Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Inrasara: Việt Nam và Champa, từ huyền thoại ít được biết đến

Tháp Chăm Po Klaung Girai

Việt Nam sở hữu nhiều huyền thoại. Từ huyền thoại cổ xưa đến huyền thoại mới toanh, huyền thoại lịch sử đến huyền thoại văn chương: huyền thoại “mở cõi” hay “Việt Nam là nước thơ” là một; từ huyền thoại lớn đến huyền thoại nhỏ, ở đó huyền thoại “lục bát là thể thơ thuần Việt” rất điển hình.

Huyền thoại cư trú giữa sự kiện và giấc mơ, đôi lúc huyền thoại là sự kiện được thổi phồng, và là sự kiện ít được minh chứng hơn cả. Khác đi: huyền thoại là phiên bản của sự kiện.


Giải huyền thoại không phải hủy, mà là nhìn huyền thoại ở chiều khác. Từ nhiều chiều càng tốt. Để con người nhận chân vai trò của nó, tác động của nó đến đời sống con người. Sau cùng, để con người nhận diện đúng thực tại, và sống tốt đẹp hơn.

Liên quan đến Việt Nam, huyền thoại Champa – những huyền thoại ít được sử sách ghi chép – phần nào đó giúp khai mở được vấn đề.(*) 


I. Huyền thoại “mở cõi” của Việt Nam 


Song Chi: Đưa tình trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam đến với Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế 2023

Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc Tế (International Religious Freedom Summit, viết tắt IRF) 2023 được tổ chức lần thứ 3 tại Washington DC vào ngày 31.1–1.2.2023. Đây là sự kiện hàng đầu thế giới về tự do tôn giáo, bao gồm giới chức đại diện Liên Minh Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin (hiện có 45 quốc gia tham gia), đại diện của mang lưới hơn 300 nhà lập pháp cho tự do tôn giáo ở 90 quốc gia, thành phần lãnh đạo của mạng lưới hơn môt nghìn các nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo toàn cầu, dại diện cao cấp của trăm tổ chức tôn giáo và tổ chức quần chúng.

Mục đích của Hội nghị, như ghi trên website của IRF “Tạo ra một liên minh mạnh mẽ gồm các tổ chức hoạt động cùng nhau vì mục tiêu tự do tôn giáo trên toàn thế giới. Nâng cao nhận thức cộng đồng và sức mạnh chính trị cho phong trào tự do tôn giáo quốc tế”.

Trong tổng số 1000 tham dự viên, đoàn người Việt xấp xỉ 50 người, có thể nói là một trong những phái đoàn thuộc loại đông nhất, đa dạng nhất, với sự có mặt của nhiều thành viên thuộc các tổ chức tôn giáo lớn cho tới nhiều nhóm tôn giáo độc lập khác nhau, dưới sự tổ chức của BPSOS (Boat People SOS) – một tổ chức xã hội dân sự chuyên hoạt động trong các lĩnh vực nhân quyền. 


Nguyễn Công Khanh: Đầu Năm Nói Chuyện - Đi Tìm Bản Sắc ( Phần 1)

Có những người bạn, lâu lắm anh không gặp, nhiều người có lẽ từ ngày rời nước ra đi.  Khi gặp nhau, anh và họ thường dùng những giây phút đầu, nhìn nhau từ đầu tới chân, rồi cả hai cùng thốt lên: "Trông vẫn thế, không thay đổi gì cả", nghĩa là Việt Nam vẫn hoàn toàn Việt Nam.

Sự thật, qua nhiều năm trời xa xứ, anh và mọi người cũng không thay đổi là bao. Tuy tóc anh có nhiều sợi bạc thêm, mặt anh có nhiều nếp nhăn hơn, và dù anh có ăn nhiều bánh mì, nhiều thịt cá Mỹ hơn, nhưng cũng chẳng giúp anh giống Mỹ thêm được chút nào.


Ngay cả cách sống, khi bước vào nhà, trong nhiều năm, có thể thấy ngay những bức tranh trên tường, những tấm lịch dù có thay đổi hàng năm, nhưng vẫn là những hình ảnh muôn đời của Việt Nam. Vẫn những hàng thùy dương trên cửa Thuận An, Sa Huỳnh, Đại Lãnh, Nha Trang, Vũng Tàu...Vẫn những đồng lúa xanh của miền Nam với sóng lúa chẩy vờn nhau tới mãi chân trời. Vẫn những con thuyền nhỏ nặng trĩu trái cây, xuôi giòng bình yên giữa hai hàng cây xanh bên bờ kinh lạch đỏ đất phù sa. Vẫn những cồn cát mênh mông, óng ả không dấu chân người. Vẫn những thắng tích: Hòn Phụ Tử Hà Tiên, Lăng Ông, Chợ Bến Thành, Thánh Thất Cao Đài, Tháp Bà, Cầu Đá, Hòn Chồng, Lăng Tự Đúc, Cột cờ Đông Ba, Suối Vàng, Hồ Than Thở, Thác Cam Ly... Còn nữa, còn thêm nữa, những cảnh Tháp Rùa, Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, cánh buồm trên vịnh Hạ Long...


Nguyễn Hữu Nghĩa: Nghĩ về chiến sĩ nhân quyền Võ Văn Ái (18.10.1935—26.1.2023)

Nhà thơ, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền
Thi Vũ--Võ Văn Ái (Nguồn: trang Quê Mẹ
)
Tôi gặp anh Ái và Ỷ Lan khá nhiều lần, nhưng không có nhiều kỷ niệm sâu đậm. Nó giống như hai cánh quân tình cờ gặp nhau, hay cắt ngang qua nhau trên một đoạn đường chiến dịch, nhìn thấy nhau, chia nhau điếu thuốc hay bi-đông nước, rồi đường ai nấy đi, thường thì chung hướng, cũng có khi nghịch hướng, khác chiến thuật nhưng không đối đầu. Chúng tôi chỉ có một đích chung: mưu tìm nhân quyền dân tộc, theo cách riêng của mình. 

Anh Ái làm báo và nhà xuất bản Quê Mẹ ở Pháp từ 1976, tôi lập báo và nhà xuất bản Làng Văn ở Canada từ 1984. Anh làm thơ, ký tên Thi Vũ, tôi làm thơ ký tên Cung Vũ. Anh có tập “Gọi Thầm Giữa Paris”, tôi có các tập “Hồng Trần”, “Cỏ Biếc”, “Nguyệt Bạch”. Anh Ái nhận xét thơ Cung Vũ khá “màu mè”, với cách đặt tên hồng, biếc và bạch, mỗi tập một màu. Tôi đùa, bảo tác giả Thi Vũ gọi không ra tiếng (Gọi Thầm). Ỷ Lan cười thoải mái. Anh Ái soạn cuốn “Bốn Mươi Năm Thơ Việt Nam, 1945-1985”; tôi chỉ viết về thơ cổ, “Hồ Xuân Hương”. Anh viết “Nguyễn Trãi Sinh Thức và Hành Động”, cùng “Luận Chiến Nước Ngoài, Tới Tận Cùng Sự Hóa Giải Dân Tộc”, tôi in cuốn “Dọn Đường Về Nước”“Những Chuyển Biến Mới Trên Chiến Trường Cũ”, đều nói về tư tưởng chính trị và thời sự.


Ngô Nhân Dụng: Zelenskyy đối đầu cùng lúc ba mặt trận

Tổng thống Volodymyr Zelensky đang phải lo ba mặt trận. Thứ nhất, tiếp tục kháng cự, không cho Nga được nghỉ ngơi chuẩn bị các cuộc tấn công mùa Hè sắp tới. Thứ hai, vận động các nước đồng minh gửi thêm vũ khí mới giúp Ukraine đánh những trận sẽ quyết định cuộc chiến trong mùa Hè năm nay. Thứ ba, làm sạch guồng máy chính quyền để dân và quân đội yên tâm chiến đấu.

Trên chiến trường, quân Ukraine đã thắng lớn từ mùa Thu năm ngoái, khi chiếm lại được các thành phố Kharkiv và Kherson. Từ tháng 11 tới nay quân hai bên không đụng độ một trận nào lớn, cầm cự trên chiến tuyến dài hơn 1,000 cây số. Nga đưa thêm 200,000 binh sĩ qua Ukraine nhưng vai trò chính yếu dựa vào lực lượng lính đánh thuê Wagner, trong đó có những phạm nhân trong nhà tù ở Nga tình nguyện xung trận để được ân xá. Quân Wagner muốn cầm chân quân Ukraine trong cuộc tấn công thị xã Bakhmut. Đây là một địa điểm không có giá trị chiến lược, cho nên Ukraine không đưa quân tới, để bảo vệ lực lượng chờ đến mùa tuyết tan.

Phạm Đình Trọng: Ngậm ngùi thân phận người dân mất nước

1. Bằng lá phiếu người dân được tự do và bình đẳng bầu chọn hiền tài trong dân, thay mặt dân quản trị đất nước và tổ chức, điều hành hoạt động xã hội. Đó là quyền làm chủ đất nước của người dân. Không những là quyền lớn nhất, thiêng liêng nhất của con người, của công dân, quyền làm chủ đất nước còn gắn bó máu thịt người dân với đất nước. Từ đó mà có khái niệm Mẹ Tổ Quốc. Quyền làm chủ đất nước đặt trên vai người dân bổn phận công dân với đất nước như đứa con có bổn phận hiếu thảo với cha mẹ.

Thời thực dân Pháp cướp nước ta, người dân Việt Nam vẫn còn chút quyền tự do ngôn luận, tự do ra báo, tự do mít tinh, tự do hoạt động hội đoàn khi hội đoàn đăng ký hoạt động được chính quyền Pháp chấp nhận, tự do sản xuất kinh doanh trong luật pháp bình đẳng. Không có thành phần kinh tế nào được phép trở thành chủ đạo của nền kinh tế Việt Nam. Dù doanh nghiệp của tư bản Pháp cũng không có chính sách biệt đãi riêng. Doanh nghiệp của người Pháp cũng bình đẳng với doanh nghiệp của người Việt. Nhưng người dân Việt Nam hoàn toàn không có quyền làm chủ đất nước Việt Nam máu thịt của mình. Người dân không có quyền làm chủ đất nước là mất nước thực sự rồi.

Cung Tích Biền: Tân Truyện - Một thời nên vắng mặt

“MỘT THỜI NÊN VẮNG MẶT”, 
Tân Truyện của nhà văn CUNG TÍCH BIỀN, VĂN HỌC PRESS xuất bản năm 2021.

Bạt:Nguyễn Vy Khanh – Đặng Thơ Thơ – Lê Hữu

Tranh bìa:Hoàng Thị Kim

Thiết kế bìa:Hubert Phan

Sách được bán trên BARNES & NOBLE

Diễn Đàn Thế Kỷ xin trích đăng 4 chương đầu của tác phẩm này.


MỘT THỜI  NÊN VẮNG MẶT

một

 Lời âm u khói núi


Hãy rộng lòng với tôi những điều tôi đã nói. 

Hãy hiểu cho tôi những điều tôi chưa nói.

CTB


Gọi rằng, tập thể những con người có-mặt-chúng-tôi, là một khu rừng. Rừng rú ấy non thế kỷ qua chỉ toàn cây trái độc. Cây này tỏa chất/khí độc làm tàn héo cây kia. Cây nọ rụng trái/giống độc xuống làm què quặt mầm non khác.


Gregory B. Poling: Các Quốc Gia Đông Nam Á Cứng Rắn Với Trung Quốc Trên Biển Đông (tạp chí Asia Times, Mặc Lý dịch)

(Ghi chú từ ND - Đây là bản dịch bài viết của Gregory B. Poling, trên tạp chí Asia Times ngày 23/01/2023, trích lại từ East Asia Forum. Tác giả là nhà nghiên cứu cao cấp, Giám Đốc Chương Trình Đông Nam Á và Sáng Kiến Minh Bạch Trong Hàng Hải Á Châu, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), Washington, DC)

***

Lần đầu tiên trong một thập niên, sự kiểm soát của Trung Quốc trên những vùng biển đang tranh chấp không thể tiến triển thêm trong năm 2022 đầy biến động – Gregory B. Poling.


Tình hình ở Biển Đông vẫn chưa ổn định. Tàu bè Trung Quốc thường xuyên gây ra các cuộc chạm trán nguy hiểm và ngày càng leo thang với tàu của các quốc gia khác trong suốt năm 2022. Nhưng lần đầu tiên sau một thập niên, sự kiểm soát của Bắc Kinh đối với các vùng biển đang tranh chấp không có tiến bộ nào đáng kể.

Nguyễn Xuân Thọ: Cảm nhận quê nhà

Cảm nhận quê nhà (3) – Chủ nghĩa Tư bản Công nông

Cả 5 năm qua tôi đều hưởng Tết Việt Nam. Tết ta đã đổi hướng theo “bốn chấm không”. Thức ăn đa số được đặt về nhà. Đồ cúng, đồ biếu được bày bán đầy đường thành các xuất to nhỏ như kim tự tháp tý hon bọc giấy bóng kính sặc sỡ. Cá, chim phóng sinh được cung cấp, thu lại, quay vòng như đồ ve chai. Dân chúng đổ đến chùa chiền đang mọc lên như nấm để cầu an, phúng viếng. Tiền mừng, lì xì được đổi ở ngân hàng trước cả tháng, phải mất cả buổi để xếp vào các phong bì in sẵn…Chỉ có lời chúc tết đêm 30 trên TV thì vẫn như cũ.

Làn sóng công nghiệp hóa đang thay đổi mọi mặt của xã hội. Sau một thời gian dài chộp giật bằng lừa đảo, cướp đất, buôn cổ phiếu, bán tài nguyên, nhiều nhà tư bản đã bắt đầu đi vào chiều sâu. Thép Hoà Phát, lốp Caosumina, kính Chu Lai, cáp điện Trần Phú, nhựa Long Thành, ống nước Bình Minh… chỉ là một vài đơn cử.

Trần Trung Đạo: Buổi sáng qua đồi

Hình minh hoạ, Trần Trung Đạo

Sóng vẫn gọi từ ngày anh xa biển
Bờ cát trôi cuốn mất tuổi tên mình
Một buổi sáng qua đồi nghe nước chảy
Cội thông già quên nhớ chuyện hồi sinh

Anh đứng lặng nhìn mây bay trên núi
Thương đời mình hơn nửa kiếp đi hoang
Từ dạo ấy rừng phương đông ngút cháy
Con sông nào từng nhánh nhỏ lang thang

Anh vẫn hát bài tình ca thuở đó
Trong những chiều rất lạnh thiếu quê hương
Và đôi lúc một mình đêm khuya vắng
Anh ngồi mơ tha thiết buổi lên đường

Tin Sách: "Tháng Năm là mộng đang đi”, Nguyễn Thị Khánh Minh

Văn Học Press

22 Agostino, Irvine, CA 92614 USA  
vmail: +1-949-981-3978
Facebook: Van Hoc Press


Trân trọng giới thiệu:

tháng năm là mộng đang đi


Thơ

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH

VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2023




Trần Hoàng Phố: Vũ điệu mưa

Hình minh hoạ, Vtr.org.vn

1-

Trời tháng giêng 

mà sao Huế vẫn mưa và trời rét lạnh 

Mưa

Gió lạnh thổi vào trong thịt da hoài niệm

Sao mùa xuân trở lại

Mà trời vẫn mưa và rét mướt trong hồn


2-

Trên cái bóng của nhớ và quên

Màn mưa bỗng trắng xoá ký ức

Bước chân mưa rơi vào khoảng trống lạnh

Trên nhịp buồn hò hẹn

Trên bóng hình lạnh giá

Trên khuôn mặt quá khứ lặng yên

Trên nỗi bùi ngùi ray rứt hồi tưởng 

Mưa

Trắng xoá cả bầu trời hoài niệm

Nhớ thương ngủ vùi trong chăn chiếu lạnh 


Tranh Mèo Của Họa Sĩ Nguyễn Đình Đăng

Họa sĩ Nguyễn Đình Đăng sinh năm 1958 tại Hà Nội, hiện sống tại Nhật Bản, nơi ông nghiên cứu lý thuyết vật lý hạt nhân tại viện RIKEN đồng thời vẽ tranh và tham gia triển lãm thường niên của hội Mỹ thuật Chủ Thể (主体美術協会) tại Bảo tàng Mỹ thuật Tokyo. Ông là hội viên của hội này từ năm 2005 và của hội Mỹ thuật Việt Nam từ năm 1987.

Với kinh nghiệm 50 năm vẽ sơn dầu và hơn 50 năm vẽ dessin, trong thời gian 9 năm (2009 - 2018) Nguyễn Đình Đăng đã làm 9 thuyết trình và viết hơn 40 chuyên khảo để truyền bá kỹ pháp vẽ sơn dầu nhiều lớp của các bậc thầy Cổ điển và các hiểu biết về chất liệu sơn dầu tới các sinh viên mỹ thuật và các họa sỹ Việt Nam. Những kiến thức của ông được tập hợp lại trong 2 cuốn sách “Kỹ thuật vẽ sơn dầu”Nghệ thuật dessin, đều do Công ty Cổ phần Văn hóa Đông A và NXB Dân trí xuất bản năm 2018 và 2022.

Đón chào năm Quý Mão, họa sĩ Nguyễn Đình Đăng có bộ tranh Mèo Quý Mão rất đặc sắc. Diễn Đàn Thế Kỷ xin giới thiệu vài bức trong bộ tranh này:



Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2023

Trần Mộng Tú - Khai bút: Ngày Mới

A white flower in a potDescription automatically generated with medium confidence
Hình minh hoạ, Cường Tống

Ngày tháng cũ còn để một vệt dài trên hiên

con chim đậu trên ống khói nhà hàng xóm

cất tiếng hót nghe rất lạ

nó đang gọi năm mới tới

màu hồng của đám mây chiều qua còn sót lại

rơi xuống dòng sông

nén nhang được thắp lên

cắm trên thềm quá khứ


Làn khói mỏng ngập ngừng vào trước cửa

những tấm hình trên bàn thờ

nghiêng xuống

những cặp mắt dịu dàng

nhìn cái nhìn cổ tích


Trần Trung Đạo: Tình người như mùa Xuân


Một lần tôi từ Houston về lại Boston trong cơn bão tuyết. Tuyết rơi lớn đến độ phi đạo không an toàn để phi cơ hạ cánh. Phi cơ bay thấp. Tôi có thể nghe tiếng tuyết đập vào thân máy bay xào xạc như có thể làm chiếc hộp kim loại mong manh kia vỡ nát bất cứ lúc nào. Phi cơ vần vũ trên không phận Boston cho đến khi gần hết xăng phải bay ngược lại phi trường Providence, cách Boston 45 dặm. Tuyết ở Providence cũng rất dày tuy không bằng Boston.

Trạm kiểm soát không lưu không có chọn lựa nào khác nên phải cho phi cơ hạ xuống trong tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tiếng cọ xát của đôi cánh máy bay cắt xuyên qua lớp tuyết dày như tiếng lụa xé. Tôi đoán thầm, tất cả hành khách chắc đang thề thốt sẽ không bao giờ đi máy bay lần nào nữa. Sau khi hạ xuống xong, phi cơ đậu ngay cuối phi đạo vì không đủ sức để lăn vào cửa. Hành khách phải bước xuống và lội lên 20 phân tây tuyết để vào hành lang phi trường.

Trần Mộng Tú: Yêu nguyên cả mùa Xuân

Hình minh hoạ, Haycafe

Qua rồi mùa Đông, trên những cây hoa Đào khô ran, sần sùi ngoài đường phố hay trong những khu vườn nhà mình, nhà hàng xóm. Bắt đầu nhìn thấy những chiếc lá nõn màu xanh nhàn nhạt từ từ xuất hiện và chỉ mấy hôm sau, ở cửa sổ nhìn ra những chiếc nụ lá đó đã nở tung những chùm lá nõn, rồi tiếp theo là những nụ đào đua nhau xuất hiện.

 A! Hoa Đào đã về, trời đất vào Xuân rồi. 

Trời đất vào Xuân cả con người cũng vào Xuân nữa. Tối qua đọc một đoạn thơ của Thi Sĩ người Ba Tư Khalil Gibran nói:


Do not love half lovers

Đừng yêu phân nửa người tình


Ai mà đem cắt được người tình ra làm hai dù theo nghĩa đen hay nghĩa bóng. 

Cũng như không ai có thể chỉ yêu một nửa mùa Xuân. Sẽ bối rối lắm vì không biết sẽ chọn chiếc lá xanh non hay bông hoa đỏ, hoa Đào đơn, hoa Đào kép, hoa Đào hồng nhạt hay hoa Đào hồng đậm. 

Làm sao cắt được bông hoa ra làm hai để yêu một nửa mùa Xuân. 

Khi những đóa hoa Đào nở tung trên những con đường trong phố thì mùa Xuân thực sự trọn vẹn, không phải một nửa hay một góc mùa Xuân nữa.


Hải Di Nguyễn: 50 năm Hiệp định Paris: Việt Nam trên ván cờ chính trị thế giới

 27/1/2023 là tròn 50 năm ngày ký Hiệp định Paris, để Mỹ rút quân khỏi cuộc chiến Việt Nam. 

Nhìn lại Hiệp định Paris sau nửa thế kỷ, tôi phỏng vấn ông Từ Thức, ký giả của miền Nam có mặt theo dõi hội đàm từ đầu đến cuối; sử gia Lê Mạnh Hùng; và kỹ sư Nguyễn Gia Kiểng, người sáng lập và đứng đầu Tập hợp Dân chủ Đa nguyên. 

Hiệp định Paris có những lỗ hổng nào? 

Hiệp định Paris là hiệp định chấm dứt chiến tranh, ký ngày 27/1/1973. Các bên đàm phán chính thức là Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Bắc Việt), Việt Nam Cộng hòa (Nam Việt Nam), và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam). 

Ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam “được coi như là một trong hai “bên miền Nam” trong khi ai cũng biết nó không có thực chất nào cả mà chỉ là một danh xưng rỗng nghĩa. Lực lượng cộng sản chiến đấu tại miền Nam hoàn toàn của Hà Nội và do Hà Nội điều khiển.


Bùi Văn Phú: Nhớ về ngày 27-1 năm mươi năm trước

Năm 1972 là quãng thời gian với nhiều lo âu cho tôi và các bạn nam sinh cùng lớp vì hết niên học chúng tôi phải qua kỳ thi Tú tài I, đậu hay rớt tương lai sẽ là những khúc rẽ cuộc đời. Tôi học lớp 11 ban B toán lý hoá, ngoài những giờ trong lớp tại trường Nguyễn Bá Tòng Gia Định tôi còn đi học luyện thi ở trường Hàn Thuyên nằm trong một ngõ trên đường Chi Lăng để cố gắng thi đậu, mừng cho chính bản thân và là niềm vui cho gia đình.

Còn ba tháng nữa đến ngày thi, cuối tháng 3-1972 bộ đội cộng sản Bắc Việt mở ra các cuộc tấn công vào miền Nam mà báo chí gọi là “Mùa Hè Đỏ Lửa”, từ Quảng Trị, Kontum vào Bình Long, An Lộc. Không như những cuộc tấn công du kích hồi Tết Mậu Thân 1968 vào nhiều tỉnh thành, lần này bộ đội cộng sản đem cả xe tăng, đại pháo tràn qua vĩ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Trị.


Đại uý Không quân Trần Thế Vinh, một cựu học sinh trường Nguyễn Bá Tòng, đã trở thành anh hùng diệt tăng T-54 và đã bỏ mình trong một phi vụ khi chiến đấu cơ của anh trúng đạn phòng không nơi tuyến đầu tổ quốc.


Trương Nhân Tuấn: Hiệp định Paris 27 tháng Giêng năm 1973: 50 năm nhìn lại

Ông Trương Nhân Tuấn,
nhà nghiên cứu 
 về lãnh thổ,
biên giới, biển đảo và luật quốc tế
1/ Hiệp định Paris 27 tháng Giêng 1973 về Chấm dứt chiến tranh và Thiết lập lại hòa bình (từ nay gọi là Hiệp định Paris 1973). 

Nguyên thủy gồm hai bản được đánh dấu (a) và (b), nội dung hầu như không khác nhau. Cả hai bản được lưu trữ ở Liên Hiệp Quốc, do phía Mỹ đệ trình, ngày 13 tháng Năm năm 1974. 

Hiệp định được viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt, cả hai đều có giá trị tương đương như nhau.

Ngoài ra Mỹ còn đính kèm hồ sơ lưu trữ Liên Hiệp Quốc văn bản thứ ba, đánh dấu (ab), là bản tuyên bố chung cuộc Hiệp định Genève 1954 về vấn đề thiết lập nền hòa bình tại Đông Dương. 

Hiệp định Paris 1973 có 9 Chương và 23 Điều. 

Chương 1, gồm điều 1, nói về Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân VN. 

Chương 2, từ điều 2 đến điều 7, nói về “chấm dứt chiến sự và rút quân”. 

Chương 3 gồm điều 8 nói về việc trao trả tù nhân.

Chương 4, từ điều 9 đến điều 14, nói về việc thực hiện quyền dân tộc tự quyết của nhân dân miền Nam.

Chương 5 gồm điều 15 nói về việc thống nhứt đất nước và vấn đề quan hệ giữa miền Bắc và miền Nam.


Ngô Nhân Dụng: Hy vọng năm Con Mèo

Thử ném một cô mèo từ trên lầu xuống đất, cô lập tức đứng dậy ngay, vững vàng trên cả bốn chân – nói rõ ‘bốn chân’ để tránh hiểu lầm. Năm Con Mèo hy vọng thế giới sẽ đứng lên được, sau khi bị rớt xuống quá sâu trong mấy năm trước.

Bệnh dịch Covid–19 bắt đầu từ năm Con Gà, có thể đổ lỗi cho ông trời, qua bàn tay mấy ông “con trời” ở Vũ Hán. Cơn bệnh đẩy kinh tế khắp thế giới đi xuống từ năm Con Chó vì nhiều người không thể làm việc; qua năm Con Heo, Con Cọp, xuống thấp nhất. Cuối năm ngoái những công ty kỹ thuật cao cắt 10% số nhân viên. Microsoft cho 10,000 nghỉ; Amazon 18,000; Alphabet 12,000, cao nhất từ 25 năm nay; Sales Forces cắt 8,000. Tổng cộng 200,000 công nhân kỹ thuật cao mất việc trong năm qua.

Nhưng trong cả nền kinh tế các xí nghiệp vẫn thiếu người làm; trong một tháng tuyển thêm 200,000 người mới. Tỷ lệ thất nghiệp xuống 3.5%, thấp nhất trong nửa thế kỷ. Có 2.6 triệu công việc làm đang tuyển người còn bỏ trống, các nhà kinh tế không thể hiểu tại sao, theo bản tin Bloomberg. Một lý do là nhiều người chưa muốn đi làm vì vẫn sợ nhiễm bệnh. Trong năm Con Mèo họ sẽ bớt lo ngại thì kinh tế sẽ hưng khởi.

Nhật Hiên: Đầu năm Quý Mão 2023: Trò chuyện thời sự với một người làm thơ “thế sự”

Nhà báo, nhà thơ Ngô Quốc Phương
Một trong những cộng tác viên trang thơ của Diễn Đàn Thế Kỷ, anh Ngô Quốc Phương, cựu Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội, người có thơ, truyện ngắn, hay tản văn đăng tải trên một số tạp chí văn nghệ, tập san mạng như Hợp Lưu, Văn Việt, Da Màu, Talawas, hay Diễn Đàn Thế Kỷ, với một số thử nghiệm trong thể tài thơ ca, văn nghệ được cho là gắn với thế sự, thời sự... 

DĐTK có dịp trao đổi với anh về những vấn đề thời sự–văn chương đầu Xuân Quý Mão 2023.

DĐTK: Là người được biết đến gần đây trên mạng và một số tạp chí, tập san văn nghệ Việt ngữ online với thể tài “thơ thế sự”, như chúng tôi tạm gọi như thế, anh có bình luận hay dự đoán gì về tình hình chính trị của Việt Nam trong năm mới Quý Mão 2023?

NQP: Trước hết, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn tới Ban Biên tập Diễn Đàn Thế Kỷ đã ưu ái dành cho tôi cuộc trao đổi đầu Xuân này, và nhân đây xin gửi tới Ban Biên Tập, Tòa soạn và toàn thể độc giả Diễn Đàn Thế Kỷ lời chúc năm mới an khang, thịnh vượng. Xin được cảm ơn câu hỏi của DĐTK, nhưng quả thực là rất khó trả lời. Tuy vậy, nếu có thể vắn tắt và trên góc nhìn, quan điểm hoàn toàn cá nhân, tôi cho rằng Việt Nam hiện đang trong một quá trình chuyển đổi, biến đổi ở bên trong, kết quả của nó thế nào, cụ thể diễn ra ra sao, thì còn cần theo dõi, xem xét cụ thể.


Trần Doãn Nho: Đọc sách “Hội họa Trung Quốc” của dịch giả Nguyễn Phố


Dịch giả Nguyễn Phố và bìa trước của dịch phẩm “Hội Họa Trung Quốc”
(Hình: TDN)

“Hội Họa Trung Quốc”, nguyên bản chữ Hán của Từ Kiến Dung, do Nguyễn Phố dịch và chú thích, xuất bản tại Huế năm 2013,  Đây là một tác phẩm nghiên cứu về hội họa rất công phu, đề cập dến nhiều khía cạnh phức tạp khác nhau trải qua quá trình lịch sử của một trong những nền hội họa lớn nhất của nhân loại. Về mặt phiên dịch, dù gặp phải đủ thứ thuật ngữ, vừa trong lãnh vực chuyên môn hội họa vừa trong lãnh vực thuần túy ngôn ngữ, dịch giả Nguyễn Phố đã chuyển qua Việt ngữ bằng một lối văn trong sáng, dễ hiểu, khiến khi đọc, ta có cảm tưởng như đọc một văn bản nghiên cứu được viết bằng tiếng Việt. Trả lời cho một câu hỏi tự đặt ra trong “Lời nói đầu”, là một người “ngoại đạo” đối với hội họa, tại sao dám mạo muội làm một công việc không phải chuyên môn của mình, Nguyễn Phố nêu ra bốn lý do:


Margaret M. Pearson, Meg Rithmire & Kellee S. Tsai: Chủ Nghĩa Tư Bản Đảng-Nhà Nước của Bắc Kinh Đang Thay Đổi Kinh Tế Thế Giới Như Thế Nào (Tạp chí Foreign Affairs, Mặc Lý dịch)

(Đây là bản dịch bài viết trên tạp chí Foreign Affairs, ngày 06 tháng 12, 2022, do ba học giả Margaret M. Pearson, Giáo sư khoa Chính Phủ và Chính Trị, đại học Maryland ; Meg Rithmire, Phó Giáo sư Quản Trị tại trường Thương Mại Harvard, đại học Harvard; và Kellee S. Tsai, Liên Khoa Trưởng Liên Khoa Khoa Học Xã Hội  và Nhân Văn, giáo sư Khoa Học Xã Hội tại đại Học Khoa Học và Công Nghệ Hong Kong. - ND)


Kể từ cuối thập niên 1970s, khi Trung Quốc mở cửa ra với thị trường thế giới, thương mại phát triển vượt bậc và con người cực kỳ lạc quan. Nhiều người cho rằng sự phụ thuộc lẫn nhau  về kinh tế với Trung Quốc là con đường dẫn đến hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới. Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp Mỹ và nền kinh tế Trung Quốc đã neo giữ mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc và được coi là bằng chứng cho thấy Trung Quốc nhờ “toàn cầu hóa mà hiền lành hơn”. Một số nhà quan sát tuyên bố một cách rất tự tin là Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang “chơi trò chơi do chúng ta vạch ra ” trong nền kinh tế thế giới tân tự do. Khẳng định của Immanuel Kant rằng “tinh thần thương mại không thể cùng tồn tại song song với chiến tranh” một lần nữa lại được người ta xem là chân lý.


Ngu Yên: Chủ Nghĩa và Kịch Phi Lý

Phi Lý, được văn học xem là một chủ nghĩa (Absurdism), nhưng trước đó, nó là thái độ văn hóa, và trước đó nữa, nó là trạng thái sống.

Kinh nghiệm sống qua nhiều thế hệ, phi lý đầy dẫy trong lịch sử. Qua một đời người, ai cũng có thể cảm nhận, phi lý diễn ra hàng ngày. Đến mức quá quen thuộc khiến người ta xem phi lý là chuyện đương nhiên, bình thường, tất có. Ngược ngạo thay! phi lý không cần biện minh, trong khi hữu lý lại cần giải thích, thuyết phục, thưa kiện, và bị nghi ngờ.

Đó chẳng phải là lý do con người đi tìm chân lý, công lý vì chúng ta sống với phi lý? Cũng luận điệu này, vì con người sống với khổ đau, buồn bã, nên mới đi tìm hạnh phúc và niềm vui? Vì con người sống với chết nên phải tìm đến Chúa và Phật? Vì con người sống cô đơn, nên mới thèm thuồng tình cảm, mong đợi cảm thông?

Nói một cách khác: phi lý là trạng thái sống căn bản, liên tục, và vĩnh viễn. Nhận thức được điều này, giống như người vừa sinh ra đã bị khuyết tật, không thể làm gì khác hơn là sống với nó suốt đời. Một người ngụp lặn trong phi lý, phải biết cái phi lý, ăn ngủ với nó, như kẻ bị sứt môi vẫn phải nói, phải hôn, phải cười cho đến hơi thở cuối cùng.

Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy

 

CHƯƠNG MƯỜI LĂM

Sáng hôm sau lúc Ngọc thức dậy thì cửa sổ vườn sau đã hé mở. Trên bàn để hai cốc cà-phê phin và Thanh ngồi ở ghế đợi chàng.

“Chị dậy sớm thế. Bây giờ mấy giờ rồi?”

Thanh nói:

“Tôi không biết mấy giờ nhưng trời đã tảng sáng. Mời anh dậy uống cà-phê phin, ăn sáng rồi ngắm hoa lựu còn ướt sương. Tôi đã đem nước lên anh rửa mặt. Phải cái anh chịu khó rửa khăn tôi vậy. Tôi đã giặt sạch rồi. Bây giờ thì tha hồ nhiều nước. Tôi đã thuê người gánh đầy hai chum lớn. Đêm qua anh ngủ yên chứ.”

Nàng có ý nói dằn vào chữ “yên”, Ngọc nói:

“Tôi đã có sẵn khăn ở trong túi.”

Lúc ra chỗ thau nước, Ngọc hỏi có gì ăn sáng không:


Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2023



Tranh Mèo của họa sĩ Nguyễn Trọng Khôi. Người sưu tập: Mrs. Nguyệt Phụng



Trần Mộng Tú: Năm Mới

Hình minh hoạ, Karolina Grabowska 
Chúng ta sẽ mở cuốn sách. Trang nào cũng còn không. Chúng ta sẽ tự viết những chữ xuống. Cuốn sách có tựa là Cơ Hội, và chương đầu là Năm Mới (1)


Ước gì những dòng nước trước mặt ta êm ả quanh năm, những cánh buồm trắng thỉnh thoảng xuất hiện khoe vẻ quyến rũ, tinh khiết cùng những chiếc xuồng máy khỏe mạnh, trẻ trung với tiếng cười của những người chơi trượt nước; bên dưới dòng nước cá lớn không ăn cá bé; con rùa, con ốc có chỗ riêng của nó, những đám rong nhẹ nhàng rung động, cát nằm yên ả, hàng vi lô thỉnh thoảng xào xạc gió vào mùa tuần tự: Xuân,Hạ,Thu Đông.

Ước gì con đường luân lưu trong thành phố, những quốc lộ xuyên bang, xe cộ qua lại nhường nhịn nhau, mùa Hạ khô ráo cũng như ngày Đông, tháng gió, mùa Xuân cũng như mùa Thu, bánh xe lãng tử lăn đều trong thái bình, nhường nhịn, tránh né nhau, không có tai nạn nào đáng gọi là trầm trọng.

Nguyễn Hưng Quốc: Báo Tết và văn hóa Tết

Bìa báo xuân Sài Gòn thập niên 1950,nguồn VNExpress

Từ thập niên 1930, báo Tết đã trở thành một hiện tượng nổi bật trong sinh hoạt mừng xuân của người Việt Nam. Bên cạnh những “thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ”. Bên cạnh những “cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”. Bên cạnh? Không phải. So với các món Tết cổ truyền vừa kể, vị thế của báo Tết quan trọng hơn nhiều. Ngày nay, cây nêu, câu đối đỏ hay dưa hành chỉ còn là những kỷ niệm, có khi thật xa vời, hun hút nằm ngoài trí nhớ của nhiều người Việt Nam. Riêng pháo thì, từ nhiều năm rồi, bị cấm; và thịt mỡ thì dần dần, cùng với đà phát triển của kinh tế, không còn là một giá trị điển hình cho ngày Tết nữa. Trong khi đó báo Tết không những không suy giảm mà càng ngày càng phát triển, từ trong nước ra đến hải ngoại. Đâu đâu cũng có báo Tết. Báo chuyên nghiệp ra số Tết đã đành. Ngay cả các đặc san của các hội đoàn cũng chọn dịp Tết để ra báo như để cố góp vào cái rừng báo Tết vốn đã rậm rạp của người Việt bằng chút hương hoa địa phương.

Inrasara: Người Cham ăn Tết như thế nào

 Cham là dân tộc ham chơi. Trà Vigia viết bỡn: 

Chàm làm là làm chơi, chơi thì chơi thiệt“. 

Chuẩn không cần chỉnh luôn. Tôi hơi khác, hơn mươi năm trước, ở tập thơ Lễ Tẩy trần tháng Tư, tôi viết:

Văn hóa Champa là văn hóa đùa vui

Chịu chơi cả trong đau khổ.

Câu thơ được một nhà nghiên cứu dùng làm đề từ cho công trình của mình. Vậy ta thử xem Cham chơi Tết như thế nào nhé.

 

Pangdurangga gồm hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận bốn thập niên trước, khi mùa mai vạn thọ vàng rực núi đồi, là chúng tôi biết Tết đến. Cả rừng mai vạn thọ, trải dài hơn ngàn mẫu khoảng rừng thưa vùng Vĩnh Hảo. Lên trên nữa là mai núi. Cũng bạt ngàn. Kể rằng, sẵn trời ban tặng nguồn suối thiên nhiên, khi xưa vua Chế Mân cho trồng hai loại mai để cùng công chúa Huyền Trân du xuân. Ông vua hào hoa này chưa hưởng trọn mùa mai, đã đi biệt, mang theo luôn bí ẩn cuộc tình đẹp đầy éo le vào đêm mờ lịch sử.


Đinh Quang Anh Thái: Chiều cuối năm thăm tác giả “Áo Mơ Phai”

“Tình ca, những tiếng nói thiết tha và tuyệt vời nhất của một đời người bao giờ cũng bắt đầu từ một nơi chốn nào đó: một quê hương, một thành phố, nơi người ta đã yêu nhau. Tất cả mùa màng, thời tiết, hoa lá, cỏ cây của cái vùng đất thần tiên đó, kết hợp lại làm nên hạnh phúc, làm nên nỗi tiếc thương của chúng ta. Em đâu ngờ, anh còn nghe vang tiếng em trong tất cả những tiếng động ngù ngờ nhất của những ngày sung sướng đó. Tiếng gió may thổi trên những cành liễu nhỏ, tiếng những giọt sương rơi trên mặt hồ, tiếng guốc khua trên hè phố, ngần ấy thứ tiếng động ngân nga trong trí tưởng anh một thửa thanh bình nào, bây giờ đã gần im hơi, nhưng một đôi khi vẫn còn đủ sức làm ran lên trong ký ức một mùa Hè háo hức, một đêm mưa bỗng trở về. Gió cuốn từng cơn nhớ, anh bỗng nhận ra, anh vẫn còn yêu em, dù chúng ta đã xa nhau như hai thành phố.”

Hình 1: Tác giả Áo Mơ Phai (xoay lưng) và nhà báo Đinh Quang Anh Thái.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn mở đầu như thế, trong chương trình “Nhạc Chủ Đề Tình Ca Quê Hương” do anh phụ trách hàng tuần vào mỗi tối Thứ Năm trên làn sóng Đài Phát Thanh Sài Gòn trước năm 1975.

Nguyễn Thị Minh Ngọc: Đinh Trường Chinh – Trút Nỗi Đau Đời vào Thơ, Họa

Tranh tự họa của Đinh Trường Chinh
Một trong những họa sĩ có tranh được chọn làm bìa sách nhiều ở hải ngoại, phải kể đến họa sĩ Đinh Trường Chinh. 

Nhiều người nói tranh của Chinh đẹp nhưng buồn. Cũng có người thích tranh Chinh vì nỗi đơn độc, hoài xứ, trong trẻo mà đau đời vương vất trong đó như những câu thơ của Chinh. 


“…căn nhà có thể sẽ cháy xém ngày mai.

hay ngập úng trong nước.

tất cả sẽ tro tàn

cái rương ký ức dưới tầng hầm

đã mất chìa khóa lâu lắm rồi

đừng ngoái nhìn lại nữa…

(trích ĐI THẬT XA- Đinh Trường Chinh)


Tháng Giêng, cách đây bảy năm, là tháng mà chúng ta chia tay người cha tài hoa của Đinh Trường Chinh, họa sĩ Đinh Cường. Theo nhận định của thi sĩ Chân Phương, Đinh Cường.là người họa sĩ đã có hàng trăm bức họa biểu hiện tượng trưng giá trị, được cho là đã làm giàu cho tâm linh và mỹ thuật Việt Nam. Ông sanh năm 1939 tại Thủ Dầu Một, VN, học sinh trường Pétrus Ký Sài Gòn, tốt nghiệp Trường Mỹ Thuật Huế năm 1963 và tốt nghiệp trường Mỹ Thuật Quốc Gia, Sài Gòn năm 1964, từng giảng dạy tại trường Đồng Khánh, và sau đó là Trường Mỹ Thuật Huế. Từ năm 1989, ông cư ngụ tại Burke, Virginia, Hoa Kỳ. Ông đã 25 lần tổ chức triển lãm độc lập và 21 lần tham dự các cuộc triển lãm tập thể trong suốt thời gian từ năm 1965 tới 2006, từng đoạt huy chương bạc liên tiếp hai năm 1962, 1963 tại Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn.


Tranh Đinh Trường Chinh

Ngày cuối mùa hè


Hà Vũ Trọng: Khi những con mèo nổi tiếng 15 phút của Andy Warhol

Andy Warhol, hình Wikipedia

Tất cả bắt đầu với một cô mèo nhỏ màu xanh tên Hester. Sau đó thì thành viên mới là chàng Sam xuất hiện và phải lòng nàng ngay từ cái nhìn đầu tiên, chẳng mấy chốc, những bé Sam nối tiếp nhau ra đời, một đàn 25 con trong căn hộ, và chúng đều mang cùng tên của bố. Trong khi lũ mèo vui sướng nô đùa chạy khắp xưởng vẽ của chú Andy, giữa những lon súp của chú, mà chú biết rằng mọi thứ rồi sẽ phải thay đổi. Vì vậy, chú Andy đã nghĩ ra một cách tuyệt vời để khiến những con mèo của mình trở nên nổi tiếng và cũng để dễ tìm ra nhà hơn nếu như chúng có thất lạc. Đó là kí ức thời thơ ấu của người cháu trai James Warhola (vốn là hoạ sĩ minh hoạ truyện thiếu nhi) về những chuyến lên thành phố New York để thăm chú Andy Warhol. Và kỉ niệm này cũng đã truyền cảm hứng cho Warhola viết cuốn truyện tranh cho trẻ em, Uncle Andy’s Cats (Những con mèo của Chú Andy), xuất bản năm 1987, trong đó ông minh hoạ một câu chuyện dễ thương, hài hước và ấm cúng về ngôi nhà đầy nhóc mèo của một nghệ sĩ nổi tiếng.