Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2022
XUÂN NHÂM DẦN 2022
Hình minh hoạ Quan Tran Minh, Pixabay, Graphic CallmeTak |
“Anh bạn tôi ơi!
Tôi không quan-tâm đến tôn-giáo của anh hoặc anh có ngoan-đạo hay không. Điều thật-sự quan-trọng đối với tôi là cách cư-xử của anh đối-với người đồng-đẳng, gia-đình, công-việc, cộng-đồng và đối-với thế-giới.
Hãy nhớ rằng vũ-trụ dội lại hành-động và tư-tưởng của chúng ta. Quy-luật của hành-động (Action) và phản-ứng (Reaction) không chỉ dành riêng cho vật-lý. Nó cũng được áp-dụng cho tương-quan con người.
Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành.
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.
Những gì ông bà nói với chúng ta là sự-thật thuần-túy. Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta làm cho người khác. Hạnh-phúc không phải là vấn đề số-mệnh. Đó là vấn-đề lựa-chọn.”
Cuối cùng ngài nói:
“Hãy suy-tư cẩn-thận vì Tư-tưởng sẽ biến-thành Lời-nói,
Hãy ăn-nói cẩn-thận vì Lời-nói sẽ biến-thành Hành-động,
Hãy hành-xử cẩn-thận vì Hành-động sẽ biến-thành Thói-quen,
Hãy chú-trọng Thói-quen vì chúng hình-thành Nhân-cách,
Hãy chú-trọng Nhân-cách vì nó hình-thành Số-mệnh,
Và Số-mệnh của anh sẽ là Cuộc-đời của anh.
… và …
"Không có tôn-giáo nào cao-trọng hơn Sự-Thật."
(Trích từ : Diễn Đàn ThuVienHoaSen)
Lê Hữu: Câu chuyện đầu năm Covid thứ ba
Ta cùng nhau đón thêm mùa xuân…
Câu hát quen thuộc trong bài nhạc xuân “Câu chuyện đầu năm” của nhạc sĩ Hoài An, cách đây cũng đến hơn nửa thế kỷ.
Xuân này Xuân Covid thứ ba rồi
Câu này thì không có trong bài hát ấy, ông bạn tôi “chế” ra trong lúc hát karaoke để làm mới một bài hát cũ, gọi là cho phù hợp với tình thế mới.
Những mùa xuân Covid theo nhau
Cứ thế, xuân sau và xuân sau nữa, chỉ cần đổi “thứ ba” thành “thứ tư”, “thứ năm”…, bài hát như được tân trang thành bài nhạc xuân mới, hợp thời trang. Có điều, chắc không ai muốn ngồi đếm mãi những mùa xuân Covid đã đi qua đời mình. Người ta chỉ muốn nó đi luôn, đi biệt, một đi không trở lại. Thế nhưng, nếu nó không chịu đi đâu cả mà cứ ở lì ra đó thì làm sao bây giờ? Chắc không có cách nào khác là đành phải thỏa hiệp với nó, phải gắng gượng làm vui mà sống chung hòa bình với nó.
Câu hát chế biến ấy cũng cho thấy một điều, người ta cũng đã chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để mà sống chung với nó cho dù có miễn cưỡng, chỉ vì không còn sự lựa chọn nào khác hơn.
Tính từ ngày 11 tháng Hai năm 2020 là ngày Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức đặt tên cho bệnh dịch quái ác này là “Covid-19” (viết tắt của “Coronavirus disease 2019”), Tết này được kể là cái Tết Covid thứ ba của người Việt mình.
Người ta quen gọi những ngày tháng năm này là “mùa dịch” hay “mùa Covid”, tương tự cách gọi “mùa cúm”, từ khi dịch bệnh đến từ loài siêu vi tên là Coronavirus được phát hiện và lây lan. Gọi “mùa” trong ý nghĩ là cho dù nó có hoành hành, có quậy phá tới đâu thì cũng đến một lúc nào phải chia tay, nhiều lắm là hẹn lại… mùa sau. Những “mùa màng” thường không kéo dài lâu, chỉ đôi ba tháng hay nhiều lắm là sáu tháng, nửa năm như “miền Nam mưa nắng hai mùa”, ngoại trừ… mùa chiến chinh. Không ai nghĩ là loài siêu vi này lại bám trụ dai dẳng đến thế và tới nay cũng chưa có dấu hiệu nào cho thấy là “mùa” ấy sắp sửa lụi tàn.
Trần Mộng Tú: Màu Thời Gian
Hình minh hoạ truthseeker08, Pixabay |
Già hơn cả Mẹ thời mới sang
Con mang tóc trắng mình ra nhuộm
Ngỡ là mình nhuộm được thời gian
Thời gian có màu không hả Mẹ
Sao mỗi người nhìn thấy khác nhau
Hay tại chúng ta đều loạn sắc
Nên thời gian luôn phải thay màu
Chùm hoa ngày Tết sao mà đẹp
Mầu nào cũng giấu được nỗi buồn
Dưới cánh hoa có giọt nước mắt
Vẫn ngọt ngào gọi khẽ “Quê Hương”
Nén nhang ngày Tết sao mà thơm
Khói bay vào mắt làm mắt buồn
Mắt buồn nhưng chỉ ngân ngấn lệ
Tuổi con đã hiểu lệ như sương
Sương rồi cũng sẽ tan theo nắng
Tóc theo mây trắng bay bạt ngàn
Mẹ ạ, Tết này con già lắm
Biết là không nhuộm được thời gian.
tmt- Xuân Nhâm Dần- 2022
Ngô Nhân Dụng: Sống Tỉnh Thức với Thiền Sư Thích Nhất Hạnh
Trang web Làng Mai thông báo về sự ra đi của Hòa Thượng Nhất Hạnh. (Hình: Trích xuất từ plumvillage.org) |
Trong cuốn “Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi” (dịch tiếng Anh: No Death, No Fear), Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thật. Biết như vậy thì mình không còn sợ cái chết nữa. Các đệ tử của ông đang cần suy ngẫm điều này sau khi nghe tin thầy qua đời.
Tháng Hai năm 2019, tuần báo Time ở Mỹ viết, “Vị sư dạy Thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời;” nhận xét rằng: “Nhất Hạnh được nhiều người Tây phương gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức.”
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh không phải chỉ đóng góp vào việc phổ biến phương pháp “Sống Tỉnh Thức.” Ông đã nối kết các tư tưởng sâu xa trong kinh điển đạo Phật Bắc Tông (thường gọi là Đại Thừa) với những các phương pháp hành trì được Nam Tông chú trọng, như Thiền hành và Thiền Minh Sát, Vipassana.
Đây là một truyền thống của Phật Giáo Việt Nam, từ nhiều đời. Thích Nhất Hạnh cho thế giới nhìn thấy và công nhận có một nền Phật Giáo Việt Nam mà ông là người tiêu biểu, bên cạnh các truyền thống Phật Giáo Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Tây Tạng, Miến Điện, Thái Lan, vân vân, đã được truyền bá rộng từ trước.
Nguyễn Tường Thiết: Viết, trong bóng rợp của người cha
Nhất Linh thời còn trẻ |
G.S. Phạm Trọng Lệ: Con Hổ Và Tục Ngữ, Thành Ngữ Việt-Anh-Pháp
Mồng Một Tết âm lịch sắp tới là bắt đầu năm con Hổ hay Nhâm Dần nhằm vào ngày thứ ba mồng 1 tháng 2 năm dương lịch 2022. Bài này phần nào có vài chi tiết về sinh vật học, có thể thiếu tế nhị, nên xin coi như một bài khoa học. Vì giới hạn, bài cũng để dành vài khía cạnh văn hóa của con Hổ vào một dịp khác. Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dính dáng ít nhiều đến hổ. Ít có con vật nào được từ điển uy-tín Larousse dành cho thành ngữ jaloux comme un tigre.
Bà Hổ Trách Ông chồng“Sao giờ này hai giờ sáng mới vác cái bộ mặt dễ ghét về nhà?”. Hình Wikipedia |
Trần Doãn Nho: Năm mới, nói chuyện “Happy New Year”
Trước hết, xin mời nghe:
https://www.youtube.com/watch?v=aTlHVbmgEug
“Nếu bạn nghĩ rằng ca khúc “Happy New Year” là ca khúc đón chào năm mới trứ danh nhất thế giới, thì bạn lầm. Thực tế là, ca khúc này của ABBA chỉ đặc biệt phổ biến ở Việt Nam và một vài xứ khác, theo lời quả quyết của một bài viết trên trang mạng Scienceinfo.net [1]. Trang từ điển quốc tế, Wikipedia, cũng cho rằng “Happy New Year” “được phổ biến một cách đặc biệt ở Việt Nam.” [2]
Có lẽ đúng như thế! Trong mấy thập niên qua, ca khúc này trông giống như một trong những ca khúc “nền” cho các chương trình ca nhạc đón chào năm mới Dương Lịch và Tết Âm Lịch ở trong nước, và đôi khi cả ở hải ngoại, sánh vai cùng một ca khúc mừng xuân khác, “Ly Rượu Mừng” của Phạm Đình Chương. Nghe mãi đến nỗi âm hưởng của như nó khắc sâu vào tâm hồn nhiều người Việt Nam, kể cả trẻ con. Nhất là mấy chữ “Happy New Year” lập đi lập lại như một tiếng reo vui không dứt.
Có điều, phiên bản lời Việt của bài hát hoàn toàn không dính dáng gì tới nguyên bản tiếng Anh.
Xin chúc cho mọi nhà, cùng người thân hân hoan đón xuân. năm cũ đi năm mới sang. đón thêm bao tin vui nơi nơi. chào xuân mới trong gió xuân an lành. rộn ràng bao câu ca thắm tươi. ai cũng vui, bên gia đình. chúc năm nay an khang mọi nhà.(…) Xin chúc cho ông bà và mẹ cha được luôn sống lâu. vui đón xuân. bên cháu con, bé thơ đang mong bao lì xì. ngày đầu năm ai cũng vui xum vầy. cầu tình duyên mình đi lễ chùa, trong nắng xuân, chim én bay, khắp nơi nơi hoa xinh tuyệt vời. gió xuân chan hòa... tiếng reo ca.
Rất rộn ràng, rất Tết! Nhưng lời ca này hoàn toàn được “sáng tác” lại, chỉ dùng để ghép vào với nhạc mà hát, không chuyên chở bất cứ một ý nghĩa nào của nội dung nguyên thủy bài hát. Bất cứ ai hiểu đôi chút tiếng Anh, nghe hát lời Việt này không khỏi thấy nó kỳ kỳ. Có lẽ vì thế, nên có người đã tải lên Youtube một “video clip” gốc bài hát, có kèm theo lời dịch nguyên văn ra tiếng Việt, để ta vừa nghe vừa theo dõi nội dung [3]. Một cách làm đáng tán thưởng.
Huỳnh Hữu Ủy: Mỹ Thuật Việt Nam Thời Tiền Sử
Từ Bách Việt xuất hiện lần đầu tiên trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, khoảng thế kỷ II - I trước Công Nguyên. Toàn bộ các nhóm Bách Việt đều đã bị Hán hóa do cuộc chinh phạt của Tần Thủy Hoàng từ thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên, ngoại trừ Lạc Việt, tức Việt Nam, đã giữ được độc lập, tự chủ, nghĩa là giữ vững một sắc thái văn minh riêng. Khởi từ những dấu vết này, chúng ta đi tìm nguồn gốc dân tộc, để từ đó có thể tìm lại cái đẹp của mỹ thuật Việt Nam vào buổi bình minh của lịch sử.
Một Cái Nhìn Tổng Thể Về Nước Việt Thời Tiền Sử
Sách sử Việt Nam xưa viết về thời dựng nước, mặc dù có pha nhiều màu sắc thần bí, truyền kỳ, cũng đã từng vẽ ra đôi nét về cương vực của nước Việt cổ, tức nước Văn Lang. Nước Văn Lang rất rộng. “Phía đông giáp bể Nam Hải, phía Tây tới Ba Thục, phía bắc giáp Động-Đình-Hồ, phía Nam giáp Hồ Tôn, tức là Chiêm Thành.” (1) Những đất đai ấy rộng hơn địa phận nước Việt ngày nay. Ba Thục thuộc Tứ Xuyên, hồ Động Đình ở chính giữa nước Tàu, trong tỉnh Hồ Nam.
Các sử gia Ngô Thì Sĩ, Phan Huy Chú, Henri Maspéro đều cho là cương giới này quá rộng lớn, không đúng với sự thực. (2)
Nguyễn Khắc Ngữ lại cho rằng những ghi chép ấy không phải hoàn toàn là không hợp lý nếu chúng ta hiểu rằng vùng đất rộng lớn mênh mông ấy là nơi sinh sống của sắc dân vẽ mình. Văn Lang có nghĩa là người vẽ mình; tục xăm mình xuất hiện từ thời các vua Hùng và cho đến thời Trần Anh Tông vẫn còn tồn tại.
h o à n g x u â n s ơ n: T Ế T
tranh mượn từ Facebook Nguyễn Đăng |
giữa chốn ngàn mai xuân lánh về
nghe trong nức nở hương thầm muộn
một chút hanh vàng một chút tê
)
Trong con mắt tuyết cành lê trắng
chưa đến cỏ non hẹn chân trời*
tháng giêng tháng lẻ buồn như chiếc
gương tẻ như hồn chiếc bóng soi
(
Tôi vẽ dung nhan mùa hạnh lộc
giọng buồn kéo thơ đi vào khung
trời hôm qua nắng từ âm độ
hát với tôi nghe giữa mịt mùng
)
Trùng hưng một tiết thơm ngày cũ
tôi đợi em về mưa bụi bay
tiếng thưa tiếng dạ mầu lam biếc
đã chín trầm hương tiếng ngọt đầy
(
Và đôi tay nhé không thừa thãi
mình kéo nhau đi chạy băng băng
tôi rủ em vào thăm phế tích
một đóa sen thơm đẹp vĩnh hằng
)(
h o à n g x u â n s ơ n
sáng 22 tháng giêng năm 22
[22.1.22]
*Truyện Kiều
*Song Thao: Tìm Lại Tam Cúc
Dễ thường gần bảy chục năm tôi không nhìn lại được cây bài tam cúc. Những ngày Hà Nội, mỗi dịp tết đến, lũ trẻ chúng tôi cùng những người lớn trong gia đình gầy bàn tam cúc đón xuân. Lớn chơi theo khả năng của lớn, bé chơi theo những đồng tiền mỏng lét của bé. Tết ngày đó nằm trong những cây bài giản dị. Bộ bài tam cúc chỉ có 32 quân gồm tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt. Mỗi loại có đen và đỏ. Đỏ trên chân đen. Tướng có tướng đen và tướng đỏ, dân chơi tam cúc gọi là tướng ông và tướng bà. Ông phải trên bà. Chuyện chi cũng vậy. Sĩ cũng có Sĩ đen và sĩ đỏ. Thường gọi lá sĩ đen và sĩ điều. Tượng hay tịnh có hai lá vẽ hình con voi và gọi là tượng thâm và tượng hồng. Xe, pháo, mã, tốt. Trong bộ bài chỉ có tướng có một lá đen và một lá đỏ, tốt có năm tốt đen và năm tốt đỏ, các loại khác đều có bộ đôi đen và đỏ.
Tam cúc là một loại bài dễ đánh, nam phụ lão ấu đều có thể ngồi vào chiếu bài được hết. Đây là một thú tiêu khiển trong ngày tết kéo mọi người trong gia đình ngồi cạnh nhau. Hiếm khi thấy đánh tam cúc ở ngoài đường. Đầu đường xó chợ chỉ có bài tây ba lá, xúc xắc dưới ba cái bát cốt mà mắt người khác để lấy tiền. Trong Nam, có thêm môn bầu cua cá cọp là trò chơi ngoài đường phổ biến nhất, chỉ dựa vào hên xui may rủi.
BA thế hệ chơi tam cúc. |
Nguyễn Công Khanh: Câu Chuyện Của Một Người Chị
Hoa Thu. 1951 |
Như là một cuốn truyện hư cấu, nhưng lại là một truyện thật, và câu chuyện này đã kéo dài bẩy chục năm.
Chị sinh năm 1926, năm nay đã 95 tuổi. Chị hơn tôi 10 tuổi. Với từng đó tuổi, vào những quãng thời gian đó, chị đã đi vào những biến cố xa hơn tôi rất nhiều.
Chúng tôi đều sinh ra trong thời nước Việt Nam còn có vua, nhưng lại là thuộc địa của người Pháp. Tôi nhớ lại thời đó là một thời thanh bình. Rồi chúng tôi đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh triền miên suốt hơn ba mươi năm trời.
Đệ Nhị Thế Chiến 1939-45, quân Nhật tràn vào Đông Dương lật đổ người Pháp. Trên trời thì máy bay Mỹ dội bom xuống doanh trại của lính Nhật và phá hủy các trục lộ giao thông. Cùng chứng kiến cảnh hai triệu người chết đói ở các làng quê và một số đông đã lần về thành phố Hà Nội mong có miếng ăn, nhiều người nằm chết la liệt hàng ngày trên các đường phố. Nguyên do lính Nhật cấm nông dân trồng lúa và phải trồng các cây phục vụ cho kỹ nghệ chiến tranh của họ.
Thế chiến chấm dứt, cả một sư đoàn quốc quân Tầu chuyển sang giải giới quân Nhật. Rồi Cộng Sản đội lốt Việt Minh lợi dụng tình thế cướp chính quyền, phá bỏ chế độ quân chủ, diệt trừ các đảng quốc gia đối lập. Người Pháp quay lại Đông Dương, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, kéo dài nhiều năm 1946-54. Pháp thua trận Điện Biên Phủ, rút khỏi Việt Nam. Đất nước chia đôi. Chúng tôi sợ Cộng Sản, đấu tranh giai cấp, diệt trừ những người mà họ liệt vào hàng địa chủ, tiểu thương, phản động diễn ra thật là khủng khiếp. Gần triệu người rời bỏ miềnBắc, di cư vào Nam tìm tự do và đã hưởng được những năm đầu an bình và thịnh vượng ở đó.
Không bao lâu, cuộc nội chiến tương tàn lại bắt đầu giữa Bắc-Nam. Miền Bắc được cả một khối Cộng Sản khổng lồ kiên trì hỗ trợ, miền Nam được Hoa Kỳ mang quân vào chống lại. Cuộc chiến tranh kéo dài hai mươi năm, hơn một triệu lính chết, mấy triệu thường dân bỏ mạng. Nước Mỹ cuối cùng bỏ cuộc và ngưng yểm trợ cho miền Nam, khiến cho Cộng Sản miền Bắc thôn tính cả đất nước năm 1975.
Một lần nữa chúng tôi lại cố thoát khỏi Cộng Sản bất chấp nguy hiểm. Mỗi người tìm đường vượt biển một cách. Cuối cùng Hoa Kỳ đã chấp nhận cho tị nạn. Chúng tôi đã trở thành công dân Mỹ, và đã sống ở đây đến nay đã hơn 45 năm rồi. Cuộc đời biết bao nhiêu biến đổi, mất mát trắng tay.
*
Trở lại chuyện của chị. Những năm cuối đời, sau khi chồng mất, chị cư ngụ một mình trong một căn cao ốc của các cao niên trong thành phố tại vùng Tây Bắc Hoa Kỳ. Vốn thích văn thơ, lãng mạn chị sống lại cái quá khứ của một thời. Chị bắt đầu soạn lại tác phẩm kịch thơ mà chị đã giúp viết chung với một người và viết hồi ký.
Luân Hoán: Cận Tết Nhớ Về
Hình minh hoạ Tri Le, Pixabay |
1. Hội An.
chưa từng nghe gọi Sông Thu
ngay trong giọng mẹ thương ru ban đầu
loáng thoáng nghe gọi Chùa Cầu
bởi nơi bán khoán nhiệm mầu giữ tôi
5 năm, ấn tượng một nơi
hè nhà đầy cát thường ngồi vọc chơi
đường ra biển, Xóm Mới vui
cây vông đồng lớn dưới người trên chim
chưa hề biết chuyện trái tim
nhói đau theo những nỗi niềm quê hương
dù đã mục kích rất thường
võng treo lính Nhật sát đường nằm ca
…
Trần Mộng Tú: Nhịp Đập Mới Của Tim (Truyện Phóng Tác)
Phạm Tín An Ninh: Đôi mắt mùa Xuân
Nếu không nhờ đôi mắt ấy có lẽ tôi không bao giờ nhận ra vợ chồng người bạn trẻ, từng là ân nhân đã giúp tôi giữ được mạng sống của nhiều đồng đội và của cả chính mình, thời tôi còn lăn lộn trên chiến trường, khi lằn ranh sống chết nhiều khi còn mỏng hơn sợi tóc.
Cuối năm 1966, vừa rút quân ra khỏi Mật Khu Lê Hồng Phong, Phan Thiết, tôi dắt đại đội theo toàn bộ tiểu đoàn di chuyển lên Quảng Đức, tham dự một cuộc hành quân dài hạn nhằm truy lùng một đơn vị địch mới xâm nhập từ biên giới Miên-Việt. Cuộc hành quân kết thúc vài ngày trước Tết Nguyên Đán, nhưng tiểu đoàn có lệnh phải tiếp tục ở lại, biệt phái dài hạn cho Tiểu Khu Quảng Đức. Tiểu đoàn (-) về nghỉ quân tại Đạo Nghĩa, một khu dinh điền do Tổng Thống Ngô Đình Diệm sáng lập nhằm định cư di dân từ miền Bắc sau Hiệp Định Genève,và cũng để tạo thành một vòng đai chiến lược. Riêng đại đội tôi được “solo” xuống tăng cường cho Chi Khu Kiến Đức, một quận hầu hết dân cư là người Thượng và tương đối mất an ninh. Quận trưởng lúc ấy là một sĩ quan lớn tuổi gốc Lực Lượng Đặc Biệt, người Kinh, tuy chỉ mang cấp bậc trung úy nhưng khá dày dạn, nhiều kinh nghiệm chiến trường. Các sĩ quan còn lại trong Chi khu phần đông là người Thượng, gốc Bảo An đồng hóa.
Sau một cuộc hành quân tảo thanh chung quanh khu vực, đại đội tôi về đóng quân bên cạnh Chi khu để binh sĩ ăn Tết. Nói vậy thôi, chứ lính đánh giặc thì có cái gì để mà ăn Tết, ngoại trừ được ăn cơm nóng thay vì gạo sấy lương khô. Riêng tôi, được ông quận trưởng biếu cho mấy lon bia và một gói đậu xanh với đường đen để nấu chè đón giao thừa. Tôi cho ban chỉ huy đại đội và trung đội vũ khí nặng đóng quân trên ngọn đồi thấp giữa một vườn cà phê khá lớn, nằm không xa quận lỵ. Ngọn đồi chỉ là một cái chấm rất nhỏ giữa trùng điệp những vòng cao độ trên tấm bản đồ quân sự đang có trên tay tôi, nhưng đây là một vị trí có xạ trường tốt và tầm quan sát bao quát chung quanh. Mặc dù chỉ còn hai ngày nữa là Tết, tôi vẫn lệnh cho đại đội luôn trong tư thế tác chiến. Ban ngày các trung đội tảo thanh chung quanh, tối tổ chức các toán tiền đồn và phục kích theo tin tình báo của Chi Khu.
Trangđài Glassey-Trầnguyễn: Xuân Phố Biển - Đón Tết Nhâm Dần tại Casa Romantica
Tác giả (trái) thực hiện chương trình “Tết Workshop" tại King Elementary School, 2003. |
Võ Phiến: Thịt Cầy
— Thơ Nguyễn Du thật độc đáo.
— Ôi tư tưởng tân kỳ táo bạo. Mừng bạn có nhận định sắc bén, mới lạ. Bạn nói về Truyện Kiều chăng?
— Không.
— Nói về ‘Độc Tiểu Thanh ký ‘, “tam bách dư niên hậu” chăng?
— Không. Tôi định nói về thơ thịt cầy.
— Trời! Tiên sinh có cả thơ thịt cầy nữa à? Nếu quả có hẳn là độc đáo, không sai.
— Sao lại “nếu”? Có chứ. Này nghe:
“... Nhân sinh vô bách tải
Hành lạc đương cập kỳ
Vô vi thử bần tiện
Cùng niên bất khai mi
Di Tề vô đại danh
Chích Kiểu vô đại lợi
Trung thọ chỉ bát thập
Hà sự thiên niên kế
Hữu khuyển thả tu sát
Hữu tửu thả tu khuynh
Nhãn tiền đắc táng dĩ nan nhận
Hà sự mang mang thân hậu danh”.
Đó là một đoạn trong bài từ ‘Hành lạc’1. Thịt chó hiển hiện rõ ràng. Thấy không?
— Quả nhiên. Đúng nó. Đọc lên nghe thơm phưng phức. Người xưa từng nói đến thứ văn hay đọc thơm tho cả miệng lưỡi. Là đây chăng? Giá có luôn cái nghĩa...
Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2022
VOA Tiếng Việt: Ban Tuyên giáo, cụ Phan, cụ Trương, tên đường và nỗi đau
Chân dung cụ Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký. Photo Báo Cần Thơ, Blogspot. |
Sau một loạt kiểm các kiểm duyệt trong ngành xuất bản liên quan đến các ấn phẩm viết về hai nhân sĩ lừng danh Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký, nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra công văn hướng dẫn các địa phương “không xem xét lấy tên hai nhân vật nêu trên (Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký) đặt tên cho đường, phố, công trình công cộng”. Giới nghiên cứu nhận định với VOA rằng văn bản này của Ban Tuyên giáo Trung ương đi ngược lại sự thật của lịch sử và gây hoang mang trong nhân dân, “sỉ nhục tiền nhân”, và “kỳ thị” trí thức miền Nam.
Phan Thanh Giản (1796-1867), một đại thần triều Nguyễn, làm quan trải qua 3 đời vua, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, là một nhân vật lịch sử, nhà thơ, nhà sử học, đỗ Đại khoa tiến sĩ đầu tiên của đất Nam Kỳ, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, văn hóa.
Trương Vĩnh Ký (1837-1898), là một nhà bác học, nhà ngôn ngữ học tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ XIX, người am tường và có cống hiến lớn trên nhiều lĩnh vực lịch sử, ngôn ngữ học, văn học, báo chí.
Văn bản gây tranh cãi
“Cho đến nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa làm sáng tỏ được những vấn đề liên quan đến hai nhân vật Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký đối với lịch sử Việt Nam”, công văn đề ngày 5/1 do Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy ký, nêu lý do.
Winston Phan Đào Nguyên: CHƯƠNG XVIII - Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều đình Khí Dân”
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÒA SOẠN DĐTK
Để làm sáng tỏ hơn hiện tượng cấm đoán của chính quyền CSVN trong việc dùng tên các danh nhân Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký qua bức thư của Ban Tuyên Giáo đảng CSVN vừa gửi ra ngày 5 tháng 01, 2022 –một sự việc đã cũ mèm từ bảy mươi năm trước, bây giờ chạy lại như một cái đĩa đã rè -- chúng tôi xin mời độc giả xem Chương XVIII của cuốn sách Phan Thanh Giản và vụ án ‘Phan Lâm Mãi Quốc, Triều Đình Khí Dân’ của tác giả Winston Phan Đào Nguyên. Cuốn sách này, được xuất bản năm 2021, đã vạch trần những hành vi hèn mọn và gian trá của chế độ CSVN khi tạo ra “vụ án” Phan Thanh Giản vào giữa thập niên 50 của thế kỷ 20.
CHƯƠNG XVIII.
TÔN CHỈ VỀ CÔNG TÁC LỊCH SỬ VÀ BẢN LÃNH CHẾ TẠO BẰNG CHỨNG CỦA ÔNG TRẦN HUY LIỆU
Winston Phan Đào Nguyên
Như người viết đã trình bày trong các chương trên của Phần 3, ông Trần Huy Liệu, vị Viện Trưởng Viện Sử Học của miền Bắc, chính là người đã chế tạo ra câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”, cũng như câu chuyện chung quanh nó.
Chính ông Trần Huy Liệu là người đầu tiên giới thiệu câu này và câu chuyện về nghĩa quân Trương Định, trong một bài viết vào giữa năm 1955 trên số 9 tờ Văn Sử Địa.
Còn trước đó, vào năm 1954, trong số 1 của tờ Văn Sử Địa (Sử Địa Văn), ông Trần Huy Liệu đã viết một bài nghị luận dưới bút hiệu “Chiến” để giành lấy chính nghĩa cho phe mình, khi cho rằng đảng và chính phủ của ông ta đã tiếp nối sự nghiệp chống Pháp của những lực lượng như Trương Định, trong việc chống lại bọn phong kiến bán nước quay ra câu kết với thực dân đế quốc.
Nguyễn Đức Tùng: Nguyễn Hưng Quốc, Gây Sự Với Hư Không
Giữa thiên đàng và địa ngục
Tôi chọn cái ở giữa:
Trần gian
(20)
Trần gian cũng là chọn lựa của nhiều nhà thơ. Ngôn ngữ Nguyễn Hưng Quốc giản dị, mạch lạc, các bài thơ của anh có ý tứ rõ ràng. Sự rõ ràng ấy làm cho bài thơ sáng lên, có sức thuyết phục, mặc dù có thể không gây ra ám ảnh. Đọc thơ ba câu của anh, tôi nghĩ đến các nhà thơ hình tượng của Mỹ, như Ezra Pound, những người chịu ảnh hưởng ít nhiều từ truyền thống Nhật Bản, nhưng thơ anh không hẳn là haiku. Chỉ đôi khi có khuynh hướng ấy:
Con quạ đen
Mổ nắng
Giữa chiều quạnh hiu
(251)
Bài thơ hay, nhưng không tiêu biểu cho cả tập thơ. Thơ ba câu cũng là thơ tự do, không vần, tựa như tercet của phương Tây, hay những đoạn mở đầu của villanelle. Thơ tự do đòi hỏi người viết tập trung chú ý đến số chữ trong câu, đến trật tự sắp xếp của các câu, khác với người làm thơ có vần, luật, làm theo mẫu nhịp điệu có sẵn. Người làm thơ tự do cần độc đáo khi viết. Tôi không có ý nói rằng thơ tự do thì cao hơn thơ có vần, hay ngược lại, nhưng quá trình sáng tạo của các nhà thơ là khác hẳn nhau khi họ chọn một hình thức để sáng tác. Bạn chọn thứ nào cũng được, nhưng phải viết như thể số phận của bạn được định đoạt bởi chúng, câu thơ mỏng mảnh kia.
Các vì tinh tú xa xăm
Đêm đêm dõi mắt nhìn địa cầu
Tìm một nhà thơ thất lạc
(17)
Ts Đinh Xuân Quân: Nghiên Cứu Về Biển Đông Của Hoa Kỳ (Số 150) Và Những Hệ Quả Cho Vn
Các nước chung quanh Biển Đông có chủ quyền tại Biển Đông (BĐ) gồm có Trung Quốc (TQ), Đài Loan, Brunei, Mã Lai, Philippines và Việt Nam.
Việc tranh cãi về chủ quyền Biển Đông (BĐ) đã có từ lâu và chuyện này đã trở thành “nóng” khi TQ đã đánh chiếm Hoàng sa của VNCH vào 1974 bằng vũ lực (trong khi hạm đội 7 Hoa kỳ tránh né không dính và việc này). Trong tranh chấp về BĐ, TQ đã đưa ra nhiều chứng cớ để chứng minh họ có chủ quyền trên 80% BĐ và đã đưa đường 9 đoạn mà VN còn gọi là “đường lưỡi bò” để nói họ có quyền trên 80% BĐ.
Chính sách đường 9 đoạn là do chính phủ Tưởng Giới Thạch đưa ra về chủ quyền của TQ (vào lúc cuối và sau đệ nhị thế chiến khi THDQ là một trong 5 cường quốc) vào năm 1947. Sau khi Trung Hoa Dân Quốc (THDQ) thua trận và rút ra Đài Loan thì TQ (CS) đã tiếp tục nói về yêu sách này và còn đưa thêm nhiều yêu sách khác cũng như đưa ra một số luật về quyền của họ trên BĐ.
Trong thời gian qua đến ngày nay thì TQ đã có dùng nhiều thủ đoạn để lấy các tài nguyên BĐ kể cả về ngư nghiệp và dầu khí mà các chuyên gia ước lượng là có lượng rất lớn.
Trước đây các luật biển chỉ nói là lãnh hải có 3 hải lý và Công ước Liên Hiệp Quốc (CULHQ)1982 đã thay đổi luật lệ quốc tế về biển. Vào 1982, đa số các nước đều ký vào công ước về luật biển (Công Ước) do Liên Hiệp Quốc đưa ra, kể cả TQ. Đây là luật mới nhất đưa ra cách cư sử và tính toán về chủ quyền và các ranh giới, lãnh hải và độc quyền khai thác kinh tế của các nước trên biển (EEZ).
Mặc dù đã ký Công Ước 1982, TQ đã không ngừng dùng các thủ đoạn để cố xâm chiếm 80% BĐ qua việc “lấy thịt đè người”, dùng đủ thủ đoạn để ép các nước nhỏ chấp nhận các yêu sách của họ (cấm đánh cá, đâm tàu của ngư dân đánh các trong vùng biển truyền thông của họ, ép không cho khai thác dầu khí trừ khi cùng khai thác với TQ, vv). TQ đã dùng trước hết yêu sách chủ quyền lịch sử để công bố chủ quyền của họ trên biển. Các tranh chấp của TQ tại BĐ đã đưa đến nhiều căng thẳng tranh chấp biên giới với các nước nhất là VN và Philippines.
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến: Bộ Lạc Tà Ru A-20
Đất này chẳng có niềm vui
Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt
Trại lính, trại tù người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba…
Mấy câu thơ trên được trích dẫn từ thi phẩm Đất Này của Nguyễn Chí Thiện, viết vào năm 1965. Gần chục năm sau, trong đám “người về thưa thớt dăm ba” đó, có Bùi Ngọc Tấn. Tác giả Chuyện Kể Năm 2000 (nxb Câu Lạc Bộ Tuổi Xanh, CA: 2000) xác nhận tình trạng “trại tù người đi không ngớt” bằng một câu văn rất ngắn: “Gặp ai, ở đâu hắn cũng tưởng như gặp lại bạn tù cũ.”
Thế nhỡ gặp lại đúng bạn tù cũ thật rồi sao?
Tay bắt, mặt mừng, bá vai, bá cổ … rồi kéo nhau vào quán (hay mời ngay bạn về nhà) tiếp đãi linh đình – cơm gà cá gỏi không thiếu món chi, ăn uống phủ phê, nhậu nhẹt linh đình – chăng?
Hổng dám “phủ phê” đâu. Ở Đất Này làm gì có mấy cái vụ “linh đình” như vậy:
Một buổi chiều, con Thương đi học về bảo hắn:
– Bố. Có ai hỏi bố ở dưới nhà ấy?
– Ai con?
– Con không biết, trông lạ…
Hắn xuống thang. Hai người quần nâu, áo nâu đứng dựa lưng vào tưởng chỗ bể nước. Quen quen. Đúng rồi. Min: toán chăn nuôi, người đã giũa răng cho hắn. Còn một anh nữa mặt loang, tay loang. Thấy hắn, cả hai cười rất tươi. Người mặt loang bảo:
Trần Công Nhung: Tìm mộ Nam Cao
Nam Cao |