Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022
Ngô Nhân Dụng: Một người gốc Ấn Độ làm thủ tướng Anh
Nguyễn Văn Tuấn (Giáo sư Y khoa, Đại học New South Wales): Chuyện của Thủ tướng Anh
BBC tiếng Việt: 'Bom bẩn' là gì'? Tại sao Nga tuyên bố Ukraine có thể đã sử dụng?
VOA Tiếng Việt: Đại hội Đảng vừa xong, ông Tập Cận Bình mời ông Nguyễn Phú Trọng sang thăm
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sắp sang Trung Quốc hội kiến với người tương nhiệm là Tổng bí thư Đảng Cộng sản-Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình theo lời mời của ông Tập.
Nguyễn Hưng Quốc: Bạn Văn (2) - Nguyễn Mộng Giác (1940-2012)
Trong những người cầm bút nổi tiếng trước năm 1975, hai người đầu tiên tôi thân là Mai Thảo và Nguyễn Mộng Giác. Thân hầu như ngay tức khắc khi tôi gửi bài cho Văn và Văn Học. Nhận được bài, bao giờ anh Giác cũng viết thư khen ngợi. Tôi xem anh và Mai Thảo như những tri âm thứ nhất của mỗi bài mình viết. Tháng 3, 1989, tôi mới gặp Nguyễn Mộng Giác trong một cuộc hội nghị văn học ở Chicago. Gặp nhau, có cảm tưởng như đã thân thiết từ bao giờ. Chuyện trò miên man không dứt. Sau đó, anh Giác rủ tôi về California chơi. Tôi ở nhà anh mấy ngày. Lại chuyện trò. Đêm nào cũng chuyện trò đến khuy lơ khuya lắc. Năm sau, anh Giác sang Pháp. Anh ở nhà chị Thuỵ Khuê nhưng vẫn gặp tôi khá thường xuyên. Lại vẫn chuyện trò. Từ những buổi chuyện trò ấy, tôi nhận ra các cuộc đàm thoại của giới cầm bút ít nhiều tâm đắc với nhau có hai đặc điểm nổi bật: Một là, cuộc chuyện trò, dù là lần đầu tiên, cũng là một sự tiếp tục những cuộc chuyện trò dở dang đâu đó, từ trước. Không có những giây phút lúng túng gợi chuyện, hỏi han những chuyện tào lao trời ơi đất hỡi. Về vợ con. Về mưa nắng. Hai là, đề tài phổ biến nhất bao giờ cũng giống nhau: văn học. Không có gì khác. Không về tác giả thì cũng về tác phẩm. Không về vấn đề thì cũng về sự kiện. Không vui thì buồn. Nhưng chúng chỉ là một. Riêng với Nguyễn Mộng Giác, các cuộc chuyện trò về văn học bao giờ cũng để lại cho tôi thật nhiều ấn tượng tốt đẹp. Anh đã bắt đầu cầm bút trước năm 1975 nên biết khá nhiều chuyện về văn học miền Nam thời ấy. Sau năm 1975, ở lại Sài Gòn, anh có dịp tiếp xúc với một số người cầm bút mới từ Hà Nội vào nên cũng biết ít nhiều tình hình văn học miền Bắc. Ở Mỹ, anh cộng tác chặt chẽ với tờ Văn Học Nghệ Thuật của Võ Phiến, rồi sau đó, làm chủ bút tờ Văn Học, nên biết rất nhiều về sinh hoạt văn học hải ngoại. Anh có trí nhớ tốt. Óc phân tích cũng tốt. Cách nói năng mạch lạc. Lại có chút dí dỏm và biết lắng nghe. Nên nói chuyện với anh rất thích.
Nguyễn Mộng Giác: Đường Một Chiều
(Trích đoạn)
Đêm qua tôi mất công chờ Tín đến mười một giờ khuya. May mắn là sáng nay, mới sáu giờ ba mươi, Tín đã lái xe lại. Tôi không biết lấy gì cảm ơn Tín, cảm động quá, chỉ biết ôm chầm lấy người sĩ quan phụ tá cũ nghẹn ngào. Tín để yên chờ tôi dằn được xúc động, rồi mới bảo:
- Em sai thằng chuẩn úy trong căn cứ đánh điện tín cho anh. Anh nhận được lúc nào?
- Chín giờ sáng hôm thứ hai, nhưng điện tín mù mờ, không nói gì rõ cả. Về đến đây mới biết chuyện động trời ấy.
- Vâng, cả em nữa, mới đầu nghe chuyện cũng không tin. Nhất là thằng Ninh được anh cưng nhất tiểu đoàn, hưởng tất cả ưu tiên ưu đãi. Mấy ngày nay bận lo đám táng cho chị, chưa có thì giờ qua bên quân cảnh tư pháp hỏi cho rõ nội vụ.
Gió ViVu: Chuyện Ma Quỷ
Nhất Linh: Giòng Sông Thanh Thủy
Gió ViVu: Oan Hồn
***
Trong gia đình, Mai Phương là đứa con duy nhất bị kẹt lại ở Sài Gòn sau khi miền Nam thất thủ. Mười anh chị em của Phương đã thoát ra nước ngoài, có người đi bảo lãnh có người đi tàu vượt biển. Phương từng đi vượt biên vài lần nhưng không thành, có lẽ cung thiên di của nàng bị "triệt". Phương đành ở lại Việt Nam, hủ hỉ với bà mẹ và lo đi thăm nuôi ông bố là đại tá VNCH bị tù cải tạo ở đất Bắc. Phương sống với bà mẹ trong căn biệt thự rộng lớn, xung quanh là vườn cây đầy hoa thơm cỏ lạ.
Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2022
Ngô Nhân Dụng: Tập Cận Bình tự đẩy vào chân tường
Trước mắt thế giới, Mỹ và Trung Quốc là hai hình ảnh hoàn toàn đối nghịch. Nước Mỹ đang chia rẽ cùng cực, hai đảng chính trị sắp giành giựt quyền kiểm soát quốc hội; nội bộ mỗi đảng cũng chia phe. Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tay Tập Cận Bình, một “đại lãnh tụ” với triển vọng sẽ nắm quyền trong mấy chục năm sắp tới.
Trong bài diễn văn dài 104 phút, Tập Cận Bình hoàn toàn tin tưởng vào địa vị lãnh đạo vững chắc của mình, địa vị thống trị của đảng Cộng sản trên 1.4 tỷ dân, và địa vị nước Trung Quốc với sản lượng kinh tế $17.7 ngàn tỷ mỹ kim và giao thương với 120 quốc gia khác, trên con đường làm bá chủ thế giới.
Chỉ có một dấu hiệu bất ổn: Bản báo cáo kinh tế đáng lẽ được đưa ra trong kỳ đại hội Đảng thứ 20 (Nhị Thập Đại) đã bị hoãn lại, không nêu lý do. Ngân hàng Thế giới (World Bank) tiên đoán kinh tế Trung Quốc năm nay sẽ chỉ gia tăng được 2.9%, thấp hơn tỷ số 5.9% trong năm 2021.
Bilahari Kausikan: Tập đã mắc 3 sai lầm trong chính sách đối ngoại (Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng)
Nguồn: Ken Moriyasu, “Xi’s China has made 3 foreign policy mistakes: Bilahari Kausikan,” Nikkei Asia, 12/10/2022
Cựu quan chức ngoại giao hàng đầu Singapore nói rằng Bắc Kinh đã tính toán sai về sự suy yếu của Mỹ.
Tại đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 16/10, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ cố gắng kéo dài nhiệm kỳ của mình với tư cách là nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước.
Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã thay đổi đáng kể sau 10 năm cầm quyền của ông, chuyển sang một lập trường tự tin và quyết đoán hơn so với những người tiền nhiệm.
Nikkei Asia vừa có cuộc trò chuyện với cựu đại sứ Bilahari Kausikan, nguyên thư ký thường trực Bộ Ngoại giao Singapore, về phong cách của nhà lãnh đạo Trung Quốc và diễn biến tình hình căng thẳng Mỹ-Trung trong những năm tới.
Reuters: Ông Putin hiện đang an toàn cầm quyền, nhưng rủi ro hãy còn ở phía trước
Việc cầm quyền của ông Vladimir Putin ở Nga vẫn vững chắc bất chấp những thất bại quân sự ở Ukraine, một cuộc động viên chắp vá, và đấu đá chính trị nội bộ, theo tám nguồn thạo tin, nhưng một số người nói rằng điều đó có thể thay đổi nhanh chóng nếu có dấu hiệu bị đánh bại hoàn toàn.
Hầu hết trong số này nói rằng Tổng thống Nga đang ở một trong những điểm khó khăn nhất trong hơn hai thập niên cầm quyền vì vấn đề Ukraine, nơi các lực lượng xâm lược của ông đã bị đẩy lùi ở nhiều địa điểm bởi một Kyiv được phương Tây vũ trang.
Nhưng các nguồn tin này, trong đó có các nhà ngoại giao và quan chức chính phủ phương Tây đương nhiệm và tiền nhiệm, cho biết không có mối đe dọa sắp tới nào rõ ràng từ các giới thân cận, quân đội, hoặc cơ quan tình báo của ông Putin.
Ông Anthony Brenton, cựu đại sứ Anh tại Nga, nói: “Hiện tại, ông Putin vẫn còn giữ vững được.”
RFA: Tài sản “khủng” của quan chức Nhà nước từ đâu mà có?
Do tham ô tài sản
Hôm 14 tháng 10 năm 2022, bị cáo Tất Thành Cang, nguyên Phó bí thư Thành ủy TP. HCM bật khóc tại tòa, xin nộp tiền bồi thường trước khi tòa tuyên án hòng mong được giảm nhẹ mức án.
Sở dĩ ông Cang xin nộp tiền bồi thường trước khi tòa tuyên án, vì theo Nghị quyết 03/2020 về thu hồi tài sản tham nhũng có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 2 năm 2021, nếu người phạm tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ trong quá trình tố tụng chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ... sẽ không áp dụng mức cao nhất của khung hình phạt mà người phạm tội bị truy tố, xét xử, kể cả mức án tử hình cũng sẽ được hạ xuống chung thân. Chưa biết ông Cang nộp số tiền bồi thường là bao nhiêu, tuy nhiên với con số “khủng” thiệt hại mà ông này và đồng phạm gây ra được tòa thông tin lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Tin buồn, Giáo Sư NGUYỄN VĂN TRUNG qua đời
Chiều tối ngày thứ Tư 19 tháng Mười, 2022, Diễn Đàn Thế Kỷ nhận được điện thư của BS Ngô Thế Vinh, trong đó có những dòng chữ này của anh Nguyễn Quốc Linh, con trai của GS Nguyễn Văn Trung, gửi từ Canada :
Thưa Bác, chú Lục,
Trước tin buồn đột ngột này, Diễn Đàn Thế Kỷ xin thành kính phân ưu cùng gia đình của GS Nguyễn Văn Trung và với văn hữu Nguyễn Văn Lục (em ruột GS Trung).
Nguyện cầu Hương Linh Giáo Sư Nguyễn Văn Trung được thanh thản nơi cõi Vĩnh Hằng.
Diễn Đàn Thế Kỷ
Ngô Thế Vinh: In Retrospect, Nguyễn Văn Trung nhìn lại
GS Nguyễn Văn Trung, Đại học Văn Khoa Sài Gòn 1969. [nguồn: album gia đình Nguyễn Quốc Linh] |
Một hành trình trí thức lận đận
“… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1]
Nguyễn Hưng Quốc: Bạn Văn (1)
Trong lần về nước đầu tiên, năm 1996, tôi ở Hà Nội ba tuần, gặp gỡ khá nhiều người cầm bút ở đó, từ Dương Tường đến Trần Quốc Vượng, từ Hoàng Ngọc Hiến đến Đỗ Lai Thuý, từ Phong Lê đến Văn Tâm, từ Lê Đạt đến Dương Thu Hương, từ Trần Dần đến Hoàng Cầm, từ Nguyễn Huệ Chi đến Bảo Ninh. Nhưng có cảm giác thân nhất là hai người: Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Xuân Nguyên.
Không biết do ai nói, Nguyễn Huy Thiệp biết tôi ở Hà Nội; anh đến nhà tôi trọ ở số 52B đường Nguyễn Khuyến (gần Văn Miếu), chở tôi về nhà anh chơi, ăn trưa và chuyện trò đủ thứ trên trời dưới đất. Anh kể về những ngày tháng lận đận của anh. Về những ước mơ của anh. Anh có vẻ rất tin vào tử vi. Anh nói ông ngoại của anh, căn cứ vào ngày giờ sinh, có thể biết được hậu vận của một người. Khi anh trai của Thiệp mới ra đời, bấm tử vi, ông biết sau, lớn lên, sẽ theo nghiệpvõ, nên đặt tên là Thăng với ước mong được thăng quan tiến chức. Còn Thiệp, ông nói sẽ thiên về văn nên đặt tên là Thiệp để chỉ sự quảng giao. Tử vi cũng nói anh sẽ thành công trong văn chương nhưng muộn. Nếu nổi tiếng trước năm 35 tuổi thì có nguy cơ chết yểu hoặc ngồi tù. Ngày hôm sau, Thiệp chở tôi đi thăm viếng các chùa chiền chung quanh Hà Nội, trong đó có chùa Bút Tháp. Chùa vắng tanh. Không thấy ai cả. Đẩy cánh cửa khép hờ, vào chùa, Thiệp thắp một cây nhang rồi kính cẩn vái, miệng lầm bầm cầu nguyện. Vốn vô thần, tôi chỉ đứng nhìn, dửng dưng. Thiệp dí vào tay tôi một cây nhang và bảo: “Cầu đi, anh. Có thờ có thiêng.” Chiều bạn, tôi cũng vái. Xong, quay người lại, tôi thấy một phụ nữ khoảng 5,6 chục tuổi đứng ngay sau lưng, bàn tay xoè, đưa ra phía trước. Tôi không hiểu, bèn nhìn Thiệp. Anh nói: “Bả xin tiền nhang đấy.” Rồi anh đặt vào tay bà một số tiền. Ra ngoài sân, tôi thấy một người đàn ông, cũng 5,6 chục tuổi, đứng bên cạnh chiếc xe gắn máy của Thiệp, bàn tay cũng xoè ra. Tôi hỏi Thiệp: “Chuyện gì nữa đây?” Thiệp chưa kịp trả lời, người đàn ông đã lên tiếng: “Xin quý ông cho ít tiền công giữ xe.” Thiệp lại móc túi ra đưa ông một số tiền. Trưa, đói bụng, Thiệp tấp xe vào một cái quán xập xệ ven đường. Quán chỉ có hai cái bàn thấp và mấy chiếc ghế đẩu. Nhìn, tôi hơi e ngại vấn đề vệ sinh. Nhưng không có chọn lựa nào khác. Thiệp gọi mỗi người một chén cơm và hai quả trứng luộc chấm nước mắm. “Như thế cho an toàn”, anh nói. Ăn vẫn thấy ngon. Giữa bữa ăn, không nhắc đến hai vụ xin tiền ở chùa, Thiệp nói, như giải thích: “Ở Việt Nam, sống khó lắm. Lúc nào đi ra khỏi nhà tôi cũng đều thủ sẵn tiền trong túi. Ở đâu cũng có những người vòi tiền. Có người vô hại. Nhưng cũng có những kẻ rất nguy hiểm. Để được yên thân, mình phải có tiền nhét vào mõm chúng.” Chiều, về, anh chở tôi đến nhà một người bạn của anh ở Bát Tràng. Anh lấy một cái đĩa bằng đất sét rồi vẽ chân dung tôi trên đó. Bức đầu, anh không hài lòng, anh bảo tôi ngồi tiếp để anh vẽ bức khác. Xong, anh nhờ bạn bỏ vào lò nung. Mấy ngày sau, anh mang hai cái đĩa đến nhà tôi trọ tặng tôi. Tôi rất cảm động.
Trần Mộng Tú: Thủy Tinh Hóa
Tôi đun một nồi nước xông với lá sả, vỏ cam và ngải cứu khô (ba thứ này tôi luôn có sẵn trong nhà).
Tôi chỉ mặc một cái áo lót mỏng rồi ngồi trước nồi nước xông vừa bắc ra khỏi bếp còn sôi sùng sục, nhờ chồng chùm một cái chăn lên.
Tôi ở trong một cái lều kín mít với cái khăn lau mặt, từ từ hé mở nắp nồi cho hơi nóng của nước xông tỏa ra. Tôi hít nhè nhẹ cái mùi thơm của lá sả, lá ngải cứu và vỏ cam vào lồng ngực. Hơi nước nóng xông lên làm mí mắt nặng chĩu vì sũng nước.
Tôi nghe văng vẳng bên tai: Thủy Tinh Hóa… Thủy Tinh Hóa… ngăn chặn sự chết…
Con người không cần phải chết hẳn…Cứ cho vào cái bồn này…Thời gian và sự chết sẽ ngưng lại….
Song Thao: Ngày Cao Niên
Từ trái sang phải: Song Thao - nhà thơ Hoàng Chiều Nhân - nhà thơ Nguyễn Minh Đức - nhà thơ Trang Châu - nhà văn Hồ Đình Nghiêm (ngồi trên sàn nhà) - nhà thơ Lưu Nguyễn - nhà thơ Hoàng Xuân Sơn - nhà thơ Luân Hoán tại nhà Song Thao (Montréal, 1996) |
Nhất Linh: Giòng Sông Thanh Thủy
CHƯƠNG HAI
Ngọc uống từng ngụm cà-phê nóng thơm, mắt đăm đăm như nhớ lại quá khứ, rồi thong thả kể chuyện cho Thanh nghe. Chàng thổ lộ với Thanh cả những điều thầm kín nhất trong tâm hồn mà chàng chưa từng dám ngỏ cùng ai nhất là mối tình của chàng đối với Thuý từ khi chàng mới mười chín tuổi. Hồi đó vì nhà Ngọc sa sút chàng phải đi sang học nghề đan “den” ở làng bên cạnh. Ông Cả thân sinh cô Thuý nhận hàng ở Hà Nội về rồi thuê thợ nam nữ ở các vùng lân cận đến đan. Ông dậy cả con gái ông nữa. Lúc Ngọc đến vì chưa quen nghề, nên Thuý thường đến chỉ bảo. Thuý là con gái nhà quê nhưng hai má hồng tự nhiên và đôi mắt đen tinh nghịch đã quyến rũ chàng ngay từ buổi đầu gặp gỡ. Tính Ngọc cả thẹn nên không dám ngỏ tình ý gì; chàng chỉ thấy lòng mình lâng lâng mỗi buổi sáng sang bên làng La để học nghề. Chàng học đan rất tấn tới mặc dầu không kiếm được bao nhiêu để giúp đỡ nhà, gồm có một ông bố, một người chị và mấy đứa cháu họ mồ côi.
Trong bọn thợ đến làm den chỉ có chàng là người có học và mọi người không ai bảo ai đều gọi chàng bằng cậu vì họ biết chàng là con một ông đồ bên làng Bằng, chỉ vì nhà sa sút nên phải học nghề thợ den. Học được ít lâu chị chàng kiếm được cho chàng một chân dậy học tư ở nhà một cụ Phủ về hưu, công việc rất nhàn lại kiếm được gấp đôi tiền. Nhưng chàng từ chối nói với chị:
Ngự Thuyết: Về
Trước kia ăn uống nhồm nhoàm, thiếu đường không kịp nuốt. Càng về sau càng “kén cá chọn canh”, ăn chẳng thấy ngon, cố nuốt cho xong nợ. Đấy là cái triệu chứng gì vậy? Trước kia, 10 người 10 tô gì đó đầy nhóc, cộng thêm vài món ăn chơi mới cảm thấy thoả thuê. Nay 5 tô mỗi tô chia hai, 10 người ăn không hết.
Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2022
Ngô Nhân Dụng: Putin giờ tuyệt vọng
Vladimir Putin muốn chứng tỏ mình còn mạnh, quân Nga còn mạnh, vũ khí còn nhiều, sẽ chiến thắng ở Ukraine. Nhưng ông hành động như một người đang tuyệt vọng. Trong khi đó, chính phủ Ukraine tính toán lợi hại, khi tiến khi lui, không phí phạm tài nguyên và nhân lực của một nước nhỏ. Vụ phá cây cầu Kerch và phản ứng của ông Putin cho thấy bên nào đang thắng thế.
Cây cầu Kerch nối bán đảo Crimea với nước Nga là một điểm chiến lược. Hầu hết vũ khí quân đội từ Nga tiếp tế cho mặt trận Kherson phía Nam Ukraine được chuyển qua cầu này. Vụ phá cầu không tốn kém bao nhiêu. Chỉ cần làm nổ một chiếc xe tải, đúng lúc mấy toa xe lửa chở bom đạn đi trên đường sắt song hành. Tình báo quân đội Ukraine đã tính toán kỹ, phí tổn không bao nhiêu nhưng hậu quả rất lớn.
Vũ Hoàng (Theo Washington Post): Loạt tướng mất chức hé lộ thế khó của quân đội Nga
Ngô Thế Vinh: Bước Qua Lời Nguyền Tiến Hành Dự Án Đập Stung Treng Là Hủy Diệt Môi Sinh – Ecocide Một Nhìn Lại
Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL không được quyền có tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Lời Dẫn Nhập: Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt tuyên bố hoãn mọi dự án thuỷ điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thuỷ điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào. Dự án này không chỉ sẽ tàn phá sinh cảnh các khu đất ngập được bảo vệ bởi Công ước Ramsar ký kết từ năm 1971, mà còn gây tác hại vô lường trên hai vùng châu thổ phì nhiêu Tonlé Sap và ĐBSCL. Đây là bài đầu tiên trong loạt 3 bài viết nhìn lại toàn cảnh cuộc hành trình gian truân của một dòng sông – Sông Mekong hơn nửa thế kỷ qua.
*
MEKONG SẼ KHÔNG XÂY THÊM ĐẬP THUỶ ĐIỆN MỚI
Tổng Giám đốc Điện Lực Cam Bốt, Keo Rattanak đã nói với các phóng viên báo chí tại tòa nhà Hội đồng Bộ trưởng ở Phnom Penh ngày 8/8/2019.
“Cam Bốt không có kế hoạch xây các đập thủy điện trên dòng chính Sông Mekong mặc dù vẫn để các nhóm nghiên cứu khảo sát tiềm năng của các dự án. Chúng tôi không bàn cãi về bất cứ đầu tư nào trong lãnh vực này,” Rattanak nói tiếp. “Như vậy, quý vị không phải quan tâm về vấn đề này. Chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng nhu cầu điện theo những phương thức khác.” [1]
Cam Bốt phải đối đầu với tình trạng thiếu điện trầm trọng, với các khu dân cư hàng ngày bị cúp điện cùng với giá điện tăng. Thủ tướng Hun Sen nói sẽ gửi ông Rattanak đi Thổ Nhĩ Kỳ mua một con tàu phát điện (Power ship 200 MW) để bù đắp. Chính phủ cũng cố gắng gia tăng sản xuất điện mặt trời để đáp ứng nhu cầu điện cho cư dân.
Hem Odom, một chuyên viên tham vấn độc lập về nguồn năng lượng thiên nhiên, đã hoan nghênh phát biểu của ông Rattanak, với cảnh báo về một con đập dòng chính sông Mekong sẽ gây những tổn thất rộng lớn, với xói lở hai bên bờ sông, cạn kiệt nguồn cá cũng là nguồn protein trong bữa ăn hàng ngày của người dân Cam Bốt. Không phải chỉ có Cam Bốt, mà cả Việt Nam cũng bị ảnh hưởng. Thiếu nước từ thượng nguồn sông Mekong và từ Biển Hồ, nước mặn xâm nhập vào ĐBSCL sâu và xa hơn.”
TIN TỐT ĐẸP CHO SÔNG MEKONG
World Wildlife Fund (Quỹ Đời Sống Hoang Dã Thế giới) “đã vui mừng khi nghe được bình luận mới đây của Ngài Keo Rattanak, Tổng Giám đốc Điện lực Cam Bốt, rằng ông không muốn thấy hai dự án thủy điện dòng chính sông Mekong Sambor và Stung Treng được có trong quy hoạch năng lượng từ nhiều nguồn / mix energy.”
Paul Adams (BBC News Kyiv, Ukraine): Vụ nổ cầu Crimea: Ai - hay điều gì - đã gây ra vụ việc?
VOA Tiếng Việt: Vụ Trương Mỹ Lan - đại án kinh tế hay động đất chính trị?
Vụ nữ đại gia Trương Mỹ Lan, chủ nhân tập đoàn Vạn Thịnh Phát, bị bắt trong một vụ án kinh tế sẽ là bước đầu tiên để khui ra và ‘đốt lò’ các vị tai to mặt lớn từ đương chức đến đã nghỉ hưu, theo nhận định của nhiều nhà quan sát ở Việt Nam.
Bà Lan, trùm bất động sản, một trong những người giàu nhất Việt Nam, đã bị Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Bộ Công an, khởi tố, bắt tạm giam hôm 8/10 về tội ‘lừa đảo chiếm đoạt tài sản’ mà cụ thể là ‘gian lận trong phát hành trái phiếu để chiếm đoạt hàng ngàn tỉ đồng của người dân’, theo thông tin phát đi từ cơ quan này.
Vụ bắt giữ bà Lan đã gây xôn xao dư luận vì trước giờ bà Lan được biết đến như là ‘nhân vật không thể đụng đến’. Bất chấp tai tiếng về hối lộ cả triệu đô la cho cố Thứ trưởng Công an Phạm Quý Ngọ, những ồn ào về việc có tên trong hồ sơ Panama hay lùm xùm quanh việc xin thôi quốc tịch Việt Nam, suốt nhiều năm qua bà Lan vẫn bình an vô sự.
Từ Thức: Thay Đổi Tư Duy, Dễ Hay Khó ?
Trong một bài trước (Tại sao, 47 năm sau, vẫn chưa có thay đổi ở VN?) (1), người viết đã đặt câu hỏi: tại sao, sau gần nửa thế kỷ, một chế độ kỳ quái là chế độ Cộng Sản (CS) vẫn ngự trị trên đầu gần 100 triệu người, ở thế kỷ 21 ?
Trả lời: bởi vì CS đã thành công trong công cuộc ‘’thụ nhân’’ (trồng người) ở miền Nam, sau khi đã thành công ở miền Bắc.
Sau gần nửa thế kỷ, CS đã tạo được một thế hệ những người dân hài lòng với thân phận nô lệ của mình, không tìm cách ra khỏi nhà tù nữa. Những người nhai đi nhai lại những câu thần chú: ngày nay, VN không thua ai, có tiền là có tất cả; xứ nào cũng có tham nhũng; thời nào cũng có bất công.
Muốn thay đổi xã hội, phải thay đổi tư duy.
Người dân chỉ đòi thay đổi chế độ, nếu ý thức được mình đang nằm trong một nhà tù lớn, ý thức được xã hội sẽ bế tắc, tương lai con cháu họ sẽ đen tối, nếu coi chuyện mất nước là chuyện của thiên hạ, không phải chuyện của một cá nhân nhỏ bé như mình.
Hai câu hỏi đặt ra:
1.Thay đổi tư duy: dễ hay khó ?
2.Thay đổi tư duy: chuyện có thể làm được, hay chỉ là mơ mộng viển vông ? (2)
Nhất Linh: Giòng sông Thanh Thuỷ
Lời Tòa Soạn DĐTK.- Được sự đồng ý của nhà văn Nguyễn Tường Thiết, người đang giữ bản quyền các tác phẩm của nhà văn Nhất Linh, báo Diễn Đàn Thế Kỷ kể từ số này sẽ lần lượt đăng hết cuốn tiểu thuyết Giòng Sông Thanh Thủy của Nhất Linh.
Trước khi vào sách, mời độc giả đọc Lời Giới Thiệu cuốn Giòng Sông Thanh Thủy của nhà văn Nguyễn Tường Thiết sau đây.
Giới thiệu
Giòng Sông Thanh Thủy
(nhân lần tái bản thứ nhất năm 2003 tại Hoa Kỳ)
Cuốn truyện dài Giòng Sông Thanh Thủy được xuất bản lần đầu tiên năm 1961 tại Sài Gòn, Việt Nam, và là tác phẩm cuối cùng của Nhất Linh, thân phụ tôi.
Nhà xuất bản Đời Nay in bộ truyện làm ba quyển: Ba Người Bộ Hành, Chi Bộ Hai Người và Vọng Quốc. Toàn bộ dầy hơn 600 trang sách khổ nhỏ.
Trần Mộng Tú: Tiếng Thông Xào Xạc
- Đánh dấu ngày đi dự “Trà Đạo” với các bạn
Người phụ nữ Nhật ngồi trên hai gót chân mình, bà cúi đầu thật sát vào hai bàn tay úp trên mặt chiếu, bà chào khách. Mười người khách ngồi chung quanh chiếu tatami, họ lễ phép cúi đầu chào lại, sau lưng họ những cánh cửa Shoji khép kín. Trong chiếc kimono cổ truyền, bà thong thả cử hành nghi thức pha trà.
Bên ngoài trà thất, mùa xuân mới đi được một phần ba đời xuân, xuân còn trẻ lắm. Buổi sáng tháng năm, trời quang, nắng như mật, vàng ươm, ấm áp; hoa nở trên mỗi bước chân đi: tử đinh hương, linh lan, thạch thảo, đỗ quyên, sơn lựu, bồ công anh, diên vỹ, anh túc… Mỗi hoa một vẻ, một màu, không hoa nào chịu nhường sắc, thua hương. Cỏ xanh ngọc bích, trải những tấm thảm nhỏ, mỗi nơi một mảnh, lá nõn vừa nhú ra trên những bụi phong Nhật, cá anh vũ bơi lượn trong hồ khoe những chiếc lưng màu son đỏ hay màu trắng bạc lấp lánh, những con rùa nâu chui ra từ dưới một cành hoa súng màu tím. Thỉnh thoảng từ đâu một cặp vịt trời, con đực với đôi cánh sặc sỡ vươn lên, cất tiếng kêu khàn đặc, gây chú ý cho thiên nhiên, con cái đập đôi cánh khiêm nhường vỗ vỗ xuống mặt hồ, một con ếch nhỏ nhảy tõm xuống nước rung mặt hồ khiến du khách liên tưởng đến câu thơ hài cú (Haiku) bất tử của thi sĩ Nhật: Matsuo Basho
Bài Furuike ya (Ao xưa)
Chiếc ao xưa
Ếch nhẩy tõm
Tiếng nước khua
Lê Hữu: Tiếng Việt, yêu & ghét
(Ảnh: LH) |
“Chào mọi người!”
Giả sử bài này bắt đầu bằng câu chào ấy, “Chào mọi người!” Lại giả sử câu tiếp theo là “Mọi người ơi! Hôm nay mình chia sẻ với mọi người về tiếng Việt giàu và đẹp nhé.”
Nghe lối chào hỏi ấy, có người cho là bình thường vì cách nói năng này khá phổ biến hiện nay, nghe mãi cũng quen tai. Có người nhăn mặt nhíu mày, cho đấy là cách nói kém văn hóa, thiếu tôn trọng người khác vì đánh đồng mọi đối tượng. Già trẻ lớn bé gì cũng “mọi người”, cũng đồng hạng, đồng vai đồng vế, không đẳng cấp thứ bậc chi cả.
“Mọi người”, “cả nhà”, “mình”… là cách gọi, xưng hô ngày càng phổ biến ở trong nước và cả ngoài nước, trong giao tiếp hàng ngày hoặc trên sân khấu của các diễn viên, các MC hay các Youtuber.
Ngô Nguyên Dũng: Trở Lại Sài Gòn
Ba ngày ở Đà Nẵng đã ghi dấu trong tâm tưởng tôi nhiều ấn tượng đậm nét: Đêm đi Hội An tham dự lễ hội Hoa Đăng, lần đầu tiên chơi và thắng giải Bài Chòi, viếng thăm núi đá Ngũ Hành Sơn, du ngoạn bán đảo Sơn Trà, tắm trưa biển Mỹ Khê, … Nhưng rõ rệt nhất là chuyện tôi không còn thấy bóng dáng từng nhóm du khách Trung Quốc xô xí xào trên đường phố.
Nhớ lại lần đầu tiên tới đây, tối nọ chúng tôi ghé lại một sòng bài cao cấp nằm ven bãi Mỹ Khê. Tòa nhà thắp đèn sáng trưng trong ngoài, tọa lạc trong một khu đất rộng, có vườn cây cỏ cắt tỉa tươm tất, một bãi đậu xe ngăn nắp và tiếp viên mặc đồng phục chào đón nơi cửa ra vào. Vào trong mới hay, họ chỉ tiếp đãi du khách. Bên trong, quanh bàn chơi black jack khách xí xô ngôn ngữ Trung Quốc. Trong phòng chơi máy điện tử, những người với vẻ mặt, dáng dấp, không phải "dân mình", ngồi lầm lì trước giàn máy nhấp nháy ánh sáng, âm thanh máy móc rộn rã, và tiếng giơ-tông lào rào reo vui xuống rãnh thép. Không dưng cảm giác bực bội, xen lẫn bất mãn, trong tôi dấy lên… Xốn xang không nguôi.
Trở lại Đà Nẵng lần này, tôi chẳng còn thấy, không còn nghe bất kỳ ngôn ngữ lạ tai nào. Ả giang hồ phố biển, sau nhiều năm lang chạ với nhiều giống đực không cùng chủng tộc, đang gột rửa lớp điểm trang, soi gương chăm sóc những dấu vết bạo hành trên thân xác nhược tiểu, băng bó tâm thức còn rỉ máu những thương tích lịch sử. Như thể:
"Em về điểm phấn tô son lại.
Ngạo với nhân gian một nụ cười." ()
*
Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2022
Ngô Nhân Dụng: Bom nguyên tử của Putin đánh chỗ nào?
Zachary Abuza: Việt Nam rơi vào thế khó xử khi Nga thất bại ở Ukraine
Đất nước Ukraine dân chủ trở thành ví dụ thành công về một quốc gia tự bảo vệ mình trước hàng xóm là một cường quốc hung hăng.
Mặc dù những biện minh của Nga cho cuộc xâm lược bất hợp pháp Ukraine tạo ra một tiền lệ pháp lý rất nguy hiểm cho Việt Nam trong việc đối phó với chính quốc gia láng giềng hung hăng về mặt lãnh thổ của mình, việc Việt Nam ủng hộ Nga trong cuộc tấn công Ukraine là không có gì đáng ngạc nhiên do mối quan hệ lịch sử lâu đời giữa hai nước này. Nga là một “đối tác toàn diện chiến lược” - xếp hạng cao hơn Hoa Kỳ khá nhiều trong thứ bậc ngoại giao của Hà Nội. Nhưng những tổn thất của Nga đã đặt Chính phủ Việt Nam vào một tình thế rất khó xử khi phải đối mặt với công chúng của mình- những người thường sử dụng chính sách đối ngoại như một phương tiện gián tiếp để chỉ trích Đảng Cộng sản.
Việt Nam sẽ mãi mãi mang ơn Nga vì sự hỗ trợ của họ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Đặc biệt, việc cung cấp khoảng 7.600 tên lửa đất đối không tiên tiến đã khiến Mỹ không có được vùng trời phi tranh chấp của nước này. Trong thời gian Việt Nam chiếm đóng Campuchia vào những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp một lượng vũ khí và hỗ trợ kinh tế đáng kể và là một trong số ít đồng minh của Hà Nội vốn bị cô lập về mặt ngoại giao khi đó.
Mặc dù viện trợ kinh tế và hỗ trợ quân sự chấm dứt vào năm 1991 đồng thời giới lãnh đạo ở Hà Nội sợ hãi trước sự sụp đổ của Liên Xô, Nga đã trở thành nhà cung cấp chính cho chương trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam. Vào thời kỳ đỉnh cao, 80% thiết bị quân sự của Việt Nam là do Nga sản xuất. Con số này đang giảm xuống nhưng ngay cả khi Việt Nam đang nỗ lực đa dạng hóa nguồn cung, Nga vẫn chiếm 74% tổng lượng vũ khí nhập khẩu của Việt Nam.
Hai nước cũng có mối quan hệ tình báo chặt chẽ. Mặc dù đã rút khỏi căn cứ hải quân của họ ở Vịnh Cam Ranh vào năm 1991, Nga vẫn duy trì cơ sở tình báo tín hiệu của mình ở đó và cơ sở này vẫn đang hoạt động. Hai nước tiếp tục có các hoạt động chia sẻ thông tin tình báo và đào tạo tình báo một cách chặt chẽ. Thực tế này không hề bị lãng quên ở Bộ Chính trị, nơi chỉ có 19 thành viên nhưng đã có tới năm người từng công tác tại Bộ Công an.