Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022
Ngô Nhân Dụng: Putin kéo Mỹ trở lại châu Âu
Chưa biết Vladimir Putin sẽ đi thêm các nước cờ nào, nhưng đã lãnh hai hậu quả.
Ván cờ Ukraine do ông Vladimir Putin bầy ra, cho nên ông chủ động về chiến thuật. Mỗi lần ông đi một nước cờ mới, coi các đối thủ phản ứng thế nào. Putin mới chính thức công nhận hai “quốc gia” Donetsk và Luhansk, rồi đưa quân Nga qua “giữ hòa bình.” Mỗi nước “Cộng Hòa Nhân Dân” trên chỉ chiếm được khoảng một phần ba diện tích mỗi tỉnh của Ukraine.
Ông Putin muốn khiêu khích coi Ukraine sẽ làm gì. Ông chỉ chờ một cuộc nổ súng giữa quân chính phủ và quân ly khai là lấy cớ tiến đánh. Tổng thống Volodymyr Zelensky nói với dân chúng đúng sự thật: Putin chỉ hợp thức hóa tình trạng quân Nga chiếm đóng một phần ba của mỗi tỉnh trong 8 năm qua.
Mỹ và Âu châu đã dọa nếu quân Nga đánh Ukraine sẽ bị phong tỏa kinh tế nặng nề. Bây giờ ông Putin có thể giải thích rằng ông không “xâm lăng” nước Ukraine mà chỉ giúp “bảo vệ hòa bình” cho hai “quốc gia tân lập.” Luận điệu đó không thể lừa dối được mọi người.
Chính phủ Đức phản ứng nhanh nhất. Thủ tướng Olaf Scholz tuyên bố ngưng thực hiện đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 đi qua biển Baltic nối liền Nga với Đức; đúng như lời ông đã hứa. Đây là một hành động quyết liệt, vì Đức nhập cảng 40% khí đốt từ nước Nga. Ông Scholz đánh sớm nhất, trước khi ông Joe Biden ra tay, để sau này ông có thể tự do quyết định lúc nào mở lại NS 2. Liên hiệp Âu châu (EU) và chính phủ Anh cấm vận tất cả các đại biểu quốc hội Nga, phong tỏa tài sản một số ngân hàng Nga, những đại gia thân cận với Putin và sẽ ngăn cản các ngân hàng Âu châu không cho chính phủ Nga vay tiền.
Các đại biểu quốc hội Mỹ thuộc cả hai đảng hoan nghênh khi Tòa Bạch Ốc chính thức gọi hành động mới của ông Putin là “mở đầu một cuộc xâm lăng.” Nghị sĩ Mitch McConnell, trưởng khối Cộng Hòa nói, “Cả thế giới đang chờ coi” nước Mỹ làm gì.
Trần Mộng Tú: Nét Xuân Sơn (Gửi PXĐ)
Hình minh hoạ, PXĐ |
Mồng hai Tết mở cửa ra thấy núi
em đón núi vào mời chén trà xanh
núi cúi xuống soi mình trong đáy tách
nét xuân sơn trong làn khói mong manh
Núi bao năm mà hồn còn xanh biếc
sương trên vai vẫn ấm áp bốn mùa
tuyết phủ trên đầu thản nhiên giũ xuống
nắng bao dung độ lượng những cơn mưa
Em bao năm miệt mài từng xuân tới
giơ tay ra quơ vội nắm thời gian
mang tuổi mình nhuộm xanh cùng với tóc
dối gian nhau lừa cả đến hồng nhan
Em với núi khẽ nghiêng đầu đối ẩm
núi chia cho em một mảnh tâm xuân
ngửa cổ uống niềm an nhiên của núi
chờ mùa xuân chẩy xuống một thâm ân
Cả không gian như chìm trong thinh lặng
chỉ còn nghe tiếng thở của cánh trà
núi với người bỗng chẳng còn hiện hữu
khí hạo nhiên đã xóa dấu hai ta.
tmt
Khai Bút Mồng Hai
Xuân Giáp Ngọ 2014
Song Thao: Đọc “Bốn Biển Là Nhà” Của Nguyễn Lê Hồng Hưng.
Trần Hữu Thục: theo dấu nhân vật
Con người là một con vật kể chuyện.[1] Kể một câu chuyện là tổ chức kinh nghiệm hiện thực riêng của mình qua lời tường thuật để, trước hết, biến hiện thực vốn xa lạ và mơ hồ thành một đối tượng quen thuộc và khả tri, và sau đó, dễ dàng truyền đạt đến người khác. Khi kể một câu chuyện, trong thâm tâm, người kể chỉ muốn diễn tả một cách trung thực và khách quan những gì đã xảy ra: người thật việc thật. Nhưng để câu chuyện trở nên lý thú và thuyết phục, người kể thường có khuynh hướng gia, giảm ít nhiều và sắp xếp sự kiện theo một trật tự nào đó phù hợp với mình, rốt cuộc, biến hiện thực thành hư cấu qua trung gian của ngôn ngữ. Người trong chuyện, do đó, thay đổi và tự động trở thành nhân vật. Khi đến tai người nghe, những yếu tố nguyên thủy trong câu chuyện bị biến dạng. Mức độ biến dạng tùy thuộc vào khả năng quan sát, một mặt; và mặt khác, tùy thuộc vào lòng thương, ghét, vào quan điểm đạo đức hay thẩm mỹ riêng của người kể. Chả thế mà, cũng cùng chứng kiến một sự kiện mà mỗi nhân chứng có một cách mô tả và nhận định khác nhau. Kinh nghiệm cho thấy: nghe kể về một người, ta hình dung một cách; đến khi gặp người đó tận mặt, ta lại thấy khác, có khi khác hẳn. Hóa ra, khi kể chuyện, vô hình trung, người kể đã “sáng tạo” ra một nhân vật theo cách riêng của mình. Mức độ sáng tạo càng đa dạng, càng hấp dẫn và ly kỳ, thì nhân vật đó càng xa hình ảnh nguyên thủy. Người nghe, do thiên kiến và do tưởng tượng, lại làm biến dạng thêm một lần nữa. Nhân vật có vẻ như là một ai đó, nhưng chẳng là ai cả, vừa quen lại vừa lạ. Quá trình hình thành nhân vật rõ ràng xuất phát từ hiện thực nhưng kết quả là tạo ra một “thực thể” không giống – và có thể hoàn toàn khác - với chính nó trong đời sống. Nó có số phận riêng của nó như là một hư cấu.
Trần Hữu Thục: theo dấu nhân vật (Tiếp theo và hết)
Thử lướt qua vài truyện hậu hiện đại điển hình. [1]
Flight to Canada (Bay đến Canada,1976) của Ishmael Reed tái hiện những đặc điểm của chế độ nô lệ của Mỹ, tố cáo chế độ nô lệ bằng cách trộn lẫn những nhân vật và biến cố diễn ra cách đây 150 năm trong cuộc nội chiến Mỹ với các sinh hoạt trong thời hiện tại: tổng thống Lincoln, tổng thống miền Nam Jefferson Davis, những chiếc xe ngựa của những năm thuộc thập niên 1860 cùng hiện diện với ký giả Howard Smith, các chương trình truyền hình khuya (late shows), phim ảnh, máy bay trực thăng và các đồ dùng cá nhân, máy điều hòa không khí...của những thập niên 1960, 1970. Reed cường điệu cái cách mà quá khứ và hiện tại trộn lẫn với nhau trong ý thức con người đương đại, theo đó, lịch sử không phải là một sự liên tục theo tuyến tính từ quá khứ đến hiện tại, nhưng là một trộn lẫn của những thời điểm và những cảm giác khác nhau cùng hiện hữu và mâu thuẫn nhau trong đầu óc con người.
Slaughterhouse-Five (Lò Mổ-Năm,1969) của Kurt Vonnegut, một trong những kiệt tác của văn chương hậu hiện đại, phá vỡ tất cả mọi hình thức kể chuyện truyền thống và các quy ước tiểu thuyết, đồng thời sáng tạo ra một lối tự sự và nhân vật kiểu mới, trong đó, mối quan hệ giữa nhân vật và các biến cố hết sức lỏng lẻo. Các hình thức kể chuyện cũng như các sự kiện hay các biến cố đan xen, pha trộn lẫn nhau. Ở nhiều chỗ, chính tác giả Vonnegut cũng tự nhập mình vào trong truyện, thừa nhận ông đang ở đó và là một chứng nhân của các sự kiện diễn ra trong tiểu thuyết. Nhân vật chính Billy kể chuyện về chuyến hành trình đến một hành tinh khác,Tralfamadore, cách xa quả đất hàng triệu dặm, nơi mà không gian có “bốn chiều” và thời gian không “liên tiếp” (sequential), mà “tuần hoàn” (cyclical). Do không bị mắc kẹt trong thời gian, nên Billy có thể di chuyển xuôi, ngược dòng thời gian, nhảy cóc từ kinh nghiệm này đến kinh nghiệm khác, sống lại những chặng đời của mình, theo một thứ tự hoàn toàn ngẫu nhiên. Những biến cố có thể được lập lại và thời gian trở thành một loại canvas mà trên đó ý thức con người có thể tự in dấu vào. Cái có thực và cái không thực đều hiện diện. Độc giả không còn đương nhiên được tiểu thyết cung cấp cho một thế giới ổn định và chắc chắn để yên tâm thưởng thức nữa. Đọc tiểu thuyết trở thành một cuộc đấu tranh với chính những gì đang đọc.
Hồ Phú Bông: Chút hương vị quê nhà
Hình minh họa của tác giả |
Tuy ở cùng thành phố nhưng hai năm qua chúng tôi không gặp mặt. Tự hạn chế giao tiếp vì đại dịch covid. Hiện biến chủng Omicron, tôi gọi là ô-ma-cà-rồng, hết còn nhát ma ai được nữa. Và, cũng vì lục tung trong kệ sách không tìm thấy quyển Trại Đầm Đùn, ấn bản đầu tiên mà tôi rất quý, nên nhớ lan man, có thể đã cho ông bạn mê đọc sách mượn. Text hỏi. Buổi tối, được text trả lời xác nhận và thêm “cũng nhân dịp còn năm mới mời anh tới chơi vì chúng tôi đã chích xong 3 mũi cả rồi nên không lo”. Tôi thở phào, hẹn sẽ đến.
Mới sáng sớm, ông bạn gọi phone hỏi “mấy giờ đến”. Tôi hiểu ngay nên nói “không ăn uống gì nghen, chỉ đưa thêm anh một số sách khác và lấy lại số trước”. Ông bạn nói tiếp “mời chị luôn, dù tôi biết chị rất cẩn thận vì là dân ngành dược mà”. Sau khi hỏi HH, tôi text “sorry anh chị, bà chủ không đi được”.
Trước khi đi tôi lục file in ra vài truyện vì nghĩ anh không quen search trên internet. Một bài ký ức vụn về một khoảnh khắc nhớ Đà Lạt, vì anh kể có 3 tháng ngắn ngủi tham dự một khóa học ở Đại học CTCT. Một truyện về người Mỹ con lai tại địa phương, nơi chúng tôi đang ở. Cũng là để đáp lại công khó nấu nướng của chị, vì chị cũng thích đọc.
Tôi đến hơi muộn vì lục file in bài nhưng cũng sớm hơn ông bạn văn đẹp trai, lúc nào cũng mặc lịch sự nhưng độc thân và có mái tóc trắng phơ rất nghệ sĩ. Gặp nhau không bắt tay hay hích cùi chỏ, không phải vì kiêng cử lây nhiễm. Nhưng nếu làm như thế có lẽ tình bạn sẽ mất đi ít nhiều.
Phan Thanh Tâm: Nhà báo là nhà văn của thế hệ mới
Trà Mi ký giả ban Việt ngữ đài VOA |
Nhà báo là nhà văn của thế hệ mới. Văn chương báo chí thời đại là văn chương thông tin; không phải là văn chương tưởng tượng, sáng tác. Văn phong báo chí cần chính xác, gọn gàng, trong sáng, chi tiết phải cụ thể. Nhiệm vụ của văn chương báo chí là thông tin. Không có nó con người sẽ tụt hậu, mai một, thụt lùi. Đó là nhận định của cô Trà Mi, ký giả truyền thông đa phương tiện (truyền thanh, truyền hình và internet) với gần 25 năm kinh nghiệm làm phóng viên, xướng ngôn viên, biên tập viên, người dẫn chương trình, người điều khiển các cuộc hội luận/talkshow truyền thanh-truyền hình.
Trong 25 năm trong ngành truyền thông, cô Trà Mi từng làm việc tại một đài truyền hình ở VN (1997-2001), làm ký giả quốc tế của đài Á Châu Tự do gần bảy năm trước khi gia nhập đài VOA từ năm 2009. Ban biên tập Việt ngữ VOA có 14 người trong đó có ba người nữ, cô là nữ ký giả lâu năm nhất. Hiện cô là chủ biên/biên tập viên của Ban Việt ngữ và là người mở ra chương trình TV ‘VOA Express’, bản tin truyền hình hàng ngày của VOA Việt ngữ. Theo cô, câu “nhà báo, nhà văn tuy hai mà một, tuy một mà hai” đúng nhưng không đúng hẳn. Nhà báo có viết văn giỏi thì mới hỗ trợ thành nhà báo giỏi.
Cô Trà Mi nói, người viết văn có sự rộng rãi, phóng túng trong sáng tác, tư duy tưởng tượng tự do bay nhảy. Nếu họ có tố chất nghề báo thì văn phẩm của họ sẽ được trình bày rành rẽ, dễ đọc hơn. Ngược lại, người viết báo mà dùng chữ nghĩa bay nhảy, tối tăm, khó hiểu thì “chết chắc”. Thực tế cho thấy, có nhiều nhà văn tên tuổi lẫy lừng thường xuất thân từ nhà báo. Tên cô có vẻ Huế nhưng sinh ở Sài Gòn. Giọng Nam hoàn toàn. Cô bay qua Mỹ từ năm 2001 nhờ học bổng của California State University, Fullerton. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ ngành Giáo dục năm 2003 cô xin vô làm ký giả quốc tế cho RFA. Bút danh Trà Mi có từ lúc đó.
Nguyễn Đức Tường: kẻ ở
(Nhân đọc “Tâm Sự Kẻ Sang Tần,” kịch thơ của Vũ Hoàng Chương)
Thời Chiến Quốc, Yên và Tần là hai nước không thể cùng đứng. Yên là nước nhỏ và Tần, nước lớn. Vua Tần là Chính, sau trở thành Tần Thủy Hoàng Đế, có ý định chinh phục cả sáu nước để thống nhất nước Tàu. Tần sắp sửa thôn tính Yên. Thái tử Đan nước Yên, muốn chống lại Tần, có được mưu là dùng người để hành thích vua Tần. Ông tìm được Kinh Kha. Cuốn Đông Chu Liệt Quốc, bản dịch của Nguyễn Đỗ Mục, kể lại chuyện đưa tiễn Kinh Kha trên bờ sông Dịch như sau:
“Thái tử Đan liền thảo bức quốc thư cùng bức địa đồ Đốc Cương giao cho Kinh Kha, đem nghìn vàng vì Kinh Kha sắm sửa hành trang, Tần Võ Dương làm phó sứ. Khi ra đi, thái tử Đan cùng tân khách có biết việc ấy đều áo trắng mũ trắng đưa đến sông Dịch Thủy, đặt tiệc tiễn hành. Cao Tiệm Ly nghe Kinh Kha vào Tần cũng đem cái vai lợn và một đấu rượu đến, Kinh Kha giới thiệu với thái tử, thái tử mời cùng ngồi uống rượu. Khi uống được vài lượt rồi, Cao Tiệm Ly đánh cái trúc, Kinh Kha dịp theo, hát rằng:
Gió hiu hắt nước lạnh tê,
Phen này tráng sĩ ra đi không về.
Tiếng hát rất thê thảm, tân khách và các người đi theo đều chảy nước mắt khóc. Kinh Kha ngửa mặt thở đánh phì một tiếng, hơi xông thẳng lên trời, hóa thành một cầu vòng trắng, ai nấy đều lấy làm lạ. Kinh Kha lại cất tiếng hát:
Hang hùm quyết chí xông pha,
Một luồng hơi thở hóa ra cầu vòng.
Tiếng hát đổ ra giọng hăng hái, mọi người đều trừng mắt hăm hở như đi ra trận. Thái tử Đan lại rót chén rượu, quì mời Kinh Kha, Kha uống một hơi hết ngay, víu tay Võ Dương, nhảy tót lên xe, giục ra roi đi mau. Thái tử Đan lên gò cao trông theo, đến khi không trông thấy nữa mới thôi, ra ý buồn bã chảy nước mắt mà đi về.”
*
Thái tử Đan nước Yên gục đầu, ngủ thiếp trên án thư. Dưới ánh sáng chập chờn, mập mờ của cây bạch lạp trong thư phòng, bóng người cung nữ xinh đẹp của Vương lại tha thướt hiện ra, toàn vẹn. Nàng cảm ơn Vương đã trả lại cho nàng đôi bàn tay bị chặt đứt.
Nguyễn Lệ Uyên: Chiến tranh dưới ngòi bút Thảo Trường
“Chiến tranh hả?
Chiến tranh là cái c. chó gì?”
(Thảo Trường)
Thảo Trường vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 74 với 14 tác phẩm xuất bản tại Việt Nam và 8 ở Hoa Kỳ. Không phải với số lượng tác phẩm như vậy, hay việc ông bị tù đày 17 năm (không có bản án), từ Nam ra Bắc khiến tên tuổi Thảo Trường nổi tiếng trên văn đàn, mà hơn hết, ngay từ những tác phẩm đầu tay và cách ông chọn lựa thái độ và trách nhiệm của người cầm bút trước cuộc chiến tranh tương tàn đã làm cho những người trong và ngoài cuộc chú ý rồi. Khởi đầu là những truyện ngắn đầu tay đăng trên tạp chí Sáng Tạo (“Hương gió lướt đi”, “Làm quen”…) đầu thập niên 60, sau đó tiếp tục là tập truyện Thử lửa, nhưng phải đến Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp, Cánh đồng đã mất, Chạy trốn… thì cái tên Thảo Trường mới khẳng định được vị trí của ông trên văn đàn miền Nam, nhưng đồng thời cũng gây nhiều dư luận đa chiều. Nói đa chiều bởi độc giả cứ nghĩ ông có truyện khởi đăng từ Sáng Tạo, có nghĩa ông ở trong nhóm Sáng Tạo, mà Sáng Tạo, nói theo cách nói Mai Thảo thì ở đó là mảnh đất mở đầu, khai phá cho “một nền nghệ thuật mới” và rồi hô hào, khoa trương: “Chất nổ ném vào, cờ phất. Xuống núi, xuống đường. Ra biển, ra khơi. Và cuộc cách mạng tất yếu và biện chứng của văn chương đã bắt đầu…” (Mai Thảo, “Đứng về phía cái mới”). Cái “đã bắt đầu” kia, thật ra phương Tây đã bắt đầu từ rất lâu rồi! Nếu cố tình sắp xếp cho ông khuynh hướng ấy, thì có vẻ như đẩy ông trở thành một người cô đơn giữa những Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Trần Thanh Hiệp… bởi ngôn ngữ văn chương của ông không mang tính đặc thù của dòng văn học này; thứ đến cách chọn lựa đề tài, xây dựng các nhân vật chưa hề thấy sự buồn nôn, mệt mỏi, chán chường muốn phá vỡ đập nát tất cả những gì đang có trước mặt, như là một mệnh đề khởi đầu cho cuộc cách mạng cho đời sống xã hội và văn chương, tức đứng về phía cái mới.
Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2022
Đặng Tiến: Thảo Trường (1936-2010)
Nhà văn Thảo Trường |
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi. Sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bực thiếu tá, anh là một trong những người tù lâu năm nhất: 17 năm cấm cố qua 18 trại giam từ Nam ra Bắc.
Di cư vào Nam năm 1954, anh vào trường Sĩ quan Thủ Đức, phục vụ ngành pháo binh vùng giới tuyến và bắt đầu viết văn. Truyện ngắn đầu tiên “Hương gió lướt đi” đăng trên tạp chí Sáng Tạo, Sài Gòn, ký bút hiệu Thao Trường, đã gây ngay được tiếng vang trong giới độc giả trẻ thời đó, vì đề tài và giọng văn đơn giản và mới mẻ.
Chuyện bắt đầu tại Hà Nội, giữa một cậu học trò mười lăm tuổi, với cô hàng xóm tên Ngân, hơn cậu – người kể chuyện – khoảng năm, bảy tuổi. Ngân làm chủ một quán giải khát, phục vụ lính Pháp, quan tâm đến cậu bé hàng xóm như một người em, và bị các đồng nghiệp “nhà thổ” khác chế riễu: “xê-ri của chị Ngân đấy chúng mày ạ… Nhưng Ngân đã nghiêm chỉnh bảo họ: – các chị đừng đùa. Anh ấy là học sinh, không ưa thế đâu.”[1]
Chuyện và văn không có gì lạ, nhưng thời đó, 1958-1960, độc giả học sinh, sinh viên ham thích vì cách viết thật thà, đơn giản, phản ánh thời đại một cách bàng quan: không khí Hà Nội thời cuối chiến tranh Việt Pháp, cuộc di cư 1954; hai nhân vật gặp lại nhau tại Nha Trang khi “tôi” đã trưởng thành, quan hệ đi xa hơn, rồi Ngân theo chồng về Pháp, vẫn thư từ cho người bạn cũ.
Liễu Trương: Sáng Tạo Của Thảo Trường
Văn học miền Nam tuy có một tuổi thọ rất ngắn, nhưng chỉ trong vòng hai mươi năm, biết bao tác phẩm đã nở rộ trong một bầu không khí tự do, ngoài sự thống trị của mọi hệ tư tưởng, ngoài mọi áp bức chính trị. Tác phẩm của Thảo Trường đã thành hình trong bối cảnh đó, và đã góp phần xây dựng nền văn học miền Nam mà Thảo Trường là một trong những nhà văn trụ cột.
Năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, một thanh niên 18 tuổi tên Trần Duy Hinh, về sau trở thành nhà văn lấy bút hiệu Thảo Trường, đã rời bỏ quê hương miền Bắc, đành giã từ người mẹ thân yêu để theo làn sóng di cư vào Nam. Đối với người thanh niên này, một cuộc phiêu lưu bắt đầu từ đây, phiêu lưu qua những biến cố lịch sử, qua khói lửa chiến tranh, qua ngục tù cộng sản, để cuối đời trôi giạt đến một cái xứ xa lạ, và từ biệt cõi đời ở đấy. Nhưng cuộc phiêu lưu đã đem lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm để đời.
Cũng như Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường cầm bút rất sớm, đồng thời ông cũng làm bổn phận của một người trai thời loạn. Ông nhập ngũ và dấn thân cho chính nghĩa Quốc gia. Ở Thảo Trường, chữ nghĩa đồng hành mật thiết với trải nghiệm và suy tư. Chữ nghĩa được cân nhắc, nâng niu, quý trọng để nói dùm tác giả bao ưu tư, bao sầu muộn trước sự đảo điên của thế cuộc.
Nguyễn Ðình Toàn: Thảo Trường - Bỡn cợt với cả những điều nghiêm chỉnh
Tại sân nhà Thảo Trường khoảng năm 2009. Từ trái: Nguyễn Đình Toàn, Thảo Trường, Phạm Phú Minh, Thành Tôn, Đạm Thạch. |
Phạm Phú Minh: Phỏng Vấn Nhà Văn Thảo Trường
Ảnh trên đây trích từ đoạn phim truyền hình ghi cuộc phỏng vấn nhà văn Thảo Trường do Phạm Phú Minh thực hiện vào tháng Chín năm 2008, đã được đăng cùng bài phỏng vấn trên tạp chí Phụ Nữ Diễn Đàn số 294, xuất bản tại Little Saigon California, tháng Chín 2008.
Dưới đây là nguyên văn bài phỏng vấn được sao chép lại.
Phạm Phú Minh- Thưa nhà văn Thảo Trường, chúng tôi nhận được tin vui là anh vừa in xong Tuyển Tập của anh, xin được chúc mừng anh. Sau một thời gian dài cầm bút, nay in Tuyển Tập thì chắc là anh có ý định tạm thời làm tổng kết cho việc viết lách của mình ? Tính đến bây giờ thì anh đã viết văn trong bao nhiêu năm, và đã xuất bản được bao nhiêu tác phẩm ?
THẢO TRƯỜNG- Tôi bắt đầu thích thú với công việc viết văn làm thơ từ thời đi học, tức thời trước năm 1954 tại thành phố Nam Định. Lúc đó tôi học trung học, và có một ông thầy là cụ Trần Văn Hào, tôi đã được nghe thầy giảng mấy trăm bài Đường thi và truyện Kiều cùng rất nhiều ca dao tục ngữ. Từ thời ấy tôi đã ao ước trong đời tôi sẽ làm một điều gì đó giống như những điều mình đã học. Mới 15, 16 tuổi mà tôi đã tính… ra một tờ báo !
Sau đó vào Nam tôi thất bại trong việc học hành, vì tôi đi có một mình, ông cụ tôi mất và mẹ tôi lại ở lại miền Bắc. Sau khi rớt Tú Tài, tôi đi vào quân trường Thủ Đức. Ra trường Thủ Đức tôi đóng ở Quảng Trị, vùng vĩ tuyến 17, thời gian này tôi bắt đầu cầm bút, và cuốn truyện đầu tiên của tôi là tập Thử Lửa, viết cách đây hơn 50 năm.
Nguyễn Văn Lục: Thảo Trường- nhà văn dấn thân và nhập cuộc - đi tìm con người qua chiến tranh và lao tù
Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hưng, sinh 1936 tại Nam Định. Năm 1954 di cư vào miền Nam một mình vì bố chết, mẹ ở lại. Sau 1975, đi tù 17 năm. 1993 đến Mỹ theo diện Đoàn tụ gia đình mà vợ con ông đã sang Mỹ từ 1975. Ông có vẻ “yên ổn” một thời gian để cầm bút viết lại. Nhưng đến ngày 14-09-2008, chị Thảo Trường ra đi sau một thời gian bị bạo bệnh. Và chỉ hai năm sau, đến lượt Thảo Trường mất ở quận Cam, California, ngày 26-08-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi.
Vào Nam 1954, nhà văn bắt đầu viết cho báo Sáng Tạo với truyện ngắn Hương gió lướt đi. Ký bút hiệu Thao Trường và tập truyện ngắn đầu tay Thử Lửa.
Bạn đọc có thể đọc thêm một cách đầy đủ bài của Đặng Tiến Orléans, bên Pháp, 6- tháng 9, 2010. Hoặc trên Talawas Blog. Hoặc Nguyễn Lệ Uyên cũng trên Talawas Blog. Hoặc cũng Nguyễn Lệ Uyên trên tạp chí Tân Văn, số 41, tháng 12, 2010, từ trg 118.
Tôi chỉ xin trích dẫn vài ý tưởng của Thảo Trường để lại: “ Công việc nối liền hai miền, xóa đi cái ranh giới trong tâm hồn chúng ta là công việc làm của chúng ta” Thử Lửa, trg. 26-27). “ Biên giới của đất đai, nó không là biên giới của tư tưởng..(..) Tôi đứng gác ở tiền tuyến cho nửa dân tộc yêu nhau và tin tưởng con sông trước mặt tôi sẽ không là biên giới” (trg 88).
Phần Nguyễn Văn Trung nhận xét về Thử Lửa. : “ Tôi coi Thảo Trường như một trong những người đang đi vào truyền thống của những nhà văn mà sứ mệnh là là nhắc nhở con người những giá trị làm người thường xuyên bị quên lãng hay bị chà đạp bởi chính con người” ( Trích Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết của Nguyễn Văn Trung, Tự Do Sàigòn xuất bản 1962, trg 110-114).
Thảo Trường: Người Đàn Bà Mang Thai Trên Kinh Đồng Tháp
Thảo Trường: Viên Đạn Bắn Vào Nhà Thục
Từ ngã ba đi vào, cảnh tàn phá vì trận đánh lan rộng đến những con lạch nhỏ. Trước ngày Tết, đi qua khu phố này người ta chỉ nhìn thấy những dãy nhà hai bên đường với những cửa tiệm buôn bán tấp nập. Sau trận đánh dãy nhà bị cháy trơ trụi, những bức tường đổ nát lỗ chỗ những vết đạn, những mái tôn cháy đen xạm cong queo trên đống than. Một vài chiếc xe chỉ còn trơ lại cái khung đen thui. Người đi qua con đường này bây giờ có thể phóng tầm mắt nhìn thấy những cây dừa nước hai bên bờ những con rạch nhỏ. Những cây dừa nước vài chỗ cũng bị cháy nám. Xa hơn nữa, người ta có thể nhìn thấy cánh đồng mênh mông miền ngoại ô thành phố.
Qua khu cháy vào bên trong, xóm nhà may mắn thoát được ngọn lửa thì cũng bị những vết đạn phá vỡ lỗ chỗ. Những tấm bảng hiệu bị dùi nhiều lỗ, chênh vênh treo trên những cây sắt, gió thổi lắc lư, như còn cố bám víu cho khỏi bị rơi.
Nhà của gia đình bé Thục ở khu còn lại đó. Bé Thục đang cầm một cây đinh loay hoay xoi một lỗ đạn trên tường nhà. Thục hì hục nhẫn nại moi cái đầu đạn nằm trong đó. Thục đã mất cả giờ nhưng mới chỉ nhìn thấy cái đuôi viên đạn đồng đỏ lòm. Mồ hôi vã ra hai bên má. Thục quì gối tiếp tục xoi. Thỉnh thoảng mỏi tay Thục lại bỏ cái đinh trên vỉa hè rồi vẫy vẫy hai tay cho đỡ mỏi. Thục ngồi nghỉ rồi lại tiếp tục.
Một người lính đi tới đi lui. Anh ta thuộc đơn vị trấn thủ khu này. Anh ta chú ý đến Thục và thả bước đến trước cửa nhà Thục. Người lính đeo khẩu súng lên vai rồi đứng tì tay vào hàng giậu gỗ nhìn Thục làm việc. Thục vẫn hăng say mải miết cầm cái đinh xoi lỗ đạn.
Chợt Thục vùng đứng lên ném mạnh cây đinh ra góc sân. Thục nhìn thấy người lính rồi đưa mắt nhìn theo hướng tiếng leng keng của chiếc đinh va xuống nền xi măng. Thục nhìn lại người lính. Anh ta nhe răng cười Thục. Thục phì cười, hai tay quệt mồ hôi trên trán. Người lính hỏi:
– Em làm gì thế?
Thục chỉ lỗ đạn:
Thảo Trường: Những Cánh Hoa Trắng Trên Cây Khô
(Tặng LTĐ)
Từ hàng ghế dành cho giáo dân nhìn lên bàn thờ, ông lão quan sát nơi thờ phụng Chúa của bà lão. Gọi là Chúa của bà lão là vì vợ ông khi chưa ngã bệnh thường hay giành lấy hết tất cả phúc đức, khôn ngoan về cho mình, cho nên đã có lần ông lão nói: “Tất cả là của em, nước Mỹ này là của em, thế gian này và nước Chúa kia cũng đều là của em”. Bây giờ bà bị bệnh nặng không đi đứng được, nằm một chỗ, đàn con bèn giao cho bố cái sứ mệnh cao cả là thường trực ở nhà săn sóc và coi chừng má chúng nó. Ông than “Thoát khỏi nhà tù xã hội chủ nghĩa, lưu vong sang Mỹ lại sa vào một nhà tù khác tinh vi hơn”. Hai ngày cuối tuần ông được nghỉ “xả hơi” vì đàn con đông đảo của ông chúng thay phiên nhau đến săn sóc mẹ.
– Bố đi chơi đâu cho khuây khỏa thì đi đi.
– Đi đâu bây giờ?
– Thì bố ra quán cà phê ngồi nhâm nhi tán gẫu đỡ buồn.
Ông nói:
– Lúc chín giờ thi sĩ điện thoại rủ ra “quán cháo lú” của kịch tác gia, bố nói chờ lát nữa có đứa nào đến coi bệnh nhân tôi sẽ tới. Chờ mãi đến trưa mới có cậu út đem fast food tới, lúc đó bố chỉ còn cách xách laptop ra vườn sau ngồi gặm hamburger ở bãi cỏ, chứ còn làm gì được nữa, họ về hết rồi còn đâu.
Từ đó ông tính kế cho riêng ông.
Sáng chủ nhật thức dậy sớm, uống cà phê xong, vào ngó bà lão thấy vẫn còn nằm ngủ ngáy khò khò, ông bèn mặc quần áo đẹp trốn ra khỏi nhà.
*
“Tôi trốn ra khỏi nhà đi chơi với em. Mà đi đâu bây giờ? Chúng ta không có một nơi ẩn náu. Cả thế gian này không có một chỗ nào cho chúng ta ẩn náu đâu em.
Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2022
Ngô Nhân Dụng: Dùng tiếng Ukraine chống Putin
Bây giờ mọi người chỉ nói tiếng Ukraine! Một vài bạn trẻ vô tình xổ ra mấy tiếng Nga đều bị người chung quanh trợn mắt nhìn, phải ngưng và quay trở lại với tiếng mẹ đẻ!
Ngân hàng Trung ương Âu châu mới báo động các ngân hàng thương mại phải chuẩn bị đối phó vì tin tặc Nga có thể tấn công phá rối hệ thống máy vi tính, tin học, theo bản tin Reuters. Trong cuộc đối đầu giữa Nga với Ukraine, Mỹ và các nước Âu châu không phải chỉ là phô trương quân đội, vũ khí mà còn mặt trận thông tin.
Tháng trước chính phủ Anh báo động ông Putin âm mưu lật đổ Tổng thống Volodymyr Zelensky để một chính phủ thân Nga lên cầm quyền ở Ukraine. Mỹ lại mấy lần báo động quân Nga đã tụ tập đủ 70%, rồi 80% sẵn sàng tiến sang Ukraine. Sau đó, Mỹ lại cảnh cáo Nga sắp tung ra một video ngụy tạo cảnh quân Ukraine tấn công quân Nga để ông Putin kiếm cớ đánh trả đũa. Báo The Wall Street Journal coi các thông tin đó là một món võ mới của Mỹ: Tiết lộ các tin tức tình báo, để ngăn chặn trước khi ông Vladimir Putin ra tay. Chiến thuật này có vẻ đạt kết quả. Ông Putin có dịp tố cáo Mỹ tung tin giả để đánh lừa thế giới, nhưng vẫn điều tra coi tình báo Mỹ lấy các tin mật đó từ đâu ra!
Dân Ukraine không đủ phương tiện tham dự cuộc chiến thông tin và tâm lý này. Nhưng họ vẫn lo phòng thủ: Bảo vệ niềm tin vào dân tộc trước cuộc tấn công của một đế quốc vốn coi là “anh em một nhà.” Một phương pháp tự vệ là giữ gìn ngôn ngữ! Lớp trẻ tuổi 20 ở Ukraine đang hô hào sử dụng tiếng mẹ đẻ trên các mạng xã hội.
“Tôi nghĩ rằng bây giờ chỉ còn một vũ khí là ngôn ngữ. Tôi muốn bảo vệ cá tính cuối cùng của dân tộc,” anh Andrii Shymanovskiy, một diễn viên 23 tuổi nói. Từ năm ngoái Shymanovskiy đã làm nhiều video cổ động toàn dân bảo vệ tiếng Ukraine, chương mục của anh trên TikTok được hàng triệu người ủng hộ.
Châu Hiển Lý: Nếu không nhìn lại, mình sẽ mất quá khứ và tương lai
Ngô Thế Vinh: Viễn cảnh 2022 - Tung hoành với Sông Cờ Đỏ, Trung Quốc vắt kiệt nguồn nước Châu Á
Tây Tạng, nơi phát xuất những con sông lớn của Châu Á: (1) Dương Tử, (2) Hoàng Hà, (3) Indus, (4) Sutlej, (5) Yarlung Tsangpo – Brahmaputra, (6) Irrawaddy, (7) Salween, (8) Mekong. [nguồn: Meltdown in Tibet, Michael Buckley, Palgrave MacMillan 2014] [3] |
Với Trung Quốc ngày nay, chỉ có một tiếng nói của sức mạnh. Cuộc đấu tranh để sinh tồn có thể dẫn tới "cuộc chiến tranh vì nước" ngay trong thế kỷ 21 này.
Ngô Thế Vinh
Dẫn Nhập: Các dân tộc sống trên lục địa Châu Á ở hạ lưu các dòng sông từ Tây Tạng và Trung Quốc chảy xuống, trên 1,6 tỉ người này đã phải gánh chịu hết cả thiệt hại kinh tế nông nghiệp, ngư nghiệp và môi trường các hạ vực đã bị thoái hóa dần dần suốt nhiều thập niên qua trong khi Trung Quốc hưởng hết ích lợi nhờ thủy điện vì trên thượng nguồn họ xây hàng trăm con đập, tàng trữ hàng trăm tỉ mét khối nước, giam hãm 90% phù sa và thay đổi toàn diện dòng chảy môi sinh trên toàn lưu vực. Nhưng tham vọng Trung Quốc chưa dừng lại, Trung Quốc đã bắt đầu xây một đại công trình mang tên Sông Cờ Đỏ, dài trên 6.180 km để hàng năm chuyển dòng lấy 60 tỉ mét khối nước ngay từ nguồn không cho xuống hạ lưu sông Mekong, Salween và Brahmaputra. Sông Cờ Đỏ của Trung Quốc là một mối đe doạ tiềm tàng to lớn, với khả năng gây ra tội ác cho nhân loại – imminent threat to humanity. Trung Quốc tránh không ký bất cứ một hiệp ước hợp tác sông ngòi quốc tế nào, để họ đơn phương thực hiện những tham vọng của mình. Không một siêu cường nào trên thế giới ngạo mạn khai thác dòng nước bất chấp cuộc sống của bao nhiêu triệu cư dân hạ lưu như thế. Việt Ecology Foundation
*
Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù, đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]
Bùi Văn Phú: Nobel Văn chương hay Nobel Hoà bình cho Việt Nam?
Thi sĩ Nguyễn Chí Thiện (ngồi giữa) cùng với Steve Denny (bên phải) của Indochina Archive, UC Berkeley và Bùi Văn Phú (bên trái) phụ trách thông dịch, trong buổi nói chuyện tại Đại học Berkeley năm 1995 khi ông vừa đến Hoa Kỳ (Ảnh: Bùi Văn Phú) |