Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Phân Ưu và Tưởng Niệm ông Huỳnh Văn Lang

 

Để tưởng niệm ông Huỳnh Văn Lang, chúng tôi xin đăng lại dưới đây bài tường thuật chuyến viếng thăm ông vào ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Giáo sư Trần Huy Bích và nhà báo Phạm Phú Minh để tặng ông đĩa DVD chứa toàn bộ tạp chí Bách Khoa đã được Diễn Đàn Thế Kỷ thực hiện việc số hóa.


Lê Hữu: Những truyện ngắn hay nhất của Võ Hồng

Nhân 10 năm ngày mất của nhà văn Võ Hồng (31/3/2013 – 31/3/2023)


Cái tựa “Những truyện ngắn hay nhất của…” dễ làm người đọc nghĩ đến một tựa sách quen thuộc của một tuyển tập truyện ngắn thực hiện khá công phu, Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta của Nhà xuất bản Sóng ở Sài Gòn, năm 1973. Chỉ khác một điều, bài này nói đến những truyện ngắn của một nhà văn, không như tuyển tập ấy có đến gần năm mươi nhà văn, mỗi nhà văn chỉ một truyện.

- Xin anh/chị kể tên những truyện ngắn nào từng đọc và thích nhất của các nhà văn miền Nam trước năm 1975? 

Câu hỏi tôi nhận được qua email, gửi chung cho một nhóm bạn hữu nhằm tham khảo ý kiến cho một dự án văn học nào đó. 

- Con Suối Mùa Xuân của Võ Hồng.

Trong đầu tôi bật ra câu trả lời ấy. Những tên truyện khác của các tác giả khác, tôi phải ngẫm nghĩ ít phút mới nhớ ra được. Vì sao lại Võ Hồng, vì sao lại tên truyện ấy? Có thể do tôi vừa đọc được trên trang báo nào ít dòng về ngày giỗ thứ 10 của nhà văn này. 


Những Tùy bút hay nhất của Võ Hồng (5/5/1921 – 31/3/2013)

MỘT BÔNG HỒNG CHO CHA

Hình minh hoạ: 현덕 김

Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gũi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.

Con người sau này thì không. Cha săn sóc mẹ khi mẹ mang thai, cha đỡ đần mẹ, cha giúp tay mẹ pha bình sữa, giặt giũ tã lót khi cha mẹ cùng nghèo. Khi cúng đầy tháng, cha châm hương đốt đèn thành kính cầu xin Mụ Bà và tham lam cầu khắp thần linh phù hộ cho con mau ăn, chóng lớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên, lần trọng đại nhất trong đời mà cha trọn lòng nghĩ đến những vị thần linh. Vì con mà tin, mà khấn, mà cầu... cho dẫu mang tiếng mê tín cũng xin sẵn sàng vui nhận.

Con lên hai tháng, ba tháng, nằm ngửa huơ tay huơ chân, mở to đôi mắt ngơ ngác, xoay đầu nhìn vu vơ sang trái sang phải. Rồi con biết hé miệng cười, cái cười vô nghĩa nhưng đủ cho cả nhà mừng rỡ reo vui. Rõ ràng là nụ cười của con làm nở những nụ cười xung quanh, làm rạng rỡ những khuôn mặt, xóa mờ những nếp nhăn nơi trán. Lần lượt biết lật, biết bò... rồi con ngồi vững, rồi vịn tay đứng được, rồi bước những bước rụt rè. Tiếng reo vui, tiếng khuyến khích vang lên rộn ràng đầm ấm, trong đó có lẫn tiếng của cha.

Chính luận Trần Trung Đạo: Quân đội nước ngoài tại miền Bắc trong chiến tranh Việt Nam

Nhiều nguồn tin tình báo Mỹ trong thời kỳ chiến tranh đã biết không lực Bắc Hàn có thể đã tham chiến tại Bắc Việt. Nhưng mãi cho tới năm 1996, những tin đồn này mới được xác nhận qua sự kiện đại úy phi công Yi Chol-su thuộc không lực Bắc Hàn lái chiếc Mig-19 đào thoát sang Nam Hàn. Trong thời gian ở Nam Hàn, phi công Yi tiết lộ ít nhất 70 phi công Bắc Hàn đã tham chiến tại Việt Nam.

Năm 2000 những tin đồn cũng được Cộng sản Việt Nam xác nhận. Đầu tháng 4, 2000, trong dịp viếng thăm Cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng Quốc Phòng Bắc Hàn Paek Nam-sun cũng đã đến thăm một nghĩa trang nhỏ ở Bắc Giang, nơi an táng 14 phi công Bắc Hàn chết trong chiến tranh Việt Nam.

Báo Tuổi Trẻ trong bài “14 chiến binh Triều Tiên trên bầu trời Việt Nam” phát hành ngày 18 tháng 8, 2008 nhắc lại “Những trận không chiến oanh liệt để bảo vệ bình yên bầu trời miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ lùi vào quá khứ gần nửa thế kỷ. Nhưng 14 tấm bia mộ liệt sĩ Triều Tiên ở khu đồi rừng Hoàng (xã Tân Dĩnh, Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) ngày ngày vẫn nhắc nhớ về những người bạn nước ngoài đã đổ máu cho độc lập của Việt Nam.”


Trịnh Khải Nguyên-Chương: Trung Quốc thừa nước đục thả câu

Trong bài phát biểu kết thúc hội nghị thượng đỉnh kéo dài ba ngày giữa Chủ tịch nhà nước Trung quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm tháng Ba vừa qua, Tập bảo Putin: “Ngay lúc này đây, chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi chưa từng thấy trong suốt trăm năm qua, và chúng ta cùng nhau đẩy mạnh sự thay đổi ấy.”

Hiển nhiên, không ai kỳ vọng Tập sang Moskva gặp Putin để thuyết phục Putin chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược phi chính nghĩa ở Ukraine, hầu trả lại hòa bình cho xứ sở đó. Không, không ai ngây thơ đến độ cả tin như thế. Ngược lại là đằng khác, vì Nga càng có mặt lâu dài ở Ukraine, Trung quốc càng có lợi, càng “thừa nước đục thả câu.”

Chỉ cần nhìn tổng quát những gì Trung quốc đang cố thực hiện trên bàn cờ thế giới ngày nay là đủ cho người ta thấy rõ mưu đồ và dã tâm của đế quốc này trong cố gắng thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới.

Ngô Nhân Dụng: Thái Anh Văn ghé Mỹ, Mã Anh Cửu sang Trung Quốc

Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen),
Tổng thống thứ 14 của 
Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan)
Hình: Wikipedia
Ông Mã Anh Cu (Ma Ying-jeou) tng là tng thng ca Đài Loan t năm 2008 đến năm 2016 Hình Wikipedia

 


Hai chính khách Đài Loan đang ra nước ngoài, đi về hai phía khác nhau. Bà Tổng thống Thái Anh Văn bay về hướng Đông, trên đường đi thăm hai nước ở Nam Mỹ. Trong khi đó, cựu Tổng thống Mã Anh Cửu bay sang hướng Tây, qua Trung Quốc viếng đền thờ Tôn Trung Sơn ở Nam Kinh. Cả hai người đều nhắm ảnh hưởng đến dư luận dân chúng, chuẩn bị cuộc bầu cử năm tới.

Trên đường đi thăm Belize và Guatemala, 2 trong số 13 quốc gia còn quan hệ chính thức với chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, bà Thái Anh Văn sẽ ghé qua New York và khi trở về sẽ dừng chân ở Los Angeles, dự định sẽ gặp Dân biểu Kevin McCarthy, chủ tịch Hạ viện. Cuộc gặp gỡ này làm Cộng sản Trung Quốc nổi giận.

Hải Di Nguyễn: Ông Trần Thanh Mẫn: “hết đời người” mắc kẹt ở Thái Lan

Ông Trần Thanh Mẫn nói tay trái bị tật
và mặt còn sẹo từ lần bị đánh năm 1998.

Năm 1989 ông Trần Thanh Mẫn (sinh năm 1970) đến Thái Lan, nhưng bị cưỡng bức hồi hương. Hiện nay, ông là một trong số những cựu thuyền nhân vẫn còn kẹt lại tại Thái Lan, không giấy tờ, không quy chế tỵ nạn.

“Một số người ở hải ngoại cũng không nghĩ là ở Thái Lan còn người tỵ nạn đâu, họ không nghĩ là còn thuyền nhân… Họ nói tại sao mấy chục năm vẫn còn thuyền nhân? Nói chung là, chúng tôi là thuyền nhân bị bỏ rơi.”

Ông Trần Thanh Mẫn nói ngày 16/3/2023.

Vượt biên

Ông Trần Thanh Mẫn tìm cách vượt biên từ năm 1987, và đến Thái Lan lần đầu tiên ngày 6/4/1989.

“Tôi sinh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Khi Cộng sản Bắc Việt vào chiếm Sài Gòn, gia đình tôi bị tịch thu tài sản và đưa về vùng kinh tế mới.”

Thơ Trần Mộng Tú: Ba Thiên thần 9 tuổi

*Tai nạn súng đạn tại trường Tiểu Học The Covenant School-Nashville-Tennessee, 27/3/2023

Ba thiên thần 9 tuổi
Chia nhau viên đạn đồng
Em giấu vào trong bụng
Em giấu vào trái tim

Chốc nữa giờ ra chơi
Ta mang ra mảnh đạn
Ta ném ra giữa sân
Ta cùng nhau đuổi bắt

Ta bắt được nhau rồi
Sao ngực ai cũng ướt
Viên đạn thay trái banh
Nên trái banh màu đỏ

Lâm Văn Bé: Đồng bằng sông Cửu Long biến thành «vùng sâu vùng xa»

Vùng sâu vùng xa là danh từ của cộng sản dùng để chỉ vùng đất mà trước đây người Việt gọi là miền Thượng Du Bắc Việt và miền Cao nguyên Trung Việt, nơi cư trú của các sắc dân bản địa/dân tộc thiểu số nghèo đói và bị tụt hậu so với những khu vực khác.

Sau khi chiếm Miền Nam và sau nhiều lần đổi tên các vùng miền địa lý, chánh quyền cộng sản đã chia Việt Nam thành 6 vùng kinh tế xã hội gồm 63 tỉnh/thành phố (58 tỉnh+5 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. 

Các vùng như sau: 

Vùng 1- Đồng Bằng Sông Hồng- ĐBSH (trọng điểm: Hà Nội, Hải Phòng)

Vùng 2- Trung Du và Miền núi phía Bắc

Vùng 3- Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung (trọng điểm: Đà Nẳng

Vùng 4- Tây Nguyên

Vùng 5- Đông Nam Bộ (trọng điểm: TP Hồ Chí Minh)

Vùng 6- Đồng Bằng Sông Cửu Long - ĐBSCL (trọng điểm: TP Cần Thơ). 


Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhứt, thủy hải sản nhiều nhứt, cây trái phong phú nhứt, nhưng đồng thời cũng là vùng nghèo nhứt, nhà ở tồi tệ nhứt, giáo dục thấp nhứt, đó là những nghịch lý bi đát của vùng ĐBSCL. So sánh một số thống kê về mức sống của 6 vùng, người viết muốn chứng minh là vùng ĐBSCL hôm nay tụt hậu nhứt, nghèo nhứt của Việt Nam, nếu không kể vùng Tây Nguyên vốn là vùng đất luôn bị tụt hậu của các dân tộc thiểu số.


Đọc Samarkand của Amin Maalouf, Hà Vũ Trọng chuyển ngữ và giới thiệu

Nguyên tác Pháp văn: Samarcande.
Nxb J. C. Lattès, 1988

Bản Anh văn: Samarkand,
dịch giả: Russell Harris,
Nxb Little Brown Book Group, 1994

Samarkand, một kiệt tác tiểu thuyết lịch sử của Amin Maalouf. Qua cuộc truy tìm số phận của bản thảo tập thơ Rubaiyat, một kiệt tác thơ ca Ba Tư của Omar Khayyam (một học giả, nhà khoa học và triết gia người Ba Tư thời trung cổ), cuộc đời của ông được khắc hoạ lại hết sức sống động. Đồng thời, Khayyam gặp lại hai người bạn tâm giao nổi tiếng: một “Machiavelli” của đế quốc Ba Tư là Tể tướng Nizam ul-Mulk Hasan Ben Sabbah, người sáng lập tổ chức Sát thủ (Assassin) bí mật; và cuộc đời của cả ba ba nhân vật vĩ đại này đã đánh dấu lịch sử của đế quốc Ba Tư. Qua ngòi bút tuyệt vời của Maloof, sự trỗi dậy và sụp đổ của Đế chế Seljuk, thế giới Hồi giáo huyên náo thời Trung cổ và tình trạng hỗn loạn ở Iran hiện đại đều được tái hiện sinh động. 


Cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh ở thành phố Samarkand (nay thuộc Uzebekistan), một đô thị đa văn hoá và từng là thành phố vĩ đại nhất thế giới vào thời điểm Khayyam sống ở đó. Samarkand được chia thành bốn phần, nửa đầu dành tái hiện phần nào chính xác về mặt lịch sử cuộc đời của Khayyam và mối tình của ông với nữ thi sĩ cung đình tên Jahan. Nửa sau, do những bài thơ của Khayyam khơi dậy trí tưởng tượng về phương Tây trong bản dịch tuyệt tác của Edward Fitzgerald, từ đó một học giả người Mĩ bị “phương Đông ám ảnh” biết được sự tồn tại của bản thảo Rubaiyat (từng bị thất lạc vào thế kỉ 11 trong các cuộc xâm lăng của người Mông Cổ), đã nỗ lực tìm ra nó với sự giúp đỡ của một công chúa Iran, và rồi họ cùng mang nó theo trong chuyến đi định mệnh trên con tàu Titanic…


Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước (Phần 2)

Ảnh vua Thành Thái (1879-1954) trên một bưu thiếp năm 1903   

Thành Thái và Duy Tân là hai ông vua yêu nước, không cam tâm làm bù nhìn cho thực dân Pháp, mỗi người phản ứng một cách khác nhau nhưng đều phải trải qua một chuyến lưu đày không thời hạn. Đời sống của hai cựu hoàng trong thời gian lưu đày ra sao, không thấy có tài liệu nói đến một cách rõ ràng.
     

Bài viết dưới đây dựa phần lớn vào lời kể của ông Nguyễn Phúc Vĩnh Cầu - con trai út của cựu hoàng Thành Thái, sinh năm 1924 trên đảo Réunion, người đã sống cạnh cựu hoàng trong gần suốt thời gian lưu đày của cha. Ông Vĩnh Cầu có ghi lại và cung cấp cho người viết nội dung những gì đã kể, và cũng nhất trí với chúng tôi là chuyện kể theo ký ức của một người có tuổi khó tránh khỏi sai sót, những mong các bậc thức giả và những người trong thân tộc đính chính và bổ sung giúp.


***

2) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY CỦA CỰU HOÀNG THÀNH THÁI


Phạm Đình Trọng: Một đòi hỏi bạo lực hóa nền giáo dục vốn đã tràn ngập bạo lực (về ý kiến phải có roi vọt trong giáo dục)

Chữ tượng hình Trung Hoa ra đời từ tư tưởng triết học vương quyền Trung Hoa, triết học coi trọng quyền uy để duy trì quyền lực nhà nước phong kiến. Triết học vương quyền chia xã hội loài người ra thành hai hạng, quân tử và thứ dân.

Quân tử là lớp người có chữ thánh hiền để hiểu đạo lí, có cá nhân để tách ra khỏi bầy đàn, để có vị trí, có địa vị xã hội, có quyền uy để chăn dắt, dạy dỗ thứ dân và sẵn sàng đảm trách sứ mệnh thâu tóm quốc gia, trị dân, yên nước.

Thứ dân là lớp người chưa trưởng thành. Dù có hình hài con người, dù tóc trên đầu đã bạc, thứ dân vẫn chưa được nhìn nhận là người vì vậy chưa có cá nhân, chỉ là bầy đàn như bầy dê, bầy cừu phải được chăn dắt, dạy dỗ, chỉ là công cụ để sai bảo, sử dụng bằng áp đặt và roi vọt.

Triết học quân tử - thứ dân tạo ra văn hoá quỳ lạy. Trò quỳ lạy thầy. Dân quỳ lạy quan. Quan quỳ lạy vua. Xã hội quân tử - thứ dân là xã hội bất bình đẳng, tạo ra những tầng áp bức và thứ dân dưới đáy xã hội phải chịu nhiều tầng áp bức nhất. Vì không được nhìn nhận là những cá thề con người nên thứ dân không có quyền con người.

Bùi Văn Phú: Trò chuyện cùng nhạc sĩ Trần Hải Sâm, “Một Ngày Trên Quê Hương Tôi”

Nhạc sĩ Trần Hải Sâm (Ảnh: Bùi Văn Phú)

Hơn 20 năm trước tôi gặp Trần Hải Sâm, khi cô còn là sinh viên ban thạc sĩ của Đại học Oregon, là một cô gái đã tốt nghiệp ngành cổ sử Đại học Quốc gia Hà Nội với dáng nét trẻ trung, tính tình vui vẻ, cởi mở. Sau này Sâm trở thành bà xã của Luật sư Đinh Ngọc Tấn, một bạn trẻ đã cùng tôi tổ chức nhiều hội thảo từ sân trường đại học và trong sinh hoạt cộng đồng vùng Vịnh San Francisco.


Mấy năm trước tôi được Hải Sâm cho nghe bản nháp những bài hát đầu tiên và tôi đã nhận ra chị có thiên khiếu về âm nhạc, dù không học qua trường nhạc và đến nay chị đã có cả trăm sáng tác.


Trần Hải Sâm dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện hôm nay, về con đường đến với sáng tác âm nhạc của chị.


***


Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy

CHƯƠNG HAI MƯƠI BỐN

Chiều hôm ấy, Thanh lấy khăn trùm lên tóc, cầm cái chổi cán dài để quét mạng nhện đen, mồ hóng giăng đầy mái nhà. Nàng nói với Tường:

“Em đã nghĩ kỹ rồi. Anh cứ để em ở ngoài, ở một ngoại vi tổ chức nào đó, lấy tên gì cũng được. Hay là lấy tên ‘Nữ hoả đầu phu đoàn’ [1] hợp với công việc em nhất.’’
Tường đương cặm cụi viết ngửng lên:

“Ý kiến ấy của chị hay đấy. Tôi sẽ đặt chị vào phụ nữ đoàn.’’

Thanh cười:

“Thế là em đã có đoàn thể, nhưng đoàn thể ấy chỉ có một mình em thôi. Bây giờ em là cán bộ thực thụ không còn là cán bộ hờ ở trong cái chi bộ ma của anh Ngọc nữa. Anh ấy lôi thôi lắm.’’

Nàng nhìn Ngọc khẽ nháy một cái rồi quét màng nhện, lau sàn gác, bàn ghế. Sau hai tiếng đồng hồ nhà trông sạch sẽ khác hẳn; nàng vui vẻ làm việc, không biết mỏi. Bốn giờ chiều nàng bưng lên hai cốc cà-phê nóng mời Tường và Ngọc uống rồi nàng hỏi:

Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

Trần Trung Đạo: Khi bài hát trở về

Tưởng niệm nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (11/2/194427/3/2011)


Chân dung nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011) Nguồn: Wikipedia

Trần Trung Đạo: Sửa lời nhạc trở thành một hiện tượng khá phổ biến tại Việt Nam, sửa do chỉ thị, sửa để được hát, sửa để khỏi bị làm khó dễ, sửa để kiếm sống v.v.. Tuy nhiên, có một nhạc phẩm rất phổ biến nhưng không ai sửa đó là Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang (1944-2011). Nhạc phẩm này được hát vang trên đường phố Sài Gòn, Hà Nội trong hầu hết các cuộc biểu tình chống Trung Cộng bành trướng từ đầu thập niên 2000 đến nay. Nhạc phẩm được giữ nguyên vẹn bởi vì bài hát được cất lên từ tuổi trẻ, từ những tấm lòng Việt Nam yêu nước trong sáng, không vụ lợi, không nịnh đảng, không vì tiền. 

Nhân ngày giỗ của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, 27 tháng 3, mời đọc lại bài viết Khi Bài Hát Trở Về. 

---------


Mai Thái Lĩnh: Người nhạc sĩ Du Ca đã ra đi mãi mãi…

 DĐTK: Xin mời đọc lại một bài viết có tính cách khái quát về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang của ông Hoàng Thái Lĩnh/Mai Thái Lĩnh, một trong những người cùng với nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang thành lập Ban Trầm Ca và Phong Trào Du Ca Việt Nam.

***


Nguyễn Đức Quang sinh ngày 11 tháng 2 năm 1944 tại Sơn Tây, là con trai thứ trong một gia đình có 6 anh chị em – ba trai, ba gái.

Tháng 4 năm 1954, cha anh – một viên chức trong ngành giáo dục, được điều động vào Sài Gòn. Nguyễn Đức Quang – lúc đó mới 10 tuổi, theo cha mẹ vào Nam. Sau hiệp định Genève (tháng 7 năm 1954), đất nước bị chia đôi, gia đình Quang cũng bị chia cắt: người anh cả cùng ba người chị gái ở lại miền Bắc, chỉ có anh và đứa em trai út sống ở miền Nam cùng với cha mẹ cho đến tháng 4 năm 1975.


Năm 1959, cha anh được điều động lên công tác tại Ty Tiểu học Đà Lạt. Yêu mến cảnh vật và con người nơi đây, mẹ anh quyết định chọn nơi này làm quê hương và mua lại căn nhà số 33 đường Calmette (nay là đường Phạm Ngọc Thạch) làm nơi cư ngụ lâu dài của gia đình. Thành phố Đà Lạt chính là nơi Nguyễn Đức Quang đã sống một thời tuổi trẻ và cũng là nơi để lại những kỷ niệm sâu đậm nhất, in dấu ấn vào nhiều bản tình ca của anh sau này.


Song Chi: Y Pher Hdruê-câu chuyện của một người Êđê dám lên tiếng đấu tranh

Y Pher Hdruê
(chụp ở Thái Lan, tháng 3.2023)
Y Pher Hdruê sinh năm 1979, người dân tộc Êđê.

Y Pher sinh ra ở buôn Êa khit, xã Êa Bhôk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk. Buôn Êa khit có khoảng 5000 người Êđê sinh sống chủ yếu bằng nghề nông.

Bố mẹ Y Pher có 8 người con-4 trai, 4 gái. Y Pher là người con thứ 3. Gia đình thuộc loại không đến nỗi quá nghèo khó, trước đây từng có đất riêng nhưng sau này đã bị nhà nước tịch thu. Từ giai đoạn 1993-1996 nhà nước cưỡng chế thu hồi khoảng 10 hec đất ở Buôn Chuê, xã Băng Adrên, huyện Krông Ana, Đắk Lắk của 30 hộ gia đình, trong đó có gia đình Y Pher Hdrue.

Inrasara: Hải sử và văn hóa biển Cham

 “Hai đóng góp lớn nhất của Cham vào nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, đó là Kiến trúc & điêu khắc và Hải sử & văn hóa biển; còn cho thế giới, là Đạo Bà-ni, khả năng hóa giải và hòa giải hai hệ tư tưởng không đội trời chung.”

(Đối thoại Bà-ni, facebook Cộng đồng Cham Bà-ni, 2021)

Đâu là Hải sử & văn hóa biển Cham?


1. Vài mảnh vụn lịch sử 

Ngay ở đầu thế kỉ V, vua Champa là Gangaraja nhường ngôi lại cho người cháu, rồi vượt đại dương sang bờ sông Hằng, tu tập. Thế kỉ VII, người Cham đã có những giao lưu quan trọng với Nhật Bản. 

Đại sư Phật Triết bên cạnh truyền Lâm Ấp nhạc với Điệu vũ nhạc Long Vương hay La Lăng Vương nổi tiếng của Champa vào Nhật Bản, ông còn đem hệ thống chữ Phạn, Cham, Sittan đến Nhật Bản qua đó người Nhật tạo ra hệ thống chữ Nhật Bản. Phật Triết là người có vai trò sớm nhất trong việc truyền bá văn hóa Ấn Độ và Phật giáo Mật tông của Champa vào đất này” (trích lời của nhà nghiên cứu Onishi, Hà Vũ Trọng, “Dấu ấn Chiêm thành trong Nhã nhạc Nhật Bản”, nghiencuuquocte, 1-3-2017).


Lê Nguyễn: Cuộc sống lưu đày của các vì vua yêu nước

Hình chụp vua Hàm Nghi tại Algiers năm 1900. Nguồn: Wikipedia
Lịch sử triều Nguyễn thời kỳ mất nước ghi đậm dấu ấn của ba vì vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân. Họ yêu nước và phản ứng lại chính sách thuộc địa hóa của thực dân Pháp bằng những cách thức khác nhau, song cuối cùng đành chịu chung cảnh ngộ lưu đày. Dù không thành công, không thể đưa đất nước thoát vòng nô lệ, song những gì họ đã làm, đã trải qua là tấm gương sâu sắc về tinh thần yêu nước mà hậu thế có thể soi chung


I) NHỮNG NĂM THÁNG LƯU ĐÀY CỦA VUA HÀM NGHI
         

Lúc rời kinh thành Huế sau khi quân triều đình thất bại trong cuộc tấn công bất thần vào tòa Trú sứ Pháp, vua Hàm Nghi mới 14 tuổi (1871-1885). Từ đó, ông dấn thân vào một cuộc sống lang bạt, ẩn lánh hết chỗ này đến nơi khác. Theo một bài viết dài gần 100 trang của cây bút A. Delvaux nhan đề Quelques précisions sur une période troublée de l’histoire d’Annam (Mấy điểm minh xác về một thời kỳ biến động trong lịch sử Việt Nam) in trong Tập san Đô thành Hiếu cổ (Bulletin des Amis du Vieux Hue: BAVH) số 3 năm 1941, sau một trận đánh lớn diễn ra tại Trai-Na (tiếng Pháp không bỏ dấu) gây cho quân triều đình những thiệt hại nặng nề, Tôn Thất Thuyết cùng một số người tìm đường sang Trung Quốc vào tháng 2.1886, giao việc hộ vệ nhà vua cho hai con trai là Tôn Thất Đạm và Tôn Thất Thiệp. Lúc ấy, Tôn Thất Đạm độ 22 tuổi, được vua Hàm Nghi cử làm Khâm sai, giữ nhiệm vụ liên lạc với các lực lượng nghĩa quân và đến vùng biên giới Quảng Bình để huy động lương thực. Tôn Thất Thiệp cùng tuổi với vua Hàm Nghi, ở sát cạnh nhà vua, ngày cũng như đêm.


Nguyễn Văn Tuấn: Buôn bán hy vọng trong y khoa

Một người bà con tỏ ý muốn được điều trị bằng một thuốc mà báo Tuổi Trẻ đưa tin. Nhưng khi tìm hiểu thì mới biết đây là một loại thuốc mới được thử nghiệm trong giai đoạn đầu. Bài học là đưa tin về y học đòi hỏi sự cẩn thận để không bị xem là buôn bán hi vọng.

Mỗi ngày, không biết bao nhiêu tin tức về khoa học được truyền đi, và tất cả đều là tin mừng. Khác với tin tức về chánh trị xã hội thường mang tính tiêu cực, tin tức liên quan đến khoa học chỉ là tích cực, nhứt là trong ung thư. Khám phá một protein mới có thể điều trị ung thư. Khám phá một chữ kí gen có thể phát hiện ung thư sớm và điều trị tốt hơn. Phát hiện một loại thuốc mới có thể trị dứt bệnh X (mà X có thể là ung thư, tim mạch, tiểu đường, viêm phổi, thoái hoá khớp, loãng xương, v.v.) Những tin quá tốt lành như vậy làm cho bệnh nhân đặt kì vọng quá lớn.

Đa phần là dỏm.

Vấn đề là tuyệt đại đa số những ‘tin mừng’ trong y học, đặc biệt liên quan đến thuốc men điều trị, chỉ là sản phẩm của PR, chứ không thật. Là người trong cuộc, tôi phải 'đau lòng' nói như vậy.

Truyện ngắn Bjørnstjerne Bjørnson: Người Cha (Faderen), Bản Việt ngữ: Dương Kim

En bondebegravelse/Lễ chôn cất của nông dân (1883–85). Hoạ sĩ: Erik Werenskiold. Public domain.


Bjørnstjerne Bjørnson Martinius, sanh ngày 8-12-1832 tại Kvikne, Na Uy. Mất ngày 26-4-1910. Ông viết văn, làm thơ và hoạt động chính trị. Cha ông, mục sư Peder Bjørnson và mẹ là Inger Elise cư ngụ ở tỉnh Kvikne (nơi sanh quán của ông). Năm 1837 gia đình ông chuyển về vùng Nesset tại Romsdal. Ngay từ thời thơ ấu và niên thiếu, Bjørnson thường xúc động mạnh trước thiên nhiên, thích hòa mình vào đời sống của dân chúng. Năm 1850, ở Christiania, ông đi học cùng với Vinje, Ibsen và Lie (những người này sau cũng trở thành các nhà văn nổi tiếng) tại cơ xưởng thực tập của sinh viên, trường Heltberg. Sau đấy, ông viết văn, soạn kịch, được đăng tải trên nhiều báo. Thời đó, kịch là một vấn đề được chú trọng ở Na Uy, đặc biệt là cuộc tranh đấu để dựng một Nhà Kịch, và Bjørnson là người lãnh đạo cho cuộc đấu tranh này. Đồng thời ông cũng đem lại cho Na Uy một dòng văn chương mới. Mùa thu năm 1856, ông trông coi về nghệ thuật ở Nhà Hát thành phố Bergen. Sau đó, ông đi một vòng du lịch qua Đan mạch, Đức và Pháp, rồi tạm trú tại La-Mã. Năm năm sau, ông trở thành một tác giả bậc thầy, nổi tiếng của Na Uy. Từ 1865 đến 1867, Bjørnson làm giám đốc kịch viện Christiania.


Truyện ngắn Đào Như: Quê hương và lưu đày

Tranh của Phan Vũ- Mặt trăng mồ côi

(Tên của các nhân vật đều là hư cấu. Nếu có sự trùng hợp xin đừng ngộ nhận)

***

Năm 1999 tôi về thăm nhà. Lúc ấy anh tôi 74 tuổi. Anh trông yếu hẳn đi. Tóc anh bạc trắng. Xót cho anh, tôi nói:

- Mấy năm đi tù cải tạo bị ngược đãi, tóc anh bạc phơ.

- Đi tù cải tạo là tai-trời-ách-nước, người miền Nam, bên này vĩ tuyến 17, sau 1975, ai mà không đi ‘tù cải tạo’, kẻ đó không phải là người miền Nam. Không phải tại bị ngược đãi, tóc anh bạc trắng, người anh gầy, vì anh giống má.

Nói xong anh cười. Thấy tôi đang nhìn và quan sát nhà cửa của anh vừa được tân trang và xây cất thêm phòng ốc, vừa chỉ tay chung quanh, anh vừa nói:

Truyện ký Đỗ Trường: Kẻ gác chuồng người

Gà đầy ự đĩa. Những cái nhìn thăm dò, cân não cùng đòn gió đã được đưa ra, vậy mà không ai có thể ù. Mặt thằng nào cũng phừng phừng đỏ. Đang độ gay cấn, căng thẳng, chợt có tiếng Đỗ Nga Thị the thé từ phòng khách vọng ra: Có đứng dậy đi về hay không, thì bảo.

Tiếng quát làm gã đầu bạc ngồi đối diện với tôi giật mình, mấy lá bài trên tay rơi úp vào lòng. Hai Hiển chủ nhà, một thuyền nhân tị nạn, ngồi cạnh càu nhàu: Bà làm quái gì hắc xì dầu thế. Để ông ấy chơi chút nữa, gà béo, bắt đến nơi rồi.

Không trả lời Hai Hiển, Đỗ Nga Thị vọt ra, đứng sau gã đầu bạc, thúc thúc đầu gối vào lưng: Đứng dậy, đứng dậy, làm thì lười, tá lả sao chăm thế!

Gã đầu bạc ngước mắt, đang định nói gì đó, gặp ngay ánh mắt có lửa của Đỗ Nga Thị, liền cụp vội xuống, lẩm bẩm. Mọi người lắc đầu, mất hứng, hạ bài, định chia gà. Nhưng tôi bảo gã đầu bạc: Để nguyên gà đó, tôi thế chỗ ông. Phần gà của ông bao nhiêu, tôi trả.

Thơ Tình Hoàng Hưng

 NGƯỜI YÊU MIỆT BIỂN

 

 

 Đồng cói đầy trăng em ơi

                                                                  đồng cói

Nhưng em đã bay đi như cánh vạc

Để rợn vàng đồng cói trăng rơi.

 

 

Bãi dài ngập nắng em ơi

                                                                    bãi nắng

Nhưng thịt da em ráng chiều vụt tắt

Cát không màu khép dưới bàn chân.

 

 

Triều dâng sóng trắng em ơi

                                                                     sóng nở

Nhưng đến trước ngực ta sóng vỡ

Bọt tan sôi réo lòng chiều.

 

 

Lưới thu đóng bạc mình thu em ơi

Mắt em nhìn ta qua lưới thưa

Xa lạ như là con mắt cá

Sắp quẫy vào lòng biển sâu

 

Đồ Sơn 1969


Dương Quốc Chính: Lịch sử mối quan hệ Nga/Liên Xô -Trung Quốc

Bây giờ vai trò của Trung Quốc với Nga đã lật ngược trở lại so với giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20. Thời đó Liên Xô bảo kê cho Trung Quốc (cả Quốc lẫn Cộng), coi Trung Quốc là đàn em. Đến năm 45, Liên Xô (và cả Mỹ) bỏ rơi Tưởng, là Mao thắng. Từ đó mới khai sinh ra nước Trung Cộng ngày nay.

Khi Stalin chết, Khrushchev lên thay sau cuộc đấu tranh giành quyền lực kế vị. Ông này chủ trương chung sống hòa bình với bọn đế quốc, trái với quan điểm của Mao. Vì thế, Trung Quốc và Liên Xô xung đột, chửi lẫn nhau và còn tranh chấp lãnh thổ. Nhưng Trung Quốc vẫn là phận nhược tiểu so với Liên Xô.

Kể từ năm 64, Việt Nam trở thành vị trí đặc biệt, là nơi hội tụ của 2 thế lực Cộng sản đang xung đột, cùng muốn lấy số má với thế giới tự do, bằng cách cùng viện trợ cho Bắc Việt chống Mỹ. Lúc đó, trong thâm tâm, cả 2 ông anh đều không muốn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thống nhất cả nước, họ muốn duy trì 1 nước Việt chia 2 để có thể dùng Việt Nam làm con bài để gây sức ép với Mỹ và phương Tây.

Trần Thanh Cảnh: Hủy diệt ký ức Việt!

Một quốc gia muốn tồn tại trong thế giới đầy cạnh tranh bạo lực, cá lớn nuốt cá bé này ngoài những yếu tố địa lý, vật chất thì ký ức văn hóa của họ là cực kỳ quan trọng.

Ký ức văn hóa làm nên "căn cước văn hóa" của quốc gia đó. Ký ức văn hóa được truyền từ đời nọ sang đời kia bằng hai hình thức: các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.

Di sản phi vật thể như ca dao, truyền thuyết, chuyện kể thần thoại... được truyền miệng từ đời nọ sang đời kia, ta hãy khoan đề cập ở đây. Ta hãy đề cập đến di sản văn hóa vật thể của một quốc gia, mà một phần cực kỳ lớn nó được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết...

Nước Việt ta từ khi hình thành một quốc gia tự chủ sử dụng chữ viết gì? Chính là chữ Hán Nôm- chữ quốc ngữ mới chỉ được sử dụng chưa đầy hai trăm năm nay. Bởi thế hầu như di sản ký ức của ông cha ta truyền lại cho đời sau được lưu giữ trong những cuốn sách cổ Hán Nôm! Có lẽ vì hiểu tầm quan trọng của di sản Hán Nôm như vậy nên nhà nước ta mới cho thành lập cả một VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM: nơi sưu tầm, nghiên cứu, dịch thuật và bảo quản những cuốn sách Hán Nôm của cha ông ta, ký ức của cả một quốc gia Việt tự chủ từ ngàn năm gửi lại cho chúng ta ngày nay! Mà không phải chỉ nhà nước ta thấy tầm quan trọng của lưu giữ các di sản Hán Nôm đâu. Ngay thời thuộc Pháp, người ta cũng đã lập ra VIỆN VIỄN ĐÔNG BÁC CỔ để làm việc này...

Thứ Sáu, 24 tháng 3, 2023

Chính Luận Trần Trung Đạo: Mao Trạch Đông và Mặt trận Giải Phóng Miền Nam


Một sự kiện chính trị ít người để ý. “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” đã từng nộp đơn gia nhập Liên Hiệp Quốc (LHQ) và đơn gia nhập đã được đem ra thảo luận vào đầu tháng 8, 1975.

Thật ra, chẳng có “Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam” nào tự động làm việc đó mà chỉ là chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam. Với CSVN, việc đưa hai miền Cộng sản Việt Nam cùng tham gia vào LHQ chỉ là một chiến thuật đối ngoại về mặt nhà nước, nhằm “hợp thức hóa” việc cưỡng chiếm miền Nam và gia tăng áp lực buộc Hoa Kỳ phải viện trợ để “tái thiết Việt Nam”.

Trang Đài Glassey-Trần Nguyễn: Từ Việt Nam, Lithuania, Ba Lan, đến Ukraine: Hoà Bình Thế giới trong thời Putin

Tác giả điều hợp phần hội thảo sau khi phát biểu. 

Hình: Ross Patterson, Fulbright Association. 2022.


Lời giới thiệu: Tại Đại Hội Fulbright thường niên ngày 05-09, tháng Mười, 2022 tại Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trangđài Glassey-Trầnguyễn (trangdai.net) đã có bài phát biểu được chọn làm General Session, có hội thảo, kéo dài một giờ đồng hồ. Trangđài nhận học bổng Fulbright toàn phần, bậc tối ưu, năm 2004-2005 để nghiên cứu về người Việt tại Thụy Điển. Cô là người Mỹ gốc Việt đầu tiên và duy nhất được chọn đến Thuỵ Điển trong lịch sử của chương trình Fulbright. Trong thời gian đó, cô đã nhận được thêm nhiều học bổng ngoại lệ (exceptional basis) từ Uỷ Ban Fulbright của Thuỵ Điển để đến nghiên cứu về người Việt ở Phần Lan, và cho các chuyến thuyết trình tại Klaipeda, Berlin, và Stockholm. Sau khi hoàn tất chương trình nghiên cứu dưới sự bảo trợ của chương trình Fulbright Hoa Kỳ, Trangđài đã tự túc đến tìm hiểu đời sống người Việt tại nhiều nước Châu Âu khác trong mùa hè 2005. 

Bài viết này đã được chỉnh sửa lại từ bài phát biểu trên, đánh dấu hơn một năm kể từ ngày Nga tấn công xâm lược Ukraine.


****


Ngô Nhân Dụng: Khi nào ngân hàng bị phá sản?

Các ngân hàng Silicon Valley Bank, Signature Bank, chỉ hoạt động ở nước Mỹ, không thuộc hạng lớn; Credit Suisse ở Thụy Sĩ, một ngân hàng quốc tế, mới là “anh chị bự.” Nhưng cả ba đều lần lượt phá sản; phải được ngân hàng trung ương đứng ra cứu.

Ngân hàng Silicon Valley mới hoạt động 40 năm, tổng số tài sản $209 tỷ đô la. Credit Suisse là một trong 30 ngân hàng lớn trên thế giới, đã 167 tuổi, với 50,000 nhân viên, 150 cơ sở tại 50 quốc gia, tài sản trị giá 1.3 ngàn tỷ đồng francs Thụy Sĩ, khoảng $1.4 ngàn tỷ đô la.

Silicon Valley Bank (SVB) sập rất nhanh, trong vòng 40 giờ, sau khi bị các thân chủ rút tiền ký thác, $42 tỷ mỹ kim trong một ngày. Credit Suisse đi xuống từ từ, năm 2021 bị lỗ lã 7.29 tỷ francs vì đầu tư thất bại. Trong một năm qua, cổ phần Credit Suisse giảm giá 75% trong khi ban giám đốc được thay đổi liên tiếp. Trong ba tháng cuối năm ngoái, các thân chủ rút tiền ra, tổng cộng 110 tỷ đồng francs, bằng $119 tỷ đô la. Năm ngày sau khi SVB phá sản, giá cổ phiếu Credit Suisse tụt mất 24%; ngày hôm sau phải nhờ Ngân Hàng Trung Ương Thụy Sĩ ký thác $54 tỷ mỹ kim để giữ ổn định. Cuối cùng UBS, một ngân hàng Thụy Sĩ lớn khác, đứng ra mua Credit Suisse. SVB chưa có ai mua.

Nguyễn Quốc Khải: Cựu TT Trump sẽ không phải là nhân vật tiếng tăm đầu tiên hay cuối cùng bị truy tố và buộc tội trong lịch sử Hoa Kỳ

Nếu mở Internet và dùng Google tìm kiếm thông tin về những quan chức Hoa Kỳ bị truy tố và buộc tội, quý vị sẽ thấy ngay một tài liệu Wikipedia gồm 28 trang liệt kê trên một trăm chính khách liên bang đã bị buộc tội từ năm lập quốc 1776 đến nay bao gồm cả phó tổng thống, thống đốc, dân biểu, thượng nghị sĩ, bộ trưởng, cố vấn an ninh quốc gia. Điều này có nghĩa là Trump sẽ không phải là nhân vật tiếng tăm đầu tiên hay cuối cùng bị truy tố và buộc tội trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng Trump rất có thể sẽ là một cựu tổng thống đầu tiên có thể bị truy tố và buộc tội. 

Trump khó thoát khỏi lao tù vì ông mắc vào vòng luật pháp trong nhiều trường hợp nghiêm trọng. Ngoài chuyện “tiền bịt miệng” (hush money) đang sôi nổi hiện nay, ông còn liên lụy đến cuộc bạo loạn 6/1, vụ toan tính lật ngược kết quả bầu cử 2020 tại Geogia, vụ lưu trữ bất hợp phát tài liệu mật quốc gia tại Mar-a-Lago, và khai gian thuế tại New York. Chưa kể một khám phát mới đây nhất của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là Trump và gia đình đã giữ làm tài sản riêng, không khai báo hàng trăm tặng phẩm ngoại giao trị giá hàng triệu Mỹ kim từ các chính phủ nước ngoài. 

Riêng từ thời cựu Tổng Thống Bill Clinton đến nay có 49 chánh khánh liên bang bị kết án. Nếu kể cả những nhân vật cấp tiểu bang con số này sẽ tăng gấp bội. Bài báo này sẽ đơn cử một số trường hợp nổi tiếng.


Gideon Rachman: Chuyến thăm Nga của Tập thực sự có ý nghĩa gì? (Financial Times, Nguyễn Thị Kim Phụng biên dịch)

Những cuộc thảo luận về một kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ làm che khuất mối quan hệ đang được thắt chặt giữa Trung Quốc và Nga.

“Tình hình quốc tế hiện đã bước sang một bước ngoặt mới. Ngày nay, trên thế giới có hai luồng gió, gió đông và gió tây… Tôi tin rằng, gió đông đang thổi bạt gió tây.”

Những bình luận như vậy giống như một lời tiên đoán về phát biểu mà Tập Cận Bình đưa ra trong chuyến thăm Moscow tuần này. Nhưng thực ra, chúng được lấy từ bài phát biểu của một nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, Mao Trạch Đông – khi ông đến thăm Moscow năm 1957.

Qua những câu nói gợi nhớ đến Mao, Tập thường tuyên bố rằng, “Phương đông đang trỗi dậy, còn phương tây đang suy tàn.” Giống như Mao và Putin, Tập tin rằng Nga và Trung Quốc có chung lợi ích trong việc đẩy nhanh sự suy yếu của các cường quốc phương Tây. Hai tuần trước, nhà lãnh đạo Trung Quốc cáo buộc Mỹ đang theo đuổi chính sách “ngăn chặn, bao vây, và đàn áp” nhắm vào Trung Quốc.

Liễu Trương: Thuyết hiện sinh từ triết học đến văn chương

Ở Pháp, sau Đệ nhị Thế chiến, từ năm 1945 đến khoảng năm 1960, học thuyết hiện sinh được phổ biến rộng rãi trong dân chúng, làm nảy sinh một trào lưu tư duy tràn qua lĩnh vực văn chương, và một lối sống ngoài xã hội.

I. Một hiện tượng xã hội


Về mặt xã hội, thuyết hiện sinh gây nên một lối sống có thể nói là ngông cuồng của một tuổi trẻ hiếu động, tập trung ở Paris, xung quanh khu Saint-Germain-des-Prés. Những hầm rượu của Saint-Germains-des-Prés bỗng dưng nổi tiếng vì giới trẻ tấp nập lui tới. Dư luận thiếu suy xét và được một thứ báo chí ham cái mới thúc đẩy, nên liên kết tên của các nhà hiện sinh : Sartre, Simone de Beauvoir, với những nơi chốn có tính huyền thoại như các tiệm cà phê Flore, Les Deux Magots, Le Tabou, với nhạc jazz, với lối khiêu vũ be bop, với loại ca nhạc của Juliette Gréco. Tuổi trẻ này chống chủ nghĩa theo thời một cách ồn ào, và có một lối cư xử khiêu khích, độc đáo.

Những người theo truyền thống lên tiếng chỉ trích những biểu lộ này, nhưng họ lẫn lộn những ý muốn làm mới tư duy và lối viết với lối sống lập dị ồn ào.

Nhìn chung, lối sống này chỉ là một hiện tượng xã hội có tính nhất thời. Nó biến đi trước lâu đài của học thuyết hiện sinh.


Thơ Cao Vị Khanh, Huỳnh Liễu Ngạn, Ngô Quốc Phương, Hoàng Xuân Sơn

 THƠ TÌNH VIẾT MUỘN

 

Thứ sáu vội như nụ hoa nở muộn 

Thiếu chút mưa thèm chút nắng ngày xưa 

Người thì xa, năm tháng vội theo mùa 

Ngày đã trễ cho những lòng lận đận

Tình dẫu muộn cho người xưa áo trắng 

Sao lời đau cứ rền rĩ đầu môi 

Đường thì xa, tăm tắp cuối chân trời 

Chân đã mỏi mà dặm ngàn đã tối 

.....

..... 

Em, em ơi tình sâu cuối tận đời 

Biết bao giờ nói hết được tình tôi.


Cao Vị Khanh


*******


ANH MUỐN VỀ THĂM


anh muốn về thăm con hói lở

buổi sáng trinh nguyên giọng ai hò

sương muối còn giăng trên cành trúc

chao đảo dòng sông chảy hững hờ 


Ngu Yên: Cao Đông Khánh — Niềm Khát Vọng và Nỗi Mơ Hồ

Thi sĩ Cao Đông Khanh (19412000). Tranh Đinh Cường

Bất kỳ một dòng thơ nào có căn cước chứng minh, có nét độc đáo nhận diện, đều phải có tác phẩm nổi bật và tác giả phẩm hạng.

Cao Đông Khánh là một trong vài nhà thơ trong giai đoạn đầu tiên, xứng đáng làm dấu ấn cho dòng thơ hải ngoại qua ba sắc diện: 1- chống chế độ Cộng Sản, 2- hoài hương, và 3- hội nhập. Phần thơ mang tâm trạng hoài hương vượt trội hơn hết. Bạn đọc thơ, có bao giờ tự hỏi:

  • Thơ Cao Đông Khánh “hay” ở chỗ nào? Nói một cách kỹ thuật hơn, giá trị của thơ ông ở đâu?

Thơ họ Cao nổi bật: 1- thuật ngữ lạ lẫm, 2- tứ thơ biến ảo, 3- thẩm mỹ bao gồm tính và nét Đông lẩn Tây, 4- thể hiện lịch sử, xã hội cố xứ và tha hương, 5- văn hóa chủ bàng bạc tự nhiên trong văn hóa khách. Trên hết, những điều vừa kể kết hợp với tư tưởng về nỗi “mơ hồ” đã tạo ra tầm vóc của ông.

Dĩ nhiên, thơ Cao cũng có những giới hạn trong tư thế toàn cầu và những khiếm khuyết thông thường khi sáng tác do bản chất kế thừa di sản thi ca chưa được phân biệt, tìm hiểu trong môi trường văn chương đối sánh (Comparative Literature.) Cho đến khi qua đời, di sản thơ của ông vẫn còn quanh quẩn trong chủ nghĩa dân tộc.