Thứ Ba, 28 tháng 2, 2023

Đọc lại thơ Dương Tường

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường.

Nhà thơ, dịch giả, nhà phê bình nghệ thuật Dương Tường vừa rời cõi tạm ngày 24/2/2023, thọ 91 tuổi. Mấy ngày qua, trên các tờ báo, mạng xã hội facebook tràn ngập bài viết của bạn bè văn nghệ sĩ Việt Nam bày tỏ lòng thương tiếc ông –một tài năng, một nhân cách, người đã chọn im lặng và tận hiến cho cái Đẹp trong văn học nghệ thuật để đi qua những năm tháng khó khăn, giông bão nhất của văn nghệ sĩ ở miền Bắc giai đoạn 1945-1975 và cả sau này, với giới văn nghệ, trí thức nói chung.

Một đời sống với chữ, miệt mài say sưa với chữ (theo cách nói của ông là "ăn nằm với con chữ suốt 60 năm cuộc đời"), đến mức được gọi là “ngữ nhân” hay “kẻ chữ” (từ của nhà phê bình văn học Đặng Tiến, và ông Đặng Tiến giải thích:


“…Tôi gọi anh là ngữ nhân, hay kẻ chữ, người sống với ngôn ngữ, thao tác trên ngôn ngữ, lấy ngôn ngữ làm lương thực trần gian. « Ngữ nhân » rộng nghĩa, và trầm trọng hơn từ « phu chữ » mà bạn anh, Lê Đạt đã dùng.

Phu, dù là đại phu, trượng phu hay phu phen vẫn còn giới hạn nghiệp vụ hay giai cấp.

Nhân là người. Ngữ nhân là người sống bằng ngôn ngữ, xem ngôn ngữ là lẽ sống. Ngôn là lời nói cá nhân, là parole, ngữ là tiếng nói cộng đồng, là langue, của nhiều dân tộc.

Ngô Nhân Dụng: Ukraine: Tập Cận Bình ‘tọa sơn quan hổ đấu’?

Người Trung Hoa có thành ngữ: Ngồi trên núi coi cọp đánh nhau, tọa sơn quan hổ đấu. Tập Cận Bình đang ngồi trên núi coi những con cọp Nga, Ukraine và các nước Âu, Mỹ đấu với nhau. Tập có thể ngồi coi chiến tranh diễn ra càng lâu càng tốt. Vì trong lúc đó Trung Quốc tiếp tục phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức mạnh quân sự, sẽ quan trọng hơn trên bàn cờ quốc tế, đóng vai trò một cường quốc luôn chủ trương hòa bình.

Tập Cận Bình “tọa sơn quan hổ đấu,” biết rằng nếu cuộc chiến bất phân thắng bại kéo dài sẽ chỉ có lợi cho nước Trung Quốc. Vladimir Putin sẽ không thể chiến thắng dù được Trung Cộng tiếp sức bằng cách mua dầu, khí bán “đại hạ giá.” Nhưng nước Nga sẽ càng ngày càng lệ thuộc Trung Quốc hơn. Ngay từ thời Chiến tranh Lạnh, Stalin và những người kế vị vẫn coi Mao Trạch Đông là một đối thủ, nhưng không đáng sợ. Bây giờ, với dân số Nga so với Trung Quốc chỉ bằng một phần mười, kinh tế Trung Quốc đứng hạng nhì trên thế giới, Nga đứng hàng thứ 11, ngang với Tây Ban Nha. Tổng Sản Lượng Nội Địa của Nga chỉ bằng một phần 6 Trung Quốc, đến năm 2040 sẽ chỉ bằng một phần tám.

Nguyễn Gia Kiểng: Khi cuộc chiến Ukraine bước vào năm thứ hai

Cuộc chiến Ukraine vừa bước vào năm thứ hai. Giữa những thông tin và bình luận dồn dập hàng ngày từ suốt một năm qua có lẽ chúng ta cần một cái nhìn thật bao quát. Càng cần vì cuộc chiến này sẽ thay đổi hẳn và một cách nhanh chóng bối cảnh chính trị thế giới và nước ta.

Ukraine sẽ vươn lên trong khi Nga gục xuống

Điều đầu tiên cần được nhấn mạnh là cuộc chiến Ukraine đã chỉ trở thành một khúc quanh lịch sử trọng đại của thế giới vì người Ukraine. Nếu tất cả diễn ra như Putin dự định thì cuộc xâm lăng Ukraine đã chỉ là một cuộc "hành quân đặc biệt" như Putin gọi nó và thế giới dân chủ chỉ có thể lên án với sự phẫn nộ bất lực trước một sự đã rồi. Putin tin là có thể chiếm được thủ đô Kyiv trong một vài ngày và sau đó chinh phục cả nước Ukraine để thiết lập một chính quyền bù nhìn tay sai trong một vài tuần. Không chỉ một mình Putin tin như vậy. Tổng thống Mỹ Joe Biden và tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã đề nghị giúp tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chạy trốn. Tình hình đã thay đổi hẳn nhờ sự dũng cảm của quân và dân Ukraine. Họ đã chặn đứng cuộc tấn công ồ ạt của Nga và khiến cả thế giới kinh ngạc.

Lãng Nhân: Vốn dòng thi lễ (viết về nữ sĩ Hồ Xuân Hương)

Hình minh họa: Học giả Lãng Nhân Phùng Tấc Đắc qua nét vẽ của họa sĩ Tạ Tỵ và thủ bút của ông. 
Phùng Tất Đắc (1907 - 2008), bút hiệu Lãng Nhân, Cố Nhi Tân và Tị Tân; là một nhà báo, nhà thơnhà văn Việt Nam. Sự nghiệp làm báo, làm sách, sáng tác của ông trải dài suốt mấy chục năm từ Bắc vào Nam, khi thì ông đóng góp bài vở cho các tờ báo khác, khi thì ông trực tiếp đứng ra xuất bản tờ báo, phụ trách nhà in, xuất bản sách…Với kiến thức sâu rộng và tài năng của mình, học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc từng được ví như một cây đại thụ trong văn học giới Việt Nam.

Năm 1975, ông sang tỵ nạn tại Cambridge, Anh và mất ngày 29 tháng 2 năm 2008. Từ năm 1985, ông cộng tác với tờ Làng Văn, Canada.

Tác phẩm:

  • Trước đèn - 1939

  • Chuyện vô lý - 1942

  • Chơi chữ - 1960

  • Cáo tồn - 1963

  • Giai thoại làng nho - 1963

  • Hán văn tinh túy - 1965

  • Thơ Pháp tuyển dịch - 1968

  • Chuyện cà kê - 1968

  • Khổng Tử - 1968

  • Tư Mã Quang, Vương An Thạch - 1968

  • Nguyễn Thái Học - 1969

  • Tôn Thất Thuyết - 1969

  • Nghiêm Phục - 1970

  • Hương sắc quê mình (Làng Văn, Canada)

  • Nhớ nơi kỳ ngộ


Tưởng niệm 15 năm ngày mất của học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc (29/2/2008 - 29/2/2023), DĐTK xin đăng lại tác phẩm “Vốn dòng thi lễ” viết về nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nằm trong cuốn “Hương Sắc quê mình” của ông.

Diễn Đàn Thế Kỷ


Nguyễn Hữu Nghĩa: Một chút kỷ niệm với người già nhất Làng Văn

Học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc.
Học giả Lãng Nhân Phùng Tất Đắc, chết ở Anh quốc, ngày 29 tháng 2, thọ 100 tuổi.

Hai chữ “Làng Văn” trên tựa bài là báo Làng Văn, nhưng hiểu là làng văn, làng báo cũng được, vì hiểu cách nào thì hiểu, nếu còn sống, năm nay cụ đã 116 tuổi, già nhất ban biên tập. Tên cụ là Phùng Tất Đắc, bút hiệu Lãng Nhân.

Cụ sinh năm 1907, mất năm 2008, thọ 101 tuổi, lớn hơn bà ngoại tôi, lớn hơn cha tôi, và là người lớn tuổi nhất trong văn giới mà tôi biết, đã ra lệnh cho tôi gọi bằng “anh”, xưng “em”. Tôi vốn là đứa không sợ trời sợ đất (chỉ sợ vợ, vợ nào cũng sợ) nhưng ai bảo gọi sao thì cứ gọi vậy. Thế mà trong đời đôi khi cũng dở khóc dở cười vì sự ngoan ngoãn tuân lệnh đó.

Năm đó, tôi được Linh mục Sảng Đình giới thiệu vào phụ việc văn phòng ở Kim Lai Ấn quán và nhà xuất bản Nam Chi Tùng Thư. Việc tôi làm là cuối tuần và buổi tối tới đọc bản vỗ, sửa lỗi rồi đặt lên bàn để cụ Phùng phê duyệt. Việc nhẹ nhàng, hợp tạng, làm việc ngoài giờ, lương khá nên tôi thích lắm.

Nguyễn Đức Tiến: Sự Sống, Con Người và Thiên Nhiên

Sự sống của con người nằm bên trong sự sống của thiên nhiên. Con người là thành phần của thiên nhiên, thiên nhiên là thành phần của con người. Thiên nhiên chuyển động qua từng hơi thở của con người, luân lưu trong từng mạch máu của con người. Thiên nhiên tạo ra sức sống cho con người, hiện ra qua từng tư duy của con người, tạo ra tri thức và xúc cảm cho con người. Ngược đãi thiên nhiên là ngược đãi chính mình, tàn phá thiên nhiên là tàn phá con người của chính mình qua từng mạch máu, từng hơi thở, từng tư duy và từng xúc cảm của chính mình. Con người không phải là một cái gì đó khác hơn với thiên nhiên, và ngược lại. Nhìn thiên nhiên qua một sự hiểu biết nhị nguyên là một góc nhìn phiến diện, là nguyên nhân đưa đến mọi hình thức xung đột và khổ đau.  HP Nguyễn Đức Tiến.

Tình cờ tôi được đọc bài viết Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên, một đồng bằng sông Cửu Long đang chết dần” của ông Ngô Thế Vinh và cũng chẳng biết nói gì hơn. Thực sự tôi đã trông thấy các hậu quả này từ nhiều chục năm về trước. 


Hải Di Nguyễn: Vài suy nghĩ về ChatGPT

Trong thời gian gần đây, phần mềm trí tuệ nhân tạo này là một trong những chủ đề nóng sốt nhất trên mạng xã hội, tiếng Việt cũng như tiếng Anh. Người người nhà nhà đều thử ChatGPT, nói về ChatGPT, tranh cãi về ChatGPT. Nhưng nó thực ra là gì? Có điểm mạnh, điểm yếu gì? Trong tương lai sẽ ra sao? Trong bài viết này, tôi sẽ bàn về ChatGPT từ vài khía cạnh khác nhau. 

ChatGPT là language model, không phải knowledge model 

Nói cách khác, ChatGPT là một chatbot, một công cụ để nói chuyện. Nó được nạp kiến thức và thông tin để trả lời câu hỏi và đối thoại, nhưng không phải là bách khoa toàn thư. Nó càng không có khả năng phân biệt đúng sai. 

Nhìn từ góc độ đó, ChatGPT là sản phẩm thành công, ít nhất trong tiếng Anh. Trong tiếng Việt, ChatGPT có thể nói nhiều câu ngô nghê, nhưng nó vô cùng trơn tru trôi chảy trong tiếng Anh—không những không sai đánh vần hay ngữ pháp mà rất tự nhiên và mạch lạc. 

Ngay cả khi trả lời sai bét. 


Truyện ngắn Võ thị Hảo: Gái góa bán cao dê

Tôi gái góa hai mươi mốt tuổi. Tôi đi bán cao dê.

Cao dê hôm nay bán chạy. Làng Vệ tôi mở hội lớn, người trẩy về chùa đông đặc đầu đen, trông xa cũng giống đại hội bọ hung.

Đây lễ hô thần nhập tượng khánh thành chùa mới. Tam quan chùa mới ba tầng thâm thâm tai tái màu cờ đám ma.

Chùa to bằng quả đồi, hãnh diện án ngữ chùa cũ, vừa nhìn đã thấy nể sợ.

Ngôi chùa cổ người làng Vệ tôi đẽo đá tạc gỗ mà dựng nên và chăm chút hương khói từ cả ngàn năm nay bây giờ thành lép vế. Từ tượng Phật cho tới tượng ông thần ông thánh nay bỗng còm nhom. Ông Thiện ông Ác cũng ủ rũ buồn hiu, mắt nhìn ra chiều bẽn lẽn. Cái tên cha sinh mẹ đẻ của chùa cũ bỗng mất tiêu. Thì ra cái tên có chân, cứ theo đồng vàng tượng ngọc mà đi, ngồi chễm chệ uy nghi sáng chóe trên chùa mới. Càng ngắm nhìn càng nể người xây chùa rõ ràng khéo tay. Thật là tên thì chùa ta mà trông cứ lẫm liệt như lăng mộ người của người Tàu.

Nguyễn Quốc Khải: Chụp hình người


KHÁC BIỆT GIỮA CHỤP HÌNH NGƯỜI TỰ NHIÊN VÀ CHỤP HÌNH CHÂN DUNG

Khi nói về chụp hình người, thông thường người ta nghĩ đến chụp chân dung hay chụp hình người mẫu (portrait photography), nhưng bài này sẽ nói về chụp hình người trên đường phố, tại những nơi sinh hoạt cộng đồng, hoặc lễ hội trong môi trường tự nhiên không sắp xếp như trong một photo studio hay chụp hình người mẫu ở ngoài trời. Tiếng Anh gọi là environmental portraiture hay tiếng Việt là chụp hình người tự nhiên.

Nhiếp ảnh gia thu hình những người trong môi trường mà họ sống, làm việc, nghỉ ngơi hoặc vui chơi. Môi trường giúp kể câu chuyện về họ là ai, họ làm gì hoặc đam mê của họ có thể là gì. Nhiếp ảnh gia là những người kể chuyện bằng hình ảnh mà không cần sử dụng từ ngữ. Dùng môi trường của đối tượng để hỗ trợ câu chuyện là chìa khóa để chụp ảnh người tự nhiên. Trong hầu hết các trường hợp, đối tượng sẽ cảm thấy thoải mái hơn nhiều trong môi trường mà họ biết hoặc yêu thích hơn là trong một studio xa lạ với ánh đèn chiếu vào mặt họ.

Hoàng Hưng: Nguyễn Gia Trí, bậc đạo sư của sơn mài nghệ thuật

Họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Wikipedia

“Tôi làm sơn mài t khi nó mi có, nên tui ca tôi cùng tui vi sơn mài. Tôi sng vi nó như cá sng vi nước nên không biết mình sng na”. Đó là li ha sĩ Nguyn Gia Trí nói vi ha sĩ tr Nguyn Xuân Vit, người mà ông nhn làm đ t vào nhng năm cui đi. [1]

Đã 90 năm t ngày cu Trí ra đi trong mt làng quê vùng đá ong Bc B (làng An Tràng, huyn Chương M, tnh Hà Đông). Giy Chứng minh Nhân dân (CMND) ca ông sau này ghi ông sinh ngày 6 tháng 10 năm 1912, nhưng ông Trí cùng mi người thân đu khng đnh ông sinh năm 1908 (K Du). Không có tài liu nói rõ v gia thế ông. Sinh thi ông Trí ch k sơ vi v con: c t Nguyn Gia Phúc là người chuyên thêu y phc triu đình, đến đi ông thân sinh là Nguyn Gia Cư còn làm công vic y. Ch riêng mt vic: ba anh em rut Nguyn Gia Tường là giáo sư ni tiếng ca Collège Bưởi, Nguyn Gia Trí hc Cao đng M thut Đông Dương ngành hi ho (theo ho sĩ Hoàng Tích Chù [2] thì ông Trí hc Collège Bưởi ri thi ngay vào Cao Đẳng Mỹ Thuật, bà Trí li cho biết chng mình có k rng ông đã theo hc trường Y mt thi gian ri mi b đi hc v), Nguyn Gia Đc hc Cao Đẳng Mỹ Thuật ngành Kiến trúc (và sau này tr thành mt kiến trúc sư hàng đu), cũng khiến ta hình dung được môi trường văn hoá gia đình rt thun li cho mt người đi vào con đường ngh thut.


Nguyễn Xuân Diện: Thăm đền Quan Thánh núi An Hoạch (núi Nhồi)

THANH HÓA VẪN CHƯA KHẮC PHỤC VIỆC TÔ VẼ TÙY TIỆN PHÙ ĐIÊU ĐÁ VÀ THƠ VĂN HÁN NÔM TRÊN ĐÁ DI TÍCH CẤP QUỐC GIA ĐỀN QUAN THÁNH NÚI AN HOẠCH (NÚI NHỒI)

Tác giả bài viết,Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện (bên phải)


Thanh Hóa là một địa phương có nhiều danh thắng, nhiều hang động rất đẹp. Nào động Diệu Sơn, động Long Quang, động Bạch Á, động Hồ Công, nào động Từ Thức, nào động Kim Sơn, nào động Lục Vân, động Tiên Sơn,.. rồi còn các núi tuy không có hang động nhưng cũng là những danh thắng tự nhiên rất đẹp như núi Chích Trợ, núi Vân Lỗi, núi Chiếu Bạch, núi Thần Phù, núi Bàn A, núi Tặng Sơn... Mỗi nơi một vẻ đẹp.


Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2023

Ngô Nhân Dụng: Chiến tranh Ukraine sau một năm

Chuyến đi của Tổng thống Joe Biden đến Kiyv, thủ đô Ukraine đầu tuần này có lẽ là những giờ phút đáng nhớ nhất trong cuộc đời chính trị của ông. Biden đi xe lửa suốt đêm trong 10 tiếng đồng hồ, tất cả các điện thoại di động phải tắt hoặc bị tạm tịch thâu. Trong lúc ông cùng Tổng thống Volodymyr Zelensky đứng trước cửa nhà thờ St Michel thì nghe tiếng còi báo động, cho biết một oanh tạc cơ của Nga mới cất cánh, có thể bay đến trong vòng mấy phút.

Chiến tranh giống như đánh vật, luôn luôn là một cuộc tranh hùng coi bên nào ý chí mạnh hơn. Putin vốn làm mật vụ không ngại giết người, ý chí sắt đá, tin tưởng sẽ thắng người đàn ông gần 80 tuổi này. Joe Biden rất dễ bị đánh giá thấp. Ông không có tài hùng biện mà lại thích nói, cứ trông đã thấy là một cụ già. Bị tật nói lắp từ nhỏ, kiên nhẫn tự chữa được nhưng vẫn hay nói sai, nói nhịu khiến bị nghi ngờ cả khả năng phán đoán.

Nhưng một năm sau, các nước Âu châu đoàn kết giúp Ukraine, Biden nghiễm nhiên được chấp nhận đóng vai dẫn đầu. Còn Putin như cá mắc cạn trong cuộc chiến hoàn toàn vô vọng, địa vị có thể lung lay.

The Economist: Ukraine có ý nghĩa gì đối với thế giới (Hải Di Nguyễn lược dịch)

Kết quả của cuộc xung đột sẽ quyết định quyền lực của phương Tây

Hải Di Nguyễn lược dịch một trong loạt bài của The Economist nhân kỷ niệm một năm ngày Nga xâm lược Ukraine, 24/2.


Chuyện Vladimir Putin xâm lược Ukraine ngày 24/2/2022 làm hồi sinh NATO. Lần đầu kể từ năm 1967, NATO đặt mục tiêu mới, và hiện được xây dựng lại để ngăn chặn Nga trong thời bình và đáp trả ngay lập tức và bằng vũ lực khi nước này đe dọa xâm phạm lãnh thổ các thành viên.

Cuộc chiến còn thay đổi Ukraine nhiều hơn. Ông Putin lên kế hoạch tấn công chớp nhoáng nhằm lật đổ chính phủ, là đỉnh điểm của chiến dịch xâm lược và gây bất ổn đã bắt đầu từ năm 2014 ở Crimea và vùng Donbas. Thay vào đó, giữa đống hoang tàn, Ukraine đã rèn giũa thành một nước dân chủ thống nhất hơn, thân phương Tây hơn, và kiên cường hơn. Trong khi đó nước Nga lại bị định hình quanh cuộc chiến và sự thù ghét của Putin với NATO, và các biện pháp trừng phạt cũng như sự bỏ đi của nhiều công dân có học thức làm ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế về lâu về dài của quốc gia này. Chuyện Nga rơi vào chủ nghĩa quân phiệt, NATO thêm sinh lực, và Ukraine chuyển đổi đã khiến cuộc chiến trở thành phép thử các hệ thống ý thức hệ đối địch.

Thơ Ngô Quốc Phương: Suy nghĩ từ một năm cuộc chiến Ukraine

RỒI SẼ ĐẾN LƯỢT BẠN?

Nếu bạn ủng hộ kẻ mạnh hiếp kẻ yếu,
kẻ ác hại người vô tội,
bạn tự biện minh: mọi thứ đều thay đổi,
kể cả kẻ thù và liên minh,
phớt lờ, đạo đức giả,
vì lợi ích mà bất chấp lương tâm
để thượng đội, hạ đạp,

đến một ngày bạn bị ức hiếp,
rơi vào tai ương,
ai sẽ cứu bạn khỏi hố sâu đại họa?

Ngô Quốc Phương, London, 24/2/2023

Nguyễn Xuân Diện: Di sản Thích Quảng Độ gửi hậu thế

Hòa thượng Thích Quảng Độ (27/11/1928 – 22/2/2020) Hình Wikimedia

Hòa thượng Thích Quảng Độ đã trở thành một biểu tượng của một người tu hành gắn cả cuộc đời mình cho việc biên soạn kinh sách và chuyển hóa những điều trong kinh điển ra cuộc đời hoạt động phong phú của mình: Gắn Phật giáo với vận mệnh dân tộc và đất nước; đòi một lối đi riêng để đến Như Lai mà không theo chỉ đạo của nhà cầm quyền – bằng việc tham gia và điều hành Giáo hội Việt Nam Thống Nhất.

Ngài là một bậc chân tu, đạo hạnh cao cả, cảm thông chia sẻ và xả thân đấu tranh cho những cảnh đời bất công ngang trái trong xã hội. Ngài không chỉ là một học giả uyên bác, Ngài còn là một nhà thơ vừa phóng khoáng vừa nhân hậu.

Giác linh Đại lão Hòa thượng đã cao đăng Phật quốc vừa tròn ba năm.


Nguyễn Văn Tuấn: Hòa thượng Thích Quảng Độ (1928 – 2020): Chân tu và trí thức

Hòa thượng Thích Quảng Độ (1) qua đời ở chùa Từ Hiếu (Sài Gòn) hôm thứ Bảy 22/2/2020, thọ 93 tuổi. Vậy là thêm một học giả lừng danh của thế hệ vàng Phật Giáo Việt Nam đã về bên kia thế giới. Cuộc đời và sự nghiệp Phật học của Thầy Quảng Độ có thể gói gọn trong 2 chữ: cống hiến và đấu tranh. Cống hiến trong vai trò một bậc chân tu, và đấu tranh bất bạo động trong vai trò của một trí thức dấn thân.

Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Nguồn: Hoằng Pháp, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất


Hai hoà thuợng nổi danh cùng thời về cõi vĩnh hằng, nhưng phản ứng của báo chí (và Nhà nước) thì rất khác. Năm ngoái, khi Hòa thượng Thích Trí Quang qua đời, báo chí Nhà nước đồng loạt đưa tin, kèm theo những bài viết phân ưu đặc sắc. Năm nay, khi Hoà thượng Thích Quảng Độ viên tịch, chẳng có báo chí Nhà nước nào đưa tin! Thật ra, báo Tuổi Trẻ có đưa tin, thế nhưng chẳng hiểu vì sao mà bản tin và bài viết đã bị rút khỏi mạng trực tuyến. Thái độ ứng xử của báo chí (hay đúng hơn là của Nhà nước) làm cho người quan sát phải tự hỏi: tại sao. Lí do sâu xa có lẽ liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của hai vị hoà thượng rất ư khác nhau.


Trần Trung Đạo: Chiều Đông

(Kính tiễn Giác Linh Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ)

Một ngày tháng 8 năm 1992, tôi nhận được một bài thơ của một người bạn tin cẩn gởi từ trong nước. Anh chép tám câu thơ của Hòa Thượng Thích Quảng Độ nhưng không có tựa.

Tôi đọc và rất cảm động. Qua từng câu thơ tôi hình dung cảnh cô đơn, trống vắng, quạnh hiu mà Thầy đang sống trong thời gian lưu đày ở Thái Bình trong một buổi chiều đông.

Sau 1975, giữa lúc gần hết mọi người đều đi theo chiều gió, Thầy cố bước ngược chiều để mong cứu vớt những gì còn sót lại sau những điêu tàn, đổ nát. Tinh thần vô úy của đạo Phật đã giúp Thầy vượt qua bao thử thách, cực hình, đày đọa.

Trong đêm tối giữa nhà lao Phan Đăng Lưu hay trong buổi chiều mưa tầm tã tay dắt bà mẹ già 90 tuổi trên đường lưu đày từ Sài Gòn ra Vũ Đoài, Thái Bình, Thầy vẫn một tấm lòng son sắt với quê hương và đạo pháp.

Hải Di Nguyễn: AI sẽ ảnh hưởng nghệ thuật thế nào?

Minh họa: hình tác giả tạo bằng DALL-E
Trong vài tháng vừa qua, một trong những chủ đề được gây chú ý nhiều nhất là sự phát triển và khả năng của AI (artificial intelligence, tức trí tuệ nhân tạo): không chỉ ChatGPT mà những công cụ tạo hình ảnh từ chữ như Midjourney, DALL-E, hay Stable Diffusion. Đi kèm là nhiều tranh luận khác về ảnh hưởng của AI và tương lai của nghệ thuật. 

Nghệ thuật của AI có phải là nghệ thuật không? 

Đây là một trong những câu hỏi gây tranh cãi nhất hiện nay, đặc biệt khi một tác phẩm AI của Jason M. Allen đoạt giải tại Colorado State Fair năm 20221, và trong năm 2023, tác phẩm chiến thắng một cuộc thi nhiếp ảnh của Úc được tiết lộ là sản phẩm của AI2

Một mặt, ai đó có thể nói chuyện đó có quan trọng không khi người thường không thấy sự khác biệt và tác phẩm đoạt giải? Nhưng mặt khác, đó có phải là nghệ thuật không khi không có dấu ấn riêng của cá nhân, không có hồn trong đó, và tổng hợp hình ảnh có sẵn?


Ngu Yên: Nhã Ca: Thơ từ vết thẹo

Tôi thích đọc thơ. Khi thích thơ của tác giả nào, thì bói thân phận của tác giả đó. Bói theo phương pháp thông diễn, nghĩa là tìm hiểu chiều sâu của thơ qua chiều sâu của tác giả.

Tôi thích thơ Nhã Ca từ thời còn là học sinh trường trung học Lê Quí Đôn, Nha Trang. Khi nghe bút hiệu Nhã Ca, hầu hết mọi người đều có cảm giác thanh cao, trong sáng, sảng khoái. Nhưng khi bói về hán nôm, thì số mệnh của bút hiệu kia, không phải như vậy. Có một chút tiết lộ trong vài câu thơ của chính tác giả:

“Đời sống ôi buồn như cỏ khô …

Khi về tay nhỏ che trời rét …

Và nỗi tàn phai gõ một lần …”


  1. Vết Thẹo.

“Thanh Xuân.”

Theo tự của Hán Nôm, “Nhã” có hai nghĩa đáng quan tâm và “Ca” có bốn nghĩa đáng chú ý.

.