tai nạn cây đè, gẫy kín xương đùi trái. Anh đưa tay phải cao lên và chòang vai người bạn ngồi bên cạnh, anh bảo:
- Cũng là nhờ đi tù cải tạo tận ngòai Bắc mà tôi được biết anh Phùng này đây. Chúng tôi ở cùng chung một trại từ Hoàng Liên Sơn…Nói đến đây, anh và anh Phùng, hai người ôm nhau cùng cười. Anh Phùng cảm động, cố nuốt nước bọt, giọng anh ngậm ngùi:
Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2023
Ngô Nhân Dụng: Lịch sử sẽ viết gì về ngày 30 tháng 4
Nhà viết sử sẽ ghi nhận 30 tháng Tư năm 1975 là ngày cuộc nội chiến đã chấm dứt giết chết hai triệu người Việt; sau đó ba, bốn trăm ngàn người Việt đã vùi xác trên Biển Đông khi tìm đường chạy trốn một chế độ độc tài khắc nghiệt. Sách có thể ghi chú rằng dân số cả nước lúc đó khoảng 35 triệu.
Các sử gia sẽ so sánh: Cuộc Trịnh Nguyễn phân tranh vào thế kỷ 17, 18 là do hai dòng họ các tướng quân tranh quyền, chiến tranh kéo dài đến vài trăm năm. Cuộc nội chiến thế kỷ 20 không lâu như lần trước, chỉ có 16 năm, từ tháng Năm năm 1959, khi toán quân Bắc Việt đầu tiên theo đường Trường Sơn xâm nhập miền Nam. Nhưng số người chết cao gấp mấy chục lần.
Trùng Dương: Cái giá của sự dối trá
Vì trong bản thoả thuận không thấy nhắc tới một yêu cầu của Dominion, đó là Fox News phải công khai xin lỗi trên đài không chỉ với Dominion mà còn cả đối với khán giả của họ, đó là cơ quan này đã loan tin thất thiệt mặc dù biết là sai, một thái độ bất kính với chính khán giả của họ, ngoài việc dẵm đạp lên mọi nguyên tắc truyền thông chân chính. Fox chỉ nhìn nhận, trong một thông cáo báo chí sau vụ dàn xếp vào phút chót truớc khi phiên toà xử bắt đầu vào trưa ngày 18 tháng 4, 2023, là đã phổ biến một số thông tin không đúng về công ty này. “Chúng tôi nhìn nhận vài phán quyết của toà cho thấy vài thông tin về Dominion là sai,” Fox News tuyên bố, không nói rõ là thông tin nào. Với Dominion, số tiền dàn xếp gần 800 triệu dù vậy cũng đủ chứng minh là Fox News đã công nhận trách nhiệm (accountability) của họ.
Trần Trung Đạo: Sự im lặng của biển
![]() |
Ảnh Trần Trung Đạo: Boston World Trade Center, nơi tác giả làm việc và viết bài này, Vịnh Boston) |
Tôi sinh ra ở miền núi nhưng hai mươi năm qua, số phận lại đẩy về miền biển. Thành phố tôi đang sống là thành phố biển. Ngôi trường tôi học trước đây cũng nhìn ra biển và văn phòng tôi đang làm việc hiện nay được xây trên mặt vịnh Boston, bên kia là Đại Tây Dương bát ngát.
Amy Knight: Hết khôn dồn đến dại: Putin và cuộc xâm lăng Ukraine 24/2/2022, The New York Review of Books, Thích Nhất Phương phỏng dịch
![]() |
Bài điểm sách “Invasion: the inside story of the bloody Soviet war and Ukraine's struggle for survival” (Xâm lăng: câu chuyện nội bộ trong chiến cuộc đẫm máu của Nga sô và sự tranh đấu sống còn của Ukraine, Tác giả Luke Harding), của Amy Knight, The New York Review of Books, 6 tháng Tư, 2023.
Luke Harding, người từng ở Moscow trong vài năm, vốn là phóng viên của tờ The Guardian trước khi bị trục xuất năm 2011. Ông có mặt tại thủ đô Kyiv trước khi Nga sô xâm lăng Ukraine đêm 24 tháng Hai, 2022. Tối đó, ông ăn cơm tại nhà văn sĩ nổi tiếng Andrew Kurlow của Ukraine. Trong khi chủ khách thưởng thức món súp đặc biệt và nhâm nhi vodka ngọt, Harding nhớ lại trong cuốn Invasion (Cuộc xâm lược) của mình là Kurkov đã chuyền tay cho mọi người xem tập hồ sơ của cơ quan Cheka, hồ sơ an ninh mật của Bolshevik, khi Kurkov dùng làm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết mới nhất. Tài liệu gồm nhiều hồ sơ phỏng vấn, từ năm 1917 tói 1921 khi Hồng Quân xâm lăng Ukraine, mới được độc lập, lại bị sát nhập ngay vào Liên Bang Sô Viết vừa do Lenin tạo ra. Harding mô tả Kurkov là một người “lạc quan’’ nhưng lại nói rằng ông cảm thấy hoàn cảnh “ngày càng u ám”: ”Phải chăng lịch sử tái diễn 100 năm sau, với Moscow lại một lần nữa bóp ngẹt nền độc lập của Ukraine bằng một cuộc xâm lăng khác?”
Katsuji Nakazawa: Chính Tập Cận Bình đã bắt đầu quá trình phân tách Mỹ-Trung, Nikkei Asia, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch
![]() |
Tập Cận Bình, hình chụp năm 2022. Hình Wikimedia |
Mong muốn không phụ thuộc vào người Mỹ của nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được thể hiện xuyên suốt 11 năm.
Sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã bắt đầu từ khi nào?
Một số người cho rằng mọi chuyện bắt đầu khi Mỹ áp đặt lên Trung Quốc các hạn chế về xuất khẩu, có thể là vì tức giận trước cách hành xử không công bằng của Trung Quốc, hoặc vì lo sợ một đối thủ quân sự đang trỗi dậy. Nhiều người ở Trung Quốc tin rằng nguyên nhân sâu xa của phân tách Mỹ-Trung nằm ở lập trường của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhưng các chính sách của Trump chỉ là một khía cạnh trong một diễn biến đã xuất hiện từ rất lâu. Từ 11 năm trước, phong trào phân tách khỏi Mỹ đã xuất hiện ở Trung Quốc.
Ngô Nhân Dụng: Kể từ ngày 31 tháng Tư
![]() |
Nhà văn, học giả Vương Hồng Sển. Hình Wikipedia |
Nhà văn Vương Hồng Sển là người sáng tác ra câu “ngày 31 tháng Tư năm 1975,” trong hồi ký Nửa Đời Còn Lại. Cụ tự giới thiệu là người “máu Hoa pha máu Việt đã bốn đời không nói được tiếng Phước Kiến” (trang 21, Văn Nghệ, California, 1995). Cụ mang tên Hán Việt là Vương Hồng Thạnh (hay Thịnh), nhưng khi làm giấy khai sanh viết thành Sển theo cách nói tiếng Phúc Kiến. Cụ đã nổi tiếng với những cuốn Sài Gòn Năm Xưa, Thú Chơi Sách, Thú Chơi Cổ Ngoạn và nhiều bài báo về các thú chơi này từ trước năm 1975. Cuốn Hơn Nửa Đời Hư, in năm 1993 ở Sài Gòn và bị kiểm duyệt xóa bỏ rất nhiều, hai năm sau được nhà Văn Nghệ tái bản ở Mỹ, mới được đầy đủ.
Hải Di Nguyễn: Ông Dương Xuân Lương và đạo Cao Đài 1926
![]() |
Ông Dương Xuân Lương tham dự một cuộc họp do Ủy Ban Tự do \Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF: United States Commission on International Religious Freedom) tổ chức. |
Năm 2016, sau tám năm lẩn trốn tại Việt Nam vì bị truy nã do hoạt động tôn giáo liên quan đến đạo Cao Đài 1926, ông Dương Xuân Lương sang Thái Lan tìm tỵ nạn.
Nay đã định cư sáu năm tại Hoa Kỳ và đã có quốc tịch Mỹ ông trở lại Bangkok tháng 4/2023, và trả lời phỏng vấn ngày 11/4 về đạo Cao Đài 1926 cũng như thời gian ở Thái Lan.
Tiểu thuyết Dương Thu Hương: Chốn Vắng (Chương 1, 2, 3)
![]() |
Bìa cuốn sách Terre des oublis by Duong Thu Huong |
Cuốn tiểu thuyết “Chốn vắng”, tiếng Anh: No Man's Land, tiếng Pháp: Terre des oublis, được đánh giá có lẽ là tác phẩm thành công nhất của bà, nằm trong danh sách cuối cùng của giải Femina 2006 và nhận giải Grand prix des lectrices de Elle vào năm 2007.
Truyện ngắn Mishima Yukio: Yêu Nước (Ưu Quốc), Nguyễn Văn Thực dịch
Tam-Ðảo Do-Kỷ-Phu: 三島 由紀夫: Mishima Yukio
1.
Ngày 28, Tháng Hai, năm thứ 2 niên hiệu Chiêu Hoà (tức là ngày thứ hai sau cuộc chính biến ngày 26, Tháng Hai)1, trung úy Vũ-Sơn Tín-Nhị, thuộc liên đội cần vụ, bộ binh cận vệ, từ khi xảy ra cuộc chính biến, đã lo lắng về chuyện các bạn hữu đã tham gia cuộc chính biến. Anh đã rất đau xót trước tình thế cùng cực quân đội của Thiên Hoàng phải kình chống nhau, và anh đã dùng kiếm nhà binh mổ bụng tự sát tại căn hộ rộng tám chiếu ở phố Thanh Diệp, phường Tứ Cốc. Vợ anh, nàng Ly Tử cũng đã dùng dao con tự sát với chồng mình. Bức thư trối lại của trung úy chỉ có một câu: “Quân đội Thiên Hoàng Muôn Năm!”. Còn thư của vợ anh gởi cha mẹ, nàng tự trách mình đã bất hiếu, và: “Cái ngày của một người làm vợ lính phải đến, thời đã đến…” Những giây phút cuối cùng của hai nam nữ anh hùng đó đã thực sự làm cho qủi thần phải khóc. Ngoài ra, trung úy chết năm ba mươi tuổi, và vợ anh, hai mươi ba tuổi. Hai người làm lễ đuốc hoa chưa tới nửa năm.
Triển lãm mới của họa sĩ Bùi Chát: Bước xuống cầu thang & Tìm
![]() |
Từ ngày 21 – 29/4/2023 tại tại May ArtSpace. 36/70 Nguyễn Gia Trí, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, đã diễn ra cuộc triển lãm có tên "Bước xuống cầu thang & Tìm" của họa sĩ, nhà thơ Bùi Chát.
Về họa sĩ Bùi Chát: (họa sĩ tự dạy) như chính anh tự nhận:
Theo học và tốt nghiệp cử nhân văn chương, rồi cử nhân luật
Cựu thi sĩ, đã xuất bản 7 tập thơ, đồng thời là người làm xuất bản
Bắt đầu cầm cọ lai rai vào đầu những năm 2000, nhưng phải bỏ dở nhiều lần trước khi theo hẳn hội họa vào năm 2019
Đỗ Trường: Trạch Gầm – Một giọng thơ độc đáo
Đào Như: Phạm Xuân Tích – Những cuộc triển lãm hội họa tại Pháp 2023
Trong bầu không khí bị ô nhiễm bởi chiến tranh Ukraine và bóng dáng của dịch bịnh Covid-19 vẫn còn lảng vảng đâu đó, cuộc sống tại các nước châu Âu bị ảnh hưởng về nhiều mặt. Tại Pháp, vị thế và vai trò của Tổng thống Pháp-Emmanuel Macron, một trong những cột trụ lãnh đạo liên minh châu Âu (EU) không ngừng bị thử thách. Mặc dù vậy, sanh hoạt văn học nghệ thuật của châu Âu, nhất là của Pháp, vẫn không ngừng phát triển. Cụ thể nhất, mới đây, hôm 21-4-2023 trong khuôn khổ Lễ Hội Sách Paris-Festival du Livre de Paris-nhà văn nữ Việt Nam Dương Thu Hương được trao giải “Cino del Duca-2023”, một trong những giải văn học danh giá của nước Pháp với số tiền thưởng trị giá 200,000 Euros.
Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy
![]() |
CHƯƠNG HAI MƯƠI TÁM
Đi đâu Ngọc cũng nghe họ bàn tán về hai quả bom nguyên tử. Ít lâu sau, có tin Nhật đầu hàng. Đêm ấy ở thành phố Côn Minh, dân Trung Hoa và cả dân Việt nữa đều đốt pháo ăn mừng.Tường lúc đó về Khai Viễn, nhà chỉ có Thanh và Ngọc. Ngọc đi mua một bánh pháo nhỏ về đốt. Chàng nửa muốn ăn mừng nửa muốn ngửi mùi khói thơm để nhớ lại cảnh Tết ở quê nhà. Chàng nhớ lại những đêm giao thừa, hễ cứ mỗi lần đốt pháo là chị chàng lấy hai ngón tay bịt tai lại; chàng thường trêu nghịch đem pháo lại gần có khi quẳng cả bánh pháo vào chân để chị kêu rú lên.
Khi đốt xong chàng thấy Thanh ngồi đón hít những làn khói thơm. Nàng ngồi xuống phản yên lặng một lúc lâu rồi ứa nước mắt lấy hai tay che mặt khóc nức nở. Ngọc không hiểu Thanh nghĩ đến những đêm giao thừa, nhớ bố mẹ đã mất mà khóc hay vì nghĩ đến khói pháo thơm hôm về nhà chồng mà khóc vì tủi thân. Chàng muốn ngồi xuống cạnh Thanh kéo hai tay nàng xuống và cầm lấy tay nàng nói vào câu an ủi. Việc ấy Ngọc thấy rất tự nhiên nhưng chàng vẫn đứng yên nhìn vào hai vai Thanh rung lên mỗi lần nàng thổn thức.
Thứ Ba, 25 tháng 4, 2023
Nhiều văn nghệ sĩ trí thức người Việt trong ngoài nước chúc mừng nhà văn Dương Thu Hương được trao giải Cino Del Duca 2023 của Pháp
#GrandsPrix2023 |📕Le Prix mondial Cino Del Duca 2023 remis à Duong Thu Huong pour l’ensemble de son œuvre littéraire.https://t.co/6iRJI2lMgc
— Institut de France (@InstitutFrance) April 24, 2023
Nhà văn Dương Thu Hương của Việt Nam vừa được Học viện Pháp trao giải Cino Del Luca.
Tên của bà đã được ông Daniel Rondeau, thuộc Học viện Pháp, công bố vào Thứ Sáu ngày 21 tháng 4 năm 2023 trong khuôn khổ Lễ hội Sách Paris.
Nhìn lại quan điểm sống, sáng tác của nhà văn Dương Thu Hương qua những cuộc phỏng vấn và bài viết
![]() |
Nhà văn Dương Thu Hương. Hình WikiPeaceWomen |
Vương Trí Nhàn: Mấy lời bộc bạch của Dương Thu Hương
-
Vương Trí Nhàn: Những ghi chép dưới đây được tôi ghi vội sau những cuộc “chuyện vặt” với tác giả trước sau 1990. Riêng phần CUỘC PHỎNG VẤN 40 PHÚT thì là một buổi trò chuyện có chuẩn bị trước tại một phòng làm việc ở 65 Nguyễn Du. Tất cả những dòng dưới đây chỉ mới một lần được đưa trên trang blog của tôi ngày 18 tháng 1, 2016.
---------
*Quan hệ với các đồng nghiệp
--
Có lần ông Tuân đưa cho tôi cái các-vi-dít và bảo thêm 12 giờ trưa bao giờ cũng độc ẩm. Hương có thể đến chơi bất cứ ngày nào.
Tôi nhận, cám ơn, nhưng không đến.