Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022
Ts Đinh Xuân Quân: Nghiên Cứu Về Biển Đông Của Hoa Kỳ (Số 150) Và Những Hệ Quả Cho Vn
Các nước chung quanh Biển Đông có chủ quyền tại Biển Đông (BĐ) gồm có Trung Quốc (TQ), Đài Loan, Brunei, Mã Lai, Philippines và Việt Nam.
Việc tranh cãi về chủ quyền Biển Đông (BĐ) đã có từ lâu và chuyện này đã trở thành “nóng” khi TQ đã đánh chiếm Hoàng sa của VNCH vào 1974 bằng vũ lực (trong khi hạm đội 7 Hoa kỳ tránh né không dính và việc này). Trong tranh chấp về BĐ, TQ đã đưa ra nhiều chứng cớ để chứng minh họ có chủ quyền trên 80% BĐ và đã đưa đường 9 đoạn mà VN còn gọi là “đường lưỡi bò” để nói họ có quyền trên 80% BĐ.
Chính sách đường 9 đoạn là do chính phủ Tưởng Giới Thạch đưa ra về chủ quyền của TQ (vào lúc cuối và sau đệ nhị thế chiến khi THDQ là một trong 5 cường quốc) vào năm 1947. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) thua trận và rút ra Đài Loan thì TQ (CS) đã tiếp tục nói về yêu sách này và còn đưa thêm nhiều yêu sách khác cũng như đưa ra một số luật về quyền của họ trên BĐ.
Trong thời gian qua đến ngày nay thì TQ đã có dùng nhiều thủ đoạn để lấy các tài nguyên BĐ kể cả về ngư nghiệp và dầu khí mà các chuyên gia ước lượng là có lượng rất lớn.
Trước đây các luật biển chỉ nói là lãnh hải có 3 hải lý và Công ước Liên Hiệp Quốc (CULHQ)1982 đã thay đổi luật lệ quốc tế về biển. Vào 1982, đa số các nước đều ký vào công ước về luật biển (Công Ước) do Liên Hiệp Quốc đưa ra, kể cả TQ. Đây là luật mới nhất đưa ra cách cư sử và tính toán về chủ quyền và các ranh giới, lãnh hải và độc quyền khai thác kinh tế của các nước trên biển (EEZ).
Mặc dù đã ký Công Ước 1982, TQ đã không ngừng dùng các thủ đoạn để cố xâm chiếm 80% BĐ qua việc “lấy thịt đè người”, dùng đủ thủ đoạn để ép các nước nhỏ chấp nhận các yêu sách của họ (cấm đánh cá, đâm tàu của ngư dân đánh các trong vùng biển truyền thông của họ, ép không cho khai thác dầu khí trừ khi cùng khai thác với TQ, vv). TQ đã dùng trước hết yêu sách chủ quyền lịch sử để công bố chủ quyền của họ trên biển. Các tranh chấp của TQ tại BĐ đã đưa đến nhiều căng thẳng tranh chấp biên giới với các nước nhất là VN và Philippines.
Vào 2016, vì các tranh chấp ngày càng nóng và việc TQ xâm chiếm các vùng đánh các truyền thống của ngư dân tại vành đá Scaborough, Philippines đã kiện TQ ra toàTrọng Tài LaHaye. Chính phủ Philippines đã thắng kiện tại tòa trọng tài quốc tế La Haye.
Từ lâu nay TQ đã dùng chính sách thô bạo kiểu “tầm ăn dâu” để cố chiếm BĐ. Chính sách TQ dựa trên sức mạnh của hải cảnh và hải quân để lấn chiếm các vùng không phải của họ, dùng yêu sách đường 9 đoạn,dùng dân quân để đưa đẩy ngư dân, dùng các tàu thăm dò địa chất, họ dùng sức mạnh kinh tế để để cấm các nước muốn khai thác dầu khí (trong các vùng độc quyền kinh tế của họ như đối với VN, Indonesia và Malaysia hay Philippines trừ khi các nước này cùng khai thác với TQ tại BĐ, vv.)
Để tránh việc này tiếp diễn và giải quyết cách nhìn căn bản dựa trên luật, bộ ngoại giao Hoa kỳ đã đưa ra một bản nghiên cứu mới dựa trên luật biển 1982. “Limits in the Seas No 150 People’s Republic of China: Maritime Claims in the South China Sea” vào tháng 1, 2022 là nghiên cứu luật biển mới nhất và đưa ra lập trường luật pháp để bác bỏ các yêu sách chủ quyền sai trái của TQ tại BĐ.
Đây là một cách giúp các nước nhỏ tại BĐ có căn bản pháp lý chống lại yêu sách đường 9 đoạn và chủ quyền của TQ trên BĐ.
Bài này sẽ đưa ra tóm tắt a) những điều mới trong bản nghiên cứu của bộ ngoại giao HK, và b) hệ quả đối với các nước ĐNA về chính trị và về thực tế.
Bản nghiên cứu
Điểm chính nghiên cứu cho là các yêu sách hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông trái với luật pháp quốc tế và những gì trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982. Bản nghiên cứu phân tích 4 yêu sách hàng hải TQ ở Biển Đông:
Chủ quyền đối với các thực thể trên biển. TQ có yêu sách “chủ quyền” đối với hơn một trăm thực thể ở Biển Đông kể cả các thực thể chìm dưới mặt biển. Yêu sách này không đúng với luật pháp quốc tế và không có thể tạo ra các vùng biển như lãnh hải. Ví dụ 12 hải lý hay 200 hải lý độc quyền kinh tế (EEZ).
Quyền lãnh hải dựa trên lịch sử. Trung Quốc luôn luôn khẳng định có “các quyền lịch sử” ở Biển Đông như việc dựa trên các bản đồ ,vv... Đối với VN thì Trung Quốc cũng dựa các yếu tố này kể cả việc Phạm Văn Đồng ký trong bản phụ của việc công nhận lãnh hải TQ của chính phủ CHDCVN. Đây là một việc sơ ý có thể nói là “ẩu trĩ” tin vào anh em XHCN. Nhưng các chứng cớ này không cụ thể, không có cơ sở pháp lý và bị Tòa án quốc tế bác bỏ trong quyết định năm 2016 khi tranh chấp với Philippines.
Những điểm sai căn bản của TQ trong việc tính toán lãnh hải, theo CULHQ 1982.
Trung Quốc dùng đường cơ sở (baseline) thẳng không phải từ bờ của từng đảo theo CULHQ mà tự cho mình quyền sử dụng đường thẳng từ vùng quanh các đảo, vùng nước và các thực thể chìm trong các vùng ở Biển Đông (xem định nghĩa của CULHQ 1982). Như vậy không có nhóm nào trong bốn “nhóm đảo” mà Trung Quốc có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông “Quần đảo Đông Sa,” “Quần đảoTây Sa,” “Quần đảo Trung Sa,” và “Quần đảo Nam Sa” theo đúng cách tính của Công ước. (Quần đảo Đông Sa (东沙群島) gồm đảo Pratas, Pratas Reef, North Vereker Bank, và South Vereker Bank. Quần đảoTây Sa (西沙群島) hay Paracel Islands, gồm 20 đảo nhỏ và nhiều thực thể chìm. Quần đảoTrung Sa (中沙群島) gồm Scarborough Reef, Macclesfield Bank, và nhiều thực thể chìm như Saint Esprit Shoal và Helen Shoal (north), Constitution shoal (central), và Dreyer Banks (south). Quần đảo Nam Sa(南沙群島) hay Spratly Islands, gồm 40 đảo nhỏ khoảng 2 km2 và 150 thực thể chìm và nửa chìm như James Shoal và Vanguard Bank).
Bản định nghĩa các thực thể trên Biển (Công Ước LHQ 1982)
Thực thể theo luật quốc tế | Định Nghĩa | Có quyền dính vào đất liền | Quyền lãnh hải |
Đảo (Island) Điều 121 (1) | Một thực thể đất Tự nhiên Có nước chung quanh Trên mặt nước | Có | Có tất cả quyền hạn do công ước LHQ |
Đá (Rock) Điều 121 (3) | Một đảo không thể cho phép con người có thể sống hay đời sống kinh tế | Có | Chỉ có lãnh hải và cùng kế tiếp |
Thực thể nổi khi nước xuống (LTE – low tide elevation) Điều 13 | Một thực thể đất tự nhiên Có nước chung quanh Trên mặt nước khi nước xuống Chìm khi nước lên | Không | Các LTE không thể dùng làm điểm tính lãnh hải |
Thực thể chìm (Submerged feature) | Chìm khi nước lên hay xuống | Không | Không có quyền lãnh hải |
Đảo nhân tạo (Artificial islands, installations, structures ) Điều 60 (8) | Do người xây | Không | Không có quyền lãnh hải |
Các vùng biển – lãnh hải. Trung Quốc khẳng định các yêu sách chủ quyền đối với nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa dựa trên việc coi mỗi nhóm đảo trên Biển Đông như “Quần đảo Đông Sa,” “Quần đảo Tây Sa,” “Quần đảo Trung Sa,” và “Quần đảo Nam Sa” là “một thực thể đơn nhất”. Luật pháp quốc tế không cho phép điều này. Dựa trên bản định nghĩa các thực thể trên biển của Công Ước LHQ 1982, thì phạm vi của các vùng biển phải đi từ các đường cơ sở hợp pháp, thường theo bờ biển và đúng theo các định nghĩa của Công Ước. Trong các vùng biển TQ có yêu sách chủ quyền của mình, họ còn đưa ra nhiều yêu sách về quyền tài phán không phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bản nghiên cứu của bộ Ngoại Giao số 150 của Hoa kỳ cho thấy là các yêu sách của TQ tại BĐ trái với luật quốc tế từ việc họ sử dụng quyền lịch sử đến việc họ tự cho quyền tính toán lãnh hải hay quyền sử dụng đường cơ sở thẳng tính từ các cụm đảo coi như là một thực thể duy nhất. Nói tóm lại, cách làm của TQ là trái với luật quốc tế.
Nghiên cứu chi tiết về 4 quần đảo TQ có chủ quyền (trang 14 – 22) cho thấy là các đòi hỏi của TQ là quá lố, ngược lại với quốc tế và đã bị Tòa Trọng tài La Haye gạt bỏ.
Nó bác bỏ các vùng biển nội địa (internal water) là không đúng vì dựa trên cách tính toán sai lầm về baseline.
Bài nghiên cứu là một phân tích về luật pháp, bác bỏ các yêu sách chủ quyền TQ trên BĐ hoặc một số loại đặc quyền tài phán đối với gần như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp. Hơn nữa bản nghiên cứu bác bỏ luận điệu là qua các vùng này phải xin phép là không đúng với luật.
Bài nghiên cứu cũng phân tích về một số luật TQ và bác bỏ các vấn để kiểm soát của TQ trên BĐ - quyền tài phán đối với gần như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp.
Vì những lý do nói trong bản nghiên cứu, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác đã bác bỏ những yêu sách này của Trung Quốc để ủng hộ trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông và trên toàn thế giới. (Nghiên cứu này chỉ xem xét các yêu sách hàng hải của Trung Quốc và không xem xét giá trị của các yêu sách chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông)
Hệ quả chính trị đối với các nước ĐNA
Về chính trị đây là một đòn mạnh gián vào các yêu sách của TQ và đường 9 đoạn trên BĐ. Dựa trên phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài La Haye và các nghiên cứu về luật pháp, các tuần tra của hải quân Hoa Kỳ và các nước đồng minh như Nhật, Ấn, Úc, Anh, vv. sẽ có mặt ở khắp nơi mà luật biển cho phép. Ví dụ: các đảo nhân tạo mà TQ thiết lập không có lãnh hải (xem định nghĩa về các thực thể trên bển theo CULHQ1982) thì các chiến hạm HK có thể tiến sát các đảo này.
Đối với VN thì lúc nào chúng ta cũng nói là HS và TS là của VN. Nhưng khi vào chi tiết thì lãnh hải và độc quyền kinh tế của VN sẽ phải hẹp lại nhiều. Cách tính lãnh hải và độc quyền khai thác tài nguyên sẽ bị hẹp lại vì chỉ có đảo mới có độc quyền kinh tế 200 hải lý còn các thực thể, đá hay bãi ngầm sẽ không có ý nghĩa như trước và không có quyền có độc quyền. Trong 25 thực thể VN kiểm soát tại Trường Sa cũng phải áp dụng các định nghĩa và áp dụng cách tính toán theo CULHQ về luật biển nếu muốn được quốc tế công nhận.
Nhưng việc chính và quan trọng nhất là bản nghiên cứu đưa căn bản pháp lý và chính trị tiếp tay cho các nước nhỏ để họ có thể khẳng định chủ quyền trên vùng EEZ của họ. TQ không thể “viện cớ” đường 9 đoạn “mơ hồ” chồng chất trên chủ quyền và các vùng EEZ mà gây khó khăn cho VN (khi giàn khoan 980 vào vùng của VN), ra lệnh cho Indonesia ngưng khai thác dầu khí trong vùng Natuna hay viện cớ này với Malaysia.
Dựa trên bản nghiên cứu của CULHQ 1982, Hoa Kỳ đã đưa ra căn bản luật pháp và những điều sai trái của TQ về đường 9 đoạn và các luật TQ về quyền tài phán của họ trên BĐ.
Kết luận
Bản nghiên cứu pháp luật của bộ Ngoại Giao Hoa kỳ là một bản cáo trạng cho thấy đường 9 đoạn là phi pháp vì dựa trên các thực thể không được công nhận, cách tính đường căn bản dựa trên nhóm quần đảo là trái với luật quốc tế, cách tính lãnh hải dưới tài phán của họ là trái với luật quốc tế.
Bản này phải là sách gối giường cho các nhà ngoại giao nghiên cứu và các hải cảnh VN.
Trên lý tưởng chúng ta cần sống trong một thế giới dựa trên luật pháp nhưng trên thực tế, thế giới có đầy rẫy những nước “khẩu phật, tâm xà”. Đi chơi với du côn “kể cả du côn XHCN như TQ” thì lúc nào cũng phải đề phòng.
Vậy với bản phân tích trong tay, các nước ĐNÁ có nhiều tranh chấp tại BĐ lại càng có lý do ngồi gần với nhau để đối đầu với các kẻ côn đồ chung muốn cướp đất, cướp biển, cướp miếng ăn của các nước ĐNÁ.
TS ĐXQ