Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2022
Ngô Nhân Dụng: Tối cao pháp viện trong hành động
Hà Sĩ Phu: Búa liềm phải chắp vá thế nào trước kỷ nguyên trí tuệ?
Bài tham gia cuộc Hội thảo năm 2008 “TRÍ THỨC LÀ AI?”, do GS Phan Đình Diệu chủ trì, đã công bố trên báo, đã in mẫu “Phiếu đăng ký tham gia”, nhưng không hiểu vì sao cuối cùng cuộc Hội thảo lại không được phép diễn ra.
Ở Việt Nam ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, năm 1930 Trí thức từng được xếp số 1 trong chuỗi bốn kẻ thù TRÍ PHÚ ĐỊA HÀO cần “đào tận gốc, trốc tận rễ”. Nhưng rồi thế cục xoay vần, năm 2008 này, sau một khoá họp trung ương của Đảng Cộng sản, Trí thức đã được kéo lên, xếp hàng cuối trong chuỗi ưu tú “CÔNG NÔNG TRÍ”. Chừng ấy năm trời, từ “kẻ thù” số 1 được chuyển lên thành “đồng chí” số 3 cũng quý lắm rồi!
Lịch sử đã trôi 78 năm, tức đã quá tuổi một người thọ “xưa nay hiếm”, hôm nay chúng ta lại phải thảo luận để tìm một định nghĩa cho loại công dân “quái dị” này: TRÍ THỨC LÀ AI? Không “quái dị” sao được, khi loại công dân này luôn làm cho Đảng đau đầu, trước đây đã bị “xuống chó” nay lại được “lên voi”, dẫu loại “voi” nhỏ con này vẫn rất cần có quản tượng cầm búa cầm liềm đứng bên chế ngự!
TRÍ THỨC có ba đặc điểm, hay ba tính chất:
1/ Tính chất tự do và không ranh giới: Người Trí thức có thể đi sâu vào một lĩnh vực nhất định, nhưng không bị khoanh vùng trong lĩnh vực đó, trong quốc gia đó. Sự phân chia thành các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hoá, văn nghệ, chính trị, đạo đức, kinh tế, quốc gia, quốc tế, con người, nhân loại… vân vân… đều chỉ là những sự phân chia tương đối, quy ước, tạm thời. Sự phát triển và liên tưởng của lô-gích tư duy sẽ vượt qua những ranh giới ấy.
2/ Tính chất tiên phong và phát hiện, dự báo: Bởi được trang bị bằng hai công cụ đặc biệt là kho tri thức ngàn đời của nhân loại đã đúc kết thành các khoa học và sức nhạy cảm chủ quan của bộ óc cá nhân, những người Trí thức như những “bộ máy dò” tiên phong vô cùng nhạy cảm, nó bay về muôn phương, nó cảm ứng lập tức với những cái mới, cái bất thường, nó xâu chuỗi lập tức những quan hệ tuyến tính, những quan hệ thuận quy luật và trái quy luật. Học vấn tuy là điều kiện cần thiết tất yếu cho đặc điểm này, nhưng cũng chỉ là những điều kiện làm nền, điều kiện ban đầu thôi, chưa hề đầy đủ để tạo nên Trí thức.
AP: Điểm chung của vụ Watergate 50 năm trước và vụ 6/1/2021: Thèm khát quyền lực
Trần Huy Bích: Một Lá Thư Riêng Gửi Tác Giả Phan Đào Nguyên
Ngày 28 tháng 5, 2022
Kính gửi Luật sư Phan Đào Nguyên.
Cám ơn anh Nguyên đã có nhã ý cho tôi đọc trước bản nghiên cứu công phu của Anh về mối thâm tình xuất phát từ sự cảm thông và lòng ngưỡng mộ mà nhà nho ái quốc Nguyễn Đình Chiểu đã dành cho vị lão thần Phan Thanh Giản, người được ông gọi một cách kính cẩn là “quan Phan.” Xin thú thật từ là khi đất nước chia đôi năm 1954, ngoại trừ với phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm những năm 1955-57, và một số biên khảo, sáng tác trong giai đoạn dây trói tương đối được nới lỏng những năm cuối thập niên 1980, tôi không theo dõi kỹ những bài được gọi là “biên khảo văn học” của những cây bút phải sống dưới một chế độ không còn quyền tự do, thường phải uốn cong ngòi bút để có thể sống còn. Trong một khung cảnh đã khiến một nhà văn nổi tiếng như Nguyễn Tuân, tới gần cuối cuộc đời, phải bật lên khóc và nói, “Tao sợ,” thì số lượng những người cầm bút dám mạnh dạn nói ra những nhận thức của mình đúng như mình nhìn thấy khó có thể cao. “Ăn cơm chúa” thì phải “múa tối ngày.” Khi nhà văn, nhà biên khảo đã trở thành công cụ lèo lái tư tưởng trong một xã hội toàn trị, thì những điều các vị ấy viết ra, khó được nhiều người thực sự quan tâm. Tôi tin rằng, “Cát bay vàng lại ra vàng.” Với thời gian, những chuyện xuyên tạc, bẻ cong ngòi bút trong một giai đoạn lịch sử đáng buồn của dân tộc dần dần sẽ được phát hiện, và sự thật sẽ được phục hồi.
Nhưng người xưa cũng từng nêu lên sự lo ngại, “Mưa lâu, ….. trâu hóa bùn.” Từ năm 1963, khi Trần Huy Liệu, ông trùm của ngành tuyên truyền ở miền Bắc, phán quyết một cách chắc nịch trên tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử, cơ quan báo chí chính thức của Viện Sử Học nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rằng “Phan Lâm” đích thị đã “bán nước,” đến nay cũng đã 60 năm. Trong 60 năm ấy, như Anh cho biết, ít nhất ba nhân vật có chút tên tuổi trong ngành Hán Nôm ở trong nước đã hùa theo, chỉ hươu nói ngựa, đổi trắng thành đen, đem những câu cảm thông, ca ngợi Phan Thanh Giản ra giải thích một cách xuyên tạc thành những câu lên án và nguyền rủa Phan Thanh Giản một cách độc địa, thì quả cũng đáng sợ. Những thế hệ trẻ, kiến thức về lịch sử và văn học sử chưa đầy đủ, căn bản về Hán Nôm chưa vững, sẽ chịu ảnh hưởng ra sao? Cũng theo Anh cho biết, từ đó đến nay chưa một ai lên tiếng để phản bác. Rất cám ơn Anh đã bỏ nhiều công sức và thời giờ để soi sáng những xuyên tạc trắng trợn ấy, giúp lịch sử và văn học giữ được sự đứng đắn, chính xác, và minh oan cho tiền nhân.
Bs Phan Thượng Hải: Thơ Và Việt Sử - Nguyễn Đình Chiểu
Kháng Pháp ở Nam Kỳ
Ngự Thuyết: Thử Nhìn Lại Cung Oán Ngâm Khúc Của Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều
Cung Oán Ngâm khúc là một hiện tượng lạ trong văn học cổ điển Việt Nam.
Trong một thời gian trên dưới nửa thế kỷ, từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, ba tác phẩm dài bằng thơ rất giá trị đã ra đời: Chinh Phụ Ngâm của Đoàn Thị Điểm (1705-1748) [1], Cung Oán Ngâm Khúc của Nguyễn Gia Thiều (1741-1798), và Đoạn Trường Tân Thanh, tức Truyện Kiều của Nguyễn Du (1765-1820). Kiệt tác Truyện Kiều là một lâu đài đồ sộ, rực rỡ nhất trong văn học Việt Nam, điều đó ai cũng đồng ý, do đó nó được đề cập đến nhiều nhất, và được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài. Cũng có nhiều tác phẩm nghiên cứu, phê bình Chinh Phụ Ngâm. Cuốn này cũng được dịch ra tiếng Pháp, Anh, Nhật.
Nhưng với Cung Oán Ngâm Khúc, tình hình khác hẳn. Nó chịu số phận khá hẩm hiu, gần như bị quên lãng. Nó không được quảng đại quần chúng đón nhận vồn vã đã đành, trong giới nghiên cứu hàn lâm, cũng có người không mấy quan tâm đến Cung Oán Ngâm Khúc, hoặc chỉ đề cập một cách sơ lược.
Chẳng hạn Giáo Sư Phạm Văn Diêu (GS Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm Sài Gòn) với tác phẩm Việt Nam Văn Học Giảng Bình [2]. Tác phẩm này dày trên 670 trang gồm có hai phần: Phần Thứ Nhất bình giảng Các Tác Giả, Tác Phẩm Quốc Âm Tiêu Biểu từ thời Lê Trịnh đến Nửa Đầu Thế Kỷ XX, và Phần Thứ Nhì nói về Văn Xuôi Hiện Đại, trong đó có Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học, Tự Lực Văn Đoàn, Thơ Mới, vân vân ...
Trong Phần Thứ Nhất, một số thơ của những thi gia như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Cao Bá Nhạ, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu, Trần Tế Xương v.v. đều được nói đến, kể cả mấy bài thơ nôm của Dương Khuê. Một tác giả ít người biết là Dương Lâm, em ruột của Dương Khuê, cũng có bài được bình giảng. Nhưng tuyệt nhiên không có một dòng nào về Nguyễn Gia Thiều và Cung Oán Ngâm Khúc.
Phạm Tín An Ninh: Đỗ Trường – Người Chuyên Chở Văn Học Miền Nam Qua Vũng Lầy Lịch Sử
Đầu năm 2022, tôi bất ngờ đọc được bài viết “Níu Một Đời, Giữ Một Thời” của tác giả Ban Mai, một nhà văn trẻ trong nước. Cô đang là giáo sư giảng dạy về Khoa Học Công Nghệ và Hợp Tác Quốc Tế tại Trường Đại Học Qui Nhơn
Mở đầu bài viết, tác giả đã vẽ lại bức tranh đen tối, kinh hoàng sau ngày 30.4.75:
“…phần lớn người Miền Nam làm việc cho chính phủ Cộng Hòa đều bị tập trung cải tạo. Cuộc sống của nhiều gia đình đảo lộn. Vì sau khi đổi đời, họ bị thất nghiệp, nhiều người lâm vào cùng quẫn. Cảnh quan thành phố tiêu điều xơ xác, thiếu lúa gạo khiến dân phải ăn độn bo bo và mì sợi. Trầm trọng hơn nữa: Sự xơ xác tinh thần của trí thức Miền Nam không còn được tự do trình bày suy nghĩ, không còn được tự do hấp thu tri thức nhân loại. Thay vào đó là những đợt học tập chính trị triền miên, theo một định hướng duy nhất: Chủ nghĩa Marx. Tất cả sách báo, văn học nghệ thuật bị tịch thu tiêu hủy, nền văn chương Miền Nam hoàn toàn bị bôi xóa. Giống như thời man rợ của Tần Thủy Hoàng năm 210 trước công nguyên…
Bắt đầu sau năm 1975, những thế hệ sinh ra và lớn lên ở Việt Nam không hề biết đã từng có một nền văn học nghệ thuật Miền Nam vô cùng giá trị với nhiều thể loại “trăm hoa đua nở”, đề cao tự do, dân chủ, với ý thức khai phóng, nhân bản, theo kịp trào lưu thế giới…”
Và tác giả cho biết sự tình cờ được may mắn tiếp cận với dòng văn chương miền Nam:
“Mùa hạ năm 2010, tôi tình cờ đọc bài viết của nhà thơ Du Tử Lê giới thiệu về tác phẩm “Những cơn mưa mùa Đông” của tác giả Lữ Quỳnh do nxb Thư Ấn Quán ở Mỹ xuất bản, thời gian này tôi đang tìm hiểu dòng văn chương Miền Nam nên liên hệ, ngay lập tức nhà văn Trần Hoài Thư và Lữ Quỳnh trả lời, tôi biết họ từ ngày ấy.
Bắt đầu từ đó, tôi tìm đọc dòng văn chương Miền Nam Việt Nam do nxb Thư Ấn Quán phát hành, vì ngày xưa trước năm 1975 tôi còn quá nhỏ chưa hiểu biết gì, tôi sinh ra và lớn lên ở Quy Nhơn, thuộc Miền Nam Việt Nam vì vậy tôi không muốn văn chương Miền Nam bị thất lạc và bôi xoá, tôi cần phải tìm hiểu và phổ biến lại cho thế hệ trẻ ở trong nước biết.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Giữa Rắn &Người
Báo Tiền Phong vừa ái ngại loan tin: “Đang ngủ, bé gái 4 tuổi bị rắn cạp nia bò vào nhà cắn tử vong… Trưa ngày 22/5, trao đổi trên báo Công an Nhân dân, ông Sô Minh Chiến, Chủ tịch UBND xã Phước Tân, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho biết, 5 ngày sau khi bị rắn cạp nia cắn, cháu Sô Thị Như N., dân tộc Chăm (SN 2018, trú ở buôn Ma Y, xã Phước Tân) đã tử vong rạng sáng 22/5.
Bác sĩ Phạm Văn Minh, Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Phú Yên cho biết, ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân vào lúc 2h30 sáng 16/5, các y bác sĩ khoa hồi sức cấp cứu tiến hành cho bệnh nhân thở máy. Tuy nhiên, cơ sở y tế này không có huyết thanh kháng nọc rắn cạp nia nên phải liên hệ một bệnh viện ở TP Hồ Chí Minh vẫn không có. Do diễn biến bệnh trạng thêm nặng nên sau 5 ngày cấp cứu tại bệnh viện, gia đình đã đưa cháu N. về nhà trong đêm 21/5, đến rạng sáng 22/5 thì nạn nhân tử vong…
Bỉnh bút Du Uyên(Trẻ Magazine, Dallas, TX) cảm thán:
Tôi đã rơi nước mắt khi đọc bản tin trên, vì tức (hộc máu). Không biết nếu sự việc xảy ra ở các nước khác, Bộ y tế VN, giám đốc phụ trách bệnh viện trên có bị gia đình em bé kiện trọc đầu hay không? Nhưng ở VN, vụ kiện này sẽ chẳng bao giờ xảy ra. Không giám đốc bệnh viện VN nào bị khởi tố vì tưởng mấy ông giám đốc bệnh viện khác có loại dược liệu đó. Không ông Bộ trưởng y tế VN nào cúi đầu xin lỗi gia đình bệnh nhân chết vì rắn cắn cả – lỗi do con rắn mà.
Giới Thiệu Sách Mới
Diễn Đàn Thế Kỷ vừa nhận được cuốn hồi ký CHUYỆN ĐỜI TÔI của tác giả Nguyễn Đắc Dõng. Sách dày 312 trang, tác giả tự xuất bản năm 2020, địa chỉ liên lạc: donguyen8004@yahoo.com
Xin cám ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.
Hòa Đa: Sanh Rớt
Thứ Sáu, 17 tháng 6, 2022
Ngô Nhân Dụng: Fed bắt đầu ngăn lạm phát
Thương Lê (BBC News Tiếng Việt): Việt Nam thu hút nhân tài - Vì sao có những trí thức trẻ không mặn mà?
Từ chính sách trải thảm đỏ đón nhân tài được triển khai mạnh mẽ ở nhiều tỉnh thành ở Việt Nam cho tới thông điệp "chọn người tài chứ không chọn người nhà" của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dường như không mang lại nhiều hiệu quả.
Gần đây nhất, chính sách thu hút và phát triển đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và người có tài năng đặc biệt của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2019-2022 không thu hút được nhân tài mới đang là đề tài được bàn luận trong những ngày đầu tháng 6/2022.
Cụ thể, sau ba năm triển khai, thành phố chỉ tuyển được 5 chuyên gia, trong khi kế hoạch là tuyển 20 người tài cho các sở và khu công nghệ cao.
BBC News Tiếng Việt đã trao đổi với những trí thức trẻ xung quanh chính sách thu hút nhân tài ở Việt Nam.
Lí do nhân tài không về
Không muốn làm trong khối nhà nước, môi trường làm việc không phù hợp hoặc đãi ngộ chưa hấp dẫn... là những lí do khiến nhiều trí thức trẻ ngần ngại về Việt Nam cống hiến.
"Mình nghĩ yếu tố đầu tiên là tài chính, đặc biệt là bạn nào về Việt Nam làm trong khối nhà nước thì lương rất thấp," Xuân Quỳnh, vừa tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Công tác xã hội tại đại học Boston, Mỹ theo chương trình học bổng Fulbright, nói với BBC News Tiếng Việt.
Theo Xuân Quỳnh, nếu làm ở Mỹ, cô sẽ có thu nhập cao hơn ở Việt Nam. Một trong những lý do là ngành công tác xã hội còn mới ở Việt Nam do đó mức lương sẽ không được như bên Mỹ.
Mức trợ cấp theo quy định hiện nay của chính phủ UBND TP.HCM cho chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt chỉ 100 triệu đồng, và chỉ áp dụng một lần.
THÀNH KÍNH PHÂN ƯU
Được tin buồn
Ông NGUYỄN TUẤN KHANH
Tức là
nhà văn Kinh Dương Vương
họa sĩ Rừng
nhà thơ Dung Nham
Đã qua đời ngày 8 tháng Sáu, 2022
Tại California – Hoa Kỳ
Hưởng thọ 81 tuổi.
Diễn Đàn Thế Kỷ xin thành kính phân ưu cùng tang quyến.
Nguyện cầu Hương Linh ông Nguyễn Tuấn Khanh được sớm tiêu diêu nơi miền Cựu Lạc.
DĐTK
![]() |
Chân dung tự hoạ – tranh hoạ sĩ Rừng. 1971 |
Nhà văn Kinh Dương Vương trả lời phỏng vấn của tuần báo Việt Weekly tại Little Saigon, Nam California, về vụ truyện ngắn “Đường Kiến” của ông bị ăn cắp để làm cuốn phim Đường Kiến tại Việt Nam.
Tác giả Kinh Dương Vương chính thức dành cho Việt Weekly một cuộc phỏng vấn nói về sự kiện phim “Đường kiến” của Thiều Hà Quang Nghĩa, cũng như chia sẻ của ông về truyện ngắn này.
° Etcetera ghi
Về sự kiện phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa
VW: Chào nhà văn Kinh Dương Vương, ông biết đến sự kiện bộ phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đoạt giải “Cánh diều bạc” từ nguồn nào?
Kinh Dương Vương (KDV): Tôi đọc thông tin này trên mạng VietnamXpress, tường thuật lại buổi phát thưởng “Cánh diều vàng” ở Việt Nam, và bộ phim “Đường kiến” của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa đoạt giải “Cánh diều bạc.” Tôi thấy nội dung của bộ phim đúng là trùng với một truyện ngắn của tôi.
VW: Giống ở mức độ nào?
KDV: Khoảng 90%. Có thể nói đây là một chuyển thể từ truyện thành phim, chứ không thể nói là dựa theo ý tưởng được. Tôi có viết điện thư hỏi tác giả bài báo đó. Sau đó, tôi nhận được thư xin lỗi của đạo diễn Thiều Hà Quang Nghĩa. Cậu ấy có nói là có ý tìm kiếm tác giả truyện ngắn, nhưng không biết kiếm ở đâu để xin phép. Cậu ấy cũng cho biết tiền thưởng của bộ phim được 7 triệu đồng, cậu sẵn sàng chia một nửa cho tôi (cười). Tôi có trả lời cho cậu ta, chuyện đã bùng nổ trên mạng. Giữa hai cá nhân, tôi cũng không chấp nhất gì, cứ rút kinh nghiệm để lần sau làm cho tốt hơn. Còn chuyện tiền bạc không thành vấn đề. Còn vấn đề dư luận công chúng thì cứ giải quyết theo tinh thần chung.
VW: Về mặt dư luận công chúng, theo ông nên có cách nào giải quyết cho tốt đẹp đôi bên?
|
Kinh Dương Vương: Đường Kiến
1.
Nguyễn Mộng Giác: Đọc "Những chiếc mặt nạ cười" của Kinh Dương Vương
Trong những truyện ngắn đọc được trên Bách Khoa, Văn...của những bạn trẻ cùng thời, tôi thích những truyện của Kinh Dương Vương. Truyện nào của anh cũng "nặng" chất hiện thực. Hình như anh muốn dồn hết vào truyện tất cả tai ương của những người khốn cùng, những kẻ bất hạnh. Anh không hề muốn điểm xuyết chút thơ mộng nào vào thảm kịch của dân tộc để làm nhẹ gánh ưu tư như lối viết của Hoàng Ngọc Tuấn, Ngụy Ngữ, Mường Mán. Anh cũng không muốn pha cái "tráng" vào cái "bi" để thành những truyện bi tráng như lối viết của Nguyên Vũ, Thế Uyên, Phan Nhật Nam. Thảm kịch trong truyện Kinh Dương Vương là thảm kịch nguyên khối, bề bộn, giống như một bức tranh dã thú đắp bằng chính máu lệ thịt xương của nạn nhân chiến tranh. Đọc truyện của anh, tôi có cảm giác gây gây tê dại như nghe tiếng chát chúa lê thê của hai thanh kim khí cọ vào nhau, hoặc chứng kiến một tai nạn xe cộ thảm khổc ngay trước mắt mình.
Tôi tò mò về cuộc đời của tác giả những truyện ngắn ấy, và biết được những mảnh tin tức rời rạc do người quen với Kinh Dương Vương kể lại. Tôi nghe người ta bảo tác giả là một hoạ sĩ trẻ từng hăng hái cầm cờ dẫn đầu những cuộc xuống đường chống chính phủ. Lại nghe Kinh Dương Vương nhập ngũ, rồi đào ngũ, rồi trở thành lao công đào binh, rồi lại được phục hồi quân hàm trước khi bị Cộng quân bắt làm tù binh ở Buôn Mê Thuột đầu năm 1975. Như vậy là người chứng với lời chứng là một, khác với những trường hợp người ta viết về những điều người ta không thực sự sống hoặc thực sự tin tưởng.
Norman Newell: Hoa Hồng Trắng Nhã Điển (Bản dịch của Trần Mộng Tú)
Hoa Hồng Trắng Nhã Điển
![]() |
Hình minh hoạ, Rattakarn, Pixabay |
Hoa hồng trắng sẽ nở
Em một mình cô độc
Em một mình phân ly
Hãy tạm biệt tình em
Cho đến khi hồng nở
ở bên dưới thung lũng
mùa Hạ sẽ đi qua
thời gian làm cách trở
cho cuộc tình hai ta
Rồi như hoa với xuân
Anh sẽ quay trở lại
Mùa xuân cũng trở về
Hoa hồng trắng sẽ nở
Anh cứ xa em đi
Tạm biệt người yêu dấu
Anh cứ xa em đi
Hoa hồng trắng sẽ nở
một mình em phân ly
Hoa hồng trắng sẽ nở
tạm biệt người tình si
Hoa hồng trắng sẽ nở
tạm biệt người tình si.
(tmt-Dịch)
White Rose of Athens
(Lyrics written by Norman Newell)Till the white rose blooms again-
You must leave me,
leave me lonely
-So, goodbye my love till then-
Till the white rose blooms again-
The Summer days are ending in the valley-
And soon the time will come when we must apart-
But like the rose that comes back with the springtime-
you will return to me when springtime comes around –
Till the white rose blooms again-
You must leave me, leave me lonely –
So, goodbye my love till then –
Till the white rose blooms again –
Till the white rose blooms again-
You must leave me,
leave me lonely-
So, goodbye my love till then-
Till the white rose blooms again.
-Goodbye till then-Goodbye till then.
Nguyễn Đức Tùng: Cung Tiến, Đời Lập Từ Những Đêm Hoang Sơ
Chị em của thơ thì có nhiều: tùy bút, truyện ngắn, tiểu thuyết, báo chí, phim ảnh, kịch nghệ, nhưng đối với tôi, người thân nhất, người chị em ruột của thơ, chính là ca khúc.
Cung Tiến là một sự kết hợp như vậy: giữa ca từ và âm nhạc, giữa thơ và ca khúc. Thơ ca. Sự liên kết giữa thơ và ca đã có từ lâu đời, ngày một chia xa trong thế giới hiện nay. Thơ ngày một xa rời ca khúc, ngày một gần với văn xuôi, rời bỏ tính âm nhạc của ngôn ngữ. Các nhà thơ hiện nay gần như không làm thơ dưới tác động trực tiếp của âm điệu. Họ viết để truyền tải các ý tưởng nhiều hơn. Khi chúng ta nghe một bài hát, những chữ trong bài hát ấy vang lên không còn là những chữ chúng ta đọc trên giấy nữa, chúng biến đổi trở thành chữ khác, một sự lai ghép giữa âm nhạc và ngôn ngữ. Khi đọc lời:
Chờ nhau hoài cố nhân ơi
Sương buồn che kín nguồn đời
Tôi vừa nhìn thấy màn sương buông xuống, vừa nghĩ đến bóng người đi trong ấy, càng lúc càng xa. Điều ấy cũng xảy ra khi tôi đọc chúng như câu thơ. Nhưng người nào từng nghe Cung Tiến qua Duy Trác hay Thái Thanh, Lệ Thu hay Anh Ngọc, sẽ không thể đọc thế nữa, như câu thơ thông thường, người ấy phải đọc khác đi. Phải đọc như đang hát. Và khi hát như thế, dù chỉ hát thầm, hai chữ cố nhân ấy sẽ khác đi, hình ảnh người đi trong sương cũng khác. Cũng vậy, bốn chữ “che kín nguồn đời” khi được ngân lên như một ca từ, hình ảnh cũng biến đổi, sâu hơn, dào dạt hơn.
Song Thao: Gỏi Đu Đủ
Gỏi đu đủ bò khô. |
Tôi đã chết mệt với món đu đủ bò khô từ những ngày non dại đó. Cho tới ngày nay tôi vẫn…non dại. Vẫn mê món đu đủ bò khô. Vào nhà hàng nào có bán là tôi ít khi bỏ qua. “Bệnh” này bắt nguồn từ những ngày Hà Nội nhưng nặng thêm từ khi di cư vào Sài Gòn, khi nếm mùi gỏi đu đủ của ông già áo đen trước cửa tiệm nước mía Viễn Đông nơi góc đường Lê Lợi và Pasteur. Thời sinh viên, đậu chiếc xe Goebel hai màu vàng và cam bên lề, anh chàng tuổi trẻ ngày đó nhào vào hàng ông già áo đen, bưng chiếc đĩa nhôm ra ngồi trên yên xe đắm đuối với cái vị mằn mặn, chua chua, cay cay, nồng nồng không thể có trong các món ăn khác. Đĩa gọi đĩa, thường phải ít nhất hai đĩa mới dứt áo ra đi được. Có những ngày nặng túi, hai đĩa còn chưa ra đâu vào đâu, hai đĩa tiếp nữa mới…đủ. Còn tiếc rẻ húp hết nước trong đĩa. Báo hại bữa cơm chiều đó sao thờ ơ uể oải khiến bà già đưa mắt dò hỏi.
Anh bạn trẻ tuổi Phạm Công Luận, quen trên giấy bút nhưng chưa bao giờ giáp mặt, nhắc nhớ tới ông già áo đen của thời đó. “Những anh chị tôi, lứa tuổi nay đã bước vào tuổi 60, 70 rất quen thuộc với hàng bò khô, nay gọi là gỏi khô bò của ông già áo đen bán trên đường Pasteur. Họ vẫn nhớ những buổi chiều chưa tắt nắng của Sài Gòn nửa thế kỷ trước, tan trường Sư Phạm, trường Luật là phóng xe ra ngay góc ngã tư Lê Lợi – Pasteur, ngồi trên xe gọi mấy đĩa khô bò đu đủ cùng một lúc. Từ xa đã thấy bóng ông chủ xe khô bò, luôn luôn bận áo đen nên chết tên. Phải canh làm sao để ăn được gỏi khô bò của “ông già chemise noire” hay “ông già áo đen” này dù khu đó có tới bốn người bán gỏi khô bò đu đủ bào. Không mấy ai biết tên gì, chỉ gọi biệt danh như vậy”.
Phạm Tín An Ninh: Không chỉ là một giấc chiêm bao
Người đã bất chợt bước vào giấc mơ và mang theo cho tôi cả một thời quá khứ ấy là Đặng Trung Đức. Anh đã tử trận tại khu vực Ngô Trang, phía Bắc thành phố Kontum trong trận chiến mùa Hè 1972.
Cả một đời binh nghiệp của tôi gần như gắn liền với anh Đức, luôn theo phía sau anh để thay thế các chức vụ của anh giao lại. Khi mãn khóa 18 Thủ Đức, tôi được bổ nhậm về trình diện đơn vị thì gặp anh, và hai anh em ở cùng đại đội. Đức tốt nghiệp Khóa 19 Võ Bị Đà Lạt, ra trường về đơn vị trước tôi khoảng 5 tháng. Anh làm Trung đội trưởng Trung đội 1 còn tôi, Trung đội trưởng Trung đội 3. Đại đội trưởng lúc ấy là một anh trung úy, niên trưởng Khóa 16 Võ Bị của Đức, rất đa tài và yêu thương em út. Sau đó, Đức lên làm đại đội trưởng, tôi làm đại đội phó cho anh. Một thời gian sau, anh được điều động về làm Trưởng ban 3 tiểu đoàn, tôi lên thay anh, rồi sau đó lại thay anh một lần nữa, trong chức vụ Ban 3 tiểu đoàn để anh về làm Trưởng ban 3 trung đoàn. Và có một thời gian khá dài hai anh em cùng làm việc tại Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn, khi tôi về đảm trách một ban khác. Đầu năm 1971, khi anh ra nắm tiểu đoàn, tôi lại có thời gian thay anh ở chức vụ Ban 3 Trung Đoàn. Chúng tôi cùng một đơn vị từ lúc mới ra trường, luôn sống gần nhau cho tới khi anh hy sinh. Rất thân tình, xem nhau như anh em, mặc dù anh cũng trạc tuổi tôi.
Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2022
Ngô Nhân Dụng: Lý Khắc Cường dám đối đầu Tập Cận Bình
Trần Doãn Nho: Văn hóa súng
Những người Anh và Tây Ban Nha định cư trên vùng đất mới (Hình: American Heritage) |
Trần Huy Bích: Câu Đối Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Cung Tiến
(Chỉ trừ các chữ “vút, thiên tài” trong vế trước và chữ “nghệ sĩ” trong vế sau,
tất cả các chữ khác đều từ tên các tác phẩm của nhạc sĩ Cung Tiến)
Nguyệt Cầm Hoài Cảm Hương Xưa,
VÚT VÚT Tung Cánh Hạc THIÊN TÀI,
Đêm Hoa Đăng Yêu Em Mắt Biếc;
Tấu Khúc Chim Bay Hoa Nở,
Vang Vang Trời Vào Xuân NGHỆ SĨ,
Chiều Nắng Hanh Qua Xóm Thu Vàng.
Trần Huy Bích