Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2022
Linda Lê: Tôi còn nhớ (Je me souviens) (Đào Trung Đạo chuyển ngữ)
Linda Lê sinh năm 1963 tại Dalat, Việt Nam, cha gốc Việt, mẹ gốc Pháp,14 tuổi cùng mẹ và chị em "hồi hương" qua Pháp (cha ở lại Việt Nam), năm 1981 học tại Lycée Henry IV để chuẩn bị thi vào École Normale Supérieure nhưng không đậu nên vào học Sorbonne. Tiểu thuyết đầu tay xuất bản năm 1984. Đã xuất bản trên hai muơi tiểu thuyết và khảo luận: Autres jeux avec le feu, Les aubes, Calomnies, Lettre morte, Les trois Parques, Voix, Personne, Lame de fond... (đều do Christian Bourgois xuất bản), Tu écriras sur le bonheur (Presses Universitaires de France P.U.F. xb), Les évangiles du crime (Julliard xb), Marina Tsvetaieva, Comment ça va la vie? (Jean-Michel Place, col. Poésie xb.) Một vài tác phẩm của Linda Lê đã được dịch sang tiếng Việt như: Tiếng Nói (VOIX Nguyễn Đăng Thường dịch, nxb Văn – USA,) Vu Khống (CALOMNIES Nguyễn Khánh Long dịch, nxb Nhã Nam – VN) và Lại Chơi Với Lửa (AUTRES JEUX AVEC LE FEU Nguyễn Khánh Long dịch dở dang Ba Nữ Thần Số Mệnh (LES TROIS PARQUES), Thư Chết (LETTRE MORTE do Bùi Thu Thủy dịch), Sóng Ngầm (LAME DE FOND do Hà Thanh Vân và Bùi Thu Thủy dịch, nxb Nhã Nam – VN), À l’enfant que je n’aurai pas, In memoriam, Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau…
****
Tôi còn nhớ ngày tôi đến nước Pháp. Tôi đã không được thấy Paris nhưng lại là Sarcelles, vùng ngoại ô ủ rũ trông giống như một người đàn bà chưa tỉnh rượu hẳn. Tại nơi tiếp đón, người ta cho chúng tôi ăn sáng bằng trái lê. Cái vị đầu tiên tôi biết về nước Pháp là vị trái lê của vùng Sarcelles.
Trần Trung Đạo: Bài thơ cuối năm hay nhất tôi được đọc
Gọi là thế hệ bởi vì đa số nhà văn nhà thơ cùng một tuổi. Họ là Trần Hoài Thư (1942), Lâm Chương (1942), Lê Mai Lĩnh (1942), Phạm Nhã Dự khoảng 1942, Trần Doãn Nho (1945) v.v… Trước 1975, họ biết nhau, chơi với nhau, viết chung một báo và nhiều trong số họ còn vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức cùng một khóa. Tổng cộng khoảng 30 chục người tính cả chúng tôi, những người cầm bút yêu mến họ thuộc thế hệ sau.
Họ mượn căn nhà của vợ chồng tôi để sinh hoạt chứ không phải tôi là một phần của họ. Tôi không biết nhiều về họ nên chỉ ngồi nghe. Những người họ gọi bằng tên, bằng “thằng”, bằng “nó” là những tên tuổi lớn mà tôi đọc và kính trọng từ Văn, Bách Khoa, Khởi Hành thời trước 1975.
Mỗi người trong số họ có vài “bí kíp” họ thích, có kỷ niệm và nhất là họ thuộc.
Chùm thơ cuối năm
![]() |
Minh họa: tranh Nguyễn Thanh Bình. |
Cuối năm
Hoàng Xuân Sơn
Ru tới chân xước thảo
Bến rực mù phương xa
Buổi chiều ăn mây tía
Nơi đâu cũng không nhà
@hxs.281222
Tự tình cuối năm
Quảng Tánh Trần Cầm
![]() |
Minh họa: Bức tranh Approaching snowstorm (1915) của họa sĩ Tom Thomson (1877-1917); Wikimedia |
1.
cơn lạnh bắc cực quất ngang thành phố
nụ hôn đông đặc trên khuôn mặt lạnh cóng
đọng long lanh trên cửa kính
một ngày khít khao trong khoảng cách với tay
mà mông lung mù mịt
khắc khoải như con chim trốn bão
ngơ ngác trên cánh đồng hiu quạnh
Nguyễn Đức Tùng: Giữ nắng gìn mưa (Thư gởi con trai)
Có lần cha và mẹ đánh mất con trong đám đông. Lúc con năm tuổi.
Đó là ngày trước lễ Giáng Sinh, chúng ta dẫn con đi mua sắm. Những cửa hàng đông nghẹt người giờ cuối cùng. Lẽ ra ta phải biết rằng đó là thời khắc cần cảnh giác. Mẹ con dặn kỹ hai cha con đứng đợi một chỗ trước khi đi sắp hàng ở hiệu bán quà, người xếp hàng dài nhiều vòng. Thế rồi một cuộc gọi điện thoại bất ngờ, một chuyện quan trọng gì đó làm ta mất tập trung mấy phút, không, chưa đầy một phút. Không phải, mấy giây thôi, và con biến mất.
Làm sao con có thể biến mất được? Nhưng đúng như thế. Vì chúng ta đứng sát tường, phía trước là cây cột lớn nên phản ứng tự nhiên là ta gọi lớn lên và chạy vòng quanh cây cột. Không thấy. Chỉ cần không thấy con thôi, tâm trí đã hoảng loạn. Khi bạn hoảng loạn, mọi phán đoán đều sai. Vì người đi dày đặc, không ai có thể chú ý đến ai nên ta buộc phải len lỏi qua hàng người chạy về phía trước, nơi có nhiều khả năng tìm ra con ở đó. Ta càng chạy càng hồi hộp, càng gọi lớn tên con. Có những người quay lại giúp đỡ, nhưng càng không nhìn thấy con đâu, phản ứng tự nhiên làm ta càng di chuyển nhanh hơn. Càng đi nhanh ta càng tưởng rằng sẽ có cơ hội tìm ra con.
Ngô Nhân Dụng: Bao giờ kinh tế Trung Quốc vượt Hoa Kỳ? Hay không bao giờ?
Cuối năm, ông Tập Cận Bình bắt buộc phải “quẹo chữ U,” đổi chiều 180 độ. Chế độ công an có thể bắt giam bất cứ một người nào không tuân phục bọn nắm quyền, với hệ thống kiểm soát tối tân bằng trí khôn nhân tạo, có thể nhận mặt, gọi tên hàng tỉ người dân, biết rõ ai đã làm gì, ở đâu, ngày giờ nào. Nhưng công an không nhận diện được và không bắt được mấy con virus!
Chưa đầy một tháng, số người mắc bệnh vọt lên gần một nửa dân số 1.4 tỷ, và đang tiếp tục tăng thêm. Nhiều tổ chức nghiên cứu tiên đoán số người chết trong năm 2023 sẽ lên một đến hai triệu. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách sai lầm ngay từ những ngày đầu.
Từ Thức: Tôi
N. hẹn sẽ gọi khi trở về Paris. Tôi có thói quen không trả lời điện thoại vì, với đàn ông, nói chuyện qua điện thoại là một cực hình, câu chuyện không ra khỏi ''oui, non, ờ, vậy hả ?, OK'', nhưng ngày đó ngồi, nằm, đi lại, đánh răng hay tắm rửa, lúc nào cũng rình chuông điện thoại.
Suốt ngày N không gọi. Gọi, N không trả lời.
Đâm lo. Đời sống thiếu gì những bất trắc. Hôm qua truyền hình loan tin một trực thăng rớt xuống một tiệm ăn. Một xe lửa trật đường rầy. Những người đàn bà bị bắt cóc khi chạy jogging. Hàng ngàn người ở Á Châu vào nhà thương vì ăn lẹ, nghẹn cơm. Cuộc đời không phải là một con sông êm đềm
Đi ra đi vào không yên, bồn chồn, lửa đốt trong bụng.
Gởi cho N. vài cái SMS, vẫn không thấy tăm hơi. N. ở trong một tình trạng không thể xử dụng điện thoại di động?
Mở laptop, tính viết cho N. một e–mail. Ngạc nhiên thấy hộp thư trống, không nhận được một cái mail nào.
Nguyễn Ngọc Hoa: Không bỏ bạn lại
Tháng Tám năm 1985. Thành phố Los Angeles với nhà cửa san sát và xe cộ đông như kiến hiện rõ dần dưới ánh nắng chiều, tiếng cô tiếp viên hàng không loan báo phi cơ chuẩn bị hạ cánh khiến tôi háo hức. Nhân đi công tác ở Palo Alto ở bắc California, tôi bay xuống Los Angeles chơi cuối tuần với vợ chồng Canh; Canh là bạn đồng nghiệp dạy ở Đại học Khoa học Kỹ thuật Minh Đức. Cuối tháng Sáu năm 1975, tôi đã gặp Canh trong trại tỵ nạn Pendleton, nhưng từ đó đến nay mặc dù thư từ và điện thoại thường xuyên, chúng tôi chưa gặp lại nhau. Canh mừng rỡ khoát tay lia lịa khi thấy tôi ở cuối jetway (hành lang dẫn từ phi cơ vào phòng đợi phi trạm). Hai đứa ôm chầm lấy nhau; tôi nhìn bạn từ đầu đến chân và cố dấu vẻ xúc động,
“Mày không chịu bơ sữa đế quốc hay sao mà người ngợm tang thương thế kia?”
“Còn mày trông như thằng cha thiếu thuốc, có khác gì tao? Chúng mình già rồi Ba Hoa ạ,” Canh đỡ lấy chiếc cặp da trên tay tôi.
“Cô Lòng Heo. . . à Long Huê có khỏe không? Chiều nay cô ấy đi làm hả?”
Ngày còn là sinh viên ban Điện tử của Đại học Khoa học Sài gòn, Canh bị bạn bè gọi đùa là “Tiết Canh.” Khi Canh cặp bồ với cô sinh viên lớp Lý Hóa Nhiên (hay “chứng chỉ” SPCN) Long Huê người Việt gốc Hoa quê ở Rạch Giá, lũ bạn bèn tức cảnh sinh tình phang ngay cho nàng cái tên “Lòng Heo” để đi đôi với Tiết Canh cho . . . hợp duyên. Canh mỉm cười trách nhẹ,
Tin Sách: “Nu Na Nu Nống Xứ Mêman” và “Cõi Người Ở Lại” của Nguyễn Viện
Nhà văn Nguyễn Viện cùng lúc vừa cho ra mắt hai tác phẩm mới, NXB Cửa ấn hành, DĐTK xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
NU NA NU NỐNG – XỨ MÊMAN
Những câu chuyện đằm thắm và thơ mộng được gọi là cổ tích mới, kèm theo minh họa của họa sĩ Bảo Huân.
“Khi viết Nu Na Nu Nống- xứ Mêman, tôi nghĩ đến những đứa bé. Và tôi muốn có một món quà cho chúng.
Bằng một cách viết khác biệt hoàn toàn với tất cả những gì tôi viết xưa nay, từ văn phong đến đề tài... Tôi đã bỏ lại bên ngoài mọi buồn phiền, sự phẫn nộ và bất mãn trong cuộc sống, để nâng niu và thương yêu cuộc đời này như tôi muốn nó được hướng tới là sự tha thứ, hy sinh, lòng cao thượng và tình yêu con người dành cho nhau trong tác phẩm này, như một người mơ mộng. Tôi đã tự nhủ, nếu phải vất đi tất cả thì tôi chỉ xin giữ lại những câu chuyện cổ tích này.”(Nguyễn Viện trả lời trên BBC)
Trần Doãn Nho: Từ Coronavirus Đến “Dịch Hạch” Của Albert Camus
Siêu vi: một nghịch lý
![]() |
Siêu vi coronavirus (Hình: WIkipedia) |
Một tấm hình đẹp của siêu vi coronavirus (COVID-19).
Cái đẹp chết người!
Siêu vi, dịch từ chữ “virus”, có gốc la-tinh là “poison” (chất độc), tuy là một thực thể lan truyền rất nhanh và gây bệnh cho sinh vật nhưng điều lý thú (và khôi hài) là nó lại không được xem là sinh vật (living creature). Vì sao? Nó có mặt hàng tỷ năm trên trái đất với một cách tồn tại nghịch lý: sinh sôi nẩy nở không ngừng, nhưng không hề “sống” (alive), một loại “xác chết cử động” (zombie). Chẳng thế mà nó đã trở thành một đề tài tranh cãi không ngừng kể từ lúc được khám phá vào cuối thế kỷ thứ 19: sinh vật (living) hay phi-sinh-vật (non-living)?
Hoàng Quân:Duyên nợ văn tự
Mấy chị em tôi chia nhau mua nhiều loại báo: Làng Văn, Thế Kỷ 21, Văn, Văn Học… chuyền tay nhau đọc. Tôi “quen” Thế Kỷ 21 đã lâu, nhưng chỉ là quan hệ... đơn phương.
Vào những năm 90 của thế kỷ trước, tôi gởi bài đến tờ báo Măng Non, sau này đổi thành Văn Nghệ Trẻ của nhà văn Ngô Nguyên Dũng ở Tây Đức. Mãi năm 2003, tôi mon men vượt đại dương, tìm đến Làng Văn Canada. Được thời gian ngắn, anh Ngô Nguyên Dũng cho biết, báo Làng Văn phải đình bản, vì những khó khăn về tài chánh. Duyên văn nghệ của tôi với Làng Văn chưa kịp “bén” đã chấm dứt. Nghe chị Hoàng Nga “mách nhỏ”, tôi gởi bài đến Văn Học. Có lẽ địa chỉ hotmail của tôi bị nhầm là thư rác, junkmail, điện thư bị trả lại với lý do không giao thư được. Tôi vẫn tiếp tục viết, xếp trong “tủ”, lâu lâu đem ra đọc. Mỗi lần đọc, dặm thêm chút “mắm muối”. Khi thêm vài dấu chấm phết. Khi bớt đôi chữ “thì, là, mà”. Chị tôi, chị Hoàng Thanh Tâm, qua những hoạt động với trung tâm Độc Lập của Tây Đức, quen nhà báo Từ Nguyên, ông Trần Văn Ngô bên Pháp. Ông Từ Nguyên mời chị Thanh Tâm tham gia Văn Bút. Chị Thanh Tâm chuyển thư của ông Từ Nguyên đến tôi. Ông Từ Nguyên cho biết có làm việc với báo Thế Kỷ 21. Tôi thầm nghĩ, Thế Kỷ 21 “cao” quá. Được là độc giả đã quý rồi. Chứ nào dám mơ xa thêm. Đôi đũa tre mộc mạc của mình biết làm sao để “chòi” tới mâm son.
Hoàng Đình Tạo: Giá trị tự do dân chủ luôn bị thử thách qua lịch sử
I. GIÁ TRỊ TỰ DO DÂN CHỦ
A. TƯ TƯỞNG CÁC HỌC GIẢ THẾ KỶ ÁNH SÁNG
Vào thế kỷ 17,18 các tác giả tinh hoa về chính trị học đã liên tiếp đưa ra những tư tưởng khai phá mới về chính quyền và công dân, mang lại một trào lưu sinh động và cách mạng cho hai tầng lớp cai trị và bị trị .
Thomas Hobbes (1588–1679)
Sớm nhất là Hobbes. Ông ta chủ trương chỉ có khế ước xã hội giữa các công dân với nhau về các quyền tự nhiên. Nhưng sự thỏa thuận này được nhà cầm quyền điều phối, chứ không phải khế ước giữa nhà cầm quyền và công dân. Công dân chỉ tuân lệnh hay là chết. Ngay cả tôn giáo cũng phải lệ thuộc vào chính quyền. Hobbes vẫn ưa thích chế độ vương quyền hơn hết .
John Locke (1632–1704)
Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy
![]() |
CHƯƠNG MƯỜI HAI
Sáng hôm sau Ngọc lấy cớ ra Đảng bộ Tàu, ngồi lại nói chuyện ba hoa với một vài nhân viên để làm chậm cuộc đi lại. Chàng vui mừng thấy trời không có một đám mây nào; cả ngày hôm nay chắc nắng. Buổi sáng hơi mát nhưng chàng đoán mười giờ trở đi trời sẽ nắng gắt lắm.
Ngọc nghĩ đến những ngày nắng và có gió heo may ở vườn nhà; chị chàng mỗi khi đi qua chỗ nắng vẫn thường lấy cánh tay hoặc lấy vạt áo che trán cho đỡ nắng và thường bắt chàng phải đội mũ:
“Chú không biết nắng tháng tám nám bưởi à?”
Khí hậu ở Ma-Lì-Pố, chàng thấy giống như hệt khí hậu ở bên nước nhà; chàng vẫn thích nhất những ngày thu trong sáng có gió heo may; khi chàng còn ở quê nhà chàng thường ra ngồi dưới gốc cây nhãn ở bờ sông, nhìn ngắm những ngôi sao lấp lánh trên gợn nước. Hôm nay thấy trời nắng chàng lại vui vì một lẽ khác. Ngọc tự nhủ:
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2022
Trần Mộng Tú: Thơ Tuyết
Bướm Tuyết
Xô khung cửa hẹp bước ra
trăm con bướm tuyết bay sa xuống lòng
cánh nào gẫy vụn bên song
cánh nào gẫy giữa mênh mông mái hồn
Đông Trắng
Mùa đông trắng giữa mái nhà
câu thơ trắng giữ hồn ta vô đề
bông hoa trắng giữa đam mê
mối tình trắng xuống lời thề bỗng tan
![]() |
Hinh minh hoạ,NoName_13, Pixabay |
Hoa Tuyết
Đóa tan trên ngón tay gầy
Đóa tan giữa ngọn tóc mây hững hờ
đóa tan giữa một bài thơ
tình em đóa ấy bao giờ mới tan
Nguyễn Đức Tùng: Tuyết
![]() |
Hình minh hoạ, Albina White |
Thận Nhiên: Món hàng
“Dạ, có.”
“Món gì vậy? Sao tôi không thấy anh bày hàng ra như những người ở chợ này?”
“Dạ, tôi bán thời gian của cuộc đời của tôi. Món này không có hình thể cụ thể để bày, nhưng sau khi thương lượng và thỏa thuận thì tôi sẽ giao hàng cho người mua.”
“Anh giải thích rõ hơn đi, tôi chưa hiểu lắm.”
“Tôi sẽ chuyển thời gian trong quỹ đời tôi sang quỹ thời gian của đời người mua. Nghĩa là đời của tôi sẽ ngắn lại một thời lượng thỏa thuận và đời người mua sẽ dài ra đúng với thời lượng đó, như thể chuyển khoản trong giao dịch ngân hàng.”
“Bán thời gian của đời sống, lạ thường và thú vị đấy.”
“Mọi thứ đều có thể là hàng hóa. Từ bom nguyên tử, đến một quả thận đến tinh trùng. Thời gian cũng vậy thôi.”
Ngô Nhân Dụng: Mỹ được lợi hại những gì ở Ukraine?
Zelensky biết rằng Mỹ sẽ không viện trợ tất cả những thứ vũ khí mà Ukraine yêu cầu. Vì ông Joe Biden muốn tránh không để Vladimir Putin lấy cớ mở rộng cuộc chiến. “Khối NATO không muốn một cuộc chiến tranh trực tiếp với Nga,” ông Zelensky nói, “Họ không muốn thấy Thế Chiến Thứ Ba bùng nổ!” Tổng thống Biden cũng nghĩ như vậy. Nhưng ông Zelensky vẫn thấy cần thuyết phục quốc hội Mỹ, là cơ quan nắm “quyền chi tiền” cho Tòa Bạch Ốc!
Sự kiện ông Zelensky đứng nói trước các đại biểu cả hai viện quốc hội ở Washington đã là một thông điệp mạnh mẽ. Tháng 11 năm ngoái, Mỹ đã khuyến cáo ông rằng chắc chắn Putin sẽ đánh, và đề nghị kế hoạch giải cứu ông ra khỏi thủ đô Kyiv. Các nước Âu châu cũng nghĩ rằng quân Nga sẽ chiếm được Kyiv trong vài ngày, và biết rằng gián điệp Nga đang thi hành kế hoạch ám sát Zelensky cùng toàn bộ các nhà lãnh đạo Ukraine. Nhưng Zelensky can đảm ở lại, thề sống chết với thủ đô Kyiv, tiếp tục lãnh đạo cuộc kháng cự. Quân đội và nhân dân Ukraine đã chứng tỏ họ sẽ chiến thắng, họ chỉ cần thêm vũ khí và rất đáng được giúp! Trước khi ông Zelensky đến, quốc hội Mỹ đã biểu quyết các ngân sách $1.85 tỷ và $45 tỷ viện trợ Ukraine.
Chính luận Trần Trung Đạo: Bài học láng giềng
Lịch sử nhân loại để lại những bài học trong quá khứ không thể bỏ qua. Ba Lan là bài học xương máu nhất. Các diễn biến chính trị, quân sự đang diễn ra tại Á Châu cho thấy Tập Cận Bình “yêu” láng giềng Việt Nam cũng giống như Hitler từng “yêu” láng giềng Ba Lan.
Trong diễn văn đọc trước Quốc Hội Đức ngày 21 tháng Năm, 1935, Hitler ca ngợi tình láng giềng giữa Đức và Ba Lan: “Chúng tôi công nhận, với sự hiểu biết và tình hữu nghị thắm thiết của những người Quốc Xã dành cho Ba Lan, quê hương của một dân tộc ý thức quốc gia. Quốc Xã Đức, và đặc biệt chính phủ Đức hiện nay, không có mong muốn nào hơn là sống trong điều kiện hòa bình, hữu nghị với tất cả các nước láng giềng.”
Nguyễn Xuân Thọ: Bi kịch lạc quan
Các thế lực cực hữu, độc tài, phân biệt chủng tộc toàn cầu ngày càng bành trướng. Tôi thường đặt các câu hỏi: Nền dân chủ Mỹ liệu có sống sót được không? Liệu Ukraine có trụ được qua mùa đông khắc nghiệt với sức tàn phá điên cuồng của Putin không? Liệu liên minh EU có tan vỡ không? Liệu mô hình XHCN phát xít của Trung Quốc có lấn át các nền dân chủ tự do? v.v…
Trong thực tế thì năm 2022 là một năm thất thu của bọn độc tài. Ở các quốc gia quan trọng, chúng phải hứng chịu những thất bại nặng nề. Còn lâu dân chủ tự do mới chiến thắng độc tài trong cái thế giới đầy rẫy những mâu thuẫn kinh tế, văn hóa, tôn giáo này. Nhưng trong năm qua, đại diện của cái ác đã phải nuốt nhiều quả đắng.
Nguyễn Tiến Cường: Đảng Cộng sản Việt Nam và món quà cuối năm cho Tập Cận Bình
Đại diện của trường đại học KD&CN Hà Nội cho biết "sự cố" xẩy ra nằm trong cơ sở của trường ở...tỉnh Bắc Ninh, có nghĩa là lãnh đạo của trường ở Hà Nội...không biết, không liên can. Tấm biểu ngữ trước cổng trường thật ra chẳng có gì đặc biệt cho lắm ngoài cái nền trên đầu ghi tên trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, bên dưới là Khoa Giáo dục, quốc phòng và an ninh chào mừng 78 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2022); 33 năm ngày Hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2022); 50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không (12/1972 – 12/2022). Vậy thôi! Chuyện nhỏ như...ngọn cỏ gió đùa...
Tuy nhiên, có một điều đáng chú ý, rất dễ nhìn thấy là ngay góc bên trái nền của tấm pa-nô có in quốc kỳ Trung Cộng và điều này khiến nhiều người đặt câu hỏi: - Hành động này là vô tình hay cố ý?
Trần Thị Nguyệt Mai: Đỗ Hồng Ngọc với Áo Xưa Dù Nhàu...
1. Nguyễn Hiến Lê, “… để cho người quân tử… hò ơ…”
2. Võ Hồng, “nỗi cô đơn uy nghi”
3. Cậu tôi, Ông Ngu Í Nguiễn Hữu Ngư, “người điên thứ thiệt”
4. Giáo Sư Trần Văn Khê, “Đời thường…”
5. Dương Cẩm Chương, “Kẻ lữ hành không mệt mỏi của đường dài”
6. Thăm nhà văn Trang Thế Hy “… thì cứ hỏi cuộc đời”
7. Thi sĩ Quách Tấn, “đọng bóng chiều”
8. Gặp gỡ với Nhà thơ Huyền Chi của “Thuyền viễn xứ”
9. Tôn Nữ Hỷ Khương, “Chỉ có tình thương để lại đời”
Thơ Ngô Quốc Phương
DÁNG CỦA CÂY NGAY
Anh ngồi đó,
không có quyền nói chi,
chỉ một bức ảnh để lại,
nhưng nhắn gửi nhiều điều,
ấy là bức ảnh của người không cúi đầu,
(chắc ai mong thế lắm),
ấy là bức ảnh của người không chịu khuất phục,
(chắc ai đó lại càng mong),
những gì anh cần nói, anh đã nói,
những việc gì anh cần làm, anh đã làm,
tuổi của anh đã trọng,
có người móc hỏi sao anh lại không ngồi yên, dưỡng già?
học hàm, học vị của anh đầy,
ngày 20/11 nhà anh không còn chỗ để đựng hoa học trò tặng,
sao anh không an thú ngồi cao, hạ cánh an toàn?
nhưng ai ơi, có nghe và nhìn lại một lần những gì anh nói và anh làm không?
Đào Như: Phạm Xuân Tích - Suy tư và Ước mơ
![]() |
Khi nhận được tập tiểu luận “ SUY TƯ VÀ ƯỚC MƠ” của tác giả Pham Xuân Tích, tôi liền điện thư cho tác giả với chân tình: “Tích ơi! Cuối năm bạn gửi đến tôi một quả bom tấn”. Tác giả, người bạn chí thân của tôi, trả lời “Anh Thể! Anh chịu khó đọc thật kỹ, đó là công trình suy tư của tôi trong nhiều năm tháng ’’. Tôi sực nhớ đây là tác phẩm của tác giả vừa bước vào tuổi tám mươi mốt. Chắc chắn phải là tiếng hót của con chim bị nhốt trong chiếc lồng hạn hẹp của không gian và thời gian còn lại...Chính tác giả đã viết trong phần “Lời Mở” của tập tiểu luận này: “Không có tuổi nào hạn định ước mơ, cũng không có ước mơ nào hạn định tuổi tác...”.
Có thể nói “Lời Mở” của tâp tiểu luận, thật sự nói lên nội dung của thiên tiểu luận mà tác giả Phạm Xuân Tích có tham vọng triển khai và phân tích khả năng trí tuệ của con người mà ông thu gọn trong 5 chữ “Suy Tư và Ước Mơ”.
Bùi Văn Phú: Một nghìn VF8 đã lăn bánh trên đường phố Mỹ
Chiều thứ Hai 19/12 ở bến cảng Benicia, cách San Francisco 30 dặm đường, những chiếc xe VF8 đủ các mầu đã được chạy từ tầu hàng ra bãi đậu xe của cảng.
Tầu hàng và những chiếc xe VinFast VF8 tại bến cảng Benicia, vùng Vịnh San Francisco ngày 19/12/2022 (Ảnh: Bùi Văn Phú) |
Đoạn đường trong khu vực có kiểm soát an ninh, dài chừng 2 kilômét, từ cầu tầu chạy dọc theo đường Bayshore trước bến cảng Benicia, thủ phủ cũ của tiểu bang California, vào bãi đậu xe của cảng.
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2022
Lê Hữu: Đêm rất thánh, đêm không cùng
Một anh bạn tôi, lấy cô vợ có đạo, nói với tôi là anh chỉ theo vợ đến nhà thờ hai lần trong một năm, vào ngày lễ Phục Sinh và lễ Giáng Sinh.
“Vậy là anh lấy hết hai ngày lễ lớn nhất của người công giáo rồi còn gì,” tôi nói đùa.
“Riêng lễ Giáng Sinh,” anh bạn nói, “không chỉ đi lễ nửa đêm, tôi còn hát theo được bài thánh ca nữa.”
Tôi hỏi “Bài gì?”, anh nói “Đêm thánh vô cùng.”
Selma Lagerlöf: Đêm Thánh (Den Heliga Natt) - (Nguyễn Văn Thực dịch)
Đêm Thánh
Den Heliga Natt
Từ cuốn Kristuslegender/ Những Huyền thoại về Chúa Kitô (1904)
SELMA LAGERLÖF,
Nữ văn sĩ Thuỵ Điển, đoạt giải văn chương Nobel năm 1909
(1858 – 1940)
Nguyễn Văn Thực dịch từ tiếng Thuỵ Điển
Tranh: Chúa Giêsu giáng sinh, của Anders Eriksson, Thuỵ Điển, vẽ năm 1806. Photo: Birgit Brånvall / Nordic Museum (CC BY-NC-ND)
Khi tôi năm tuổi, tôi phải chịu đựng một nỗi buồn thật lớn; từ ngày ấy tôi thấy khó mà có một nỗi buồn nào lớn hơn. Đó là lúc bà nội tôi qua đời.
Cho đến ngày mất, mỗi ngày bà nội tôi cứ ngồi trên ghế bành kê trong một góc nhà mà kể truyện đời xưa.
Trần Mộng Tú: Giáng Sinh – Chiến Tranh và Ngưng Chiến
Theo những tin tức truyền thông mới nhất trên các trang báo thì sẽ không có ngưng chiến giữa Nga và Ukraine trong dịp Giáng Sinh.
Thành phố cả hai phía sẽ tiếp tục nhận bom đạn, lính và thường dân sẽ tiếp tục thương vong.
Moscow hôm Thứ Tư (14/12) tuyên bố, sẽ không có “ngừng bắn dịp Giáng sinh” vì không nhận được yêu cầu thành ý từ Kyiv, trong bối cảnh chiến tranh tàn khốc ở Ukraine đã sang tháng thứ 10. Quyết định trao đổi thêm hàng chục tù binh, trong đó có một người Mỹ, cho thấy hai bên vẫn đang duy trì liên hệ ở một cấp nhất định, theo Reuters đưa tin. (Trí Thức VN)
Mọi nơi, mọi người trên thế giới đều theo dõi chiến tranh ở Ukraine, người ta đều tự hỏi liệu chiến tranh có tạm thời ngưng tiếng súng trong dịp cuối năm để đón Giáng Sinh và Năm Mới.
Người Việt Nam hơn ai hết có kinh nghiệm “ngưng bắn cuối năm*” này. Ngưng bắn ở phía nào và ngưng bắn ở đâu. Điều này thì chỉ có Cộng Sản Miền Bắc biết rõ theo kiểu của họ.
Trần Trung Đạo: Giáng Sinh của hai tử tù
(Lược dịch từ Finding Freedom của Jarvis Jay Masters)
Giới thiệu: Đại sư Chagdud là bậc cao tăng nổi tiếng của Phật Giáo Tây Tạng. Trong thời gian hoằng dương Phật Pháp tại Tây Phương, ngài thu nhận một tử tù làm đệ tử. Tử tù tên là Jarvis Jay Masters, người da đen, sinh năm 1962 tại Long Beach, California. Anh bị kết án tử hình vì có liên can đến việc một nhân viên an ninh nhà tù bị hai tù nhân đâm chết. Mặc dù anh không trực tiếp giết và cũng không có mặt khi án mạng xảy ra, nhưng bị kết án vì đã mài lưỡi dao. Trong thời gian ở Death Row, Jarvis tìm hiểu về tôn giáo và cảm thấy đạo Phật đã đem lại cho anh sự an lạc mà từ lúc sinh ra anh chưa được hưởng. Năm 1989 (có tài liệu cho rằng năm 1991), Jarvis phát nguyện làm môt Phật tử theo truyền thống Tây Tạng và được ngài Chagdud truyền giới ngay tại nhà tù San Quentin, California. Đại sư Chagdud Tulku rất thương Jarvis Jay Masters và thường đến nhà tù San Quentin, California để thăm anh ta cho đến khi ngài viên tịch năm 2002. Bài này dịch trước đây với tựa “Hai Tử Tù và Tình Mẹ”, đăng lại nhân mùa Giáng Sinh nên chọn một tựa khác thích hợp với mùa.
******
Không lâu sau khi được tin đại sư Chagdud viên tịch, có lẽ một tuần, tôi được đưa ra phòng thăm viếng. Tôi ngồi ở đó, nhìn xuyên qua cửa sổ, cố gắng đoán chừng ai sẽ đến thăm tôi. Ai lại phải dành thời gian thông qua bao thủ tục nhà tù phức tạp để vào thăm tôi? Tôi nghĩ về những người từ lâu tôi chưa từng gặp lại. Và trong ánh mắt rưng rưng, hình ảnh của thầy tôi, ngài Chagdud, lại đến với tôi. Tôi thầm ước đó chính là thầy. Nhưng rồi tôi chợt ý thức ngài sẽ không còn xuất hiện từ góc phòng thăm và bước tới gần cánh cửa kiếng này lần nào nữa, như thầy đã đến bao lần trước đây.
Trùng Dương: Leonardo và ‘Bữa Tiệc Cuối Cùng’: Tuyệt phẩm ‘tình cờ’ và công trình trùng tu kéo dài 21 năm
Báo NY Times, 7/2/1995, Mục 2, trg. 31
Một trong những tác phẩm hội hoạ cổ điển còn tồn tại tới nay “Last Supper” (Bữa tiệc cuối cùng) của danh họa Leonardo da Vinci, hoàn tất vào năm 1498 sau bốn năm thực hiện, là một trong những tác phẩm cổ điển được giới nghiên cứu nghệ thuật bàn thảo nhiều nhất. Đó cũng là tác phẩm đòi hỏi nhiều lần trùng tu hơn cả, với lần cuối vào cuối thế kỷ trước kéo dài tới 21 năm. Đây cũng là tác phẩm tuy là về một đề tài tôn giáo song đã vượt ra ngoài lãnh vực tôn giáo tới giới yêu nghệ thuật không thuộc hoặc thấm nhuần đạo Thiên Chúa giáo, với một quan tâm hoàn toàn có tính cách nghệ thuật.
Trong bài này người viết sẽ duyệt qua bối cảnh thực hiện và kỹ thuật sử dụng của thiên tài Leonardo trong tác phẩm “Last Supper” – một kỹ thuật không phù hợp với tranh tường và là một trong các nguyên do dẫn tới nhiều nỗ lực trùng tu liên tiếp, không lâu sau khi bức tranh vĩ đại này hoàn tất. Tại sao có người gọi tác phẩm này là một “tuyệt tác tình cờ” (accidental masterpiece)? Những công trình trùng tu nào đã được thực hiện trên “Last Supper”? Và cuối cùng, bài viết sẽ tập trung vào công trình trùng tu, có thể nói là đại qui mô, kéo dài 21 năm của bà Pinin Brambilla Barcilon và một nhóm nhỏ chuyên viên Ý tại nơi chứa bức tranh tường vĩ đại – vĩ đại cả ở vóc dáng lẫn giá trị nghệ thuật vượt trên cả mục đích tôn giáo của tác phẩm – tại nhà thờ Santa Maria delle Grazie ở trung tâm thành phố Milan, Ý.
Dazai Osamu: Merry Christmas (Nguyễn Văn Thực dịch)
メリイクリスマス
Merry Christmas
太宰治
Thái Tể Trị
Dazai Osamu
(1909-1948)
Nguyễn Văn Thực dịch từ nguyên tác Nhật ngữ
![]() |
Món lươn nướng truyền thống của Nhật Bản, Hình 加藤 俊,Pixabay |
Đông Kinh/Tokyo là một nơi nhộn nhịp mà buồn, tôi nghĩ như thế khi tôi trở lại Đông Kinh, ý nghĩ này giống như giòng chữ đầu tiên của một bài văn, nhưng trong mắt tôi, "cuộc sống Đông Kinh" cũng chẳng khác gì trước đây.
Tôi đã sống ở Tân Khánh/Tsugaru, nơi chôn nhau cắt rốn của tôi được một năm ba tháng, và chuyển về Đông Kinh với vợ con vào giữa Tháng Mười Một năm nay, nhưng khi nhìn lại tôi có cảm tưởng như đi chơi hai hay ba tuần gì đó rồi trở về.
Trần Mộng Tú: Giáng Sinh Ở Đó
Gửi về Ukraine
Khi mặt trời bỏ đi
tuyết đầu mùa tìm đến
những cánh tay màu trắng
cầm trái tim trẻ em
Ở nơi xa xăm đó
Tuyết ngập trắng con đường
Những bàn chân rất bé
Cùng bom đạn thầm thì
Ở nơi xa xăm đó
đạn thở trên mái nhà
những mái nhà đổ nát
phủ kín xác mẹ già
Ở nơi xa xăm đó
bom rót vào từng gian
đạn xuyên qua cánh cửa
tất cả cùng vỡ toang
Ông Già Giáng sinh đến
tìm mãi không thấy ai
lò sưởi và ống khói
đều vỡ vụn cả rồi
Chỉ thấy một em bé
đang nhặt những ngôi sao
Ông già ôm mặt khóc
Ngôi sao ôi! ngôi sao!
Trần Mộng Tú
Dec.2022
the christmas trees of kyiv
— eric ✙ (@ericlewan) December 17, 2022
2019 2020
2021 2022 pic.twitter.com/pM3Jdk7VZF