Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

Song Chi: Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara và những nỗi niềm ưu tư của người Cham

Sinh ra tại làng ChaklengMỹ Nghiệp, thuộc tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, một trong những làng Cham cổ nhất, Inrasara (Phú Trạm) không chỉ là một nhà thơ, nhà phê bình văn chương nổi tiếng người Việt gốc Cham. Sáng tác của ông luôn là sự tìm tòi kết nối giữa hai dòng ngôn ngữ ViệtCham, giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa cổ Cham và việc cổ suý những cái mới trong văn học nghệ thuật đương đại Việt Nam và thế giới, như Tân hình thức, Hậu hiện đại... 

Nhưng điều đáng nói hơn, ông còn đóng góp rất nhiều trong việc lưu giữ văn học Cham hơn 40 năm nay, qua việc nghiên cứu, sưu tầm, dịch thuật, truyền bá văn học và ngôn ngữ Cham, cũng như luôn đồng hành với những vấn đề của cộng đồng Cham trong lòng xã hội Việt Nam…

(Về tên gọi, theo nhà thơ Inrasara, trước đây dân tộc này được gọi là Chiêm, Chàm, Hời, mãi đến năm 1979, do ngộ nhận rằng “Chàm, Hời” có tính miệt thị, nên được đổi thành Chăm. Gọi CHAM là chuẩn nhất, thứ nhất, Champa lược bớt âm tiết tên cuối thành Cham, thứ hai viết bằng chữ Cham Akhar thrah cũng được thể hiện là CHAM. Trong bài phỏng vấn, chúng tôi chấp nhận cách gọi này).


Nhà thơ, nhà phê bình văn học Inrasara.
Photo: Lê Anh Hoài.
Song Chi: Thưa nhà thơ Inrasara, anh có thể nói về những thách thức của cộng đồng Cham trong việc duy trì, bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, văn hóa, bản sắc Cham?


Inrasara: Nói đến Cham, ta cần xác định, đó là Cham nào?

Qua quá trình Nam tiến của Đại Việt, Cham bị tứ tán khắp nơi:

Có thể kể 11 bộ phận:

Cham Hoa, khi Lý Kỳ Tông làm vua Champa cuối thế kỉ X, Cham qua Hải Nam.

Cham Kinh: tù nhân Cham bị đưa ra Bắc và ở lại qua các triều Lý, Trần, Lê…

Cham HroiChàm Cổ: ở Phú Yên, Khánh Hòa, khi Lê Thánh Tông chiếm Đồ Bàn.


Ngô Nhân Dụng: Cơn nhức đầu của Tập Cận Bình

Không gì khích động lòng người bằng những trẻ em chết oan. Ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc, một em trai ba tuổi qua đời vì không được đưa đi chữa trị, lý do là không ai muốn vi phạm lệnh chính phủ cấm di chuyển, để không cho Covid 19 lan tràn. Một bé gái 4 tuổi bị bịnh, người bố gọi nhưng bệnh viện không muốn đáp ứng cũng vì phải theo lệnh ngăn ngừa Covid. Phải năn nỉ mãi họ mới gửi xe cứu thương đến nhưng nhân viên cấp cứu từ chối vào nhà, cũng vì sợ vi phạm lệnh cấm Covid. Sau giằng co chờ lệnh12 tiếng đồng hồ, cháu bé mới được đưa tới nhà thương, và tắt thở. Ông bố đã kể đầu đuôi câu truyện trên mạng xã hội Weibo (Vi Bác) khiến cả nước Trung Quốc xúc động. Hai em bé chết oan vì những lệnh cấm của nhà nước.

Sau hai năm theo chính sách “Zero Covid” khắc nghiêt của ông Tập Cận Bình, dân Trung Quốc đã thấy không thể chịu nổi, họ bắt đầu phản kháng vì cảm thấy vô vọng, bất mãn. Số người nhiễm bệnh vẫn tăng lên nhanh trong một tháng qua. Theo tin AP ngày 25 tháng 11, 2022, số dân nhiễm bệnh lên tới 32,695 người trong cả nước; tại Bắc Kinh có 1,860 trường hợp. Con số còn rất nhỏ so với nước Mỹ; Bắc Kinh có 21 triệu dân, nhưng đảng Cộng sản vẫn quyết liệt giữ các biện pháp ngăn cấm.

Nguyễn Xuân Thọ: Tiền không phải là tất cả–nhưng mua được chính trị

2022 FIFA World Cup

Tiền không phải là tất cả

Trận mở màn World Cup 2022 đã khẳng định một điều. Nhiều tiền không giúp được gì mấy cho bóng đá. Ecuador, đội bóng trung bình của Nam Mỹ đã giúp đội Qatar, đương kim vô địch châu Á mở mắt. Biển cả khác xa ao nhà, dù là cái ao to.

Qatar sống trên núi tiền từ dầu mỏ đã đạt được khá nhiều. Có tiền thì một triệu người Qatar có thể sai khiến 2 triệu nô lệ để làm cho xứ sở của họ trở thành tâm điểm thế giới. Không chỉ giải World Cup 2022 đầy tranh cãi, mà rất nhiều sự kiện thể thao và chính trị khác đã được tổ chức ở Doha. Qatar đã trở thành một siêu cường mini, thao túng các xung đột ở Trung Đông. Qatar đang là một đế quốc hồi giáo khiến cả thế giới phải bàn với họ mỗi khi muốn đạt được điều gì ở Afghanistan.

Thơ Hoàng Xuân Sơn

Hình minh hoạ, PDPics,Pixabay

V À 

         [     ]

 

Và rồi cũng chẳng tới đâu 

nước trôi vẫn nước 

qua cầu thản nhiên 

và quánh 

đặc 

vẫn xứ, miền 

chim bay không nổi 

cuồng điên ghế ngồi 

không nhớ người 

chẳng nhớ ai

và rồi chỉ nhớ mình nơi 


Hoàng Đình Tạo: Những hình thức trừng phạt trong bang giao quốc tế và hiệu quả của chúng

PHẦN MỘT:  NHỮNG HÌNH THỨC TRỪNG PHẠT   

Trong mối bang giao quốc tế hôm nay, không còn chỉ gom vào vài nước láng giềng và khu vực như các thế kỷ trước, mà là cộng đồng quốc tế toàn cầu để cùng nhau gìn giữ hoà bình và phát triển, duy trì sự sống còn của con người và trái đất. Tuy nhiên, bên cạnh những lý tưởng cao đẹp ấy, phải luôn đi kèm những biện pháp cấm đoán, hạn chế, trừng trị những quốc gia vi phạm nghĩa vụ chung hay thực thi sai các luật lệ và qui tắc đã được thế giới phê chuẩn và chấp nhận.

Trong những biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, có một số như sau:

1.  CHẾ TÀI (Sanction)

Là biện pháp được thỏa thuận bởi các quốc gia để cưỡng chế, trừng phạt hay hạn chế, cấm đoán một quốc gia tham gia vào các hoạt động thương mại, mậu dịch, chính trị, thể thao; nhằm để quốc gia ấy tuân thủ luật pháp hay quy tắc quốc tế hầu mang lại hoà bình ổn định thế giới. (theo chương VII, điều 41, Hiến Chương LHQ). Đây là biện pháp không võ lực, trừ khi quốc gia vi phạm dùng đến phương tiện quân sự để đạt mục tiêu.


Mặc Lý: Bài thơ dạ hành của Nguyễn Du

Nguyễn Du, nhà thơ lớn của dân tộc, làm bài thơ này, khoảng năm, sáu năm trước khi vua Gia Long lên ngôi, một thời gian tao loạn của đất nước. Bài thơ là một trong 78 bài trong Thanh Hiên Thi Tâp, trước tác bằng chữ Hán và được viết ra khi Nguyễn Du, tuổi ngoài ba mươi, về ẩn ở quê hương Hà Tĩnh. 

 


宿





Dạ hành

Lão nạp an miên Hồng Lĩnh vân,
Phù âu tĩnh túc noãn sa tân.
Nam minh tàn nguyệt phù thiên lý,
Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân.
Hắc dạ hà kỳ mê thất hiểu,
Bạch đầu vô lại chuyết tàng thân.
Bất sầu cửu lộ triêm y duệ,
Thả hỉ tu mi bất nhiễm trần


Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2022

Ngô Nhân Dụng: Donald Trump sẽ rút lui?

Có thể đoán trước, trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, bất cứ ứng cử viên nào của đảng Cộng Hòa cũng hy vọng thắng ông Joe Biden, trừ ông Donald Trump! Ông Trump đã tuyên bố sẽ ra tranh cử, nhưng ông cũng đọc báo và biết các cuộc nghiên cứu dư luận, thấy rõ ràng mình rất khó đắc cử lần nữa. Vào phút chót, ông sẽ tìm ra lý do để “không thèm tranh cử” nữa.

Cử tri Cộng Hòa hâm mộ ông Trump vẫn lên tới 80% nhưng số người muốn ông tranh cử năm 2024 thì chỉ hơn 60%. Các chính khách công khai tỏ thái độ nghi ngờ. Các thống đốc Cộng Hòa họp ở Orlando, Florida, mà không một người nào ghé chào ông ở Palm Beach. Không một nghị sĩ Cộng Hòa nào có mặt khi ông công bố ý định tái tranh cử. Ngược lại, cùng lúc đó, họ bỏ phiếu tiếp tục tín nhiệm Nghị sĩ Mitch McConnell, mặc dù ông Trump đã đả kích, chế nhạo cả hai vợ chồng ông trưởng khối đối lập ở Thượng viện. Những tỷ phú thường góp cho quỹ tranh cử của ông Trump cũng đang tìm người khác.

Chính luận Trần Trung Đạo : Trung Cộng tại Phi Châu

Những thống kê mới về sự bành trướng của Trung Cộng tại Phi Châu:

- Theo thống kê của công ty cố vấn đầu tư tài sản cố định Africa Land đặt tại Ghana, Trung Cộng hiện sở hữu 7% đất đai của Phi Châu, tức vào khoảng 465,000 cây số vuông, rộng 3.6 lần diện tích Việt Nam.

-Tính đến 2018, Trung Cộng cho các quốc gia Phi Châu vay tổng số vốn lên đến 148 tỉ dollar. Phần lớn số tiền dành cho các đề án lớn như hệ thống đường sá, phi trường.

- Làn sóng di dân từ Trung Cộng sang Phi Châu ngày càng gia tăng. Trong lúc con số chính xác khó kiểm chứng, theo tác giả Daouda Cissé viết trên Migration.org ước lượng khoảng 1 triệu đến 2 triệu người từ Trung Cộng di dân sang Phi Châu. Lượng người Trung Cộng di dân sang Phi Châu tỉ lệ thuận với lượng đầu tư và mậu dịch gia tăng giữa Trung Cộng và các nước Châu Phi.

Trùng Dương: Chủ bút, người là ai?

Nhân chủ bút Phạm Phú Minh của Diễn Đàn Thế Kỷ thông báo nghỉ hưu ở tuổi đã-quá-tuổi-hưu 85, tôi đi tìm một tấm thiệp để gửi chúc mừng anh. 

Giá còn vẽ đượcbây giờ thú thật là đến viết, mấy ngón tay vốn quen với bàn máy chữ điện toán đã không còn nghe lời mình nữa, nói chi vẽ!thì đã vẽ cho anh một tấm thiệp. Tôi lục trên Internet và bắt gặp bức hình bên dưới trong khi nghĩ tới bài viết gần đây của anh Nguyễn Tường Thiết trên Diễn Đàn Thế Kỷ, trong đó anh tuyên bố, rất chân thành, là nếu không có Phạm Phú Minh thì không có Nguyễn Tường Thiết nhà văn.


“Xin cám ơn anh đã có công khai sáng điều tốt đẹp nhất nơi chúng tôi!”
(Ảnh holidappy.com, Pixabay)

Thơ Cao Vị Khanh

Hình minh hoạ, Joe, Pixabay

Khi tôi về

Tôi sẽ về như cánh vạc đêm 
Nương theo đốm sáng những đường tim 
Ghé qua con phố còn thiu ngủ 
Đậu nhẹ lên hàng cây lá im

Tôi sẽ chờ trăng non bỏ đi 
Căn nhà ngói đỏ bỗng thầm thì 
Ba ngồi tụng sớm hồi kinh khổ 
Gởi bốn phương trời, hướng biệt ly

Bùi Văn Phú: Nước Mỹ và thế giới đã qua dịch Covid chưa?

Năm nay hình như mùa đông đến sớm trên đất Mỹ, vì còn một tháng nữa mới sang mùa mà tuyết đã đổ ngập đường ở tiểu bang New York, ở Texas và California trời đang trở lạnh.

Trước cái lạnh ngoài trời và những buổi tiệc gia đình cùng liên hoan cuối năm sắp có, giới chức y tế vùng Vịnh San Francisco lại khuyến cáo cư dân nên cẩn thận để tránh lây nhiễm Covid, cảm cúm hay các bệnh hô hấp bằng cách thường xuyên rửa tay, đeo khẩu trang và giữ giãn cách xã hội mỗi khi có thể.


Nhưng dường như chỉ ít người làm theo. Khó quan sát việc rửa tay vì đó là vệ sinh cá nhân, còn đeo khẩu trang và giãn cách xã hội thì hãy nhìn vào sân vận động với các trận đấu bóng bầu dục, môn thể thao được ưa chuộng ở Mỹ, đang diễn ra.


Vũ Thư Hiên: Cõi âm

Nhà văn Vũ Thư Hiên
1

Tôi tốt nghiệp đại học tài chính đúng lúc kinh tế Pháp xuống dốc. Kiếm việc lúc bấy giờ khó ơi là khó, nhớ lại mà rùng mình. Đã tưởng một khi cầm được mảnh bằng trong tay ắt đời phải phơi phới lên hương, thế mà rốt cuộc lũ sinh viên vừa ra trường vẫn phải chạy đôn chạy đáo để xin một việc làm bất kỳ mà không được, khốn nạn là thế. Chẳng biết làm gì, tôi nhắm mắt nộp đơn vào bưu điện là ngành tréo cẳng ngỗng đối với chuyên môn của mình. Những người trên thông thiên văn dưới thông địa lý bảo: đó là nơi duy nhất tôi có cơ may được nhận.

Đơn gửi đi rồi, tôi dài cổ chờ. Một tháng. Rồi hai tháng. Đùng một cái, giữa tháng thứ ba, đang lui cui rửa chén ăn lương giờ cho một quán ăn Tàu, tôi nhận được giấy làm việc ở Sermages thuộc vùng Basse-Normandie.


Nguyễn Đức Tùng: Trà chiều

Hình minh hoạc, Pfüderi, Pixabay

Thỉnh thoảng bạn tham dự buổi trà chiều trong những quán trà thanh lịch của người Nhật, người Tàu, người Anh. Bạn nhớ ra rằng khi còn bé, cũng có những buổi như vậy. Sau một ngày giúp việc lặt vặt nhân kỳ nghỉ hè, một ngày đạp xe một mình loăng quăng đường cái quan làng này sang làng khác, bạn dừng lại, dựng xe đạp thềm nhà, mắc áo sơ mi đẫm mồ hôi lên cánh cửa, sau những cơn gió từ đồng lúa, sau tiếng động ồn ào bên đường, bạn ngồi xuống giữa người khác, mình trần, nhắm mắt lại. Bạn nhìn thấy ánh nắng ngả màu vàng nhạt, buồn buồn, chiều tới sớm, mặt trời lấp ló sau lá thưa, bóng nắng di chuyển trên mặt đất thơm hương, mùi lá lúa mới cắt lặng xuống, mùi rơm rạ, tảng đá bốc lửa bay hơi mờ mờ. Trước khi đêm xuống, mọi người tụ tập lại lần nữa trước chia tay. Mọi người nghĩ đến việc ăn và uống một thứ gì. Có người bắc ấm nước lên bếp lửa đun bằng củi sim hay tre nành khô mới lượm. Một người khiêng đâu về rổ bắp tươi mới hái gần sông, bạn tò mò mở mấy lớp vỏ xanh ra coi, những hạt bắp trắng bóng như răng sữa trẻ con, tròn như hạt cườm, mùi thơm của râu bắp mát rượi. 

Trần Văn Khởi: Dầu hỏa VNCH — Đi vào một lịch sử không hề mơ ước

Sau nhiều năm thăm dò sơ khởi ngoài khơi, chương trình tìm dầu của Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã thực sự lăn bánh trên phi đạo với việc ban hành Luật Dầu Hỏa cuối năm 1970. Khi giao cho tôi phụ trách chương trình, Tổng Trưởng Kinh Tế Phạm Kim Ngọc đã chia sẻ với tôi viễn ảnh phát triển bền vững do khai thác dầu hỏa dẫn đầu, cùng với những cải tổ cơ cấu căn bản, đưa tới một nền kinh tế thị trường tiến bộ và cởi mở trong tương lai. Trong hơn bốn năm kế tiếp, chương trình đã được xúc tiến mạnh mẽ, đưa tới khoan sáu giếng ngoài khơi, tìm được hai mỏ và một vết dầu triển vọng. Rồi bước ngoặc lịch sử 30 tháng Tư đã làm sụp đổ chế độ cộng hòa, kết thúc giấc mơ lấy dầu hỏa thay viện trợ Mỹ để phát triển miền Nam.

Chính phủ Cộng Sản Việt Nam (CSVN) tiếp thu ngay chương trình tìm dầu. Mấy năm đầu thì tiến độ công tác rất chập chững, một phần vì bị cấm vận không được tiếp cận kỹ thuật dầu khí tây phương, một phần vì, như sau này tự nhận định, “quan điểm tự lực trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển chưa có tính khả thi về vốn, cán bộ và công nghệ.” Mấy năm sau, ngành dầu khí đã trưởng thành nhanh chóng dựa trên khám phá mới ở mỏ Bạch Hổ và hàng loạt mỏ dầu mới ngoài khơi miền Nam. Đến nay, sau 40 năm khai thác, công trình dầu khí đã mang lại cả trăm tỉ Mỹ kim cho Việt Nam, chưa kể đến những hệ quả kích động dây chuyền trong sinh hoạt kinh tế.


Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thủy

CHƯƠNG BẨY

Hai ngày hôm sau, nước mỗi ngày một lên cao. Dòi bọ ở cầu tiêu các nhà bên cạnh trôi lềnh bềnh khắp nhà dưới. Chúng định leo lên cầu thang như một đạo quân cảm tử xung phong. Nam phải lấy ống phụt thuốc DDT phun chặn đường.

Tứ suốt ngày đi ra đi vào trên cái gác nhỏ, lúc nào ở mũi cũng để một cái khăn mù-xoa có tẩm nước hoa của Nam để tránh mùi hôi thối của nước bẩn. Nghệ cả ngày ngồi đem những sách “Trung Quốc chi vận mệnh” của Tưởng Giới Thạch hay sách nghiên cứu về “Duy sinh luận” của Trần Lập Phu, ra đọc có vẻ mê mải.

Ngọc cùng Nam ngồi ở cửa sổ trông ra đường để đón các thuyền bán thức ăn, quà bánh và nhất là thuyền bán nước. Ngọc nhìn về dẫy núi xa bao bọc Văn Sơn và để tâm hồn phiêu diêu về Mông Tự. Giá lần này được đi công tác với Thanh, cùng ngồi ở cửa sổ đón hàng quà bánh qua lại thì dẫu nước to đến một tháng chàng cũng không cần. Ngọc mỉm cười nghĩ thầm chắc ở Mông Tự trời không mưa nữa, giếng đã cạn, rau của Thanh không có nước tưới chết héo khô và Thanh phải ăn cơm với ruốc. Cô ả cả ngày nằm lỳ trong chăn mãi cũng buồn như chấu cắn. Nghĩ đến hai chữ chấu cắn, Ngọc lại mỉm cười tự nhủ:


Thứ Ba, 22 tháng 11, 2022

Annie Ernaux: Mẹ tôi qua đời (Dịch thuật: Ngu Yên)

My Mother Died- Trích Trong A Woman’s Story

Bản dịch Anh ngữ: Tanya Leslie

(A Woman’s Story là câu chuyện của Annie Ernaux "ảnh hưởng sâu sắc đến các bà mẹ và con gái, tuổi trẻ và tuổi già, ước mơ và hiện thực" (Kirkus Reviews). Sau cái chết của mẹ bà vì bệnh Alzheimer, Ernaux bắt đầu một cuộc hành trình đầy cam go xuyên thời gian, khi bà tìm cách nắm bắt một người phụ nữ thực sự. Ernaux viết: “ Tôi tin rằng tôi đang viết về mẹ tôi bởi vì đến lượt tôi đưa bà vào thế giới.")
Vào thứ Hai ngày 7 tháng 4 từ nhà dành riêng cho người già cư ngụ nối liền với bệnh viện tại Pontoise, nơi tôi đã đưa bà vào ở, hai năm trước đây; y tá nói qua điện thoại: “Mẹ của cô đã qua đời sáng nay, sau khi ăn điểm tâm.” Lúc đó khoảng 10 giờ.

Lần đầu tiên cửa phòng của bà đóng lại. Thân thể đã được lau rửa sạch, một dải băng mỏng quấn quanh đầu và dưới cằm, đẩy tất cả vùng da đầy lên quanh mắt và miệng. Một tấm vải che từ thân lên đến vai, không thấy đôi bàn tay. Bà giống như một xác ướp nhỏ. Hai thành giường đã hạ xuống hai bên. Tôi muốn mặc cho bà chiếc áo ngủ trắng có viền móc mà bà đã mua cho đám tang của chính mình. Y tá nói, một trong đám nhân viên sẽ lo chuyện này, rồi lấy cây thánh giá được cất trong ngăn kéo cạnh giường, đặt lên ngực bà. Hai con vít để đóng hai cánh tay đồng vào thánh giá đã mất. Y tá không chắc họ có thể thay thế bằng vít khác.

Ngu Yên: Nobel và Nữ quyền - Annie Ernaux

Annie Ernaux, nhà văn người Pháp 82 tuổi, đoạt giải Nobel văn học năm 2022, có lẽ được biết đến nhiều nhất ở Hoa Kỳ với cuốn sách phát hành năm 2000 "Happening", ghi lại trường hợp nạo phá thai bất hợp pháp mà bà đã trải qua, vào năm 1963 ở tuổi 23 và là nguồn cảm hứng cho bộ phim cùng tên của Audrey Diwan. Bộ phim đã được phát hành vào tháng 5 vừa qua, không lâu trước khi Tòa án tối cao pháp viện Hoa Kỳ kết thúc gần nửa thế kỷ Quyền bảo vệ sinh sản của liên bang bằng cách lật ngược Roe vs. Wade. (Tin msn, David L. Ulin, ngày 6 tháng 10 năm 2022.)

Dù sau khi cải cách, Hàn Lâm Viên Thụy Điển đã nỗ lực tuyên bố giải Nobel văn học đánh giá trên giá trị văn chương, nhưng câu hỏi vẫn được nêu ra: Giá trị văn chương và ảnh hưởng chính trị có biên giới ở đâu? Như trường hợp giải Nobel năm 2016, trao cho nhạc sĩ Bob Dyland. “Một nhạc sĩ kiêm nhà viết ca khúc, không phải tác giả. Mặc dù ông đã viết một hồi ký rất hay, một tập thơ dở và một bài diễn văn về The Eagles Woman.” (Nhận xét của Alex Shephard, biên tập viên của The New Republic, New York.) Việc này đưa đến nhiều dư luận phê phán, tạo ra tên gọi “kỷ nguyên hỗn loạn của giải Nobel.”

Tạp chí Đọc và Viết Số 13 tháng 12 năm 2022. Giáng Sinh

Diễn Đàn Thế Kỷ xin giới thiệu Tạp Chí Đọc và Viết Số 13 Tháng 12 năm 2022. Tạp chí duy nhất về dịch thuật văn học thế giới do nhà văn Ngu Yên dịch và thực hiện.

MỤC LỤC Số 13

1. Cây Giáng Sinh và Đám Cưới. Fyodor Dostoyevsky.

2. Tin Văn Học Nghệ Thuật Thế Giới.

3. Nobel và Nữ Quyền . Annie Ernaux.

Truyện Ngắn: Mẹ Tôi Qua Đời

4. Thi Sĩ Thế Giới.

Jure Kastelan. Thi Sĩ Yugoslav.

5. Mục Thường Trực: Nhà văn viết về viết văn.

- Geraldine Brook.

- Carolyn Chute.

6. Truyện Ngắn Thế Giới. William Trevor. Nhà văn Ái Nhĩ Lan.

Học Trò Của Thầy Dạy Dương Cầm.

Hải Di Nguyễn (BBC News Tiếng Việt) : 'My South Vietnam’: phim tài liệu dựng lại bức tranh về VNCH trước 1975

Đường phố Sài Gòn 1968, Wikipedia

Vietnam Film Club, một nhóm làm phim tài liệu độc lập tại Mỹ về lịch sử và văn hóa Việt Nam, đang trong thời gian thực hiện ‘My South Vietnam’, một phim tài liệu nhiều tập về nhiều khía cạnh của Việt Nam Cộng Hòa.

Với chủ trương “Trình bày sự thật lịch sử và bảo tồn văn hoá Việt Nam”, Vietnam Film Club được thành lập năm 2010 bởi Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích và ông Chu Lynh.

‘My South Vietnam’ là một nỗ lực “vẽ lại bức tranh tổng quát của Miền Nam Việt Nam, tức VNCH, dưới nhiều hình thức, từ kinh tế, văn hóa, giáo dục, âm nhạc, thể thao, phụ nữ cho tới quân đội.”

Đào Như: Tìm lại thiên đường

Tôi đi tìm màu xanh hòa bình trong suốt hơn bốn mươi lăm năm xuyên qua màu khói lửa của thời hậu chiến. Tôi gặp toàn ánh mắt buồn của các anh em nhìn nhau qua lô cốt của những pháo đài cũ của hai chiến tuyến. Những lời uất hận, ăn năn, tự thú, tự đáy lòng chưa kịp thốt lên. Những cảnh huống nghiệt ngã của chiến tranh còn đọng lại trong mắt từng người chiến binh, từng người mẹ, từng người vợ, từng người con, từng người góa phụ. Nỗi băn khoăn trăn trở vẫn còn nguyên đó. Nghĩa trang quốc gia Arlington, Virginia, lặng lẽ soi mình dưới dòng sông Potamac. Tôi đã đi qua những thổ ngơi, những nghĩa trang của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa ở Biên Hòa, tôi đã từng nghe tiếng khóc của mẹ tìm xác con, của vợ tìm xác chồng suốt dọc các nghĩa trang ở Trường Sơn. Những buồn tủi khôn nguôi của những chinh phụ hai bên bờ biển Thái Bình Dương, chờ người chinh phu không bao giờ trở lại trong những đêm chăn đơn gối lẻ...

Cuộc chiến Vietnam War đã giết chết: 59,000 thanh niên yêu nước Mỹ và gây ra 270,000 thương bịnh binh Mỹ. Hàng trăm ngàn Vietnam Veterans là nạn nhân của “hội chứng hậu chiến”-Post Traumatic Stress Disorders Syndromes- PTSD. Trong khi đó Việt Nam có hơn 4 triệu người (bằng 1/10 dân số Việt Nam vào thời đó) quân đội và thường dân bị giết chết; hơn 4 triệu thường dân, thương bịnh binh và có trên 10 triệu cô nhi quả phụ bị lãng quên sau cuộc chiến. Hơn 200,000 gái mãi dâm ngơ ngác thất lạc ngay chính trên quê hương mình. Với hơn 19 triệu gallon dioxine, thuốc độc khai hoang, một loại vũ khí chiến lược diệt chủng nguy hiểm nhất của Mỹ đã thả xuống suốt dọc vùng núi rừng Trường Sơn, đồng bằng sông Cửu Long và khắp ruộng vườn miền nam Viêt Nam. Với chừng ấy số liệu của tội ác chiến tranh, tưởng chừng không ai có thể vượt thoát để quên đi cái quá khứ man rợ ấy của loài người.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2022

Thư gửi các tác giả, độc giả kính mến của Diễn Đàn Thế Kỷ,

Kính gửi các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu-phê bình đã và đang cộng tác với Diễn Đàn Thế Kỷ,

Kính gửi độc giả của Diễn Đàn Thế Kỷ ở khắp mọi nơi,

Nhà văn Phạm Phú Minh đã có nhã ý và tin tưởng giao nhiệm vụ Chủ bút của Diễn Đàn Thế Kỷ cho Song Chi để về hưu, hoàn tất những công việc văn chương của riêng mình. Vì vậy, kể từ số báo ngày hôm nay 18/11/2022 Song Chi sẽ phụ trách những bài vở trên trang Diễn Đàn Thế Kỷ thay cho nhà văn Phạm Phú Minh.

Sắp tới, Diễn Đàn Thế Kỷ sẽ có thay đổi đôi chút về hình thức nhưng về nội dung, vẫn theo đúng tinh thần, chủ trương của những người thành lập bao lâu nay: là một diễn đàn đa nguyên, đa chiều, tự do, nhân bản, độc lập không phụ thuộc vào bất cứ tổ chức, đảng phái chính trị hay vì bất cứ mục đích nào ngoài việc cố gắng đem những bài viết, sáng tác giá trị đến độc giả.

Trong tương lai, DĐTK cũng sẽ cố gắng có thêm phần Media: podcast, video…nếu điều kiện cho phép.

Rất mong quý vị tác giả cũng như độc giả tiếp tục ủng hộ, đồng hành cùng Diễn Đàn Thế Kỷ như bao lâu nay.

Kính chúc Quý vị mọi điều an lành, tốt đẹp.

Song Chi

THƯ TỪ GIÃ

Thân gửi quý độc giả và văn hữu của Diễn Đàn Thế Kỷ,

Chúng tôi là Phạm Phú Minh, chủ bút của Diễn Đàn Thế Kỷ từ khi tờ báo mạng này ra đời cách đây 12 năm, hôm nay xin có lời chào từ biệt quý vị. Lý do tôi thôi làm việc cho tờ báo mà tôi gắn bó nhiều năm rất đơn giản : tôi đã quá tuổi về hưu lâu rồi.

Tôi thôi làm báo, nhưng tờ Diễn Đàn Thế Kỷ thì vẫn tiếp tục. Con người có thể ngưng làm việc khi đã già yếu, nhưng tờ báo, khi đã thành một định chế, thì vẫn sống mạnh khỏe với người điều hành mới. Người mới đó của DĐTK sẽ là chị Song Chi, người từ 12 năm trước đã cùng một nhóm anh chị em thành lập nên Diễn Đàn Thế Kỷ.

Chị Song Chi là nhà báo, nhà văn và cựu đạo diễn phim truyền hình. Tốt nghiệp Cử nhân khoa Đạo diễn Điện ảnh-trường Điện Ảnh VN tại TP.HCM (bây giờ là trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh TP.HCM); đã có Văn bằng Sau Đại Học khoa Đạo diễn Điện ảnh và Truyền hình tại Viện Điện ảnh và Truyền hình Ấn Độ (Post Graduate Diploma in Film Direction, Film and Television Institute of India, Pune).


Võ Thị Hảo: Lưỡi họa mi

Hình minh hoạ, FelixMittermeier, Pixabay


1

Có cái gì đó như giọt máu rơi xuống tay Trinh.

Cô giật mình nhìn lên.

Trời ngăn ngắt xanh. Không một sợi mây. Tưởng như ai đó đã đánh phèn cả bầu trời.

Hoặc đã nhốt mây lại. Bóp.

Giết chết.

Những đám mây phiêu diêu. Vẩn vơ lang bạt, nhắc về một miền xa lắm. Về những miền có các giống người nào đấy sau khi chết đi thì trở thành thứ sinh vật nhẹ bỗng, lơ lửng, cày cấy và chăn dắt những gia súc bằng sương của họ trên những cánh đồng mây.

Ngô Nhân Dụng: Donald Trump tái tranh cử

Tổng thống Donald Trump đã tranh cử tổng thống hai lần, thắng một thua một. Như một võ sĩ không mệt mỏi, ông mới thượng đài đấu hiệp thứ ba, năm 2024. Trong đảng Cộng Hòa chưa thấy ai có thể qua mặt ông khi bỏ phiếu sơ bộ, kể cả Ron DeSantis, thống đốc Florida. Trong đảng Dân Chủ chưa biết có người nào sẽ thay Tổng thống Joe Biden hay không. Nếu Trump và Biden tái đấu, chưa biết ai thắng ai, nhưng trận đấu sẽ rất hào hứng!

Nhiều chính khách Cộng Hòa đề nghị ông Trump không tuyên bố tái tranh cử trước ngày 6 tháng 12 khi tiểu bang Georgia sẽ bỏ phiếu chọn giữa Cầu thủ Herschel Walker, Cộng Hòa và Nghị sĩ Raphael Warnock, Dân Chủ. Nếu ông hoãn lại tới sau ngày đó thì Walker sẽ có cơ hội gây quỹ nhiều hơn, sau khi được 5 nghị sĩ Cộng Hòa cùng lên tiếng ủng hộ. Nhưng ông Trump không quan tâm.

Chỉ có một đại biểu Cộng Hòa đến dự cuộc họp báo tái tranh cử của ông Trump; là Dân biểu Madison Cawthorn, tiểu bang North Carolina; ông Cawthorn sắp về hưu vì không được đảng đưa ra tranh cử năm nay. Hai người con lớn của ông, Ivanka và Don Jr., cũng không có mặt.

Song Chi : Vết Thương

Hình minh hoạ, Roman Kogomachenko, Pixabay


Chiếc xe hơi chạy trên con đường hẹp, uốn lượn, hai bên là những cánh đồng lúa mì hầu hết đã được gặt xong, đây đó những bó rơm, cỏ khô được cuộn tròn nằm rải rác, những cánh rừng thưa xanh ngắt, những bụi cỏ lau màu tím hồng phất phơ trong gió, những trang trại với hàng chục con cừu, bò, và cả ngựa đang thong dong gặm cỏ, những căn nhà, quán rượu, nhà thờ…hầu hết được xây bằng đá đã xỉn màu vì thời gian, với những cửa sổ bằng kính có khung sơn trắng và kiến trúc đặc thù của vùng Yorkshire. Xe chạy một lúc thì tới vùng thung lũng Yorkshire Dale nổi tiếng về cảnh quan. Những cánh đồng ngút ngàn lên cao, xuống thấp, được chia cắt bởi những bức tường thấp bằng đá, từ xa trông như một bàn cờ có những ô màu lá mạ, màu xanh lá cây sẫm, màu vàng của rơm rạ, màu nâu của đất…và những khối cây to màu xanh sậm. Phía xa xa là những ngọn đồi cao thấp chập chùng, nổi bật trên nền trời trắng xám bồng bềnh mây.

Nếu bình thường, có lẽ Lam sẽ cho xe chạy chậm để thưởng thức quanh cảnh xung quanh. Lam vốn yêu thiên nhiên và những kiến trúc cổ kính vùng Yorkshire. Nơi Lam sống cùng với Mark là một thị trấn nhỏ, “đi dăm phút đã về chốn cũ”, giống như câu hát trong bài “Còn chút gì để nhớ” của cố nhạc sĩ Phạm Duy, phổ từ bài thơ cùng tên của cố thi sĩ Vũ Hữu Định, nói về vẻ đẹp của thành phố nhỏ Pleiku vùng cao nguyên.

Chính Luận Trần Trung Đạo: Bệnh Lười Dưới Chế Độ CS

Ngày 24 tháng 8, 2016, VietNamNet có bài viết “Việt Nam mãi nghèo vì người Việt quá lười? Ngẫm sâu hơn, có thể bạn sẽ nghĩ khác!”

Tác giả bài báo dùng các ví dụ về hợp tác xã nông nghiệp để phân tích và dù tránh đụng đến nguyên nhân sâu xa, cũng đã thừa nhận tệ trạng lười biếng phát xuất từ chính sách: “Dân lười nên nghèo hay chăm chỉ có của ăn của để do chính sách nông nghiệp khác nhau tạo ra môi trường khác nhau.” [1]

Một bài viết khác khá chi tiết “Đất nước của những kẻ lười biếng” của tác giả Lục Phong tập trung vào việc phê bình người Việt “lười học”, “lười làm”, “lười suy nghĩ”, “lười tập thể dục”, “lười tranh đấu.” [2]

Nói chung, đủ thứ lười. Những điều các tác giả đưa ra đều đúng. Không chỉ hai bài trên, quý vị chỉ cần vào google và đánh ba chữ “Việt Nam lười” sẽ hiện lên hàng chục bài viết tương tự.

Quảng Tánh Trần Cầm: Một thuở như thế

Quảng Tánh Trần Cầm
1.

có một thời bầu khí quyển mịt mù

khói xe khói thuốc lá khói hỏa châu

con chim hồng vật vã đập cánh từng chập

mất điểm mốc mất định vị

ngã sấp mặt trên sân thượng

sáng ngày tỉnh ra tất cả đêm qua là ảo giác

kể cả lũ bạn quay quần trầm ngâm

bên ly cafe cận giờ giới nghiêm


2.

nằm trên bãi cát dọc theo xa lộ

dưới ánh đèn hiu hắt trải dài mút mắt

khoanh tay dựa vào bóng mình 

nghe sóng xô từng lớp rào rạc đêm dài

một thuở nhắm mắt nhảy qua đường ray

lênh đênh trong hơi thở

nhẹ nhõm trên đường bay

và đáp sấp mặt trên bãi rong biển tanh nồng


Trùng Dương: Lê Thành Nhơn (1940-2002) - Những mộng lớn & những tác phẩm còn, mất

Tháng 11 năm nay là tròn 20 năm từ ngày điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002) qua đời tại Melbourne, Úc, nơi anh định cư từ năm 1975.  

Cách đây gần 10 năm khi lang thang quanh trên 200 pho tượng trong công viên điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới Vigeland ở Oslo, Norway, tôi nhớ đã tự hỏi không biết hồi còn sinh tiền Nhơn có dịp ghé nơi này—làm sao đã không được!--, và tưởng tuợng nguồn cảm hứng anh có được, mặc dù hình như không lúc nào mà, theo hồi tưởng của nhiều bằng hữu, anh lại thiếu cảm hứng cả. Gần đây, khi soạn bài “Hành trình của Mẹ” và chiêm ngưỡng các hình chụp những pho tượng độc đáo gợi nhiều cảm xúc của điêu khắc gia Ron Mueck, tôi cũng ước ao giá Nhơn có dịp viếng một trong những buổi triển lãm của người nghệ sĩ tạo hình tài ba này. Ở Mueck có cái đam mê hoang dại—như Nhơn--mà lại rất thiết tha, dịu dàng, phản ảnh qua các tác phẩm độc đáo siêu hiện thực của anh. Cảm nghĩ tôi có về nghệ thuật nơi Nhơn cũng vậy: choáng ngợp vì tính cách vĩ đại, song đầy đam mê, tha thiết, dịu dàng, chứa chan tình tự qua những tác phẩm anh đã thực hiện. 


Nhân 20 năm kể từ ngày anh qua đời, tôi thu vén hồ sơ cả điện tử lẫn còn trên giấy, thư từ trao đổi còn giữ được dù không nhiều, cùng là nghiên cứu thêm. Trong khi xục xạo trên Internet hầu cập nhật khoảng trống thông tin trong 20 năm qua, tôi bắt gặp một tiếng nói lần đầu nghe được, song thú vị, giúp tôi lấp được phần nào khoảng trống kéo dài nhiều thập niên thiếu vắng thông tin về Lê Thành Nhơn kể cả khi anh còn sống. Thỉnh thoảng Nguyễn Hưng Quốc bên Úc vẫn gửi thông tin về Nhơn, và điện thư cuối cùng gửi chung cho thân hữu khắp nơi báo tin Nhơn đã từ trần chiều ngày 4 tháng 11, 2002 tại Melbourne. 


Trần Trung Đạo: Người hành khất Việt Nam

Hình minh hoạ, Tác giả Trần Trung Đạo


Tôi không xin cả cuộc đời
Chỉ mong một chút tình người Việt Nam
Đời tôi nắng dãi mưa dầm
Ôm thương nhớ đứng gọi thầm tên nhau
Con tôi lưu lạc phương nào
Đứa ra miền Bắc, đứa vào miền Nam
Đứa về theo núi theo sông
Chết trong Trại Cấm, chết lòng biển sâu
Nhà tôi dột nát đã lâu
Bốn ngàn năm để một màu khăn tang
Tôi người hành khất Việt Nam
Ngồi nghe máu nhỏ xuống bàn tay khô
Tôi không giành giật cơ đồ
Chỉ mong một chút tự do làm người.

Trần Trung Đạo

13.11