Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2021
GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC QUA ĐỜI
ĐỌC BỘ HỒI KÝ ‘THỜI ĐẠI CỦA TÔI’ CỦA GS VŨ QUỐC THÚC
Nhất Linh: Lan Rừng
![]() |
Hình minh hoạ |
Cung Tích Biền (Tùy bút): Thu đi, Cá trở về nguồn
Lê Hữu: Những sợi vắn, sợi dài trong truyện Hoàng Quân
“Ký ức biết chọn lọc, chỉ giữ lại những mầu hồng mà thôi.”
Tôi nhớ đã đọc câu ấy trong truyện ngắn nào của Hoàng Quân, dường như nhân vật nào ở trong truyện đã thốt lên như vậy. Tôi không chắc có phải tác giả đã để nhân vật nói thay cho mình nhưng tôi thích câu nói ấy; hơn thế nữa, tôi tin là ký ức của tác giả cũng chỉ muốn giữ lại màu hồng và những truyện của Hoàng Quân mà tôi từng đọc cũng là được ghi chép lại từ một ký ức tươi hồng.
Màu hồng phơn phớt ấy có thể nhìn thấy được qua các truyện ngắn trong tập truyện Sợi Vắn, Sợi Dài (*), qua mối tình nhẹ nhàng phất phơ như cánh cò bay lả bay la trong truyện Ca dao hay mơ màng lãng đãng như chuyện liêu trai trong truyện Người trong mộng, hay qua những “hoa bướm ngày xưa” nơi sân trường kỷ niệm trong truyện Thầy trò một thuở… và nhiều truyện khác nữa.
Lâm Vĩnh Thế: Dịch Thơ Đường
Bài viết này ghi lại một vài suy nghĩ chủ quan dựa trên kinh nghiệm cá nhân tương đối giới hạn của người viết về việc dịch thơ Ðường sang tiếng Việt, hay nói cho đúng hơn là chuyển dịch thơ Ðường sang thơ Việt. Người viết không phải là người đầu tiên làm công việc này và cũng chắc chắn sẽ không phải là người cuối cùng. Và đây chính là lý do hình thành của bài viết này: để chia sẻ hứng thú và kinh nghiệm với những người đồng điệu.
Vài nét về thơ đường
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, triều đại nhà Ðường (618-907) là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của thi ca, cả về lượng lẫn về phẩm. Tại nước ta, trong suốt bao nhiêu thế kỷ, "Ðường thi được coi là kho tàng điển-cố trân-quí, là khuôn-mẫu mệnh ý, dụng ngữ cho các nho sĩ khi làm thơ chữ cũng như thơ nôm." [1] Ngay cả sau khi Nho học đã suy tàn, thơ Ðường vẫn còn rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Số người thưởng thức và chuyển dịch thơ Ðường sang thơ Việt rất nhiều nhưng nổi tiếng nhất thì phải kể đến Tản Ðà và Ngô Tất Tố trong giới cựu-học và Trần Trọng San trong giới tân-học.
Phần lớn các tài liệu về văn học Trung quốc đều phân chia văn học thời Ðường làm 4 giai đoạn: Sơ Ðường (618-713), Thịnh Ðường (713-766), Trung Ðường (766-835) và Vãn Ðường (836-905). Mỗi giai đoạn đều có nhiều thi sĩ nổi danh nhưng hai ngườI nổi tiếng nhất là Lý Bạch (701-762), được gọi là Thi Tiên, và Ðỗ Phủ (712-770), được gọi là Thi Thánh; cả hai đều thuộc thời Thịnh Ðường và đều để lại một sự nghiệp rất vĩ đại.
Một trong những đóng góp quan trọng của thời Thịnh Ðường là việc hoàn thiện thể thơ mới để thay thế cho thể thơ cổ phong, gọi là thơ cận thể hay kim thể, với luật lệ rất nghiêm ngặt, chặt chẽ. Do đó về sau người ta gọi là luật thi: ngũ ngôn luật thi hay thất ngôn luật thi.
Trong bài viết này, người viết chỉ đề cập đến việc chuyển dịch một số bài thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt, 4 câu 7 chữ.
Huỳnh Liễu Ngạn: Màu Trăng Cô Lữ
![]() |
Hình minh hoạ. Rattakarn_, Pixabay |
tóc dài em thả bến sông
ánh sao màu nhạt còn long lanh chiều
mắt em bay bổng thúy kiều
trên mui vạt nắng ít nhiều đông ba
anh vô ngã giữa tam tòa
màu trăng cô lữ rẻ qua âm hồn
ngó về vỹ dạ mưa tuôn
dòng sông thả nhánh cây buồn chỏng chơ
anh chờ thành nội ngu ngơ
kéo tay em lại mộng mơ ít ngày
mưa chi mưa cứ làm đày
để tóc em ướt guộc gầy mùa đông
anh về theo gió hướng sông
nhìn vai em mộng qua đồng chợ mai
lên xe cửa thuận trăng cài
áo em mỏng dính hương lài thôn anh
màu trăng cô lữ khuynh thành
cho em xõa tóc trời xanh ngó nhìn
bóng chiều rụng lá vàng hiên
nước trôi cầu gãy mẹ hiền ru con
mắt kia em có hao mòn
làm con cá lội không còn vẫy đuôi
anh đi lụt lội năm rồi
màu trăng cô lữ đã trôi lên trời.
17.9.2020 - 23.11.2021
HLN
James Thurber: Tuyệt Chiêu (The Catbird Seat - Gió ViVu phỏng dịch)
Lời người dịch:
Tiểu Sử Tác Giả:
TUYỆT CHIÊU
Nguyễn Văn Tuấn: Lịch sử “Dư luận viên”
Mạ Thủ 罵手
Thùy Dương: Quầy sách cổ, sách cũ - nét chấm phá dọc bờ sông Seine
Các hiệu sách cũ dọc bờ sông Seine, gần nhà thờ Đức Bà Paris. RFI |
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2021
Tâm Thanh: Phấn Thông
![]() |
HÌnh minh hoạ, Krzysztof Kamil, Pixabay |
Trần Mộng Tú: Chùm Thơ Lục Bát
![]() |
Hình minh hoạ, 白川 楽, Pixabay |
Ủ cho thật kỹ nghe em
Mận xanh rượu trắng lên men theo ngày
Trong hương thơm có cay cay
Như tình yêu chẳng ngọt ngay bao giờ
Rượu như tình rót bất ngờ
Giọt Tình giọt Rượu đánh lừa lẫn nhau.
Khung Cửa sổ
Nhìn ra vách đá bốn mùa
Bức tranh mưa nắng sáng trưa mỗi ngày
Lá hoa chim sóc đổi thay
Riêng Ta có phải Ta ngày cũ không?
Đổi Giờ
Đổi giờ vào lúc sang mùa
Đổi tình không đợi vào mùa được đâu
Mùa Xuân tình mới bắt đầu
Mùa Hạ rám cánh con sâu ái tình
Tưởng rằng Thu sẽ hồi sinh
Mùa Đông ập tới ái tình đóng băng.
Đi Bộ Trong Xóm
Tưởng rằng bước đã quen chân
Chông chênh vẫn lạc ngay trong xóm mình
Hóa ra chân vẫn đi tìm
Con đường xưa với bóng hình người xưa.
Ngô Thế Vinh : 100 Năm Sinh Hoạ Sĩ Tạ Tỵ Và Giấc Mộng Con Năm 2000 (Phần 1)
Tôi thường nghĩ, nước Việt Nam dù dưới chủ nghĩa nào cũng chỉ tạm thời, cái Vĩnh Viễn là mảnh đất do tất cả Dân Tộc dựng nên, cái đó mới tồn tại lâu dài, Vĩnh Viễn! Tôi nhìn mãi tấm hình chiếc cầu Mỹ Thuận, lòng thấy vui vô cùng. Thế là người Việt Nam thoát được cái cảnh “sang sông” phải lụy phà… Chúng tôi nhất quyết về Việt Nam dù không biết phía trước cái gì sẽ xảy ra cho mình. Nhưng dù sao, tôi cũng muốn an nghỉ ở Việt Nam nơi mình đã sinh ra và đã sống 60 năm trời! Tạ Tỵ [thư gửi Ngô Thế Vinh viết ngày 29.2 & 27.7.2000]
Hình 1: trái, Tạ Tỵ 31 tuổi, sau 4 năm theo kháng chiến chống Pháp và về thành (Hà Nội, 1952); giữa, Thiếu Tá Tạ Tỵ trong quân đội Việt Nam Cộng Hoà; phải, chân dung Tạ Tỵ năm 2000. Sau 1975, ông đã phải đi tù cải tạo 6 năm, hồi ký Đáy Địa Ngục ghi lại kinh nghiệm ông đã trải qua trong những năm tháng nghiệt ngã tù đày với lao động khổ sai “ăn không đủ no, đói không đủ chết”; [nguồn: album gia đình Tạ Tỵ, photo by Phạm Phú Minh, Đáy Địa Ngục, Nxb Thằng Mõ 1985]
TIỂU SỬ
Tạ Tỵ là bút danh, Tạ Văn Tỵ là tên thật, sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội, nhưng trên giấy khai sinh lại ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn một năm. Ngay từ khi còn là một sinh viên trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương / École Supérieure des Beaux-Arts de l’Indochine, Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm.
Năm 1941, ở tuổi 20,do đoạt một giải thưởng tranh của nhà trường, Tạ Tỵ được đến thăm kinh đô Huế.
Năm 1943, Tạ Tỵ tốt nghiệp khoa Sơn Mài tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương nhưng dấu ấn Hội hoạ của ông không phải là những tác phẩm Sơn Mài. Tạ Tỵ luôn luôn đi tìm cái mới, và được xem là người đi tiên phong vào lãnh vực Lập Thể / Cubisme và Trừu Tượng / Abstrait của hội hoạ Việt Nam.
Và cũng năm 1943, sau khi vừa tốt nghiệp,Tạ Tỵ đoạt ngay một giải thưởng với bức tranh“Mùa Hạ” (tân ấn tượng / néo-impressionnisme) được giải thưởng tại phòng Triển lãm Duy nhất (Salon Unique) “vì có một phương pháp diễn tả theo khuynh hướng mới, tuy chưa hẳn là lập thể, nhưng các hình thể đã được biến cải theo sở thích riêng.”[1]
Ngô Thế Vinh: 100 Năm Sinh Hoạ Sĩ Tạ Tỵ Và Giấc Mộng Con Năm 2000 (Phần 2)
ĐÁY ĐỊA NGỤC: HỒI KÝ VIẾT TRÊN ĐẢO
Ngay từ ngày đặt chân lên đảo, Tạ Tỵ đã cầm bút ghi lại kinh nghiệm những năm tù đày kinh hoàng mà anh và các đồng đội vừa trải qua. Cuốn Hồi ký Đáy Địa Ngục, dày 678 trang được khởi viết ngày 25/9/1982 và viết xong ngày 15/12/1982 tại trại Tỵ Nạn chuyển tiếp Sungai Besi, Malaysia, được Nxb Thằng Mõ, California xuất bản năm 1985 và tái bản một năm sau đó. Ngay trang mở đầu cuốn Hồi ký, Tạ Tỵ viết:
Cuốn “Đáy Địa Ngục” được thực hiện trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, giữa những tiếng ồn ào, sinh động của một trại Tỵ Nạn trên vùng đất Mã Lai… Khoảng thời gian, từ ngày Cộng sản chiếm miền Nam, tính đến hôm nay, mới gần 8 năm. Quả thực không lâu so với cuộc luân hành miên viễn của thời gian, nhưng đích thực, đó là một chuỗi đau thương đan kết bằng máu và nước mắt của mỗi con người Việt Nam đã và đang sống trong một bối cảnh vô cùng khốn khổ trực diện với một chế độ mình không ưa thích, không muốn phục vụ, vẫn phải làm như nhiệt tình, thành khẩn!
Sau ngày 30-4-1975, Việt Nam là một nhà tù lớn, bên trong nó, có rất nhiều nhà tù nhỏ, được quây kín sau dãy Trường Sơn trùng điệp, sau những lũy tre dày đặc, hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài. Không một ký giả nào thuộc Thế Giới Tự Do, kể cả các ký giả thuộc các nước Cộng sản anh em, được “tham quan” những vùng đất cấm đó. Đối với Cộng sản, cái gì cũng được giữ bí mật tối đa, cái gì cũng được che giấu bằng dối trá, lừa bịp!
Tôi đã trải qua 8 trại Tập Trung Cải Tạo, từ Nam ra Bắc. Tôi đã sống và đã chứng kiến bao nhiêu trạng thái bi thương…
Người tù chính trị Việt Nam sau ngày 30-4-1975, quả thực, một vết nhơ trên “tấm thảm lương tri nhân loại”. Họ được đối xử như những con vật, đôi khi không bằng con vật. Họ luôn luôn sống trong lo âu, hồi hộp, chẳng biết chuyện gì sẽ xảy đến với họ, buổi sớm mai khi thức dậy, sau một đêm trằn trọc với ác mộng và muỗi rệp! Họ “ăn không đủ no, đói không đủ chết”, nên lúc nào miếng ăn cũng ám ảnh, giày vò họ, làm khổ sở, ngày này qua ngày khác, mùa nắng cũng như mùa mưa, mùa hạ cũng như mùa đông, không mùa nào họ có thể tìm thấy chút gì để tạo nên nguồn hy vọng. Nếu ai đã trải qua một lần trong bất cứ Trại Tập Trung Cải Tạo nào của Cộng sản Việt Nam, người đó có quyền coi thường mọi nhà tù trên Thế Giới!
… “Nhưng trang sử đã lật. Cái gì qua, phải qua. Nó là bài học vô cùng quý giá, miễn rằng bài học này đừng bao giờ ôn / lặp lại trong ngày mai.” [1] [hết trích dẫn]
Tạ Tỵ đã đặt chân tới Mỹ với tập bản thảo hồi ký Đáy Địa Ngục vừa được viết xong.
Hình 12:Tạ Tỵ và các thân hữuở Little Saigon, hàng ngồi từ phải: Tạ Tỵ, Ngô Bảo; hàng đứng từ trái: Thanh Chương, Phan Diên, Phạm Quốc Bảo, Nguyễn Văn Định. [photo by Phạm Phú Minh, do Phạm Quốc Bảo nhận diện]
RA MẮT TUYỂN TẬP VĂN – THƠ – HOẠ TẠ TỴ 2001
Trong khoảng thời gian 21 năm sống tại California Hoa Kỳ, khi thì San Diego, khi thành phố Garden Grove, Tạ Tỵ tiếp tục sáng tác vẽ và viết; ông hoàn tất được một số tranh với phong cách trừu tượng và một số tác phẩm viết và xuất bản ở hải ngoại.
Tuyển Tập Văn – Thơ – Hoạ của Tạ Tỵ là cuốn sách cuối cùng được xuất bản và ra mắt tại Hoa Kỳ. Sách gồm bốn tập truyện: Những Viên Sỏi, Yêu và Thù, Bao Giờ, Xóm Cũ, và một tập thơ Mây Bay, đặc biệt có 12 phụ bản màu: gồm 6 bức tranh Sơn Dầu Trừu Tượng, tất cả được vẽ tại Hoa Kỳ và 6 Ký hoạ Bột màu / Gouache các Khuôn Mặt Văn Nghệ Sĩ.
Đinh Từ Bích Thuý & Đặng Thơ Thơ: Đối thoại với Trịnh Y Thư - Văn chương Nghệ thuật & Những điều khác
Đặng Thơ Thơ & Trịnh Y Thư Café Centro Storico, Old Town Tustin, California, 11/13/2021. |
Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau trong những buổi ra mắt sách, cà phê cuối tuần, triển lãm tranh, và những lần họp mặt khi có bạn văn từ xa đến. Chúng tôi có những trao đổi trong những không gian nghệ thuật về những cuốn sách vừa xuất bản, về những nhà văn yêu thích, về âm nhạc cổ điển, về những người bạn còn mất… Nhiều lần tôi được nghe Trịnh Y Thư chơi độc tấu Tárrega, Albéniz, Villa-Lobos, Barrios, và những bản cầm khúc anh soạn cho Tây Ban Cầm. Phỏng vấn dưới đây có thể được coi như những trích đoạn của những mẩu chuyện đã kéo dài trong nhiều năm tháng. Phỏng vấn sẽ bắt đầu với những câu hỏi về xuất bản của Đinh Từ Bích Thuý, qua phần trò chuyện về Văn chương Nghệ thuật giữa Trịnh Y Thư và Đặng Thơ Thơ. – ĐTT
Đinh Từ Bích Thuý (ĐTBT): Thưa anh Trịnh Y Thư, lý do gì đã thúc đẩy anh tái lập nhà xuất bản Văn Học?
Trịnh Y Thư (TYT): Có nhiều lý do nhưng tựu trung vẫn là lòng đam mê sách vở, chữ nghĩa. Thêm nữa là sự dễ dàng trong việc in ấn nhờ vào các phương tiện kỹ thuật số hiện đại.
ĐTBT: Theo anh, số độc giả có nhu cầu đọc sách giấy vẫn như trước thời Internet, ít hơn, hay gia tăng?
TYT: Giảm nhiều lắm, thưa chị. Sự thật là ngày nay người ta ít ai đọc sách, sách văn chương lại càng ít hơn, mà chỉ liếc đọc trên mạng những thông tin hằng ngày trong vài ba phút rảnh rỗi hiếm hoi. Đời sống càng văn minh, hiện đại, con người càng tất bật, vội vàng, một nghịch lý hết thuốc chữa của đời sống.
*Song Thao: Phắc
Trần Doãn Nho: Cung Tích Biền - Đành Lòng Sống Trong Phòng Đợi Của Lịch Sử
- Trò chuyện với với nhóm chủ trương tạp chí Trước Mặt (Quảng Ngãi) do Cung Tích Biền, thay mặt cho tạp chí Khởi Hành, thực hiện (1969).
- Phỏng vấn nhà văn Cung Tích Biền do Lý Đợi (tháng 2/2007), Đặng Thơ Thơ (3/2008) và Mặc Lâm (Đài Á Châu Tự Do) (5/2008), thực hiện khi tác giả còn ở trong nước.
- Phỏng vấn Cung Tích Biền do Phạm Viêm Phương (3/2020) và tạp chí mạng Da Màu (10/2020) thực hiện khi tác giả đã đến định cư ở Hoa Kỳ (2016).
Nguyễn Vạn An : Chuyện Các Bà Già Trong Quán Ngựa
(tranh minh họa) |
Phạm Xuân Nguyên: Dòng thời gian
Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2021
Nguyễn Văn Lục: Nguyên Sa của một đời và của một thời
Nguyên Sa, do Tạ Tỵ vẽ |
Về một cõi thơ tình đột sáng chất ngất.
Nguyên Sa là một tên tuổi quá quen thuộc. Nhất là trong lãnh vực thơ tình kéo dài cả hơn 10 năm. Trước ông , có nhiều thi sỹ thế hệ tiền chiến. Như Nguyến Bính (1918-1966) với những mối tình vu vơ và đầy lãng mạn. Và những đàn anh như Đinh Hùng với Đường vào tình sử ; hoặc cao sang như Vũ Hoàng Chương trong tập Mây.
Tiếp đến là thế hệ thi sĩ đồng thời, ngồi cùng chiếu với ông như Quách Thoại (mất sớm, ngay từ những ngày đầu của báo Sáng tạo. NVL) Thanh Tâm Tuyền, Du Tử Lê, Diễm Châu, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng. Và nhiều thi sĩ khác.
Và có thể nói, mỗi người một phong cách thơ. Mỗi người một vũ trụ thơ như một cõi riêng.
Thật vậy, cùng làm thơ Tự do, đều là « thơ hôm nay » nhưng có điều gì khác giữa Nguyên Sa và Thanh Tâm Tuyền?
Phải nói một lần là số người khởi nghiệp cầm bút ở Việt Nam thường bắt đầu làm thơ nên con số hàng trăm thi sĩ đủ loại. Nhưng được nhìn nhận và mến mộ thì không nhiều như Trần Long Hồ (bác sĩ y khoa) đã nhận xét.
Tác giả Trần Long Hồ trong bài viết : Nguyên Sa, Thơ Tình giữa hai đầu thế kỷ cho rằng : «Từ cổ chí kim, không có thơ nào như thơ Nguyên Sa được lứa tuổi học trò yêu thích đến mức độ gần như đâm mê. Họ trân quý chép thơ Nguyên Sa, ghi khắc trong tim, chuyền tay nhau đọc và tha hồ mơ mộng, rồi thả hồn bay khỏi lớp, phiêu diêu khắp bốn phương. » Và tác giả kết luận : « Nếu thơ tình Việt Nam như một dòng sông, Nguyên Sa không ở đầu sông, mà ông chẳng ở cuối sông , thơ tình Nguyên Sa chính là cả một dòng sông chảy suốt hơn bốn thập niên.»
( Trần Long Hồ. 05-/98)
Giải thích hiện tượng Thơ Tình của Nguyên Sa có thể có nhiều lẽ lắm.
Về hình thức, có thể là phong cách tự sự, nghiêng về văn xuôi, như một thứ văn vần, thường dùng thể thơ lục bát- một thứ «lục bát Nguyên Sa», hay đầy âm hưởng ca dao. Hoặc nó đầy nhạc điệu. Hoặc nó còn được người ta gọi là thơ phá thể. Thơ ấy, còn dùng nhiều điệp khúc, láy đi láy lại mà không nhàm chán.
Phạm Phú Minh: Học Triết Với Thầy Trần Bích Lan
Giáo sư Trần Bích Lan |
Vài Bài Thơ Của Nguyên Sa
Paris có gì lạ không em ?
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về em có còn ngoan
Mùa xuân hoa lá vương đầy ngõ
Em có tìm anh trong cánh chim
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về giữa bến sông Seine
Anh về giữa một giòng sông trắng
Là áo sương mù hay áo em?
Em có đứng ở bên bờ sông?
Làm ơn che khuất nửa vừng trăng
Anh về có nương theo giòng nước
Anh sẽ tìm em trong bóng trăng
Anh sẽ thở trong hơi sương khuya
Mỗi lần tan một chút sương sa
Bao giờ sáng một trời sao sáng
Là mắt em nhìn trong gió đưa…
Anh sẽ cầm lấy đôi bàn tay
Tóc em anh sẽ gọi là mây
Ngày sau hai đứa mình xa cách
Anh vẫn được nhìn mây trắng bay
Anh sẽ chép thơ trên thời gian
Lời thơ toàn những chuyện hờn ghen
Vì em hay một vừng trăng sáng
Đã đắm trong lòng cặp mắt em?
Anh sẽ đàn những phím tơ trùng
Anh đàn mà chả có thanh âm
Chỉ nghe gió thoảng niềm thương nhớ
Để lúc xa với đỡ nhớ nhung
Paris có gì lạ không em?
Mai anh về mắt vẫn lánh đen
Vẫn hỏi lòng mình là hương cốm
Chả biết tay ai làm lá sen?...
Tháng Tám riêng
Cất son phấn chỗ rất gần xót xa
Anh xin ân huệ kiếp xưa
Xếp phong sương cũ với ngờ vực quen
Anh ru em ngủ cách riêng
Trời Tô Châu xuống, giấc hoàng điệp bay
Đắp lên mười ngón hao gầy
Cây trong giấc mộng mang đầy trái thơ
Trái Giang Nam những ngày mưa
Anh ru em ngủ giấc mơ phù kiều
Hải âm trả lại tiếng đều
Tiếng son sắt ở, tiếng vào thiết tha…