Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2021
Trần Doãn Nho: Một tác giả Hoa Kỳ viết về Văn Học Miền Nam
Bài báo của Anthony Morreale trên tạp chí Los Angeles Review of Books (Hình: TDN chụp qua Internet) |
Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn: Đọc “Sống Với Chữ” Của Nguyễn Hưng Quốc
Tôi rất hân hạnh giới thiệu đến các bạn cuốn sách ‘Sống với chữ’ của nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc. Theo tôi, đây là một trong những cuốn sách hay nhứt về tiếng Việt và viết văn Việt.
‘Sống với chữ’ thật ra đã được xuất bản lần đầu vào năm 2004, nhưng tôi chưa có dịp đọc lúc đó. Mười bảy năm sau, trong lần tái bản này, sách đã có thêm nhiều bài mới và tôi may mắn đọc được. Trong mùa ‘lockdown’ này, ai cũng có thì giờ đọc sách một cách thanh thản để cảm nhận, và dưới đây là những gì tôi có thể chia sẻ cùng các bạn về ‘Sống với chữ’.
Nội dung sách được chia làm 2 phần: phần đầu bàn về tiếng Việt, và phần hai viết về những nhà văn hay tác gia nổi tiếng như Phan Khôi, Mai Thảo, Võ Phiến, Võ Đình, Lê Thành Nhơn, Phạm Công Thiện, và Nguyễn Xuân Hoàng. Tôi thích cả hai phần. Tác giả là một nhà phê bình tinh tế, đưa ra những nhận xét làm cho người đọc cảm nhận được cái đẹp của tiếng Việt và cái hay của những người lao động chữ nghĩa. Đọc bài nào trong sách cũng thấy mình học được một điều mới, không chỉ mới mà còn thú vị, và nhứt là cách diễn giải cũng lạ và thách thức người đọc.
Đa số chúng ta (người Việt) viết và nói tiếng Việt một cách gần như mặc định. Chúng ta thốt ra những câu nói hay viết ra những chữ một cách tự nhiên. Chúng ta ít khi nào phân tích cái đẹp, cái hay, hay cái dở của con chữ. Tác giả nói rất đúng là chúng ta ít khi nào có một cuốn từ điển tiếng Việt trong tủ sách để tham khảo, có lẽ vì chúng ta nghĩ đã quá rành với tiếng Việt.
Chính vì sự chủ quan mặc định đó mà đa số chúng ta viết tiếng Việt không hay, nói tiếng Việt càng có nhiều vấn đề. Các bạn chỉ cần đọc những bài luận văn của học sinh, sinh viên sẽ thấy họ dùng chữ khá tuỳ tiện, còn cấu trúc câu văn đều có vấn đề. Ngay cả đọc những người người cầm quyền cao nhứt trong nước (hay những kẻ viết diễn văn cho họ) cũng có vấn đề về tiếng Việt: câu văn dài dòng, câu văn ‘đong đưa’, phi logic, dùng chữ sai, và có khi vô nghĩa. Đó là chưa nói đến những cách sáng chế ra những cách nói kì cục (theo tôi) như ‘điều khiển phương tiện giao thông‘, ‘di chuyển‘, hay đổi ý nghĩa của động từ (như ‘liên hệ‘ thay cho ‘liên lạc‘). Có thể nói không ngoa rằng chúng ta đang góp phần làm cho tiếng Việt nghèo nàn hơn.
Nhưng để viết tiếng Việt đúng, chúng ta cần phải hiểu nghĩa của chữ. Và, trong thực tế thì nghĩa của chữ Việt có khi không đơn giản chút nào. Trong bài ‘Tiếng Việt, dễ mà khó‘, tác giả chỉ ra một sự phân biệt làm tôi giật mình: ‘nín thinh’ và ‘làm thinh’:
Phạm Xuân Đài: Vui Ca Xang
Hình minh họa Chinh Phụ Ngâm do tác giả, nhà văn Trùng Dương cung cấp. |
*Song Thao: Ngày Của Phở
Doodle “Ngày của Phở” của Google. |
Tính ra tôi đã viết về phở nhiều lần. Chắc chẳng còn chi để viết thêm. Vậy mà lại…phở. Ngày 12/12/2021, vào internet, tìm vào Google bỗng thấy hoa mắt. Chuyện thật sao ta! Cái doodle thường ngày bỗng thay đổi. Hình vẽ cách điệu tô phở nằm giữa chanh ớt, hành ngò, quế hồi đinh. Bộ tây cũng là đệ tử của phở như mình sao? Tây đầm ăn phở là chuyện thông thường. Cứ vào tiệm phở là thấy liền. Nhưng tôn vinh phở bằng cái doodle rất phở của Google quả là chuyện lạ. Đọc hàng chữ phía dưới thấy lý do tại sao Google bỗng tôn vinh phở. “Việt Nam tuyên bố ngày 12/12 là ngày truyền thống của món ăn dân tộc. Đây là một món súp thơm tho với nước dùng đầy mùi vị, hành ngò tươi, thịt thái mỏng, thường là bò hay gà. Cái làm cho món phở nổi bật là một quá trình nấu phở công phu để đạt được nhiều hương vị trong nước phở rất trong. Các thành phần như gừng nướng, hạt thì là, hồi, quế được cho vào nước dùng để tạo thành hương vị cho từng tô phở”.
Doodle này xuất hiện, ngoài phiên bản Việt Nam, còn nơi các phiên bản của 16 nước khác gồm: Áo, Bulgaria, Canada, Tiệp Khắc, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hung, Iceland, Do Thái, Lithuania, Ba Lan, Thái Lan, Anh và Mỹ. Nhìn kỹ danh sách thấy chỉ có một nước Á châu là Thái Lan, kể cũng lạ. Nhất là không có Nhật Bản.
Nguyễn Hưng Quốc: Đi tìm Võ Phiến
Đi tìm nhà văn Võ Phiến, tôi bắt gặp một nhà tuỳ bút. Đi tìm nhà tuỳ bút Võ Phiến, tôi bắt gặp một nhà nghiên cứu.
Phát hiện đầu không có gì đáng kể. Từ lâu, đã có nhiều người đã nhận ra là, một, sở trường của Võ Phiến nằm ở thể tuỳ bút; và hai, phong cách tuỳ bút bàng bạc trong mọi tác phẩm văn xuôi của ông. Thật ra, hai điểm này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc điểm nổi bật nhất của thể tuỳ bút, theo tôi, là ưu thế của giọng văn, hơn nữa, của thứ giọng văn giàu cảm xúc và, đặc biệt, giàu cá tính. Viết truyện, người ta có thể sử dụng lối văn gọn gàng, giản dị, vô ngã, không có màu sắc hay mùi vị gì cả để cho nhân vật dễ cóđược đời sống riêng với những cá tính riêng chứ không phải là những con rối hay những cái bóng mờ nhạt của tác giả. Chính vì vậy, đối với các nhà tiểu thuyết thời 1930-45, ngay cả các nhà tiểu thuyết lớn như Nhất Linh, Khái Hưng, Nam Cao hay Vũ Trọng Phụng, rất hiếm khi người ta đề cập đến giọng văn. Không phải tại những tác giả ấy viết không hay. Hay, nhưng cái hay ấy không phải là yếu tố hàng đầu làm nên cái lớn của họ. Với các nhà tuỳ bút thì khác. Nhắc đến Nguyễn Tuân, chẳng hạn, hầu như ai cũng nhắc, trước hết, đến một giọng văn hết sức điệu đàng và khinh bạc. Sau này, nhắc đến Mai Thảo, người ta cũng nhắc đến một giọng văn mượt mà với những kiểu ngắt câu lạ, rất gần với thơ; nhắc đến Vũ Bằng, người ta cũng lại nhắc đến đến giọng văn tha thiết và sôi nổi của ông về từng món ăn hay từng kỷ niệm cũ. Với Võ Phiến, cũng thế; nhắc đến ông, người ta cũng lại nhắc đến một giọng văn phóng túng và dí dỏm, chứa đựng rất nhiều khẩu ngữ, như một lời trò chuyện linh động, duyên dáng, thân mật và vô cùng lôi cuốn.
Ưu thế của giọng văn, thực chất, là ưu thế của nhu cầu tự bộc lộ và tự thể hiện: viết tuỳ bút là một cách bày tỏ trực tiếp cảm xúc và thái độ của mình, là xem tính chất phong phú và độc đáo của sự liên tưởng là tiêu chuẩn thẩm mỹ chính của việc viết lách, là đặt cái tôi của mình vào vị trí trung tâm của tác phẩm, hay nói theo Nguyễn Mộng Giác, là làm “một người khoả thân ngay giữa chợ” [1]. Nhu cầu tự bộc lộ và tự thể hiện ấy khiến nhà tuỳ bút dễ có khuynh hướng xâm phạm vào “quyền sống” và “quyền độc lập” của nhân vật, đẩy truyện ngắn và truyện dài đến gần với tuỳ bút và làm nhoè đi ranh giới giữa các thể loại. Điều này có thể thấy rõ ở Nguyễn Tuân qua các tác phẩm được gọi là truyện dài và ký sự, và càng rõ hơn nữa, ở Võ Phiến qua nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Dưới ngòi bút của Võ Phiến, không những truyện ngắn mà cả các bài phê bình và lý luận cũng đều phảng phất hình dáng của tuỳ bút; ở đâu cảm xúc cũng tràn lên giọng văn; ở đâu giọng văn cũng nổi lên như một yếu tố chủ đạo trong phong cách; và ở đâu phong cách cũng trở thành trung tâm của nghệ thuật ngôn từ. Có thể nói, đằng sau nhà văn, nhà phê bình và nhà lý luận văn học Võ Phiến đều có một nhà tuỳ bút. Đằng sau cây bút bình luận chính trị, xã hội, ngôn ngữ và văn hoá Võ Phiến cũng có một nhà tuỳ bút. Nhà tuỳ bút ấy chi phối toàn bộ cách hành ngôn và giọng điệu của nhà văn Võ Phiến.
Nhưng đằng sau nhà tuỳ bút Võ Phiến là ai?
Khánh Hà: Ngọn đèn - Những vì sao
Hình minh hoạ FelixMittermeier, Pixabay |
Ngọn đèn
Trong màn đêm tối đen
Lấp lánh một ngọn đèn
Im lìm đứng soi sáng
Đêm đêm thức cùng em
Bao người đã khuất bóng
Không gian cách vạn trùng
Thời gian là muôn kiếp
Vẫn như đang trùng phùng
Cứ như thế, như thế
Trời đất luân chuyển mùa
Người đi dần hết kiếp
Về lại cội nguồn xưa
Hạt bụi gió cuốn đi
Còn lại vết tích gì
Bao hạnh phúc, đau khổ
Hội ngộ và chia ly…
Nhẹ như cơn gió thoảng
Êm như hạt sương rơi
Cõi an bình tịch diệt
Tâm thức chợt sáng ngời
Những vì sao
Ngày xưa khi còn trẻ
Anh rủ em ngắm sao
Những vì sao lấp lánh
Diễm tuyệt trên trời cao
Đêm nào giữa sa mạc
Chi chít một trời sao
Ta nhỏ bé dường nào
Giữa bao la vũ trụ
Và đêm trên đại dương
Tàu đi như trong mộng
Ta như hai con nhộng
Quấn chăn làm kén tơ
Chỉ chừa đôi mắt mở
Ngước nhìn muôn vì sao
Biển và gió rì rào
Ta lắng nghe, không nói
Có cần lời nào không
Ta còn hay đã mất
Chỉ là chút bụi đất
Thể nhập vào mênh mông.
Hoàng Quân: Thoáng hương mùa cũ
Trang Vở Cũ – Tranh Hoàng Thanh Tâm |
Ngô Nguyên Dũng : Vui buồn cùng Đặng Mai Lan và tạp văn "Người Lạ, Người Quen"
Đặng Mai Lan viết không nhiều. Tạp văn "Người Lạ, Người Quen" là tác phẩm thứ ba của chị, Văn Học Press ấn hành năm 2018, sau hai tập truyện "Phòng 111", Văn xuất bản năm 2000, và "Tập Sống", Văn Mới ấn hành năm 2009. Quyển này cách quyển kia đúng 9 năm.
Tôi không có cơ hội đọc nhiều những sáng tác của chị, bởi một lẽ rất dễ hiểu, chúng tôi viết cho những tạp chí văn chương khác nhau, ngoại trừ nguyệt san Văn Học trước đó, thuở cố nhà văn Nguyễn Mộng Giác còn làm chủ bút. Tôi chỉ nhớ, đã đọc qua một vài truyện ngắn của chị trong Văn Học: Những dòng văn chương buồn bã, mênh mang tâm sự, gần như ảm đạm, chuyên chở những phiền muộn, mất mát trong đời sống của nhân vật chính. Văn phong của Đặng Mai Lan đẹp như những bức họa ngôn ngữ nhiều sắc lạnh. Giữa những dòng chữ là một chuỗi nốt trầm, gợi lên trong tâm tư người đọc những âm thanh vĩ cầm thê thiết.
Chỉ vậy thôi.
Cho tới vài năm trước đây, sau khi tôi tạo trang Facebook cá nhân và có dịp được kết bạn với chị. Thỉnh thoảng chúng tôi nhắn tin hỏi thăm nhau và gởi sách cho nhau đọc. Không hiểu sao, Đặng Mai Lan đã cho tôi cảm tưởng, cuộc sống tâm tình của chị đã có nhiều thay đổi lạc quan. "Người Lạ, Người Quen", có lẽ, là quyển sách được viết cho một khởi đầu khác của ngòi bút Đặng Mai Lan.
*
"Người Lạ, Người Quen" gồm 143 trang sách với 15 đoản văn, Đặng Mai Lan viết về những "người quen" là những khuôn mặt văn nghệ thân quen hay bạn bè của chị và những "người lạ", mà chị đã tình cờ gặp gỡ hay đã được chị tìm hiểu qua các phương tiện truyền thông.
Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021
Trần Mộng Tú: Bình An Dưới Thế
Hình minh hoạ, FreePik |
Chơ vơ giữa cánh đồng lạnh giá
có một hài nhi sắp ra đời
cây rung tay lá vẫy nhau gọi
mặt đất rùng mình tuyết sắp rơi
mấy con bò đang phà hơi thở
mấy chú cừu đang kêu o, oe
có người cha mặt đầy lo lắng
có người mẹ hai mắt đỏ hoe
Trên trời cao có vì sao lạ
trong không gian có mộc hương bay
hình như có tiếng thiên thần hát
có tiếng chân ai bước đến đây
hình như em bé cất tiếng khóc
có hai người nhìn nhau mỉm cười
Chúng con bầy mục tử lưu lạc
nối tay nhau trong cánh đồng sương
ngợi khen Thiên Chúa cao cung hát
xin bình an đến với quê hương.
tmt (12/2009)
NHÂN LỄ GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 2022
Diễn Đàn Thế Kỷ thân chúc các Bạn Văn, Độc Giả và Gia Đình
Lễ Giáng Sinh An Bình Vui Vẻ và Năm Mới 2022 tràn đầy Sức Khoẻ và Thành Công.
Rebecca Denova: Sử gia cổ đại Do Thái Josephus viết gì về Kytô giáo/Đạo Cơ Đốc? (Josephus on Chistianity- Dịch giả: Nguyễn Văn Thực)
Rebecca I. Denova, Tiến sĩ, Cựu Giáo sư môn Kytô giáo thời kỳ sơ khai, môn tôn giáo học, Đại học Pittsburg, Mỹ. Bà mới hoàn thành cuốn sách giáo khoa: “Những nguồn gốc của Kytô giáo và Tân Ước”, NXB Wiley-Blackwell.
Dịch giả: Nguyễn Văn Thực, cộng tác viên lâu năm của báo giấy Thế Kỷ 21, và Diễn Đàn Thế Kỷ online trong lãnh vực sáng tác và dịch thuật.
Nguồn:
https://www.worldhistory.org/article/1848/josephus-on-christianity/
Bài báo:
Titus Flavius Josephus (36-100 CE), sử gia người Do Thái, là nguồn tài liệu chính giúp ta hiểu Do thái giáo vào Thời kỳ xây dựng đền thờ lần thứ hai (khoảng 515 Trước Công Nguyên:TCN)). Và trong những thập niên cuối của thế kỷ I Sau Công Nguyên (SCN), Ông viết Chiến tranh Do thái/ The Jewish War; Lịch sử cổ đại của Người Do Thái/ Antiquities of the Jews/; Chống Apion/Against Apion, và Cuộc đời của Flavius Josephus/ The Life of Flavius Josephus.
Những chứng từ sử liệu và chứng từ chứng kiến tại chỗ của ông vẫn còn thiết yếu cho sự nghiên cứu sử cảnh dẫn đưa tới những nguồn gốc của Kytô giáo
Hình1: Cuốn Lịch sử cổ đại của Dân Do Thái /Flavius Josephus |
Flavius Josephus
Flavius Josephus tên khai sinh là Yosef ben Matityahu, thuộc một gia đình tư tế ở Jerusalem nhờ cha của ông (nhà và dòng dõi Jehoiarib), và mẹ là người gốc hoàng tộc (Hasmonean). Ông được đào tạo tại Giêrusalem và rất có thể có chung hệ tư tưởng và có thiện cảm với nhóm người Pharisiêu. Ông bị coi như một trong những người Do Thái phản bội nhất, và những người theo Kytô giáo là những người đã lưu giữ các tác phẩm của Josephus cho hậu thế. Trong Cuộc nổi dậy lớn của người Do Thái năm 66 CN, Josephus được bổ nhiệm làm tổng chỉ huy vùng Galilê. Ông ta trở nên nổi tiếng (và khét tiếng) vì đã trở cờ (theo phe La Mã – ND) trong cuộc vây hãm (của quân La Mã – ND) ở Jotapata. Ông dự đoán đúng là tướng chỉ huy La Mã/Roma, Vespasian (69-79 CN) sẽ trở thành hoàng đế La Mã. Vespasian đã tha mạng cho Josephus và Josephus trải qua phần còn lại của cuộc chiến với tư cách là cố vấn cho Titus, con trai của Vespasian (79-81 CN). Titus, cuối cùng, đã phá hủy Jerusalem và quần thể Đền thờ vào năm 70 CN. Sau chiến tranh, Josephus di cư đến Rome, nơi ông có quyền vào và truy cập các kho lưu trữ, và viết các sách lịch sử của mình. Các tác phẩm của Josephus rất quan trọng đối với một số lĩnh vực: Đạo Do Thái ở Thời kỳ Xây dựng Đền thờ lần thứ hai (vào khoảng năm 515 TCN -ND), các nguồn thông tin cơ bản về Kytô giáo Thời sơ khai, các chi tiết lịch sử về các vị vua chư hầu của Đế quốc La Mã ở phương Đông, và dòng dõi của các hoàng đế Julio-Claudian ở La Mã. Josephus bị coi là một trong những kẻ phản bội tồi tệ nhất của người Do Thái. Những người theo Kytô giáo là những người đã lưu giữ những tác phẩm của ông cho hậu thế bởi vì ông đã viết về Gioan Tẩy giả/John the Baptist, tường thuật về cái chết của anh/em trai/brother của Giêsu/Jesus, là Giacôbê/ James, và viết một đoạn chính về Giêsu/Jesus.
*Song Thao: Cầu Nguyện
Các nữ tu Dòng Đa Minh cổ động cho đội bóng chày Houston Astros (Hình: Sr. Maria Theresa Kim Hồng Nguyễn cung cấp) |
Ngô Nguyên Dũng: Tặng Phẩm Của Bầu Trời
Hình minh hoạ Angeles Balaguer, Pixabay |
Pari Mansouri: Không Phải Là Một Cơn Mơ (Nguyên tác: No, I Was Not Dreaming - London 12/1988; Hà Quang Xương chuyển ngữ)
Hình minh hoạ Michi-Nordlicht, Pixabay |
Trần Doãn Nho: ‘Mẹ’ của Ngự Thuyết
Bà mẹ quê. (Hình minh họa: Đức Nguyễn/Pixabay) |
Đặng Mai Lan: Độc giả
Pearl Buck: Sáng Ngày Giáng sinh (Christmas Day in The Morning - Nguyễn Văn Thực dịch)
Hình minh hoạ 1388843, Pixabay |
Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2021
Ngô Nhân Dụng: Tại sao Đảng sợ Phạm Đoan Trang
Phản ứng của quốc tế trước bản án 9 năm tù đối với bà Phạm Đoan Trang
1. Mỹ, Anh, Canada và các nước khác đồng loạt phản đối bản án 9 năm tù đối với bà Phạm Đoan Trang
Nếu chúng ta đang sống trong một xã hội có tự do, có phẩm giá, có công lý, có dân chủ thì những người như Đoan Trang sẽ có một vị trí đáng ngưỡng mộ trong xã hội.Huy Đức***Tôi chỉ lo là có sống được để làm việc [viết sách, góp phần vào cuộc đấu tranh vì dân chủ] hay không, bởi vì với cách đàn áp này thì chắc họ muốn giết hết những người như chúng tôi.Phạm Đoan Trang
Nhà báo tự do Phạm Đoan Trang tại tòa ngày 14/12/2021. Photo screenshot từ ANTV via YouTube. |
Trần Mộng Tú: Nếu Em Già
Hình minh hoạ S. Hermann & F. Richter, Pixabay |
em hứa với anh
em sẽ không tô môi son đỏ nữa
em sẽ cho đi những đôi giầy cao gót
em sẽ không còn mặc áo hở vai
Nếu em già vào hôm nay
em hứa với anh
dù ngoài trời đang lất phất mưa bay
em sẽ không đòi lang thang trên phố
em sẽ không đòi ăn kem trong mùa đông
em sẽ không uống trà xanh trước khi đi ngủ
không trèo lên con dốc sau nhà để hái một đóa hoa
không chạy vội ra sân nghiêng tai nghe trời trở gió
Nếu em già ngày hôm qua, hôm nay và cả ngày mai nữa
em hứa với anh
như những người già thực thụ
em sẽ sống thong thả từng ngày
từ từ vui
và rón rén buồn
cười khẽ khàng
và khóc như sương
Sương như ngọc và trong như lệ
Nhưng anh ạ
có một điều em không thể hứa
sẽ bỏ Thơ khi đến tuổi già
vì trong hồn em có một đóa hoa
vẫn thi thoảng
nở ra từng cánh
rồi khẽ khàng rơi xuống môt câu thơ
rơi rất khẽ
chỉ một mình em biết.
tmt
Sinh Nhật Dec.19. 2021
Ngô Thế Vinh: Dohamide - Giấc Mơ chàm Và Bangsa Champa
Hình 1: từ trái, cây bút chuyên khảo văn minh Champa trên tạp chí Bách Khoa Dohamide, chủ nhiệm Bách Khoa Lê Ngộ Châu, Ngô Thế Vinh, nhà văn Võ Phiến. [hình chụp 1994 tại Little Saigon, tư liệu Ngô Thế Vinh]
TIỂU SỬ
Dohamide, người gốc Chăm, sinh năm 1934 tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang), có thêm ba bút hiệu nhưng ít được biết đến: Linh Phương, Châu Giang Tử, Châu Lang. Khi Dohamide có bài viết đầu tiên “Người Chàm tại Việt Nam ngày nay” đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1962, Chủ nhiệm Lê Ngộ Châu đã giới thiệu anh với độc giả như sau:
“Bạn Dohamide, tác giả loạt bài sau đây, là người gốc Chàm, sanh tại làng Katambong, Châu Đốc (An Giang). Bạn đã có can đảm thoát ly những ràng buộc khắt khe của tập tục địa phương để lên thủ đô Sài Gòn vừa đi làm nuôi gia đình vừa đi học, và hiện nay bạn đã tốt nghiệp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh. Ngoài tiếng Chàm là tiếng mẹ đẻ, bạn Dohamide biết nói và viết các thứ tiếng Việt, Pháp, Anh, Á Rập, Mã Lai, Cam Bốt, những thứ tiếng này đã giúp bạn Dohamide rất nhiều trong những thiên khảo cứu như trình bày với bạn đọc.” [Bách Khoa, số 135, 15/8/1962]
Phạm Tín An Ninh: Giai nhân tự cổ
(Viết tặng những giai nhân trường Nữ, và để tưởng nhớ một người...) |
“O sinh ra tận mô ngoài Huế
Hà cớ gì trôi dạt tới Nha Trang
Để một “thằng Võ Tánh”phải lang thang
Đem cây si trồng trước sân trường Nữ”
Nhờ bài thơ với bốn câu mở đầu không đâu vào đâu này, tôi bất ngờ nhận được điện thư của một người có tên Van Loubet từ một nơi nào đó gởi ngợi khen và hỏi tôi có phải là cậu bé nhà quê ngày xưa vào Nha Trang, có thời trọ học ở một con hẻm lớn trên đường Phương Sài. Tôi khá ngạc nhiên, vì bài thơ tôi viết vội chỉ để gởi đăng trên Đặc San Võ Tánh&Nữ Trung Học Nha Trang (*), nhân dịp đại hội cựu học sinh hai ngôi trường này tổ chức tại Houston hơn hai năm trước đó, mùa hè năm 2005; và cái tên người gởi, Van Loubet rất xa lạ, có thể chỉ là một nick- name, không phải tên thật. Thấy một số chi tiết trên mẫu điện thư ghi bằng tiếng Pháp, tôi tò mò, tìm hiểu cái họ Loubet, được biết đó là họ của ông Émile Loubet, thủ tướng thứ 45 của nước Pháp và sau đó trở thành tổng thống (năm 1906)! Tôi giật mình, làm sao tôi có thể quen biết với một người thuộc “danh gia vọng tộc” tận bên trời Tây?
Hồi âm và hồi hộp đợi chờ. Mãi đến hai hôm sau, nhận được thư trả lời, tôi mới vỡ lẽ, nhưng rồi lại có thêm nhiều điều ngạc nhiên khác. Người viết thư cho tôi là chị Bích Vân, bà chị cả của “O Huế” trong bài thơ tôi viết. Chị sang Pháp vào những ngày Sài Gòn trong cơn hấp hối, và bảy năm sau, lập gia đình với một người Pháp có dòng họ với ông tổng thống từ năm 1906 này. Chị cho tôi biết đã vô tình đọc được bài thơ “O Huế Ngày Xưa” của tôi trên diễn đàn của trường Đồng Khánh, mà chị là một thành viên. Trước khi chuyển vào trường Võ Tánh-Nha Trang, chị vốn là một nữ sinh Đồng Khánh. Sau đó chị thử vào Google gõ tên tôi thì tìm ra cả trang Web, có cả địa chỉ email của tôi trong đó. Chị còn bảo, sở dĩ chị đoán ra tôi một phần là do nội dung bài thơ, phần khác chính là nhờ cái tên của tôi đã làm chị dễ nhớ. Điện thư chị viết khá dài, lại không có dấu nên khó đọc, nhiều chữ phải đoán mò. Tôi cố đọc đi đọc lại vài lần mong tìm xem có tín hiệu nào về “O Huế” của tôi, nhưng hoàn toàn không thấy. Phía dưới email, chị cho số điện thoại và dặn tôi gọi cho chị vào cuối tuần, khoảng sau bốn giờ chiều thứ bảy, để chị em tâm sự nhiều hơn.
Trịnh Thanh Thủy: Cung Tích Biền điên tỉnh giữa "Một thời nên vắng mặt"
Lâm Vĩnh Thế: Những Sắc Thái Riêng Biệt Trong Tín Ngưỡng Dân Gian Miền Nam
Người Việt Nam nói chung là một dân tộc rất coi trọng tín ngưỡng. Ngoài việc thờ cúng tổ tiên trong nhà, người Việt Nam còn thờ phượng rất nhiều thần linh trong nhiều cơ sở tôn giáo khác nhau, trong đó Đình là một cơ sở mang đặc tính văn hóa tiêu biểu của người Việt. Mỗi làng, đơn vị dân cư căn bản của người Việt, đều có một ngôi đình để thờ Thành Hoàng bổn cảnh, vị thần được sắc phong của vua có nhiệm vụ che chở cho dân làng.
Tổ tiên của người Việt vùng Đồng Bằng Đồng Nai - Cửu Long (sau đây sẽ viết tắt là ĐBĐNCL), những lưu dân từ Đàng Trong đã vào khai phá, lập nghiệp ở vùng này trong các thế kỷ 17 và 18, cũng đã tiếp tục truyền thống văn hoá Việt này. Họ cũng lập làng, dựng đình và thờ Thành Hoàng. Tuy nhiên, cũng giống như trong các nét văn hoá khác trong vùng ĐBĐNCL, những lưu dân này đã tạo ra những biến đổi trong văn hoá Việt về phương diện tín ngưỡng.[1]
Bài viết này cố gắng ghi lại những sắc thái riêng biệt của văn hoá tín ngưỡng dân gian trong vùng ĐBĐNCL.
Những Cơ Sở Của Biến Đổi Văn Hóa
Biến Đổi Tâm Thức Của Những Lưu Dân
Theo dòng Nam Tiến của dân tộc, những lưu dân Đàng Trong trong quá trình xuôi Nam này, do hoàn cảnh phải đương đầu với những khó khăn lớn lao về mọi mặt, đã phải tự tạo cho mình một bản lãnh anh hùng độc đáo, dám nghĩ, dám làm, hoàn toàn không quá câu nệ vào tập tục truyền thống. Cá tính phóng khoáng này, mà người viết xin tạm gọi là vượt qua tâm thức lũy tre xanh, một phần nữa cũng do ảnh hưởng địa lý của vùng đất mới đem lại. Cái không gian mênh mông, hùng vĩ, như của thời hồng hoang, (mà Châu Đạt Quan, sứ thần nhà Nguyên (thế kỷ 13), đã mô tả trong quyển Chân Lạp Phong Thổ KỶ của ông như sau: “Trên các dải đồng hoang, hàng trăm ngàn trâu rừng tụ họp thành bầy, đàn” [2]) của ĐBĐNCL làm sao không ghi lại những dấu ấn đậm nét trong tâm thức của những lưu dân này. Cụm từ “địa linh nhân kiệt” mang một ý nghĩa vô cùng thực tiễn trong trường hợp này.
Nguyễn Đức Tùng: Cuốn Sách Đầu Tiên
Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2021
CHIA BUỒN
Đã từng là :
Giám Đốc Trung Tâm Sinh Ngữ thuộc Viện Đại Học Sài Gòn
Giáo sư trường Đại Học Sư Phạm Sài Gòn
Professor of Linguistics Emeritus, Texas Woman’s University
Chủ biên Tập san VIỆT HỌC Journal
Đã đóng góp nhiều bài vở giá trị cho Diễn Đàn Thế Kỷ trong các năm qua
đã qua đời vào ngày 3 tháng 12 năm 2021, tại Laguna Woods, Orange County, California.
Hưởng thọ 81 tuổi.
Diễn Đàn Thế Kỷ thành kính chia buồn cùng tang quyến và cầu chúc Linh hồn Phêrô Đàm Trung Pháp sớm được hưởng nhan Thánh Chúa.
Tuấn Khanh: Cô gái vót chông, hay là hội chứng “khổ dâm” Việt-Mỹ
Trần Mộng Tú: Nữ Thi Sĩ AiDa và Thơ
Ai-Da và Bố Aidan Meller |